Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Thành Thực Luận [成實論] »» Bản Việt dịch quyển số 7 »»

Thành Thực Luận [成實論] »» Bản Việt dịch quyển số 7

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.83 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 1.05 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Thành Thực

Kinh này có 16 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Việt dịch: Thích Trí Nghiêm

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

PHẨM BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH THỨ 94
Tâm bất tương-ưng hành là: Đắc, bất-đắc, vô-tưởng-định, diệt tận định, vô tưởng xứ, mạng căn, sinh, diệt, trụ, dị, lão, tử, danh chúng, cú chúng, tự chúng và phàm phu pháp thảy.
Đắc là các pháp thành tựu vì chúng-sinh nên mới có được. Chúng-sinh thành tựu năm ấm thân đời hiện tại gọi là được. Lại trong đời quá-khứ nghiệp lành chẳng lành quả báo chưa chịu, chúng-sinh đã thành tựu pháp nầy. Như trong kinh nói: “Người này thành tựu pháp lành và cũng thành tựu pháp chẳng lành”.
Hỏi: Có người nói: thành tựu nghiệp thân khẩu lành chẳng lành đời quá-khứ, như người xuất gia thành tựu giới-luật nghi đời quá-khứ. Việc nầy thế nào.
Đáp: Đều đã thành tựu. Tại vì sao? Trong kinh nói: “Nếu người làm tội phước tức là đã có hai việc thường bám theo nơi thân, như bóng theo hình”. Lại trong kinh nói: “Họa phước bất-hủ, nghĩa là năng được quả báo”. Nếu chẳng thành tựu nghiệp tội phước thời của nên đắc quả, thời mất các hành nghiệp.
Hỏi: Luật nghi quá-khứ chẳng ưng thành tựu. Tại vì sao? Vì ông đã nói pháp quá-khứ diệt, vị-lai chưa có, hiện tại chẳng năng thường có thiện tâm. Thì làm sao thành tựu giới luật nghi được ư?
Đáp: Người nầy thành tựu giới luật nghi hiện tại, chẳng phải quá-khứ. Như bởi hiện ô nhiễm nên nhiễm. Như vậy lấy giới hiện tại nên gọi là trì giới, chứ chẳng lấy quá-khứ. Nhưng vì trước đã thọ mà chẳng xả, nên gọi thành tựu quá-khứ.
Hỏi: Có ông luận sư nói; Chúng-sinh thành tựu tâm-thiện bất thiện trong đời vị-lai. Việc ấy thế nào?
Đáp: Chẳng thành tựu. Tại vì sao? Vì chưa tác nghiệp mà đã được quả vậy. Vậy nên vị-lai chẳng thành tựu. Đây gọi là được là không riêng có tâm bất tương ưng pháp gọi là được. Với đấy trái nhau gọi là chẳng được. Cũng không riêng có pháp chẳng được vậy.
Vô-tưởng-định: Đây không có pháp nhất định. Tại vì sao? Vì phàm-phu chẳng năng diệt tâm và tâm-số-pháp (ra sau sẽ nói). Tâm và tâm-số-pháp nầy nhỏ nhiệm khó giác biết được, nên gọi là vô-tưởng. Vô-tưởng xứ cũng như vậy. Diệt-tận-định Tâm diệt không còn hành nữa nên gọi là diệt tận, không có pháp riêng giống như Nê-Hoàn. Mạng-căn: Vì nghiệp nhân-duyên nên năm ấm nối nhau gọi là mạng: mạng nầy lấy nghiệp làm gốc nên gọi là mạng-căn. Sinh năm ấm còn đời hiện-tại gọi là sinh; xả đời hiện-tại gọi là diệt. Nối nhau nên trụ: Trụ nầy biến khác nên gọi là trụ-dị, chẳng phải riêng có pháp gọi là sinh-trụ-diệt. Lại trong nghĩa Phật-Pháp sâu thẳm, nghĩa là các duyên hòa hợp mới có pháp sinh. Cho nên không có pháp nào năng sinh pháp khác. Lại nói nhãn-sắc thảy làm nhân duyên cho nhãn-thức. Trong ấy không nói có sinh, cho nên không sinh không có lỗi gì. Lại nói sinh thảy pháp đồng thời sinh. Nếu pháp đồng thời sinh tức diệt. Trong ấy sinh thảy dùng làm gì ư? Việc nầy cần suy nghĩ. Lại trong 12 nhân-duyên Phật tự nói nghĩa sinh: Các chúng-sinh nơi nơi sinh, thọ các ấm gọi là sinh. Vậy nên trong đời hiện-tại trước tiên được các ấm gọi là sinh. Cũng nói năm ấm lui mất gọi là chết. Cũng nói các ấm suy hoại gọi là già. Không riêng có pháp già chết.
Danh chúng: Do chữ sinh danh, như nói người nào đó theo chữ thành nghĩa gọi là cú. Các chữ gọi là chữ. Có người nói có các danh cú tự là tâm bất tương ưng hành. Việc nầy chẳng phải lẽ. Vì pháp nầy nhiếp vào trong thanh tịnh pháp.
Hỏi: Pháp phàm phu và tâm bất tương ưng hành. Việc ấy thế nào?
Đáp: Phàm phu pháp chẳng khác phàm phu. Nếu riêng có phàm phu pháp, cũng ưng thọ riêng có cái bình pháp thảy. Lại số lượng, nhất dị, hiệp ly, hảo xứ, thảy pháp đều nên riêng có. Trong ngoại kinh thư nói: bình khác, pháp bình khác; nhân bình pháp mới biết là bình sắc khác, sắc pháp khác. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì pháp gọi là tự-thể. Nếu ngươi bảo phàm phu pháp khác, thời sắc tự không có thể, cần đợi sắc pháp mới có. Việc này chẳng phải lẽ. Vậy nên bởi ngươi chẳng nghĩ kỹ nên mới nói riêng có phàm phu pháp. Có các luận sư học ngoại điển nên mới tạo luận A-tì-đàm nói riêng có phàm phu pháp thảy. Cũng có các luận sư nói riêng có như: pháp tính, chân tế, nhân duyên thảy các vô vi pháp vậy. Nên cần suy nghĩ kỹ lý nầy, đừng chỉ theo văn tự.
- Hết nhóm khổ đế.
PHẨM NGHIỆP TƯỚNG TRONG NGHIỆP-LUẬN NHÓM TẬP ĐẾ THỨ 95
Luận giả nói: Đã nói xong Khổ-Đế, nay sẽ nói Tập-Đế. Tập-Đế là: Các nghiệp và phiền não. Nghiệp nầy có ba thứ: Thân-nghiệp, khẩu-nghiệp và ý-nghiệp. Thân-nghiệp là: Thân sở-tác gọi là thân-nghiệp. Nghiệp này là ba món đoạt mạng thảy là bất-thiện; khởi nghinh lễ bái thảy là thiện; nhổ có thảy là vô-ký.
Hỏi: Nếu thân ra làm gọi là thân-nghiệp ấy. Thời bình thảy các vật cũng ưng là thân-nghiệp, vì thân nó cũng có tác dụng vậy?
Đáp: Bình thảy là quả của thân-nghiệp, chứ chẳng phải là thân-nghiệp, vì nhân-quả khác vậy.
Hỏi: Chẳng nên có thân-nghiệp. Tại vì sao? Vì thân ra động-tác gọi thân-nghiệp, mà hữu vi pháp niệm niệm diệt, nên chẳng ưng có động-tác.
Đáp: Việc nầy trong phẩm niệm niệm diệt đã đáp, nghĩa là pháp khi sinh ở các chỗ khác tổn hại hoặc lợi ích cho kẻ khác, gọi đấy là thân-nghiệp.
Hỏi: Nếu như vậy thời thân tức là thân-nghiệp, vì sinh các chỗ khác, nên chẳng phải thân ra làm gọi là thân-nghiệp?
Đáp: Thân là dụng-cụ tác-nghiệp. Thân khi sinh ở các chỗ khác nhóm hợp tội phước gọi là nghiệp. Vậy nên thân chẳng phải nghiệp vậy.
Hỏi: Nhóm tội phước là vô tác, còn các thân-tác thế nào?
Đáp: Khi sinh thân ở các chỗ có bao nhiêu tạo-tác gọi là thân-tác.
Hỏi: Thân này ra làm hoặc thiện hoặc bất-thiện mà thân chẳng vậy. Vậy nên chẳng phải thân làm?
Đáp: Vì tâm-lực nên khi sinh thân ở chỗ khác năng nhóm nghiệp. Vậy nên hoặc nhóm thiện, bất-thiện, chẳng những là thân, mà khẩu-nghiệp cũng như vậy, chẳn những âm thanh-ngôn ngữ cũng lấy tâm-lực tùy âm-thanh ngôn-ngữ mà nhóm thiện ác gọi là khẩu-nghiệp. Ý-nghiệp cũng vậy, nếu tâm quyết định: Ta giết chúng-sinh nầy. Bây giờ nhóm tội phước cũng như vậy.
Hỏi: Như do thân khẩu iêng có nghiệp; ý với ý nghiệp là tức hay là khác?
Đáp: Hai món: Hoặc ý tức là ý-nghiệp hoặc do ý sinh nghiệp: Như ý quyết định giết chúng-sinh là bất-thiện, mà cũng là ý-nghiệp. Nghiệp nầy năng nhóm tội thắng hơn nghiệp thân khẩu. Nếu tâm chưa quyết định, là ý này cùng với nghiệp khác.
Hỏi: Đã biết tác tướng do tác mà sinh. Nhóm nghiệp khác, cái nào là tướng?
Đáp: Đấy tức gọi là vô tác.
Hỏi: Chỉ thân khẩu có vô-tác, ý không có vô-tác sao?
Đáp: Không phải: Tại vì sao? Vì trong ấy không có nhân-duyên, nên chỉ nghiệp thân khẩu có vô-tác, mà ý không vô-tác. Lại trong kinh nói hai thứ nghiệp: “Hoặc nghĩ, hoặc nghĩ rồi”. Nghĩ tức là ý nghiệp; nghĩ rồi hai thứ: do nghĩ nhóm-nghiệp và nghiệp thân khẩu, ý nghiệp rất quan trong, (ra sau sẽ nói) do trọng nghiệp nhóm gọi là vô tác, vì thường nối nhau sinh, nên biết ý-nghiệp cũng có vô tác.
