Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 »» 10. NGUYỄN THỊ SỢI (1931 - 2005) 74 tuổi - LĂNG VĂN KHEN và (1927 - 2014) 87 tuổi »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3
»» 10. NGUYỄN THỊ SỢI (1931 - 2005) 74 tuổi - LĂNG VĂN KHEN và (1927 - 2014) 87 tuổi

Donate

(Lượt xem: 1.363)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 - 10. NGUYỄN THỊ SỢI (1931 - 2005) 74 tuổi - LĂNG VĂN KHEN và (1927 - 2014) 87 tuổi

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Bà Nguyễn Thị Sợi sinh năm 1931, cư ngụ tại số nhà 40, ấp Hòa Bình, xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Song thân là cụ ông Nguyễn Văn Thiện, và cụ bà Đoàn Thị Chới. Bà là chị Ba trong gia đình có sáu chị em gái.

Năm lên 14 tuổi, bà đi bộ đến sân vận động Châu Đốc để tham dự buổi thuyết pháp vào ngày 24 tháng 5 năm 1945. Có lẽ do cơ duyên này mà bà quy hướng Tam Bảo, nuôi chí nguyện chuyên tu không lập gia đình, nương thân nơi đạo tràng để tu học, nhưng chỉ được một thời gian ngắn vì cha mẹ chẳng chấp thuận, nhất quyết bắt về lo việc hôn nhân. Vì vậy, năm 1951 (lúc 20 tuổi) bà kết hôn với ông Lăng Văn Khen sinh được bảy người con, bốn trai ba gái. Gia đình bà sinh sống bằng nghề làm ruộng.

Tính tình bà hiền từ, vui vẻ, chất phác, thật thà, rộng lòng thương người, giúp đỡ những kẻ khổ khó khốn cùng. Mọi người quanh vùng ai cũng công nhận bà là hiền lành nhất xóm, và đều kính mến bà.

Mặc dù thất học nhưng nhờ lòng nhiệt thành, ham thích Phật Pháp, bà khấn nguyện Ân Trên Tam Bảo gia hộ cho bà biết chữ để đọc thi kệ. Thế là lần hồi, bà đọc được trọn bộ Thi Văn Giáo Lý, và thuộc lòng rất nhiều đoạn trong đó.

Được có duyên lành từ thuở nhỏ, nên bà thường tới lui Tổ Đình, An Hòa Tự để làm công quả.

Từ khi biết quy kính Tam Bảo, bà giữ hai thời lễ bái và ăn chay mỗi tháng bốn ngày. Khi ngủ, lúc nào bà cũng nằm nghiêng bên phải theo thế kiết tường.

Cha chồng của bà do tiêm thuốc bị sốc phải nằm một chỗ 11 năm trường. Những tháng ngày cuối đời bà chăm sóc rất chu đáo, kỹ lưỡng, chẳng ngại tanh dơ, nên em chồng thứ Chín của bà rất lấy làm kính phục bà. Về sau này khi bà đã vãng sanh, ông thường tán thán với mọi người rằng: “Chị Hai mà không thành Phật thì chẳng có ai thành Phật được hết!”

Đến năm 1961, lúc đang mang thai người con trai thứ Bảy thì bà phát tâm dùng chay trường. Công phu mỗi ngày ba thời, sau lễ bái bà ngồi tịnh niệm một tiếng đồng hồ hoặc nhiều hơn, xâu chuỗi 18 hạt không rời khỏi tay. Đặc biệt luôn bàn chuyện đạo chẳng bao giờ nói chuyện ngoài đời. Xưng hô với các con, bất luận là trai, gái hay dâu bà đều gọi là ‘đệ’. Khi các con có lỗi lầm bà chưa từng la rầy, quát mắng, mà ôn tồn chỉ dạy, và nhắc nhở:

- Đệ làm cái này không đúng rồi đó... nghen đệ!

Thời gian này mọi chuyện gia đình đều do chồng con gánh vác, vả lại các thành viên trong nhà đều ăn chay, nên phần bà chuyên lo làm phước và tu trì: đi núi, đi chùa, cầu nguyện tuần thất các nơi...

Bà không ăn chiều, lượng thức ăn thường nhật cũng ít. Bên mình chỉ vỏn vẹn hai bộ đồ để thay đổi, các con may dư bộ nào là bà bố thí bộ nấy. Bà hay đến chùa ở làm công quả, toàn là cuốc bộ cho dù khoảng cách hơn hai mươi cây số!

Một dịp nọ bà đi xe hon-đa đầu, giá cả đúng ra chỉ có 15.000 đồng thôi, nhưng vì tính nết của chú tài xế quen chém chặt nên đòi giá gấp đôi là 30.000. Khi đến chỗ, bước xuống xe, bà móc trong túi ra còn ba mươi mấy, gần bốn chục ngàn đồng, bèn đem tặng hết cho chú. Chú nhận tiền xong, lòng cảm thấy vô cùng áy náy xấu hổ, tòa án lương tâm đã lên tiếng! Nhờ hành động thiệt thà thí xả của bà, mà đã cảm hóa chú. Từ đó chú cải đổi tâm tánh, về sau trở thành người thiện lương chân thật.

Bà thường chặt thuốc Nam cho các cơ sở từ thiện, và gánh nước cho học sinh uống, hoặc trời mưa đường xá lầy lội, bà lấy trấu đổ lên để bớt trơn trợt cho khách bộ hành được an toàn. Thấy ai đói khổ, bà âm thầm mang gạo đến tận nhà biếu tặng. Người thân có cho tiền, thì bà mua mì gói đem lại cho phòng thuốc Nam gần nhà.

Những lần đi xuống chợ (chợ Hòa Bình, cách nhà hơn một trăm mét) trông thấy những ai đui mù, lở lói bò lết ăn xin, bà mướn người khiêng về nhà lo chăm sóc, mua tìm thuốc xứt các vết loét… Chính tay bà tắm rửa. Và cái điều khó học theo nhất là phần ăn thừa của họ bà đều độ tận chứ không cho các gia súc, hay cúng dường bà Thủy (tức đổ xuống sông bỏ). Mỗi lần cô Út bắt gặp đều than khóc hoài với bà, bà nhẹ nhàng đáp: “Bỏ tội lắm con ơi!” Rồi cho qua tỉnh bơ như chẳng hề có chuyện gì xảy ra. Chừng được vài ngày, sau khi họ khỏe khoắn, lành lặn, bà mới cho họ đi. Cứ lai rai bà nuôi được mười mấy người như vậy!

Bà có hạnh buông xả bố thí không tiếc thân mạng. Nhiều lần bà đang đi đường gặp người đói rách, bà liền dốc hết tiền túi; có hôm bà choàng khăn khi đi “làm tuần” về, con bà vừa nhìn thấy thất kinh hồn vía hỏi duyên do, bà đáp:

- Mẹ đã cởi áo cho ông già ăn xin rồi!

Cô con gái van cầu:

- Mẹ đừng cho kiểu này nữa! Ông ba mà hay được, chắc ổng đánh bà chết đó!

Mỗi khi đi xe đò hoặc đến chỗ mua đồ không khi nào bà trả giá, mà nếu có mua bà cũng lựa những người bán đồ ế để mua giùm. Có lần đi đường bị xe Honda đụng bà gãy xương sống và bị thương nơi chân khá nặng, người lái xe hoảng sợ, bà kêu lại nói:

- Tiền nè! Đệ lấy tiền về đặng sửa lại xe đi, việc này vì rủi ro chứ đệ lái xe… đệ đâu có muốn đụng!

Người lái xe quá mừng, cám ơn lia lịa rồi từ giã ra đi.

Bà giấu không cho ai hay, rồi vào bệnh viện điều trị, và nói với những người quen:

- Đừng cho mấy đứa con tôi biết, mà nó làm khó người ta!

Quả thật tương xứng với lời dạy:

“...Lo tu hơn kẻ lo đời,
Ngày đêm chẳng ngớt vun bồi phước duyên.
Đời lo được nhiều tiền nhiều của,
Đạo mong sao nên quả nên công,
Phật không ngớt niệm trong lòng,
Phước không quên tạo khắp trong xóm làng.
Khổ thay đời không than không trách,
Vui trên đường đạo đức sớm khuya;
Xác thân có thể vui lìa,
Nhân lành lòng quyết không hề rời ra.
Thà bỏ mạng không xa chánh đạo,
Trừ tà tâm hơn tảo trừ thù;
Lòng tham của đổi tham tu,
Được như vậy chẳng bao lâu tất thành.
Không thành tại chẳng hành chánh đạo.
Đâu phải do Phật giáo không linh,
Nghề chuyên học tất nghề tinh;
Tâm chuyên niệm Phật tâm linh không lầm.
…Đi đường Phật thì sang cõi Phật.
Thế gian chịu khổ sầu chất ngất,
Cõi Phật thì khoái lạc vô biên.
Rán tu hành rán chưởng phước duyên,
Để sớm được trường miên bổn mạng.
Kiếp người thấy tợ vừng mây ráng,
Ngọn gió qua đủ tán số căn;
Ham làm chi những việc hung hăng,
Để chịu lắm tai nàn kiếp sống.
Không học Phật cũng gìn đạo Khổng,
Chẳng tu Tiên cũng sống nên người.
Lấy lương tâm ra đối xử đời,
Cho xã hội loài người tốt đẹp.
Các tật xấu thói hư nên dẹp,
Rán trau tria tánh nết hiền lành;
Chớ quá vì mến việc lợi danh,
Đức liêm sĩ của mình chôn lấp.
Bề nhơn cách cũng cần tu tập,
Việc lễ nghi phải học đàng hoàng.
Tuy quen thân cũng chớ sổ sàng,
Dù cật ruột cũng đừng bướng bả.
Cách ăn nói chọn lời tao nhã,
Khi nằm ngồi lựa chỗ khiêm cung.
Kẻ nhận lầm thì khá thứ dung,
Người nói đúng nên công nhận phải.
Khôn ngoan chớ khinh người ngu dại,
Giàu có đừng bạc đãi nghèo hèn.
Bất luận người ấy lạ hay quen,
Khi hữu sự sẵn sàng giúp đỡ.
…Luôn nêu cao tinh thần tương trợ,
Để kiếp người chung ở bình an.
Tâm hồn luôn mơ ngóng Tây Phang,
Nguyện mãn số sẽ sang bên đó!
Bao nhiêu chuyện thế trần vứt bỏ,
Còn từ bi hỷ xả ôm theo.
Khổ trầm luân vĩnh viễn hết đeo,
Vui giải thoát như keo dính chặt.
Đài sen vạn sắc,
Thơm ngát muôn phương!

******

Chẳng những đối với mọi người ai cũng kính nể bà, mà thậm chí đến cán bộ, công an cũng phải nể bà nữa.

Con trai thứ Hai của bà làm Tập Đoàn, thường tới lui ăn nhậu với cán bộ, công an. Bà dùng lời từ ái khuyên lơn, nhưng anh chẳng nghe, chú phó công an xã ôm bà, nói:

- Bác Ba ơi, bác tu ở xã anh em tôi, ai cũng thương bác hết. Nhưng con bác là quỉ... đó mà!

Người con nghe chú công an nói về mẹ mình như vậy, liền bỏ rượu phát tâm dùng chay trường và tinh tấn tu hành.

Khi công phu lễ Phật trì niệm, phải thường thường cầu nguyện Ân trên gia hộ cho mình: “Luôn quên đời nhớ đạo đặng mà lo tu.” Câu nói này là câu bà hay lặp đi lặp lại liên tục thường ngày!

Đối với các con cháu trong nhà bà hay khuyên rán chăm lo niệm Phật để được vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.

Mỗi lần có khách đến thăm, bà chỉ nói chuyện đạo chẳng bao giờ bàn chuyện xấu dở thị phi, bà luôn khen các cô bạn đồng tu của con bà:

- Cô này được quá... niệm Phật riết mà... ú nù trắng tươi!

Quanh năm suốt tháng bà ít khi mắc bệnh, mà hễ trong người cảm nghe có bệnh, bất cứ là bệnh gì, thì bà mua bún ăn thật nhiều, kế đó đi tắm, rồi dùng mền trùm lên mình, vậy là hết bệnh. Không uống bất cứ loại dược phẩm Đông, Tây, Nam, Bắc nào cả. Mấy mươi năm trôi qua bà chưa từng đến lương y hay bác sĩ để khám và chữa trị bao giờ, các bệnh viện hoàn toàn không có hồ sơ bệnh án của bà. Đây cũng là một chuyện vô cùng hiếm lạ mà có thật trên cõi đời này!

Vào khoảng gần cuối tháng 5 năm 2005, bà nói chuyện thật nhiều, nhưng nói toàn lời đạo đức khuyên tu. Cô con gái thứ Ba khuyên bà bớt nói. Bà trả lời:

- Tôi còn mạnh giỏi tôi rán nói cho mấy đệ biết đặng lo tu, chớ tôi về Phật rồi thì đâu còn ai nói nữa!

Bà lại nói với cô con gái Út:

- Tôi về Phật rồi đệ phải cười nghen!

Cô Út trả lời:

- Khóc chứ cười gì?

Bà nói:

- Đệ như vậy là không được rồi!

Đến chiều ngày 24 tháng 5, bà cảm nghe sức khỏe không tốt, qua sáng sớm hôm sau bà mua nửa ký bún, dùng xong đi tắm rồi trùm mền như mọi khi, lúc ấy khoảng 6 giờ. Hơn hai tiếng đồng hồ sau các con bà mới phát hiện bà chẳng còn biết gì hết, thực sự đã chìm vào hôn mê, nên tức tốc đưa bà vào Bệnh Viện Đa Khoa Châu Đốc. Có lẽ báo duyên cõi trần đã mãn nên lần này tuyệt chiêu ‘ăn bún rồi đi tắm’ hết còn linh nghiệm như thường lệ nữa rồi!

Ở bệnh viện được một ngày, chờ kết quả của các cận lâm sàng xong, bác sĩ cho biết bà bị tai biến mạch máu não. Thấy thế, gia đình xin đưa về nhà để lo hộ niệm vào chiều ngày 26.

Tuy bà không nói chuyện được nhưng bà vẫn còn biết, luôn nằm nghiêng bên phải, tay bà lần chuỗi đều đặn và liên tục. Con cháu đặt bàn Phật, nhờ bạn đạo đến cầu nguyện đồng thời hộ niệm cho bà.

Đến 8 giờ sáng hôm sau, bà nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng trong âm thanh vang rền của câu Hồng Danh Vạn Đức. Nhằm ngày 27 tháng 5 năm 2005, bà thọ 74 tuổi.

Lễ an táng của bà được tiến hành vào lúc 3 giờ chiều trong ngày. Khi nhập mạch thân thể của bà các khớp mềm mại, gương mặt hồng hào sáng đẹp, toàn thân lạnh duy đảnh đầu còn ấm, đặc biệt là trên môi lộ rõ nụ cười!

******

* Lúc bà dứt hơi có đứa cháu ở xóm đi qua đò thấy trên nóc nhà của bà có ánh hào quang sáng rực.

* Đến tuần thất thứ ba, cô Út đang nằm nghỉ trưa, bỗng mơ màng nghe âm thanh văng vẳng bên tai:

- Mẹ về Phật rồi! Sao con Na... nó kêu mẹ hoài!

Cô giựt mình thức dậy, liền đi tìm người chị thứ Tư, cô hỏi:

- Chị ơi! Chị có kêu mẹ không? Mà mẹ mới kêu em cho em hay nè!

Chị cô đáp:

- Có! Chị thường mỗi khi đi ngang qua bàn thờ là kêu má ơi, má à hoài!

- Mẹ về Phật rồi, chị đừng kêu nữa. Mẹ nói, chị có thương mẹ thì chị rán niệm Phật đi!

* Thời gian sau khá lâu, bà Kim Hên là bạn của bà, vì bận đi Sài Gòn nên không hay tin bà mất. Hôm nọ cùng với một vị nữa đến viếng phần mộ của bà, tối lại nằm mộng. Sáng hôm sau sang nhà, bà kể với cô Út rằng:

- Ngày hôm qua, tao ra mộ má mày tao khóc. Hồi tối bả về bả rầy tao, bả nói: “Tôi về Phật rồi, mà mấy bà ra mộ tui, mấy bà khóc chi ạ!... Tôi về Phật rồi!”

******

Chồng bà tên là Lăng Văn Khen (1927 - 2014), tính tình rất thẳng thắn, chơn chất thật thà, hơi nóng nảy, lại rộng lòng thương giúp người. Sự ăn mặc vô cùng giản đơn cần kiệm.

Ông rất có hiếu, đứng ra gánh vác vai trò kinh tế chính trong gia đình, đi làm về có bao nhiêu tiền đều đưa cho cha chứ không giữ tiền riêng. Mãi đến khi thành lập gia thất cho các em hết rồi, bà Ba (cô ruột của cha) thấy thương ông quá mới đề nghị với cha cho tách gia đình ông ra.

Vào khoảng năm 1965 ông làm thêm nghề đánh bắt thủy sản (giở chà và lưới giựt), mãi đến năm 1975 ông giác ngộ lý nhân quả qua lời Phật dạy, nên đã phát tâm chay trường giới sát, niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương, cùng với các con tinh tấn tu hành. Cũng từ đó, ông bán hết lưới chài chuyển sang nghề làm đậu hủ. Ông vất bỏ hết những thứ nhiễm ghiền như thuốc lá và rượu chè, chuyên đi làm từ thiện, xay thuốc tán, bào chế thuốc tô hiệp… Rồi từ đó tính nóng nảy nơi ông tự nhiên biến mất.

Công khóa thường ngày của ông là hai thời lễ nguyện, sau lễ bái cầu nguyện thì ngồi niệm Phật khoảng 30 phút. Đặc biệt là ông giữ thời khóa rất chắc, không khi nào lơ là bỏ sót, dù đau yếu mệt nhọc cách mấy vẫn tận lực duy trì đều đặn! Đồng thời cũng đốc thúc các con như vậy. Từ khi bà vãng sanh (2005) trở đi ông càng dũng mãnh hành trì hơn xưa.

Khi có tiền ông rất thích phóng sanh hay mua gạo bố thí. Ngoài ra ông thường xuyên cùng với đồng tu đi cầu nguyện tuần thất đây đó khắp nơi.

Năm 2007 ông bị suy tim nhẹ. Mỗi lần bệnh, thân quyến đưa ông vào Bệnh Viện Đa Khoa Châu Đốc điều trị ít hôm. Bệnh tình tuy không nặng nề chi cho mấy, nhưng thường hay lặp đi lặp lại hoài như vậy cho đến ngày ông mãn phần. Cứ sau khi xuất viện về nhà là ông tinh tấn niệm Phật nhiều hơn, bởi vì có vào đấy mới chiêm nghiệm sâu sắc lời Phật dạy: “Cõi đời là đau khổ,… Thân xác con người là vô thường, chứa nhóm vô lượng vô biên tật bệnh và dơ bẩn… Thoáng chốc rồi cũng phải từ giã dương gian, trôi dạt mãi nơi bể sinh tử luân hồi…”

Thỉnh thoảng ông đến các đạo tràng tham dự tu Phật Thất. Khi nhận thấy lợi ích của sự chuyên tinh hành trì, nên ông đã dùng vải ngăn thành một căn phòng riêng bên cạnh gian nhà bếp, rồi tự lên chương trình Phật Thất một mình, tối ngày ông ở miết trong đó, khi đến giờ ăn hay vệ sinh hoặc lễ nguyện mới ra ngoài giây lát. Trung bình trong 24 giờ đồng hồ ông niệm được khoảng 100 đến 120 xâu chuỗi trường. Dần dà về sau ông chỉ nhiếp tâm niệm Phật chứ không còn lấy đũa tre làm thẻ để tính số như trước nữa.

Ông rất thích nghe Phật Pháp, mỗi tối ông nghe 2 đĩa rồi mới đi nghỉ, thường là một đĩa nói về y báo chánh báo trang nghiêm của thế giới Cực Lạc, còn một đĩa là Nghịch Duyên. Hai đĩa này là 2 đĩa gối đầu giường của ông, càng xem nghe ông càng thấy hay, mỗi lần xem nghe là mỗi lần mới. Ông hay tâm sự: “Mình niệm Phật làm sao… đừng để kém hơn cô nắm giò heo này mới được!”

Vào khoảng đầu năm 2013 (trước lúc mất 1 năm) ông thực sự buông bỏ mọi thứ, nhất là thú đam mê cây cảnh của mình. Ông thường nói với con cháu: “Cái gì cũng giả hết con ơi! Rán mà lo niệm Phật”

Một hôm, sang thất thầy Tâm Đức bắt gặp trên vách có viết:

“Còn mạnh khỏe rán lo tu xiết,
Vô thường kia đâu biết lúc nào.
Giờ công phu chớ có lãng xao,
Tu tinh tấn mới mau giải thoát.”

Ông vô cùng thích thú mấy câu thơ này, thường đọc cho mọi người thân quen nghe để khích lệ lẫn nhau. Đôi lúc thấy ai còn thói quen, ưa tổ chức ngao sơn ngoạn thủy, du lịch giang hồ, ông thường khuyên: “Nạn nguy sắp đến mà ngao du hoài.” Hai chữ “Nạn nguy” ở đây, theo ông đó là chỉ cho cái bệnh và cái chết luôn sẵn sàng ập đến chúng ta bất cứ lúc nào!

Ngày 21 tháng 3 năm 2014, thấy ông mệt các con đưa ông vào Bệnh Viện Đa Khoa Châu Đốc. Hôm sau thì chuyển xuống Bệnh Viện Tim Mạch An Giang. Ở đây bác sĩ đề nghị gia đình nên đặt máy trợ tim cho ông, nhưng thân nhân thấy không ổn bèn xin cho ông xuất viện ra về để lo hộ niệm, mà ông cũng mong muốn như vậy. Lúc bấy giờ ông vẫn tỉnh táo, còn nói chuyện được, có điều là mệt hơi nhiều. Khi về tới nhà, người khiêng băng ca vấp phải ngạch cửa, ông giật mình niệm lớn: “Mô Phật!” Khi ấy đã hơn 8 giờ tối. Trong lòng ai cũng đinh ninh rằng ông không thể nào ra đi vào thời điểm này, bởi vì sức khỏe ông còn quá tốt.

Nhưng vừa đặt ông lên giường, nằm chưa bao lâu thì nhịp thở của ông thay đổi bất thường, mọi người xúm lại niệm Phật vang dội, ông nhép môi niệm theo, kế đó ông tự sửa tay chân thẳng thóm, rồi nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng, khi ấy đúng 9 giờ tối, nhằm ngày 23 tháng 3 năm 2014. Ông hưởng thọ 87 tuổi.

******

Cuộc hộ niệm vẫn được duy trì đến 8 giờ sáng ngày hôm sau mới tiến hành nhập mạch, các khớp xương mềm mại gương mặt ông sáng nhuần tươi đẹp, như người đang nằm ngủ không khác.

* Ngày mùng 9 tháng 2 (trước ông mất 1 tháng rưỡi), vào lúc 4 giờ sáng ông bảo các con cháu tụ họp lại hết, rồi ông tường thuật lại giấc mộng mà ông vừa gặp qua. Ông thấy quan quân, binh lính đông rất đông kéo đến trước nhà mời ông đi, ông mới hỏi họ, họ cho biết họ là quan lính của triều đình.

- Nghe nói họ là quan lính của triều đình, cha bèn từ chối: “Thôi, tui không có đi! Tui niệm Phật tui theo Phật!” Khi cha trả lời như thế, thì họ liền kéo nhau đi hết.

Con ông chen vào:

- Sao cha khôn quá vậy, thưa cha!

- Mình niệm Phật… mà con! Mình niệm Phật thì phải theo Phật chứ!

Một lát sau hay tin, ông Từ của đình Thần xã Hòa Lạc cũng là thông gia với ông đã mới vừa mất, ông sui này đang mạnh cùi cụi vậy mà đột nhiên qua đời. Các con ông một phen thất kinh hồn vía, đứng tim, nếu tín tâm của cha mình đối với sự niệm Phật cầu vãng sanh không sâu chắc, có lẽ giờ này đã đi hưởng phước ở Quỷ Thần Đạo mất rồi!

* Sau khi tiến hành lễ an táng xong, các con cháu đã tổ chức niệm Phật rầm rộ, liên tục hằng ngày vào mỗi buổi tối suốt 7 tuần lễ để hồi hướng công đức cho ông. Đêm nọ cô Út nằm mộng thấy ông hiện về, thân tướng cao lớn phương phi, trên người trang phục nguyên bộ bà ba trắng, nét mặt vô cùng hoan hỷ, ông nói:

- Cha được về Phật rồi!... Cha thấy mấy đứa tổ chức niệm Phật như vầy…cha mừng dữ lắm!

Nói chuyện qua lại với ông được chừng đôi ba câu gì đó, thì bỗng nhiên ông biến mất sau áng mây lành.

(Thuật theo lời: Lăng Văn Mày, Lăng Văn Tích và Lăng Thị Nhưng, các con của ông bà).


    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đường Không Biên Giới


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Dưới cội Bồ-đề


Báo đáp công ơn cha mẹ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.105.128 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...