Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Thành Thực Luận [成實論] »» Bản Việt dịch quyển số 4 »»

Thành Thực Luận [成實論] »» Bản Việt dịch quyển số 4

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.67 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.85 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Thành Thực

Kinh này có 16 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Việt dịch: Thích Trí Nghiêm

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

PHẨM CĂN GIẢ-DANH THỨ 45
Hỏi: Mắt thảy các căn cùng tứ-đại là một hay khác?
Đáp: Do nghiệp nhân duyên tứ-đại thành mắt thảy các căn. Vậy nên chẳng khác tứ-đại. Lại Phật phân biệt mắt nói như thế nầy: “Hình thịt trong mắt có bao nhiêu cứng nương cứng gọi là địa chủng”. Vậy nên biết có căn tức là tứ-đại. Tại vì sao? Vì chia riêng cứng thảy ra lại không có mắt. Vì Phật muốn khiến người đời biết trông mắt trông không, nên mới nói như vậy. Nếu chẳng phải thế, lẽ phải trong mắt riêng có cứng thảy; hoặc trong cứng thảy riêng có mắt? Tùy có phân chia cứng thảy, cũng không ích gì. Vậy nên các căn chẳng khác tứ-đại. Lại như trong kinh Lục-chủng nói: “Sáu món là người”. Nếu cắc căn khác tứ-đại, thời mắt thảy chẳng gọi nhân-duyên thành người. Chỉ trong sáu món giả-danh là người. Bởi sắc thảy thành tứ-đại; thanh cũng là nhân duyên thành người.. Chỉ trong sáu món nhân duyên thành người. Cho nên biết các căn chẳng khác tứ-đại. Lại có Tỳ-kheo hỏi Phật: Những gì là mắt? Phật đáp: “Bởi tứ-đại thành sắc, chẳng khá thấy mà có đối, đấy là mắt”. Vậy nên biết chẳng khác tứ-đại. Tỳ-kheo này có lợi căn trí-huệ, nên đối với mắt thảy các căn rất sinh lòng nghi: người đời đều thấy biết sắc là mắt, cho đến cũng biết xúc là thân. Tỳ-kheo này với trong mắt thảy sinh nghi là có hay không? tại vì sao? Vì hoặc có các Luận sư nói năm tính là năm căn; hoặc nói một tính. Tỳ-kheo này muốn thử xem Phật-Pháp nói ra sao, nên mới hỏi Phật. Phật muốn chỉ rõ năm căn đều thuộc tứ-đại, nên mới đáp nói Tỳ-kheo rằng mắt này nhân tứ-đại sở thành sắc, chẳng khá thấy mà có đối. Nếu pháp có thật thời chẳng phải nhân thành: Nhân pháp giả-danh, lại thành giả-danh, như nhân cây thành rừng.
Hỏi: Hoặc có người nói sắc thành tựu gọi là mắt. Sự thật thế nào?
Đáp: Hoặc thành-tựu hay chẳng thành-tựu, tứ-đại do nghiệp nhân mà sinh gọi là mắt thảy các căn. Nếu chẳng phải vậy, là nghi Tỳ-kheo này trong mắt thảy các căn trọn không thể dứt được. Tại vì sao. Là Phật vì nói mắt thảy các căn nhân tứ-đại tạo. Vậy nên Tỳ-kheo nầy biết mắt không có thật pháp. Cho nên biết mắt thảy chẳng khác tứ-đại. Lại nhiều chỗ Phật phân-biệt tứ-đại chỉ rõ mắt trống không vậy. Như nói dùng huệ chẳng hí luận ấy nghĩa là quán thân nầy phân-biệt sáu món: Cứng và nương cứng gọi là Địa thảy. Như vậy nhàm lìa năm món, chỉ có một Thức. Cũng như trong kinh nói thí dụ giiết trâu, dụ voi bước đi để phân biết tứ-đại, lại không có mắt. Nếu riêng có mắt, lẽ nên phân biệt nữa. Lại như các vị Luận sư Hòa Ta thảy cũng đều nói như thế đó, vì không có lỗi vậy. Nên phải tin chịu.
Hỏi: Năm căn khác với tứ-đại. Tại vì sao? Vì mắt thảy nhiếp thuộc về nhãn đẳng nhập, tứ-đại nhiếp thuộc về xúc nhập. Lại mắt thảy là nội nhập, tứ-đại là ngoại nhập. Mắt thảy là căn, tứ-đại phi-căn. Lại mắt thảy là do tạo sắc thành-tựu, tứ-đại chẳng phải vậy. Cho nên biết các căn chẳng phải là tứ-đại?
Đáp: Tùy theo nhân duyên, tức nơi sự việc nên nói khác. Như tín thảy năm căn cũng gọi là hành ấm. Nên tứ-đại do nghiệp sinh nhiếp về nhãn đẳng cũng gọi là nội nhập, cũng gọi là căn. Lại tứ-đại tức là thành-tựu, như bánh thảy thành xe, bánh tức là xe. Việc nầy cũng vậy.
Hỏi: Chẳng phải vậy. Như tâm thanh tịnh gọi là tín. Tín khác với tâm, việc nầy cũng vậy?
Đáp: Chẳng phải vậy. Như nhờ ngọc thanh-thủy; thủy tức là nước trong sạch; trong sạch tức là nước. Như vậy được ngọc tín-châu, thời ao tâm trong sạch; tâm nầy sạch tức là tâm. Lại đối với trong luận nầy chúng tôi chẳng nói do tâm có lòng tin khác. Vậy nên thí dụ này chẳng nhằm vậy. Lại căn là giả-danh, với nhân thành giả-danh chẳng nói khác.
Hỏi: Cũng chẳng được nói một?
Đáp: Trong tứ-đại thành-tựu giả-danh là căn cũng chẳng gọi tứ-đại là căn. Cho nên biết các căn chẳng khác tứ-đại.
PHẨM PHÂN BIỆT CĂN THỨ 46
Hỏi: Trong các căn nầy Đại nào nhiều hơn?
Đáp: Không có đại nào nhiều?
Hỏi: Nếu các Đại đồng nhau, cớ sau có kẻ năng thấy sắc, có kẻ chẳng thấy?
Đáp: Đều do nghiệp sinh; do nghiệp sinh thuộc về mắt, sức tứ-đại năng thấy sắc, các căn kia cũng vậy.
Hỏi: Nếu do nghiệp sinh, cớ sao chẳng lấy một căn khắp biết các trần?
Đáp: Nghiệp nầy có năm món sai khác: Có nghiệp năng làm nhân thấy, như bố-thí đèn đuốc, được quả báo nhãn căn. Thanh thảy cũng vậy. Vì nghiệp sai khác, nên sức căn cũng khác.
Hỏi: Nếu là sức nghiệp, cần gì nhờ các căn; chỉ cần do sức nghiệp, thì thức năng lấy các trần?
Đáp: Chẳng phải vậy. Hiện thấy không căn thì thức chẳng sinh. Tại vì sao? Vì như kẻ mù chẳng thấy, kẻ điếc chẳng nghe. Trong việc hiện thấy nhân-duyên vô dụng. Đấy chẳng phải nạn vấn vậy. Lại pháp lẽ là như vậy, nếu không các căn, thời thức chẳng sinh. Ngoại trừ tứ-đại thảy, không căn chẳng sinh. Pháp lẽ phải nhờ đây. Lại các căn còn là trang nghiêm thân chúng sinh nữa, cho nên do nghiệp mà sinh. Như vì nghiệp nhân-duyên được lúa, nên lúa sinh; mà cũng nhờ hạt giống rồi mộng, cọng, nhánh, lá thứ lớp mà sinh. Thì việc nầy cũng vậy.
Hỏi: Cớ sao tâm chẳng phải vậy? Như nhãn-thức lấy nhãn làm căn, cũng do diệt tâm thứ lớp; tâm chỉ lấy thứ lớp diệt tâm làm căn, lại không chỗ ở như nhãn thảy các căn, cần phải nói lý do?
Đáp: Nhất định có năm trần, nhất định có năm thức, tâm chẳng phải như vậy. Lại tâm pháp lẽ phải như vậy, chỉ do thứ lớp diệt tâm làm căn, lại chẳng cần thứ gì khác. Như pháp quá-khứ vị-lai tuy không mà ý năng duyên, tâm pháp cũng như thế. Việc nầy cũng như thế. Lại việc nầy cũng đồng với pháp ngươi. Trong pháp ngươi sắc thảy các trần, thức đợi căn mới sinh; đợi thứ lớp diệt tâm, ý thức mới sinh được.