PHẨM VÔ-TÁC THỨ 96
Hỏi: Pháp gì gọi là vô-tác?
Đáp: Nhân tâm sinh tội phước, ngủ mê, chết ngất thảy, những khi ấy thường sinh. Đấy gọi là vô-tác. Như trong kinh nói: “Nếu trồng cây gây vườn rừng, đào giếng, bắt cầu cống thảy. Người nầy ra làm phước ngày đêm thường tăng-trưởng”.
Hỏi: Có người tác nghiệp hiện khá thấy: Như bố-thí, lễ bái, sát-sinh hại mạng thảy là phải có; còn vô tác nghiệp vì chẳng khá thấy nên không có. Nhờ biện-minh cho nghĩa nầy?
Đáp: Nếu không có vô-tác, thời không có pháp lìa sát-sinh thảy.
Hỏi: Lìa gọi là bất-tác, bất-tác thời vô pháp, như người khi chẳng nói, thời không có pháp chẳng nói sinh; như khi chẳng thấy sắc cũng không có pháp chẳng thấy?
Đáp: Nhân lìa sát-sinh thảy được sinh lên trời. Nếu không pháp làm sao làm nhân?
Hỏi: Chẳng vì lìa nên sinh trời, mà vì lòng lành vậy?
Đáp: Không phải. Trong kinh nói: “Người tinh tấn tùy theo sống lâu được phước nhiều”. Vì tùy theo phước nhiều nên được hưởng thiên-lạc lâu dài. Nếu chỉ có lòng lành làm sao năng có nhiều phước? Vì người ấy chẳng năng thường có lòng lành vậy. Lại nói trồng cây thảy, phước đức ngày đêm tăng-trưởng. Lại nói trì-giới kiên-cố. Nếu không có vô-tác. Làm sao mà nói phước thường tăng trưởng và trì-giới kiên-cố? Lại phi tác tức là sát-sinh, tác thứ lớp sát-sinh pháp mới sinh nhiên-hậu bị tội sát; như người dạy giết, tùy thời gian dạy, kẻ dạy bị tội sát. Cho nên biết có vô-tác. Lại ý không có giới-luật-nghi. Tại vì sao? Vì người tâm ở trong bất thiện vô-ký, hoặc vô tâm, cũng gọi trì-giới. Nên biết, bấy giờ có vô-tác. Bất-thiện luật-nghi cũng như vậy.
Hỏi: Đã biết có pháp vô-tác chẳng phải tâm. Nay nó là sắc, hay là tâm bất-tương-ưng-hành?
Đáp: Đấy là nhiếp về hành-ấm. Tại vì sao? Vì tướng tác khởi gọi hành, vô-tác là tác khởi vậy. Sắc là tướng não-hoại chẳng phải tướng tác khởi.
Hỏi: Trong kinh nói: Sáu món nghĩ gọi là hành ấm, mà chẳng nói tâm bất-tương-ưng-hành?
Đáp: Việc nầy trước thuyết-minh rồi, nghĩa là có tâm bất-tương-ưng với tội phước.
Hỏi: Nếu vô-tác là sắc-tướng thời có lỗi gì?
Đáp: Năm pháp sắc thanh hương vị và xúc, vì chẳng phải tính tội phước, nên chẳng lấy sắc tính cho là vô-tác. Lại Phật nói: Sắc là tướng não-hoại. Trong vô-tác nầy tướng phiền não tìm chẳng khá được, nên chẳng phải sắc tính.
Hỏi: Vô-tác là tính thân khẩu nghiệp; thân khẩu nghiệp tức là sắc?
Đáp: Vô-tác chỉ gọi là thân khẩu nghiệp, mà thật chẳng phải thân khẩu ra làm, vì bởi thân khẩu mà ý-nghiệp mới sinh, nên mới nói thân khẩu ý-nghiệp-tính. Lại hoặc chỉ do ý sinh vô-tác, thời vô-tác nầy làm sao gọi sắc tính được? Lại trong cõi vô-sắc cũng có vô-tác. Trong vô-sắc làm sao có sắc ư?
Hỏi: Làm những gì năng sinh vô-tác?
Đáp: Do thiện bất thiện tác nghiệp năng sinh vô-tác, chứ chẳng phải vô ký, vì sức nó yếu ớt vậy.
Hỏi: Từ khi làm thời gian bao lâu sinh vô-tác?
Đáp: Từ đệ nhị tâm sinh. Tùy tâm thiện ác mạnh thời năng trụ lâu. Nếu tâm yếu thời trụ chẳng lâu, như thọ giới một ngày trụ một ngày, thọ giới trọn đời trụ trọn đời.
PHẨM CỐ BẤT CỐ THỨ 97
Hỏi: Trong kinh nói: “Cố-tác nghiệp bất cố-tác nghiệp.” thế nào là cố ý tác và bất cố ý tác ư?
Đáp: Trước đã biết mà cứ làm gọi là cố-tác, trái lại gọi là bất-cố-tác.
Hỏi: Nếu bất-cố-tác chẳng gọi là nghiệp?
Đáp: Có nghiệp ấy, chỉ tâm cố làm thời nghiệp có quả-báo. Lại tâm quyết định làm nghiệp gọi là cố; tâm chẳng quyết định làm gọi là bất-cố. Như nói lỡ lời gọi là bất cố, chẳng lỡ lời gọi cố. Như trong kinh nói: “Người có tội lỗi, ta phải trách mắng; nếu nói lỡ lời thời ta chẳng trách? Hỏi như vậy ba lần”. Nếu trước không tâm làm mà làm như người khi đi dẫm phải hại trùng, đấy gọi là bất cố. Nghiệp bất-cố này, vì chẳng nhóm, nên chẳng năng sinh quả-báo. Nghiệp có bốn thứ: có làm chẳng nhóm, có nhóm chẳng làm, có cũng làm cũng nhóm, có chẳng làm chẳng nhóm. Làm mà chẳng nhóm: Như làm sát-sinh thảy nghiệp, sau liền sinh ăn năn; làm bố thí thảy nghiệp, về sau lòng cũng ăn năn; và tâm làm nghiệp rồi sau chẳng nhớ, ấy gọi là làm chẳng nhóm. Nhóm chẳng làm như kẻ khác làm sát sinh thảy mà lòng minh sinh vui mừng; họ làm bố thí thảy lòng cũng vui mừng. Cũng làm cũng nhóm: Như tự làm sát-sinh thảy tội, bố thí thảy phước, tự sinh lòng vui mừng. Chẳng làm chẳng nhóm: Cũng chẳng làm cũng chẳng sinh mừng. Với trong đây, cũng làm cũng nhóm, nghiệp ấy quyết định chịu quả-báo”. Vậy nên nghiệp làm nhóm, hoặc đời hiện chịu báo, hoặc đời sau chịu báo, hoặc sau đời sau nữa chịu báo.
Hỏi: Nếu nghiệp có tác nhóm quyết định chịu báo ấy, thời không giải thoát?
Đáp: Nghiệp tuy cố tác, nhưng vì được chân trí nên chẳng còn nhóm nữa, ví như rang giống chẳng năng sinh lại.
Hỏi: Trong kinh Giêm-lượng Phật nói: “Có người tạo báo nghiệp địa ngục mà đời hiện chịu nhẹ?”
Đáp: Nếu trọng ác nghiệp mà đời hiện nặng chịu nhẹ, cớ sao chẳng năng khiến cho hết sạch đi ư? Nếu người chẳng năng cụ tu chân trí, thời ác nghiệp được cơ hội trả báo, nên đời hiện tại ít chịu quả báo.
Hỏi: A-La-Hán tuy cụ tu chân trí mà cũng chịu ác báo?
Đáp Sâu tu pháp lành thời ngăn được chẳng lành. Vậy nên, nếu người ở trong trăm ngàn đời tu nhóm giới thảy các nghiệp lành, thời nghiệp chẳng lành chẳng năng sinh khởi được chính như các Đức Phật là bậc Nhất-Thiết-Trí. Còn những người khác chẳng năng như vậy, nên nghiệp bất thiện được cơ hội. Nên A-La-Hán tuy cụ túc chân trí, nhưng vì túc nghiệp đời trước nên cũng phải chịu ác báo.
Hỏi: Trong kinh cũng nói Phật cũng bị hủy báng thảy nghiệp báo bất thiện?
Đáp; Phật là bậc Nhất-Thiết-Trí, không còn ác nghiệp báo vì đã dứt tất cả cội gốc pháp bất thiện rồi. Nhưng chỉ vì thần thông vô lượng nên phương tiện thị hiện vì Phật sự bất khả tư nghì. Như trong kinh Tăng-nhất A-Hàm nói có năm việc bất-khả-tư-nghì. Nghiệp có hai thứ: Định báo và Bất-định-báo. Định báo nghiệp: Hoặc nhiều hoặc ít quyết sẽ chịu quả báo, bất định nghiệp: là có thể khiến tiêu hết.
Hỏi: Thế nào gọi định báo nghiệp và bất định báo nghiệp?
Đáp: Trong kinh nói tội ngũ-nghịch là định-báo nghiệp.
Hỏi: Chỉ tội ngũ nghịch là nghiệp-định-báo, còn các tội khác có không?
Đáp; Trong các nghiệp khác cũng có phần ít định báo, nhưng không thể chỉ ra được. Hoặc vì sự trọng nên quyết định báo, như đối với Phật và đệ tử Phật, hoặc cúng-dường, hoặc khinh-hủy, hoặc vì tâm trọng nên có định báo, như người vì cố tâm trói giết hại trùng kiến, nặng việc giết người. Những nghiệp như vậy thảy quyết định có quả-báo.
Hỏi: Nếu tội ngũ-nghịch khá khiến mỏng bớt ấy, tại sao chẳng hay khiến cho tiêu hết đi?
Đáp: Cái lẽ của tội pháp nầy nó như vậy, không thể làm tiêu hết được. Như Tu-Đà-Hoàn dù cho giải đãi mấy nữa cũng chẳng đến tám lần thọ-sinh. Lại tội ngũ-nghịch vì bền chắc nặng nề nên không thể làm tiêu hết được. Như trong phép Vua kẻ bị trọng tội, khá được giảm-khinh, chứ không được trắng án.
