Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 »» 15. THẠCH TUYẾN (1990 - 2016) 26 tuổi »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3
»» 15. THẠCH TUYẾN (1990 - 2016) 26 tuổi

(Lượt xem: 929)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 - 15. THẠCH TUYẾN (1990 - 2016) 26 tuổi

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Anh Thạch Tuyến sinh năm 1990, gốc Khơ-me. Cha anh là ông Thạch Sơn, mẹ là bà Neang Thị Sanh. Có tất cả 7 người anh em, 6 trai, 1 gái. Anh là con thứ Bảy trong gia đình, cư ngụ tại tổ 22, ấp Tân Đông, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Gia đình anh sống với nghề làm mướn và mót lúa. Anh học đến lớp 8 thì nghỉ học lên Thành phố đi làm mướn.

Tính tình anh hiền hậu, thương người, có lòng hay giúp đỡ người nghèo khổ và cúng dường Tam Bảo.

Năm 2003, đột nhiên anh ngã bệnh, đưa vào bệnh viện Núi Sập vài ngày thì chuyển lên bệnh viện Long Xuyên. Ở đây được 10 ngày, bác sĩ cho biết anh bị gãy cổ xương đùi, nằm viện theo dõi được 5-6 ngày, bác sĩ bèn cho thuốc về nhà uống 1 thời gian. Gia đình đang gặp hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên đưa anh đi điều trị thuốc Nam, thuốc Bắc nhiều nơi, được khoảng hơn 1 tháng nhưng bệnh không thuyên giảm, sức khỏe của anh ngày càng yếu, gia đình mới đưa anh lên Trung Tâm Chỉnh Hình Thành Phố khám. Qua quá trình khám nghiệm bác sĩ cho biết anh bị ung thư xương cần phải phẫu thuật cắt bỏ chân ngay lập tức, do gia đình không đủ kinh phí nên phải chờ đến gần 2 tháng mới tiến hành phẫu thuật.

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ chân, về nhà anh được mọi người hỗ trợ chiếc xe 3 bánh để đi bán vé số ở Long Xuyên, được khoảng hơn 5 tháng thì bịnh của anh di căn thành khối u lên đầu, không thể điều trị được, sức khỏe của anh rất yếu nên không còn đi bán vé số nữa.

Bệnh hành anh đau nhức dữ dội, thường khó thở, thỉnh thoảng xuất huyết ra hai lỗ tai, mũi, miệng, kéo dài hơn một năm. Quả thật đời là bể khổ, mỗi người mỗi kiểu khác nhau, như lời nhắc nhở của Chư Cổ Đức:

“...Đời nếu được bình yên thật sự,
Ai cũng đều hưởng thọ trường sanh;
Trọn vui, trọn sáng, trọn lành,
Phật đâu gọi việc tu hành làm chi.
Đời lại chẳng có gì thật cả,
Xác thân còn tan rã bùn lầy;
Huống chi các việc bên ngoài,
Cũng là giả nốt có ai giữ còn.
Tuổi sống cứ ngày mòn lụn mãi,
Còn ốm đau tai hại nọ kia;
Ghét, thương, được, mất, hợp, lìa,
Khổ cho đến chết chưa hề xong chi.
Thế mà chẳng mấy khi nghĩ tới,
Còn tạo ra nhiều nỗi khổ thêm;
Trên đời rối mãi không êm,
Giữa người thường có thù hiềm nhau luôn.
Khiến cho kiếp vô thường càng khổ,
Cũng làm cho mạng số ngắn thêm;
Hết ngày rồi lại kế đêm,
Sống chờ quỉ sứ đến thềm bắt đi.
Bị hành hạ còn gì hơn nữa,
Chịu đọa đày không số đo lường;
Thế mà nghiệp ác còn vương,
Bao giờ ra khỏi con đường trầm luân.
Cõi Phật chẳng tử thần léo hánh,
Thật hoàn toàn một cảnh an vui;
Sao người chẳng chịu đến lui,
Cứ đeo cõi tạm đầy mùi khổ lao.
Lo giải thoát cho mau kẻo trễ,
Chậm ngày nào uổng phế ngày ni;
Ngày giờ qua nó mất đi,
Tuổi không chờ đợi chớ trì huỡn tâm.
Giải thoát kiếp trược phàm sớm được,
Sớm khỏi vòng trói buộc hồng trần;
Hoàn toàn Vô quái ngại thân,
Muốn đi tự tại, muốn dừng tự do.
Hết bị việc đói no làm rộn,
Không còn lo ăn bận gây phiền;
Vô thường chúng quỉ đều kiêng,
Vô cùng khoái lạc, vô biên thọ trường.
Việc trước hết là đường giải thoát,
Giải thoát xong phàm xác nhẹ nhàng;
Mặc dù ở cõi thế gian,
Mà không bị sự buộc ràng trần ai.
Dù quả đất đổi thay cách mấy,
Mình cũng không động đậy chút nào;
Hoàn toàn vượt khỏi trần lao,
Nhiệm mầu trên sức hùng hào thế gian.
Chúng sanh cũng nên sang cảnh ấy,
Để tự mình chủ lấy đời mình;
Lúc nào cũng được quang minh,
Không còn bị lớp trần tình phủ che.
Tiếng phàm tục tai nghe không nhiễm,
Sắc hồng trần không chiếm được lòng;
Đi đâu cũng được thong dong,
Ở đâu cũng được tùy lòng tự do.
... Muốn được thế gắng lo tu tập,
Thiện cố làm ác cấp tốc xa.
Chí tâm tưởng niệm thiết tha,
Sen vàng chín phẩm nở hoa thơm lừng!”

Được sự trợ duyên của người cháu tên Sang và chư liên hữu quanh vùng, đến khuyên gia đình nên thiết lập thờ phượng ngôi Tam Bảo, đồng thời cũng khuyên anh phải phát tâm ăn chay trường và niệm Phật cầu vãng sanh. Cả nhà đồng chấp thuận y theo, riêng anh cũng phát tâm chay trường cho đến cuối đời (khoảng 2 năm). Khi đó vào mỗi buổi tối Ban Hộ Niệm đến cộng tu niệm Phật với anh. Được gần 2 tháng, thấy anh khỏe lại nên ngưng. Từ đó bệnh của anh giảm bớt sự đau nhức rất nhiều.

Mỗi đêm khi bà mẹ thức giấc đều thấy anh ngồi niệm Phật lớn tiếng.

Có lần đang niệm Phật anh nằm chiêm bao thấy một ông râu ria đi lại và kêu:

- Tuyến ơi! Đi Tuyến ơi!

Anh ngạc nhiên và nói:

- Ủa! Con đâu có biết chú là ai đâu,... mà đi theo chú!

Ông già kia đáp:

- Chèn ơi! Con nguyện đức Phật Di Đà rước đó! Bây giờ tới giờ rồi, con đi không?

Anh quả quyết:

- Con không có quen biết chú đâu!

Sáng ra anh kể lại cho đồng đạo nghe, mọi người cười và nói:

- Vậy con đừng có đi! Không phải Phật đâu!

******

Lúc anh mệt nhiều gia đình lại mời Ban Hộ Niệm đến cộng tu niệm Phật vào mỗi buổi tối (cộng tu khoảng 13-14 ngày), đến 2 ngày cuối thì hộ niệm liên tục 24 giờ.

Buổi sáng trước khi mất, mẹ anh mua trái táo cho anh ăn, nhưng ăn chưa hết trái táo, mẹ mua thêm cho anh ly rau câu, anh không chịu ăn, rồi mẹ anh đem nước lại cho anh uống. Uống xong anh té ngã xuống. Gia đình quýnh quáng điện thoại mời đồng đạo đến niệm Phật cho anh. Đúng 9 giờ thì Ban Hộ Niệm của chú Tư Xã đến. Niệm được một lúc thì anh tỉnh lại, anh kêu mọi người kéo tay đỡ anh lên. Sau khi đỡ anh lên lau sạch sẽ, mẹ anh khuyên:

- Con ơi! Con cố gắng lên!

Anh hỏi mẹ:

- Mẹ ơi! Mẹ mời đồng đạo chi vậy mẹ? Mẹ khoan mời đi mẹ! Con chưa có mệt!

Mẹ anh đáp:

- Chèn ơi! Con ngất xỉu hồi sáng rồi con ơi! Mời đồng đạo đi con! Đừng có sợ gì hết! Con đi trước đi, con cố gắng lên! Con đi trước mẹ theo sau, mẹ không có bỏ con đâu! Con nhìn thấy đi, đồng đạo trước cửa mình đó con, nhà lầu nhà đúc và còn mạnh mà người ta còn nguyện về với Phật Di Đà không đó... con đừng có sợ! Con cố gắng lên, mẹ theo con! Mẹ không có bỏ!

Ban Hộ Niệm khi hay tin bèn kéo đến nhà chia ca niệm Phật, niệm khoảng 20 phút anh nói:

- Đồng đạo ơi ngưng 5 phút đi đồng đạo! Bởi con thì mới té mà chân của con đau quá đi! Con mệt dữ lắm, đồng đạo ơi ngưng 5 phút đi!

Mọi người cũng ngưng niệm cho anh. Khi niệm tiếp trở lại thì một lát sau anh lại xin:

- Đồng đạo ơi ngưng 5 phút đi đồng đạo! Con mệt quá rồi, nó nhức nhối, rồi cuống họng con còn nhỏ quá, con thở mệt lắm đồng đạo ơi!

Một lát sau anh kéo vạt áo tràng của đồng đạo và khẩn xin tiếp:

- Ngưng 5 phút đi đồng đạo ơi, để một chút con niệm Phật trước rồi đồng đạo niệm theo sau con!

Khi Ban Hộ Niệm hoan hỷ chấp thuận, anh cười và nói:

- Thôi con cám ơn đồng đạo nghen!

Cứ thế anh xin đi xin lại nhiều lần, lần này anh viện cớ nói khéo:

- Đồng đạo ơi! Đồng đạo thì thay phiên, đồng đạo đừng có ép người quá đáng đồng đạo ơi! Để rồi đây... nó hư bột hư đường hết đó!

Thấy thế mẹ anh khuyên:

- Tuyến ơi! Mẹ biết con giỏi lắm! Thôi con cố gắng lên đi! Con ráng niệm Phật đi con! Con mệt rồi con ráng niệm Phật đi! Con yếu rồi đồng đạo ủng hộ mình mừng lắm đó con!

Anh vâng lời:

- Dạ... dạ....

Ban Hộ Niệm chia ca, mỗi ca 5-6 người, tiếp tục hộ niệm cho anh, anh cũng nhép môi niệm theo. Niệm được khoảng 20 phút thì anh kêu mệt và nói:

- Đồng đạo ơi ngưng 5 phút đi, con mệt quá!

Một lát sau, anh lại kêu:

- Đồng đạo ơi ngưng 5 phút đi, con mệt quá hà!

Được một lúc anh lại kéo vạt áo tràng của đồng đạo và nói:

- Thôi ngưng 5 phút đi! Ngưng 5 phút đi để chút nữa con niệm dẫn trước cho!

Đến một lúc sau anh tự nhiên cất tiếng hỏi:

- Bác Tư ơi! Bác Tư có thấy chiếu hào quang gì không bác Tư? Con thấy lần này nữa là 2 lần rồi đó bác Tư!

Chú Tư đáp:

- Ủa! Chuyện chiếu hào quang đó là con thấy chứ bác Tư đâu có thấy!

Anh diễn tả tiếp:

- Sáng trưng luôn đó bác Tư!

Đồng đạo liền hỏi:

- Em thấy rồi biết chừng nào Phật rước không?

Anh đáp:

- Em không biết nữa!

Đồng đạo giả vờ hỏi:

- Em thấy ba lần phải không?

Anh khẳng định:

- Em thấy có hai lần hà!

- Bây giờ em có quyết tâm đi với đức Phật Di Đà không?

- Em quyết tâm!

- Vậy em niệm Phật đi!

Anh liền niệm:

- Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Cầu xin đức Phật Di Đà rước con về Cực Lạc!

Không bao lâu sau đó anh mỉm miệng cười 2 lần, rồi an tường trút hơi thở trong tư thế mặt hướng về phương Tây vào lúc 8 giờ 30 tối, ngày 16 tháng 9 năm 2015, anh hưởng dương 26 tuổi.

******

Hộ niệm thêm, hơn 8 tiếng đồng hồ sau, khi thăm thân thì thấy các khớp xương đều mềm mại, toàn thân lạnh duy có đảnh đầu còn ấm nóng.

(Thuật theo lời ông Thạch Sơn,
bà Neang Thị Sanh, cha mẹ của anh
và chư liên hữu trong Ban Hộ Niệm)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.199.241.53 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...