Hỏi: Nếu ý-thức mà không căn ấy, thời nương vào chỗ nào?
Đáp: Nương thân tứ đại.
Hỏi: Cõi vô sắc lại nương ở đâu?
Đáp: Thức ở cõi vô sắc không chỗ nương. Pháp lẽ như vậy, không nương mà trụ. Tại vì sao? Vì căn sai khác, nên ý-thức năng biết có không. Nếu có sắc thì nương, không sắc cũng vẫn năng trụ. Lại các duyên hòa-hợp nên thức mới sinh. Như trong kinh nói: “Nhân ý duyên pháp thời ý thức sinh”. Đấy nương chỗ nào đâu? Đâu phải như người nương vách thảy. Tất cả các pháp đều trụ tự tính.
PHẨM CĂN TỨ-ĐẠI ĐỒNG NHAU THỨ 47
Hỏi: Các ông ngoại-đạo nói năm căn do năm Đại sinh. Sự thật như thế nào?
Đáp: Không phải vậỵ được. Tại vì sao? Vì hư không là không có vậy, việc nầy đã nói rõ. Vậy nên chẳng do năm Đại sinh được.
Hỏi: Các ngoại đạo nói trong mắt hỏa-đại nhiều. Tại vì sao? Vì giống nghiệp nhân vậy. Nhân bố-thí ánh sáng nên được quả-báo mắt. Như trong kinh nói: “Thí áo được sắc, thí ăn được sức, thí xe được vui và thí đèn được mắt.” Vậy nên trong mắt hỏa-đại nhiều. Lại mắt nhờ sáng mới hay thấy, rời sáng thì chẳng thấy. Cho nên biết hỏa đại nhiều. Lại lửa năng soi xa, vì trong mắt có ánh sáng nên năng xa đối sắc. Lại nói người chết mắt về lại mặt nhật. Cho nên nhật là bản tính. Lại mắt nhất định năng thấy sắc, vì sắc thuộc Hỏa nên thấy lại tự tính. Như thế hư không, Địa, Thủy và Phong thảy, tùy theo căn mà lệch nhiều. Người chết nhĩ căn trở về với hư không; tai nhất định năng nghe tiếng, tiếng thuộc hư không. Các căn khác cũng như vậy. Vậy nên các Đại trong căn, lẽ phải có nhiều ít?
Đáp: Ngươi nói giống nghiệp ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì hoặc thấy có quả chẳng giống nghiệp nhân. Như nói bố thí ăn được năm việc quả-báo. Lại như trong mắt sáng nhiều, thời lẽ ra chẳng nhờ sáng bên ngoài như đèn đuốc thảy. Lại như vì mắt nhờ sáng bên ngoài nên gọi hỏa nhiều ấy. Thời trong tay thảy các căn, hư không thảy cũng nên nhiều, chẳng cần nhờ hư không bên ngoài thảy. Mà thật phải nhờ ngoài. Vậy nên lời ngươi nói là phi nhân. Lại nước năng làm lợi ích mắt, như người rửa mắt, mắt liền sáng tỏ, thời lẽ phải nước nhiều? Lại hỏa năng làm suy mắt, như ánh sáng mặt nhật chẳng hạn. Nếu là tự tính, chẳng nên tự hại. Nên biết chẳng phải trong mắt hỏa nhiều vậy. Lại thiên nhãn lìa sáng cũng năng thấy sắc. Vậy nên mắt chẳng phải thuộc hỏa. Lại ánh sáng trong mặt nguyệt cũng được thấy sắc. Nguyệt chẳng phải hỏa tính. Lại nhãn pháp năng như thế. Hoặc có mắt đợi sáng mới năng thấy, có mắt chẳng đợi sáng vẫn thấy: Như mắt được nhân duyên hư không thảy tuy chẳng đến sắc mà năng thấy xa. Nhãn pháp là như thế. Chẳng nên nhớ tưởng phân biệt gọi hỏa đại nhiều. Lại ngươi nói lìa sáng thời chẳng thấy ấy. Nếu lìa hư không, nhớ nghĩ và sắc thời cũng chẳng thấy được. Vậy thời hư không thảy lẽ cũng đều nhiều? Lại chẳng phải tất cả mắt đều nhờ sáng bên ngoài, như loại chim cú-vọ, cú mèo thảy loại thú mèo chồn thảy chẳng nhờ ánh sáng bên ngoài cũng vẫn thấy được. Nên chẳng phải hỏa nhiều. Lại hỏa là soi sáng thường có tướng nóng, mắt đâu phải như vậy? Nếu ngươi nói mắt có ánh sáng năng xa đối với sắc. Việc này đã bị phá, vì mắt không có ánh sáng vậy. Nếu nói trở về mặt Nhật thời mắt là thường? Lại Nhật thảy chẳng phải là căn, mắt làm sao về được. Lại như mặt Nhật chết thời Nhật căn và Nhật lại về chỗ nào? Vậy nên chẳng phải lẽ. Lại nữa, khi ở trên trời chết, mắt về chỗ nào? Vì trên ấy không có mặt Nhật. Lại hư-không là vô-tác, thời chỗ đâu mà về? Lại các căn không đi, vì pháp hữu vi diệt từng niệm niệm một vậy. Lại như ngươi nói “mắt nhất định năng thấy sắc, vì sắc thuộc hỏa trở lại thấy tự tính”. Việc nầy chẳng phải lẽ, vì là nhân vô dụng. Tiếng thuộc hư-không thảy cũng như vậy. Vậy ngươi nói với trong năm căn các Đại lệch nhiều. Việc nầy đã bị phá.
Hỏi: Có luận sư nói: Mỗi căn mỗi tính, vì trong Địa nhiều cầu-na tức nương dựa. Có hương năng phát ra biết hương. Trong Thủy, Hỏa, Phong, vì có vị, sắc và xúc nên năng phát ra biết vị sắc xúc. Sự thật như thế nào?
Đáp: Tôi trước đã nói bất-nhất-định. Trong Địa có hương các vật khác cũng có. Vậy nên là phi nhân. Lại các Đại hiệp lại sinh, chẳng thấy có Địa lìa Thủy thảy. Nếu vì Địa có hương nên năng phát ra biết hương, lẽ cũng phát ra biết sắc thảy,vì trong Địa có đủ bốn cầu na vậy.
Hỏi: Hương chỉ là Địa vì có mũi thuộc Địa nên xúc là năng biết hương?
Đáp: Cầu-na trong địa chỉ là địa. Có mũi lẽ nên biết hết các thứ. Lại nước chỉ có xúc lạnh, lửa chỉ có xúc nóng, lẽ nên lấy lưỡi mắt năng biết, mà thật chẳng có vậy. Lại vì không có đà-la-phiêu tức địa thảy 9 món thời không có căn. Lại lực dụng các căn là cùng với trần hiệp lại mới sinh biết. Hòa hiệp đã bị phá thời không căn dụng. Vậy nên không có một tính là một căn.
PHẨM CĂN VÔ-TRI THỨ 48
Hỏi: Căc căn là đến trần nên biết hay chẳng đến mà biết được?
Đáp: Chẳng phải căn biết được. Tại vì sao? Vì nếu căn năng biết trần thì nên đồng thời biết hết các trần, mà thật không thể được. Cho nên do Thức mới năng biết. Trong ý ngươi hoặc bảo “Căn đợi thức chung biết, vì căn chẳng rời thức mà biết” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Vì không có một pháp nào đợi các pháp khác mới có sở-tác vậy. Nếu mắt năng biết cần gì đợi thức. Lại như căn năng biết, thời cần nên phân biệt: Đây là căn-nghiệp, đây là thức-nghiệp.
Hỏi: Soi là căn-nghiệp, biết là thức-nghiệp?
Đáp: Đấy chẳng phải phân biệt được thế nào là soi. Trong pháp ngươi Tai thảy các căn chẳng phải hỏa tính, nên chẳng hay soi được. Nếu các căn với thức như đèn nên các căn lại được có soi ấy, như đèn có soi lại có soi nữa. Như vậy vô cùng. Nếu lại không soi ấy chỉ căn năng soi; cũng nên không căn, chỉ thức năng biết. Vậy nên soi chẳng phải căn nghiệp. Lai căn chẳng phải năng biết; như đèn năng soi mà chẳng năng biết; quyết năng làm chỗ nương cho thức, mới gọi là căn nghiệp. Vậy nên chỉ thức mới năng biết chớ chẳng phải các căn vậy. Nếu có thức thời biết, không thức thời chẳng biết. Như có lửa thời nóng, không lửa thời không nóng. Phải biết do lửa có nóng.