PHẨM KHINH TRỌNG TỘI THỨ 98
Hỏi: Trong kinh nói có tội nghiệp nhẹ nặng. Nhẹ nặng là thế nào?
Đáp: Nếu nghiệp năng bị quả báo a-tì địa-ngục, gọi là tội nặng.
Hỏi: Những nghiệp gì năng bị quả báo ấy?
Đáp: Như hành nghiệp phá Tăng quyết chịu báo này. Tại vì sao? Vì chia lìa ngôi Tam-bảo, khiến Tăng-bảo lìa Phật-bảo cũng phá Pháp bảo nữa. Lại vì đó mà sinh tà-kiến hạng nặng nên năng sinh khởi nghiệp này. Cũng rất ganh, giận Phật, nên khởi nghiệp này. Cũng lâu nhóm ác tính, rất tham lợi dưỡng, nên khởi nghiệp này. Lại người này nói phi pháp là pháp phải thời, ngăn nhiều chúng-sinh tu các pháp lành, nên gọi trọng tội.
Hỏi: Chỉ có tội phá Tăng bị báo A-tì địa-ngục, còn các tội khác?
Đáp: Các nghiệp khác cũng có. Như nói không tội phước, cúng dưòng cha mẹ và các người lành không có quả báo. Những tà kiến nầy cũng bị quả báo ấy. Lại khiến kẻ khác đọa vào tà-kiến nầy, vì khiến nhiều chúng-sinh tạo các ác nghiệp nên cũng bị báo ấy. Lại năng trước tác các kinh thơ tà-kiến như vậy, như bọn Phú-Lan-Na thảy và các ông sư tà-kiến, vì hại chính-kiến, nên mở đường nhân-duyên cho nhiều chúng-sinh làm ác. Lại tội hủy báng Hiền-Thánh cũng bị quả báo ấy, như nói một phía hông tám muôn bốn ngàn năm chịu khổ. Lại như trong kinh Pháp-Cú nói:
“Thánh sống lâu vì pháp,
Đem pháp ấy giáo hóa.
Độn căn nương ác kiến
Trái nghịch lời như vậy,
Như tre gai sinh trái,
Thời tự hại thân hình,
Người nầy đọa địa ngục,
Đầu thòng chân chổng lên,
Kẻ ác tâm ác khẩu,
Vì bài báng Hiền Thánh.
Người nầy đọa mười vạn
Địa-ngục Ni-la-phù,
Ba sáu vạn địa-ngục,
Và năm A-phù-đa.”
Lại sát sinh thảy, nếu sự trọng, tâm trọng, tội này cũng đọa vào địa ngục a-tì; trái lại với trọng. đấy gọi là khinh, nghĩa là ở trong địa ngục nhỏ bị nướng trên lửa nướng thảy; súc sinh, ngạ quỷ và trong người trời chịu quả báo chẳng lành, ấy gọi là tội nhẹ.
PHẨM ĐẠI TIỂU LỢI NGHIỆP THỨ 99
Hỏi: Trong kinh nói: Có đại tiểu lợi nghiệp. Những gì là đại lợi nghiệp?
Đáp: Tùy theo nghiệp nào năng đến quả Chính-Đẳng-Chính-Giác cao tột, đấy gọi là tối-đại-lợi nghiệp. Nghiệp kề là năng được quả Bích-Chi-Phật Đạo. Nghiệp kề nữa là được quả Thanh-Văn Đạo. Nghiệp thứ tư là được quả báo cõi Hữu-đảnh, mạng sống đến tám muôn đại kiếp, đây là nghiệp báo tối đại trong sinh tử. Đến nghiệp thứ năm là được quả báo cõi vô-sở-hữu-xứ mạng sống được sáu muôn kiếp. Cứ như vậy lần lữa thứ lớp cho đến cõi Phạm-thế mạng sống nửa kiếp. Kế đến cõi trời tha-hóa tự-tại trong cõi Dục hưởng thiên-số muôn sáu ngàn năm cho đến cõi tứ-thiên-vương hưởng thiên số năm trăm năm. Như vậy trong loài người từ cõi tứ-thiên trở xuống đều theo nghiệp mà thọ quả báo. Như vậy súc-sinh, ngạ-quỷ, địa-ngục cũng có tiểu lợi nghiệp.
Hỏi: Những nghiệp nào năng được quả bực Chính-Đẳng Chính-Giác cao tột?
Đáp: Bố-thí thảy đầy đủ sáu pháp ba-la-mật, thời năng được quả Chánh-Đẳng Chánh-Giác cao tột. Rồi từ nghiệp lành nầy thứ lớp càng mỏng lần được Bích-Chi-Phật Bồ-Đề; càng mỏng lần nữa được Thanh-Văn Bồ-Đề. Nếu tu tăng lên bốn vô-lượng tâm thời được sinh về cõi hữu-đảnh. Tu bốn vô-lượng thứ lớp mỏng dần, kế là sinh về bực dưới. Tu bốn vô-lượng càng nhỏ mỏng nữa và tùy nhân-duyên giới-định nên sinh cõi Sắc. Vì nhân-duyên tu bố-thí trì giới tu thiện nên sinh cõi Dục. Nghiệp bố thí thảy nầy tùy theo phước-điền dày mỏng nên mới có sai khác. Như đối với trong phước-điền chư Phật mà tu, thời là rất hơn hết. Kế là đối với trong phước-điền Bích-Chi-Phật, thảy mà tu, thứ lớp càng ít dần.
Hỏi: Trí-đức phước-điền hơn, hay Đọan-đức phước-điền hơn?
Đáp: Nếu trí năng đạt pháp-tướng nghĩa là rốt ráo không, thời Trí ấy hơn. Tại vì sao? Vì như Đức Phật do trí nên với trong hàng đệ-tử Phật là hơn, chứ chẳng do Đoạn vậy. Như trong tạp-bảo-tạng nói: Nếu quét đất phòng Tăng rộng bằng một cõi diêm-phù-đề, chẳng bằng quét tháp Phật một chỗ bằng chừng một bàn tay”. Lại tất cả trí-huệ đều vì để đoạn vậy. Như các vị Bồ-Tát ở lâu trong sinh-tử đều vì khéo đoạn. Khéo đoạn: Nghĩa là dứt gút mình và dứt gút chúng-sinh. Các gút nầy đều nhờ trí dứt dần. Nên biết huệ phước-điền đối với đoạn đức là hơn.
Hỏi: Như Tu-Đà-Hoàn lợi căn, Tu-Đà-Hoàn độn căn, hai phước điền này bực nào cao hơn?
Đáp: Lợi-căn hơn, chẳng phải độn căn vậy.
Hỏi: Lời ấy nhằm chẳng lẽ. Như trong kinh nói: “Cúng dường trăm Tu-Đà-Hoàn, chẳng bằng cúng-dường một Tư-Đà-Hàm”. Lại nói: “Cỏ lát hại lúa; tham dục uế tâm, vậy bố-thí người vô-dục, phải được phước nhiều”. Tư-Đà-Hàm bá độc trước mỏng dần, Tu-Đà-Hoàn thời chưa, làm sao nói hơn được?
Đáp: Kinh nầy gọi là bất liễu-nghĩa. Tại sao biết được? Cũng tức nơi kinh nầy nói: “Thí cho loài súc sinh được lợi gấp trăm”. Mà thật thị cho quạ chim thảy được quả-báo thắng thí cho người ngoại đạo có năm thần-thông. Vậy nên kinh nầy phải biện biệt nghĩa lại, kinh nầy theo số nhiều nên mới nói như vậy, trừ trí-huệ. Lại Tu-Đà-Hoàn vì trí-lực nên tuy thọ các dục mà cũng gọi phước-điền, chẳng phải đoạn dục phàm phu cho đến kẻ năng được Định cõi hữu-đảnh. Lại trí đa-văn ở trong đạt phần còn hơn chứ chẳng Định hữu-đảnh ở phần bất thông-đạt. Lại Ngài Di-Lặc Bồ-Tát tuy chưa chứng Phật quả, nhưng cũng được các vị A-La-Hán lễ kính. Lại như kẻ chỉ năng phát suông tâm Bồ-Đề lền được La-Hán cung kính: Như có một Sa-di quảy mang áo bát đi theo vị A-La-Hán; Sa-di nầy bỗng phát tâm vô thượng Bồ-Đề, vị A-La-Hán liền lấy áo bát lại tự quảy lấy và đi theo sau Sa-di. Như trong thí dụ nói rộng. Cho nên biết trí-huệ phước-điền là hơn hết.
PHẨM TAM-NGHIỆP THỨ 100
Hỏi: Trong kinh nói ba nghiệp: thiện, bất-thiện, và vô-ký. Những nghiệp gì là thiện?
Đáp: Tùy theo nghiệp nào đó năng cho kẻ khác việc tốt nghiệp ấy là thiện. Thiện-nghiệp nầy do pháp bố-thí, trì-giới lòng từ mà sinh, chứ chẳng phải do tắm rửa thảy.
Hỏi: Sao gọi là tốt?
Đáp: Khiến kẻ khác được vui, ấy gọi là tốt. Cũng gọi là thiện,cũng gọi là phước.
Hỏi: Nếu khiến kẻ khác được vui gọi là phước ấy. Khiến kẻ khác bị khổ, lẽ ra đắc tội? Như thầy thuốc châm đốt khiến bịnh nhân sinh khổ, lẽ là đắc tội?
Đáp: Thầy thuốc châm đốt là vì cho vui nên chẳng đắc tội.
Hỏi: Nếu vì cho vui là được phước ấy. Như dâm vợ người ta, khiến họ sinh vui, cũng nên được phước?
Đáp: Dâm-dục gọi là quyết định bất-thiện. Nếu người khiến kẻ khác làm pháp bất-thiện, thời đấy là khổ chẳng phải vui vậy. Vui gọi là nay vui, sau vui, chứ chẳng phải chút vui hiện-tại, vì bởi chút vui nầy mà về sau bị khổ lớn.
Hỏi: Có người dùng nhân-duyên ăn uống khiến kẻ khác sinh vui, hoặc ăn uống chẳng tiêu khiến người kia chết mất, thời kẻ cho ăn nầy bị tội hay được phước?
Đáp: Người nầy hảo tâm cho ăn, không có ác tâm, nên chỉ được phước đức mà chẳng bị tội.
