Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ »» 3. Luân hồi »»

Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
»» 3. Luân hồi

Donate

(Lượt xem: 8.434)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ - 3. Luân hồi

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Vòng xoay tái diễn của những bất ổn

Tình trạng mà chúng ta đang sống được gọi là vòng luân hồi, hay trong tiếng Sanskrit là samsara. Thuật ngữ này miêu tả một vòng xoay tái diễn của những vấn đề bất ổn, trong đó chúng ta liên tục được sinh ra, chịu đựng nhiều khổ đau trong suốt quá trình sống và cuối cùng chết đi. Không có một sức mạnh hay thực thể bên ngoài nào giam giữ chúng ta trong luân hồi. Nguồn gốc mọi bất ổn của chúng ta nằm trong sự vô minh của chính ta: chúng ta không hiểu được mình là ai và không hiểu được bản chất của mọi hiện tượng quanh ta.

Theo quan điểm triết học Phật giáo, do không nhận thức được bản chất của chính mình nên chúng ta nhận hiểu sai về mọi hiện tượng quanh tâ cũng như về chính bản thân mình. Chúng ta suy nghĩ hoàn toàn không đúng thật về phương cách hiện hữu của mọi sự vật. Chúng ta quan niệm sai lầm về bản chất thật của chính mình, ta nghĩ về mình như một thực thể thường hằng, chắc thật và có thể xác định. Và rồi ta nuôi dưỡng “cái tôi chắc thật” trong ảo tưởng này một cách trìu mến. Trong đầu ta lúc nào cũng tồn tại một ý tưởng xuyên suốt là: “Tôi ao ước hạnh phúc, và hạnh phúc của tôi là điều quan trọng nhất.” Chúng ta suy nghĩ và hành động như thể mình là trung tâm điểm của vũ trụ, vì ý tưởng “hạnh phúc của tôi, khổ đau của tôi” luôn được quan tâm trước nhất và tồn tại thường xuyên trong tâm ta. Mối quan tâm đến người khác bao giờ cũng được đặt sau mối quan tâm đến chính bản thân mình.

Vì không hiểu được bản chất rốt ráo của con người và mọi hiện tượng, chúng ta phát triển tâm tham luyến và sân hận đối với ngoại cảnh. Ta bám víu vào những gì mang đến lợi ích cho ta; ta căm ghét những người và sự vật nào có vẻ đe dọa đến hạnh phúc của ta. Cuộc đời ta trôi lăn trong vòng yêu và ghét, thích và không thích. Tâm thức ta thay đổi liên tục như trò chơi bập bênh lên xuống, dao động không ngừng về mặt cảm xúc.

Chúng ta cũng thăng trầm biến động khi đi từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Vì trong cuộc sống, hành vi của ta có cả thiện nghiệp lẫn ác nghiệp, nên có khi ta tái sinh vào một đời sống nhiều khổ đau và cũng có khi tái sinh vào một đời sống nhiều hạnh phúc. Không có gì là ổn định chắc chắn cả. Không có sự an ổn, không có gì bảo đảm rằng ta sẽ có hạnh phúc bền lâu, cho dù ta chỉ mong muốn có thế thôi.

Do ảnh hưởng của vô minh, chúng ta hành động và tạo nghiệp. Khi đã hiểu được luật nhân quả, ta sẽ nỗ lực làm điều thiện. Khi ta không hiểu biết nhân quả, hoặc sống buông thả, tâm ta sẽ dễ dàng rơi vào ảnh hưởng của các khuynh hướng tiêu cực như tham lam, sân hận, đố kỵ, kiêu mạn, ích kỷ, và ta hành động một cách tiêu cực. Những hành động này để lại các chủng tử [bất thiện] trong dòng tâm thức, và những chủng tử này tác động đến kinh nghiệm sống của ta.

Vào lúc chết, các thức giác quan của ta mất đi năng lực hiện hành và dòng tâm thức ngày càng trở nên tinh tế hơn. Điều này có thể làm ta hoảng loạn, vì ta đã quen sống với thân thể hiện tại của mình và bám luyến mạnh mẽ vào nó. Trong lúc lâm chung, khi cảm thấy mình bị tách rời khỏi thân thể, ta khao khát được ở lại trong đó. Nhưng cuối cùng khi nhận ra rằng sự chia tách là không thể tránh khỏi, ta sẽ cố hướng đến việc sở hữu một thân thể khác.

Hai yếu tố này, sự khao khát và sự bám luyến, là điều kiện để một số các chủng tử nghiệp đã tạo trước kia của ta được chín muồi. Và sự chín muồi của các chủng tử nghiệp này khiến cho tâm thức ta bị cuốn hút vào một dạng đời sống cụ thể, và chúng ta tái sinh trong một thân thể khác. Cứ như vậy, chúng ta đi từ đời sống này sang đời sống khác.

Nhưng không có tái sinh nào là vĩnh viễn. Chúng ta tái sinh trong những dạng thân thể khác nhau tùy theo nghiệp nhân đã tạo, và chúng ta chỉ nhận lãnh một nghiệp quả trong thời gian mà nghiệp lực của quả ấy còn tồn tại. Một khi nghiệp lực ấy đã cạn kiệt, ta sẽ rời bỏ thân thể đó để nhận một thân thể khác. Một số tái sinh có thể kéo dài, nhưng không có tái sinh nào là vĩnh viễn.

Một số người có quan niệm rất lý tưởng về tái sinh. Họ nghĩ rằng, sau khi chết chúng ta sẽ ở một nơi nào đó trên không gian rồi nhìn xuống và suy nghĩ: “A, tôi muốn tái sinh làm con của người cha, người mẹ đó!” Vấn đề không phải như vậy. Chúng ta không thể chọn lựa một cách tỉnh táo. Do nghiệp lực của những hành vi và tư tưởng bất thiện, dòng tâm thức của ta bị xô đẩy vào một thân thể khác. Chúng ta thấy một thân thể rất hấp dẫn đối với mình và chúng ta bám chặt lấy nó. Theo cách đó, ta đi vào trong một thân thể mới và vòng luân hồi tiếp diễn.

Cũng có một số người cho rằng mỗi lần tái sinh như một thử thách: ta sinh vào một hoàn cảnh cụ thể để học hỏi những điều đặc biệt. Quan điểm này hàm ý có một kế hoạch nào đó phía sau nó, hoặc là có ai khác quyết định những gì ta cần phải học, hoặc bản thân ta tự nhận biết điều đó. Vấn đề không phải như vậy. Chúng ta tái sinh vào một thân thể nào đó là do có những nhân duyên kết hợp đầy đủ. Không hề có những bài học được vạch sẵn để chúng ta học hỏi trong những kiếp sống của mình. Chúng ta có học hỏi được gì từ những kinh nghiệm sống của mình hay không là hoàn toàn tùy thuộc ở chính chúng ta.

Các dạng đời sống khác

Theo tư tưởng Phật giáo, có sáu cảnh giới sống khác nhau trong vòng khổ đau luân hồi. Ba cảnh giới sống phước báu là trời, người và a-tu-la. Ba cảnh giới sống kém phước là các loài thú, kể cả côn trùng (súc sanh); cảnh giới sống thường xuyên không được thỏa mãn và nhiều tham luyến (ngạ quỷ); cảnh giới sống thường xuyên sợ hãi và đau khổ (địa ngục). Một số người thấy khó có thể tin được về sự tồn tại của sáu cảnh giới sống như vậy, vì chúng ta chỉ nhìn thấy sự hiện hữu của con người và các loài vật. Làm sao ta có thể biết được là những cảnh giới sống khác tồn tại?

Khi mới bắt đầu học Phật, tôi cũng thấy khó mà tin được về sự tồn tại của những cảnh giới sống khác. Nhưng rồi tôi nhớ lại rằng, các giác quan của chúng ta không có khả năng nhận biết được tất cả sự vật đang hiện hữu. Những con chim ó có thể nhìn thấy những gì mà con người chúng ta không thể thấy; con chó có thể nghe được những âm thanh mà con người không thể nghe. Chúng ta không thể nhìn thấy các hạt nguyên tử bằng mắt thường, cũng không thể hiểu biết tường tận về các hành tinh và thái dương hệ khác. Khi thừa nhận những giới hạn của các giác quan và phạm vi kiến thức khoa học hiện nay của chúng ta, tôi bắt đầu nghĩ rằng các cảnh giới sống khác có thể đang tồn tại nhưng ta không nhận biết được.

Có một cách khác nữa đã giúp tôi suy xét về khả năng có thể có sự tồn tại của những cảnh giới sống khác. Đó là quan sát các biểu hiện tính khí, tư tưởng và thái độ khác biệt đa dạng của con người. Chẳng hạn, có lúc chúng ta thấy hài lòng, nhẫn nhục và khoan thứ. Nhờ vào trạng thái an tịnh của tâm thức, môi trường quanh ta và những con người ta tiếp xúc có vẻ như rất dễ mến và đầy thích thú. Thậm chí nếu có người cố ý khiêu khích, ta cũng bỏ qua và vẫn giữ được sự vui vẻ bằng cách đùa cợt, chuyện gẫu với anh ta.

Bây giờ, hãy khuếch đại trạng thái tâm lý này lên và phóng chiếu ra bên ngoài thành toàn bộ môi trường sống và thân thể của ta. Đây chính là cảnh giới sống của chư thiên cõi trời.

Có những lúc khác, ta quá giận dữ đến mức mất cả bình tĩnh. Đôi khi, năng lượng giận dữ trong ta quá mạnh mẽ đến nỗi dù không bị ai quấy rầy, ta cũng cố tìm một ai đó để trút giận. Cơn giận của ta được kết hợp với sự phóng tưởng, khiến ta trở nên cực kỳ nhạy cảm và đáng sợ không có nguyên nhân. Cách thức cảm nhận của ta đối với con người và sự vật quanh ta thay đổi, ta thấy có vẻ như người khác đang cố hãm hại ta, cho dù thực sự không phải thế. Thử tưởng tượng rằng cơn giận và tâm trạng phóng tưởng đó tăng lên mãnh liệt và phóng chiếu ra bên ngoài thành toàn bộ thân thể và môi trường sống của ta. Đây chính là cảnh giới sống của sợ hãi và khổ đau.

Bằng cách như vậy, ta có thể hình dung ra sự tồn tại của những cảnh giới sống khác: thân thể và môi trường sống là sự hiển lộ trạng thái tâm lý của chúng ta. Cũng giới như những hành vi thiện sẽ thu hút ta về những tái sanh phúc lạc, những khuynh hướng tiêu cực hiển lộ thành đời sống khổ đau. Bất kỳ điều gì ta lãnh thọ - hạnh phúc hay khổ đau - đều xuất phát từ chính tâm thức ta.

Một số người thắc mắc tại sao các loài thú bị liệt vào trong ba cảnh giới tái sinh bất hạnh. Một số những con thú rất thông minh và hiền lành. Có những con vật được sống trong những điều kiện còn tốt hơn so với một số con người. Các loài thú cũng hiếm khi phá hoại như sức phá hoại của con người. Chúng chỉ giết hại [sinh mạng khác] khi cần thiết, chúng không chế tạo ra bom nguyên tử có khả năng hủy diệt cả nền văn minh.

Những điểm này nghe rất thuyết phục. Tuy vậy, con người có khả năng và trí tuệ đặc biệt mà nếu vận dụng một cách sáng suốt có thể mang lại những kết quả lớn lao hơn nhiều so với loài vật. Một con mèo không thể nhận hiểu được lời khuyên để thôi giết hại loài chuột và khởi tâm từ bi với chúng. Một con cá heo cũng không thể lĩnh hội được giáo pháp về bản chất rốt ráo của mọi hiện tượng. Điều đặc biệt trong đời sống con người khi so sánh [với thú vật] là, đối với chúng ta thì việc từ bỏ điều ác và thực hành điều thiện là tương đối dễ dàng hơn.

Cho dù thú vật được xem là cảnh giới tái sinh thấp kém, nhưng điều đó không có nghĩa là con người có thể khai thác và ngược đãi chúng. Trái lại, Phật giáo dạy rằng mọi hình thái của sự sống đều cần được tôn trọng, quan tâm và đối xử đúng đắn.

Làm thế nào mà những kẻ đã tái sinh vào cảnh giới súc sanh có thể trở lại làm người? Trong những kiếp sống quá khứ, khi còn được làm người, họ đã tạo tác cả thiện nghiệp lẫn ác nghiệp. Những chủng tử nghiệp này tồn tại trong dòng tâm thức của họ. Khi chấm dứt kiếp người đó, một chủng tử nghiệp bất thiện đã thuần thục và khiến cho người ấy phải tái sinh làm súc sanh.

Việc nuôi dưỡng các khuynh hướng hiền thiện và hành động phù hợp theo các khuynh hướng đó là rất khó khăn đối với loài vật. Tuy nhiên, loài vật cũng có thể có được những chủng tử thiện nghiệp nhờ việc nghe những lời cầu nguyện và tụng đọc kinh điển, hoặc nhờ đi nhiễu quanh các tháp Phật hay chùa chiền. Nhờ được tiếp xúc với đối tượng có năng lực đạo đức mạnh mẽ nên một chủng tử nghiệp lợi lạc được gieo cấy vào dòng tâm thức của chúng. Điều này cũng tương tự như một ấn tượng được tạo ra bởi dòng chữ quảng cáo “Hãy dùng món bắp rang” xuất hiện chớp nhoáng trên màn hình khi ta đang xem phim. Ta không nhận biết rõ, nhưng nó thực sự có tác động đến tâm trí ta.

Trong dòng tâm thức của loài súc sanh vẫn lưu giữ những chủng tử thiện nghiệp mà chúng đã tạo ra trước đây khi còn được làm người. Khi nghiệp lực súc sinh đã hết - vì tái sinh ở mọi cảnh giới dù cao hay thấp cũng đều là tạm thời, không vĩnh viễn - thì những chủng tử thiện nghiệp rất có thể sẽ thuần thục, khiến cho những chúng sinh đó được tái sinh trở lại làm người.

Với lòng bi mẫn, đức Phật đã giảng dạy rõ ràng về những cảnh giới sống khác nhau để giúp chúng ta tỉnh giác đối với hậu quả lâu dài về sau do những hành vi của mình. Hiểu được điều này, chúng ta sẽ luôn tỉnh thức về những gì ta suy nghĩ, nói năng hay hành động, và ta cũng sẽ dành thời gian để phát triển những phẩm tính tốt đẹp của mình. Đức Phật dạy rằng:

“Khổ đau không phát sinh từ bất kỳ nơi nào khác hơn là tâm thức buông thả của chính ta. Nếu ta muốn đạt hạnh phúc chân thực, thì cách tốt nhất là phải tự mình tu tập để loại bỏ những tâm hành bất thiện trong tâm thức.”

    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.180.253 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...