Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
291]
NÓI RÕ PHẦN ÐẦU CỦA BA MƯƠI PHÁP NI TÁT KỲ BA DẠ ÐỀ.
1. GIỚI: CẤT Y DƯ QUÁ HẠN.
Khi Phật an trú tại một tinh xá có lầu gác trong rừng Ðại Lâm, nói rộng như trên. Bấy giờ, trưởng lão Nan Ðà và Ưu Ba Nan Ðà du hành các thôn xóm rồi chở về đầy xe các thứ vải vóc phẩm vật đã nhận được. Sáng sớm hôm ấy, Thế Tôn nghe tiếng xe chở nặng, biết mà vẫn hỏi các Tỳkheo: "Tiếng xe gì vậy?".
Các Tỳkheo bạch với Phật: "Bạch Thế Tôn! Ðó là tiếng xe của trưởng lão Nan Ðà và Ưu Ba Nan Ðà du hành tại các thôn xóm đã nhận được nhiều vải vóc và phẩm vật chở về".
Khi ấy, Thế Tôn bèn suy nghĩ: "Các đệ tử của Ta tìm cầu nhiều y vật đến như vậy nhỉ!"Sau đó vào một đêm mồng tám giữa mùa đông, tuyết sa rất lạnh, đầu đêm Thế Tôn mặc chiếc áo nhập vào thiền có giác, có quán, đến lúc nửa đêm cảm thấy hơi lạnh, Thế Tôn bèn mặc chiếc áo thứ hai, nhưng đến cuối đêm, lại cảm thấy lạnh hơn, bèn mặc thêm chiếc áo thứ ba. Thế rồi, ngài suy nghĩ: "Các đệ tử của Ta chỉ cần mặc ba y (áo) là đủ ngăn ngừa những khi quá lạnh, quá nóng, đề phòng muỗi mòng, che khuất sự hổ thẹn, không làm tổn thương đến thánh thể. Nếu ai không chịu nổi rét lạnh thì Ta cho phép mặc thêm những chiếc áo cũ kĩ".
Thế rồi, trải qua đêm đến sáng sớm, Thế Tôn bèn đi đến chỗ các Tỳkheo, (291b) trải tọa cụ ngồi, nói với các Tỳkheo: "Một hôm vào buổi sớm mai ta nghe tiếng xe chở nặng bèn hỏi các Tỳkheo: "Tiếng xe gì thế?", các Tỳkheo đáp: "Trưởng lão Nan Ðà và Ưu Ba Nan Ðà du hành các xóm làng và nhận được nhiều y vật, nên đã dùng xe chở về vậy". Ta bèn suy nghĩ: "Các đệ tử của Ta tìm cầu nhiều y vật, sính mặc nhiều áo thế nhỉ?". Rồi vào một đêm mùng tám giữa mùa đông..., cho đến mặc ba chiếc áo, bèn suy nghĩ: "Các đệ tử của Ta chỉ cần mặc ba y là vừa đủ ngăn ngừa khi quá lạnh, quá nóng, đề phòng các muỗi mòng, che khuất sự hổ thẹn, không làm tổn thương đến thánh thể". Từ hôm nay trở đi, Ta cho phép các Tỳkheo chỉ cất giữ chừng ba y. Nếu được vải mới thì may một y Tăng già lê hai lớp, một y Uất đa la tăng một lớp và một y An đà hội một lớp. Nếu ai không kham chịu lạnh thì Ta cho phép tùy ý mặc thêm những chiếc y cũ".
Lại nữa, khi Phật ở tại Tỳ Xá Ly, nói rộng như trên. Bấy giờ, tại một làng kia có ba Tỳkheo Ma ha la cùng sống chung. Rồi một người qua đời để lại nhiều y vật, hai người còn sống không biết chia cách nào, một Tỳkheo nói: "Tôi cần Tăng già lê". Người thứ hai cũng nói: "Tôi cũng cần nó". Như vậy hai người đều muốn giành các vật mà không thể quyết đoán được. Khi ấy Ưu Ba Nan Ðà du hành các thôn xóm rồi ghé qua chỗ họ. Các Ma ha la từ xa trông thấy Thầy đến, bèn suy nghĩ: "Ông này thuộc dòng dõi Thích Ca, tướng hảo đoan chánh, xuất gai từ dòng giống Phật, có thể giúp chúng ta chấm dứt sự tranh giành này", bèn thưa: "Tại chỗ chúng tôi hiện có các y vật, ai cũng muốn giành lấy, không thể chia được. Hôm nay mong tôn giả hãy vì chúng tôi mà chia giúp các y vật này để tránh sự tranh giành ".
Ưu Ba Nan Ðà đáp: "Tôi chia giúp y vật cho các ông tránh sao khỏi các ông oán tôi!".
Ma ha la nói: "Nếu Thầy không chia thì ai chia giúp chúng tôi? Chẳng lẽ chúng tôi đi nhờ các ngoại đạo chia giùm y vật hay sao?".
Ưu Ba Nan Ðà lại nói: "Trước hết hai người phải cam kết nghe theo lời tôi, thì tôi mới chia cho".
Ðáp: "Xin nghe lời".
Thế rồi, Ưu Ba Nan Ðà bảo: "Ðem hết các vật ra đây".
Họ bèn đem ra. Rồi Ưu Ba Nan Ðà chia làm ba phần. Khi ấy, Ma ha la suy nghĩ: "Chúng ta chỉ có hai người mà ông ta lại chia làm ba phần, hay là ông ta muốn lấy một phần chăng? Vậy hãy bảo ông ta lấy một phần để chấm dứt sự tranh chấp của chúng ta".
Sau khi chia ba phần ấy đã xong, Ưu Ba Nan Ðà lại hỏi các Ma ha la: "Còn vật gì hãy đem hết ra đây, kẻo để sau này lại tranh chấp nhau nữa". Người thứ nhất không muốn đem ra, nhưng người thứ hai bèn lấy mang ra, rồi nói: "Hết cả rồi!". Khi ấy, Ưu Ba Nan Ðà bèn chia thêm vào ba phần trước rồi tự mình đứng giữa hai phần, còn một phần đem đặt giữa hai Ma ha la, nói: "(291c) Các ông hãy nghe tôi làm Yết ma". Ðáp: "Vâng", bèn nói: "Hai phần này và cả tôi, như vậy tôi có ba; còn hai ông và một phần, như vậy hai ông cũng có ba. Thế là đằng này ba, đằng đó ba, hai bên đều được ba là công bằng phải không?". Các Ma ha la vì trước đó đã cam kết, hơn nữa do sợ uy con dòng họ Thích, nên không dám nói gì nữa.
Thế nên hai người bằng lòng nhận lấy một phần ấy, nhưng không biết làm sao chia, bèn nói: "Trưởng lão! Phần này của chúng tôi giờ đây phải chia bằng cách nào?"
Bấy giờ, Ưu Ba Nan Ðà bèn chia ra làm hai phần. Rồi mỗi Ma ha la nhận lấy một phần mang đi.
Bấy giờ, các Tỳkheo bèn đem nhân duyên ấy bạch với Phật: "Bạch Thế Tôn! Vì sao mà Ưu Ba Nan Ðà lại lừa gạt các Tỳkheo Ma ha la kia như vậy?".
Phật bèn nói với các Tỳkheo: "Ông Ưu Ba Nan Ðà này không những ngày nay lừa gạt các Tỳkheo ấy mà trong thời quá khứ cũng đã từng lừa dối họ". Các Tỳkheo lại bạch với Phật: "Ðã từng có như vậy sao?".
Ðáp: "Ðã từng có như vậy. Trong thời quá khứ, tại một nước ở phương Nam, có một con sông trong sạch, trong sông ấy có hai con rái cá, một con có thể lặn xuống nước sâu, còn một con chỉ lặn ở trên cạn. Bấy giờ, con lặn dưới sâu, bắt được một con cá lý... như trong kinh Bản Sinh đã nói rõ".
Lại nữa, khi Phật ở tại Tỳ Xá Ly, nói rộng như trên. Vì mười việc lợi ích mà cứ năm hôm đức Như Lai đi tuần hành đến các phòng Tỳkheo một lần. Khi Thế Tôn đi qua các phòng, đến phòng của A Nan Ðà trông thấy trong phòng cất chứa nhiều y vật: Có y đang hong phơi, có y đang may, có cái đang nhuộm, có cái vừa mới đập cho hết hồ, có cái tác tịnh. Nan Ðà sắp xếp từng chỗ như thế, giống như đang chuẩn bị mở đại hội bố thí các tăng vật.
Khi ấy, Thế Tôn tuy biết mà vẫn hỏi: "Nan Ðà! Những y vật này của ai thế?"
Ðáp: "Của con đấy".
Phật nói:"Này Tỳkheo! Y này nhiều quá!".
Nan Ðà liền bạch với Phật: "Bạch Thế Tôn! Trước đây Thế Tôn cho phép dùng hai lớp y Tăng già lê, một lớp y Uất đa la tăng và một lớp y An đà hội kia mà!".
Phật nói: "Nhưng y này cũng vẫn nhiều".
Ðáp: "Bạch Thế Tôn! Con có các đệ tử đồng hành, đệ tử y chỉ đều cần may hai lớp y Tăng già lê, một lớp y Uất đa la tăng, một lớp y An đà hội, lại còn may y cho Sa di nữa".
Phật lại nói: "Nhưng y này cũng vẫn còn nhiều".
Rồi thầy bạch với Phật: "Bạch Thế Tôn! Những người xuất gia chúng con khi cần đến y phục thì khó tìm được, cho nên các vải vóc này giặt phơi xong rồi, con đem cất vào trong tủ, để khi y phục bị rách sẽ lấy ra may y mà dùng".
Phật bèn nói với Nan Ðà: "Ðó là việc xấu. Ông là người xuất gia vì sao vẫn còn tham lam như kẻ thế tục? Ông há không thường nghe Ta (292a) chê trách đa cầu, đa dục, khó thỏa mãn và khen ngợi thiểu dục tri túc hay sao? Thế mà nay ông lại đa dục, khó thỏa mãn, cầu nhiều y vật cất chứa lâu dài. Ðó là điều phi pháp, phi luật, trái lời Ta dạy, không thể dùng việc đó để nuôi lớn thiện pháp được. Vì sao lại cất chứa vải lâu ngày để dùng? Từ nay trở đi nếu nhận được vải vóc thì cho phép cất giữ một đêm".
Các Tỳkheo liền bạch với Phật: "Bạch Thế Tôn! Vì sao ông Nan Ðà này lại cất chứa nhiều vải mà không biết đủ?".
Phật liền nói với các Tỳkheo: "Ông Nan Ðà này không những ngày nay cất chứa nhiều vải vóc, không biết đủ, mà trong thời quá khứ cũng đã từng cất chứa nhiều, không biết đủ, như trong Kinh Ðiểu Sinh (Thuộc Bản Sinh?) đã nói rõ".
Lại nữa, khi Phật an trú tại Câu Xá Di, được chư thiên và người đời cung kính cúng dường. Ðến giờ khất thực, Thế Tôn khoác y, cầm bát đi vào thành Câu Xá Di tuần tự khất thực. Bấy giờ, hoàng hậu của quốc vương tên là Xá Di, đem một ngàn năm trăm tấm dạ cúng dường cho Thế Tôn. Phật bèn bảo A Nan đem những tấm dạ ấy chia cho các Tỳkheo. Trưởng lão A Nan liền đem chia cho các Tỳkheo, nhưng các Tỳkheo không nhận, và nói với A Nan: "Dùng kiếp bối nhuộm chưa xong, cho nên không đúng pháp".
Khi đó, A Nan đem nhân duyên ấy đến bạch với Thế Tôn. Phật liền nói với A Nan: "Từ nay trở đi nếu được vải thừa, ta cho phép để dành đến mười hôm".
Thế rồi, có các Tỳkheo cất vải thừa đã đủ mười ngày bèn cầm đến bạch với Phật: "Bạch Thế Tôn! Những vải này cất đã mười ngày, nay phải làm sao?"
Phật nói với các Tỳkheo: "Nếu có Tỳkheo bạn ở gần bên thì nên làm phép tịnh thí, rồi mười ngày thay đồ cũ và mặc đồ mới một lần".
Lại nữa, khi Phật ở tại Tỳ Xá Ly, hằng năm, dân chúng tại thành này cúng dường chúng Tăng ăn uống xong rồi, bèn bố thí y vật cho các Tỳkheo, nhưng các Tỳkheo không nhận. Thế rồi, các thí chủ bèn đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân, rồi bạch với Phật rằng: "Có phương tiện gì cho phép các Tỳkheo nhận các y vật về dùng, để cho người bố thí thì được phước, người thọ dụng thì được lợi ích hay không?".
Phật nói: "Ðược". Như trên đã nói rõ.
Lúc bấy giờ, Phật truyền lệnh cho các Tỳkheo đang sống tại Tỳ Xá Ly phải tập họp lại tất cả, vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỳkheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
-- "Nếu Tỳkheo, việc y phục đã hoàn tất, y Ca hi na cũng đã xả, nhận được y (do thí chủ cúng dường) được cất giữ trong vòng mười hôm; nếu quá mười hôm thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề".
Giải thích:
- Y phục đã hoàn tất: Tỳkheo đã may xong ba y, gọi là y đã hoàn tất. Hoặc không thọ y Ca hi na, cũng gọi là y đã hoàn tất. Hoặc đã xả y Ca hi na, cũng gọi là y đã hoàn tất. (292b) Hoặc y giặt nhuộm đã xong, cũng gọi là y đã hoàn tất.
- Y: Gồm có các loại: y Khâm bà la, y kiếp bối, y Sô ma, y Câu xá da, y Xá na, y Ma, y Khu mâu đề. Lại có các loại y khác như: Tăng già lê, Uất đala tăng, An đà hội, Ni sư đàn, y Tắm mưa, y Che ghẻ, y Chắp vá, y Cư sĩ, y Phấn tảo, hoặc làm, hoặc không làm, y Như pháp, y không như pháp, y biết rõ, y Ca hi na. Ðó gọi là y.
- Ðã xả: Tức xả y Ca hi na. Có mười trường hợp xả y như sau: 1- Thọ y xả; 2- Y hết xả ; 3- Hết thời gian mà xả; 4- Nghe xả; 5- Ra đi (khỏi trú xứ) xả; 6- Bị mất mà xả; 7- Bị hư mà xả; 8- Ðưa y đi chỗ khác mà xả; 9- Thời gian đã qua mà xả; 10- Hết thời gian mà xả. Ðó gọi là mười trường hợp xả y.
- Vừa đúng mười ngày: Số ngày tối đa là mười ngày.
- Y để lâu ngày (trường y): Ngoại trừ số y được phép thọ dụng, các y khác nếu để quá mười ngày thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề.
- Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề: Nghĩa là chiếc y đó cần phải xả giữa Tăng, rồi sám hối tội Ba Dạ Ðề; nhưng nếu không xả mà sám hối, thì phạm tội Việt Tỳ Ni.
- Ba Dạ Ðề: Các tội phải đọa vào đường ác như: Tội được thấy, được nghe, tội bị cử (nêu ra).v.v... Nếu Tỳkheo ngày thứ nhất được y, rồi liên tục các ngày khác đều nhận được y, thì được cất trong vòng mười ngày không cần tác tịnh (cho tượng trưng). Nếu quá mười ngày thì tất cả các y đó đều phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề.
Nếu Tỳkheo ngày thứ nhất được y, rồi liên tục các ngày khác cũng được y mà trong nửa số đó có tác tịnh, nửa số không tác tịnh, thì những cái có tác tịnh là hợp pháp, còn những cái không tác tịnh là không hợp pháp, nếu để quá mười ngày thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề.
Nếu Tỳkheo ngày thứ nhất được y, ngày thứ hai tác tịnh; ngày thứ hai lại được y, ngày thứ ba tác tịnh; ngày thứ ba lại được y, ngày thứ tư tác tịnh; ngày thứ tư lại được y, ngày thứ năm tác tịnh; ngày thứ năm lại được y, ngày thứ sáu tác tịnh; ngày thứ sáu lại được y, ngày thứ bảy tác tịnh; ngày thứ bảy lại được y, ngày thứ tám tác tịnh; ngày thứ tám lại được y, ngày thứ chín tác tịnh; ngày thứ chín lại được y, ngày thứ mười tác tịnh; ngày thứ mười lại được y để đến ngày thứ mười một, thì tất cả đều phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề. Vì tương tục không gián đoạn vậy.
Nếu Tỳkheo ngày thứ nhất được y liền tác tịnh ngay trong ngày ấy, cho đến hết ngày thứ mười được y, liền tác tịnh trong ngày thứ mười, ngày thứ mười một được một y, tác tịnh trong ngày thứ mười một, thì phạm tội Việt Tỳ Ni. Vì không gián đoạn vậy.
- Gián đoạn: Nếu Tỳkheo ngày thứ nhất được y, bèn đình lại đến chín ngày; ngày thứ hai được y, bèn đình lại đến tám ngày, ngày thứ ba được y, bèn đình lại đến bảy ngày; ngày thứ tư được y, bèn đình lại đến sáu ngày; ngày thứ năm được y, bèn đình lại đến năm ngày; ngày thứ sáu được y, bèn đình lại đến bốn ngày; ngày thứ bảy được y, bèn đình lại đến ba ngày; ngày thứ tám được y (292c), bèn đình lại đến hai ngày; ngày thứ chín được y, bèn đình lại đến một ngày; ngày thứ mười được y, bèn tác tịnh tất cả các y kể trên trong ngày thứ mười. Nếu ngày thứ mười một được y, thì không nên nhận. Ðó gọi là gián đoạn.
Nếu Tỳkheo trước được y nhiều, sau được y ít, do vì hiệu lực của y trước, nên phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề. Nếu Tỳkheo trước được y ít, sau được y nhiều, vì hiệu lực của y trước, nên phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề. Nếu Tỳkheo trước có y, trung gian không có, nếu có thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề. Nếu Tỳkheo trước không có y, trung gian lại có, nếu có, thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề .
(Lại có các trường hợp) Hoặc các Tỳkheo không thọ y Ca hi na mà tưởng có thọ; hoặc đã xả y Ca hi na mà tưởng chưa xả; hoặc không thọ y mà tưởng có thọ; hoặc không tác tịnh mà tưởng đã tác tịnh ; hoặc không cho (người khác) mà tưởng đã cho; hoặc không ghi nhớ mà tưởng ghi nhớ; hoặc vì trong lòng mê muội, tác tịnh không đúng chỗ...
- Không thọ y Ca hi na mà tưởng có thọ: Tỳkheo không thọ y Ca hi na mà tự bảo đã thọ, rồi cất giữ y quá mười ngày thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề.
- Ðã xả y Ca hi na mà tưởng chưa xả: Tỳkheo đã xả y Ca hi na mà tự bảo chưa xả, rồi cất giữ y quá mười ngày thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề.
- Chưa thọ y mà tưởng đã thọ: Nếu Tỳkheo đối với ba y tự mình không thọ mà tự bảo mình đã thọ rồi, nên không tác tịnh để y quá mười ngày thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề.
- Chưa tác tịnh mà tưởng đã tác tịnh: Tỳkheo cất y lâu ngày không tịnh thí (cho người khác theo thủ tục chứ không thực cho), mà tưởng mình đã tịnh thí rồi để quá mười ngày, thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề.
- Không cho mà tưởng đã cho: Chiếc y ấy không hiến cho Tháp, không hiến cho Tăng, không cho người, mà bảo là đã cho rồi, để quá mười ngày, thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề.
- Không nhớ rõ mà tưởng nhớ rõ: Nếu Tỳkheo không nhớ rõ rằng đây là Ni sư đàn, đây là y Che ghẻ, đây là áo tắm mưa, mà tưởng là nhớ rõ, rồi không tác tịnh, để quá mười ngày thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề.
- Mê muội: Nếu Tỳkheo được y, mà vì mê muội, nên không tác tịnh, để quá mười ngày thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề.
- Tâm niệm thuyết tịnh: Trong lòng định thuyết tịnh, mà miệng không nói thành lời đó gọi là thuyết tịnh phi pháp, phạm tội Việt Tỳ Ni. Nhưng nếu miệng nói thì không có tội.
- Không đúng chỗ: Nếu tác tịnh với người thế tục, người không hay biết, với súc sinh, thì cũng như không tác tịnh. Nếu (tác tịnh rồi) để quá mười ngày thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề.
Ưu Ba Ly bạch với Phật: "Bạch Thế Tôn! Thầy Tỳkheo có y thừa muốn tác tịnh, vậy phải tác tịnh với ai?".
Phật nói với Ưu Ba Ly: "Nên tác tịnh với Tỳkheo, Tỳkheo ni, Thức xoa ma ni, Sa di, Sa di ni" (293a).
Lại hỏi: "Tác tịnh với những người ở cách mình chừng bao xa?". Phật nói: "Chừng ba do tuần và phải biết họ đã mất hay còn (Họ còn sống mới tác tịnh được)".
Ưu Ba Ly lại bạch với Phật: "Bạch Thế Tôn! Chiếc y để dành đem tác tịnh với Sa di mà Sa di ấy thọ giới cụ túc thì thế nào?".
Phật nói: "Xưng là Tỳkheo không có tuổi hạ để tác tịnh".
Ưu Ba Ly lại hỏi: "Nếu ông Tỳkheo không có tuổi hạ ấy chết thì phải làm sao?".
Phật đáp: "Ðược đình lại mười ngày, rồi tác tịnh với những người quen biết khác".
Lại hỏi: "Tấm vải rộng mức độ nào phải tác tịnh? Mức độ nào khỏi phải tác tịnh?"
Phật nói: "Nếu tấm vải (y) rộng chừng một khuỷu tay, dài chừng hai khuỷu tay thì phải tác tịnh. Nhưng nếu hai Tỳkheo có một tấm vải chung chưa chia thì không phạm. Nếu đã chia ra rồi thì phải tác tịnh, nếu không tác tịnh để quá mười ngày thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề".
Nếu nhà Bà la môn mời chư Tăng đến thọ trai và bố thí vải vóc, nhưng có một Tỳkheo do bệnh bèn nhờ người khác nhận giúp phần vải của mình, rồi Tỳkheo ấy nhận giúp phần vải đó đem về, tuy cất lâu ngày chưa đưa vẫn không phạm tội. Nhưng khi Tỳkheo bệnh đã nhận rồi thì phải tác tịnh, nếu không tác tịnh, để quá mười ngày, thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề.
Nếu Tỳkheo nghe nói thầy hoặc đệ tử sẽ cho y cho mình, nhưng chưa nhận được, thì lâu ngày vẫn không phạm tội. Nếu đã nhận được thì phải tác tịnh, nếu không tác tịnh để quá mười ngày thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề.
Nếu Tỳkheo nhờ thợ dệt áo cho mình, áo tuy dệt xong đã lâu mà họ chưa đưa, thì Tỳkheo không phạm tội. Nhưng nếu đã nhận được áo thì phải tác tịnh, nếu không tác tịnh, để quá mười ngày thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề.
Nếu Tỳkheo mua y, tuy giá cả đã dứt khoát, nhưng chưa nhận được y thì không phạm tội. Nếu đã nhận được y thì phải tác tịnh, nếu không tác tịnh để quá mười ngày thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề.
Nếu Tỳkheo vì việc cúng dường Phật, cúng dường Tăng, rồi đi tìm kiếm y đem về để một chỗ, tuy lâu ngày chưa dùng đến vẫn không phạm.
Nếu Tỳkheo nhận được các y vật từ những cuộc bố thí lớn tại các nơi như Phật đản sinh, đắc đạo, chuyển pháp luân, chỗ A Nan mở đại hội, chỗ La Vân mở đại hội, chỗ năm năm đại hội một lần, rồi đem các y vật đó nhập vào của Tăng, chưa phân chia, tuy lâu ngày vẫn không phạm tội. Nếu y vật ấy đã phân chia, nhiều người được chung một phần, trong đó có người am tường luật đồng ý tác tịnh cho mọi người thì không có tội. Nếu không tác tịnh để quá mười ngày thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề.
Nếu Tỳkheo đi đường gặp chỗ nguy hiểm đáng sợ, bèn giấu y mà đi, để quá mười ngày trở lại lấy, thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề. Nếu có người lấy y ấy mang đến cho Tỳkheo mà Tỳkheo nhận thì cũng phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề.
Nếu Tỳkheo bị quân giặc đuổi, bèn vứt y mà chạy, quá mười ngày, có người nhặt được y ấy, đem trả lại Tỳkheo, thì Tỳkheo không có tội.
Nếu y không mất mà tưởng là mất (293b) hoặc mất mà tưởng là không mất, hoặc mất mà tưởng là mất, đều không phạm nên để quá mười ngày không có tội. Nhưng nếu y không mất mà biết là y không mất, để quá mười ngày thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề.
Nếu Tỳkheo cất y thừa quá mười ngày, muốn xả nó, thì nên nhờ một Tỳkheo trì luật, biết làm Yết ma mời một số Tỳkheo quen biết ra ngoài đại giới, nếu nơi ấy không có giới trường thì phải kết tiểu giới để làm Yết ma, rồi thầy Yết ma nên nói:
"Xin đại đức Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay lấy phạm vi từ ngoài chỗ Tăng ngồi một tầm trở vào, dùng phạm vi ấy làm Yết ma, xin các đại đức Tăng hãy nghe: Ở tại chỗ này từ ngoài chỗ Tăng ngồi một tầm trở vào trong, dùng phạm vi ấy làm Yết ma... Tăng bằng lòng nên im lặng. Việc này cứ như thế mà chấp hành".
Chỗ đất nào không làm Yết ma (kết cương giới) thì không được làm các việc của Tăng (không được giải quyết việc của Tăng), nếu làm thì phạm tội Việt Tỳ Ni. Vị luật sư nên nói với Tỳkheo ấy: "Thầy hãy xả y này". Rồi Tỳkheo ấy phải quì xuống chắp tay nói như sau:
"Mong chư đại đức Tăng nhớ cho: Con là Tỳkheo mỗ giáp đã cất y này quá mười ngày, phạm tội Ni Tát Kỳ, nay con xả nó giữa chúng Tăng".
Vị luật sư lại hỏi: "Thầy đã dùng chiếc y này chưa?". Nếu nói: "Ðã dùng", thì nên bảo: "Thầy đã phạm tội Ba Dạ Ðề, vì sử dụng y bất tịnh (không đúng qui định), do sử dụng nên phạm thêm tội Việt Tỳ Ni". Nếu đáp: "Chưa dùng". Thì lại nói: "Thầy phạm tội Ba Dạ Ðề".
Thầy Tỳkheo ấy phải quì trước vị luật sư, chắp tay bạch: "Xin trưởng lão nhớ cho: Tôi là mỗ giáp, cất giữ y quá mười ngày, đã xả giữa chúng Tăng, trong đó phạm tội Ba Dạ Ðề. Nay xin sám hối trước trưởng lão, không dám che giấu".
Vị luật sư hỏi: "Thầy có tự thấy tội không?".
Nếu đáp: "Thấy", thì nên khuyên bảo: "Chớ có phạm lại nữa".
Ðáp: "Xin vâng"(3 lần).
Rồi Tỳkheo ấy lại nói như sau: "Xin trưởng lão nhớ cho: Tôi Tỳkheo mỗ giáp, cất y quá mười ngày, đã xả giữa chúng Tăng, trong đó phạm tội Ba Dạ Ðề, vìø đã sử dụng y bất tịnh, phạm thêm tội Việt Tỳ Ni, nay hướng đến trưởng lão thành tâm sám hối tất cả các tội ấy không dám che giấu".
Vị luật sư hỏi: "Thầy có tự thấy tội không?".
Nếu đáp: "Thấy", thì bảo: "Thầy chớ có tái phạm".
Ðáp: "Xin đội lên đầu chấp hành". Lập lại như thế đến lần thứ hai, thứ ba.
Vị luật sư lại hỏi: "Trong chúng Tăng đây ai là người mà Thầy quen biết?"
Nếu đáp: "Mỗ giáp", liền nói: "Hãy ngồi theo thứ tự". Rồi làm Yết ma:
"Xin đại đức Tăng lắng nghe! Tỳkheo mỗ giáp đã cất y quá mười ngày và đã xả giữa chúng Tăng đúng pháp. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, nay Tăng đem chiếc y này cho vị Tỳkheo quen biết với Tỳkheo mỗ giáp".
Rồi bạch như sau:
"(293c) Xin đại đức Tăng lắng nghe! Thầy Tỳkheo mỗ giáp này cất y quá mười ngày và đã xả giữa Tăng đúng pháp. Nay Tăng đem chiếc y này cho Tỳkheo quen biết với Tỳkheo mỗ giáp. Các đại đức Tăng nào bằng lòng đem chiếc y này cho Tỳkheo quen biết với Tỳkheo mỗ giáp thì im lặng, ai không bằng lòng hãy nói. Ðây là lần Yết ma thứ nhất".
Lần thứ hai, thứ ba cũng nói như thế. Rồi kết luận:
"Tăng đã bằng lòng đem chiếc y này cho Tỳkheo quen biết với Tỳkheo mỗ giáp xong. Vì Tăng bằng lòng nên im lặng. Việc này cứ như thế mà thi hành"
Sau đó, thầy Tỳkheo quen biết nên trả y lại cho vị kia ngay trong ngày ấy, hoặc ngày hôm sau, nhưng không được trả ở giữa chúng Tăng, cũng không được để hơn nửa tháng mới trả. Thầy Tỳkheo ấy được y lại rồi hoặc thọ trì, hoặc tác tịnh. Nếu không biết cách thọ trì và không biết tác tịnh thì Tăng nên dạy nói như sau:
"Tôi mỗ giáp, chiếc y Tăng già lê này, chiếc y Uất đa la tăng này, chiếc y An đà hội này tôi luôn luôn thọ trì không rời nó qua đêm".
Nói như thế ba lần. Nếu tác tịnh thì nên dạy nói như sau:
"Tôi là Tỳkheo A, chiếc y này dư thừa, nay tịnh thí cho Tỳkheo B; vì Tỳkheo B ở gần tôi. Tôi sẽ tùy ý giặt phơi, vá lại và nếu có nhân duyên thì đem ra sử dụng".
Nói như vậy ba lần.
Thế nên nói:
"Nếu Tỳkheo việc y đã hoàn tất, y Ca hi na cũng đã xả, có thể cất giữ y (ngoài ba y) trong vòng mười ngày, nếu để quá mười ngày thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề".
(Hết giới Ni Tát Kỳ thứ nhất) 2. GIỚI: RỜI Y MÀ NGỦ.
Khi Phật ở tại thành Xá vệ nói rộng như trên. Bấy giờ, có một Bà la môn mời chúng Tăng về nhà nghỉ qua đêm để cúng dường và bố thí y vật. Các Tỳkheo nghe ông ta mời chúng Tăng liền suy nghĩ: "Lúc này thời tiết ôn hòa, không lạnh, không nóng, chúng ta chỉ cần mặc y thượng, y hạ đi đến, nếu ông ta cúng dường y thì ta cứ xem như thọ nhận thêm cái y thứ ba", bèn mặc y thượng và hạ ra đi.
Bấy giờ, đức Thế Tôn vì 5 việc lợi ích nên cứ 5 hôm đi tuần hành đến các phòng của Tăng chúng một lần. Khi đến đó, Thế Tôn mở cửa một căn phòng, thấy trên giá có nhiều y, mặc dù biết, Thế Tôn vẫn hỏi: "Trên giá có nhiều cái y, là y của ai thế?"
Có một Tỳkheo bệnh bạch với Thế Tôn: "Có một Bà la môn mời các Tỳkheo về nhà nghỉ qua đêm để cúng dường và bố thí các y vật. Các Tỳkheo nghĩ rằng thời tiết ấm áp nên để lại các y này, chỉ mặc thượng, hạ y mà đi, nếu như ông ta cúng dường y, thì thọ làm cái y thứ ba".
Phật liền nói với các Tỳkheo: "Nên biết rằng: Như Lai Ứng Cúng là người an lạc bậc nhất, xuất gia ly dục là niềm vui bậc nhất, tùy theo chỗ mà ở, lúc đi khất thực phải đem theo ba y và bát, ví như đôi cánh của chim (294a) luôn dính sát vào thân. Tỳkheo các ông đã từ bỏ dòng họ cũ, vì lòng tin xuất gia, thế nên, hễ đi đến đâu phải đem pháp y theo bên mình, không nên lìa y qua đêm".
Lại nữa, khi Phật an cư tại thành Xá vệ xong, bèn đi đến thành Vương xá. Lúc ấy, có một Tỳkheo ở thành Vương xá vì lòng tin xuất gia, sau khi an cư tại một thôn làng khác vừa kết thúc, nghe tin Phật an cư xong đi đến thành Vương xá, bèn thầm nhủ: "Nay ta nên đến vấn an Thế Tôn rồi cùng theo Phật đi thăm những bà con, lúc này trời không lạnh, không nóng, vậy ta nên để lại một y, chỉ cần mặc y thượng, y hạ mà ra đi". Thế là bị Thế Tôn quở trách rằng: "Phép tắc của Tỳkheo là pháp y và ứng khí (bát) phải luôn đem theo bên mình, ví như chim bay, lông cánh luôn theo bên mình, không nên rời xa".
Khi Phật trú tại thành Vương xá nơi tinh xá trong vườn trúc Ca lan đà. Bấy giờ, trưởng lão Xá Lợi Phất suy nghĩ: "Nay ta nên vì lợi ích của bà con an cư tại thôn Na La. Nhưng vì lòng tôn kính đối với Thế Tôn nên không muốn rời xa, song cũng khó đến nói với Phật".
Các Tỳkheo nghe thế, bèn đem việc ấy bạch đầy đủ với Thế Tôn. Do đó, Phật nói với các Tỳkheo: "Từ hôm nay, Ta cho phép chư Tăng ở tinh xá Trúc Viên tại thành Vương xá và chư Tăng tại thôn Na La cùng thiết lập chung một giới trường bố tát để cho Xá Lợi Phất được sống an lạc. Người làm Yết ma nên nói như sau:
"Xin đại đức Tăng lắng nghe! Từ hôm nay tinh xá Trúc Viên tại thành Vương Xá và thôn Na La cùng thiết lập chung một giới trường Bố tát. Nếu thời gian thích hợp đối với tăng, nay Tăng đem tinh xá Trúc Viên tại thành Vương xá và thôn Na la thiết lập chung một giới trường Bố tát, xin bạch như thế".
Một lần bạch Yết ma, cho đến "Vì Tăng bằng lòng nên im lặng. Việc ấy cứ như thế mà thi hành".
Bấy giờ, tôn giả Xá Lợi Phất an cư tại thôn Na La, hằng ngày đi đến tinh xá Trúc Viên đảnh lễ Thế Tôn, gặp lúc trời mưa suốt bảy ngày, bèn suy nghĩ: "Thân ta nay già yếu, mà y Tăng già lê này thì nặng, ta muốn mang đi, nhưng bị mưa ướt càng nặng thêm, còn nếu không mang đi, lỡ ra không về kịp, thành phạm tội Xả đọa. Vậy ta hãy chờ mưa tạnh rồi sẽ đi đến Thế Tôn". Nhưng lúc đi đường, gặp các ngoại đạo, tôn giả bèn luận bàn với họ (như kinh Sa Môn Quả đã nói) rồi mới đi đến Thế Tôn, đảnh lễ vấn an. Phật biết mà vẫn hỏi: "Xá Lợi Phất! Vì sao lâu ngày Ta không gặp ông?". Tôn giả bèn hướng đến Thế Tôn nói rõ các việc trên.
Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳkheo: "Từ nay trở đi gộp chung tinh xá Trúc Viên tại thành Vương xá và thôn Na La làm thành một giới "Bất ly y túc"(ngủ đêm không rời y), để các Tỳkheo được sống an lạc. Người làm Yết ma nên nói như sau:
"Xin đại đức (294b) Tăng lắng nghe! Nay từ tinh xá Trúc Viên tại thành Vương xá đến thôn Na La - Trừ các nhà dân và ranh giới của thôn - làm thành một phạm vi không mất y. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay gộp chung từ thành Vương xá đến thôn Na la - Trừ các nhà dân và ranh giới của thôn - làm thành một phạm vi không mấy y.
Các đại đức nào bằng lòng gộp chung từ thành Vương xá đến thôn Na la.- Trừ các nhà dân và ranh giới của thôn - làm thành một phạm vi không mất y, thì im lặng, ai không bằng lòng hãy nói...
- Tăng đã bằng lòng vì im lặng. Việc ấy cứ như thế mà thi hành".
Sau khi kiết giới không mất y rồi thì từ thành Vương xá đến thôn Na la, hai bên đường mỗi bên 25 khuỷu tay đều thuộc giới vức không mất y, nên Tỳkheo có thể để y tại thành Vương xá rồi đi đến thôn Na La mà không có tội, hoặc để y tại thôn Na la rồi đi đến thành Vương xá cũng thế. Như nhân duyên của Xá Lợi Phất, nhân duyên của Mục Kiền Liên cũng như vậy.
Lại nữa, khi Thế Tôn an trú tại tinh xá Kỳ hoàn thuộc thành Xá vệ. Lúc ấy có một Tỳkheo sau bữa ăn muốn đến rừng Khai Nhãn ngồi thiền, liền suy nghĩ: "Nếu ta nghỉ đêm tại rừng Khai nhãn thì sẽ mất y Tăng già lê (y này bị phạm luật), liền đem cả ba y theo; bỗng gặp Thế Tôn. Phật biết mà vẫn hỏi: "Này Tỳkheo! Vì sao thầy mang theo nhiều y thế?". Ðáp: "Bạch Thế Tôn! Con muốn đến rừng Khai nhãn ngồi thiền, nhưng sợ lỡ ra buổi chiều không trở về kịp thì sẽ mất y Tăng già lê, nên phải mang theo cả ba y".
Do thế, Phật bèn nói với các Tỳkheo: "Từ nay trở đi, kể từ rừng Kỳ Hoàn đến rừng Khai Nhãn các tinh xá Ðông phường, tinh xá Tây phường tinh xá Ðông lâm, tinh xá Tây lâm, tinh xá Vương viên, tháp Thọ trù, tinh xá Bà la lâm gộp lại làm thành giới vức không mất y, để các Tỳkheo sống trong đó được an lạc. Thầy Yết ma nên nói như sau:
"Xin đại đức Tăng lắng nghe: Nay từ Kỳ Hoàn đến rừng Khai Nhãn, từ tinh xá Ðông lâm cho đến tháp Thọ Trù, trong phạm vi đó, trừ thôn và ranh giới của thôn... nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay lấy từ rừng Kỳ hoàn cho đến tháp Thọ trù, làm pháp Yết ma kết giới không mất y. Ðó là lời tác bạch
Xin đại đức Tăng lắng nghe: Từ rừng Kỳ Hoàn cho đến tháp Thọ Trù, trong phạm vi đó, trừ thôn và ranh giới của thôn (294c) Tăng nay kết giới không mất y. Các đại đức nào bằng lòng lấy từ rừng Kỳ Hoàn qua rừng Khai Nhãn cho đến tháp Thọ Trù làm giới vức không mất y thì im lặng; ai không bằng lòng hãy nói.
Tăng đã bằng lòng lấy từ rừng Kỳ Hoàn qua rừng Khai Nhãn cho đến tháp Thọ Trù làm giới vức không mất y, vì Tăng đã bằng lòng nên im lặng. Vậy việc đó cứ như thế mà thi hành".
Lại nữa, khi Phật trú tại tinh xá Kỳ Hoàn trong thành Xá Vệ. Bấy giờ, trong thành Xá Vệ bị hỏa hoạn nên dân chúng, voi, ngựa, xe cộ và trai gái mang vác y phục chạy ra khỏi thành. Còn các Tỳkheo thì phần lớn gởi y ở trong thành, nên vì sợ cháy y mà từ ngoài chạy gấp vào trong thành. Thấy thế, những kẻ không tin Phật ở trong thành đều chê trách: "Chúng ta vì bị lửa cháy mà chạy ra khỏi thành tị nạn, còn các Sa môn này lại chạy vào thành giống như những con thiêu thân lao vào lửa, có việc gì mà gấp thế?"
Khi ấy có người nói: "Bọn Sa môn này không sống theo chánh đạo, muốn lấy đồ vật của người ta. Ví như quân trộm cướp rình xem người ta giấu của ở đâu để lấy về nuôi sống, như là thuốc trị bệnh. Bọn Sa môn này cũng như vậy, chờ khi người ta bị tai họa mà chạy xông vào thành... Ðó là những kẻ bại hoại, nào có đạo hạnh gì!"
Các Tỳkheo nghe thế, bèn đem nhân duyên ấy bạch đầy đủ lên Thế Tôn. Phật liền bảo gọi các Tỳkheo ấy đến. Họ bèn gọi đến. Khi các Tỳkheo ấy đến rồi, Phật liền hỏi: "Vì so các ông lại hướng về trong thành mà chạy khiến cho người đời hiềm trách?". Ðáp: "Bạch Thế Tôn! Y phục và vật dụng của chúng con trước đây để trong thành, khi trong thành phát hỏa, chúng con sợ mất y nên mới chạy vào để lấy".
Phật liền hỏi các Tỳkheo: "Vì sao Tăng chúng các ông không tác pháp Yết ma ly y túc?"
Ðáp: "Có tác Yết ma".
Phật lại hỏi: "Tác Yết ma bằng cách nào?"
Ðáp: "Kết luôn cả thành Xá vệ". Phật liền nói với các Tỳkheo:
-- "Vì sao các ông lại tác Yết ma gom chung chỗ A lan nhã với thôn xóm? Từ nay trở đi ta không cho phép làm phép Yết ma gom chung A lan nhã với thôn xóm, mà phải A lan nhã kết chung với A lan nhã, thôn xóm kết chung với thôn xóm . Nếu ghép chung A lan nhã với thôn xóm, thôn xóm với A lan nhã thì phạm tội Việt Tỳ Ni". Thế rồi Phật ra lệnh cho các Tỳkheo đang sống tại (295a) thành Xá vệ phải tập họp lại tất cả. Rồi vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỳkheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--"Nếu Tỳkheo việc y đã xong, y Ca hi na cũng đã xả, mà rời một trong ba y ngủ qua đêm một chỗ khác - trừ trường hợp Tăng Yết ma cho phép - thì phạm tội Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề".
Giải thích:
- Y đã xong: Ba y đã đầy đủ gọi là y đã xong. Hoặc không thọ y Ca hi la cũng gọi là y đã xong, hoặc đã xả y ca hi na cũng gọi là y đã xong, hoặc y được giặt nhuộm xong cũng gọi là y đã xong.
- Y: Y gồm có các loại y Kiếp bối, y Khâm bà la, y Sô ma, y Kiêu xà da, y Xá na, y Ma, y Khu mâu đề.
- Xả y Ca hi na: Gồm có mười việc từ thọ y xả cho đến chung cục xả.
- Một đêm: Từ lúc mặt trời sắp lặn cho đến bình minh xuất hiện.
- Ba y: Y Tăng già lê, y Uất đa la tăng và y An đà hội.
- Trừ Tăng Yết ma: Nếu Tăng không làm Yết ma cho phép thì không được rời y một đêm. Nhưng nếu làm Yết ma mà bạch không đúng cách thì việc Yết ma cũng không thành tựu. Hoặc làm Yết ma mà tất cả đều sai cách thức thì cũng như không làm Yết ma.
- Làm Yết ma: Bạch thành tựu (đúng cách thức), Yết ma thành tựu, chúng thành tựu, tất cả mọi chi tiết đều đúng pháp thì gọi là Tăng đã làm Yết ma. Nếu đã làm Yết ma như thế thì Thế Tôn bảo là không có tội (tức được rời y một đêm không phạm tội).
- Ni Tát Kỳ Ba Dạ Ðề: Tức chiếc y ấy cần phải xả giữa chúng Tăng, rồi sám hối tội Ba Dạ Ðề; nếu không xả mà sám hối thì phạm tội Việt Tỳ Ni.
- Ba Dạ Ðề: Như trên đã nói.
- Cương giới: 1- Cương giới Yết ma; 2- Cương giới du hành; 3- Cương giới nương tựa; 4- Cương giới bảy cây Am bà la (xoài).
1- Cương giới Yết ma: (a) Nói rộng; (b). Nói sơ lược; (c). Thôn xóm; (d). Nêu tên; (e). Cột mốc; (f). Tùy khúc giới; (g). Tị nạn giới; (hoặc) Chư phương giới.
a- Nói rộng: Như tại nước Ma Ðầu La có Tùng Lâm tinh xá, ở phía Ðông của Ma Ðầu La, có sông Diêm Phù Na và về phía Ðông của sông này có tinh xá Tiên Nhân Tụ Lạc. Bấy giờ, các Tỳkheo ở tinh xá Tiên Nhân Tụ Lạc sai sứ giả đến thưa với chư Tăng tại tinh xá Tùng Lâm như sau:
"Chúng tôi muốn cùng quí vị kết chung một giới vức Bố tát".
Các Tỳkheo kia hỏi: "Vì sao vậy?"
Ðáp: "Vì ở bên đó có nhiều thức ăn ngon lành, lại được y của từng phòng riêng, y An cư, nên chúng tôi muốn cùng được san sẻ".
Các Tỳkheo kia nên trả lời: "Nếu vì y phục và ẩm thực mà muốn kết giới chung thì điều đó không thích hợp, các vị cứ hãy ở yên bên đó".
Nhưng nếu họ nói: "Trú xứ của chúng tôi có nhiều Tỳkheo trẻ tuổi, không am tường Khế Kinh, Tì Ni, A Tì Ðàm, không khéo quán tưởng về ấm, giới, nhập, 12 nhân duyên, cho nên muốn đến các Trưởng lão để học Khế Kinh, Tỳ Ni, A Tì Ðàm, ấm, giới, nhập, quán tưởng 12 nhân duyên".
Thì các vị kia nên nói: "Sau khi Tăng chúng bên các thầy làm Yết ma mà không gặp trở ngại gì thì chúng tôi sẽ cùng (295b) các Thầy kết giới chung".
Ðồng thời bảo tất cả Tỳkheo đến hết bên đó. Nếu không đến thì tất cả phải ra hết ngoài giới, hoặc là bên đó đến, hoặc là ra hết ngoài giới rồi mới làm phép Yết ma. Người làm Yết ma nên nói thế này:
"Xin đại đức Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay lấy từ tinh xá Tùng Lâm đến tinh xá Tiên Nhân Tụ Lạc, ở trong đó: Nội giới, ngoại giới, nội ngoại giới và trung gian giới cùng kết chung một giới vức Bố tát".
Rồi bạch như sau:
"Xin đại đức Tăng lắng nghe! Từ tinh xá Tùng Lâm này đến tinh xá Tiên Nhân Tụ Lạc, ở trong đó: Nội giới, ngoại giới, nội ngoại giới và trung gian giới Tăng nay kết hợp chung thành một giới vức Bố tát. Các đại đức nào bằng lòng thì im lặng, ai không bằng lòng hãy nói.
Tăng đã bằng lòng đem tinh xá Ma Ðầu La, Tùng Lâm kết chung với tinh xá Tiên Nhân Tụ Lạc - Hai đại giới này - Thành một giới vức Bố tát đã xong. Tăng bằng lòng vì im lặng. Việc này cứ như thế mà thi hành".
Nếu ở trung gian không có sông thì nên làm Yết ma thành một chỗ, nhưng nếu ở Trung gian có sông thì phải làm Yết ma chia thành ba khu vực:
1- Tinh xá Ma Ðầu La.
2- Trong nước.
3- Tinh xá Tiên Nhân Tụ Lạc.
Nhưng nếu trong sông có cù lao thì phải làm Yết ma chia thành 5 khu vực:
1- Tinh xá Ma Ðầu La.
2- Trong nước.
3- Trên cù lao.
4- Trong nước.
5- Thôn Tiên Nhân.
Cũng như trên đất liền cách hai bên đường mỗi bên 25 khuỷu tay, ở trong nước cũng vậy.
Sau khi kiết giới xong, một hôm vào mùa hạ, nước dâng lên cao, Tỳkheo nhận dục xong muốn đến tham dự Yết ma, nhưng bị nước cuốn trôi ra khỏi ranh giới, suýt chết, may mà sống được, bèn bạch với các Tỳkheo: "Vừa rồi tôi nhận dục xong đến đây bị nước cuốn trôi, may mà thoát chết, nay có thể kiết giới rộng được không?".
Các Tỳkheo đáp: "Ðược! Vậy Thầy hãy đi đến phía trên, phía dưới nước khoảng ba do tuần làm các tiêu xí như cây, đá, hoặc đống đất, rồi trở về đây".
Bấy giờ, người làm Yết ma nên nói thế này:
"Xin đại đức Tăng lắng nghe! Từ tinh xá Ma Ðầu La cho đến tinh xá Tiên Nhân Tụ Lạc, nội giới, ngoại giới, nội ngoại giới, trung gian giới và trên, dưới nước với chừng mực như thế trở lại... Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay kết từ tinh xá Ma Ðầu La cho đến Tinh Xá Tiên Nhân Tụ Lạc, trên dưới sông với chừng mực như thế trở lại làm thành giới vức Bố tát Yết ma, xin bạch như vậy".
Rồi bạch một lần Yết ma cho đến "Tăng bằng lòng vì im lặng. Việc đó cứ như thế mà thi hành".
Lại có một lần, một người nhận dục xong đi đến chỗ Yết ma, bèn lên thuyền định đi, nhưng người chèo đò kéo thuyền ngược dòng nước rồi mới chèo, liền nói với Tỳkheo: "(295c) Thuyền nặng khó kéo đi, Thầy hãy lên bờ đến chỗ chèo được rồi hãy lên thuyền trở lại". Thầy Tỳkheo này vì đang nhận dục nên không được lên bờ, vì hễ ra khỏi giới thì bị mất dục. Do đó, Thầy phải lội dọc theo bờ mà đi tới, nhưng vì thuyền trôi quá nhanh nên ra khỏi phạm vi của giới vức. Tỳkheo bèn ở trong phạm vi của giới vức bơi theo thuyền, nhưng nước lại cuốn thuyền trôi về phía dưới quá ba do tuần. Bấy giờ, Tỳkheo phải bỏ thuyền nhắm bờ mà lội đến, khi tới được đầu đường thuộc phạm vi trong giới vức rồi mới lên bờ. Ðó là trình bày rộng.
b- Nói sơ lược: Người làm Yết ma nên nói thế này:
"Xin đại đức Tăng lắng nghe: Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay lấy từ tinh xá Ma Ðầu La cho đến tinh xá Tiên Nhân Tụ Lạc, nội giới, ngoạigiới, nội ngoại giới và trung gian, kết chung thành một cương giới Bố tát, xin bạch như thế".
Bạch một lần Yết ma cho đến "Vì Tăng đã bằng lòng nên im lặng. Việc đó cứ như thế mà thi hành".
Ðó gọi là nói sơ lược về cương giới.
c- (Cương giới của) thôn xóm: Nếu như tinh xá Ma Ðầu La ở phương Tây và tinh xá Tụ Lạc muốn kết chung thành một cương giới Bố tát thì nên kể tên các tinh xá trong phạm vi ba do tuần để làm Yết ma. Người làm Yết ma nên nói thế này:
"Xin đại đức Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay lấy từ tinh xá Ðiềm, tinh xá Ðông, tinh xá Thắng, tinh xá Bất Loạn, tinh xá Hiền, tinh xá Giới Thứ Ðệ, tinh xá Loa, tinh xá Lạc Thôn và tinh xá Hoàng, trong các tinh xá như vậy, nội giới, ngoại giới, nội ngoại giới và trung gian giới kết chung thành một cương giới Bố tát, xin bạch như thế".
Rồi bạch một lần Yết ma, cho đến: "Vì Tăng bằng lòng nên im lặng. Việc đó cứ như thế mà thi hành".
d- Nêu tên (cương giới): Nếu Tỳkheo làm Yết ma không biết tên của các tinh xá thì nên nhờ một cựu Tỳkheo hiểu biết xướng tên của các tinh xá giữa chúng Tăng, rồi người làm Yết ma nên nói thế này:
"Xin đại đức Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, thì kể từ hôm nay, Tăng đem các tinh xá mà thầy Tỳkheo mỗ giáp vừa nêu tên, nội giới, ngoại giới, nội ngoại giới và trung gian giới, kết chung thành một cương giới Bố tát, xin bạch như thế".
Rồi bạch một lần Yết ma, cho đến: "Vì Tăng bằng lòng nên im lặng. Việc đó cứ như thế mà thi hành".
Ðó gọi là nêu tên cương giới.
e- Cột mốc của giới: Người làm Yết ma nói như thế này:
"Xin đại đức Tăng lắng nghe: Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay lấy các cột mốc như tảng đá, ngọn núi, cái giếng, bến đò, gốc cây, nội giới, ngoại giới, nội ngoại giới và trung gian giới, (296a) kết thành một cương giới Bố tát. Xin bạch như thế".
Rồi bạch một lần Yết ma, cho đến: "Vì Tăng đã bằng lòng nên im lặng. Việc đó cứ như thế mà thi hành".
Nếu người làm Yết ma không biết rõ các cột mốc thì trước hết phải nhờ một Tỳkheo cựu trú hiểu biết xướng tên các cột mốc ở giữa Tăng như trong trường hợp nêu tên ranh giới ở trên.
f- Tùy khúc giới: Có các tinh xá ở cuối thôn xóm bị hư hại nhiều, rồi có người cúng dường dụng cụ cho chúng Tăng muốn các Tỳkheo của các tinh xá kết chung một cương giới Bố tát, và dùng các dụng cụ ấy sửa chữa các tinh xá. Nhưng Tỳkheo ở các nơi có người thì muốn kết giới chung, có người thì không muốn. Nếu gặp trường hợp như thế, thì những người muốn kết giới chung phải tập họp hết lại rồi dẫn nhau ra khỏi cương giới. Còn những người không muốn kết giới chung thì phải đặt những cột mốc trong phạm vi tinh xá của mình để an trú. Trong khi ấy những người muốn kết giới chung sau khi đã tập họp một chỗ thì người làm Yết ma nên nói thế này:
"Xin đại đức Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, kể từ hôm nay, Tăng đem trú xứ này với trú xứ mỗ giáp, có những cột mốc chỉ rõ nội giới, ngoại giới, nội ngoại giới và trung gian giới kết chung thành một cương giới Bố tát. Xin bạch như thế".
Rồi bạch một lần Yết ma, cho đến: "Vì Tăng bằng lòng nên im lặng. Việc đó cứ như thế mà thi hành".
Ðó gọi là Tùy khúc giới.
g- Tị nạn giới: Tại một trú xứ kia, các Tỳkheo đã tiền an cư, hậu an cư xong, bỗng một hôm có tai nạn xảy ra, như nạn giặp cướp, nạn vua, hoặc bị cướp đoạt mạng sống, hoặc phá giới, hoặc nước có nhiều ký sinh trùng lọc không sạch; do thế, các Tỳkheo muốn đến một tinh xá cách đó ba do tuần để lánh các tai nạn ấy. Bấy giờ, phải gọi các Tỳkheo ở tinh xá ấy đến, hoặc ra ngoài giới, rồi người làm Yết ma tác bạch thế này:
"Xin đại đức Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, nay Tăng đem trú xứ này với tinh xá Tụ Lạc mỗ giáp kia gồm nội giới, ngoại giới, nội ngoại giới và trung gian giới kết chung thành một cương giới Bố tát. Xin bạch như thế".
Rồi bạch một lần Yết ma, cho đến: "Vì Tăng đã bằng lòng nên im lặng. Việc đó cứ như thế mà thi hành".
Nếu đến nơi đó rồi, lại muốn tới các tinh xá khác nữa, thì nên xả cương giới trước bằng cách bạch Yết ma như sau:
"Xin đại đức Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay đem trú xứ này với trú xứ trước kia kết thành cương giới tụng giới riêng, xin bạch như vậy".
Rồi bạch một lần Yết ma cho đến: "Vì Tăng đã bằng lòng nên im lặng. Việc ấy cứ như thế mà thi hành".
Thế rồi, Tăng lại muốn đi tới một tinh xá cách đó ba do tuần và (296b) kết thành một cương giới Bố tát. Rồi muốn đi tới trước nữa, thì phải xả cái sau, kết cái trước, cho đến khi tìm được nơi thích ý ở phía trước. Cứ như vậy, tùy ý kết, tùy ý xả. Ðó gọi là cương giới tị nạn.
h- Chư phương giới: Nếu Tỳkheo trong lúc hạ an cư mà xảy ra các tai nạn như: Nạn vua, nạn giặc, nạn cướp, nạn giết hại, nạn phá giới, hoặc nước có nhiều ký sinh trùng không thể lọc sạch được, thì tùy theo bốn phương, mỗi phương cách ba do tuần, được tự do kết giới, như đã nói ở trên. Nếu tai nạn đến bất ngờ, không thể làm Yết ma được, thì có thể ra đi, không có tội. Ðó gọi là cương giới ở các phương.
2- Cương giới du hành: Ðó là các cương giới như:
a- Cương giới của một thôn có 60 gia đình. b- Cương giới có ngăn cách. c- Cương giới lầu gác. d- Cương giới giữa hai con đường. e- Cương giới của giếng. f- Cương giới của cây. g- Cương giới của vườn. h- Cương giới của đám dây bò dưới đất. i- Cương giới tạm trú một đêm. k- Cương giới của thuyền. l- Cương giới trong nhà. m- Cương giới gồm chung.
a- Cương giới của một thôn có 60 gia đình: Như một thôn xóm lớn của nước Thích Ca Lê, thôn lớn của nước Tô Di, thôn lớn của nước Ma Ðầu La, thôn lớn của ấp Ba Liên Phất; các thôn ấy đều có xây cất nhà cửa. Nếu Tỳkheo để y tại ngôi nhà thứ nhất còn bản thân mình ngủ đêm tại ngôi nhà thứ ba, mà lúc ra đi mặt trời chưa lặn đến lúc mặt trời xuất hiện mới trở về thì phạm tội Ni Tát Kì. Nhưng nếu ra đi lúc mặt trời đã lặn đến sáng hôm sau mặt trời chưa xuất hiện trở về thì chưa có tội. Nhưng khi ra đi mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời chưa xuất hiện trở về thì không có tội. Hoặc giả, trong tất cả các ngôi nhà ấy đều có Tỳkheo trú ngụ thì không có tội. Hoặc đã kết giới không mất y, thì không có tội. Hoặc thôn xóm có tường vách bao quanh thì không có tội. Hoặc có hào mương bao quanh cũng không có tội. Hoặc có bờ ngăn nước bao quanh cũng không có tội. Hoặc các ngôi nhà ấy đều đi chung một cửa cũng không có tội. Nếu thôn xóm đó có con đường xuyên qua mà Tỳkheo để y ở bên trái đường còn mình đi qua bên phải đường từ lúc mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời xuất hiện, thì như đã nói ở trên. Nếu Tỳkheo nằm nghỉ ở giữa đường, dùng ba y gối đầu, (cho đến khi mặt trời chưa xuất hiện) mà y rời khỏi đầu thì phạm tội Ni Tát Kì. Vì (theo luật) không được cách ly với y (vào lúc ban đêm). Thế nên tất cả các y ấy đều phải xả (giữa chúng Tăng). Nếu thôn xóm có tường bao xung quanh, hoặc có hào mương, có bờ rào, hoặc cả thôn chỉ có một cổng mà cổng được đóng lại, thì đều không có tội. Ðó gọi là cương giới của một thôn có 60 gia đình.
b- Cương giới bị ngăn cách: Cũng như trên.
c- Cương giới của lầu gác: Cách con đường lên gác thang mỗi bên 25 khuỷu tay, đó gọi là cương giới của lầu gác. Nếu Tỳkheo để y trên gác, rồi vào lúc mặt trời chưa lặn ra đi cách đó hơn 25 khuỷu tay, đến khi mặt trời xuất hiện mới trở về thì phạm tội Ni Tát Kì. Nhưng nếu ra đi lúc mặt trời đã lặn, đến khi mặt trời xuất hiện trở về thì không có tội. Hoặc ra đi lúc mặt trời đã lặn đến khi mặt trời chưa mọc mà trở về, thì không có tội. Nếu Tỳkheo đang ở trên lầu gác mà sợ bọn giặc cướp đến cướp phá lầu gác nên mang y ra khỏi lầu gác cách xa hơn 25 khuỷu tay cất giấu, rồi trở về nghỉ trên lầu, khi ra đi mặt trời chưa lặn (296c) đến lúc mặt trời xuất hiện mới nhận lại y thì phạm tội Ni tát kì, cũng như trên đã nói.
Nếu Tỳkheo ban đêm đi đại tiểu tiện lìa y trong vòng 25 khuỷu tay, rồi sau đó trở về lại chỗ để y, thì không có tội. Ðó gọi là Cương giới của lầu gác.
d- Cương giới của hai loại đường: Ðó là: (1)- Ðường bộ; (2)- Ðường xe đi.
(1)- Cương giới đường bộ: Có Tỳkheo vì sợ lạnh nên đi đến các xứ ấm áp, hoặc vì sợ nóng nên đi đến những xứ ôn đới. Trong khi đi đường, Thầy vừa đi vừa bàn luận với các bạn bè, đệ tử mang y bát đi sau, theo Thầy không kịp. Ðến lúc mặt trời lặn, Thầy sợ phạm tội nghỉ rời y, nên rời khỏi con đường, dừng lại một chỗ để đợi đệ tử. Nhưng lúc đệ tử đi qua không thấy Thầy, nên Thầy ngồi đợi cho đến sáng. Nếu chỗ Thầy ngồi đợi y cách đường trong vòng 25 khuỷu tay, rồi sau đó mới gặp lại y, thì không phạm. Nhưng nếu chỗ ngồi chờ quá 25 khuỷu tay thì phạm tội Ni tát Kỳ.
Hoặc trường hợp đệ tử cầm y đi trước, khi mặt trời lặn liền suy nghĩ: "Chớ để Thầy ta nghỉ đêm rời y"bèn dừng lại ở ngoài đường đợi Thầy đến. Nhưng vì ngủ quên không hay Thầy đi qua, đến sáng mới gặp nhau thì cũng như trên đã nói. Ðó gọi là đường bộ.
(2)- Cương giới đường xe đi: Tỳkheo cùng đi xe với khách buôn, để y trên xe, vì sợ bụi bặm nên đi trước, đến lúc mặt trời lặn, sợ phạm tội ngủ rời y, phải dừng lại ở ngoài đường trong vòng 25 khuỷu tay chờ xe để đến để gặp lại y, thì không phạm.
Nếu Tỳkheo để y trên xe rồi đi theo sau xe, đến khi mặt trời lặn không biết chiếc xe nào là xe mình để y, thì bấy giờ Tỳkheo nên nghỉ cách bến xe trong vòng 25 khuỷu tay, rồi sáng hôm sau gặp lại y thì không phạm.
Nếu chiếc xe lớn phải leo lên một, hai, ba tầng cấp mà Tỳkheo để y trên xe rồi đứng dưới xe, từ lúc mặt trời chưa lặn cho đến khi mặt trời xuất hiện thì phạm tội Ni Tát Kì, cũng như trên đã nói. Nhưng nếu giữa đêm có sờ tay vào trên xe thì không phạm.
Nếu Tỳkheo nghỉ trên xe mà để y dưới xe, hoặc ở trước xe mà để y sau xe, hoặc ở sau xe mà để y trước xe (297a), hoặc ở bên trái xe mà để y bên phải xe, hoặc ở bên phải xe mà để y bên trái xe, từ lúc mặt trời chưa lặn cho đến khi mặt trời mọc thì phạm tội Ni Tát Kì.
Nếu Tỳkheo để y trên xe rồi tìm chỗ yên lặng cách xe hơn 25 khuỷu tay để nghỉ; ra đi từ lúc mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời mọc mới trở về thì phạm tội Ni Tát kì, như trên đã nói.
Nếu Tỳkheo vì sợ bọn cướp nên đem y cất giấu một chỗ cách xe hơn 25 khuỷu tay rồi trở về ngủ trên xe, khi mặt trời chưa lặn cho đến khi mặt trời mọc thì phạm tội Ni Tát Kì, như trên đã nói. Nhưng nếu ban đêm trở dậy đi đại tiểu tiện, rời y trong vòng 25 khuỷu tay, rồi trở về chỗ để y thì không có tội.
Nếu tại bãi xe người ta dùng dây dài ngăn ra để nhốt bò, mà Tỳkheo nghỉ phía bên này dây, để y phía bên kia dây, từ lúc mặt trời chưa lặn cho đến khi mặt trời mọc thì phạm tội Ni Tát Kì, như trên đã nói. Ðó gọi là cương giới hai loại đường.
e- Cương giới của giếng: Nếu Tỳkheo đi đường với khách buôn, lỡ đường trú lại ở bên giếng, cách thành giếng trong vòng 25 khuỷu tay gọi là cương giới của giếng. Nếu để y trên thành giếng mà Tỳkheo đi cách thành giếng hơn 25 khuỷu tay, lúc ra đi mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời mọc mới trở về thì phạm tội Ni Tát Kì, cũng như trên đã nói.
Nếu vì sợ bọn cướp nên từ lúc mặt trời chưa lặn đem y đi giấu cách giếng hơn 25 khuỷu tay, rồi trở về nghỉ lại bên giếng đến khi mặt trời mọc mới lấy lại y thì phạm tội Ni Tát Kì. Nếu để y nơi cái lều che giếng rồi nghỉ trên giếng, từ lúc mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời mọc thì phạm tội Ni Tát Kì. Nếu dùng dây buộc từ cái y đến thân mình thì không phạm. Hoặc để y dưới đáy giếng, ngủ ở trên giếng, hoặc để y trên giếng, ngủ dưới đáy giếng (nếu giếng khô) cũng như thế. Nếu ban đêm đưa tay, chân chạm đến giếng, hợp cùng y thì không có tội.
Ðó gọi là cương giới của giếng.
f- Cương giới của cây: Trên cành lá của cây trong vòng 25 khuỷu tay gọi là cương giới của cây. Nếu Tỳkheo để y cách xa cây hơn 25 khuỷu tay, từ lúc mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời mọc... thì giống như trên đã nói. Nếu Tỳkheo vì sợ bọn cướp lấy y nên để y cách xa cây hơn 25 khuỷu tay, từ lúc mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời mọc mới lấy lại y, thì phạm tội Ni Tát Kì. Nếu rời y từ lúc mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời chưa mọc nhận lại y thì không phạm. Hoặc ra đi từ lúc mặt trời đã lặn đến khi mặt trời mọc mới trở về thì không phạm. Hoặc trong đêm ghé lại chỗ để y chạm vào y, thì không phạm. Nếu để y trên cây, nghỉ dưới gốc cây, hoặc để y dưới gốc cây nghỉ trên cây từ lúc mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời mọc thì phạm tội Ni Tát Kì. Nếu dùng dây buộc từ y đến thân mình thì không có tội. Ðó gọi là cương giới của cây.
g- Cương giới của vườn: Cũng như vậy.
h- Cương giới của đám dây bò dưới đất: Các loại dây như dây mây, dây dang (297b), dây chùm bao, dây bìm bìm, dây tơ hồng.v.v... Cách ngoài các loại dây ấy chừng độ 25 khuỷu tay thì được gọi là cương giới của các đám dây. Nếu Tỳkheo đi đường với khách buôn gặp những đám dây như thế, muốn nghỉ lại bèn tìm một chỗ khuất để giấu y dưới đám dây, rồi ra ngoài phạm vi 25 khuỷu tay, từ lúc mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời mọc mới trở về, thì phạm Ni Tát Kì. Nhưng nếu ra đi từ lúc mặt trời đã lặn đến khi mặt trời mọc trở về thì không có tội. Hoặc ra đi từ lúc mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời chưa mọc trở về cũng không có tội. Nếu vì sợ bọn cướp lấy y nên đem giấu y cách đám dây hơn 25 khuỷu tay, rồi trở về nghỉ chỗ đám dây, ra đi lúc mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời mọc thì cũng như trên đã nói. Nếu trong đêm đi tiểu rồi trở về chỗ để y chạm vào y thì không có tội.
Nếu để y trên đám dây, nghỉ dưới đám dây, để y dưới đám dây nghỉ trên đám dây thì cũng như vậy. Nhưng nếu dùng dây buộc từ y đến thân thì không có tội. Ðó gọi là cương giới của đám dây.
i-Cương giới tạm trú: Nếu Tỳkheo dừng chân nơi lữ quán với nhiều hạng người, rồi chủ lữ quán nói: "Ở trong đây sợ có kẻ trộm cắp, vậy mỗi người phải tự phòng bị".
Tỳkheo bèn hỏi chủ lữ quán: "Lão trượng! Chỗ nào an toàn?".
Chủ lữ quán đáp: "Trên gác an toàn", hoặc nói: "Dưới gác an toàn". Rồi Tỳkheo giấu y dưới gác, lên nghỉ trên gác, hoặc giấu y trên gác xuống nghỉ dưới gác, rời y từ lúc mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời mọc mới nhận lại y thì phạm Ni Tát Kì, như trên đã nói. Nhưng nếu con đường lên thang gác thông nhau, thì không phạm.
Nếu Tỳkheo trong lúc đi đường dừng chân tại một Thiên Tự, rồi người chủ Thiên Tự nói: "Ở nơi đây sợ có kẻ lấy trộm đồ, vậy mỗi người phải tự phòng bị lấy".
Tỳkheo bèn hỏi chủ Thiên Tự: "Nơi nào an toàn?".
Người chủ Thiên Tự hoặc đáp: "Ở trong nhà an toàn, hoặc ở ngoài nhà an toàn".
Rồi Tỳkheo bèn để y ở trong nhà, ra ngoài nhà nằm quay đầu về hướng nhà, rời y từ lúc mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời mọc mới nhận lại y thì phạm Ni Tát Kì, như trên đã nói. Nhưng nếu Tỳkheo nằm gần cửa thì không phạm.
Nếu Tỳkheo đi đường rồi dừng chân tại một thôn xóm hoang vắng, để y tại căn phòng thứ nhất, còn mình nghỉ tại căn phòng thứ ba, từ lúc mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời mọc, thì như trên đã nói. Nhưng nếu tất cả các phòng đều có Tỳkheo trú, thì không phạm. Hoặc đã làm Yết ma kết giới (không mất y), hoặc thôn xóm có hàng rào, tường, mương nước bao quanh, hoặc có con sông chảy xung quanh, thì không phạm.
Ðó gọi là cương giới tạm trú.
k- Cương giới của thuyền: Nếu Tỳkheo đi thuyền hoặc ngược dòng, hoặc xuôi dòng nước, trên thuyền có nhiều chỗ trú chân, hoặc chỗ trú chân của Tỳkheo, hoặc chỗ trú chân của ngoại đạo. Chỗ trú chân của Tỳkheo không kín đáo, không an toàn, nên Tỳkheo đem y đến gởi tại chỗ của ngoại đạo (297c), rời y từ lúc mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời mọc mới nhận lại y thì phạm Ni Tát Kì, cũng như trên đã nói. Nhưng nếu ngoại đạo đồng ý cho gởi y vật, thì không phạm (?).
Nếu thuyền cập bến, Tỳkheo để y trên thuyền, rồi lên thuyền đi quá 25 khuỷu tay, từ lúc mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời mọc thì như trên đã nói.
Nếu vì sợ trên thuyền có kẻ trộm nên Tỳkheo đem y lên bờ giấu ở chỗ cách thuyền hơn 25 khuỷu tay, rồi trở về nghỉ lại trên thuyền, rời y từ khi mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời mọc mới nhận lại y thì phạm Ni Tát Kì. Nhưng nếu trong đêm đi đại tiểu tiện rồi ghé lại chỗ để y, chạm vào y thì không phạm.
Nếu Tỳkheo phơi y trên thuyền, bị gió thổi khiến y bay cách xa thuyền, trải qua suốt đêm, thì phạm Ni Tát Kì. Nhưng nếu trong đêm gió thổi y bay vào trong thuyền thì không phạm. Nếu phơi y một nửa trong thuyền, một nửa ở ngoài thuyền thì phạm Ni Tát Kì.
Vì y không được rời người, nên (nếu y rời người) thì phải xả tất cả.
Ðó gọi là cương giới của thuyền.
l- Cương giới trong nhà: Có hai anh em nhà kia cùng sống chung trong một nhà, sau đó họ ngăn hai ra, hoặc anh không cho em vào nhà mình, hoặc em không cho anh vào nhà mình. Nếu Tỳkheo nghỉ tại nhà người anh để y tại nhà người em, từ lúc mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời mọc, thì như trên đã nói. Nhưng nếu hai anh em nói với Tỳkheo: "Vì chúng tôi là người thế tục nên phải ngăn ra như thế nhưng đối với pháp không có gì trở ngại, Thầy cứ tùy ý an trú", thì khi ấy có thể tùy ý để y (bên nào cũng được) không có tội.
Nếu Tỳkheo đến nhà bạch y rồi nghỉ lại, vì sợ kẻ trộm nên hỏi bạch y: "Chỗ nào an toàn".
Ðáp: "Trong nhà an toàn". Tỳkheo bèn để y trong nhà và nghỉ ở ngoài nhà từ khi mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời mọc, thì như trên đã nói. Nếu trong đêm đưa một cánh tay vào trong nhà ngang qua lỗ trống, thì không phạm.
Ðó gọi là cương giới trong nhà.
m- Cương giới cả bốn bên: Nếu ở tại chỗ ranh giới của 4 thôn, Tỳkheo gối y trên đầu mà nằm, đầu thuộc một ranh giới, hai tay mỗi tay thuộc một ranh giới và chân thuộc một ranh giới. Nếu để y rời khỏi đầu, thì phạm Ni Tát Kì. Nhưng nếu trong đêm tay chân có chạm vào y thì không phạm.
Nếu xe dừng tại chỗ 4 ranh giới ấy mà đầu xe thuộc một ranh giới, đuôi xe thuộc một ranh giới, bánh xe trái thuộc một ranh giới, bánh xe phải thuộc một ranh giới; nếu để y trước xe, nghỉ sau xe, hoặc để y sau xe, nghỉ trước xe; hoặc để y bên phải xe, nghỉ bên trái xe; hoặc để y bên trái xe, nghỉ bên phải xe, từ lúc mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời mọc, thì phạm Ni Tát Kì. Nếu rời y từ lúc mặt trời đã lặn đến khi mặt trời mọc chạm lại y thì không phạm. Hoặc rời y từ lúc mặt trời chưa lặn đến khi mặt trời chưa mọc, chạm lại y thì không phạm.
Ðó gọi là cương giới của 4 bên.
3- Cương giới nương tựa (thôn xóm): Nếu Tỳkheo mặc thượng, hạ y vào thôn xóm, có chủ nhân (298a) nói với Tỳkheo: "Ðêm nay tôi muốn cúng dường tượng Phật để tạo phước đức, nhờ Thầy hãy giúp tôi sắp đặt cho". Tỳkheo bèn giúp họ trang trí tượng Phật hoặc treo màn, cắm hoa, trải tòa, sắp đặt giường ghế, đến lúc mặt trời lặn, Tỳkheo nói với chủ nhân: "Trời đã hoàng hôn, tôi phải về lại tinh xá", nhưng chủ nhân ân cần lưu Tỳkheo nghỉ lại. Nếu ở đây có các Tỳkheo khác có y dư thì nên mượn tạm để mặc. Nếu tại đó không có, mà gần đó có Tỳkheo cư trú thì nên đến họ mượn y. Nếu không có Tỳkheo mà có Tỳkheo ni cư trú thì cũng nên đến họ mượn. Nếu cũng không có mà người thế tục ở đây lại có y thì nên mượn y của họ rồi tác tịnh làm dấu để mặc. Nếu không có các trường hợp ấy thì rạng đông hôm sau khi cửa thành mở, phải trở về chùa gấp. Lúc trở về tinh xá, nếu cổng chùa chưa mở thì phải gọi người mở cửa. Nếu gọi không được thì phải trú dưới nhà của cổng chùa. Nếu cổng không có nhà thì phải đưa một tay xuyên qua lỗ trống vào bên trong. Lỗ trống có 2 loại: Hoặc lỗ trống của cửa, hoặc cống nước. Nếu cửa không có lỗ trống mà có cống nước thì nên đưa tay hoặc chân vào trong lỗ trống của cống nước. Trước khi đút tay chân vào nên dùng cây quậy nước cho rắn rít kinh sợ bỏ chạy rồi mới đút tay chân vào để tiếp cận với cương giới của y. Nếu không có cống nước thì nên leo tường mà vào; trước khi leo vào phải ra hiệu để người bên trong biết, kẻo họ ngỡ là bọn cướp mà sinh ra kinh sợ. Nếu không vào được thì phải xả y (để ở chùa) để khỏi phạm tội Việt Tỳ Ni, mà từ tội nhẹ hóa thành tội nặng.
Nếu Tỳkheo ở tại tinh xá giặt y rồi trải trên bờ tường để phơi, bất ngờ ban đêm bị gió thổi làm rơi bên ngoài tường thì phạm Ni Tát Kì. Nhưng nếu y rơi bên trong tường thì không phạm.
Nếu Tỳkheo ra ngoài tinh xá cởi y chấp tác, rồi để quên y ngoài đó, ban đêm nhớ lại ra tìm, nhưng không thấy, đến sáng sớm ra tìm mới thấy. Nếu y đó để cách tinh xá trong vòng 25 khuỷu tay thì không phạm,nhưng nếu cách tinh xá hơn 25 khuỷu tay thì phạm Ni Tát Kì. Y đó phải xả giữa chúng Tăng.
Ðó gọi là cương giới của thôn xóm.
4- Cương giới của 7 cây xoài: Khi Phật an trú tại thành Xá vệ, lúc ấy có một Bà la môn chuyên trồng loại cây xoài. Ông ta nghe nói Samôn Cù Ðàm ở thành Xá Vệ có Nhất thiết tri kiến, ai hỏi điều gì đều có thể trả lời thông suốt, bèn suy nghĩ: "Nay ta hãy đến hỏi về phương pháp trồng xoài, xem làm cách nào để cho gốc rễ vững chắc, cành lá tốt tươi, hoa quả sum sê, chồi mầm sinh trưởng, không bị chướng ngại". Nghĩ thế rồi, ông bèn đi đến chỗ Thế Tôn (298b), cùng nhau thăm hỏi, rồi ngồi xuống một bên, bạch với Thế Tôn: "Samôn Cù Ðàm! Trồng xoài bằng phương pháp nào để cho gốc rễ vững chắc, cành lá tốt tươi, hoa quả sum sê, chồi mầm sinh trưởng không bị chướng ngại?".
Khi ấy, Thế Tôn nói với Bà la môn: "Dùng năm thước làm mức đo, cứ bảy thước trồng một cây, trồng như thế thì có thể làm cho cây ấy có gốc rễ vững chắc, cành lá tốt tươi, hoa quả sum sê, chồi mầm sinh trưởng, không bị trở ngại nhau". Bấy giờ, Bà la môn hoan hỉ, bèn thốt lên rằng: "Lành thay Samôn Cù Ðàm! Biết rất rành phương pháp trồng cây, thật là bậc có trí biết tất cả mọi thứ", rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra đi.
Sau khi Bà la môn ra đi không bao lâu, Phật bèn nói với các Tỳkheo: "Ông Bà la môn này bữa nay thật là thiệt thòi lớn, điều nên hỏi thì không hỏi, điều không nên hỏi lại hỏi. Nếu ông ta hỏi về ý nghĩa của khổ tập thì đã có thể thấy được dấu vết của đạo mầu rồi. Tuy nhiên ông ta bữa nay đối với ta phát tâm hoan hỉ, như vậy cũng đã được ích lợi rồi".
Khi ấy, Ưu Ba Ly biết đúng lúc, bèn bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Chúng con đã nghe về giới hạn của cây xoài, giờ xin hỏi thêm: "Nếu có một thành thị thôn xóm nào đó không thể biết được ranh giới, nhưng ta muốn làm Yết ma thì đến chừng mức nào được xem là Yết ma tốt nhất để cho Tăng chúng ở các chỗ đều có thể trông thấy nhau, khiến pháp Yết ma thành tựu, Tăng chúng không phạm tội biệt chúng?".
Phật nói với Ưu Ba Ly: "Cứ 5 khuỷu tay thành một cung, 7 cung trồng một cây xoài, làm Yết ma trong phạm vi 7 cây xoài, thì gọi là pháp Yết ma tốt nhất, khiến cho Tăng chúng ở các chỗ thấy được nhau, khỏi phạm tội biệt chúng. Ðó gọi là cương giới của 7 cây xoài".
Nếu Tỳkheo lìa y ngủ qua đêm thì nên bạch với một vị trì luật có thể làm Yết ma như sau: "Thưa Trưởng lão! Tôi đã ngủ cách ly với chiếc y này qua đêm nên phải xả, xin Trưởng lão làm Yết ma giúp tôi". Pháp Yết ma này như trường hợp y quá 10 ngày đã nói ở trên. Thế nên nói:
"Nếu Tỳkheo y đã xong, y Ca Hi Na cũng đã xả, nếu rời một trong ba y ngủ ở một chỗ khác thì phạm tội Ni Tát Kì Ba Dạ Ðề, ngoại trừ trường hợp Tăng Yết ma cho phép".
(Hết giới Ni Tát Kì thứ hai) 3. GIỚI: CẤT VẢI QUÁ HẠN.
Khi Phật an trú tại thành Xá Vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, tôn giả A Na Luật đang dừng chân ở bên sông A Kì La được một miếng vải nhỏ, thầy bèn đem xuống sông A Kì La giặt rồi cất, định tìm thêm những miếng khác nữa. Khi ấy, đức Thế Tôn khuất dạng nơi chỗ trú và hiện đến bên bờ sông A Kì La, mặc dù biết Ngài vẫn hỏi A Na Luật: "Ông làm gì đó?".
Ðáp: "Bạch Thế Tôn! Con được một miếng vải nhỏ, kích thước không đủ (298c), con định kiếm thêm những miếng khác nữa".
Phật nói với A Na Luật: "Ông có chỗ nào hy vọng kiếm thêm được vải nữa không?".
Ðáp: "Có!"
Thế Tôn hỏi: "Chừng nào có thể được?".
Ðáp: "Một tháng".
Phật dạy: "Từ nay trở đi, ta cho phép ai có vải không đủ (may y) mà có chỗ hy vọng tìm thêm được nữa, thì có thể đợi một tháng để tìm cho đủ". Rồi Phật truyền lệnh cho các Tỳkheo đang trú tại thành Xá Vệ phải tập họp lại tất cả, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại và chế giới:
--"Nếu Tỳkheo y đã xong, y Ca hi na cũng đã xả mà được vải phi thời, lại đang cần y, thì hãy may nhanh thành y để dùng. Nếu số vải đó không đủ may y mà có chỗ hy vọng kiếm thêm cho đủ, thì Ta cho phép được cất trong một tháng. Trái lại, nếu cất trên một tháng thì dù đủ hay không đủ đều phạm Ni Tát Kì Ba Dạ Ðề".
Giải thích:
- Y đã xong: Ba y đã đầy đủ cũng gọi là y đã xong. Không thọ y Ca hi na cũng gọi là y đã xong. Y Ca hi na đã xả cũng gọi là y đã xong. Giặt nhuộm y cũng gọi là y đã xong.
- Ðã xả y Ca hi na: Có mười trường hợp xả y Ca hi na như trên đã nói.
- Ðược vải: Ðược vải từ những người tại gia, xuất gia gọi là được vải.
- Phi thời: Nếu có thọ y Ca hi na thì thời gian phi thời là 7 tháng. Nếu không thọ y Ca hi na thì thời gian phi thời là 11 tháng. Nếu được vải trong thời gian ấy, thì vải ấy thuộc phi thời.
- Vải: Như trên đã nói.
- Cần: Nếu vị Tỳkheo này thật sự đang cần đến y thì có thể dùng vải (vừa nhận được) may nhanh thành y để dùng. Nếu vải chưa đủ thì có thể triển hạn 1 tháng, tức là 30 ngày, được cất giữ trong thời gian đó để chờ cho đủ.
- Có hy vọng: Nếu Tỳkheo nghe nói nơi nào đó sẽ cúng vải thì có thể đợi cho đủ số, nên được cất giữ trong một tháng; nếu quá một tháng thì phạm Ni Tát Kì Ba Dạ Ðề.
- Ni Tát Kì Ba Dạ Ðề: Chiếc y đó phải xả giữa chúng Tăng, rồi sám hối tội Ba Dạ Ðề. Nếu không xả mà sám hối thì phạm tội Việt Tỳ Ni.
- Ba Dạ Ðề: Như trên đã nói. Nếu Tỳkheo trong 10 ngày ấy có hy vọng được thêm vải, rồi mất hy vọng, hoặc hy vọng rất nhỏ nhoi, hoặc không có thể hy vọng, hoặc hy vọng yếu ớt, hoặc sinh hy vọng trở lại rồi mất hy vọng, hoặc hy vọng một chỗ khác.v.v.., những trường hợp này đều là triển hạn không chính đáng. Nếu khi được vải đủ số mà trong đó một nửa có tác tịnh, một nửa không tác tịnh, thì số đã tác tịnh được xem là hợp pháp; còn số không tác tịnh, để quá 10 ngày phạm Ni Tát Kì.
Nếu Tỳkheo trong vòng 10 ngày đầu hoặc được vải từ cư sĩ, hoặc được vải phấn tảo mà không tự mình may y, không nhờ người khác may hộ, lại không cần dùng, không tác tịnh, thì số vải đó dù có may y hay không may y và các vải dư khác để quá 10 ngày đều phạm Ni Tát Kì.
Nếu Tỳkheo trong vòng 10 ngày đầu được vải cũ hoặc vải vụn (299a) mà không tự may y, không nhờ người khác may, để quá 10 ngày thì phạm Ni Tát Kì.
Nếu Tỳkheo trong vòng 10 ngày giữa được vải đã giặt sạch hoặc chưa giặt sạch mà không tự mình may y cũng không nhờ người khác may, không sử dụng cũng không tác tịnh, thì số vải ấy dù đem may y hay không may y và các vải dư khác để quá 10 ngày đều phạm Ni Tát Kì.
Nếu Tỳkheo trong vòng 10 ngày được vải thích hợp hoặc không thích hợp, nhận rồi mà không tự may y, cũng không nhờ người khác may y, để quá 10 ngày, thì phạm tội Ni Tát Kì.
Nếu Tỳkheo trong vòng 10 ngày sau được vải, ban đầu định may một y, nhưng sau lại muốn may hai y. Rồi các Tỳkheo khác nói với Tỳkheo ấy: "Trưởng lão! Ban đầu Thầy định may một y, nay vì sao lại may hai y? Nay Thầy nên may một y như dự định ban đầu". Vị Tỳkheo ấy khi đã được vải không tự mình may y mà cũng không nhờ người khác may, lại để quá 10 ngày sau thì phạm Ni Tát Kì.
Nếu Tỳkheo trong vòng 10 ngày sau được vải định may một y nhỏ nhiều mảnh, nhưng lại may một cái y lớn nhiều mảnh. Các Tỳkheo khác nói với Tỳkheo ấy: "Trưởng lão! Ban đầu Thầy định may một y nhỏ nhiều mảnh nay vì sao lại may một y lớn nhiều mảnh? Thầy hãy may theo dự định ban đầu". Vị Tỳkheo này được vải rồi mà không tự mình may y, không nhờ người khác may, không sử dụng, cũng không tác tịnh, thì số vải ấy dù may hay không may y, và các vải dư khác đã để quá 10 ngày đều phạm Ni Tát Kì.
Nếu Tỳkheo được vải trong vòng 10 ngày đầu thì nên may y liền trong 10 ngày đầu; Ðược vải trong vòng 10 ngày giữa thì nên may y liền trong vòng 10 ngày giữa; Ðược vải trong vòng 10 ngày sau thì nên may y trong vòng 10 ngày sau.
Nếu Tỳkheo trong vòng 10 ngày đầu, 5 ngày đã qua mà có hy vọng được vải thì trong 5 ngày sau của 10 ngày đầu và trong 5 ngày đầu của 10 ngày giữa, trong khoảng 10 ngày ấy nên may y.
Nếu Tỳkheo trong vòng 10 ngày giữa đã qua hết 5 ngày đầu mà có hy vọng được vải thì trong 5 ngày sau của 10 ngày giữa và trong 5 ngày đầu của 10 ngày sau, trong khoảng 10 ngày ấy nên may y.
Nếu Tỳkheo trong vòng 10 ngày sau đã qua hết 5 ngày đầu mà có hy vọng được y thì nên may y trong 5 ngày còn lại ấy.
Nếu Tỳkheo trong vòng 10 ngày sau đã qua hết 6 ngày mới có hy vọng được vải, thì nên may y trong 4 ngày còn lại ấy. Hoặc đã qua 7 ngày mới được vải, thì nên may y trong 3 ngày còn lại ấy. Hoặc đã qua hết 8 ngày mới được vải thì nên may y trong hai ngày còn lại ấy. Hoặc đã qua hết 9 ngày mới được vải thì nên may y trong một ngày còn lại ấy. Nếu ngày thứ 10 được vải thì nên may y ngay trong ngày ấy. Khi may y nên nhờ những người khác giúp đỡ; đoạn giặt sạch, cắt xén, chằm vá, thêu thùa, thêu chiều ngang, thêu chiều dài, thêu viền xung quanh, đem đi nhuộm, tác tịnh rồi mới sử dụng. Nếu sợ làm một ngày không xong thì nên làm sơ sài cho xong để dùng (299b). Rồi sau đó mới dọn kỷ lại, cho nên Thế Tôn dạy:
"Nếu Tỳkheo y đã xong, y Ca hi na đã xả... cho đến dù vải đủ hay không đủ để may y (mà để quá một tháng) thì phạm Ni Tát Kì".
(Hết giới Ni Tát Kì thứ ba) 4. GIỚI: NHẬN Y CỦA NGƯỜI KHÔNG PHẢI BÀ CON.
Khi Phật an trú tại thành Xá vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, Tỳkheo ni Ưu Bát La đem chiếc y Tăng kỳ chi cho tôn giả A Nan Ðà. Vì chiếc y này dơ bẩn không sạch, nên A Nan Ðà đem tẩy những vết bùn lấm rồi phơi nắng. Phật biết nhưng vẫn hỏi: "A Nan Ðà! Ông làm gì đó?"
Ðáp: "Bạch Thế Tôn! Tỳkheo ni Ưu Bát La cho con chiếc y Tăng kỳ chi này nhưng nó dơ bẩn không sạch nên con đem tẩy bùn đất, rồi đem phơi nắng".
Phật lại hỏi A Nan Ðà: "Ông dùng vật dụng gì để đổi phải không?"
Ðáp: "Không phải đổi, bạch Thế Tôn!".
Phật nói với A Nan Ðà: "Nên cho một vật gì đó để đổi lấy, vì người nữ ít có những lợi lộc".
Thế nhưng A Nan Ðà không muốn cho. Phật hỏi A Nan Ðà: "Vì sao không cho?"
A Nan Ðà bạch Phật: "Cho vật gì?".
Phật bảo A Nan Ðà: "Ông nên đem tấm vải kiếp bối dài 16 khuỷu tay, rộng 8 khuỷu tay do vua Ba Tư Nặc đã bố thí mà cho".
Tuy vậy, A Nan Ðà vẫn cố tình không cho, như kinh Kiếp Bối đã nói rõ.
Lại nữa, khi Phật an trú tại thành Xá Vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, Tỳkheo ni Thiện Sinh mặc y rách rưới, dẫn đồ chúng đến đảnh lễ Thế Tôn. Phật biết nhưng vẫn hỏi các Tỳkheo: "Tỳkheo ni này là ai mà mặc y rách rưới đến đảnh lễ Ta vậy?".
Các Tỳkheo bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn! Ðó là Tỳkheo ni Thiện Sinh".
Phật hỏi các Tỳkheo:"Tỳkheo ni Thiện Sinh này được y mà không mặc, hay không được y?".
Các Tỳkheo đáp: "Bạch Thế Tôn! Khi được y rồi cô bèn đem cho Ưu Ðà Di".
Lại nữa, khi Phật an trú tại thành Xá Vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, Tỳkheo ni Thâu Lan Nan Ðà mặc y rách rưới, dẫn đồ chúng đến hầu thăm Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật. Phật biết mà vẫn hỏi các Tỳkheo: "Tỳkheo ni này là ai mà mặc y rách rưới đến viếng Ta vậy?".
Các Tỳkheo bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn! Ðó là Tỳkheo ni Thâu Lan Nan Ðà".
Phật hỏi các Tỳkheo: "Tỳkheo Thâu Lan Nan Ðà này được y mà không mặc, hay vì không được y mà không mặc?".
Các Tỳkheo đáp: "Chỉ vì khi được y rồi cô liền đem cho A Nan Ðà".
Lại nữa, khi Phật an trú tại thành Xá Vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, Tỳkheo ni Tô Tì Ðề mặc y rách rưới, dẫn đồ chúng đến viếng thăm Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật (299c). Phật biết mà vẫn hỏi các Tỳkheo: "Tỳkheo ni này là ai mà mặc y rách rưới đến thăm Ta thế?".
Các Tỳkheo bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn! Ðó là Tỳkheo ni Tô Tì Ðề".
Phật bèn hỏi các Tỳkheo: "Tỳkheo ni Tô Tì Ðề này được y mà không mặc hay không được y?".
Các Tỳkheo đáp: "Chỉ vì khi được y rồi cô liền đem cho Tỳkheo Thiện Giải".
Lại nữa, khi Phật an trú tại Thành Xá Vệ, nói rộng như trên. Bấy giờ, Tỳkheo ni Thất Lợi Ma mặc y rách rưới, dẫn đồ chúng đến viếng Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật. Phật biết mà vẫn hỏi các Tỳkheo: "Tỳkheo ni này là ai mà mặc y rách rưới đến viếng thăm Ta vậy?"
Các Tỳkheo bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn! Ðó là Tỳkheo ni Thất Lợi Ma".
Phật hỏi các Tỳkheo:"Tỳkheo ni Thất Lợi Ma này được y mà không mặc hay không được y?"
Các Tỳkheo đáp: "Chỉ vì khi được y rồi cô liền đem cho chư Tăng". Phật lại hỏi các Tỳkheo: "Nếu thấy Tỳkheo ni thân quyến mặc y rách rưới như vậy thì Tỳkheo thân quyến có đành lòng nhận y cô ta không?".
Ðáp: "Không nhận!"
Thế Tôn lại hỏi: "Nếu Tỳkheo ni thân quyến mặc chiếc y rách rưới thì có thể đem chiếc y đó cho Thầy Tỳkheo thân quyến hay không?".
Ðáp: "Không thể, bạch Thế Tôn!".
Phật nói: "Thế nên Tỳkheo không nên lấy y của một Tỳkheo ni không phải bà con, trừ trường hợp trao đổi".
Bấy giờ, Phật truyền lệnh cho các Tỳkheo đang sống tại thành Xá Vệ phải tập họp lại tất cả, rồi vì mười lợi ích mà chế giới cho các Tỳkheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:
--"Nếu Tỳkheo nhận y của Tỳkheo ni không phải bà con - trừ trường hợp trao đổi - thì phạm Ni Tát Kì Ba Dạ Ðề".
Giải thích:
- Tỳkheo: Như trên đã nói.
- Tỳkheo ni không phải bà con: Không phải con cùng một cha, không phải con cùng một mẹ, thì gọi là Tỳkheo ni không phải bà con. Nếu một người là bà con mà nhiều người không phải bà con, hay nhiều người là bà con mà một người không phải bà con, như Sa di ni là bà con mà Tỳkheo ni không phải là bà con, hay Sa di ni không phải là bà con mà Tỳkheo ni là bà con, nếu được y - thuộc của chung - từ những người này thì phạm tội. Ngoại trừ hai chúng này thì không có tội.
- Y: Gồm các loại y Khâm bà la, y Kiếp bối, y Kiêu xá da, y Sô ma, y Xá na, y Ma, y Khu vật đề.
- Lấy (nhận): Nhận của người kia bố thí.
- Trừ trường hợp trao đổi: Phật dạy nếu trao đổi thì không có tội.
- Ni Tát Kì Ba Dạ Ðề: Như trên đã nói.
- Ba Dạ Ðề: Như trên đã nói.
(300a) Tỳkheo không phải bà con, sai sứ giả đi nhận, sứ giả trao tự tay mình nhận, tự tay người này đưa, tự tay người kia nhận, người này sai sứ đưa, người kia sai sứ nhận.
- Sai sứ giả nhận: Tỳkheo ni tự tay đưa y, rồi Tỳkheo sai sứ giả nhận lấy.
- Sứ giả trao, tự tay mình nhận: Tỳkheo ni sai sứ giả mang y đến cho Tỳkheo, rồi Tỳkheo tự tay mình nhận lấy.
- Tự tay người này đưa, tự tay người kia nhận: Tỳkheo ni tự tay đưa y rồi Tỳkheo tự tay nhận lấy.
- Người này sai sứ giả đưa, người kia sai sứ giả nhận: Tỳkheo ni sai sứ giả cầm y trao cho Tỳkheo, rồi Tỳkheo sai sứ giả nhận lấy.
Nếu Tỳkheo nhận y từ một Tỳkheo ni không phải bà con, hứa sẽ đổi một vật khác mà không đưa, cũng không bảo ai đưa, không nói trực tiếp, cũng không nhờ ai nói hộ, rồi trả lại y hoặc cắt xén bớt rồi trả, hoặc đưa một vật khác với vật đã hứa và để vật ấy cách xa chỗ thấy nghe, ngoài phạm vi cương giới, thì Tỳkheo ấy phạm tội Ba Dạ Ðề.
- Không đưa: Tự mình không đưa.
- Không bảo ai đưa: Không bảo người khác đưa.
- Không nói trực tiếp: Không tự mình nói với Tỳkheo ni: "Bữa sau vào lúc đó, tôi sẽ đưa y cho cô".
- Không nhờ ai nói hộ: Không nhờ người khác nói với Tỳkheo ni: "Sau này vào hôm nào đó, tôi sẽ đưa y cho cô".
- Trả lại y trước: Trả lại chiếc y trước của Tỳkheo ni. Ðó là điều không nên làm, mà nên đưa cho cô chiếc y khác.
- Cắt xén bớt: Cắt xén chiếc y trước rồi trả lại cô ấy, thì đó không thể gọi là trao đổi.
- Ðưa cái y thiếu kích thước: Nhận của họ cái y hoàn toàn, rồi đưa cho họ cái y nhỏ thiếu kích thước. Ðó không phải là cách trao đổi, mà phải đưa cho họ một cái y hoàn toàn.
- Trao cho vật khác: Chẳng hạn lấy y của họ, rồi đưa họ một cái bát nhỏ hoặc một cái tô, hoặc đưa thức ăn và những thứ khác. Ðó không phải gọi là trao đổi, mà nên trao đổi bằng y.
- Ðể cách xa chỗ thấy, nghe: Nếu Tỳkheo lấy y của một Tỳkheo ni không phải bà con, rồi không đưa lại trực tiếp, không nhờ ai đưa, mình không tự nói, cũng không nhờ ai nói, lại để cách xa chỗ nghe thấy, thì phạm Ba Dạ Ðề.
- Cách xa cương giới: Nếu Tỳkheo lấy y của một Tỳkheo ni không phải bà con mà không đổi lại vật khác, không tự mình đưa, không nhờ người khác đưa, mình không nói trực tiếp, cũng không nhờ ai nói giúp, rồi bỏ y ngoài cương giới 25 khuỷu tay thì phạm Ba Dạ Ðề.
Nếu Tỳkheo lấy y của một Tỳkheo ni không phải bà con hứa đổi lại vật khác mà không đưa, không tự mình đưa, không bảo người khác đưa giúp, không nói trực tiếp, không nhờ người khác nói giúp, rồi ngồi hoặc nằm, hoặc nhập định, đều phạm tội Ba Dạ Ðề. Nếu Tỳkheo ni không phải bà con đưa y cho một người quen biết rồi dặn: "Sa di! Tôi đưa cho chú chiếc y này, chú cầm đưa cho Tỳkheo mỗ giáp, sẽ được phước đức". Rồi Tỳkheo nhận lấy thì không có tội. Cũng vậy (nếu Tỳkheo ni ấy) đưa y cho Sa di ni, Thức xoa ma ni, Ưu bà tắc, cho đến các Ưu bà di và nói: "Ta đưa cho ngươi chiếc y này, ngươi hãy cầm đưa cho tôn giả Tỳkheo mỗ giáp, thì sẽ được công đức". Rồi Tỳkheo (300b) nhận lấy thì không có tội.
Nếu Tỳkheo ni nói với Tỳkheo: "Tôi cho tôn giả mượn chiếc y này, tùy ý mặc", thì Tỳkheo được quyền mặc cho đến rách rồi trả lại vẫn không có tội.
Nếu nhiều Tỳkheo ni cho y cho một Tỳkheo, thì Tỳkheo này phải đổi y lại cho mỗi Tỳkheo ni ấy, cũng có thể dùng một chiếc y cho các Tỳkheo ni ấy, và nói: "Này các chị em, chúng ta hãy trao đổi qua lại". Hoặc một Tỳkheo ni cho các Tỳkheo mỗi người một chiếc y, thì các Tỳkheo này mỗi người cũng phải cho lại Tỳkheo ni ấy một chiếc y. Cũng có thể chỉ cho một chiếc và nói: "Này chị, chúng tôi đổi lại cho chị chiếc y này".
Hoặc nhiều Tỳkheo ni cho y cho nhiều Tỳkheo, thì các Tỳkheo cũng phải cho y lại cho các Tỳkheo ni ấy.
Hoặc một Tỳkheo ni cho y một Tỳkheo, thì Tỳkheo này phải cho y lại cho Tỳkheo ni ấy.
Nếu Tỳkheo ni cho Tỳkheo bát, hoặc chén, hoặc tô, hoặc thức ăn và các vật nhỏ nhặt khác, thì Tỳkheo đều có thể lấy mà không có tội. Thế nên nói:
"Nếu Tỳkheo nhận y từ Tỳkheo ni không phải bà con - trừ trường hợp trao đổi - thì phạm Ni Tát Kì Ba Dạ Ðề".
(Hết giới thứ 4) LUẬT MA HA TĂNG KỲ
Hết quyển thứ tám.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.68.112 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.