Hỏi: Dâm vợ kẻ khác ấy cũng lại như vậy. Chỉ vì khoái nên cũng bị tội, và được phước?
Đáp: Việc nầy trước đã đáp. Nghĩa là dâm dục, quyết định bất-thiện, vì sinh khổ lớn vậy. Lại trong bố-thí ăn uống có phần phước đức. Tại vì sao? Vì kẻ được ăn uống bất tất đều chết. Chúng-sinh đều vì lòng tham-nhiễm mà hành dâm-dục, hoàn toàn chẳng phải nhân phước, làm sao được phước?
Hỏi: Có người vì sát-sinh nên lợi ích cho nhiều người, người phá giặc thời quốc-gia khỏi tại họa. Như giết thú dữ thời lợi nhân-dân. Các việc nầy nên dùng sát-sinh mà được phước chăng? Hoặc có người dùng nhân-duyên trộm cướp mà cúng-dường cha mẹ; nhân duyên dâm-dục sinh con cái tốt; nhân-duyên vọng-ngữ hoặc cho mạng sống lâu; hoặc do ác khẩu thảy khiến người ta được lợi. Đây đều là thuộc về thập-ác, làm sao do đấy mà được phước ôi!
Đáp: Người nầy được phước mà cũng bị tội: Vì lợi kẻ khác nên được phước; vì hại kẻ khác nên bị tội.
Hỏi: Thầy thuốc nầy trước cho người khổ, sau khiến được vui, cớ sao chẳng bị tội và được phước, mà chỉ được phước ư.
Đáp: Thầy thuốc ấy, vì thiện-tâm mà châm đốt, không có ác ý. Nếu hành nghiệp vì thiện ác nên khởi, thời tội phước đều được.
Hỏi: Sát thảy đều là được phước. Tại vì sao? Vì nhân-duyên sát được việc sở-dục: Như vì vua giết được giàu sang; vì nhân-duyên phước nên được tùy ý sở-dục, làm sao sát-sinh mà chẳng gọi là phước? Lại người năng sát thời được tiếng khen. Mà tiếng khen là điều vui của người đời; mà điều vui của người đời là quả-báo phước đức. Lại vì sát, nên được mừng vui; mà mừng vui cũng là quả-báo phước đức. Lại trong kinh thơ nói: Nếu nghịch trận bị chết, được sinh lên trời. Như bài kệ nói: Nếu người chiến trận bị chết, thời gái trời giành làm chồng. Lại nói: Tuy người lành giàu-sang, vì giặc mà xông ra trước năng sát thời không bị tội, chẳng sát là bị tội. Lại kinh Thế-pháp nói: Có bốn hạng người: Bà-la-môn, Sát-lợi, Tỳ-xá và Thủ-đà-la. Bốn hạng người nầy đều có pháp riêng. Bà-la-môn có sáu pháp; Sát-lợi bốn pháp; Tỳ-xá ba pháp và Thủ-đà-la một pháp. Sáu pháp là: 1- Tự là miễu trời; 2- Làm thầy thờ Trời; 3- Tự đọc kinh Vi-đà; 4- Cũng dạy kẻ khác; 5- Bố thí; 6- Lãnh của thí. Bốn pháp là: 1- Tự làm miễu Trời mà chẳng được làm thầy; 2- Theo kẻ khác chịu học kinh Vi-đà mà chẳng được dạy người; 3- Bố thí chẳng được lãnh thí; 4- Bảo giữ nhân-dân. Ba pháp là: 1- Làm miễu Trời mà chẳng được làm thầy; 2- Tự học kinh Vi-đà mà chẳng được dạy người; 3- Tự bố thí mà chẳng được lãnh của ai. Một pháp là: Lo cung cấp ba hạng người trên mà thôi. Như hạng Sát-lợi vì bảo giữ nhân-dân nên có quyền đoạt mạng sống kẻ khác chỉ có phước mà không tội. Lại kinh Vi-đà nói sát sinh được phước, chỗ gọi lấy lời thần chú trong Vi-đà đọc mà giết dê, dê chết sinh về trời. Kinh Vi-đà là một tín điều của thế gian. Cũng kinh ấy lại nói: Nếu thật kẻ nào đáng chết mà giết họ là không tội, như những ông Tiên ngũ-thông hay chú nguyện giết người. Không thể nói Thần-Tiên mà có tội được. Thời tội nhân làm sao năng thành được việc nầy. Cho nên biết sát-sinh được phước. Lại người hoặc có tâm-lực năng đoạt mạng sống được phước, mà thí cho mạng sống đắc tội, như người đem thiện tâm mà sát sinh vì muốn khiến được vui làm sao có tội? Như những kẻ hàng thịt nuôi dưỡng trâu dê, tuy thí mà vẫn phải tội. Như vậy trong việc trộm thảy cũng có phước đức?
Đáp: Ngươi nói sát-sinh đều được sở-dục nên gọi phước ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì do phước-đức nên được tùy ý sở-dục. Sở-dục ấy việc phải vin lấy sát-sinh mà được. Tại vì sao vậy? Vì do đời trước tạo phước bất-tịnh vậy. Như trong kinh nói: “Cướp đoạt sát hại được của dùng làm bố thí, khiến cho kẻ khác buồn khóc và bất -tịnh-thí, thí như vậy thảy gọi là bất-tịnh. Cần do ác duyên mới được quả báo”. Lại người nầy do đời trước có phước mà cũng có nghiệp duyên sát-sinh, vậy nên nay thân nhờ sát mới hưởng quả báo. Cũng có chúng-sinh phải đền của, mạng nên do sát hại mà được toại sở-dục. Lại chẳng phải tất cả chúng-sinh đều nhờ sát-sinh mà được giàu sang, như người đời nói: Người ấy bạc phước, làm nhiều công, mà không được quả. Tiếng khen, mừng vui cũng lại như vậy, đều nhờ phước-đức nhân-duyên nên được tiếng khen, được thân mạng và vui sướng. Chỉ vì phước ấy bất-tịnh nên mới do sát mà được.
Hỏi: Sư tử, hổ-lang thảy được thân mạnh đều từ tội sinh, dọa-xoa, la-sát thảy được vui thân cũng do tội sinh?
Đáp: Việc nầy như trước đã đáp. Cũng do phước bất-tịnh nên nhờ tội duyên mà được. Như trong kinh sách của ngươi nói: Nếu nghịch trận bị chết, thời được sinh lên trời. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì kinh ấy là lấy lời tà-ngữ dụ dỗ người ngu, khiến họ nỗ lực. Tại sao biết được? Vì cần do phước sinh phước, do tội sinh tội. Trong ấy trọn không có phước-nhân, thời do đâu mà được phước quả? Ngươi nói bốn hạng chúng-sinh đều tự có pháp riêng. hạng Sát-lợi vì hộ người nên giết không tội ấy. Việc nầy cũng như phép gia-truyền, như những kẻ hàng thịt thảy đời đời gia-truyền thường phải sát sinh mà cũng chẳng khỏi tội. Hạng Sát-lợi cũng vậy, tuy là vương pháp, nhưng cũng phải đắc tội. Nếu Sát-lợi vì vương-pháp nên sát-sinh không tội, thời những kẻ thợ thịt, thợ săn kia cũng ưng không tội? Chỉ hạng Sát-lợi đem lòng thương xót vì dân mà trừ hoạn, thời nhờ đấy mà được phước. Nếu trừ lý do trên, mà đoạt mạng sống của kẻ khác, thời đấy là có tội. Như người cướp đoạt của cải người khác để nuôi cha mẹ mình, thời người nầy cả tội lẫn phước đều phải thọ.
Hỏi: Người nào trộm cướp về nuôi cha mẹ người ấy chẳng nên đắc tội. Như kinh thế pháp nói: “Nếu thiếu ăn bảy ngày, theo thủ-đà-la mà cướp lấy thời không tội; nếu mạng đói muốn chết, thời được quyền theo Bà-la-môn mà lấy”. Người ấy tuy do ác-nghiệp để nuôi sống mạng, nhưng chẳng gọi là người phá giới, vì lý do cấp nạn vậy, giống hư-không bụi đất chẳng làm dơ được. Người nầy cũng vậy, chẳng dơ vì tội?
Đáp: Tức trong pháp Phạm-Chí nói: “Nếu khi cướp đoạt, tài chủ đến kiện, bấy giờ Phạm-Chí cần phải so sánh: Giả sử công đức của tài chủ chẳng bằng thời nên giết đi. Tại vì sao? Vì Phạm-Chí ta là kẻ thắng nhân có thể dùng nhiều phương pháp sám hối mà trừ diệt tội nầy. Nếu công đức đôi bên ngang nhau, thời tự giết giết người kỳ tội cũng đồng đều, vì đấy là trọng tội khó mà trừ diệt vậy. Nếu tài chủ đức thắng hơn, thời nên tự xả thân, vì đấy là trung tội, chẳng khá trừ vậy”. Phân biệt như vậy, với trong việc kẻ giết kẻ cướp đoạt cũng nên như vậy. Lại nói dùng sinh hoạt ác-nghiệp trong ấy vì có ác-nghiệp thời làm sao gọi là phước? Ngươi nói người xông ra trước thời không tội, chẳng giết là đắc tội. Lời nầy đã bị phá hoại. Tại vì sao? Vì nếu kẻ tiền-nhân đức hơn, mình nên xả thân. Nếu là không tội ấy, cớ sao phải như vậy ư? Ngươi nói kinh Vi-đà nói sát-sinh được phước. Lợi nói nầy như trước đã đáp, là giết thời không phước… Ngươi nói người thật đáng chết, giết không tội ấy. Vậy thời giết những kẻ ác, trộm cũng ưng không tội? Lại tất cả chúng-sinh đều là tội nhân, vì khởi tác nghiệp để chịu lấy ấm thân vậy. Vậy thì sát sinh không đắc tội ấy. Việc nầy không thể được.
Hỏi: Nếu chúng-sinh tự tạo sát duyên đời trước, nay có bị giết tại sao đắc tội. Nghiệp cướp trộm thảy cũng đều như vậy?