Hỏi: Trong kinh nói: “Dùng mắt thấy sắc, chẳng nên lấy tướng. Tai thảy cũng vậy.” Cho nên biết mắt năng lấy sắc. Lại mắt thảy gọi là căn, nếu nó chẳng năng biết sao gọi là căn? Lại trong kinh nói: “Các Đệ-tử Ta, với việc nhỏ nhiệm năng biết như mắt xem thấy”. Nếu mắt chẳng năng thấy, thời các đệ tử Phật không thấy gì cả. Việc nầy không thể được. Vậy nên các căn nhất định năng lấy trần. Lại vì căn lấy trần do thức phân biệt; Vậy thì căn thức khác nhau?
Đáp: Trong kinh Phật tự nói: “Mắt là cửa vì làm cho thấy sắc vậy”. Vậy nên mắt chẳng thấy sắc được, vì mắt là cửa, thức ở trong thấy ra, mới nói mắt thấy.
Hỏi: Cũng nói ý là cửa, vì biết pháp vậy. Nên lấy ý làm cửa, mà nó chẳng phải biết sao?
Đáp: Ý cũng do thứ lớp diệt tâm làm cửa. Vậy nên Ý chẳng năng biết, ý-thức mới năng biết. Lại trong kinh Phật nói: “Mắt muốn sắc đẹp”. Mắt tức là sắc pháp vì không phân biệt, nên không phân biệt, nên thật chẳng biết muốn, thức mới là muốn vậy. Lại như Phật nói: “Sắc là bị biết của mắt”. Thức mới năng biết sắc, mắt thật chẳng biết. Lại người thế-gian, vì thế tục nên mới nói mắt hay thấy, tai hay nghe, Phật cũng nói theo. Tại sao? Chỉ sắc khá thấy, kỳ dự chẳng khá thấy. Phật cũng nói thấy lỗi tham dục thảy. Lại người đời nói hết tháng, Phật cũng nói theo. Như người nghèo cùng mà đặt tên là Phú-Quý, Phật cũng gọi theo. Ý Phật chẳng muốn tranh cãi với người đời, như Ma-già-la mẫu thảy. Vậy nên phải biết đó là tùy theo thế tục ngôn-ngữ, vậy nên Phật mới nói mắt thấy.
Hỏi: Vì sao người đời nói những lời như vậy?
Đáp: Tùy sở nhân mắt biết; với trong nhân nầy nói gọi là thấy. Như nói người kia thấy, người nầy thấy. Như nói người làm tội phước thảy, vì Đức Phật và các Thiên thần thấy. Như nói do mắt bên tả thấy, mắt bên hữu thấy. Lại nói do mặt trời sáng thấy, mặt trăng sáng thấy; hoặc hư-không thấy; hoặc xoay vào trong thấy, hoặc trong cửa nom ra thấy. Như trong việc nấu vật nói: Người nầy nấu, người kia nấu; hoặc nói lấy cỏ củi cây nấu, phân trâu nấu, dầu nấu, bơ nấu, lửa nấu, mặt trời nấu. Sự thật là lửa nấu, các vật kia nương nhờ được tên vậy thôi. Như vậy chỉ có thức năng thấy, mà mắt được hưởng tên. Lại đây là lời bất tận ngữ, lẽ phải nói do cửa mắt thấy sắc. Lại mắt là đồ dụng cụ của người, người là giả-danh tác giả cần có dụng cụ. Lại nhờ nhãn-thức mà thấy, gọi là mắt thấy: Như người ngồi trên giường cười gọi là giường cười. Lại vì mắt buộc nghiệp thức nên trong ấy nói thức nghiệp: Như tay chân thảy buộc ở nơi người, nghiệp ở trong người gọi là nghiệp tay. Lại nhãn thức làm nhân cho mắt, trong nhân nói quả: như nói người nào đó đốt xóm làng nào đó. Như nói ăn vàng, gọi vàng là mạng. Cỏ là trâu dê. Đều là trong nhân nói quả. Như vậy do mắt sinh thức, vì năng thấy sắc nên gọi là mắt thấy. Lại thức gần mắt thấy sắc bèn gọi mắt thấy; như lừa trâu gần nước bèn gọi trâu ở nước. Lại vì mắt nên mới phân biệt nhãn-thức. Vậy nên trong mắt giảm bớt nhãn thức nghiệp, như gậy Bà-la-môn. Lại mắt năng thành nhãn thức, cho nên với trong ấy nói nhãn thức nghiệp, cũng như tốn hao của vật mà gọi người tốn hao; của vật tăng trưởng, mà gọi người tăng trưởng. Lại nhãn thức cùng với mắt hòa hiệp, cho nên năng thấy gọi là mắt thấy. Như cây cùng người mà năng đánh, gọi là cây người đánh. Như màu đen hiệp nhuộm áo, nên gọi là áo đen. Lại các pháp thay đổi nhau mà nói, như nói huệ nghiệp với trong thọ thảy. Lại nên nói do nhãn thức thấy sắc vì trong lời nói bớt vậy nên chỉ nói mắt thấy. Lại như vị dược thạch tùy lãnh một tên.
Người nói nên chẳng năng thấy sao gọi là căn. Nay sẽ đáp: Mắt thảy năm pháp nầy hơn các sắc thảy nên gọi là căn.
Hỏi: Mắt thảy năm pháp cùng các sắc thảy là mười pháp nầy đều chẳng biết trần, như lìa mắt thảy thời thức chẳng sinh, hoặc lìa sắc thảy, thức cũng chẳng sinh, thời có gì gọi là hơn?
Đáp: Vì các căn nên thức có sai khác, gọi nhãn-thức nhĩ-thức thảy, như trống cùng dùi hiệp đánh mà có tiếng, vì trống thắng hơn nên gọi tiếng trống; như đất cùng lúa thảy hiệp mà sinh ruộng, vì lúa thắng hơn nên gọi mộng lúa. Các thức cũng vậy. Tùy nơi chỗ nương, được tên sai khác, chẳng vì cảnh đuyên mà hoặc gọi sắc-thức thời dễ sinh nghi: đấy là nhãn-thức? hay là ý-thức? hay là ý -thức duyên-sắc? Lại trong căn có thức, trong trần không thức. Lại đối với trong mắt thảy sinh tâm ngã-si. Lại chỗ bị thương của thức là căn chứ chẳng phải trần. Lại ở trong danh-số của tự thân là gọi căn cứ chức chẳng phải gọi trần. Lại sở-dụng-cụ của người là căn chứ chẳng phải trần. Lại căn là chúng-sinh-số chứ chẳng phải trần. Lại căn chẳng thông lợi thời thức chẳng sáng tỏ; nếu căn thanh-tịnh thời thức sáng suốt. Lại vì các căn có thượng, trung, hạ, nên thức cũng tùy theo mà có sai khác. Vì các lý do nầy nên gọi là thắng hơn.
Lại căn là chẳng chung, chứ một trần khá được nhiều người chung sở-hữu. Lại căn và thức là một nghiệp quả báo, chứ trần chẳng phải như vậy. Lại căn là nhân, trần là duyên. Tại vì sao? Vì căn khác nên thức mới có sai biệt, chứ chẳng bởi trần vậy; Như giống là nhân, đất thảy là duyên, tùy giống khác nên mới có sai khác. Vì nhân thắng hơn duyên, nên được gọi là căn. Người dẫn nói “Đệ-tử ta với việc nhỏ nhiệm, như mắt xem thấy”. Đấy là lời nói tùy tục. Vì người đời nói trong mắt thấy, nên mới nói như mắt xem thấy. Như Phật nói kệ: Minh-đạt gần trí, như lưỡi biết Vị; lưỡi tuy chẳng biết, chẳng đồng gáo bầu. Ý nói nương nơi lưỡi sinh thiệt thức nên mới nói lưỡi biết vị; nương nơi mắt sinh nhãn thức gọi là mắt thấy. Cho nên nói đệ-tử Phật như mắt xem thấy.
Ngươi nói do căn lấy trần, nhờ thức phân-biệt. Việc nầy đã đáp, vì căn là vô tri vậy. Lại các ngươi cũng chẳng nói căn suy nghĩ biết ngã có tướng sai khác. Vậy nên các căn không thể lấy trần. Lại biết của các người chẳng đợi căn sinh. Tại vì sao? Vì Đại và Ngã thảy, trước có căn mà sau sinh. Lại các Đại các Đế của các ngươi, vì không Bổn-tính vậy, thời lẽ ra đều không có. Bổn-tính của pháp ngươi, biết làm Đại thảy, bổn-tính là pháp không có. Việc nầy đã nói. Vậy thời không căn.
PHẨM CĂN HIỆP LY THỨ 49
Hỏi: Ông nói Thức năng biết chứ chẳng phải căn biết. Việc nầy đã thành. Nay vì là căn trần hiệp nên thức sinh, hay là ly mà sinh ư?
Đáp: Nhãn thức chẳng đợi đến mới biết trần. Tại vì sao? Vì trăng thảy vật xa, cũng khá thấy được; sắc trăng chẳng phải rời trăng mà đi đến. Lại nhờ trống và sáng nên thấy được sắc. Nếu mắt đến sắc thời chặn giữa trống không và sáng như mắt bị đắp miếng thuốc, thời mắt chẳng thấy được. Phải biết nhãn-thức chẳng đến mà biết. Nhĩ-thức hai thứ: hoặc đến nên biết hoặc chẳng đến mà cũng biết.; tai, tiếng kêu do đến nên biết, tiếng sấm chẳng đến mà cũng biết. Còn ba thứ kia đều đến căn mới biết. Tại vì sao? Vì hiện thấy ba thức nầy căn với trần hòa hiệp mới có thể biết được. Ý-căn vì không sắc nên không đến mà biết vì không chỗ nào chẳng đến.
Hỏi: Ông nói nhãn-thức chẳng đến mà biết. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì trong mắt có ánh sáng; ánh sáng nầy năng đi thấy sắc. Ánh sáng là vật lửa. Mắt do lửa sinh. Vì lửa có ánh sáng vậy. Lại nếu chẳng đến năng thấy, sao chẳng thấy tất cả sắc ư? Vì nhãn-quang đi bị có ngăn ngại chẳng khắp đến nên chẳng thấy tất cả. Lại trong kinh nói: “Ba việc hòa hiệp nên gọi là xúc”. Nếu chẳng đến làm sao hòa-hiệp. Lại vì năm căn đều là hữu-đối, bởi trần ngăn ngại nên gọi hữu-đối. Trong mũi hương trong lưỡi vị, trong thân xúc, trong mắt sắc và trong tai tiếng nêu chẳng đến thời không ngăn ngại. Lại hiện tại biết sinh trong năm trần. Vậy nên năm thức đến mới năng biết. Nếu chẳng đến năng biết, cũng nên biết sắc quá-khứ vị-lai, mà thật chẳng biết. Lại do nhiều duyên hiệp lại nên biết mới sinh. Vậy nên nhãn-quang đi hiệp cùng trần, vì nhãn-quang đến sắc nên gọi là hòa-hiệp. Tiếng cũng vì đến tai nên mới nghe. Tại vì sao? Vì người ở chỗ xa, nói nhỏ thời chẳng nghe. Nếu tiếng như sắc chẳng đến mà biết, thời nói nhỏ tiếng, đáng lẽ cũng nghe được, mà thật chẳng nghe. Cho nên biết vì đến mới nghe, thời không có xa gần. Lại tiếng vì bị vách ngăn, thời chẳng nghe được. Nếu chẳng đến cũng nghe dù bị ngăn lẽ cũng nghe được. Lại tiếng nghe xa, thời chẳng rõ. Nếu chẳng đến mà nghe, thời không sai khác; Vì đến tai nên có sai khác. Cho nên biết tiếng tăm có đến nên mới nghe được. Lại tiếng thuận gió thời nghe rõ, nghịch gió chẳng rõ. Vậy nên biết có đến mới nghe được. Lại tiếng khá nghe trọn; nếu chẳng đến mà nghe, thời nghe chẳng trọn, như sắc chẳng đến mà thấy nên thấy chẳng trọn. Vậy mới biết tiếng chẳng đồng như sắc. Nếu chẳng đến vẫn nghe là đồng với sắc. Như sắc thấy được một phần, thứ khác cũng đợi có sáng mới thấy. Tiếng lẽ cũng như vậy, mà thật chẳng phải thế. Vậy nên chẳng đến chẳng nghe.
Ông nói tay thảy căn-trần chẳng đến mà biết. Việc nầy chẳng phải lẽ. Thanh, hương, vị và xúc, lẽ phải đi đến căn nếu khiến căn đi, việc nầy chẳng phải lẽ. Vì tai thảy căn không có ánh sáng, chỉ một hỏa-đại có ánh sáng vậy nên chẳng đi. Lại tiếng hoặc bị vật dày đục và nước thảy ngăn, tai cũng vẫn nghe được. Nếu căn có ánh sáng thì không thể như vậy được. Cho nên biết nhĩ-căn không có ánh sáng. Lại tai với trong tối cũng biết trần được. Nếu căn có ánh sáng thời tối không thể biết được. Lại như căn có ánh sáng thời tối không thể biết được. Lại như căn có ánh sáng, đợi phương mới biết, thấy được một phương, không thể đồng thời biết hết các phương; như người hướng về đông, thời thấy sắc phương đông, chẳng thấy các phương khác được. Lại nói ý năng đi, vậy nên đến trần mới biết được. Như trong kinh nói: “Tâm này riêng đi xa vời, ẩn tàng không hình”. Lại tâm nầy tản đi như ánh sáng mặt trời soi. Lại tâm này thường động, như cá mất nước. Lại tâm này vốn theo ý hành thấy. Vậy nên sáu trần đều đến mới năng biết?
Đáp: Ngươi nói ánh sáng đi đến, việc nầy chẳng phải lẽ, Tại vì sao? Vì như người thấy xa thấy gốc cây trụi, nghi cho là người. Nến ánh sáng đến, đâu có sinh nghi. Lại như rất gần mắt thời chẳng thấy được, như mắt đắp miếng thuốc thời đâu thấy được. Dù cho ánh sáng đi, vì rất gần nên cũng chẳng thấy gì được. Lại mắt rời sáng thời không thể thấy, rất gần thời mất sáng. Lại nếu ánh sáng đến kia, cớ sao thấy vật lớn mà chẳng thấy vật nhỏ? Lại trong thảy sắc còn có phương hướng sai khác, nghĩa là sắc phương đông, phương tây, cũng có xa gần sai khác nữa. Nếu mắt đến mới biết, thời không sai khác. Tại vì sao? Vì trong hương, vị và xúc, không có sai khác kia mà. Vậy nên ánh sáng mắt chẳng đến mà biết. Lại ánh sáng mắt nếu đã thấy trước thì cần gì phải đi? Nếu trước chẳng thấy thời đi đến chỗ nào? Lại sắc gần sắc xa đồng thời đều thấy pháp đi lẽ không thể như vậy được. Cho nên ánh sáng mắt chẳng đi. Lại như ánh sáng đi, giữa đường lẽ phải thấy các sắc, mà thật chẳng thấy, nên biết chẳng đi. Lại ánh sáng đi, sáng ấy phải lìa thân, thời chẳng gọi là căn, như ngón tay dứt lìa thân, thời không còn cảm giác thân. Lại chẳng thấy có mắt nào hay bỏ chỗ nương của nó, vì không có giống loại thời chẳng phải chỗ nương. Lại ánh sáng mắt nầy không thể thấy gì thời là không có.
Hỏi: Mắt nầy có ánh sáng, nhưng vì bị ánh sáng mặt trời làm chói nên chẳng thấy, như các ngôi sao trong ánh sáng mặt trời không thể hiện được.
Đáp: Nếu như vậy ban đêm thời lẽ phải thấy chứ?
Hỏi: Sắc pháp cần nhờ sáng bên ngoài mới có thể thấy được đêm không có ánh sáng ngoài, sở dĩ không thấy.
Đáp: Nếu ánh sáng nầy ngày đêm đều chẳng khá được, vậy thời trọn không thấy rồi.
Hỏi: Mèo, chồn, chuột thảy và các loại trùng đi đêm, ánh sáng mắt nó khá thấy mà?
Đáp: Sắc khá thấy nầy trụ ở trong mắt mèo thảy, như sắc sáng trùng đom đóm là ở tại thân, chứ chẳng phải ánh-sáng vậy.. Lại như trùng đi đêm trong tối nó hay thấy mà người chẳng thấy được. Vậy thời chỉ các loài ấy có ánh sáng, các vật khác không có. Lẽ của pháp tự-nhiên là vậy. Lại ngươi nói: “Nếu chẳng đến năng thấy, lẽ phải thấy tất cả sắc” ấy. Nếu sắc ở trong cảnh bị biết, thời là thấy được. Như trong kinh nói: “Nếu mắt chẳng hư, sắc ở cảnh biết, như vậy thì thấy”.
Hỏi: Thế nào gọi là cảnh biết?
Đáp: Tùy theo lúc sắc và mắt hiệp lại gọi là cảnh biết.
Hỏi: Nếu mắt chẳng đến, đâu có lúc hiệp?
Đáp: Việc nầy cũng đồng như ngươi nói mắt đi đến sắc; hoặc có năng thấy, hoặc chẳng năng thấy: như mắt đi đến mặt nhật năng thấy vầng nhật mà chẳng thấy nhật nghiệp. Tôi cũng nói như vậy; mắt tuy chẳng đi nếu sắc ở trong cảnh biết vậy là năng thấy, nếu chẳng ở cảnh biết thì chẳng thấy được.
Hỏi: Ánh mắt đi xa, vì thế lực cùng tột nên chẳng thấy nhật nghiệp?
Đáp: Nếu vì thế cùng tột, nên chẳng thấy nghiệp nhỏ ấy, chứ vầng nhật lượng to, tại sao chẳng thấy? Việc nầy chẳng phải lẽ. Lại nếu ánh sáng đến kia năng thấy ấy, cớ sao xa thấy vầng nhật mà chẳng thấy các làng nước gần Ba-liên-phất ư? Nếu trong ý ngươi cho rằng các làng Ba-liên-phất thảy chẳng ở cảnh biết nên chẳng thấy ấy, thì tôi cũng cho mắt chẳng đến, cũng vì sắc chẳng ở cảnh biết cho nên chẳng thấy được.
Hỏi: Đã hiểu các sắc ở cảnh biết nên mới thấy. Nay tại vì sao thấy được và tại sao chẳng thấy được?
Đáp: Vì đời ngăn nên chẳng thấy, như sắc quá-khứ vị-lai; vì chói quá nên chẳng thấy, như ánh sáng mặt nhật che các ngôi tinh tú và các ánh sáng ngọc lửa thảy; vì chẳng hiển-hiện nên chẳng thấy được. Vì cõi hơn nên chẳng thấy, như mắt Sơ-thiền chẳng thấy mắt Nhị thiền. Vì tối ngăn nên chẳng thấy, như tối trong bình. Vì thần lực nên chẳng thấy, như thân các loài quỷ. Vì dày dục nên chẳng thấy như sắc bên kia núi. Vì xa nên chẳng thấy, như các thế giới; vì rất gần nên chẳng thấy, như tự nhắm mắt; vì thứ lớp chưa đến nên chẳng thấy, như vi-trần trong ánh sáng thấy được, ngoài sáng thì chẳng thấy. Vì nhỏ nhiệm nên chẳng thấy, như góc cây trụi giống người chẳng phân biệt được.Vì giống nhau nhiều nên chẳng thấy, như trộn một hột gạo vào trong đống gạo lớn; Và như một con chim bay vào trong bầy chim. Trái lại với trên thì gọi là ở trong cảnh bị biết.
Hỏi: Sao là gọi mắt hư?
Đáp: Gió, nóng, lạnh thảy các bịnh làm hư: Như vì gió hư mắt thời thấy các sắc xanh đen xoay quanh; nếu vì nóng hư mắt thời thấy các sắc vàng đỏ lửa hừng; nếu vì lạnh hư mắt thời thấy nước ao nhiều sắc trắng, nếu như nhọc hư mắt thời thấy các gốc cây lay động; mệt mỏi hư mắt thời thấy sắc chẳng rõ. Đem tay dụi vào một mắt thời thấy hai trăng. Bị các loài Quỉ bắt thời thấy việc quái lạ. Vì sức tội nghiệp thời thấy ác sắc. Vì sức phước nghiệp thời thấy sắc tinh diệu. Vì khí nóng hư mắt thì thấy các sắc đỏ hừng. Lại vì chúng-sinh được mắt chẳng hoàn-toàn nên thấy chẳng đầy đủ. Lại mắt sinh da mù che nên chẳng rhấy. Hoặc căn mắt hư nên chẳng thấy. Đấy gọi là mắt hư. Với trái lại trên, gọi là chẳng hư. Tai thảy các căn cũng cần theo nghĩa này mà phân biệt.
Hỏi: Đã hiểu năm trần ở trong cảnh bị biết mới biết được. Pháp trần thế nào gọi chẳng ở cảnh biết?
Đáp: Vì Bực trên nên chẳng biết, như tâm kẻ sơ-thiền chẳng biết pháp Nhị-thiền trở lên; vì căn thù-thắng nên chẳng biết, như tâm kẻ độn-căn chẳng biết pháp trong tâm kẻ lợi-căn: vì người thù thắng nên chẳng biết, như Tu-Đà-Hoàn chẳng biết pháp trong tâm Tư-Đà-Hàm. Lực có sai khác nên chẳng biết, như có ý-thức mà vô-lực đối với Pháp ấy, bởi vì ý-thức chăng biết pháp nầy; như nhiếp-tâm thời ý-thức biết đối với pháp ấy, bởi vì ý thức chẳng biết pháp nầy; như nhiếp tâm thời ý thức biết được pháp; loạn tâm ý thức không thể biết được. Như ý-thức Bích-Chi-Phật biết được pháp, mà ý-thức Thanh-Văn không thể biết được; ý-lực Phật biết được pháp, mà ý-lực Thanh-Văn và Bích-Chi-Phật không thể biết được. Như pháp thượng phẩm, ý thức hạ phẩm không thể biết được. Lại vì pháp trần nhỏ nhiệm nên không thể biết được, như trong A-Tì-Đàm nói “Những tâm nào khá nghĩ? Nghĩa là trước đã từng trải dùng qua rõ ràng khá nghĩ. Chẳng phải chẳng dùng qua, như việc người chết sống”. Pháp trước đã có dùng là năng nghĩ, mà chưa từng dùng thời không nghĩ được. Thánh-nhân hoặc đã dùng qua, hoặc không từng dùng qua, thảy đều năng nghĩ biết, vì sức Thánh-trí vậy. Lại vì thắng trần nên biết như dùng tâm cõi sắc, biết pháp cõi Dục. Lại vì điên đảo ngăn nên chẳng biết, như thân kiếm duyên ngũ-ấm chẳng thấy vô ngã, vô thường, khổ cũng như vậy. Lại vì sức mạnh ngăn nên chẳng biết như người độn-căn bị kẻ lợi căn ngăn, nên khiến tâm chẳng biết. Cùng với trên trái nhau, gọi là ở trong cảnh biết.
Hỏi: Thế nào gọi ý hư?
Đáp: Điên cuồng Quỉ bắt, kiêu-mạn, buông-lung, thất tâm, hoặc say rượu, hoặc bị thuốc mê muội loạn tâm. Hoặc có tham giận thảy các món phiền-não xí-thạnh, buông lung hư tâm, như thuật Bà-già, thợ bắt cá vậy; hoặc bị bịnh na-nhã-bà, năng phá hư tâm. Lại như già bịnh chết cũng năng phá hư tâm. Nếu tâm tại trong thiện pháp, hoặc chẳng ẩn-chìm trong vô-ký pháp, gọi là chẳng hư. Vì những nhân-duyên như vậy, dù có trần cảnh, cũng chẳng biết được. Cho nên ngươi nói “Nếu chẳng đến năng thấy, cớ sao chẳng thấy tất cả sắc” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Lại ngươi nói “Ba việc hòa hiệp nên gọi là xúc” ấy. Tùy theo khi căn biết trần, thời gọi là xúc, bất tất phải đến nhau. Tại vì sao? Vì ý-căn cũng ba việc hòa-hiệp. Trong ấy chẳng vì đến nhau, mới gọi là xúc. Lại ngươi nói “Vì đến nhau, nên gọi hữu đối” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Vì đã nói chẳng phải tướng đối vậy. Lại ngươi nói hiện tại sinh biết ấy.
Thức thứ sáu cũng có, nhưng chỉ biết hiện tại, như tha-tâm-trí. Lại ngươi nói các duyên hiệp nên biết sinh ấy. Trong ý-căn thứ sáu đã đáp. Nghĩa là tùy khi biết trần, gọi là hòa hiệp, lại do ý duyên pháp, ý thức sinh. Lời nói ấy là chỉ cho biết trống không, vì chẳng đi đến vậy. Lại vì quyết định vậy, nên gọi là hòa hiệp. Nhãn-thức chỉ nương mắt, chẳng nương gì khác cũng chẳng phải không nương, chỉ duyên sắc, chẳng duyên gì khác, cũng chẳng phải không duyên. Cho nên ý thức cũng là như vậy.
PHẨM THANH-VĂN THỨ 50
Ngươi nói “Người ở chỗ xa, nói nhỏ thời chẳng nghe, nên biết tiếng đến tai” ấy. Việc này chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì như ngươi nói: “Lời nói người ở chỗ xa do tiếng, có tiếng nối nhau chuyển nhỏ dần, lại chẳng sinh nữa, cho nên chẳng nghe”. Tôi cũng nói như thế. Tuy tai chẳng đến, tiếng nhỏ nên chẳng nghe. Lại như ngươi nói: Nhãn-quang tuy đến mà chi thấy vầng nhật, chẳng thấy nhật-nghiệp. Tôi cũng nói như thế. Tuy tai chẳng đến, vì tiếng lớn nên nghe được, nhỏ thời chẳng nghe. Lại như người nói: “Nhãn-quang tuy đi xa, nhưng không thể đến trăm ngàn vạn do-tuần. Tuy nắng thấy suốt sự ngăn ngại của thủy-tinh thảy, mà sự ngăn ngại của vách thảy thời chẳng thấy được. Và năng thấy nhật mà chẳng thấy nhật-nghiệp”. Tai tôi cũng như vậy, tiến tuy chẳng đến, vì to nên nghe được, mà chẳng biện biệt cho kỹ. Lại ngươi nói thuận gió thì rõ. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì không có ai nghịch gió mà nghe được. Như hương nghịch thì chẳng nghe. Tiếng cũng như vậy, nghịch gió lẽ chẳng nghe được chút ít mà thật nghe được. Vậy nên biết tiếng chẳng đến mà nghe. Nếu tiếng chỉ nghe được ít vì bị gió ngăn. Lại tiếng chẳng phải như hương bị gió thổi, cần gì phải phân-biệt gió thuận nghịch ư? Lại như ngươi nói “Tiếng khá trọn nghe, cho nên biết đi đến, chẳng đồng sắc” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì lẽ thanh pháp trọn nghe, sắc pháp chẳng phải vậy. Muôn vật đều có đồng tướng dị tướng; vậy nên biết trần là đồng, biết trọn chẳng trọn là dị, chẳng vì đến chẳng đến mà cho là dị. Lại như người muốn nghe trong cái Linh, với tiếng Linh khá nghe được. Tại sao mà biết? Như người muốn nghe trong cái Linh, thời phải đem tai đến Linh. Lại tiếng là nương đậu, vậy nên chẳng đi, vì các nghiệp nương đậu là vô-tác-nghiệp vậy.
Hỏi: Do tiếng nối nhau sinh tiếng nương đậu như sóng nơi nước, gọi là tiếng đi?
Đáp: Tiếng nầy cùng sóng dụ làm sao được? Vì tướng nước gió quạt động thì có sóng sinh, chớ ở trong tiếng lại có tiếng gì năng sinh tiếng khác? Nếu trong ý ngươi bảo tiếng năng sinh tiếng khác ấy. Cớ sao chẳng tức nơi bổn xứ mà sinh cũng chẳng ở xứ khác sinh? Vì nước với nước đánh nhau mới có sóng sinh. Nếu nói rằng người là tạo tiếng, tai phải nói kẻ ấy.Mà thật chẳng phải. Cho nên biết tiếng chẳng nói mà đi. Lại như tiếng Linh chuyển dần nối nhau sinh. Vì cái linh chẳng phải không tiếng; như tiếng nối nhau sinh ấy. Nước lặng không sóng, như vậy do Linh có tiếng, Linh lẽ ra không tiếng, mà thật chẳng phải vậy. Cho nên biết tiếng ở trong Linh. Lại như vì nắm linh thời tiếng dứt mất, nên biết tiếng thường nương ở Linh. Nếu tiếng nương linh cũng lìa linh ấy. Thời khi nắm linh tiếng nương linh lẽ phải dứt mất, tiếng lìa linh lẽ phải còn. Lại hiện trong lời nói không phải như linh nối nhau sinh tiếng ấy. Lại trong tiếng có phương sai khác, nghĩa là tiếng phương Đông, phương Tây, cũng có tiếng gần tiếng xa. Nếu tiếng đến tai, thời không có việc sai khác nầy. Lại nếu tiếng đến, thời thiên nhĩ vô dụng. Tại vì sao? Vì tiếng nhiều trăm ngàn thế giới làm sao đến được. Lại như bắn tiếng, năng trúng chỗ tiếng; nếu tiếng đến tai, lẽ ra tai tự bị bắn. Nếu chẳng phải vậy, chẳng gọi bắn tiếng. Lại như tiếng xa gần khá đều nghe được. Lại vì tiếng niệm niệm diệt, nên chẳng sinh tiếng khác; chẳng có thấy pháp nào niệm niệm diệt năng sinh pháp khác được! Cho nên tiếng chẳng sinh tiếng khác. Như nghiệp niệm niệm diệt chẳng sinh nghiệp khác được. Tiếng cũng như vậy, niệm niện diệt nên chắng sinh tiếng khác Nếu tiếng sinh tiếng khác, nghiệp lẽ cũng sinh nghiệp khác. Vậy thời nghiệp chẳng sinh nghiệp, lời nói này bị hoại. Lại trong pháp ngươi tiếng với tiếng khác trái nhau; trái nhau vì đôi bên chẳng ở đồng chỗ; nếu tiếng với tiếng khác ở đồng chỗ, thời chẳng gọi trái nhau. Nếu chẳng ở đồng chỗ, thời tiếng trước diệt rồi, tiếng sau mới tự sinh. Vậy nên tiếng chẳng sinh tiếng khác. Lại tiếng là một pháp, làm sao năng sinh tiếng khác; chẳng thấy một vật mà có năng sinh.
Hỏi: Như hiệp là một, năng sinh thành vật. Tiếng cũng như thế, tuy là một pháp, mà năng sinh tiếng khác.
Đáp: Ngươi thấy hiệp pháp là một, năng có sinh được tiếng cũng như thế ấy. Sắc cũng là một, lẽ ra phải sinh sắc khác. Hương Vị Xúc cũng như thế. Vậy thì đà-la-phiêu tức chủ vạn vật, hoặc có năm tính ba tính hai tính. Lại vì đồng nghiệp, nên tiếng với nghiệp đồng tướng: Như nóii tuy tiếng câu-na diệt cùng với nghiệp đồng, như lấy ngón tay búng dao, con dao động gọi là nghiệp, tức cũng có tiếng động chẳng rời dao. Tiếng cũng như vậy, lấy tay nắm dao thời tiếng và động đều dứt. Cho nên biết nghiệp chẳng sinh nghiệp khác. Tiếng cũng chẳng lẽ lại sinh tiếng khác được. Nếu ngươi phân-biệt: Do thế lực nghiệp ban đầu, lai sinh nghiệp sau. Như vậy cũng do thế lực, tiếng đầu mà sinh, do thế lực đó sinh các nghiệp sau. Trong đây không có thế lực gì khác, do thế lực ấy sinh nghiệp nhân sau; nghiệp năng sinh thế lực, mà tiếng bất năng. Lại vì nghiệp diệt nên chẳng gọi nhân đà-la-phiêu. Tại vì sao? Vì nghiệp trước diệt rồi, đà-la-phiêu mới sanh. Tiếng cũng như vậy, tiếng trước diệt rồi tiếng sau mới tự sinh, tiếng sau lẽ chẳng có nhân. Nếu ngươi hãy còn bảo tiếng trước sinh tiếng khác ấy. Thời tiếng chẳng gọi niệm niệm diệt. Tại vì sao? Vì khi sinh tiếng nầy, là đệ-nhất niệm; khi sinh tiếng khác là đệ-nhị niệm; tiếng khác sinh rồi là đệ-tam niệm; khi tiếng trước diệt là đệ-tứ niệm. Cho nên chẳng phải niệm niệm diệt vậy. Lại tiếng làm sao cùng tiếng khác trái nhau? Hay là như độc cùng với thuốc độc trái nhau, thuốc với bịnh trái nhau ư? Nếu chẳng như vậy, thời linh chẳng nên có hai tiếng. Như trong một niệm, linh có hai tiếng, thời trong ngàn niệm, cũng nên chỉ có hai tiếng. Lại như không có cầu-na, đà-la-phiêu cùng lửa hiệp lại mới sinh, cầu-na diệt, bản sắc đen lại sinh sắc đỏ. Tiếng cũng như vậy, tướng trước diệt rồi, tiếng khác lại sinh. Nếu chẳng phải vậy, lẽ trong cái linh một niệm có hai tiếng, mà thật không có hai. Vậy nên chẳng phải lẽ. Lại nếu tiếng sinh tiếng khác ấy, thời chẳng tùy nhân. Mà thật do từ linh sinh tiếng, vậy tức là tùy nhân. Lại tiếng khác nầy lẽ ra chẳng phải là tiếng linh. Lại tiếng khác nầy quyết chắng phải tiếng linh. Lại tiếng khác nầy quyết chẳng nên dứt, vì không nhân dứt vậy.
Hỏi: Do từ tiếng ban đầu nầy, chuyển sinh tiếng nhỏ dần, vậy nên mới có dứt?
Đáp: Vì sao chuyển sinh tiếng nhỏ dần? Phải chăng tùy thế đánh trúng; tùy trúng mới có tiếng đầu tiên, phần các tiếng thứ hai thứ ba thảy, cũng tùy đánh trúng sai khác mà có. Vì không nhân đánh vậy nên trúng thế thì đánh, vì trúng thế đánh vậy, thời tiếng chuyển nhỏ dần. Lại nếu nhân tiếng sinh tiếng khác ấy, cũng nên nhân sắc sanh sắc nước trong gương. Như thể trăng dưới nước, bóng tượng trong gương đều cứ gọi là sắc. Vậy thời kinh của vệ thế sư, tất cả đều bị hư bỏ. Lại các ngươi nói do lìa sinh tiếng. Việc nầy cũng chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì chẳng phải do tay lìa sinh tiếng, mà hiệp mới có tiếng; dùng dao, tre thảy các phần đụng nhau, khi lìa chạm nhau, vậy nên có tiếng. Lại chúng tôi chẳng nói hiệp sinh tiếng. Tại vì sao? Vì ngón tay hiệp với hư-không thời chẳng sinh tiếng. Nếu ngón tay chẳng chạm nhau cũng chẳng sinh tiếng, vậy nên chẳng do hiệp mà sinh tiếng. Chỉ do tứ-đại hoặc hiệp hoặc ly thời có tiếng sinh; như các Đại nghiệp thường còn, các Đại chẳng bỏ đi.
PHẨM VĂN-HƯƠNG THỨ 51
Hỏi: Ông nói hương đến mũi nghe. Đấy cũng chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì như tiếng khá nghe xa, hương ở chỗ xa cũng nên nghe được. Trong ý ông hoặc bảo do vật hương này nối nhau sinh hương-nhân; trong tiếng nối nhau đã nói lỗi ấy?
Đáp: Hương làm sao nghe được?
Hỏi: Phần nhỏ-nhiệm trong hoa đi, hương cũng nương nhờ mà đi theo?
Đáp: Không phải. Nếu hoa-phần đi, hoa-phần là sắc, lẽ phải khá thấy, mà thật chẳng thấy, nên biết chẳng đi.
Hỏi: Phần sắc hoa nầy vì nhỏ-nhiệm nên chẳng thấy?
Đáp: Hương cũng nhỏ-nhiệm nên chẳng nghe được.
Hỏi: Thế lực hương mạnh to nên nghe được, như vị hưng-cức trong bát canh, tuy chẳng thấy sắc, nhưng nghe được hương?
Đáp: Nay hiện thấy sắc theo hoa-phần cũng nghe được hương, phần nhỏ-nhiệm trong sắc, cớ sao chẳng thấy? Lại như đốt hoa hương nó tăng thêm, sắc chỉ có diệt cho nên hương chẳng phải hoa-phần. Lại nếu hương là hoa-phần, lẽ cũng chút nghe, mà thật chẳng nghe. Lại nếu hoa-phần đi, hoa-phải tổn giảm, mà thật chẳng giảm. Tại vì sao biết? Vì như một cái uất kim có hương thường bay đi, mà trọng lượng cũng vẫn đủ một cân như thường.
Hỏi: Vì bị tốn ít nên chẳng biết được, như nước trong bình rơi đi một giọt, nào có biết giảm?
Đáp: Nếu thường giảm, hoa cũng không còn huống là chẳng biết. Lại nếu hoa thường giảm thời chẳng thấy nghe được, vì thường giảm là Niệm niệm diệt. Vậy vì niệm niệm diệt nên lẽ sinh ra đà-la-phiêu khác, huống lại chẳng sinh cầu-na khác ư? Mà thật hoa nầy khá thấy nghe được. cho nên biết hoa phần chẳng đi.
Hỏi: Nếu chỉ hương đi, hương cũng phải hết, vì thường tổn vậy. Lại vì hương không phần nên lẽ phải hết cả.
Đáp: Chúng tôi cho hoa phần đi theo gió, cũng chẳng cho gió thổi hoa hương đi. Chỉ bởi hương trong hoa, lại sinh hương khác. Bởi gió hương này, lại sinh hương nữa, đi đến mũi nghe, cho nên không có lỗi kia. Tại sao mà biết? Như nghe hương trong mè chẳng phải hương của hoa-phần, vì đem hoa xông vậy. Nếu là hoa-phần, làm sao xông mè được? Nếu biết hương này chẳng phải ở hoa-phần. Lại hoa hương nầy hoặc xoa hoặc bóp, hoặc để trong nóng, thời hương kia diệt mất. Nếu ở trong mè, thời chẳng mất được. Lại hoa hương này, chỉ ở trong dầu, chẳng ở trong cặn, nên chẳng phải hoa-phần. Lại hương này lâu còn trong mè, mà trong hoa chẳng còn lâu được. Nên chẳng phải hoa-phần.
Hỏi: Nếu chẳng phải hoa phần, là hương của vật gì?
Đáp: Là gọi hương mè, nhân hoa mà sinh, lìa mè chẳng được. Như vậy nhân gió hoa hương, lại sinh hương khác, việc nầy đã rõ. Lại nữa, hoặc có gió nóng gió lạnh cảm giác được, mà sắc lửa nước trong ấy không thể thấy được. Nên phải biết trong gió lại sinh xúc khác, mà chẳng phải thổi phần nước lửa đi. Nếu cảm xúc nóng trong gió là thuộc lửa, xúc lạnh thuộc nước, xúc chẳng nóng, chẳng lạnh, thời phải biết thuộc đất. Như sắc nước lửa chẳng khá được ấy, thời sắc đất vì nhỏ-nhiệm nên cũng chẳng khá được. Nếu như vậy thời gió không có cảm-xúc, tức là có lỗi. Người ta cũng có thể nói rằng vì như gió hiệp với nước lửa nên mới có xúc lạnh nóng. Như vậy vì như gió hiệp với đất nên có xúc chẳng lạnh chẳng nóng. Trong đây không có nhân-duyên quyết định phần nào nước, phần nào lửa được theo gió mà đi, mà phần đất chẳng đi. Như trong kinh ngươi nói có xúc, xúc thân mà chẳng phải là đất nước lửa. Cho nên biết gió là tướng chẳng thấy được. Vì lời nói nầy nên ba món xúc đối với gió hoặc là khách tạm hoặc chẳng phải khách. Tại vì sao? Vì ba món xúc nầy, nếu tướng chẳng thấy thời là gió. Lại trong ý ngươi nếu cho rằng: Vì thấy có xúc lạnh nóng trong nước lửa là chẳng phải phần gió. Như vậy vì thấy có xúc chẳng lạnh chẳng nóng trong đất, lẽ cũng chẳng phải là phần gió. Nếu nước riêng thấy có xúc gió chẳng hiệp với đất, lẽ nên nói xúc nầy thuộc gió, mà thật trước chẳng thấy, làm sao được biết chẳng lạnh chẳng nóng chỉ là xúc gió mà chẳng phải phần đất ư? Lại chúng tôi cũng nói sắc hương vị xúc chỉ là vật đất chớ chẳng phải nước thảy mà có được. Ý người nếu cho rằng “Thấy trong nước thảy có sắc thảy ấy, vì cùng hiệp với đất, nên ở trong nước thảy thấy chẳng phải trong nước thảy có được, như tướng nóng trong nước”. Trong ấy không có nhân quyết định: Vì nước hiệp với lửa nên có tướng nóng, mà hiệp với đất thời không có tướng sắc thảy. Trước chẳng từng thấy riêng có nước thảy chẳng hiệp với đất; nên đã từng thấy ấy, thời nên nói sắc nầy thuộc nước, chớ chẳng phải thuộc đất. Lẽ cũng nên phân biệt nước thảy như vậy.
Hỏi: Tại sao trong gió sinh được hương khác, mà chẳng sinh được xúc sắc vị khác?
Đáp: Pháp giới lẽ vậy. Pháp có nhiều món bất khả tư nghì. Các vật khác sinh được xúc sắc vị: Như hoa xông mè sinh vị cay đắng; trái a-ma-lặc ngâm vào sữa, tức trở thành trái ngọt; yến chỉ xông hột ma-đầu-lâu-già thời sinh lá đỏ, màu xanh trộn với thư hoàng thời thành sắc lục, sắc xanh đỏ hiệp lại biến thành sắc tía. Hết thảy như vậy với trong vật khác, sinh mùi sắc khác.
Hỏi: Ông nói trong gió lại sinh hương khác. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Như gió trong nhà nghe được hương xa. Lại hương ngược gió nghe được, như mùi ba-lê-chất-đa ở trên bếp trời. Cho nên biết trong gió chẳng sinh hương khác, chỉ nên nhờ nhân hương lại sinh hương khác.
Đáp: Do có hai thứ hương: Hoặc trong gió lại sinh hương gió, hoặc không gió thời nhân hương sinh hương. Đấy có lỗi chi? Trước ngươi nói vì hương khá nghe xa nên lẽ chẳng đến. Việc này chẳng lẽ. Tại vì sao? Vì chẳng đồng sắc vậy. Nếu chẳng đến mà nghe thời cùng đồng với sắc chẳng đến mà nghe. Lại như xa xem khói hương, thời chẳng nghe được, khi đến mới nghe. Cho nên biết chẳng đến chẳng nghe. Lại vì không có phép Thiên-tỹ, nên biết có đến mới nghe. Nếu chẳng đến mà nghe, lẽ phải có thiên-tỹ như thiên-nhãn vậy, nhĩ vậy.
PHẨM GIÁC XÚC THỨ 52
Hỏi: Xúc lẽ cũng chẳng đến mà biết được. Tại vì sao? Vì Nhật-xúc ở xa vậy.
Đáp: Nhật-xúc làm sao biết được?
Hỏi: Hỏa-phần từ bên mặt Nhật đi đến thân mới biết.
Đáp: Nếu từ mặt Nhật có hỏa-phần đi đến, khi Nhật lặn hỏa-phần lẽ phải còn, mà thật chẳng còn. Nên biết chẳng đến.
Hỏi: Mặt Nhật tuy lặn mà nóng hãy còn, vì xúc nên biết.
Đáp: Nếu như vậy, thời hỏa không sắc. Trong kinh ngươi không có hỏa không sắc, ấy tức là lỗi.
Hỏi: Trong ấy có sắc nhỏ-nhiệm.
Đáp: Hỏa sắc nhiều mà xúc ít, như thấy sắc đèn mà chưa cảm-giác xúc được.
Hỏi: Xúc quyết định đến mới biết hay sao?
Đáp: Xúc quyết định đến mới biết. Tại vì sao? Vì như nhân hương trong gió, có hương khác sinh. Như vậy nhân mặt Nhật lại có hỏa sinh.
Hỏai: Xúc quyết định đến mới biết hay sao?
Đáp: Xúc quyết định đến mới biết. Tại vì sao? Vì như nhân hương trong gió, có hương khác sinh. Như vậy nhân mặt Nhật lại có hỏa sinh.
Hỏi: Nhật lặn sao chẳng thấy hỏa sắc?
Đáp: Hoặc có hỏa chỉ xúc mà không sắc, như khí nóng khi Nhật đã lặn; như người bị bịnh nóng hỏa nương nơi thân; như hơi ấm trong nhà khi hỏa đã điệt. Các nóng trong nước sôi lửa thảy, đều có xúc mà không sắc. Vậy nên hỏa hoặc có sắc không sắc, lẽ phải tin chịu.
PHẨM Ý THỨ 53
Ngươi nói ý đi. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì ý niệm niệm sinh diệt, như gió như nghiệp; pháp mà niệm niệm diệt, thời không có tướng đi. Lại như ý đi ấy thời biết đã rồi đi, hay chẳng biết mà cứ đi? Hai lẽ đều chẳng phải. Nếu trước biết rồi lại cần gì phải đi; nếu chẳng biết mà cứ đi, thời là đi đến chỗ nào? Lại nếu tâm ở nơi mắt, làm sao lại đến nơi tâm được? Nếu tâm sinh nghĩ: Ta sẽ đến tai. Thời là nói nghĩ tai rồi. Nếu nói muốn nghe tiếng, tức là nó nghĩ tiếng. Nếu tâm ở nơi mắt chẳng sinh nghĩ được; ở các căn khác cũng vậy. Cho nên biết ý chẳng đi.Lại như người trước đã từng thấy thành-thị xóm làng thảy, nay nghĩ theo việc đã thấy thuở trước mà chẳng biết đến hiện tại nên biết ý chẳng đi. Lại nếu pháp mà đi lẽ phải trước gần sau xa, nhưng nay xa gần đều nghĩ, nên biết chẳng đi. Lại nếu pháp mà đi thì giữa đường lẽ phải biết các trần như người đi giữa đường biết sắc các vật, mà ý chẳng phải vậy. Lại như Tâm năng biết không, nghĩa là quá khứ, vị-lai, sừng thỏ, lông rùa, chân rắn, sắc đỏ gió, và mùi thơm muối thảy, cũng biết đều chẳng đi đến vậy. Nên biết chăng đi. Lại nếu tâm duyên đến, thời chẳng nên có không biết, biết nghĩ, biết tà, mà thật vẫn có. Nên biết chẳng đi đến. Lại tâm duyên Nê-Hoàn, nếu mà tâm đi đến, thế là đem hữu vi đến trong vô-vi, vậy là chẳng được. Rồi từ vô vi lại vào trong hữu vi, ấy cũng chẳng được nữa. Lại nếu sinh tâm nghĩ có đời sau, tâm liền đến đời sau, thời thân này lẽ phải chết, chẳng còn sống lại được. Vậy nên chẳng đi. Lại tâm nghĩ vị lai, tức đến vị-lai, chẳng được đêm phép hiện tại mà làm vị-lai vậy Lại tâm nghĩ quá-khứ tức ở về quá-khứ, chẳng nên đem pháp quá-khứ và vị-lai mà làm hiện tại vậy. Nên biết chẳng đi. Lại do dục-tâm mà sắc mặt biến khác, tâm giận giữ thảy cũng vậy; nếu tâm đến chỗ khác, thời sắc mặt chẳng nên khác. Nên biết chẳng đi. Lại tâm đang ở trong cảnh duyên, gọi đó là thọ; ba món thọ nầy, hoặc khổ hoặc vui hoặc bình thường, nếu tâm đến chỗ khác, thời không có mấy món thọ nầy. Nên biết chẳng đi. Lại tâm nương nơi thân, như trong kinh nói: Tâm nương danh sắc. Nên chẳng rời thân đi đến chỗ khác. Lại thân hiệp với Thức nên gọi là thân; nếu tâm ở chỗ khác, thời thân không thức; cảnh hiệp với thức bèn gọi là có thức. Vậy nên chẳng đi.
Hỏi: Tâm trong mộng đi đến các phương?
Đáp: Chẳng phải. Như hành-vi mộng-tinh trong mộng và các việc thảy là đều do thân điên-đảo nghĩa là đi ở chỗ nào đó, mà thật chẳng đi. Lại hành-vi trong mộng đều là luống dối, như người mộng uống nước mà trọn chẳng trừ được khát. Lại mộng hành-dục thảy chẳng gọi là đọa. Cho nên biết trong mộng ý cũng chẳng đi. Lại tâm chỉ ở trong pháp đã từng thấy nghe hay biết chớ chẳng đi đến pháp nào khác. Nếu đi đến ấy lẽ cũng nên biết pháp khác.
Hỏi: Có ông Thần sai khiến ý năng đi đến các phương khác.
Đáp: Việc này ra sao trong phẩm phá Thần sẽ rộng phân-biệt. Nên biết ý chẳng đi.
Thành Thật luận hết quyển 4.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 16 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Phật đời xưa


Quy Sơn cảnh sách văn


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.109.60 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập