Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 »» 09. NGUYỄN VĂN TRỌNG SANH (1927 - 2015) 88 tuổi »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3
»» 09. NGUYỄN VĂN TRỌNG SANH (1927 - 2015) 88 tuổi

Donate

(Lượt xem: 1.455)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 3 - 09. NGUYỄN VĂN TRỌNG SANH (1927 - 2015) 88 tuổi

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ông Nguyễn Văn Trọng Sanh sinh năm 1927, nguyên quán: Đốc Vàng, Thanh Bình, Đồng Tháp. Song thân là cụ ông Nguyễn Văn Diệp và cụ bà Phạm Thị Tâm, ông là người con duy nhất của hai ông bà.

Thân phụ mất năm ông mới lên 15 tuổi, mẹ phải tần tảo nắng sương cố công nuôi ông ăn học nên người. Lớn lên ông đeo đuổi ngành sư phạm. Vì thế sau khi tốt nghiệp ra trường ông được sở giáo dục phân công dạy trường tiểu học ở thị xã Châu Đốc. Kế đó ông kết hôn với một đồng nghiệp là bà Nguyễn Thị Hoa (trong chuyện vãng sanh phần trước) vào khoảng cuối thập niên 50. Trải qua lắm phen thay đổi địa điểm công tác, cuối cùng hai ông bà chuyển về trường Mỹ Trà, trực thuộc thành phố Cao Lãnh. Tại đây ông mua mảnh đất gần trường 2 km, cất nhà định cư cho đến ngày ông mãn phần.

Tính tình ông vui vẻ, cởi mở nhưng cẩn trọng và chân thật, hiền hòa; ăn mặc rất bình dị.

Ông đến với Phật Pháp do cơ duyên hết sức lạ lùng qua giấc chiêm bao. Giữa trưa hôm nọ, như thường lệ trên đường đi dạy học về, ông ghé vào Hội Quán, vừa bước vào nhìn lên bàn thờ thì té ra ‘người’ mà khuyên ông tu trong giấc mộng giống hệt chân dung Thầy đang tôn trí trên bàn thờ! Từ đó ông phát tâm chay trường và dốc lòng nghiền ngẫm đọc học rất nhiều kinh sách nhà Phật, lúc ấy ông vừa tròn 34 tuổi.

Ông vốn là nhà giáo rất hăng say nghiên cứu các kinh điển đại thừa, nhưng phần tu tập thì lại chú trọng oai nghi tế hạnh, khuôn phép, lễ tiết.

Do nhận thấy Phật Pháp là nguồn cội mang lại hạnh phúc đích thực lớn lao và thiết yếu nhất cho nhân sanh, bởi vì đã khai mở trí tuệ, phá tan màn vô minh tăm tối, cắt đứt cội gốc sinh tử luân hồi, ông cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm hoằng dương rộng khắp, ngõ hầu mọi người đồng cộng hưởng niềm hạnh phúc an lạc chân thật này. Nên ông hướng dẫn học trò của mình viếng chùa lễ Phật vào những ngày nghỉ, hoặc các dịp tết hay các đợt hè. Ông may cho mỗi đứa một cái áo tràng màu lam, hễ khi nào dơ thì nhờ vợ con giặt giũ sạch sẽ.

Mặt khác ông thường sưu tầm thuốc Nam cung ứng cho các cơ sở trị bệnh từ thiện, có khi cùng các đồng bạn tâm đầu ý hợp, có khi một mình thuê xe vào núi Sam... chặt đầy xe rồi chở về.

Đặc biệt là ông rất thích phóng sanh các loài chim, cá, lươn, rùa... Đôi khi gặp những người nuôi trăn, nuôi khỉ... Ông dùng biện tài ba tấc lưỡi thuyết phục họ, đặng họ hoan hỷ cho ông mang vào tận núi Cấm để thả.

Sau những năm 75 khi gia đình di cư về Cao Lãnh thì ông tham gia các công tác từ thiện xã hội nhiều hơn, nhất là vận động cây, lá cất nhà tình thương cho các hộ dân nghèo.

******

Từ lúc phát tâm tu công phu thường nhật của ông là bốn thời lễ niệm mỗi ngày, thời khóa này ông giữ rất đều đặn xuyên suốt mấy mươi năm cho đến ngày qua đời. Ông dựng một cái thất gần nhà để có không gian yên tĩnh thuận lợi cho sự hành đạo của mình.

Ngoài ra ông còn đóng chiếc quan tài nhỏ bằng gỗ cẩm lai, kích thước chiều dài: 31 cm, chiều ngang: 15 cm, chiều cao là 26 cm, đề tên Nguyễn Văn Trọng Sanh sinh năm 1927; còn ngày tháng năm tử thì ba chấm… để đó. Bảo vật này ông thường xuyên ngắm nghía để tự sách tấn chính mình, vì sớm muộn gì rồi ai cũng phải chui vào đấy an giấc nghìn thu, do vậy mà cần nên trân trọng thời gian quý báu, cố công nỗ lực tinh tấn tu tập. Hơn nữa trong cuộc sống đời thường, mỗi lần có bao nhiêu nỗi ưu tư não phiền khó kham nhẫn khó buông xả, cứ lại gần đưa mắt nhìn chăm chú vào nó thì bấy nhiêu thứ tơ lòng vương vấn tự động rơi rụng lẹ làng, như Thiện Đạo Tổ Sư có dạy:

Nhất nhật vô thường đáo,
Phương tri mộng lý nhân.
Vạn ban tương bất khứ,
Duy hữu nghiệp tùy thân.
Một mai tử thần chợt ập đến,
Mới biết cuộc đời vốn là mộng,
Muôn thứ chẳng đem được thứ nào,
Chỉ có tội với phước theo ta!

Cho nên đã biết kết cuộc chắc chắn số phần ai cũng phải như thế cả, thì bận lòng chi với cảnh mộng mị hư ảo của thế trần này!

Cổ Đức còn khai thị:

“...Giàu sang bỏ xác rồi cũng hết,
Nghèo hèn hơi thở dứt cũng thôi;
Hỏi cái chi là của người đời?
Trả lời chẳng có gì tất cả.
Chỉ một cuộc lữ hành xứ lạ,
Về rồi thôi không thể mang theo;
Đời khác chi là cảnh bọt bèo,
Không thể tránh khỏi ngày tan rã.
Thật là kiếp con người tạm giả,
Thế gian là mồ mả của người;
Kể từ khi mới có Đất Trời,
Kéo dài đến cõi đời hiện tại.
Trái đất của người đang ở đấy,
Không chỗ nào chẳng có thây chôn;
Thây người này ra đất ra bùn,
Mọc rau cỏ nuôi thân người khác.
Thây kiếp trước mọc lên rau rác,
Kiếp sau ăn không biết là thường;
Người nối nhau chịu chết một đường,
Dù tài trí không phương cạy gỡ.
Kiếp sống ngắn lo lường vô số,
Ít sự vui, sự khổ thì nhiều;
Ngày tháng quanh quẩn có bấy nhiêu,
Xưa nay vẫn một chiều không khác.
Người này thác kế người kia thác,
Sự thác là kết cuộc đời người;
Bất luận ai sống dưới gầm trời,
Không tránh khỏi ngày hơi thở dứt.
Thế thì khá nên tin lời Phật,
Lo tu cho giải thoát kiếp phàm;
Các nghiệp mê cõi thế không làm,
Tất là khỏi bị sanh tử kiếp.
Tạo nghiệp tất nhiên là thọ nghiệp,
Nghiệp nào thì chịu kiếp nấy ra;
Nghiệp người ta sanh kiếp người ta,
Nghiệp thú vật sanh ra thú vật.
Nghiệp ác tất rơi vào chỗ ác,
Nghiệp lành thì được gặp chỗ lành;
Chúng sanh tùy nghiệp tạo mà sanh,
Có sanh tất phải đành có tử.
Việc sanh tử muốn cho rảnh sự,
Nghiệp hồng trần chớ thứ nào gây.

Niệm Di Đà khẩn thiết nguyện về Tây,
Ắt sẽ dứt đọa đày nơi Lục Đạo.
Đài vàng sen báu,
Rực rỡ phóng quang.
Khắp mười phương chư Phật thảy hân hoan,
Vui mừng đón một chúng sinh giải thoát.”

Ngoài ra trong sinh hoạt hằng ngày mỗi khi thấy bà xử lý chuyện gì mà ông cảm thấy không thỏa đáng, thì ông ghi câu hỏi vào quyển tập “Tâm Sự” đặt ở trên bàn soạn giáo án của bà. Tối đến, bà đọc xong liền viết câu trả lời. Và ngược lại bà có thắc mắc gì cần hỏi đáp với ông thì cũng gián tiếp qua dòng chữ giấy trắng mực đen. Nhờ vậy mà hai ông bà dường như cả đời chưa bao giờ có lời qua tiếng lại, bầu không khí gia đình luôn giữ được êm ấm an bình!

******

Một hôm ra thăm vườn, ông phát hiện mất mấy buồng chuối già cùng hàng mía cồn cát cao lớn. Ông thầm nghĩ: “Người ta nghèo khổ mới trộm cây trái của mình. Hoàn cảnh đáng thương đó cần phải nên giúp đỡ.” Nghĩ thế nên ông quỳ xuống tại chỗ khấn vái xin với chư vị Thần ghi tội ghi phước, cho kẻ cắp được miễn tội, vì chủ trồng đã hoan hỷ biếu tặng. Khấn nguyện xong ông lạy bốn lạy rồi quay gót vào nhà.

Ông không thiên chấp về tông phái cũng như tôn giáo, mà là tự do tín ngưỡng, ông chưa hề có ý niệm muốn các con phải đi theo con đường mà mình đang đi, bởi ông cho rằng đạo nào cũng tốt, miễn làm lành lánh dữ trau tâm trỉa tánh là được rồi: “Chùa nào mà chẳng thắp hương; Đạo nào mà chẳng chủ trương điều lành.”

Ông thường khuyên con nên đọc kinh sách để cho sự hiểu biết về Phật Pháp được sâu chắc vững vàng, không lâm vấp vào mê tín hoang đường vì tu mà không hiểu biết gì hết là tu mù; và cũng không được dùng Phật Pháp đi lý luận suông hoặc làm vũ khí để đấu khẩu hơn thua. Những ngày cuối đời, ông khuyên con ông: “Con nên chuyên tâm niệm Phật là tốt hơn hết,… lớn tuổi rồi không nên nghiên cứu kinh sách nữa!” Lời khuyên này thiết nghĩ hàng hậu học chúng ta cần ghi khắc vào tâm khảm của mình, và thật sự áp dụng thì mình sẽ thật sự gặt hái lợi ích to lớn.

Với chiếc xe đạp đòn dông cùng chiếc nón lá, ông thường đi đó đây để giới thiệu Phật Pháp cho mọi người hữu duyên, và sách tấn các bạn đồng tu, nhất là pháp môn Tịnh Độ, niệm Phật cầu vãng sanh trên cương lĩnh “Học Phật Tu nhân”, phù hợp với hoàn cảnh của đời sống tại gia cư sĩ. Lúc ngồi lại, thấy hợp tình hợp ý thì ông hăng say trình bày, trao đổi; còn không thì ông im lặng rút lui, chưa từng tranh luận với ai điều gì. Nhờ có khiếu ăn nói, lời lẽ giản dị dễ hiểu nên ông đã gây thiện cảm với rất nhiều thính chúng, và họ đã phát tâm học Phật tu hành rất đông.

Ông cũng thường tổ chức những chuyến dạo non vùng Thất Sơn Tà Lơn Núi Cấm, vì đây là cơ hội gieo trồng mầm đạo thuận lợi nhất. Đôi khi mở chuyến hành hương tham quan những ngôi chùa danh tiếng tận miền Trung, miền Bắc.

Năm 1993 sau khi ông tận mắt chứng kiến sự vãng sanh của bà, niềm tin vào pháp môn Tịnh Độ khởi phát mạnh mẽ, đi đâu ông cũng thường kể lại chuyện ấy để khuyến tấn chư liên hữu gần xa, nhất là câu nói cuối cùng mà bà đã nói với các con:

- Tòa sen đến rước mẹ! Mẹ đi nghen các con. Các con ở lại rán lo tu! Không có đứa nào được khóc hết nghen!

******

Vào cuối năm 2010 ông cảm thấy đau vùng lưng khá nhiều, thân quyến đưa ông ra bệnh viện Chợ Rẫy ngoài Sài Gòn, bác sĩ cho biết ông bị ‘rối loạn nhịp tim’ và ‘thoái hóa đốt sống’, xử lý bằng cách mang dây đai lưng rồi cho về chứ không nhập viện.

Dần dà sức khỏe của ông phục hồi tương đối khả quan, ăn ngủ đều tốt, duy có sự đi lại bị hạn chế do bệnh ở đốt sống. Ông hay ngồi trên chiếc xe lăn tìm nơi có ánh nắng để tắm nắng. Câu Phật hiệu mỗi lúc một khắng khít hơn so với thời gian trước.

Khoảng giữa tháng 11 năm 2013 ông trở bệnh, gia đình đưa ông vào Bệnh Viện Đa Khoa Đồng Tháp, bác sĩ chẩn đoán là ông bị ‘rối loạn nhịp tim do cao huyết áp’. Nằm ở đây được một thời gian xem tình thế không ổn, cô Sáu bèn điện thoại về chú Ba Hồng Vân:

- Anh Ba ơi! Ba của em đã nằm bệnh viện 10 ngày nay rồi, mà ông không ăn uống gì hết. Bác sĩ cho biết, nếu không ăn thì bác sĩ không điều trị, nên cần phải đâm ống…

- Thôi Kim Châu ơi! Anh thấy chú Hai bây giờ đã yếu lắm, anh đã xuống thăm mấy lần rồi,... nếu đâm ống chắc không chừng ông chết mất. Theo ý của anh là nên chở chú Hai về nhà để trợ niệm cho chú. Kẻo uổng công sức ăn chay tu hành của chú đã năm mươi mấy năm, nếu chết ở bệnh viện dằn vặt cái thân như vậy e chú không được vãng sanh, tội nghiệp lắm!

Cô Sáu y lời, liền xin bác sĩ xuất viện.

Các bạn đạo hay tin đến thăm, thì ông đang trong trạng thái hôn hôn mê mê hầu như không còn nhận biết được ai hết, chỉ nhớ một vài người. Nhận thấy tình hình nghiêm trọng nên chư vị đồng tu mới đề nghị với gia đình tổ chức cầu nguyện mỗi buổi tối, đồng thời thay thế bệnh nhân lễ Phật sám hối và điều giải oán thân trái chủ.

Tiến hành lạy Phật sám hối đến ngày thứ ba thì ông tỉnh táo sáng suốt trở lại, bạn bè, bà con xa gần ông đều nhận diện rõ ràng chính xác.

Khi cơn bạo bệnh đã bay biến thể lực khôi phục, chỉ còn thỉnh thoảng hay xuất hiện những cơn mệt thở gấp, thở dồn dập, các đồng tu thường xuyên ghé thăm và trao đổi kinh nghiệm trong tu tập.

Bấy giờ ông mới vỡ lẽ một sai lầm lớn nhất trên con đường hành đạo của mình, suýt nữa đã uổng phí một kiếp người đó là đánh mất cơ hội vãng sanh! Bởi lâu nay ông luôn luôn tin chắc như đinh đóng cột rằng, mình ăn chay niệm Phật, thường khóa lễ bái mỗi ngày bốn thời, cùng với nhiệt tâm đi đây đi đó khuyến hóa người này quy y Tam Bảo, sách tấn người nọ dũng mãnh trì niệm công phu, như vậy chắc chắn rằng cuối đời, khi lâm chung thì mình sẽ: “Mãn kiếp hồng trần sanh Lạc Quốc; Hưởng công niệm Phật rất yên lành.”

Sai lầm này đa số người tu Tịnh nghiệp thời nay đều mắc phải. Đâu ai ngờ rằng tất cả mọi thứ: ăn chay, lễ bái, khuyên người tu tỉnh... toàn là phước báu, là trợ hạnh mà thôi. Còn chánh hạnh của Tịnh Nghiệp là “Chuyên niệm Phật cầu sanh Phật Quốc.”

Người niệm Phật tinh chuyên và một lòng khao khát cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc mãnh liệt thì mọi dính mắc đắm nhiễm trần gian tự nhiên rơi rụng, dầu cho có ai chê cũng không buồn, ai khen cũng không mừng, tâm hồn luôn an lạc và thanh tịnh, thái độ đối nhân xử thế lúc nào cũng từ tốn khiêm cung.

Ông thường nặn óc nhớ lại sự vãng sanh của bà. Do bệnh mà bà ba năm cuối đã niệm Phật ròng rặc, chuyên đến độ nằm một chỗ mà bà vẫn biết trước hết tất cả mọi chuyện sắp sửa xảy ra một cách chính xác.

Ông tự thấy công phu bản thân mình chưa được thuần thục, tâm viên ý mã còn mãi leo chuyền, chạy nhảy lăng xăng. Nhớ nghĩ vô số chuyện thế tình, nào là thương ghét viễn vông, nào là sầu lo vụn vặt... Chẳng mấy khi có được giây phút lặng dừng. Suy nghĩ như thế nên ông đâm ra lo lo, sợ mất phần vãng sanh ở ngày cuối cuộc đời. Do vậy ông hạ quyết tâm niệm Phật cần mẫn chăm chỉ hơn trước.

Rồi ông viết tờ ‘Di chúc’ của mình gửi gắm hậu sự cho hai liên hữu thân tín là chú Ba Nghiêm và chú Ba Hồng Vân, bởi sợ các con không chuyên sâu pháp môn Tịnh Độ đôi khi thương cha bằng tình thương mê muội thế gian mà tạo nên duyên sự trở ngại ở ngày ra đi cuối đời của mình.

Một hôm, chú Ba Hồng Vân đến thăm ông như thường lệ, vì muốn khích lệ ông nên chú vừa nói vui vui nửa đùa nửa thật, vừa ra chỉ tiêu:

- Chú Hai phải rán làm sao... khi chú ra đi phải để lại những thoại tướng bất khả tư nghì, như là: hoa nở, chim kêu... chẳng hạn! Để cho kẻ thấy người nghe đều phát tâm Bồ Đề!

Hơn một năm sau, chú cảm thấy chỉ tiêu lúc trước đưa ra hơi cao quá nên bèn tự động hạ xuống:

- Làm sao khi ra đi chú phải rán niệm lớn tiếng từ một đến mười niệm cho con! Còn để được hoa nở chim kêu... coi bộ khó quá!

******

Gần cuối tháng 10 năm 2015 một hôm ông bảo con cháu mang y phục, nón, áo tràng cùng tấm liệm đi giặt sạch sẽ, ủi thẳng thớm gói vào bọc để khi ông mất khỏi lu bu. Nghe ông dạy sao thì làm theo vậy, con ông không tin rằng ông sẽ sắp sửa ra đi vì sức khỏe của ông hiện tại quá tốt, sự ăn ngủ đều khả quan, nhất là ông không còn trạng thái mệt thở gấp nữa.

Chiều ngày mùng 4 tháng 11, cô Sáu đang đút cơm cho ông, ông nói:

- Vài ngày nữa ba chết!

Cô Sáu đưa mắt hướng về ông chưa kịp phản ứng gì thì ông nói tiếp:

- Vài bữa nữa ba đi!

Cô vẫn trầm ngâm nhìn ông, ông lại nói thêm:

- Vài bữa nữa ba mất!

Cô bèn mỉm cười, rồi xoay qua nói với cậu con trai và cô con dâu đang ngồi giặt đồ bên chiếc máy giặt gần đó:

- Đức, Hạnh! Ông ngoại nói vài ngày nữa ông ngoại mất kìa!

Con cô liền kêu:

- Ông ngoại ơi! Ông ngoại đâu có mất đâu ông ngoại. Tối nào con cũng mua bún riêu chay cho ông ngoại ăn hết, mà… ông ngoại… chết gì!

Cô Sáu chen vào:

- Ba ơi! Ba chưa có chết đâu. Bây giờ ba còn ăn cơm được mà, chừng nào mà con đổ hồ… ba… thì ba… mới chết!

Cả nhà phá lên cười, ông cũng cười theo.

******

Giữa đêm mùng 7, rạng ngày mùng 8, khoảng 3 giờ sáng ông gọi cô Sáu:

- Kim Châu ơi, Kim Châu!

Đang thiu thỉu ngủ, nghe gọi cô giật mình tỉnh giấc, ngỡ ông đói bụng, cô lẹ làng vừa xé bịch hủ tiếu vừa nói:

- Bây giờ hết bún riêu rồi... chỉ còn hủ tiếu thôi... nghen ba!

- Không có! Qua đây ba kể cho nghe một chuyện!

Biết mình đã nhầm, cô liền đến bên cạnh hỏi ông chuyện gì, ông nói:

- Con lấy cho ba cây viết và tấm giấy đi! Ba mới vừa nằm mơ thấy đi đến ba cảnh giới thật đẹp!

- Không được ba ơi!...Ba nên nhiếp tâm niệm Phật khẩn thiết thì tốt hơn! Chứ ba lo viết không lo niệm Phật... lỡ như Phật đến rước... thì làm sao ba vãng sanh theo Phật cho được!

- Vậy thôi con về bên bển ngủ đi!

Sáng ra, tức ngày mùng 8 ông bảo cô cháu dâu đem giấy viết lại cho ông. Cô Sáu hay được cũng ngăn lại và khuyên ông nên cố gắng niệm Phật như trước. Rồi cô điện thoại kể rõ tình hình của ông cho đồng đạo Hồng Vân.

Chiều lại, chú Hồng Vân xuống thăm. Qua vài lời hỏi han tâm sự một hồi, chú bèn nói với ông:

- Mình tu Tịnh Độ... mình chỉ đi theo Đức Phật A Di Đà, Bồ Tát Quan Thế Âm, Đại Thế Chí! Mình chỉ về thế giới Cực Lạc!... Chứ mình đừng có theo ai hết, nghen chú Hai!

Vì trong bộ “Tịnh Độ Thánh Hiền Lục” có ghi lại rất nhiều trường hợp, người tu Tịnh Nghiệp đến giờ phút lâm chung thấy chư thiên các cõi trời đến để cung đón về thiên giới; hoặc sứ giả của Minh giới mời xuống Âm ty nhận lãnh quan chức, như các Ngài: pháp sư Đạo Ngang, pháp sư Hoài Ngọc, cư sĩ Khế Tịnh...

******

Ngày mùng 9, lúc 11 giờ trưa tan buổi dạy học ở nhà trước, cô Sáu đi vào nhà sau. Khi đi ngang qua giường ông nằm, ông gọi cô lại kể rằng:

- Hồi nãy ba thấy hai người to lớn thật là to lớn, đứng đụng lên tới nóc nhà, ba phải ngước cổ cao lên mới nhìn thấy mặt. Hai vị ấy đẹp dữ lắm… đẹp cực kỳ đẹp. Thấy vậy ba mới xin đi theo. Rồi hai vị mới nói là chưa tới giờ!

- Dạ! Ba nói như vậy thì con nghe rồi. Thôi ba niệm Phật đi, để con vô nấu cơm ba ăn, không thôi trễ giờ rồi ba đói bụng!

- Thôi, con đi nấu cơm đi!

Buổi ăn trưa hôm ấy ông dùng được hơn một chén cơm.

Nghỉ trưa xong, cô Sáu tắm rửa thay y phục, rồi vắt một trái cam cho ông uống, lúc ấy là 2 giờ chiều. Uống nước cam rồi ông bảo:

- Thôi, con đi nghỉ đi!

Tới giờ cơm chiều (lúc 4 giờ), khi cô cháu dâu bưng mâm cơm đến, ông khoát tay, nói:

- Không ăn!

Mọi người cứ ngỡ rằng ông chưa đói bụng.

Ông quay sang gọi cô Sáu:

- Con tiếp cho ba tiểu!

Cô Sáu cảm thấy hơi lạ, lòng sinh nghi và phập phồng lo lắng, vì bình thường ông tự gắng sức được, không cần phải nhờ ai phụ giúp cả. Cô bèn xoay qua gọi cô con dâu tới trợ lực với cô.

Sau đó cô phát hiện lượng nước tiểu quá ít, liền bảo con trai và dâu đi rước bác sĩ Minh Đức đến để xem xét tình trạng bệnh của ông như thế nào. Hai người vừa ra khỏi nhà khoảng 10 phút thì cô vội vàng lấy mền đắp kín toàn thân cho ông, bởi bấy giờ là thời tiết giữa mùa đông. Đắp vừa xong ông bỗng niệm:

- Nam Mô A Di Đà Phật!

Cô cũng ứng thinh niệm theo:

- Nam Mô A Di Đà Phật!

Lần thứ hai ông niệm xong, cô cũng lớn tiếng niệm theo. Đến lần thứ ba ông chỉ thốt lên một tiếng: “Phật!”, rồi nhẹ nhàng tắt hơi, lúc ấy đúng 6 giờ chiều ngày mùng 9 tháng 11 năm 2015. Ông hưởng thọ 88 tuổi.

Đến 7 giờ tối, chư đồng tu hay tin tấp nập kéo tới hộ niệm liên tục suốt đêm. Hơn 10 tiếng đồng hồ sau, khi quan sát thân, thì thấy các khớp xương mềm mại, gương mặt trắng trẻo, sáng đẹp, môi đỏ hồng, miệng mỉm cười, toàn thân lạnh duy chỉ có đảnh đầu hãy còn ấm nóng. Một điều hết sức lạ là màu da toàn thân đều chuyển sang màu trắng, trắng như cục bột, trắng hơn hẳn em bé sổ sữa, khác biệt rất xa so với thường ngày.

******

* Tuần thất thứ 3 của ông, lúc hơn 8 giờ sáng, cô Sáu đang ngồi dạy học cho các em học sinh tại tư gia, thì hàng ngàn con chim bay về đen cả bầu trời ngay trước nhà. Có khoảng 7, 8 con chim rất lớn bằng con vịt xiêm trống bay xà xuống trước sân, sắc lông của nó toàn là một màu đen như lọ mực từ đầu đến chân, không có điểm một cọng lông trắng nào. Cả bọn trẻ kêu lên: “Chim, cô ơi! Chim! Chim! Chim!”, 35 học sinh la lên vang dội, riêng cháu nội của cô leo lên bàn đá trước sân, nó la lớn: “Chào chim! Chào chim! Chim có khỏe không?” vì lần đầu trong đời cô Sáu, cháu nội và các học sinh mới thấy được cảnh chim về nhiều và lớn như thế. Riêng có một phụ huynh đưa con đi học, thấy vậy liền về nhà mua cá phóng sinh.

* Trong vườn nhà ông, thuở sinh thời ông rất thích trồng hai loại cây bông trang và phát tài. Cây bông trang thì cho hoa dâng Phật quanh năm, còn cây phát tài chưa trổ hoa lần nào. Khi ông quá vãng, các cây phát tài đồng loạt ra bông, từ nhỏ đến lớn và kể cả cây chỉ bằng gang tay (2 tấc) đều nở hoa thơm ngát cả khu vườn.

******

Những năm hưu trí ông càng thích thú với việc hoằng dương Phật Pháp nhiều hơn. Ngoài ra ông còn trước tác các quyển sách như:

* Dòng Sông Hiếu Nghĩa (truyện dài).

* Pháp Trích Lục.

* Khuyên Tránh Sát Sanh.

Các buổi nói chuyện của ông không bao giờ đề cập đến những lý luận huyền diệu xa tít chân mây, mà ông nhấn mạnh tu tập về đức hạnh, cử chỉ trong ứng xử ở đời sống hằng ngày mà một Phật tử tại gia cần phải tu tập. Qua đó tiêu mòn dần thói quen ích kỷ nhỏ mọn, tánh tật tham thích ăn ngon xài phí... Luôn mở tấm lòng thương yêu vạn loại chúng sinh. Đứng trước mọi trường hợp luôn có cái nhìn hướng thượng, hướng thiện và thái độ bao dung. Ông mang tâm nguyện làm sao để cho tất cả những người con Phật ý thức rằng “lời dạy của Phật” phải ứng dụng được vào hoàn cảnh sống hiện tại, nhất là hạng phàm phu chánh cống ở thời mạt pháp tràn bao mê mờ tà kiến này!

Khi ông từ trần, các kỳ lễ cúng tuần, chư vị đồng tu các nơi tựu hội về, người thì nói:

- Nhờ anh Hai khuyên... mà tôi mới biết tu!...

Kẻ lại nói:

- Nhờ chú Hai... mà tui mới ăn chay niệm Phật!...

Có vị phát biểu rằng:

- Nhờ bác Hai mà con mới quy y Tam Bảo, giác ngộ Phật Pháp, vơi bớt não phiền!...

Và còn rất nhiều, rất nhiều những câu nói bắt đầu bằng chữ “Nhờ” như vậy!

(Thuật theo lời: Nguyễn Thị Kim Châu, con gái của ông và đồng đạo Hồng Vân)


    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Những Đêm Mưa


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.7.53 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...