Đáp: Nếu như vậy thời không có tội phước. Tại vì sao? Vì người ấy tự tạo sát duyên đời trước, nên sát nói không tội, thời lìa sát-sinh cũng không có phước-đức. Như vậy bố-thí kẻ khác lẽ cũng không có phước, vì kẻ thọ thí đã tự tu thí nghiệp từ đời trước, nay tự được quả-báo. Mà thật không thể chẳng có tội phước. Nên phải biết chúng-sinh tuy tự tạo sát nghiệp, mà kẻ sát-giả cũng vẫn đắc tội, vì khởi lòng tham sân si các phiền não vậy. Các phiền não nầy gọi là tà-điên-đảo; sinh tâm tà-đảo còn đáng bị tội huống chi cố ý khởi nghiệp ư? Bởi đó mà khiến sinh tử vô cùng tận. Nếu chẳng như vậy, thời khi mà các vị Thần-Tiên khởi các phiền não tham sân thảy, lẽ chẳng liền bị mất thần-thông. Nếu đấy chẳng phải tội lỗi lại cùng với pháp gì trái nhau mới gọi là phước-đức? Phải biết chúng-sinh tuy tự tạo sát duyên đời trước, nhưng sát-giả vẫn phải có tội. Tuy ngươi nói tội nhân vô sở năng thành. Việc nầy chẳng phải lẽ. Vì hạng Chiên-đà-la thảy cũng có thể dùng chú-thuật để giết người. Tiên-nhân cũng vậy, vì ác tâm nên tùy theo lời chú nên vẫn năng thành tội. Lại vì phước lực của người bị giết nên năng thành; vì cướp đoạt mạng nên bị tội. Ngươi nói hoặc có tâm-lực do đoạt mạng sinh phước, thí mạng đắc tội. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì cần do tâm-lực và phước nhân-duyên nên mới đắc phước, chứ chẳng những chỉ do tâm. Nếu đem thiện tâm dâm vợ nhà Thầy, giết Bà-la-môn nên được phước không? Những người biên-địa ở các xứ an-tức thảy đem tâm phước đức dâm mẹ, chị chừng có phước chăng? Cho nên biết do nhân-duyên phước, mới có phước đức sinh, chứ chẳng phải chỉ tâm vậy. Cướp trộm thảy cũng lại như vậy. Nên biết sát thảy đều là bất thiện. Lại sát thảy chẳng làm lợi cho kẻ khác nên gọi là bất thiện, tuy với đời hiện nầy được chút vui chốc lát, nhưng đời sau chịu khổ rất lớn, vì hại tổn kẻ khác nên gọi là tướng bất thiện. Lại hiện thấy có nhiều chúng-sinh gây những điều sát thảy cũng nhiều ở trong tam-đồ và nhân-đạo chịu các khổ não. Nên phải biết khổ-não là kết-quả của sát thảy, vì quả giống nhân vậy. Lại trong ba ác-đạo tội khổ rất dữ dội. Cho nên biết vì nhân-duyên sát thảy mà sinh vào trong ấy.
Hỏi: Trong người, Trời cũng như vậy. Các Trời cũng thường cùng chiến với A-tu-la, giết hại lẫn nhau; trong loài người cũng dùng hầm hào, thuốc độc, và lưới giết hại chúng-sinh?
Đáp: Trong Người, Trời có pháp lìa sát thảy, mà trong ba ác đạo không có. Phải biết trong ấy, tội khổ rất lắm. Lại trong loài người bởi nhân-duyên sát thảy nên mất những lợi vui sống lâu thảy: Con người thời thượng-cổ có thọ-mạng vô-lượng yến sáng từ thân phóng ra, sáng như mặt trời trắng, bay đi tự-tại; đất đều tự nhiên sinh vật tùy-ý, gạo nếp tự nhiên sinh. Nhưng đều bởi phạm tội sát thảy, nên mới mất việc như vậy. Về sau, đến khi con người thọ mạng chỉ còn mười tuổi, lại càng mất: như bơ, dầu, đường phèn và lúa nếp, bắp thảy, tất cả đều không có. Nên biết sát thảy là nghiệp bất thiện. Lại nếu như lìa sát thảy được vui trở lại: Thọ mạng tăng thêm như thọ niên đến tám muôn tuổi và các sở-dục tùy ý. Nên biết sát gọi bất-thiện. Lại như hiện nay, Châu Uất-đơn-Việt tự nhiên có gạo bắp, áo do cây sinh đều nhờ lìa sát thảy vậy. Tóm tắt lại nói: Chúng-sinh có bao nhiêu tất cả vui sướng đều do lìa sát thảy mà sinh. Cho nên biết sát thảy là nghiệp bất thiện vậy. Lại pháp sát là những người lành đã bỏ: Như các Đức Phật, Bồ-tát, Duyên-Giác, Thanh-văn và bao nhiêu những bậc người có công-đức, thảy đều bỏ lìa. Nên biết nó là bất thiện.
Hỏi: Sát sinh thảy nầy, người lành cũng cho, như trong kinh Vi-đà nói: Vì cúng Trời nên cho phép sát dê?
Đáp: Đấy chẳng phải là người lành. Người lành là thường cầu lợi vui cho kẻ khác, tu lòng từ-bi, bình đẳng với kẻ oan, người thân. Những người như vậy, họ đâu có sát sinh? Người ấy do lòng tham sân đục vẩn nên tự tạo kinh nầy để cầu sinh lên trời. Chú rủa chúng-sinh kia, nhờ phước lực mới năng thành việc nầy. Lại sát thảy nầy, kẻ được giải thoát chẳng bao giờ làm. Nên biết bất thiện.
Hỏi: Những kẻ được giải thoát cũng chẳng làm các việc khác nữa, như ăn quá trưa thảy việc nầy cũng nên là bất thiện sao?
Đáp: Việc ấy là nhân duyên sinh tội, nên người lành cũng bỏ. Nếu pháp không lỗi chẳng nên bỏ lìa. Quá trưa ăn thảy năng hại hạnh tu, vậy nên cũng bỏ. Có pháp vì thể tính bất-thiện nên bỏ, như giết trộm thảy; có pháp vì nhân duyên bất thiện nên cũng bỏ, như uống rượu, ăn quá trưa thảy. Nên biết sát sinh thể tính bất-thiện.Lại kẻ sát sinh bị nhiều người ghét như sư tử, hổ-lang, các đứa oán tặc và kẻ hàng thịt thảy. Nếu vì pháp nhân-duyên nầy mà bị nhiều người ghét gớm đâu chẳng phải bất thiện? Lại nếu kẻ bất sát được nhiều người thương, như các vị Hiền-Thánh tu hạnh từ-bi. Nên biết sát là bất thiện.
Hỏi: Có kẻ sát sinh vì sức mạnh mẽ nên được người ưa, như người vi Vua giết các đứa oán giặc thời được vua yêu mến?
Đáp: Vì nhân-duyên nên chẳng phải mến cho lắm. Như nói nếu người đem ác-nghiệp khiến cho lòng chúa vui mừng, nếu khi chúa sinh lòng chán ghét, trở lại nghi người nầy. Nếu họ đem ác sự mà sinh nghi làm sao gọi mến? Lại những kẻ làm điều bất thiện là tự chẳng thương mình huống chi kẻ khác ôi. Nên biết sát sinh là pháp bất thiện. Lại pháp sát thảy là đánh hại trói buộc thảy các nhân khổ-não, nên biết bất-thiện.
Hỏi: Pháp bất sát thảy cũng có khổ nhân, như Vua ra lệnh cho người phải giết giặc, nếu chẳng giết chắc bị Vua hại?
Đáp: Nếu vì chẳng giết bèn bị hại ấy. Vậy thì các kẻ chẳng giết đều bị hại chết? Người nầy vì tự trái lịnh Vua vậy. Nếu vua biết thâm tâm người nầy chẳng giết, thời chẳng gia-hại mà lại cúng-dường nữa. Vậy nên biết giết thảy là nhân-duyên khổ, chẳng phải chẳng giết thảy. Lại kẻ hành sát, đều khi sắp chết ăn-năn. Nên biết bất-thiện. Lại trong các việc giết thảy nên bị người khác chẳng tin, với trong đồng bọn còn chẳng tin nhau, huống chi người lành. Lại kẻ hành sát thảy người lành bỏ xa, như những kẻ hàng thịt, thợ săn thảy. Lại những kẻ hành sát thảy chẳng gọi người vui, kẻ hàng-thịt, thợ săn thảy trọn đời chẳng nhờ nghề nghiệp ấy làm được sang trọng. Lại người lành gắng công bỏ lìa sát thảy, nếu chẳng phải bất thiện, cớ sao gắng công cần cầu bỏ lìa? Lại hiện thấy sát thảy có quả-báo chẳng vừa lòng. Phải biết đời sau cũng bị quả-báo khổ. Lại nếu sát thảy chẳng phải bất thiện ấy, lại có pháp nào gọi bất-thiện ư?
Hỏi: Nếu pháp sát thảy là bất thiện ấy, thời không có thân người đẹp, Tại vì sao? Vì không có lúc nào chẳng sát-sinh, như những lúc đi đến, chân cất lên dẫm xuống, hằng thường giết hại những chúng-sinh nhỏ-nhiệm. Cũng thường vì ý tưởng của mình mà lấy vật của kẻ khác, cũng tùy tự tưởng mà nói láo. Vậy nên chắc không có thân đẹp?
Đáp: Cố ý làm thời bị tội, chứ chẳng phải cố ý vậy. Như trong kinh nói: “Thật có chúng-sinh, với trong đó sinh tâm tưởng chúng-sinh, có tâm muốn giết, giết rồi bị tội giết”. Trộm thảy cũng như vậy.
Hỏi: Như người ăn độc, cố hay chẳng cố đều năng chết người. Lại như sa hầm lửa biết cùng chẳng biết đều năng cháy người. Dẫm gai thảy cũng như vậy. Phải biết sát-sinh cố hay chẳng cố đều phải bị tội?
Đáp: Dụ nầy chẳng trúng. Độc cốt để giết hại thân nên chết, còn tội phước do tâm, làm sao đem ví được. Lại lửa gai thảy, nếu chẳng cảm giác, chẳng hay sinh khổ. Vậy nên dụ này chẳng trúng. Nếu không biết thời chẳng cảm giác đau, có biết mới có cảm giác. Như vậy nếu không cố tâm, thời tác nghiệp chẳng thành, cố tâm thời thành, dụ nầy mới trúng. Có cố thời có tội; chẳng cố thời không. Các nghiệp đều do tâm sai khác, nên có thượng có hạ, nếu không cố tâm làm sao có thượng có hạ?
Như thầy thuốc với chẳng phải thầy thuốc, đều làm cho bệnh nhân sinh khổ, nhưng vì tâm lực nên có tội phước sai khác. Lại như con nắm vú mẹ thời chẳng bị tội, vì không nhiễm tâm vậy. Nếu nhiễm tâm mà nắm thời bèn có tội. Nên phải biết tội phước đều do tâm sinh. Lại nếu chẳng cố tâm mà có tội ấy, thời những người được giải thoát cũng có chẳng cố mà não hại chúng-sinh lẽ phải bị tội, thời không có người giải thoát, vì lẽ các tội nhân không được giải thoát vậy. Lại nếu chẳng cố mà có tội phước, thời một hành nghiệp phải là thiện và bất-thiện. Như người làm phước nghiệp lầm giết chúng-sinh, thời nghiệp nầy cũng tội mà cũng phước? Việc nầy chẳng phải lẽ. Phải biết chẳng cố, thời chẳng nên có tội có phước gì cả. Lại nếu vô-tâm mà có nghiệp báo ấy, thì làm sao phân biệt được đây là thiện, đấy là bất thiện và kia là vô-ký ư? Nên đều do tâm mới có sai khác nầy: Như có ba người đồng đi quanh Tháp” Một vì nhớ công đức Phật; hai vì trộm cắp; ba vì đi dạo mát. Tuy thân nghiệp là đồng mà có thiện, bất thiện và vô ký sai khác. Phải biết do ở tâm. Lại có nghiệp quyết định có quả-báo; có nghiệp chẳng quyết định có quả-báo. Có nghiệp thượng, trung, hạ. Có quả-báo đời hiện tại, quả-báo đời sau, và quả-báo sau các đời sau nữa thảy. Nếu chẳng do tâm mà được tội phước thì làm sao mà có sai khác như vậy? Lại nếu lìa tâm có nghiệp, thời là phi chúng-sinh-số cũng nên có tội phước, như gió xô sập núi não hại chúng-sinh gió phải có tội; nếu thổi hoa thơm bay đến chùa Tháp, bèn nên được phước, ấy chẳng thể được. Cho nên biết lìa tâm không có tội phước vậy. Lại có ngoại đạo nói: “Tu pháp đoạn thực nằm trên tro, đất, chông gai thảy, gieo mình xuống vực sâu, nhảy vào lửa, tự sa thân xuống gộp thảy, dùng những nhân duyên khổ ấy, mới có phước đức”. Có kẻ trí nạn lại rằng: “Nếu như vậy thời chúng-sinh ở địa ngục thường đốt nướng, loài ngạ-quỷ bị đói khát, loại côn trùng hay bay vào lửa; loài cá trạch ở nước, heo, dê, chó thảy thường nằm trên phân đất. Các loài này thảy cũng nên được phước?” Kẻ ngoại đạo kia đáp rằng: “Cần do cố tâm chịu đựng khổ não nầy thời có phước đức, chứ chẳng phải cố tâm mà được vậy”. Địa ngục thảy chẳng phải chịu khổ đốt t hảy. Nếu chẳng cố tâm mà có phước ấy, thời trong địa ngục thảy cũng nên có phước? Có những lỗi như thế. Nếu chẳng cố tâm mà có tội và phước, thời đời không có người lành. Tại vì sao? Vì ở trong bốn oai nghi thường giết chúng-sinh. Việc nầy không thể được. Phải biết chẳng cố tâm, thời không tội phước. Lại không được sinh về chỗ đẹp, vì thường bị tội vậy. Mà thật có các vị Phạm-vương và các thân tuyệt đẹp, nên biết nghiệp không cố tâm là không tội phước. Lại trong pháp của các ngươi ăn thức ăn bất-tịnh, thời đều có tội. Nếu suy nghĩ cho kỹ, tất cả đồ uống ăn đều là bất tịnh, ăn thức ăn bất-tịnh đều phải đắc tội. Như vậy đụng đến rượu thảy, thời chẳng phải Bà-la-môn. Nếu chẳng thấy nghe, đem tịnh tâm mà ăn, bèn không tội ấy. Phải biết lìa tâm, thời không tội phước gì cả. Lại với việc cúng trời, đem phước tâm nên mới giết dê, khiến dê sinh lên trời. Vì phước tâm mà giết nên có phước đức. Nếu chẳng phải vậy, tất cả sát sinh đều được phước mà cũng bị tội. Lại như Bà-la-môn nói: “Hoặc có khi trộm cướp mà không tội: Như thiếu ăn bảy ngày được theo Thủ-đà-la mà lấy; nếu đói mạng gần chết thì theo Bà-la-môn mà lấy. Cũng muốn sanh con đẹp nên tà dâm không tội”. Nếu chẳng vì cố tâm, thời chẳng nên có các việc sai khác như trên. Nên biết, nếu người chẳng cố tâm ác ý mà cho kẻ khác uống độc, do đâu đắc tội? Nếu cố tâm cho người chất độc, độc trở lại làm lành bệnh, thời ưng đắc phước? Như bố thí cho người ăn, món ăn ấy chẳng tiêu, khiến người phải chết, vậy là đắc tội sao? Nếu chẳng cố tâm mà có tội phước ấy là pháp lộn xộn. Lại người đời, tất cả việc đều tin nơi tâm, như tức một lời nói năng sinh vui hoặc giận. Đánh đập thảy cũng như vậy. Nên biế các nghiệp đều do nơi tâm. Lại ý nghiệp rất hơn hết (qua phẩm sau sẽ nói) nên biết các nghiệp tại tâm. Lại như người trí huệ tuy ở nơi ngũ dục mà chẳng bị đắc tội, đều là nhờ sức của ý. Tại vì sao? Vì kẻ trí thấy sắc chẳng khởi tâm tưởng bậy, nên không lỗi đắm sắc. Thanh thảy cũng như vậy. Nếu chẳng khởi tưởng bậy mà có lỗi ấy, thời tất cả thấy nghe, lẽ đều có lỗi. Vậy thời ý nghiệp vô dụng. Kẻ trí lấy trí huệ làm đầu, tuy thọ ngũ dục mà chẳng tham đắm; ngũ dục tuy tồn tại, vì tâm nhàm chán nên có thể chẳng đắm nhiễm, đấy chẳng phải là sức ý nghiệp ư? Vậy nên chẳng có không cố tâm mà đắc tội phước.
Hỏi: Ông nói tướng thiện và bất-thiện là tổn hại hay lợi ích cho kẻ khác. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì nếu người tự đem vật dưỡng thân mà làm phước nghiệp người ấy tự ăn cũng vẫn có phước đức. Lại tháp chùa phi chúng-sinh số tưới quét cũng đắc phước. Lại lễ kính thảy đối với kẻ khác vô ích. Chỉ tổn hại công đức kẻ khác chẳng nên có phước. Lại chẳng những phát tâm nên có phước đức mà tùy đem áo cơm lợi ích cho người khác bấy giờ mới có phước. Như vậy thời kẻ tu từ-bi, lẽ chẳng có phước. Lại như tháp chùa thảy phi chúng-sinh-số, hoặc đọat của hại vật, hoặc làm hư nát, lại chẳng có tội. Lại chẳng hiện trước mặt mà ác khẩu mắng người ta, lẽ chẳng có tội, vì họ chẳng nghe, đâu tổn giảm chi mà tội. Lại đối với người khác, chỉ sinh ác tâm mà chẳng khởi thân khẩu, đâu có hại gì, ấy lẽ đều chẳng đắc tội. Lại hoặc tự chửi mình và giết thân mình, hoặc tự tà hành cũng hoặc khi đắc tội. Vậy nên tướng thiện và bất thiện, chẳng những tổn hại hay lợi ích kẻ khác.
Đáp: Ngươi nói tự đem đồ dưỡng thân có phước ấy. Việc này chẳng phải lẽ. Nếu tự cúng-dường cho mình có phước ấy, thời không có người khác đáng cúng-dường. Mà thật kẻ cầu phước đức cúng-dường cho người khác. Lại tùy tự mình phước lại càng mỏng, nên biết tự vì mình chẳng nên có phước. Lại ngươi nói tự ăn là làm phước nghiệp. Nếu tự dưỡng thân là lợi ích cho kẻ khác. Đấy là do nơi tâm mới năng sinh phước đức, chứ chẳng phải do tự mà được phước vậy. Ngươi nói Tháp chùa phi chúng-sinh tưới quét cũng được phước ấy. Người nầy nghĩ công đức Phật đối với trong chúng-sinh là bực cao cả. Vậy nên tưới quét. Việc nầy cũng do chúng-sinh nên được phước vậy..
Hỏi: Phật đã diệt độ, chẳng gọi chúng-sinh. Như trong kinh nói: “Phật chẳng có, chẳng phải không, cũng chẳng phải có không, cũng chẳng phải chẳng có chẳng phải chẳng không”. Làm sao gọi là chúng-sinh được?
Đáp: Nếu đã diệt độ chẳng gọi chúng-sinh, người ấy nghĩ Phật khi chưa diệt-độ mà vì cúng dường, vậy nên được phước. Như người tế cha mẹ là nghĩ khi còn sống; nếu chẳng như vậy, chẳng gọi cúng-dường cha mẹ. Việc nầy cũng vậy. Ngươi nói lễ kính thảy với kẻ khác vô ích. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì lễ kính thảy, có nhiều lợi cho kẻ khác, là khiến cho kẻ kia sang trọng được người khác cung kính, ấy gọi lợi ích. Cũng khiến người khác theo học cung kính, ấy gọi phước đức. Lại những khi lễ kính kẻ khác, tự mình phá được thói ngạo mạn, vì phá được một phần bất-thiện, nên được nhiều lợi ích, cũng để hiển dương công đức của kẻ khác. Lễ kính thảy có những lợi ích như vậy. Lại ngươi nói lễ kính thảy tổn công đức kẻ khác. Việc nầy chẳng phải lẽ. Vì đem hảo-tâm mà lễ kính, chẳng phải như ngoại đạo vì muốn làm tổn kẻ kia mà hành lễ kính. Lại như bố-thí, nếu kẻ kia ăn uống chẳng tiêu, họ cũng tổn công-đức. Vậy thì bố-thí cũng chẳng nên có phước. Nên khi lễ kính thảy cần phải suy nghĩ kỹ, có phước thời làm. Như trong kính nói: “Có một Tỳ-kheo ở trong nhà tắm, đem tay thoa thân kẻ khác. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo rằng: Kẻ cúng dường này là A-La-Hán, kẻ thọ cúng dường là người phá giới. Các người nên học”. Không nên đem sư tử cúng dường chồn mèo thảy, ngươi nói chẳng những phát tâm mà được phước ấy. Tâm là gốc tất cả công đức, như người làm lợi mình và người, lợi đời nầy và đời sau, đều lấy thiện tâm làm gốc; như người làm tổn mình và người, tổn hại đời nầy và đời sau, đều do bất thiện tâm làm gốc. Lại người tu lòng từ, lấy quả báo từ-tâm làm lợi ích cho tất cả: Nghĩa là gió mưa phải thời, nhật nguyệt tinh tú chẳng sai thường độ, nước đại-hải chẳng tràn ngập, lửa đại-hỏa chẳng đốt cháy, làm được báo chẳng ưa mến; chính-thân mà làm được quả-báo ưa mến. Chẳng nói có báo thứ ba. Lại quả-báo phước đức thời được ưa mến như ý muốn, mà quả-báo tội lỗi thời trái lại với trên. Lại khổ, vui là quả-báo tội, phước. Chẳng khổ chẳng vui cũng là quả-báo thiện hành. Vậy nên biết vô-ký không có quả-báo.
PHẨM TÀ HẠNH THỨ 101
Đức Phật nói ba tà hạnh: Thân tà-hạnh, khẩu tà-hành, ý tà-hạnh. Thân tạo-tác ác nghiệp gọi là thân tà-hành. Tà-hành nầy có hai thứ: Một nhiếp thuộc vào mười bất-thiện-đạo, như giết, trộm, tà dâm; hai chẳng nhiếp, như roi, gậy, trói buộc, tự đâm vợ thảy và bất-thiện-đạo trước sau ác nghiệp.
Hỏi: Sát sinh thảy nầy là ba nghiệp bất-thiện, chỉ là tính thân nghiệp ư?
Đáp: Tội sát gọi sát bất-thiện nghiệp. Tội nầy thân cũng có thể tạo, tùy đem thân mình sát hại chúng-sinh. Khẩu nghiệp cũng có thể tạo, tùy đem lời dạy bày khiến người sát chúng-sinh; hoặc đem tâm phù chú mà sát cũng có thể tạo được, như có người phát tâm mà năng khiến kẻ khác chết. Tội trộm, dâm cũng như vậy. Chỉ tự làm thì bị tội đầy đủ. Lại thân nghiệp bất-thiện, hoặc lấy thân làm tướng, hoặc lấy khẩu làm tướng, hoặc phát tâm thời kẻ khác biết, lấy nhân-duyên nầy cũng tạo được tội sát thảy. Nhưng phần nhiều là do nhân tạo tác, nên gọi chung là thân-nghiệp. Khẩu-tà-hành, cũng như vậy. Khẩu gây ra ác nghiệp gọi khẩu-tà-hành. Trong đây cũng có hai thứ: Như khi có người quyết định hỏi, mà mình hiện trước mặt dối họ là nhiếp về bất-thiện đạo; kỳ dư thời chẳng nhiếp. Tà-kiến thâm sân thảy là ý-tà-hành.
Hỏi: Tại sao trong mười bất-thiện-đạo nói tà-kiến? Trong ba bất-thiện-căn nói si?
Đáp: Tà kiến là tên khác của si. Si nầy tăng trưởng bền chắc gọi là tà-kiến. Si lại không có tướng riêng, chỉ lấy điên đảo tham đắm, nên gọi là Si.
Hỏi: Trong kinh nói: “Các tà hành được quả-báo bất-ái, chính hành được quả-báo ái”. Tướng ái và bất ái nầy chẳng quyết định; như tức một sắc, mà có ái và bất ái. Vậy nên cần biện minh tướng ấy?
Đáp: Vui là tướng ái. Như trong kinh nói: “Phước báo gọi là vui”. Khổ là tướng bất ái. Như trong kinh nói: “Các ngươi đối với tội, phải sinh lòng sợ hãi, vì đấy là nhân duyên khổ vậy”.
Hỏi: Nếu vui là tướng ái ấy. Vậy thì heo chó thảy, ăn phẩn uế lấy làm vui, là quả phước đức sao?
Đáp: Là phước quả bất tịnh. Như nghiệp kinh nói: “Nếu phi thời thí, bất-tịnh thí, tâm khinh khi, tâm đục vẩn mà bố thí nơi phi Phước-điền”. Thí như vậy thảy thời được quả-báo ấy.
Hỏi: Như trong kinh nói chính hành được ái-báo. Tại sao lại nói do nhân-duyên chính hành được sinh lên trời?
Đáp: Có những kẻ tà hành cũng được sinh lên trời; hoặc bảo sinh trời là quả-báo tà hành. Nên trong kinh lại nói nhân duyên chính hành mới sinh về nơi ấy. Lại tà hành chính hành năng được thân hai đường thiện ác khác nhau. Khi thọ thân rồi ở trong đó chịu những khổ vui: Như nhân duyên tà hành ở trong ác đạo chịu khổ; nhân-duyên chính hành thời được hưởng vui Trời Người.
PHẨM CHÍNH HÀNH THỨ 102
Thân làm điều lành gọi là thân chính-hành. Khẩu, Ý cũng như vậy. Lìa sát-sinh thảy ba nghiệp bất-thiện gọi là thân-chính-hành. khẩu lìa bốn lỗi gọi là khẩu chính hành. Ý lìa ba bất-thiện gọi là ý-chính-hành. Ba món nầy nhiếp thuộc về Luật nghi. Chỗ khác gọi: Giới, định vô-lậu luật-nghi. Lại bao nhiêu lễ kính, bố-thí thảy là thiện-thân-nghiệp, đều gọi thân chính-hành. Chỗ khác gọi nói lời thật mềm-dịu thảy đều gọi khẩu chính-hành. Ý nghiệp chẳng tham thảy đều gọi ý-chính-hành. Gọi chung là tam-chính-hành.
Hỏi: Ngoại đạo, Thần-Tiên không có quả báo được giải thoát giới, người nầy năng được giới luật nghi chăng?
Đáp: Các ngoại đạo ấy từ nơi tâm sinh giới-luật-nghi, mà cũng gọi giới khẩu-thọ. Lại các người kia thảy cũng năng được nhiếp thuộc về chính-hành giới-luật-nghi. Như loài người thọ mạng chỉ còn mười tuổi mà nhờ thọ pháp bất-sát thời đẻ con thọ mạng được hai mươi tuổi.
Hỏi: Trong kinh nói: Chính-hành, tịnh-hành và tịch-diệt-hành. Có sai khác gì không?
Đáp; Có ông Luận sư nói: Kẻ phàm phu tu lành nơi thân khẩu, ý nghiệp gọi là chính-hành. Kẻ học-nhân đã đoạn gút nên tức nơi chính-hành nầy gọi là tịnh-hành. Bực vô-học-nhân đoạn gút, vì từ không gút sinh lời nói, nên gọi là tịch-diệt-hành. Lại vô-học-nhân rốt-ráo chẳng khởi nghiệp bất-thiện nên gọi là tịch-diệt-hành. Như nói: Thân, khẩu, ý đều là tịch-diệt-hành. Lại có người nói ba món hành nầy nghĩa dồng mà tên khác. Chỉ đẹp nơi chất-trực nên gọi là chính; lìa các phiền não nên gọi là tịch; lìa các bất-thiện nên gọi là tịch-diệt. Nên tuy có ba tên mà nghĩa chẳng khác.
Hỏi: Có ông Luận sư nói chỉ có tâm là tịch-diệt-hành chứ chẳng phải nghĩ. Nghĩa ấy thế nào?
Đáp: Ba món hành nầy đều do nơi tâm. Tại vì sao? Vì lìa tâm không có nghĩ, cũng không có nghiệp thân khẩu nữa.
Hỏi: Trong kinh nói: “Người thấy chính hành được trọn nên, thời là thấy trời”. Nếu thấy thiên-số chẳng phải tất cả kẻ chính-hành đều sinh lên trời, cớ sao sqđ nói như vậy?
Đáp: Vì nói thiên-số nên việc nầy đã rõ. Những kẻ chính-hành tuy bất-tất sinh lên trời, nhưng nếu sinh về chỗ sang trọng, thời với trời tương-tự, nên mới nói thấy thiên-số. Các kẻ chính-hành đáng lẽ đều sinh lên trời mà hoặc bị các duyên phá hoại, vậy nên chẳng sinh; chỗ gọi là tà-chính-tạp-hành, vì tà-hành mạnh hơn nên chẳng được sinh lên trời. Như trong kinh Phật nói với A-Nan rằng: “Ta thấy có người tu ba chính-hành mà sinh vào ác-đạo”. Là người ấy quả-báo tà-hành đời trước đã chín mùi, nay tuy tu chính-hành vì chưa đầy đủ vậy. Lại có người khi sắp lâm-chung sinh khởi tâm tà-kiến, nên bị đọa ác-đạo; còn những kẻ tà-hành sinh về chỗ lành cũng như vậy. Cho nên pháp phàm phu chẳng nên tin vậy. Nên phải biết tùy theo nghiệp-lực mạnh nên thọ sinh có sai khác.
PHẨM KẾ NGHIỆP THỨ 103
Hỏi: Kinh nói có ba thứ nghiệp: Nghiệp buộc cõi Dục; nghiệp buộc cõi Sắc; nghiệp bụôc cõi Vô-sắc. Nghiệp nào là thế nào?
Đáp: Nếu nghiệp từ địa-ngục đến cõi trời Tha-hóa-tự-tại ở trong ấy chịu báo gọi là nghiệp buộc cõi Dục; từ cõi Phạm-thế đến cõi trời A-ca-ni-tra, chịu báo trong ấy gọi là nghiệp buộc cõi Sắc; từ hư-không-xứ đến phi hữu tưởng, phi-vô chịu báo tưởng, trong ấy gọi là nghiệp buộc cõi vô-sắc.
Hỏi: Nghiệp vô-ký và nghiệp bất-định báo, chẳng ở trong ba thứ nầy sao?
Đáp: Nghiệp nầy và quả-báo đều là buộc ở cõi Dục. Tại vì sao? Vì pháp nầy là nghiệp quả-báo cõi Dục vậy.
Hỏi: Pháp cõi Dục, chẳng phải tất cả đều là quả-báo, vậy nên chẳng phải?
Đáp: Tất cả pháp ở cõi Dục đều là nghiệp-báo buộc ở cõi Dục.
Hỏi: Nếu như vậy thời ngoại-đạo tà-luận cho rằng tất cả lãnh-thọ khổ vui đều là nghiệp nhân-duyên đời trước. Lại nghiệp quả-báo đời trước là thiện, bất-thiện có báo chẳng có báo. Lại công phu tinh-tấn vô sở dụng, nếu đều là nghiệp-báo lại cần gì nhọc công ư? Và nếu các phiền não và nghiệp đều là nghiệp-báo, thời không giải thoát được, vì nghiệp-báo chẳng tiêu hết vậy?
Đáp: Ngươi nói ngoại đạo tà luận, việc nầy chẳng trúng. Vì ngoại đạo nói như vầy: “Khổ vui tốt xấu chỉ là nghiệp quả-báo đời trước”. Vậy thời chẳng cần nhân duyên hiện tại. Mà thật thấy muôn vật từ hiện tại duyên sinh, như hạt-giống chẳng hạn. Nên chẳng được nói tất cả đều từ nghiệp nhân duyên đời trước. Lại do nhân do duyên muôn vật mới được sinh, như lấy hạt giống làm nhân, đất, nước, thời gian, không gian thảy làm duyên. Nhãn thức lấy nghiệp làm nhân, nhãn sắc thảy làm duyên.. Vậy nên chẳng đồng với tà luận ngoại đạo. Ngươi nói nghiệp quả-báo đời trước. Việc nầy chẳng phải lẽ. Vì hiện thấy do quả mới có quả khác nối nhau sinh, như do lúa sinh lúa. Như vậy do báo sinh báo, đâu có lỗi chi? Lại như người ẩn tật bất năng nam, và sự dâm dục của loại chim sẻ, chim uyên ương thảy, sự giận dữ của loại rắn độc thảy, phải biết đều là nghiệp quả báo đời trước.
Hỏi: Nếu từ báo sinh báo vậy là vô cùng?
Đáp: Tôi nói ba thứ nghiệp báo: Thiện, bất thiện và vô-ký. Từ thiện và bất thiện sinh báo vô-ký chẳng sinh, nên chẳng phải vô cùng, như từ lúa sinh lúa; ở trong ấy từ hạt giống sinh mộng, chẳng từ bắp thảy sinh. Như vậy từ quả báo thiện và bất thiện mới có quả-báo khác sinh chẳng từ vô-ký báo mà sinh. Ngươi nói chẳng cần nhọc công ấy. Tuy từ nghiệp sinh báo nhưng cần phải gia công nhiên hậu được thành. Như nhờ được nghiệp lúa mới có lúa sinh, nhưng cần phải có giống thảy, vậy mới được thành. Ngươi nói không có giải thoát. Việc này chẳng phải lẽ. Được chân trí là ác nghiệp diệt hết, cũng như rang giống chẳng còn sinh được, nên không bị lỗi không giải thoát. Lại các pháp có sinh ra đều lấy nghiệp làm gốc. Nếu không có nghiệp làm gốc làm sao năng sinh. Lại sinh của muôn pháp đều có định phần, như pháp nầy quyết từ thân người nầy sinh, mà chẳng ở thân các người khác. Nếu không có nghiệp làm gốc, thời làm sao quyết định sự sai khác vậy.
Hỏi: Nếu pháp chỉ từ nhân mà sinh, như từ đậu sinh đậu có lỗi gì?
Đáp: Việc nầy cũng lấy nghiệp làm gốc, vì nghiệp nhân duyên được đậu, nên mới có từ đậu sinh đậu. Tại sao biết được? Là thời kỳ thượng-cổ người ta tu hạnh lành, nên nếp gạo tự sinh, nên biết nghiệp là gốc mới có đậu sinh đậu.
Hỏi: Vậy thì chúng-sinh-số vật từ nghiệp đời trước mà sinh?
Đáp: Chẳng phải phi-chúng-sinh-số vật cũng lấy nghiệp làm gốc. Tất cả chúng-sinh có quả-báo cộng-nghiệp, nghĩa là được chỗ ở, nhờ nghiệp nhân duyên nên có đất thảy; nhờ nghiệp nhân duyên sáng nên có mặt trời trăng thảy. Nên phải biết vật sinh đều lấy nghiệp làm gốc. Tại vì sao? Vì là đời trước đều có sở do của sức bố-thí, trì-giới thảy, vậy nên cũng từ nghiệp thảy sinh.
Hỏi: Nếu pháp vô-lậu cũng từ nghiệp sinh, đấy cũng gọi pháp bị ràng buộc, vậy thì không được. Vì lẽ trong kinh nói có thọ pháp chẳng bị buộc mà!
Đáp: Pháp vô-lậu lấy chân-trí làm nhân, lấy nghiệp làm duyên, vì sức lớn mạnh nên gọi là chẳng buộc.
Hỏi: Nghiệp nào chị quả-báo cõi Dục? Nghiệp nào chịu quả-báo cõi Sắc, và cõi vô-sắc?
Đáp: Nếu ở trong ba cõi Dục, Sắc, vô-sắc khởi mười nghiệp bất thiện, thời chịu quả báo cõi Dục.
Hỏi: Nếu ở trong cõi Sắc, Vô-sắc cũng có thể khởi mười nghiệp bất thiện chăng?
Đáp: Trong ấy có thể khởi nghiệp bất thiện. Như trong kinh nói trong kia có tà kiến. Tà-kiến chẳng phải bất thiện sao?
Hỏi: Tà kiến ở trong ấy là vô-ký chẳng phải bất-thiện vậy?
Đáp: Chẳng phải vô-ký. Tại sao biết được? Vì trong kinh Phật nói: “Tà kiến là nhân khổ-não”. Người tà-kiến khởi ra những nghiệp thân, khẩu và ý, có bao nhiêu tạo tác đều là quả-báo khổ, in như trái mướp đắng toàn tứ đại đều là một vị đắng. Như cõi Dục tà-kiến bất-thiện; cõi Sắc và vô-sắc cũng lấy tướng nầy nên cũng gọi là bất thiện, vì tướng đồng nhau. Như Phạm-thiên Bà già bảo các Phạm kia rằng: Các ngươi đừng đến Cù-Đàm sa môn Phật, Ta ở đây có thể độ thoát cho các ngươi,” là khởi tâm khẩu bất thiện ở tại cõi Sắc. Lại có các Phạm-thiên ở cõi kia nạn hỏi Phật. Có các việc như vậy. Lại người ở cõi Sắc, Vô-sắc bảo: Đấy là Nê-Hoàn. Đến khi mạng chung thấy ấm-thân ở cõi Dục, Sắc liên sinh tà kiến bảo: Không có Nê-Hoàn. Rồi bài báng Pháp vô-thượng vậy. Làm sao chẳng phải bất thiện ư? Vì những việc nầy nên biết trong ấy có nghiệp bất thiện.
Hỏi: Nếu ở trong ấy nghiệp bất-thiện, nghiệp nầy bị buộc chỗ nào?
Đáp: Nghiệp bât thiện nầy thời chịu quả-báo cõi Dục, vì buộc ở cõi Dục vậy. Nghiệp thiện có ba bực: thượng, trung, hạ. Nghiệp hạ chịu quả-báo cõi Dục; trung, chịu quả-báo cõi Sắc; thượng chịu quả-báo cõi Vô-sắc. Lại có người nói: “Nghiệp lành chịu báo ở cõi Sắc là nhiếp thuộc về tứ-thiền; chịu báo cõi vô-sắc là nhiếp thuộc về tứ-vô-sắc định. Kỳ dư tâm tán loạn khởi nghiệp thời chịu quả-báo ở cõi Dục”.
Hỏi: Tại sao trong ấy khởi nghiệp lành mà chịu quả-báo cõi Dục?
Đáp: Như trong đây nhiếp tâm khởi nghiệp lành, thời trong kia chịu báo; như vậy trong kia tản tâm khởi nghiệp lành, thời trong đây chịu báo. Lại như cõi Sắc, vô-sắc khởi nghiệp chẳng lành thời ở trong cõi Dục chịu báo. Nghiệp lành trong kia cũng như thế.
Hỏi: Nếu ở cõi Sắc, vô-sắc chẳng năng khởi nghiệp lành buộc về cõi Dục?
Đáp: Trong ấy không có nhân-duyên nầy. Nếu ở cõi Dục năng khởi nghiệp lành cõi Sắc, Vô-sắc. Mà ở cõi Sắc, Vô-sắc lại chẳng năng khởi nghiệp lành cõi Dục sao! Lại các ngươi nói: “Ở trong cõi Sắc năng sinh tâm vô-ký cõi Dục”. Nếu năng sinh tâm vô-ký, tại sao chẳng năng sinh thiện tâm ư? Lại trong kinh Phật bảo Thủ-Thiên-Tử rằng: “Phải niệm trụ-tâm thọ thô tướng”. Thô-tướng tức là tâm buộc cõi Dục. Người nầy tùy đem thiện-tâm nghe pháp lễ Phật, đều là buộc tâm ở cõi Dục. Nếu chẳng như vậy chẳng gọi thô-tướng. Lại trong ấy cầu niệm tài phước. Như nói: “Bạc Đức Thế Tôn! Tôi đối với ba việc không nhàm nên mạng chung trong đây sinh về cõi trời Vô-nhiệt”. Nghĩa là chiêm bái Phật, nghe Pháp, và cúng-dường Tăng. Cầu niệm tài phước là buộc tâm về cõi Dục. Lại trong đây có kẻ niệm Phật thảy mà chẳng cầu tài phước nên phải biết có thiện buộc về cõi Dục.
Thành Thật luận hết quyển 7.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 16 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.75.27 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập