Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Thành Duy Thức Luận [成唯識論] »» Bản Việt dịch quyển số 9 »»

Thành Duy Thức Luận [成唯識論] »» Bản Việt dịch quyển số 9

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.6 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.75 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Thành Duy Thức

Kinh này có 10 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

3. BA VÔ TÍNH
Nếu tồn tại ba tính, vì sao Thế Tôn nói hết thảy các pháp đều không có tự tính?
Tụng:
即依此三性
立彼三無性
故佛[07]密意說
一切法無性 //23/
初即相無性
次無自然性
後由遠離前
所執我法性 //24/
此諸法勝義
亦即是真如
常如其性故
即唯識實性 //25/
Tức y nơi ba tính này mà lập ba vô tính kia. Do đó, Phật, bằng mật ý, nói hết thảy pháp đều vô tính. [127]
Thứ nhất, tướng vô tính. Thứ hai tự nhiên vô tính. Sau hết, do tách lìa tự tính của ngã và pháp bị chấp trước đã nói trước đó.[128]
Đây là thắng nghĩa của các pháp. Cũng tức là chân như. Tự tính thường như nó là nó. Tức thật tính Duy thức.[129]
Luận
Tức y trên ba tính đã được nói trước đây mà lập ba vô tính sẽ được nói sau đây. Đó là, tướng, sinh và thắng nghĩa vô tính.[130] Do đó, bằng mật ý, Phật nói hết thảp pháp đều không có tự tính,[131] không phải rằng hoàn toàn không có tự tính.
Từ “mật ý”[132] chỉ rõ rằng đó chưa phải là liễu nghĩa. Theo đó, tự thể của hai tự tính sau không phải không tồn tại, nhưng kẻ phàm ngu gán ghép một cách sai lầm cho rằng tự tính của ngã và pháp thật sự tồn tại.[133] Điều này được gọi là biến kế sở chấp. Để loại trừ sự chấp trước này Phật Thế Tôn mới nói chung là vô tính cho cả tồn tại và không tồn tại.
Y nơi ba tính này mà lập ba vô tính kia như thế nào?
Y nơi tự tính thứ nhất là biến kế sở chấp mà lập tướng vô tính, do bởi thể tướng ấy tuyệt đối không tồn tại như hoa đốm hư không. [134]
Thứ đến, y nơi y tha mà lập sinh vô tính. Nó giống như trò ảo thuật, gá vào các duyên mà phát sinh. Không tồn tại bởi tự nhiên tính như được nhận thức một cách lệch lạch, y theo đó giả thuyết là vô tính, chứ không phải hoàn toàn không tự tính.[135]
Y nơi tự tính sau cùng, viên thành thật, lập thắng nghĩa vô tính. Tức, theo nghĩa tuyệt đối, do bởi viễn ly tự tính ngã và pháp bị biến kế sở chấp mà giả thuyết là vô tính, chứ không phải hoàn toàn không có tự tính.[136] Như hư không bao la tuy phổ biến trong tất cả sắc nhưng nó được hiển thị như là tính thể không tồn tại của các sắc.[137]
Mặc dù, y tha khởi vì không phải là thắng nghĩa mà cũng có thể nói là thắng nghĩa vô tính,[138] song nó lẫn lộn với tính thứ hai[139], do đó ở đây Tụng không đề cập.
Tự tính ấy là thắng nghĩa của tất cả các pháp. Vì nó là chân lý tuyệt đối, thắng nghĩa đế, của tất cả các pháp.
Tuy nhiên, thắng nghĩa có bốn:[140]1. Thắng nghĩa thế gian, chi các khái niệm uẩn, xứ, giới, v.v. 2. Thắng nghĩa đạo lý, như bốn Thánh đế, khổ v.v. 3. Thắng nghĩa chứng đắc, tức chân như của hai Không. 4. Thắng nghĩa thắng nghĩa, chỉ pháp giới nhất chân (tức nhất thể tuyệt đối). Trong đó, thắng nghĩa (vô tính) là y lớp thắng nghĩa cuối cùng, vì đó là đối tượng (nghĩa) sở hành của đạo tối thắng. Để loại trừ ba lớp thắng nghĩa đầu nên nói như vậy: “Thắng nghĩa của các pháp cũng chính là chân như.”[141] Chân nghĩa là chân thật, nêu rõ là không phải hư vọng. Như là như thường, biểu thị không biến dịch.[142] Theo đó, sự chân thật này trong tất cả mọi giai đoạn nó thường hằng như là tự tính của nó, do đó nói là chân như.[143] Tức có nghĩa là trạm nhiên (một cách trong suốt) không hư vọng.
Từ “cũng”[144] chỉ rõ rằng nó còn có nhiều tên gọi nữa, như nói pháp giới, thật tế, v.v.,[145] được nói trong các Luận, tùy ý nghĩa mà giải thích chi tiết.
Tự tính đó chính là duy thức tính. Theo đó, tóm tắt mà nói, duy thức tính có hai: 1. hư vọng, chi biến kế sở chấp; 2. chân thật, tức viên thành thật tính. Vì để loại bỏ hư vọng mà nói là thật tính.
Nó là có hai nữa: 1. Thế tục, tức y tha khởi. 2. Thắng nghĩa, tức viên thánh thật. Vì để loại bỏ thế tục mà nói là thật tính.
Ba bài tụng tông quát nêu rõ điều mà trong các Khế kinh nói là vô tính, điều đó chưa phải là liễu nghĩa. Những bậc trí giả không nên y theo đó mà bác bỏ tông thể rằng tất cả các pháp đều không có tự tính.
Chú thích:
[127] Triṃś: trividhasya svabhāvasya trividhāṃ niḥsvabhāvatāṃ/ saṃdhāya sarvadharmāṇāṃ deśitā niḥsvabhāvatā//23/ Do ám chỉ ba loại tính thể không tự hữu của ba tự thể mà Phật nói hết thảy các pháp đều không có tính thể tự hữu. Sthiramati; tính thể tự hữu (svabhāva) là cái đang hiện hữu với yếu tính cá biệt của nó, với tự tướng của nó (svena svena lakṣaṇea bhavati), như cái được biết là đang hiện hữu (vidyamānavat).
[128] Triṃś: prathamo lakṣaṇenaiva niḥsvabhāvo’paraḥ punaḥ/ na svayaṃbhāva etasyety aparā niḥsvabhāvatā// 24// Thứ nhất, tính thể không tự hữu chính do bởi yếu tính. Một tính thể không tự hữu khác nữa, đó là, nó không hiện hữu tự nhiên bởi chính nó. Hai câu sau trong bản Hán (24cd) không tương đương trong bản Phạn. Sthiramati: 1. Thứ nhất, đó là tự thể bị cấu trúc phân biệt (parikalpitaḥ svabhāvaḥ). Tự thể ấy không tự hữu do chính bởi yếu tính (lakṣaṇenaiva niḥsvabhāvaḥ: tướng vô tính); vì yếu tính của nó chỉ là cái được tưởng tượng (tallakṣaṇasyotprekṣitatvāt). Sắc có yếu tính là sắc (rūpalakṣaṇaṃ rūpaṃ), thọ có yếu tính là sự cảm nghiệm (anubahalakṣaṇā vedanā). Như hoa đốm hư không, tính thể không tồn tại với bản sắc hay tự thể của chính nó (svarūpenaiva niḥsvabhāvaḥ). 2. Thứ đến là tự tính y tha. Cái đó không hiện hữu tự nhiên bởi chính nó, như trò ảo thuật, vì sự xuất hiện của nó lệ thuộc điều kiện ngoài bản thân (parapratyaya). Do đó, sự xuất hiện của nó là không có tính thể tự hữu (utpattiniḥsvabhāvatā: sinh vô tính tính).
[129] Triṃś: dharmāṇāṃ paramārthaś ca sa yatas tathatāpi saḥ/ sarvakālaṃ tathābhāvāt saiva vijñaptimātratā //25// Chân lý tuyệt đối của các pháp, đó là tính như như. Vì trong tất cả thời gian, nó tồn tại như là chính nó. Và chính nó cũng là duy thức tính. Sthiramati: parama (tối thắng, tuyệt đối) là trí xuất thế gian (lokottarajñānaṃ).; đối tượng (artha: nghĩa) của nó là paramārtha: thắng nghĩa, tuyệt đối thể. Như hư không tuyệt đối thuần nhất vị, khộng bị cấu nhiễm, không bị biến dạng, tự tính viên thành thật như vậy được nói là thắng nghĩa. Bởi vì tự tính viên thành thật là thắng nghĩa của bản thân y tha của tất cả các pháp, vì pháp tánh là như vậy, do đó chính tự tính viên thành thật là thắng nghĩa vô tính (parmārtha-niḥsvabhāvatā), vì không tồn tại tính thể tự hữu của cái viên thành thật.
[130] Hiển dương 16, tr. 557b9; Du-già 13 tr. 354c2; 76 tr. 719c12 dẫn Giải thâm mật 2 tr. 694a5.
[131] Giải thâm mật 2 tr. 694a5” “Này Thắng Nghĩa Sinh, nên biết, Ta y nơi ba tính không tự tính mà mật ý nói hết thảy pháp đều không có tự tính.” Tập luận 6 tr. 687c29; Tạp tập 12 tr. 752a6, Samuccaya, Gokhale p. 35. 15, Tatia p. 114.14: yad uktaṃ vaipulye - niḥsvabhāvāḥ sarvadharmā iti, tatra ko ’bhisaṃdhiḥ, trong kinh Phương quảng, Phật nói hết thảy pháp đều không có tự thể tự hữu, ẩn ý ở đây là gì?
[132] Từ “mật ý” trong tụng văn. Skt. saṃdhāya, một cách thỏa hiệp, hay ám chỉ.
[133] Samuccaya, ibid.: bālagrāhavac cālakṣaṇatām upādāya... bālagrrāhānurūpena svabhāvena virahitatvān niḥsvabhāvaḥ, ẩn ý, vì do bởi tính chất không yếu tính, tức là nó không tồn tại như là chính nó vì nó không tự hữu như điều mà kẻ phàm ngu nhận thức.
[134] Samuccaya, ibid.: parikalpite svabhāve lakṣaṇaniḥsvabhāvatām upādāya... tatra parikalpitasya svalakṣaṇam eva nāsty ataḥ svalakṣaṇanīhsvabhāvatayā niḥsvabhāvaḥ, Nói hết thảy pháp không tự tính, là do bởi không tồn tại yếu tính như là tính thể tự hữu ở nơi tự thể bị biến kế chấp. Ở đây thật sự không tồn tại yếu tính tự hữu của cái bị cấu trúc phân bố (biến kế sở chấp), do đó tính thể tự hữu không tồn tại vì không tồn tại đặc tính hay yếu tính đặc hữu như là yếu tính của chính nó. Giải thâm mật, ibid.: tướng vô tự tính tính (svalakṣaṇaniḥsvabhāvatā: tự tướng, tức yếu tính của tự thể không tồn tại như là tính thể tự hữu, không tại như nó chính là nó), đó là tướng của biến kế sở chấp (parikalpitasya svalakṣaṇam: yếu tính tự thể của cái bị phân bố cấu trúc) của các pháp. Nó được quan niệm như là yếu tính do bởi quy ước của khái niệm (prajñapti: giả danh), chứ không phải do chính tự thể yếu tính của nó (svalakṣaṇa: tự tướng) là như vậy.
[135] Samuccaya ibid.: paratantre utpattiniḥsvabhāvatām upādāya ... paratantrasya svayam utpatiir nāsti pratyayāpekṣaṇād ato nāsya svena bhāvena bhāva ity utpattiniḥsvabhāvatayā niḥsvabhāvaḥ. Mật ý, do bởi không tồn tại tính thể tự hữu của sự sinh khởi. Không có sự sinh khởi tự nhiên, do bởi chính nó (svayam utpatti), của những cái tồn tại do lệ thuộc điều kiện bên ngoài nó (y tha), vì bị lệ thuộc mối quan hệ của các điều kiện. Do đó, sự sinh khởi không tồn tại với hữu thể tự hữu, đó la nói tính thể không tự hữu vì không tồn tại tính thể tự hữu của sự sinh khởi. Giải thâm mật, ibid.: sinh vô tự tính (utpattiniḥsvabhāvatā), đó là đặc tính y tha khởi của các pháp, hiện khởi do lệ thuộc các điều kiện ngoài bản thân (pratyayāpekṣaṇāt). Nó hiện hữu do bởi ảnh hướng các điều kiện ngoài bản thân, chứ không hiện tự nhiên, bởi chính nó (nāsya svena bhāvena bhāvaḥ).
[136] Samuccaya ibid.: pariniṣpanne paramārthaniḥsvabhāvatām upādāya ... pariniṣpanno viśuddhy-ālambabatvāt paratantraparikalpitalākṣaṇābhāvasvabhāvatvāc ca paramārthaś caiṣa niḥsvabhāvatā-prabhāvitaś ceti paramārthaniḥsvabhāvatayā niḥsvabhāvaḥ ity evaṃ ca kṛtvā niḥsvabhāvāḥ sarvadharmā draṣṭavyāḥ na tu sarvathālakṣaṇābhāvam adhikṛtyeti. Thắng nghĩa vô tính , y nơi viên thành thật. Viên thành thật, do bởi là sở duyên thanh tịnh, do bởi tính thể tự hữu là không tòn tại yếu tính của y tha và biến kế, và vì tuyệt đối thể hay thắng nghĩa được hiện hiện như là tính thể không tự thể. Do vậy cần phải quán chiếu rằng hết thảy pháp đều không tự thể; nhưng không nói rằng tuyệt đối không tồn tại yếu tính. Giải thâm mật ibid.: Thắng nghĩa vô tính: trong các pháp, nếu cảnh giới sở duyên thanh tịnh, ở đó thắng nghĩa được hiển thị như là vộ tự tính tính (paramārthaś caiṣa niḥsvabhātāprabhāvitaś ca). Lại nữa, thật tướng viên thành của các pháp cũng được gọi là thắng nghĩa vô tự tính tính. Vì tự tính vô ngã của hết thảy các pháp được gọi là thắng nghĩa, và cũng được gọi là vô tự tính tính. Vì là chân lý tuyệt đối của tất cả các pháp. Vì nó được hiển thị như là vô tự tính tính. Do các ý nghĩa này mà gọi là thắng nghĩa vô tự tính tính.
[137] Thi dju được dẫn theo Giải thâm mật, ibid.
[138] Du-già 76, tr. 719c17: Thắng nghĩa là tính thể không tự tính, vì đối với các pháp sinh la tính thể không tự tính. Tức pháp duyên sinh cũng được gọi là thắng nghĩa vô tự tính tính. Hiển dương 16, tr. 559b18: Y tha khởi tự tính, do tướng dị biệt, cũng được gọi là thắng nghĩa vô tính, nghĩa là không tồn tại tính thể tự hữu như là thắng nghĩa.
[139] Lẫn lộn thắng nghĩa vô tính nơi viên thành với thắng nghĩa vô tính nơi y tha.
[140] Du-già luận ký 18, tr. 707a22; Du-già lược toản 14 tr. 203a9 Du già không có minh văn về bốn thắng nghĩa, nhưng các Luận sư phương Tay căn cứ ba thế tục được nói trong Du-già 64 (tr.) mà lập bốn lớp thắng nghĩa.
[141] Nguyên văn tụng: 此諸法勝義 亦即是真如. Triṃś: dharmāṇāṃ paramārthaś ca sa yatas tathatāpi.
[142] Giải thích từ kép theo Hán: chân và như. Skt. tathatā, từ đơn, không thể tách đôi để giải thích như vậy. Định nghĩa thó chính tụng văn Skt. saḥ/ sarvakālaṃ tathābhāvāt, thắng nghĩa được nói là chân như hay như như tính (tathatā), vì trong tất cả mọi thời tự thể của nó như là chính nó.
[143] Sthiramati: tathatā, tathā hi pṛthagjanaśaikṣāśaikṣāv avasthāsu sarvakālaṃ tatheva bhavati/ chânh như hay như như tính; nói là như (tathā), vì trong tất cả mọi giải đoạn phàm phu, hữu học, vô học, trong tất cả mọi thời nó luôn luôn là như vậy (tathaiva bhavati).
[144] Từ diệc 亦 trong tụng văn Há; api trong Skt.
[145] Thuật ký: Đại bát-nhã có 12 danh, Tập luận 1, tr. 666a23, Tạp tập 2 tr. 702b6, có 7 danh: chân như (tathatā), vô ngã tính (nairātmyatā), không tính (śūnyatā), vô tướng (animitta), thật tế (bhutakoṭi), thắng nghĩa (paramārtha), pháp giới (dharmadhātu).
CHƯƠNG VIII. THỂ NGHIỆM CỦA THỨC
Như vậy, tính và tướng của duy thức đã đã thành lập.
Ai, và trải qua bao nhiêu giai đoạn, có thể ngộ nhập? Hạng có đủ hai loại chủng tính[1] của Đại thừa có thể ngộ nhập, nói tổng quát, lần lượt trải qua năm giai vị.
Hai loại chủng tính của Đại thừa là gì?
1. Chủng tính bản tính trụ.[2] Đó là nhân để chứng đắc pháp vô lậu, là pháp nhĩ mà kể từ vô thủy y tựa trên bản thức.
2. Chủng tính được tập thành.[3] Những gì được tập thành do bởi sau khi nghe pháp từ pháp giới đẳng lưu rồi huân tập bằng những gì được tác thành do bởi nghe, v.v.[4]
Cần phải có đủ hai loại chủng tính Đại thừa này mới có thể lần lượt ngộ nhập duy thức.
Năm giai vị để ngộ nhập duy thức là những gì?[5]
1. Tư lương vị, tu tập thuận giải thoát phần thuộc Đại thừa.
2. Gia hành vị, tu tập thuận quyết trạch phần thuộc Đại thừa.
3. Thông đạt vị, kiên đạo mà Bồ tát an trụ.
4. Tu tập vị, tu đạo mà Bồ tát an trụ.
5. Cứu cánh vị, an trú nơi Vô thượng Chính đẳng Bồ đề, v.v.
Thế nào là lần lượt ngộ nhập duy thức? Ở trong giai đoạn tư lương, Bồ-tát tin hiểu một cách sâu sắc tướng và tính của duy thức, Rồi ở giai đoạn gia hành, dần dần trấn phục sở thủ, năng thủ, dẫn phát chân kiến. Tại giai vị thông đạt, thông đạt một cách như thật. Trong tu tập vị, y theo lý như đã được thấy mà thường xuyên tu tập để trấn áp và đoạn trừ các chướng còn lại. Cho đến cứu cánh vị, thoát ly mọi chướng, đạt được viên minh, có thể suốt cùng vị lai giáo hóa các loại hữu tình khiến cho cũng được ngộ nhập tướng và tính của duy thức.
1. TƯ LƯƠNG VỊ
Thứ nhất, tư lương vị; đặc tính của nó như thế nào?[6]
Tụng:
乃至未起識 求住唯識性
於二取隨眠 猶未能伏滅
Cho đến khi chưa khởi thức, cầu an trụ trong duy thức tính; đối với tùy miên của hai thủ vẫn chưa thể trấn áp trừ diệt.[7]
Từ khi phát tâm đại bồ đề một cách sâu xa vững chắc cho đến khi thức thuận quyết trạch[8] chưa khởi, cầu trụ trong chân thắng nghĩa tính của duy thức, trong giới hạn ấy là tư lương vị.
Vì mục mục đích hướng đến Vô thượng chính đắng bồ-đề mà tu tập nhiều tư lương khác nhau. Và vì các hữu tình mà cần cầu giải thoát, do đó giai đoạn này cũng được gọi là thuận giải thoát phần.[9]
Trong giai đoạn này, Bồ-tát y vào bốn lực thù thắng là nhân, thiện hữu, tác ý và tư lương,[10] nhờ đó mà tin hiểu sâu sắc nghĩa duy thức, nhưng chưa thể thấu rõ không của năng và sở thủ, phần nhiều trú bên ngoài cửa mà tu Bồ-tát hành.[11] Do đó, vẫn chưa có đủ năng lực để trấn áp và trừ diệt các tùy miên được dẫn sinh bời hai thủ khiến [12]chúng không phát động hai thủ thành hiện hành.
Từ “hai thủ” ở đây chỉ thủ bởi hai thủ, vì tính chất chấp thủ năng thủ và sở thủ.[13] Tập khí của hai thủ được gọi là tùy miên của chúng, vì theo đuổi hữu tình mà tiềm phục trong tàng thức, hoặc do lỗi tùy tăng mà gọi là tùy miên.[14] Nó là chủng tử của sở tri chướng và phiền não chướng.
a. Phiền não chướng, đó là 128 phiền não căn bản[15] và các tùy phiền não là những đẳng lưu[16] của chúng, trong đó đứng đầu là tà kiến tát-ca-da,[17] sự cố chấp cái bị biến kế sở chấp như là thật ngã. Những thứ này quẩy rối thân tâm của hữu tình gây chướng ngại niết-bàn nên được gọi là phiên não chứớng.[18]
b. Sở tri chướng, đó là kiến, nghi, vô minh, ái, nhuế, mạn các thứ,[19] đứng đầu là đứng đầu là tà kiến tát-ca-da, sự cố chấp cái bị biến kế sở chấp như là thật ngã. Vì chúng che lấp cảnh sở tri vốn có tính không điên đảo, chướng ngại bồ-đề, do đó gọi là sở tri chướng.[20]
Sở tri chướng này không câu hữu với thức dị thục; vì thức này mờ nhạt, vi tế, và không tương ưng với vô minh hay huệ.[21] Vì thức này cùng hiện khởi với trí phẩm về pháp không.[22]
Trong bảy chuyển thức, số tương ưng nhiều hay ít với sở tri chướng,[23] tùy theo sự thích hợp như phiền nào não mà nói.[24]
Năm thức, kể từ mắt, vì không có sự phân biệt,[25] nên tất nhiên không tương ưng với pháp kiến và pháp nghi các thứ.[26] Còn lại, có ý lực, đều có thể dẫn khởi.[27]
Loại chướng này chỉ tương ưng với hai loại tâm là bất thiện và vô ký.[28] Vì Luận nói vô minh chỉ thông với tính bất thiện và vô ký. Vì si và vô si không tương ưng với nhau.[29]
Trong phiền não chướng tất có sở tri chướng.[30] Vì chúng lấy sở tri chướng làm sở y. Thể tuy không khác, nhưng dụng khác biệt. Do đó, hai loại tùy miên tùy theo tác dụng của Thánh đạo,[31] có thắng có liệt, nên sự đoạn trừ có trước có sau.
Sở tri chướng này, trong tính chất vô ký vô phú, nó là dị thục sinh, chứ không phải ba loại kia.[32] Tức vì thế dụng của oai nghi các thứ mỏng và yếu nên không thể là sở tri chướng che lấp bồ-đề. Từ Nhị thừa mà nhìn, nó là vô phú, nhưng từ Bồ-tát mà nhìn nó cũng là hữu phú.[33]
Nếu sở tri chướng có kiến và nghi các thứ, vì sao chủng tử của nó được nói trong Khế kinh là vô minh trụ địa?[34] Vì vô minh nên tổng quát nói là vô minh, chứ không phải không có kiến các thứ. Như từ chủng tử phiền nào mà lập bốn trụ địa là kiến nhất xứ, Dục ái, Sắc ái, và Vô sắc ái.[35] Trong đó há không có mạn, vô minh?[36]
Trong hai loại chướng như vậy, những gì được phát khởi bởi phân biệt thuộc kiến sở đoạn; nhưng gì phát khởi tự nhiên thuộc tu sở đoạn.
Hang Nhị thừa chỉ có thể đoạn phiền não chướng. Bồ tát đoạn từ cả hai.
Vĩnh viến đoạn trừ chủng tử của chúng duy chỉ bằng Thánh đạo.[37] Trấn áp hiện hành của hai loại ấy cũng bằng cả hữu lậu đạo. Bồ tát đứng vững trong giai đoạn tư lương này tuy có thể trấn áp hiện hành phần thô của hai chướng, nhưng phân vi tế và tuy miên của chướng chừa thể trấn áp để diệt trừ vì năng lực chỉ quán còn yếu.
Trong giai đoạn này chân như của duy thức chưa được chứng; y vào lực xác tín mà tu các thắng hành, nên biết, nó cũng được kể trong giải hành địa.[38]
Những yếu tố để tu tập thắng hành ấy là gì? Tóm tắt, có hai, phước và trí. Trong thắng hành, những gì có tính thuộc huệ đều được gọi là trí. Ngoài ra, đều là phước.
Vã, y vào sáu ba-la-mật-đa, cả sáu đều có dặc tính là phước và trí. Về đặc tính riêng, năm ba-la-mật-đa đầu là phước đức. Thứ sau là trí tuệ. Hoặc, nói cách khác, ba ba-la-mật đầu duy chỉ thuộc phước đức. Một ba-la-mật cuối chỉ thuộc trí. Còn lại, thông cả hai.
Lại có hai loại thắng hành khác: tự lợi và lợi tha. Thắng hành được tu tập, tùy theo ảnh hưởng của ý lạc mà tất cả đều thông cả hành tự lợi và lợi tha. Y theo đặc tính riêng biệt mà nói,sáu ba-la-mật và các bồ-đề phần đều thuộc hành tự lợi. Bốn nhiếp sự, bốn vộ lượng các thứ, tất cả đều thuộc lợi tha hành.
Những sự sai biệt như vậy thật là không cùng tận, thảy đều là thắng hành được tu tập trong giai vị này.
Trong giai vị vị, hai chướng tuy chưa được trấn áp trừ diệt, khi tu thắng hành có ba trường hợp khiến thối khuất nhưng có thể bằng ba yếu tố để mài luyện tâm [39]mà dũng mãnh tu tập không để thoất thất đối với những gì đã chứng được.
1. Nghe đến sự sâu xa rộng lớn của Vô thượng chính đẳng bồ-đề tâm liền thối khuất, nhưng ngĩ đến có những vị khác đã chứng đại bồ-đề, lấy đó mà mài luyên tâm khiến dũng mành không thoái thất.
2. Nghe nói đến sự tu tập các ba-la-mật cực kỳ khó hành tâm liên thối khuất, nhưng bằng sự tự xét mình đã có ý lạc có thể tu các ba-la-mật, lấy đó mà mài luyên tâm khiên trở thành dũng manh không thối thất.
3. Nghe nói đến sự chuyển y viên mãn của chư Phật là cực kỳ khó chứng tâm liền thối khuất, nhưng gằng cách nghĩ đến điều thiện thô hiển của kẻ khác trong khi đó mình đã có nhân vi diệu hơn, lấy đó mà mài luyện tâm khiên trở thành dũng mãnh không thối thất.
Do ba yếu tố ấy mà mài luyện tâm trở thành kiên cố, nhiệt hành, tu các thắng hành.
2. GIA HÀNH VỊ
Thứ đến, gia hành vị, đặc tính như thế nào?
Tụng;
現前立少物
謂是唯識性
以有所得故
非實住唯識 //28/
Ngay hiện tiền dựng dậy một vật gì đó, cho rằng đó là duy thức tính. Nhưng vì có cái được thủ dắc, nên không thất sự trụ trong duy thức tính.[40]
Luận:
Bồ tát trước tiên ở trong vô số kiếp thứ nhất khéo léo hoàn bị các tư lương phước đức và trí tuệ, đã viên mãn thuận giải thoát phần, với mục đích nhập kiến đạo, an trụ trong duy thức tính, lại tu tập gia hành với noãn, đỉnh, nhẫn, thế đệ nhất,[41] để trấn áp và đoạn trừ hai thủ.
Bốn gia hành này gọi chung là thuận quyết trạch phần, vì thuận dẫn hướng đến sự quyết trạch sự chân thật.[42] Do gần với kiến đạo nên gọi là gia hành,[43] chứ không phải trong giai đoạn tư kương trước đó không hàm nghĩa gia hành.
Bốn pháp, kể từ noãn, y bốn tầm tư, bốn như thật trí, theo giai đoạn đầu và cuối cuối mà lập.[44]
Bốn tầm từ là tầm tư danh, nghĩa, tự tính và sai biệt,[45] tồn tại chỉ là giả danh mà thực tế là không tồn tại.
Sự biến tri như thực về bốn điều này là không tách rời ngoài thức và thức cũng không thực hữu, đó gọi là như thật trí.[46]
Đặc tính của danh và nghĩa khác nhau do đó sự tầm cầu riêng biệt, nhưng cả hai có hai sự tương đồng[47] do đó tổng hợp mà tư sát. [48]
Y chỉ minh đắc định phát khởi hạ phần tầm tư quán không tồn tại sở thủ, lập làm trình độ noãn. [49] Ở trong trình độ này bắt đầu quán sát sở thủ là bốn pháp kể từ danh, rằng thảy đều là biến thái của tâm được khái niệm giả định như là thực hữu nhưng không thể bắt nắm. Đầu tiên có được măt trời tuệ đi trước, do hành tướng đó mà gọi là minh đắc. Tức đó là do là ngọn lửa của đạo mới nhận được làm dấu hiệu dẫn đường nên nói là noãn.[50]
Y chỉ minh tăng định, phát khởi tầm từ bậc thượng,[51] quán sở thủ không tồn tại, lập làm trình độ đỉnh. Ở trong trình độ này, quán lặp lại về sở thủ là bốn pháp kể từ danh, rằng thảy đều là biến thái của tâm, được khái niệm giả định như là tồn tại, nhưng không thể bắt nắm. Minh tướng càng trở mãnh liệt hơn, do đó gọi là minh tăng. Trình đô tầm tư ở đỉnh cao, nên gọi là đỉnh.
Y ấn thuận định,[52] phát khởi hạ phần như thật trí, ghi dấu ấn[53] một cách quyết định vào sự không sở thủ, và cũng có thuận lạc nhẫn[54] trong sự không tồn tại năng thủ. Cảnh đã không thực sự tồn tại tách biệt ngoài thức năng thủ, há thật sự tồn tại thức tách rời cảnh sở thủ? Vì năng thủ và sở thủ tồn tại trong quan hệ đối đãi. Khi có ấn thuận nhẫn, gọi chung là nhẫn. Ấn trước, thuận sau đặt tên là ấn thuận. Nhẫn, ghi nhận cảnh và thức đều không do đó cũng gọi là nhẫn. [55]
Y vô gián định[56] phát khởi thượng phẩm như thật trí ghi dấu ấn hai thủ không, lập thế đệ nhất pháp. Trước đó nhẫn thượng phẩm duy chỉ ghi dấu ấn năng thủ không, ở đây thế đệ nhất pháp ghi dấu ấn cả hai đặc tính đều không. Từ đây một cách vô gián chắc chắn nhập kiến đạo, do đó lập tên là vô gián.[57] Trong pháp dị sinh, nó la tối thắng, do đó gọi là thế đệ nhất pháp.[58]
Như vậy, noãn và đỉnh y nơi thức năng thủ mà quán sở thủ là không. Khi nhẫn bậc hạ phát sinh, đặc tính không của cảnh đối tượng được ấn khả. Nhẫn bậc trung, trình độ tiến thêm, thuận lạc mà ấn khả thức năng thủ cũng như cảnh là không. Trong trình đọ khi nhẫn bậc thượng phát sinh, năng thủ được ấn khả là không. Thế đệ nhất pháp ấn khả đặc tính không của cả hai, khách và chủ thể.
Thảy đều còn mang dấu vết ấn tượng chứ chưa thật sự chứng nghiệm, do đó nói Bồ tát trong bốn trình độ này dựng lên một cái gì đó ngay trước mặt, nói rằng đó là chân thắng nghĩa duy thức tính. Vì ở đây hai đặc tính không và hữu chưa bị loại trừ, tâm vẫn còn ghi dấu ấn tượng khi quán sát, còn có cái được bắt nắm, cho nên không thật sự an trụ trong lý chân duy thức. Khi nào ấn tượng ấy biến mất mới thật sự an tru.
Y trên ý nghĩa này, có bài tụng nói: “Bồ tát trong trạng thái định, quán sát ảnh tượng duy chỉ là tâm, ấn tượng đối tượng tức thì biến mất. Quán sát kỹ duy chỉ là tưởng của tự tâm. Bằng sự an trú nội tâm như vậy, biết rằng sở thủ không tồn tại, rồi đến năng thủ cũng không, cuối cùng duy nhất là vô sở đắc.”[59]
Trong giai vị gia hành này sự hệ phược bởi tướng chưa bị loại bỏ, hệ phược thô trọng cũng chưa bị cắt đứt.[60] Duy chỉ có thể trấn áp trừ diệt hai thủ, vì chúng trái nghịch với kiến đạo. Nhưng hai thủ thuộc loại câu sinh và tùy miện của chúng tâm tâm quán sát thuộc hữu lậu, vì còn có cái để bắt nắm, và vì có phân biệt, do đó, chưa hoàn toàn bị trấn áp và trừ diệt.
Trong giai vị này, Bồ tát học quán sát cả nơi an lập đế[61] và phi an lập đế, vì để dẫn phát hai loại kiến đạo trong tương lai, vì trấn áp hai loại chướng thuộc phân biệt, do đó phi an lập đế là đối tượng quán sát chính thức, không phải như Nhị thừa chỉ quán sát an lập đế.
Bồ tát y vào các thiện căn này, kể từ noãn, tuy trong khi phương tiện thông cả các tĩnh lự,[62] nhưng y trên tĩnh lự thứ tư mới được thành mãn, vì cần phải nương trên sở y tối thắng mà vào kiến đạo. Duy y trên thân thuộc thiện thú trong Dục giới mà phát khởi, vì ở nơi khác tâm yếm ly của tuệ không đặc sắc.
Giai vị này cũng thuộc trong giải hành địa,[63] vì chưa chứng chân thắng nghĩa duy thức.
3. THÔNG ĐẠT VỊ
Tiếp theo là thông đạt vị, đặc tính như thế nào?
Tụng:
若時於所緣
智都無所得
爾時住唯識
離二取相故 //28/[64]
Khi mà trí hoàn toàn không nắm bắt sở duyên, lúc bấy giờ nó trụ trong duy thức tính, vì đã lìa tướng của hai thủ.
Luận:
1. Vô phân biệt trí
Khi mà trí vô phân biệt của Bồ tát hoàn toàn không có sự nắm bắt[65] nơi cảnh sở duyên, vì không chấp thủ các hình thái hý luận; lúc bấy giờ mới thật sự nói là trụ trong chân thắng nghĩa duy thức tính, tức chứng chân như, vì trí và chân như đều bình đằng, tuyệt đối bình đẳng, cả hai đều loại bỏ các đặc tính năng và sở thủ, và vì các đặc tính năng và sở thủ đều là tâm phân biệt, còn có cái để nắm bắt, là hiện hành của hý luận.
Có giải thích nói trí này không có cả hai phần, vì được nói[66] rằng nó không có tướng của năng thủ, sở thủ.
Giải thích khác nói trí này vẫn có đủ cả tướng và kiến, vì đối tượng sở duyên của nó là cái được ghi ảnh tượng trên nó.[67] Nếu không mang ảnh tượng của cái ấy mà gọi cái là đối tương của nó, thì nhận thức về sắc cũng là nhận thức về thanh các thứ. Nếu không có kiến phần, nó không thể vươn đến đến đôiư tượng, làm sao có thể nói đó là trí lấy chân như làm đối tượng? Không thể nói chân như tính cũng là cái vươn đến đối tượng. Vì vậy, cần phải khẳng đinh trí này có kiến phần.
Giải thích lại nói, trí này có kiến phần nhưng không có tướng phần. Vì được nói rằng thủ mà không có tướng, vì không chấp thủ tướng.[68] Tuy có kiến phần, nhưng nó là vô phân biệt. Nói rằng không có năng thủ, không phải hoàn toàn không có thủ. Tuy không có tướng phần nhưng khi khởi nó mang theo ảnh tượng của chân như, vì nó không tách lìa ngoài chân như. Như tự chứng phần khi duyên đến kiến phần, nó không biến thái để duyên;[69] ở đây cũng vậy. Biên thái để mà duyên đến, không phải là chứng nghiệm trực tiếp, như trí hậu đắc, hẵn phải có phân biệt.[70] Cho nên, cần phải thừa nhận trí này có kiến phần nhưng không có tướng phần.
2. Kiến đạo
Bằng sự gia hành không gián đoạn, khi trí này phát sinh, chân như được thể hội, giai đoạn này được gọi là thông đạt vị. Vì lần đầu tiên soi chiêu chân lý, nên cũng được gọi là kiến đạo.
Tuy nhiên, tóm tắt mà nói,kiến đạo ở đây có hai:
a. Chân kiến đạo, tức vô phân biệt trí như đã được đề cập. Bằng trí này mà thật chứng chân lý được hiển thị bởi hai không, thật sự đoạn trừ tuy miên của hai chướng thuộc loại phân biệt. Tuy trải qua nhiều sát-na thì sự mới cứu canh, nhưng các đặc tính đều đồng đẳng do nó gọi chung là một tâm.[71]
Có giải thích nói trong đây hai không được tiệm chứng và hai chướng được tiệm đoạn, vì có sự khác biệt về sâu và cạn, thô và tế.[72]
Giải thích khác nói, trong đây, hai không và hai hai chướng đều được đốn chứng và đốn đoạn, vì do ảnh hưởng bởi ý lạc mà có sự kham năng.[73]
b. Tướng kiến đạo. Ở đay lại có hai:
i. Phi an lập đế.[74] Quán chân đế phi an lập có ba phẩm tâm: (1) Bằng duyên trí nội tại loại trừ hữu tình giả[75] mà đoạn trừ các tùy miên phân biệt thuộc tầm yếu. (2) Bằng duyên trí nội tại loại trừ pháp giả mà đoạn trừ tùy phiền não phân biệt thuộc tầm trung. (3) Phổ biến bằng duyên trí loại trừ cả hữu tình và pháp giả mà đoạn trừ tất cả tùy miên thuộc loại phân biệt.[76]
Hai trí đầu gọi là pháp trí, vì duyên đến đối tượng riêng rẻ. Trí thứ ba được gọi là loại trí, vì duyên tổng hợp.[77]
Pháp chân kiến đạo[78] được thiết lập y trên biệt và tổng của vô gián đạo và giải thoát đạo[79] đối với các chướng bị đoạn trừ của nó thuộc kiến phần của hai không, gọi là tướng kiến đạo.[80]
Có giải thích nói ba tâm này đều chân kiến đạo, vi tướng kiến đạo duyên đến bốn Thánh đế.[81]
Giải thích khác nói, cả ba đều là tướng kiến đạo, vi trong chân kiến đạo không có sự duyên đến các hành tướng riêng biệt.
ii. An lập đế.
Duyên an lập đế[82] làm đối tượng có mười sáu tâm. Ở đây lại có hai:
a. Một, y quán sở thủ và năng thủ, cá biệt lập thành pháp và loại gồm mười sáu tâm. Tức là, ở nơi khổ đế có bốn tâm: 1. Khổ pháp trí nhẫn,[83] quán chân như của khổ đế trong ba giới, chính thức đoạn trừ 28 loại tùy miên phân biệt[84] thuộc loại bị đoạn trừ khi thấy khổ. 2. Khổ pháp trí, nhẫn trực tiếp không gián cách, quán chân như trước đó, chứng nghiệm sự giải thoát do đoạn trừ phiền não nói trước đó.[85] 3. Khổ loại trí nhẫn, trí vô gián tuệ vô lậu phát sinh, nội thân chứng nghiệm cá biệt nơi pháp nhẫn trí, tức phần theo sau này cũng là loại tợ của Thánh pháp.[86] 4. Khổ loại trí, tiếp theo đó vô gián phát sinh trí vô lậu, thẩm định ấn khả khổ lọai trí nhẫn.
Ở trong khổ đế có bốn tâm, trong tập, diệt và đạo, nên biết, cũng như vậy.
Trong mười sáu tâm này, tám quán chân như, tám quán chính trí.[87]
Pháp chân kiến đạo được thiết lập y trên sự sai biệt của kiến và chứng phần với vô gián đạo và giải thoát đạo,[88] được gọi là tướng kiến đạo.
b. Thứ hai, y quán cảnh chân đế hạ giới và thượng giới lập pháp và loại với mười sáu tâm. Tức là, quán bốn chấn đê, từ khổ, thuộc giới hệ hiện tiền và không hiện tiền,[89] mỗi đế có hai tâm: hiện quán nhẫn, và hiện quán trí. Tùy theo sự thích hợp, hiện quán Thấnh đế với kiến phần của vô gián, giải thoát, trong pháp chân kiến đạo.[90]
Đaọn trừ 128 tùy miên phân biêt thuộc loại bị đoạn trừ trong kiến đạo, gọi là tướng kiến đạo.[91]
3. Chín loại tâm
Nếu y theo đạo lý của sự quáng bá Thánh giáo, nói tướng kiến đạo có chín tâm. [92] Đây là đặc biệt thiết lập y nơi chỉ quán duyên an lập đế nói trước đó làm đối tượng với hai loại mười sáu tâm. Theo đó, nhẫn và trí thuộc pháp và loại được tổng hợp[93] thành mỗi loại có bốn quán tức là tám tâm. Chỉ tương ưng với tám, nói chung làm một.[94]
Tuy trong kiến đạo, chỉ và quán được song vận, nhưng ý nghĩa của kiến thuận với quán hơn là chỉ, cho nên có sự khai và hiệp bất đồng cho quán và chỉ. Do đó, chín tâm này được gọi là tướng kiến đạo.
Y theo chân và giả[95] mà nói rằng các tướng kiến đạo phát sinh trực tiếp vô gián từ thế đệ nhất pháp và đoạn trừ tùy miên, nhưng thật sự không phải như vậy. Nó chí phát sinh sau chân kiến đạo, vì không phải rằng sau phi an lập mới khởi an lập. Và tùy miên thuộc loại phân biệt được đoạn trừ ngay trong chân kiến đạo.
Trước là chân kiến đạo chứng duy thức tính, sau đó là tướng kiến đạo chứng duy thức tướng. Trong hai, trường hợp đầu ưu thắng, do đó tụng đặc biệt đề cập.[96]
Chân kiến đạo đi trước thuộc căn bản trí. Tướng kiến đạo theo sau thuộc hậu đắc trí.
4. Hậu đắc trí
Các trí hậu đắc[97] có hai phần không?
Có thuyết nói, thảy đều không, vì lìa hai thủ.
Thuyết khác nói, trí này có kiến nhưng không có tướng phần. Vì nó thuộc phẩm loại có phân biệt. Vì các Thánh trí thảy đều có thể trực tiếp chiếu cảnh.[98] Do không có chấp trước mà nói là lìa hai thủ.
Lại thuyết khác nói, trí này có đủ cả hai phần, vì được nói rằng nó tư duy về tướng tương tợ chân như, chứ không thấy chân thật chân như tính.[99] Lại nói, vì trí này phân biệt tự tướng, cộng tướng các thứ của các pháp,[100] rồi quán sát sự sai biệt căn tính của các hữu tình mà thuyết pháp.[101] Lại nói, trí này hiện bản thân và quốc độ, thuyết pháp cho các hữu tình. Nếu không biến hiện ảnh tợ sắc, thanh các thứ, làm sao có thể có những sự việc như hiện thân thuyết pháp?[102] Và rồi, sự chuyển sở y sắc uẩn mà không hiện được sắc; chuyển sở y bốn uẩn mà không có thọ các thứ.[103]
Lại nữa, nếu trí này không biến tợ cảnh làm đối tượng[104] như là đối tượng, nhưng pháp tách lìa ngoài tự thể thì không thể là đối tượng sở duyên, và như vậy khi duyên đến màu xanh chẳng hạn hẵn cũng là duyên âm thanh. Lại nữa, khi duyên đến pháp vô thể[105] chẳng hạn hẵn là không có sở duyên duyên, vì thể của pháp ấy không thật, không có tác dụng làm duyên.
Do ý nghĩa này, hậu đắc trí có đủ cả hai phần.
5. Sáu hiện quán và hai kiến đạo
Hai kiến đạo này và sáu hiện quán, quan hệ bao hàm lẫn nhau như thế nào?
Sáu hiện quán[106]:
1. Tư hiện quán. đó là tuệ được tác thành bởi tư tối thượng phẩm tương ưng hỷ thọ. Nó quán sát cọng tướng của các pháp, dẫn sinh noãn các thứ.[107] Trong gia hành đạo, tác dụng quán sát các pháp của nó mãnh liệt nhất, nên đặc biết lập thành hiện quán.
Các pháp như noẫn v.v. không phân biệt pháp một cách chi tiết, lại cũng chưa chứng nghiêm thật lý, do đó không phải là hiện quán.
2. Tín hiện quán. Đó là tịnh tín quyết định thuộc thế gian và xuất thế gian, duyến đến đối tượng là Tam bảo.[108] Nó hỗ trở hiện quán để không thối chuyển do đó được lập làm hiện quán.
3. Giới hiện quán. Đó là vô lậu giới. Nó trừ diệt cáu bẩn của sự pháp giới, kiến quan được thêm sang, do đó cũng được gọi là hiện quán.
4. Hiện quán trí đế biên hiện quán. Đó là trí vô phân biệt căn bản và hậu đắc, một cách triệt để, duyên phi an lập làm đối tượng.[109]
5. Hiện quán biên trí đế hiện quán. Đó là trí xuất thế gian, duyên các an lập làm đối tượng, sau hiện quán trí đế hiện quán.[110]
6. Cứu cánh hiện quán. Trí thuộc giai đoạn cứu cánh, tức tận trí các thứ.[111]
Trong đay, chân kiến đạo bao hàm một phần nhỏ hiện quán thứ tư. Tướng kiến đạo bao hàm một phần nhỏ hiện quán thứ tư và thứ năm. Hiện quán thứ hai và thứ ba ở đây cùng khởi nhưng không cùng tự tính nên khôngbao hàm lẫn nhau.[112]
Bồ tát khi đạt đến hai kiến đạo này là sinh vào gia tộc Như Lai, trụ Cực hỷ địa,[113] thiện xảo thông đạt pháp giới, đạt được các bình đẳng, thường xuất hiện trong các đại tập hội của chư Phật, đã được tự tại trong tăm môn, yự biết không bao lâu nữa chứng đại bồ-đề, suốt cùng vị lai làm lợi cho tất cả.
4. TU TẬP VỊ
Thứ đến, tu tập vị, đặc tính như thế nào?
Tụng:
無得不思議
是出世間智
捨二[色-巴+鹿]麁重故
便證得轉依 //29/
Vô đắc, bất tư nghị, nó là trí xuất thê gián. Do loại bỏ hai phần thô trọng mà chứng đắc chuyển y. [114]
Luận:
1. Chuyển y
Bồ tát kể từ khi kiến đạo trước đó đã khởi, vì để đoạn trừ các chướng còn lại và chứng đắc chuyển y, lại thường xuyên tu tập trí vô phân biệt. Trí này viễn ly sở thủ và năng thủ nên được nói là vô đắc và bất từ nghị.[115] Hoặc nó loại bỏ hý luận mà nói là vô đắc. Diệu của nó khó thăm dò nên nói là bất tư nghị.
Đó là trí vô phân biệt xuất thế gian. Vì cắt đứt với thế gian nên nên nói là xuất thế gian.[116] Tùy miên của hai thủ là gốc rễ của thế gian, duy chỉ bằng trí này chúng mới có thể bị cắt đứt, do đó chỉ nó mới được nêu tên.[117] Hoặc từ xuất thế được nói theo hai ý nghĩa: thể vô lậu và chứng chân như. Trí này đầy đủ cả hai nghĩa như vậy nên chỉ nó được nêu tên là xuất thế, các trí khác[118] thì không được vậy. Tức trí vô phân biệt trong mười địa.
Do thường xuyên tu tập mà loại bỏ hai phần thô trọng. Chủng tử của hai chướng được đặt gọi là thô trọng. Vì tính chất của nó là khó sử dụng, và không vi tế nhẹ nhàng. Trí này do loại bỏ hai thứ thô trọng ấy mà chứng đắc đại chuyển y.
Y tức sở y. Đó là y tha khởi,[119] vì nó làm sở y cho pháp nhiễm và tịnh. Nhiểm là biến kế sở chấp hư vọng. Tịnh chỉ cho tính viên thành thật chân thật. Chuyển, đó là sự chuyển xả và chuyển đắc đối với hai phần.[120] Do thường xuyên tu tập tri vô phân biệt đoạn trừ phần thộ trọng của hai chướng trong bản thức, do đó mà chuyển xả biến kế sở chấp trên y tha khởi, và chuyển đắc tính viên thành thật trong y tha khởi. Do chuyển phiền não mà chứng đắc đại niết-bàn, chuyển sở tri chướng mà chứng vô thượng giác. Thành lập duy thức là với ý hướng khiến hữu tính chứng đắc hai quả chuyển y này.
Hoặc y chỉ cho chân như duy thức, vì là sở y của sinh tử và niết-bàn. Phàm ngu do điên đảo mê mờ chân như này cho nên thọ khổ sinh tử từ vô thủy. Thánh giả xả ly điên đảo, tỏ ngộ chân như này, cho nên đạt được an lạc cứu cánh của niết-bàn. Do thương xuyên tu tập trí vô phân biệt đoạn trừ phần thô trọng của hai chướng trong bản thức, cho nên chuyển diệt sinh tử có sở y là chân như, mà chuyển chứng niết-bàn có sở y chân như. Đây túwc là chân như tách rời tính tạp nhiễm. Như tuy tính tịnh nhưng tướng của nó bị tạp nhiễm. Do đó, khi ly nhiễm nói tượng trưng là thanh tịnh moiứ. Sjư thanh tịnh mới có này được gọi là chuyển y.
Đây là sự đoạn chướng và chứng đắc trong tu tập vị.
Mặc dù trong giai đoạn cũng có sự chứng đắc bồ-đề, nhưng không phải là điều được đề cập theo ý của bài tụng. Ý của bài tụng chỉ đề cập duy thức tính được chuyển đổi. Giai đoạn viên mãn của Nhị thừa được gọi là giải thoát thân.[121] Ở nơi Đại Mâu-ni, được gọi là Pháp thân.
Sự chứng đắc hai loại chuyển y này như thế nào? Trong mười địa, tu mười thắng hành, đoạn trừ mười trọng chướng, chứng mười chân như. Hau loại chuyển y do thế mà chứng đắc.
2. Mười địa
Mười địa, đó là:
1. Cực hỷ địa.[122] Vì đây là tối sơ tiếp nhận Thánh quả, chứng đủ hai không, làm được ích lợi cho mình cho người, sinh đại hoan hỷ.
2. Ly cấu địa.[123] Vì đầy đủ tịnh thi-la, lìa xa cấu bẩn phiền não khiến hủy phạm những điều vi tế.
3. Phát quang địa.[124] Vì thành tựu thằng định, đại pháp tổng trì,[125] phát ra ánh sáng vô biên của diệu tuệ.
4. Diệm tuệ địa.[126] Vì an trụ trong pháp bồ-đề phần tối thắng,[127] thiểu rụi cũi phiền não, làm bùng lớn ngọn lửa trí tuệ.
5. Cực nan thắng địa.[128] Vì tổng hợp sự mâu thuẫn đối nghịch hành tướng của hai trí chân và tục, khiến cho cùng tương ưng, điều cực kỳ khó thực hiện.
6. Hiện tiền địa.[129] Vì trụ nơi trí duyên khởi,[130] dẫn phát bát-nhã tối thắng vô phân biệt[131] khiến cho hiện tiền.
7. Viễn hành địa.[132] Vì đã đạt đến giới hạn sau cùng của công dụng an trụ nơi vô tương, vượt quá con đường thế gian và Nhị thừa.
8. Bất động địa.[133] Vì trí vô phân biệt vận hành tiếp nối một cách tự nhiên, tương, dụng phiền não đều không thể làm dao động.
9. Thiện tuệ địa.[134] Vì đã thành tựu bốn vô ngại giải vi diệu, có thể thuyết pháp thiện xảo khắp trong mười phương.
10. Pháp vân địa.[135] Vì là đám mây lớn đại trí, hàm chứa các nguồn nước công đức, che lấp tất cả thô trọng, như hư không, Pháp thân sung mãn.
Mười địa như vậy có tự tính là tổng nhiếp các công đức hữu vi và vô vi. Nó làm chỗ y tựa đặc sắc cho sự tu hành, khiến cho được sinh trưởng, cho nđên được gọi là địa.
3. Mười ba-la-mật
i. Mười thắng hành, tức mười ba-la-mật-đa.
1. Thí có ba: tài thí, vô úy thí, pháp thí.
2. Giới có ba: luật nghi giới, nhiếp thiện giới, nhiêu ích hữu tình giới.
3. Nhẫn có ba: nhẫn nại những sự gia hại của kẻ oán ghét mình, an nhẫn thọ khổ, đế nhẫn quán sát pháp một cách chân thật.
4. Tinh tấn có ba: tinh tấn khóac khôi giáp, tinh tấn nhiếp trì thiện, tinh tấn lợi lạc.
5. Tĩnh lự có ba: tĩnh lự an trụ, tĩnh lự dẫn phát, tĩnh lự biện sự.
6. Bát nhãn có ba: tuệ vô phân biệt về sinh không, tuệ vô phân biệt về pháp không, tuệ vô phân biệt về cả hai không.
7. Phương tiện thiện xảo có hai: phương tiện thiện xảo về hồi hướng, phương tiện thiện xảo về bạt tế.
8. Nguyện có hai: nguyện cầu bồ-đề, nguyện lợi lach hữu tình.
9. Lực có hai: lực tư trạch, lực tu tập.
10. Trí có hai: trí thọ dụng pháp lạc, trí thành thục hữu tình.
ii. Về tự tính của mười hành này, thí có tự tính là vô tham và ba nghiệp được phát động bởi vô tham. Giới có tự tính là ba nghiệp khi thọ trì học xứ Bồ tát. Nhẫn có tự tính là vô sân, tinh tấn, thẩm sát tuệ, và ba nghiệp được phát động bởi chúng. Tinh tấn có tự tính là cần và ba nghiệp được phát động bởi cần. Tĩnh lự chỉ lấy đẳng trì, sự tập trung, làm tự tính. Năm hành sau có tự tính là trạch pháp, vì được nói là căn bản trí và hậu đắc trí.
Có giải thích nói thắng hành thứ tám có tự tính là dục, thắng giải, và tín. Vì ba điều này là bản tính của nguyện.
Nếu đây là nói về tự tính. Nếu nói đến nhứng phụ trợ, thì tự tính của mỗi hành là hết thảy công đức phụ hành.
iii. Về hành tướng của mười hành, mỗi ba-la-mật cần được bao hàm bởi bảy hành tướng tối thắng mới có thể được thiết lập.
1. Tối thắng về an trụ: cần thiết phai an trụ trong chủng tính Bồ tát.
2. Tối thắng về y chỉ: cần phải y chỉ tâm đại bồ đề.
3. Tối thắng về ý lạc: cần phải bi mẫn đối với hết thảy hữu tình.
4. Tối thắng về sự nghiệp: cần phải thực hiện đầy đủ tất cả sự nghiệp.
5. Tối thắng về phương tiện thiện xảo: cần phải được nhiếp thọ bởi trí vô tướng.
6. Tối thắng về hồi hướng: cần phải hồi hướng đến vô thượng bồ-đề.
7. Tối thắng về thanh tịnh: cần phải không bị gián tạp bởi hai chướng.
Nếu không được bao hàm bởi bảy điều này, những sở hành như thí v.v. chẳng phải là đáo bỉ ngạn.
iv. Ở đây số chỉ có mười, không nhiều hơn không ít hơn, vi trong thập địa để đối trị mười chướng, chứng mười chân như.
Lại nữa, sáu hành đầu không thêm không bớt là vì để diệt trừ sáu thứ chướng trái nghịch, tiệm thứ tu hành các Phật pháp, và tiệm thứ thành thục các hữu tình. Những điều còn lại, nên biết, chi tiết cũng như vậy.
Lại nữa, bà hành kể từ thí là tăng thượng sinh đạo,[136] vì chiêu cảm tài sản lớn, thể chất lớn và quyến thuộc lớn. Ba hành tiếp theo kể từ tinh tấn là quyết định thắng đạo,[137] vì trấn áp phiền não, thành thục hữu tình và Phật pháp.[138]
Lại nữa, ba hành đầu, thuộc nhiêu ích hữu tình: cho chúng tư tài, không gây tổn hại chúng, kham nhẫn những quấy rối của chúng, do đó làm lợi ích cho chúng. Ba hành tiếp từ tinh tấn, đối trị phiền não. Mặc dù chưa trán áp trừ diệt nhưng tinh cần tu các thiện gia hành đối trị chúng; tĩnh lự, vĩnh viễn trấn áp, và trí tuệ vĩnh viễn trừ diệt.
Lại nữa, do ba hành đầu mà không trụ niết-bàn, và do ba hành tiếp theo mà không trụ sinh tử, lấy đó làm tư lương cho niết-bàn vô trụ xứ. Do vậy, sàu hành này không nhiều hơn, không ít hơn.
Duy chỉ bốn ba-la-mật cuối, vì để hỗ trợ sáu hành đầu tu hành trọn đủ, không nhiều hơn không ít hơn. Phương tiện thiện xảo trơ ba hành đầu. Nguyện, trợ tinh tấn. Lực, trọ tĩnh lự. Trí, trọ bát-nhã, khiến cho tu tập hoàn mãn. Chi tiết, nên biết, như trong kinh Giải thâm mật.[139]
v. Về thứ tự của mười hành: do ba-la-mật đi trước dẫn phát ba-la-mật tiếp theo sau; và do ba-la-mật theo theo duy trì và làm thanh tịnh ba-la-mật đi trước. Lại nữa, ba-la-mật đi trứoc còn thô, càng về sau càng tinh tế, sự tu tập từ dễ đến khó. Thứ tự là như vậy.
vi. Về ý nghĩa tổng thể và cá biệt của các tên gọi các ba-la-mật, như được đề cấp nhiều nơi khác.
vii. Về sự tu tập mười hành này, có năm: 1. Y chỉ nhiệm trì tu, 2. y chỉ tác ý tu, 3. y chỉ ý lạc tu, 4. y chỉ phương tiện tu, 5. y chỉ tự tại tu. Y chỉ năm tu tập này mà tu tập mười ba-la-mật thảy đều được viên mãn. Các yếu tố chi tiết như được nói trong Tập luận,[140] và các Luận khác.
viii. Về sự bao hàm lẫn nhau của mười hành: mỗi một hành trong mười hành đều bao hàm các hành còn lại, vì hỗ tương tùy thuận.
Y nơi sự tu tập của hành trước mà dẫn khởi hành sau. Về phương diện này hành trước bao hàm hành sau, vì hành sau tùy thuộc hành trước. Hành sau không bao hàm hành trước, vì hành trước không tùy thuộc hành sau.
Y nơi sự tu tập hành sau mà duy trì và làm thanh tịnh hành trước. Về phương diện này, hành sau bao hàm hành trước, vì duy trì và thanh tịnh hành trước. Hành trước không bao hàm hành sau, vì không duy trì và làm thanh tịnh hành sau.
Nếu y theo thuần và tạp mà tu tập, các hành quan hệ với nhau trong bốn trường hợp.[141]
ix. Cac thắng hành thật sự có mười nhưng chỉ nói sáu, nên biết, bốn ba-la-la-mật cuối được bao hàm trong ba-la-mật thứ sáu. Triển khai thành mười, thứ sáu chỉ còn thuộc về trí vô phân biệt. Bốn còn lại đều là trí hậu đắc, vì lấy thế tục làm đối tượng.
x. Quả của mười thắng hành, về hữu lậu, có bốn, trừ quả ly hệ. Vô lậu, có bốn, trừ quả dị thục.
Nhưng có nơi nói, đủ cả năm quả.[142] Đó là nói theo phương diện hoặc tư trợ lẫn nhau, hoặc kết hợp cả hai.[143]
xi. Mười thắng hành và ba học bao hàm lẫn nhau. Giới học có ba: 1. Luật nghi giới, chân chính tránh xa những pháp cần tránh xa. 2. Nhiếp thiện pháp giới, chân chính tu chứng pháp cần được chứng. 3. Nhiêu ích hữu tình giới: chân chính lợi lạc hết thảy hữu tình.
Điều này, cùng với Nhị thừa, có cộng và bất cộng, sâu xa, rộng lớn, như được nói ở nhiều nơi khác.[144]
Định học có bốn: 1. Đại thừa quang minh định,[145] vì định này phát ra ánh sáng trí tuệ rọi sáng lý, giáo, hành, và quả của Đại thừa. 2. Tập phước vương định, vì định này tích tập một cách tự tại vô biên phước như thế lực của vua không gì có thể sánh ngang bằng. 3. Hiền thủ định, vì đinh này thủ hộ pháp hiền thiện thế gian và xuất thế gian. 4. Kiện hành định, vì đây là sở hành của Phật, Bồ tát, và các hữu tình đại dũng kiện. Sở duyên, đối trị kham năng, dẫn phát và tác nghiệp của bốn định này như được nói ở nơi khác.[146]
Tuệ học có ba: 1. Tuệ vô phân biệt thuộc gia hành. 2. Tuệ vô phân biệt thuộc căn bản. 3. Tuệ vô phân biệt thuộc hậu đắc. Tự tính, sở y, nhân duyên, sở duyên, và hành của ba tuệ này như được nói ở nhiều nơi khác.[147]
Về ba tuệ này, trong hai giai vị đầu có chủng tử của vả ba; trong gia hành chi có hiện hành. Trong thông đạt vị, có hiện hành của hai tuệ, chúng tử đủ ba. Vì trong kiến đạo vị không có gia hành.[148] Trong tu tập vị, bảy địa về trước, hoặc chủng tử, hoặc hiện hành, đểu đủ cả ba tuệ. Địa thứ tàm trở đi, hiện hành có hai,[149] chủng tử có ba. Vì vô công dụng đạo trái với gia hành. Và vì ở đây mội tiến thú đều cần đến hậu đắc[150] mà trong vô lậu quán nó hiện khởi một cách tự nhiên. Trong cứu cánh vị hiện hành và chủng tử đều có hai, vì hiện hành và chủng tử của gia hành đều đã xả.
Về sự bao hàm theo tự tính, giới chỉ bao hàm giới, định bào hàm tĩnh lự, tuệ bao hàm năm ba-la-mật cuối. Nêu là trợ bạn, thảy đều bao hàm lẫn nhau đủ cả.
Về bao hàm theo dụng, giứo bao hàm ba ba-la-mật đầu, vì đó là tư lưong, tự thể và quyên thuộc. Định bao hàm tĩnh lự. Tuệ bao hàm năm hành cuối. Tinh tấn bao hàm ba cả ba học, vì sách lệ khắp cả ba.
Về bao hàm theo phương diện hiển thị, giới bao hàm bốn hành đầu trong đó ba như đã nói, vì thủ hộ. Định bao hàm tĩnh lự. Tuệ bao hàm năm hành sau.
xii. Hiện hành và chủng tử
Mười hành vị này, trong năm giai vị đều có đủ. Trong tu tập tập vị, hành tướng của chúng rõ ràng nhất. Nhưng trong hai giai vị đầu, nơi Bồ tát hạng đốn ngộ chủng tử thông cả hai, hữu lậu và vô lậu; hiện hành duy chỉ hữu lậu. Nơi Bồ tát hạng tiệm ngộ hoặc chủng tử hoặc hiện hành đều thông cả hai, hữu lậu và vô lậu, vì đã được được vô lậu quán về sinh không. Trong thông đạt vị, chủng tử thông ca hai, hữu lậu và vô lậu; hiện hành duy chỉ vô lậu. Trong tu tập vị, bảy địa về trước, chủng tử và hiện hành thông cả hữu lậu và vô lậu; từ địa thứ ta,f trở đi chủng tử thông cả hai, hiệnhành duy chỉ vô lậu. Trong cứu cánh vị, hoặc hiện hành, hoặc chủng tử, thảy đều duy chỉ vô lậu.
xiii. mười ba-la-mật trong giai đoạn tu nhân, có ba tên gọi;1. Viễn ba-la-mật-đa, trong vô số kiếp thứ nhất, bấy giờ thế lực bố thí các thứ còn yếu, bị phiền não chế ngự chứ chưa chế ngự được chúng, do đó phiền não hiện hàn mà không hay biết. 2. Cận ba-la-mật-đa, trong vô số kiếp thứ hai, bấy giờ thế lực của thí v.v. dần dần lớn mạnh, không bị phiền não chế ngư mà trái lại có thể chế ngự chúng, do đó, chỉ với cố ý phiền não mới hiện hành. 3. Đại ba-la-mât-đa, trong vô số kiếp thứ ba, bấy giờ thế lực của thí v.v. càng lúc càng lớn mạnh có thế rốt ráo trấn phục hết thảy các phiền não, do đó mà phiền não vĩnh viễn không hiện hành, nhưng còn một lớp mỏng hiền hành và chủng tử của sở tri chướng cùng với chủng tử phiền não nên chưa đến đạt cứu cánh.
Ý nghĩa sai biệt của mười thắng hành như vậy thật vô biên, nhưng e rằng văn tự rườm rà dễ sinh chán cho nên chỉ lược thuật những điểm chính.
Mười thằng hành tuy thật sự được tu tập cả trong mười địa, nhưng tuy theo hành tướng trổi bật mà mỗi địa tu một hành.
Sự thực hành của mười đia mặc dù là có có vô lượng môn, nhưng tất cả được bao hàm trong mười đáo bỉ ngạn ấy.
4. Mười trọng chướng
Về mười trọng chướng:
1. Chướng bởi dị sinh tính.[151] Trong hai loại chướng, những gì hiện khởi do bởi phân biệt, y theo chủng tử của nó lập làm dị sinh tính. [152] Hàng Nhị thừa khi kiến đạo hiện tiền duy chỉ đoạn trừ một loại chủng tử[153] goi là thủ đắc Thánh tính.[154] Hàng Bồ tát khi kiến đạo hiện tiền đoạn trừ đủ cả chủng tử của hai chướng được nói là thủ đắc Thánh tính.
Khi cả hai loại chân kiến đạo hiện tiền,[155] chủng tử của hai loại chướng ấy tất không thành tựu.[156] Cũng như sáng và tối nhất định cùng sinh một lúc,[157] như sự cao thấp của hai đầu cán cân, các pháp trái nghịch nhau, theo lý, tất cũng như vậy. Do đó, ở đây không phạm khuyết điểm là hai tính – dị sinh tính và thánh tính, cùng tồn tại.[158]
Nếu trong vô gián đạo, chủng tử phiền não đã không còn, vậy cần gì phải khởi giải thoát đạo?[159]
Vì tâm trong kỳ gian đoạn hoặc và chứng diệt khác biệt.
Vì để xả phần thô trọng của phẩm phiền não ấy. Trong vô gián đạo tuy không có chủng tử phiền não, nhưng chưa xả bỏ được tính khó sử dụng của nó. Để loại bỏ tính chất này mà khởi vô gián đạo, và chứng trạch diệt vô vi của phẩm ấy.
Mặc dù khi kiến đạo phát sinh thì cũng đoạn trừ các nghiệp quả dẫn đến ác thú, nhưng ở đây chỉ nói đến cái làm sinh khởi phiền não là căn bản.
Do ý nghĩa này, trong sơ địa nói đến đoạn trừ hai sự ngu và phần thô trọng của chúng: 1. Ngu chấp trước ngã pháp, tức trong đay là chướng bởi dị sinh tính. 2. Ngu ác thú tạp nhiễm, tức là các nghiệp quả dẫn đến ác thú các thứ.[160]
Nên biết, những gì thuộc phẩm loại đều được gọi tổng quát là ngu.[161] Các địa sau theo đây mà giải thích.
Hoặc ở đó chỉ nói đến hai hại loại ngu cùng khởi với phảm loại chướng lợi và độn.[162]
Từ thô trọng được nói ở đó chỉ cho chủng tử của hai loại ngu ấy, hoặc chỉ cho tính khó sử dụng[163] phát sinh bởi hai loại ngu ấy.
Như nói, nhập định thứ hai đoạn khổ căn.[164] Khổ căn bị đoạn được nói đó tuy không phải là hiện hành và chủng tử nhưng được nói là thô trọng, ở đay cũng vậy. Các từ thô trong trong các đoạn sau cũng theo đây mà giải thích.
Mặc dú cái bị đoạn ở sơ địa thật sự thông cả hai chướng, song với chướng bởi dị sinh tính cốt ý nhắm vào sở chướng. Vì được nói rằng[165] mười vô minh không mang bản chất nhiễm ô. Vô minh tức là ngu thuộc phẩm loại mười chướng.
Nhị thừa cũng có thể đoạn phiền não chướng, vì là cộng thông. Nhưng đó không phải là điều được nói ở đây.
Lại nữa, vô minh không nhiễm ô được nói đến duy chỉ căn cứ vào tính chất tu sở đoạn trong mười địa. Mặc dù trong sơ địa này phiền não cũng bị trấn áp, phần thô trọng của nó bị đoạn, nhưng đây không phải là ý chính. Vì không đoạn tùy miên, cho nên đây không đề cập.[166]
Theo lý, thật sự sơ địa trong giai đoạn tu đạo cũng đoạn một phần sở tri chướng câu sinh, nhưng ở đây chỉ nói tối sơ đoạn; sự đoạn trừ trong chín địa tiếp theo, chuẩn theo đây, nên biết.
Trong các thời trụ địa, mãn địa,[167] thời gian kéo dài đã rất lâu, theo lý cần phải tiến tới đoạn trừ những thứ chướng cần đoạn trừ. Nếu không vậy, đạo trong ba thời[168] hẵn không khác nhau.
Do đó nói rằng Bồ tất sau khi đã đắc hiện quán, lại ở trong giai đoạn tu đạo của mười địa duy chỉ tu đạo vĩnh viễn diệt trừ sở chướng, nhưng lưu lại phiền não chướng để trợ nguyện thọ sinh.[169] Không phải như Nhị thừa vội vã đi vào viên tịch. Cho nên, trong tu đạo vị không đoạn phiền não, cố ý cho đến khi thành Phật thì mới đồng loạt đoạn trừ.
2. Chướng bởi tà hành.[170] Một phần câu sinh trong sở tri chướng, và ba nghiệp ngộ phạm được phát đọng bởi nó. Nó chướng ngại cực tịnh thi-la của nhị địa. Khi vào nhị địa, nó bị vĩnh viễn đoạn trừ. Do đây, nhị địa được nói là đoạn hai ngu và phần thô trong của chúng: 1. ngu khiến ngộ phạm vi tế, tức trong đây một phần câu sinh. 2. Ngu dẫn đến nhiều nghiệp khác nhau, tức ba nghiệp ngộ phạm được phát động bởi nó.[171]
Hoặc là ngu phát khởi nghiệ, và ngu không hiểu rõ nghiệp.
3. Chướng bởi ám độn. Một phần câu sinh của sở tri chướng, khiến lãng sót pháp được nghe, tư duy, tu tập.[172] Nó chướng ngại thắng định, tổng trì của tam địa và ba tuệ thù thắng được phát khởi bởi những pháp này. Khi vào tam địa, nó vinh viễn bị đoạn trừ.
Do đây tâm địa được nói là đoạn hai ngu và phần thô trọng của nó. 1. Ngu bởi dục tham, tức trong đây nólà cái chướng ngại các thắng định và tu tuệ. Vì trước kia nó phần nhiều cùng hoạt động với dục tham nên nói là ngu bởi dục tham. Nay đắc thắng định và tu sở thành, nó đã vĩnh viễn bị đoạn trừ, dục tham theo đó bị trấn áp, vì từ vô thủy dục thâm y nơi nó mà hoạt động. 2. Ngu dối với sự viên mãn văn trì đà-la-ni, tức trong đây nó là cái chướng ngai tổng tri, văn tuệ và tư tuệ.[173]
4. Chướng bởi hiện hành phiền não vi tế.[174] Một phần câu sinh trong sở tri chướng, thuộc thân kiến v.v.[175] câu hữu với thức thứ sáu. Vì thuộc tối hạ phẩm, vì duyên đối tượng mà không tác ý, vì từ lâu xà thường hiện hành theo thân. Nó chướng ngạipháp bồ-đề phần trong địa thứ tư. Kho nhập tứ địa, nó vĩnh viễn bị đoạn trừ.
Từ xa xưa nó phần nhiều nó cũng hiện khởi như là đồng thể phiền não chấp ngã kiến các thứ phát sinh một cách tự nhiên trong thức thứ sáu, do đó gọi nó là phiền não. Ở đay trong địa thứ tư, pháp bồ-đề phần vô lậu đã đạt được, nó liên bị vĩnh viễn bị đoạn trừ. Ngã kiến các thứ ấy cũng vĩnh viễn không hiện hành.
Trong sơ địa thực hành thí, nhị địa thực hành giới, tam địa hành thực tu, hành tướng đồng với thế gian;[176] trong tứ địa tu, đạt được pháp bồ-đề phần bấy giờ mới gọi là xuất thế, do đó hai loại thân kiến[177] vĩnh viễn bị đoạn trừ.
Làm sao biết nó (thân kiến) cùng khởi với thức thứ sáu? Vì chấp ngã kiến các thứ trong thức thứ bảy trái nghịch với tính và tướng vô lậu đạo, do đó từ bát địa trở đi mới vĩnh viễn không hiện hành. Thất địa trở về trước nó vẫn còn hiện khởi, vì làm chỗ tựa cho các phiền não khác. Một đằng thô, một đằng vi tế,[178] sự trấn áp có trước có sau, do đó nó tương ưng với thức thứ sáu.
Nói thân kiến các thứ là cũng bao gồm cả định ái, pháp ái thuộc sở tri chướng vô thủy. Định ái và pháp ái này trong tam địa còn phát triển, cho đến nhập tứ địa mới bị đoạn trừ viĩnh viễn, vì pháp bồ-đề phần đắc biệt trái nghịch với chúng.
Do ý nghĩa này, tứ địa được nói là đoạn hai ngu và phần thô trọng của chúng: 1. Ngu bởi đẳng chí, tức trong đay nói câu hành với định ái. 2, Ngu bởi pháp ái, tức trong đay nói câu hành với pháp ái. Hai ngu thuộc trong sở tri chướng bị đoạn cho nên phiền não hai ái cũng viĩnh viễn không hiện hành.
5. Chướng bởi niết-bàn hạ thừa.[179] Một phần câu sinh trong sở tri chướng, khiến nhàm chán sinh tử mà ước muốn đạt đến niết-bàn, đồng với sự chán ghét khổ mà mong cầu tịch diệt của Nhị thừa. Nó chướng ngại vô sai biệt đạo[180] trong địa thứ năm. Khi nhập ngũ địa nó mới vĩnh viễn bị đoạn. Do ý nghĩa này ngũ địa được nói là đoạn hai thứ ngu và phần thô trọng của chúng: 1. Ngu bởi thuần tác ý quay lưng sinh tử, tức trong đây nói sự nhàm chán sinh tử. 2. Ngu bởi thuần tác hướng niết-bàn, tức trong đây nói sự mong cầu đạt niết bàn.
6. Chướng bởi thô tướng hiện hành. Một phần câu sinh trong sở tri chướng, chấp có hiện hành của hành tướng thô của nhiễm tịnh. Nó chướng ngại vô nhiễm tịnh đạo trong địa thứ sáu. Khi nhập địa thứ sau, nó vĩnh viễn bị đoạn trừ. Do ý nghĩa này. địa thứ sáu được nói là đoạn trừ hai thứ ngu: 1. Ngu bởi quán sát sự lưu chuyển của các hành, tức trong đây nói chấp có nhiễm, vì sự lưu chuyển của các hành thuộc phần nhiễm.[181] 2. Ngu bởi hiện hành nhiều với tướng, tức trong đây nói chấp có tịnh. [182] Do chấp thủ tướng tịnh. nên thực hành nhiều nơi quán tướng mà chưa thể có nhiều thời gian trụ trong quán vô tướng.
7. Chướng bởi hiện hành tế tướng.[183] Một phần câu sinh trong sở tri chướng, chấp có hiện hành của tướng vi tế của sinh sinh diệt.[184] Nó chướng ngại diệu vô tướng đạo trong địa thứ bảy. Khi nhập địa thứ nảy, nó vĩnh viễn bị đoạn trừ. Do đây, địa thứ bảy được nói là đoạn hai thứ ngu và phần trọng trọng của nó: 1. Ngu bởi hiện hành tướng vi tế, tức trong đây nói chấp có sinh, vì chấp thủ tướng sinh vi tế của sự lưu chuyển. 2. Ngu bởi thuần tác ý cầu vô tướng, tức trong đây nói chấp thủ có diệt vì vẫn còn chấp thủ tướng diệt vi tế của hoàn diệt.
Tác ý cần cầu thuần nơi vô tướng thì chưa thể phát khởi thắng hành trong không.[185]
8. Chướng bởi tác gia hành trong vô tướng. Một phần câu sinh trong sở tri chướng, khiến sự quán vô tướng không được phát khởi một cách tự nhiên.
Trong năm địa đầu, phần lớn quán hữu tướng, ít quán vô tướng. Trong địa thứ sau, quán hữu tướng ít mà phần lớn quán vô tướng. Trong địa thứ bảy, thuấn quán vô tướng. Tuy thường xuyên tiếp nối liên tục nhưng vẫn còn có gia hành. Do trong vô tướng còn có gia hành nên chưa thể hiện tướng và quốc độ một cách tự nhiên. Gia hành như vậy chướng ngại vô công dụng đạo trong địa thứ tám. Do đó khi vào được dịa thứ tám nó vĩnh viễn bị đoạn trừ. Do nó vĩnh viên viễn bị đoạn mà đạt được hai tự tại.[186]
Do vậy, bát địa được nói là đoạn hai ngu và thô trong của nó: 1. Ngu bởi có dụng công trong vô tướng. 2. Ngu đối với sự tự tại nơi tướng, vì khiến cho không được tự tịa trong tướng, và vì điều này một phần bao hàm quốc độ và thân tướng.
Bát địa trở lên, thuần vô lậu đọa phát khởi một cách tự nhiên, do đó, phiền nào thuộc cả ba giới vĩnh viễn không hiện hành. Nhưng sở tri chướng vi tế trong thức thứ bảy vẫn còn có thể hiện hành, vì quả và trí của sinh không[187] không trái nghịch với nó.
9. Chướng bời không muốn hành lợi tha.Một phần câu sinh trong sở tri chướng, khiến không muốn cần hành trong sự nghiệp vì lợi lạc hữu tình, mà chỉ muốn tu hành vì lợi ích của mình. Nó chướng ngại bốn vô ngại giải[188] trong địa thứ chín. Khi vào địa thứ chín, nó vĩnh viễn bị đoạn trừ.
Do vậy, địa thứ chín được nói là đoạn hai ngu và thô trọng của nó: 1. Ngu đối với sự tự tại nơi đà-la-ni của vô lượng pháp được thuyết, vô lượng danh, cú, âm tiết, và hậu hậu huệ biện. (a) Tự tại nơi đà-la-ni[189] của vô lượng pháp được thuyết, đó là nghĩa vô ngại giải; là sự tổng trì một cách tự tại đối với điều được thuyên giải, vì hết thảy nghĩa xuất hiện trong một nghĩa. (b) Tự tại nơi đà-la-ni của vô lượng danh, cú, âm tiết, đó là pháp vô ngại giải; là sự tổng trì tự tại đối với công cụ thuyên giải, vì hết thảy danh, cú, âm vận xuất hiện trong từng danh, cú, âm vận. (c) Tự tại nơi đà-la-ni của hậu hậu tuệ biện,[190] đó là từ vô ngại giải; là sự tổng trì tự tại đối với sự huấn thích thanh vậnnày tiếp theo thanh vận khác, [191] vì hết thảy âm thanh xuất hiện trong một âm thanh.[192] 2. Ngu biện tài tự tại. Biện tài tự tại tức là biện vô ngại giải, vì khéo léo biết rõ cơ nghi mà thuyết pháp một cách thiện xảo.
Sự ngu chướng ngại bốn tự tại này, thảy đều được kể trong loại chướng của địa thứ chín.
10. Chướng bởi chưa tự tại trong các pháp. Một phần câu sinh trong sở tri chướng, khiến cho không được tự tại trong các pháp. Nó chướng ngại pháp trí như đám mây lớn, những điều được hàm tàng và những sự nghiệp cần thực hiện, trong địa thứ mười. Khi nhập địa thứ mười, nó vĩnh viễn bị đoạn trừ.
Do ý nghĩanày, địa thứmười được nói là đoạn hai ngu và thô trọng của nó: 1. Ngu đại thần thông, tức trong đây nói là chướng ngại sự nghiệp cần được thực hiện. 2. Ngu ngộ nhập bí mật vi tế, tức trtong đây nói là chướng nại pháp trí như đám mây lớn, và điều được hàm tàng.
Trong đia này tuy đạt được tự tại trong các pháp nhưng còn sót chướng nên chưa được gọi là tối cực. Tức là còn có sở tri chướng vi tế thuộc loại câu sinh và chủng tử phiền não tồn tại tự nhiên. Khi Kim cang dụ định hiện tiền, tất cả đều nhất loạt bị đoạn trừ mà nhập Như Lai địa.
Do ý nghĩa này, Phât địa được nói là đoạn hai ngu và thô trọng của nó: 1. Ngu với sự dính mắc cực kỳ vi tế của tất cả đối tượng sở tri, tức trong đây nói là sở tri chướng vi tế. 2. Ngu với chướng ngại cực kỳ vi tế, tức trong đây nói là chủng tử của hết thảy phiền não tồn tại tự nhiên.
Cho nên, Tập luận nói, khi chứng đắc bồ-đề nhất loạt đoạn trừ phiền não và sở tri chướng, thành A-la-hán và thành Như Lai, vì chứng đại niết-bàn, và đại bồ-đề.


Chú thích:
[1] Hán: chủng tính 種姓. Skt. gotra, nghĩa đen: chuồng bò, chuồng gia súc; nghĩa rộng: giòng họ, tộc hệ hay gia tộc. Du-già 35 tr. 478c12. Cf. Bodhisattvabhūmi, tr. 2. samāsato gotraṃ dvividham/ prakṛtisthaṃ samudānītañca/
[2] Phật địa luận 3, tr. 304b3: “Chủng tử của các tâm phẩm tương ưng với bốn trí như vậy vốn đã tồn tại từ vô thủy không phải do được huân tập mà phát sinh; các chủng tử ấy được gọi là chủng tính bản tính trụ.” Du-già 35 tr. 478c14; Bodhisattvabhūmi, ibid.: tatra prakṛtisthaṃ gotraṃ yad bodhisattvānāṃ ṣaḍāyatanaviśeṣaḥ/ sa tādṛśaḥ paraṃparāgato’nādikāliko dharmatāpratilabdhaḥ/ chủng tính bản tính trụ, thành viên của một gia tộc do huyêt thống di truyền tự nhiên; đó là sự đặc sắc của sáu xứ của các Bồ-tát, tiếp nối nhau y nhiên như vậy từ vô thủy, đạt được một cáhc tự nhiên bởi pháp tính.
[3] Tập sở thành chủng tính. Phật địa luận, ibid.: sau khi đã phát tâm, bằn ngoại duyên mà được huân tập, dẫn dần tăng trưởng, đó gọi là tập sở thành chủng tính. Du-già, ibid.; Bodh. ibid.: tatra samudānītaṃ gotraṃ yat pūrvakuśalamūlābhyāsāt pratilabdham/ thành viên của gia tộc do quá trình tích lũy, tức những gì đạt được do tích lũy các thiện căn từ trước.
[4] Nhiếp luận (bản) 1, tr. 136c4; (Thế Thân) 3, tr. 333c15; (Vô Tính) 3, tr. 395b30: do nghe pháp được Phật thuyết, pháp xuất phát từ đẳng lưu pháp giới tối thanh tịnh, tức thuần nhất vị với pháp mà Phật chứng, rồi huân tập thành chủng tử vô lậu.
[5] Tập luận 5 tr. 682b20, Tạp tập 8, tr. 734b23; Nhiếp luận (Thế Thân) 6 tr. 354b3, 5 giai đoạn: tư lương đạo, gia hành đạo, kiến đạo, tu đạo, cứu cánh đạo. Samuccaya, Pradhan p. 65.13: mārgaḥ pañcavidhaḥ/ saṃbhāramārgaḥ prayoyamārgaḥ darśanamārgaḥ bhāvanāmārgaḥ niṣṭhāmārgaś ca//
[6] Tư lương vị/ đạo (sambhārāvasthā/ sambhāramārga), giai đoạn chuẩn bị hành trang. Tạp tập 8, tr. 734b26; Samuccaya, Pradhan 65.15: saṃbhāramārgaḥ katamaḥ/ pṛthagjanānāṃ śīlam indriyadvārarakṣā bhojane ... vīryabhāvanā śamatha-vipaśyanā saṃprajanyavihāraś ca/ .... śrutamayī prajñā cintāmayī prajñā bhāvanāmayī prajñā/ tadbhāvanayā abhisamayavimokṣasthānabhājanāṃ pratilabhate// Các hàng chúng sinh có giới, thủ hộ căn, tiêt độ ăng uống .... tinh tấn tu tập, có chỉ có quán, an trụ chính tri, và còn thiện pháp thuộc nối giáo khác nữa, có huệ được tác thành bởi nghe, bởi tư duy, bởi tu tập. Băng sự tu tập ây, người ấy đật được công cụ làm sở y cho hiện quán giải thoất. Đó là giai đoạn chuẩn bị. Nhiếp luận (Thế Thân) 8, tr. 365a1: tư lương đạo, đó là các ba-la-mật thí, giới, nhẫn và tinh tấn. (Vô Tính) 8, tr. 430c9: bản chất của tư lương đạo là bốn ba-la-mật đầu.
[7] Triṃś. k. 26: yavād vijñaptimātratve jijñānaṃ nāvatiṣṭhati/ grāhadvayasyānuśayas tāvan na vinivartate// Chừng nào mà thức chưa an trú trong duy thức tính, chừng ấy tùy miên của hai thủ vẫn chưa bị trấn áp.
[8] Xem giải thích đoạn sau, trong gia hành vị.
[9] Tì-bà-sa 7 tr.34c27, có ba loại thiện căn: 1. Thuận phước phần (puṇyabhāgīya), các loại thiện dẫn tái sinh chư thiên và loài người. 2. Thuân giải thoát phần (mokṣabhāgīya), thiện căn quyết định dẫn đến giải thoát, chứng niết-bàn. 3. Thuận quyết trạch phần (nirvedhabhāgīya), bốn thiên căn dẫn đến hiện quán Thánh đế là noãn, đỉnh, nhẫn và thế đệ nhất. Du-già 3 tr. 292a17, bốn loại thiện: thuận phước phần thiện, thuận giải thoát phần thiện, thuận quyết trạch phần thiên, và vô lậu thiện.
[10] Nhiếp luận (bản) 2 tr. 142b10: Ai nghộ nhập sở tri tướng? 1. Bồ-tát đã huân tập tương tục bằng đa văn nơi Đại thừa; 2. đã thân cận và phụng sự chư Phật; 3. đã quyết định tín giải; 4. đã khéo tích lũy các thiện căn. Thế Thân, tr. 349c7, giải thích: hai loại tư lương phước và trí như vậy do bốn lực mà lần lượt được viên mãn: nhân, thiện hữu, tác ý và trì. Lấy sự huân tập đa văn nơi Đại thfưa làm nhân, lấy sự thân cận và phụng sự tức lực bởi thiện hữu làm duyên, nhờ đó mà quyết đinh tuyệt đối tín giải, tức lực bởi tác ý. Do quyết dịnh tín giả mà tu chính hành, bằng vào đó mà tích lũy thiện căn; như vậy là do lực tác ý mà khéo tu lương phước và trí, rồi dần dần tiến vào thấp địa; đó la lực bởi trì.
[11] Thuật ký: do chưa thấu triệt hai thủ đều là không, tất cả phần lớn trụ nơi sự tướng, bằng tán tâm mà hành các thô hành, gọi là đứng ngoài cửa mà tu Bồ-tát hành.
[12] Tùy miện được huận tập bởi hiện hành của hai thủ.
[13] Từ “nhị thủ” trong tụng văn Hán. Skt. grāhadvayam, Sthiramati: grāhadvayaṃ grāhyagrāho grāhakagrāhaśca/ tasyānuśayas tadāhitam anāgatagrāhadvayotpattaye bījam ālayavijñāne/ Hai thủ, tức thủ bởi sở thủ và thủ bởi năng thủ. Tùy miên của của nó là chủng tử trong thức a-lại-da luôn lôn tiềm phục để dẫn sinh hai thủ trong tương lai.
[14] Định nghĩa từ “tùy miên”; Skt. anuśaya: cái nằm phục theo. Tì-bà-sa 50, tr. 257a27: tùy miên, có nghĩa là vi tế, tùy tăng, tùy phược. Câu-xá 20 tr. 108a21: Tùy tăng (anuśerate: chúng tiềm phục), chúng làm tăng sự trầm trệ nơi sở duyên và sở tương ưng, tức là những gì chúng bám vào hay liên hệ đến chúng đều trở thành ô nhiễm theo chúng (Cf. Kośa v. 39: anuśerate dvābhyām prakārābhyām ālambanataḥ saṃprayogataśca: chúng tiềm phục bằng hai hình thái, do sở duyên đối tượng và do pháp liên hệ với chúng). Tùy trục, vì chúng phát khởi đắc (Skt. anugatāḥ prāptyanuṣaṅgataḥ, chúng đi theo, vì chúng gắn chặt những gì chưa sở đắc và cho thành sở đắc). Tùy phược, vì chúng luôn luôn đi theo hữu tình gây nên những điều tai hại (anubandhnanty aprayogena prativārayato’pi punaḥ punaḥ saṃmukhībhāvā: luôn luôn theo đuổi buộc chặt, vì dù không cố gắng, hay cố ngăn chặn chúng vẫn không ngững hiện diện).
[15] 128 căn bản phiền não: a. kiến sở đoạn, Dục giới 40; hai thượng giới mỗi giới 36; b. tu sở đoạn: 16 (40 + 36 + 36 + 16 = 128).
[16] Đẳng lưu, niṣyanda, phái xuất.
[17] Tát-ca-da tà kiến (satkāyadṛṣṭi). Câu-xá 19 tr. 100a1; Bhāṣya v.7: sīdatīti sat/ cayaḥ kāyaḥ saṃghātaḥ skandha ityarthaḥ: nó có xu hướng hủy hoại) nên nói là sat (√sad: sīdati: nó ngồi xuống, chìm lặn, sụp xuống, sụp đổ). Đống tịch tụ gọi là thân (kāya tức caya, do √ci: cayati, tích lũy, tích tập, tụ tập), đó là hợp thể năm uẩn. Y trên năm uẩn, chấp có ngã và ngã sở, thành 20 trường hợp tát-ca-da kiến. Tì-bà-sa 8, tr. 36a10.
[18] Phật địa luận 7, tr. 323b1 : phiền não, vì nó gây não loạn thân tâm khiến cho không tịch tĩnh.
[19] Phật đia luận 7, ibid.: bao gồm các tâm, tâm sở, nghiệp được phát động, quả đạt được.
[20] Phật địa luận 4, tr. 310c20: sở tri chướng (jñeyāvaraṇa), đó là sự vô tri không ô nhiễm đối với cảnh sở tri; nó chướng ngại nhất thiết trí chứ không chướng ngại niết-bàn. ibid. 7 tr. 323b2: nó che lấp cảnh sở tri vốn không điên đảo, khiên cho không hiển hiện.
[21] Thể tính của sở tri chướng là pháp chấp. Thức thứ tám chỉ tương ưng với 5 biến hành tâm sở, không có si hay huệ, nên không cùng khởi với pháp chấp.
[22] Phật địa luận 7 tr. 323b28, nếu thức này cùng hiện khởi với sở tri chướng, thế thì khi pháp không quán vừa hiện tiền, nó sẽ bị loại, vì chướng và đối trị chướng không thể đồng hành. Nếu thức này bị loai, các chủng tử hữu lậu không có sở y, và công đức tu tập không được huân tập.
[23] Chỉ các tâm sở tương ưng với sở tri chướng.
[24] Xem các chương liên về về các thức này cùng với các phiền não tương ưng. Trong đó, thức thứ bảy có 13: 1 biệt cảnh, 4 căn bản, 8 tùy phiền não. Thứ sáu, tương ưng với tất cả. Năm thức, có 13: 3 căn bản và 10 tùy.
[25] Năm thức được nói là không có phân biệt (avikalpaka), vì không có kế độ phân phân biệt (abhinirūpaṇa: thẩm sát định dạng) và ức niệm phân biệt (anusmaraṇa). Xem Câu-xá 1 tr. 8b:2. Xem cht. 18, ch. vi. tiết 1 về biến kế.
[26] Thêm một số tùy phiền não không cùng khởi với năm thức.
[27] Phật địa luận 7 tr. 232c4: trong năm thức không có pháp chấp, vì không có phân biệt kế đọ để chấp ngã, do đó cũng thể phân biệt kế độ để chấp pháp. Tuy nhiên, do ý thưc chấp ngã mà dẫn khởi trong năm thức các thứ pháp ái, pháp nhuế không thuộc kiến.
[28] Phật địa luận 7 tr. 323c12: Thể của phiền não chướng như chấp ngã duy chỉ có mặt trong hai loại tâm là bất thiện và vô ký hữu phú. Thể của sở tri chướng như chấp pháp cũng chỉ có mặt trong tâm vô ký vô phú, vì nó vẫn hiện hành trong hàng Nhị thừa vô học. Nhìn từ Nhị thừa nó là vô ký vô phú, nhưng từ Bồ-tát nó vẫn là hữu phú.
[29] Xem chương vi. tiết 1, mục 1. về năng biến kế, và các cht. liên hệ.
[30] Phật địa luận, ibid.: vì chấp có pháp mà phân biệt là có ngã.
[31] Tùy theo Thánh đạo của ba thừa.
[32] Bốn vô ký: đị thục sinh, oai nghi lộ, công xảo xứ, biến hóa tâm.
[33] Xem cht. 28 trên.
[34] Vô minh trụ địa: có lẽ nguyên Hán của Huyền Trang là vô minh tập địa, nhưng vì đoạn dẫn thẳng từ Thắng man, nên những người chép kinh hay các nhà chú giải sửa lại là trụ địa. Xem chương v. tiết 3, đọan 4 về ý nghĩa sinh tử, va cht. 138. Kinh Thắng man, chương v. về Nhất thừa. Xem Thắng man giảng luận, các chương liên hệ.
[35] Thắng man, tr. 220a2, bốn phiền não trụ địa: kiến nhất xứ: các phiền não thuộc kiến sở đoạn. Dục, Sắc và Vô sắc ái, tham ái dẫn tái sinh đến những chỗ đó. Xem Thắng man giảng luận, phần phiên dịch, chương v. Nhất thừa.
[36] Trong trụ địa thứ nhất, do kiến thiên tăng nên chỉ nói kiến. Ba trụ địa sau, do ái thiên tăng nên chỉ nói ái. Không chỉ các phiền nào khác không có chỉ vì không được nhắc đến.
[37] Chỉ bằng Thánh đạo vô lậu.
[38] Thứ hai trong 7 bậc của Bồ tát, Du-già 49 tr. 564a: 1. chủng tính địa (gotrabhūmi), 2. thắng giải hành địa (adhimukticaryābhūmi), 3. tịnh thắng ý lạc địa (śuddhādhyāśayabhūmi), 4. hành chính hành địa (caryāpratipattibhūmi), 5. quyết định địa (niyatabhūmi), 6. quyết định chính hành địa (nityata-caryāpratipattibhūmi), 7. đáo cứu cánh địa (niṣṭhāgamanabhūmi).
[39] Ba luyện ma tâm (trividhacittottāpana), Nhiếp luận (bản) 2 tr. 142b18; (Thế Thân) 6 tr. 350a23; (Vô Tính) 6 tr. 414a8.
[40] Trimś. 28: vijñaptimātran evedam ity api hy upalambhataḥ/ sthāpayann agrataḥ kiṃcit tan-mātre nāvatiṣṭhate//
[41] Bốn gia hành hay bốn thiện căn thuộc quyết trạch phần, Samuccaya, Pradhan 65. 20: nirvedhabhāgīyāni kuśalamūlāni, ūṣmagataḥ mūrdhnāḥ satyānukūlakṣantiḥ laukikakāgradharmaḥ.
[42] Thuận quyết trạch phần, Bhāṣya vi. 20: nirvedhabhāgīyānīti ko’rthaḥ/ vidha vibhāge/ niścito vedho nirvedhaḥ āryamārgas tena vicikitsā prahāṇāt satyānām ca vibhajanād idaṃ duḥkham ayaṃ yāvat mārga iti/ Nirvedhabhāgīya là gi? Vidha (sự xuyên thủng) nghĩa là vibhāga (sự chia chẻ). Nirvedha có nghĩa là sự xuyên thủng (= sự phân tích) chính xác, tức là Thánh đạo. Vì do sự xuyên thủng chính xác đó mà nghi bị đoạn trừ, và Thánh đế được phân tích rằng “Đây là khổ” cho đến “Đây là đạo”. Huyền Trang (Câu-xá 23, tr. 120a18: Ý nghĩa thuận quyết traqchj phần là gì? Quyết là quyết đoan; trạch là giản trạch. Quyết đoán giảin trạch tức Thánh đạo. Vì Thánh đạo đoạn trừ nghi và phân biệt bốn Thánh đế.
[43] Gia hành, Skr, prayoga: sự thực hành, sự áp dụng.
[44] Nhiếp luận (Vô Tính) 6 tr.. 351b9, b14: Trước tiên suy cầu về danh, về nghĩa, về tự tính, về sai biệt, rằng đấy chỉ là khái niệm giả định (prajñapti); sau đó biệt một cách như thật rằng sự chân thật như vậy không thể bắt nắm. Trong lúc suy cầu, gọi là tầm tư. Khi biết như thật là bất khả đắc, bấy giờ gọi là bốn như thật trí. Tức sơ vị (bước đầu) gọi là tầm tư, hậu vị (kết quả) gọi như thật trí.
[45] Tập luận tr. 687b1, Tạp tập 11, tr. 745b28; Samuccaya, Pradhan p.81.22: catasraḥ pảyeṣaṇāḥ sambhavanti/ nāmaparyeṣaṇā vastuparyeṣaṇā svabhāvaprajñapiparyeṣaṇā viśeṣaprajñaptiparyeṣaṇā/ Có bốn sự suy cầu Suy cầu về danh, suy cầu về sự, suy cầu về tự tính giả danh và suy cầu về sai biệt giả danh. Suy tầm danh là tư duy về đặc tính của các từ (nāmakāya: danh thân), các mệnh đề (padakāya: cú thân) và các âm tiết (vyañjanakāya: văn thân). Suy tầm sự hay nghĩa là tư duy về yếu tính của uẩn, xứ giới các thứ. Tự tính hay tự thể (svabhāva) của danh hay tên gọi của sự vật và sự tức nội hàm của danh, cùng như sự sai bệt hay đặc tính cá biệt của chúng, đều chỉ là nhữngkhái niệm quy ước (prajñapti: giả danh) (Du-già 13 tr. 345b25; Nhiếp luận (Thế Thân) 6 tr. 353b1; (Vô Tính) 6 tr. 415a10; Hiển dương 4 tr. 500c1.
[46] Hiên dương ibid., bốn như thật trí: như thật trí được dẫn khởi danh từ tầm tư, sự tầm tư, tự thể giả lập và sai biệt giả lập tầm tư. Tập luận, ibid.; Tạp tập ibid.; Samuccaya ibid.: catvāri yathābhūtaparijñānāni/ nāmaparyeṣitaṃ yathābhūtaparijñānaṃ vastuparyeṣitaṃ yathābhūtaparijñānaṃ svabhāvaprajapti-paryeṣitaṃ yathābhūtaparijñānaṃ viśeṣaprajñaptiparyeṣtaṃ yathābhūtaparijñānaṃ/ Bốn sự biến tri như thực: biến tri như thực về danh tầm cầu, sự tầm tầm, tự tính giả danh và sai biệt giả danh tầm cầu.
[47] Nguyên Hán: nhị nhị tương đồng. Danh và sự hay nghĩa (vastu/artha: cả hai từ đều chỉ sự vật, đồ vật, vật thể), đều có tự tính và sai biệt tương đồng.
[48] Nhiếp luận (bản) 2 tr. 143c, (Thế Thân) 6 tr. 353b2, (Vô Tính) 6 tr. 417c22: 名事互為客 其性應尋思 於二亦當推 唯量及唯假. Cf. Sūtrālaṃkāra xix, 47 agantukatvaparyeṣā anyonyaṃ nāmavastunoḥ/ prajñpter dvividhasyātra tanmātratvasya caiṣaṇā// Tầm tư về tính chất khách trần trong quan hệ tương của danh và sự; và cũng suy tư về hai phương diện của chúng (tự tính và sai biệt) là giả danh và duy chỉ là như vậy (tanmātratva: duy lượng = duy thức).
[49] Minh đắc đinh hay minh đắc tam-ma-địa 明得三摩地, ālokalabdhaḥ samādhiḥ, chính định nhận được ánh sáng. Nhiếp luận (bản) 2 tr. 143b4; (Thế Thân) 6 tr. 352c18; (Vô Tính) 6 tr. 417a15: bằng bốn tầm tư, trong nhẫn bậc thấp đối với sự không tồn tại đối tượng (arthābhāva: vô nghĩa = vô cảnh), phát sinh chính định nhận được ánh sáng, đó là noãn tức hơi nóng, y chỉ của quyết trạch phần.
[50] Tập luận 5 tr. 682c, Tạp tập 8 tr. 734c, Samuccaya Pradhan 65.21: uṣmagataṃ katamat? pratyātmaṃ satyeṣv ālokalabdhaḥ samādhiḥ prajñā saṃyogaśca, noãn hay có hơi nóng là gì? Bằng nội thân chứng, định đạt được trong các chân đế, trí và tương ưng của nó. Nhiếp luận (Vô Tính) 6 tr. 417a15: thí dụ như dùi lửa, hơi nóng là dấu hiệu đàu tiên của lửa. Dấu hiệu đầu tiên của chân trí cũng vậy.
[51] Nhiếp luận ibid.: trong nhẫn bậc thượng về sự không tồn tại đối tượng, có minh tăng tam-ma-địa. Samuccaya, ibid.: mūrdhānaṃ katamat? pratyātmaṃ satyeṣv ālokavṛddhaḥ samādhi prajñā saṃyogaśca/ Bằng nội thân chứng, ở trong các chân đế có định có ánh sáng lớn mạnh, có tuệ và tương ưng của nó.
[52] Ấn thuận định 印順定, từ này không tìm thấy nơi khác. Riêng từ ấn thuận có thể tìm thấy trong Giới thân 1 tr. 615a8: “Thế nào là tà thắng giải? Tâm thắng giải, tân ấn thuân, tương ưng ưng với tác ý nhiễm ô.” Theo ngữ cảnh, ấn thuận đồng nghĩa với ấn trì, xem cht. 53 dưới. Thuật ký: Ấn không sở thủ trước đó thuận với không năng thủ tiếp theo gọi là ấn thuận định. Thuận, có hai, lạc thuận và ấn thuận. Samuccaya ibid.: satyānukūlakṣāntiḥ katamā? pratyātmaṃ satyeṣva ekadeśpraviṣṭānusṛtaḥ samādhiḥ prajñā samyogaś ca, thế nào là thuấn đế nhẫn? Bằng nội chứng, ở trong các chân đế có định tùy thuân nhập một phần, có tuệ và tương ưng của nó. Trong đó, ngộ nhập một phần là ghi nhân không sở thủ; và tùy thuận một phần là không năng thủ. Nhiếp luận ibid.: Bằng bốn như thật biến tri đã ngộ nhập duy thức, đã đạt được xác quyết về sự không tồn tại đối tượng, có chính định ngộ nhập một phần chân nghĩa, đó là y chỉ của đế thuận nhẫn. Vì chỉ xác quyết sự không tồn tại sở thủ nên nói là ngộ nhập một phần.
[53] Hán: ấn trì, từ thường dùng để định nghĩa từ thắng giải (adhimukti, xác tín). Samuccaya, Pradhan p. 6.5: adhimokṣa katamaḥ/ niścite vastuni yathāniścayaṃ dhāraṇāḥ. Thằng giải là gì? Đó là sự ghi nhận một cách xác quyết (Hán: quyết định ấn trì) ở trong những sự đã được xác định.
[54] Thuật ký: hạ phẩm nhẫn gọi là ấn nhẫn, vì ghi nhận (ấn) sở thủ không tồn tại. Trung phẩm nhẫn gọi là lạc thuận, vì vui trong sự không năng thủ, tùy thuận mà tu tập. Khi thượng nhẫn phát khởi, chỉ gọi là ấn thuận, vì ghi nhận năng thủ không tồn tại, thuận theo mà quán.
[55] Ba trình độ nhẫn: trước, không sở thủ, sau cùng không năng thủ, trung gian tùy thuận hướng đến không năng thủ. Trung gian chưa thể ấn nhưng tùy thuận nên cũng được gọi là nhẫn. Câu-xá 23 tr. 119c1: Trong sự nhẫn khả lý tứ đế (kṣamaṇa), nó là tối thắng, và trong trình độ này nhẫn không thối lui (aparihāṇita), do đó nó được gọi là nhẫn pháp (kṣānti). Nhẫn có ba bậc, hạ và trung đồng với đỉnh. Thượng phẩm tiếp cận với thế đệ nhất.
[56] Vô gián định, Tập luận, Samuccaya, ibid.: ānantaryacittasamādhi, vô gián tâm định.
[57] Samuccaya, Tatia p. 76. 18: laukiko’gradharmo yad anantaraṃ ādito lokottaro mārgaḥ/ Thế đệ nhất pháp, lần đầu tiên trực tiêp đi thẳng vào xuất thế đạo. Câu-xá 23, tr. 119c11: Từ nhẫn bậc thượng (adhimātrā kṣāntiḥ), trực tiếp không gián cách khởi thắng thiện căn với một hành tướng (khổ đế) trong một sát-na, gọi là thượng phẩm nhẫn. Từ thượng phẩm nhẫn trực tiếp không gián cách phát sinh thế đệ nhất. pháp.
[58] Câu-xá 23, tr. 119c15: Nó là pháp hữu lậu bậc nhất trong thế gian nên gọi là tthế đệ nhất pháp (sarvalaukikaśreṣṭhatvād iti laukikāgradharmaāḥ).
[59] Nhiếp luận (bản) 2, tr. 143c5; (Thế Thân) 6, tr. 353b23; (Vô Tính) 6, 418a16, hai bài tụng giáo thọ Bồ tát, dẫn Phân biệt Du-già luận. (Yogavibhaṅgaśāstra, không có Hán dịch).
[60] Hai loại hệ phược, tướng phược và thô trọng phược; Giải thâm mật 1 tr. 690b25: “Tướng thắng nghĩa và tướng của các hành, là nhất hay là dị? ... Nếu không loại trừ tướng của các hành, không thể bứt thoát hệ phược bởi tướng. Người thấy Thánh đế mà không bứt thoát được hệ phược bởi tướng thì cũng không thể bứt thoát khỏi hệ phược thô trọng. Do chưa bứt thoát khỏi hai hệ phược, người thấy Thánh đế hẵn không thể đạt được Niết-bàn tối thượng an ổn.” Du-già 75 tr. 712c24, Hiển dương 15 tr. 555c11: 14 thô trọng phược: hệ phược bởi căn, bởi cảnh, bởi ái, v... cho đến, bởi tăng thượng mạn về biến tri pháp.
[61] Thập địa kinh 4, tr. 550b1. b9: (Bồ tất địa thứ năm) thiện xảo thế tục đế, thiện xảo thắng nghĩa đế, thiện xảo tướng đế, thiện xảo sai biệt đế, thiện xảo an lập đế ... Do hiểu rõ sự an lập của uẩn, giới, xứ nên biết an lập đế. Đoạn dịch tương đương trong Hoa nghiêm lục thập 25, tr. 555c23: Thiện tri thế đế, thiện tri đệ nhất nghĩa đế, thiện tri tướng đế, thiện tri sai biệt đế, thiện tri thuyết đế ... Do phân biệt ấm, giới, nhập, nên biết thuyết đế. Đoạn Skt tương đương, Daśabhūmika, 27.18,23: saṃvṛtisatyakuśalaś ca bhavati/ paramārtha-satya-kuślaś ca bhavati/ lakṣaṇasatyakuśalaś ca bhavati/ vibhāgastyakuśalaś ca bhavati/ nistīraṇasatya-kuśalaś ca bhavati/ ... skandhadhātāyatanavyavasthānānubodhān nistīraṇasatyaṃ prajānāti/ Tạp tập 13tr. 756c18: Trong kiến đạo, đạt được hiện quán biên, an lập đế thế tục trí không xuất hiện hiện tiền. Samuccaya, Tatia p. 122.18: tattvābhisamayo darśanamārgaḥ tatra punaḥ satyavyavasthāpanāny abhisamayāntikāni saṃvṛtijñānāni pratilambhato. Chân hiện quán, ở đay trong kiến đạo, đạt được thế tũc trí, vốn là biên tế hiện quán, là chân đế quy ước (an lập đế). Du-già 72 tr. 697c16: Đế có hai, an lập đế chỉ bốn Thánh đế; phi an lập đế tức chân như.
[62] Du-già 69, tr. 682b27: Duy chỉ vào các tình lự và cận phần vị chí định của sơ tĩnh lự mà vào Thán đế hiện quán, chứ không y trên các vô sắc định. Vì trong vô sắc định xa-ma-tha mạnh nhưng tì-bát-xá-na yếu. Tì-bát-xá-na yếu thì không thể vào Thánh đế hiện quán.
[63] Xem cht. 38. Tập luận 6, tr. 690a9, Tạp tập 13, tr. 756a23: Bồ tát thắng giải hành, Bồ tát an trú trong thắng giải hành địa, thành ba bậc nhẫn hạ, trung, thượng.
[64] Triṃś. 28: yadā tv ālambanaṃ jñānaṃ naivopalabhate tadā/ sthitaṃ vijñānamātratve grāhyābhāve tadagrahāt//
[65] Vô sở đắc: anupalabdha, cái không được nắm bắt, vì nó không tồn tại, như sừng trên đầu con thỏ; thường chỉ nhận thức hay tri giác bởi giác quan. Cf. Nyāyabindu tr. 22.1: tatrānupalabdhyarthā, na pradeśaviśeṣ kvacid ghaṭa, upalabdhilakṣaṇaprātasyānupalabdher iti/ Ý nghĩa vô sở đắc là như vầy: tại một điểm đặc biệt nào đó không có cái ghè, vì không có sự nắm bắt, mặc dù các đặc tính để tri giác hội đủ.
[66] Được nói trong các kinh điển. Nhiếp luận (Thế Thân) 6, tr. 352a4: Do không phân biệt năng thủ, sở thủ, nên được gội là trí vô phân biệt (nirvikalpakajjñāna).
[67] Đái bĩ tướng, Xem ch. v. tiêt 3, đoạn sở duyên duyên và cht. 113.
[68] Du-già 73 tr. 701a12: Do nhân duyên gì nói là thủ không có tướng (vô thủ tướng)? Huân tập bởi danh ngôn thế tục là quả của thủ; đó là thủ có tướng, được chấp nhận phổ quát bởi thế gian, có thể khiến nó trở thành tạp nhiễm. Trí thắng nghĩa thấy quả của thủ được huân tập là thủ không có tướng, không phải là được thừa nhận phổ quát bởi thế gian, có thể khiến nó trở thành thanh tịnh.
[69] Tướng phần duyên kiến phần, nhưng không biến thái thành tướng phần như là ảnh chiếu trên nó (đái bỉ tướng); kiến phần ấy vần là sở duyên của tự chứng.
[70] Sự khác nhau giữa vô phân biệt trí và hậu đắc trí, Nhiếp luận (bản) 3, tr. 148a13: Như người đang nhắm mắt, đó là vô phân biệt trí. Nhưng người mởi mắt trở lại, đó là hậu đắc trí. Như hư không, đó là vô phân biệt trí. Sắc tượng trong đó là hậu đắc trí. Nhiếp luận (Thế Thân) 6 tr. 352b27: Nếu bằng vô phân biệt mà đoạn trừ hết thảy chướng, chứng đắc Phật pháp, vậy hậu đắc trí để làm gì? Vô phân biệt trí không thể tuyên thuyết các pháp nhân quả, vì không phân biệt. Do vậy cần có hậu đắc trí.
[71] Tâm, tức tâm sát-na. Tạp tập 9 tr. 735b22: tri khởi lên nhận thức đối tượng hoàn tất, suốt cả quá trình này gọi là sát-na, chứ không phải khoảng sinh diêt trước không nay có. Có 4 pháp trí, 4 pháp nhẫn, 4 loại trí, 4 loại nhẫn đối với 4 Thánh đế, tất cả có 16 sát-na kiến đạo. Du-già 58, tr. 625a: 4 phẩm pháp tri (dharmajñāna) và 4 phẩm loại trí (anvayajñāna), có 8 tâm; cũng bằng thời gian của tám tâm ấy, gọi chung là một tâm được hiển thị bởi xa-ma-tha bằng vô gián mà nhập, do đó có tất cả 9 tâm để hoàn thành kiến đạo. Đây là cơ sở cho chủ trương kiến đạo cứu cánh trong một sát-na tâm.
[72] Thuộc chủ trương kiến đạo ba tâm, sẽ được nói sau. Tiệm chứng và tiệm đoạn, trái với đốn chứng và đốn đoạn trong chủ trương kiến đạo một tâm. Ba tâm: một sát-na vô gián đạo (ānantaryamārga), sinh không quán. Hai, giải thoát đạo (vimuktimārga), pháp không quán. Ba, thắng tiến đao (viśeṣa-mārga), song quán cả sinh và pháp.
[73] Thuyết kiến đạo một tâm.
[74] Du-già 72, tr. 697c15: an lập đế, chỉ bốn chân đế; phi an lập đế, chỉ chân như.
[75] Nội khiển hữu tinh giả duyên trí (pratyātmam apanītasattvālambana-jñāna), Thuật ký, nội khiển: duyên nội thân mà loại trừ. Hữu tình giả: trước hết nhận thức hữu tình chỉ là khái niệm sai lầm. Duyên trí: tâm năng duyên (Theo Samuccaya, đây là sở duyên. chứ không phải năng duyên như Thuật ký giải: ālambanadharmajñāna: sở duyên pháp trí, tức nhận thức hiện thực mà đối tượng là khái niệm giả danh về chúng sinh và pháp). Xem cht. 109 đoạn sau.
[76] Du-già 55, tr. 605c17; Hiển dương 17, tr. 562a23; Tạp tập 9, tr. 735a45, Samuccaya, Tatia p. 76. 21: apanītasattvasaṃketadharmasaṃketaṃ sarvato’panītobhayasaṃketālaṃbanadharmajñānam: pháp trí (nhận thức hiện thực) mà sở duyên (đối tượng) là khái niệm ước định (giả danh) về chúng sinh, về pháp, về tổng thể cả hai vốn đã bị bài trừ. Tức trí không phân biệt (avikalpana) tướng ngã, pháp, cả hai, trong tự thân tương tục (svasantāna).
[77] Pháp trí và loại trí. Câu-xá 23, tr. 121a29: Từ thế đệ nhất (laukikāgradharma), trực tiếp không gián cách, duyên đến đối tượng là khổ Thánh để thuộc Dục giới, pháp trí nhẫn vô lậu (dharmajjñānakṣānti) phát sinh. Nhẫn này được gọi là khổ pháp trtí nhẫn (duḥkhe dharmajñānakṣānti: sự nhẫn khả của trí hiện thực trong sự khổ). Tiếp theo ngay sau nhẫn, không gián cách, nhận thức hiện thực về khổ Dục giới phát sinh, gọi là khổ pháp trí (duḥkhe dharmajñāna). Trong đó, nhẫn được gọi là vô gián đạo (ānantaryamārga), không có gì cản trở để loại trừ phiền não liên hệ. Trí được nói là giải thoát đạo (vimuktimārga), đã thoát ly hệ phược sau khi đoạn trừ phiền não liên hệ. Bốn Thánh đế Dục giới với 1 nhẫn, 1 trí. Sau đó duyên lên thượng giới, loại suy khổ Thánh đế trên đó, phát sinh loại trí và nhẫn về khổ (duḥkhe’nvayakṣānti, dukhe ’nvayajñāna). Liên tiếp như vậy 16 sát-na, gọi là 16 sát-na hiện quán Thánh đế (satyābhisamaya). tức thể nghiệm và chứng nghiệm Thánh đế. Cf. Tạp tập 9 tr. 735b17: Các nhà Duy thức cho rằng khổ pháp trí nhẫn là nhận thức sự khổ y theo giáo pháp mà Phật mô tả, tức chân lý về khổ theo nhận thức cá biệt. Tiếp theo đó, tuệ vô lậu vô giá phát sinh đối với khổ pháp trí (dharmajjñāna), đó là loại trí (anvayajñāna), nhận thức sự khổ là chân lý trong tất cả Thánh pháp, tức chân lý phổ quát. Du-già luận ký 9, tr. 501c20: Tiểu thừa, kiến đạo chỉ có hai tâm. Đại thừa Bồ tát, trong kiến đạo có ba tâm: thứ nhất vô ngại (=gián) đạo với sinh không trí, thứ hai vô ngại đạo với pháp không trí, thứ ba giải thoát đạo với cả hai. Do đó, kiến đạo của Tieửeu thừa có 16 tâm, của Bồ tát có ba tâm.
[78] Thuật ký: pháp, chỉ pháp tắc, tức mô phỏng, tương tợ.
[79] Hai vô gián đạo đầu, theo thứ tự, quán sinh không và pháp không riêng biệt. Tâm thứ ba, giải thoát đạo, quán tổng thể cả sinh và pháp không. Tạp tập 9, tr. 737c21, c25: Vô gián đạo, do đạo này mà trực tiếp không gián cách, không bị trở ngại, vĩnh viễn đoạn trừ các phiền não liên hệ không còn tàn dư. Giải thoát đạo, do đạo này mà chứng đắc giải thoát sau khi đoạn trừ các phiền não liên hệ.
[80] Tướng kiến đạo, trong kiến đạo quán 16 hành tướng của bốn Thánh đế với ba tâm. Giải thích trên đây được nói là thuyết ba tâm 16 tâm, tức ba tâm trong 16 sát-na tâm với 16 hành tướng của Thánh đế.
[81] Đây cũng là thuyết tiêm chứng tiệm đoạn nói trong chân kiến đạo. Trong đó, ba tâm với vô gián và giải thóat đạo, thành 6 tâm; cuối cùng với thắng tiến đạo, như vậy bằng 7 tâm mà vào tướng kiến đạo. Trong tướng kiến đạo, bằng ba tâm với 16 hành tướng của Thánh đế.
[82] Tạp tập 9, tr. 735c1; Samuccaya, Pradhan p. 65. 6: vyavasthānataḥ katamat? yathāsvam adhigama-niṣṭhāprāptāḥ śrāvakādayaḥ/ tatpṛṣṭhalabdhena jñānena prāpaṇanimittam apramāṇaiḥ nāmapada-vyañjanakāyaiḥ mārgasatyaṃ vyavasthāpayanti/ Thế nào là an lập (thiết định)? Các hàng Thanh văn, tùy theo sở đắc cứu cánh tự mình thông đạt, bằng trí hậu đắc, vì mục đích dẫn đạo, thiết lập nên đạo đế với các bộ phận ngữ âm, từ ngữ, văn cú. An lập đế, chân lý được diễn đạt bởi ngôn ngữ.
[83] Tạp tập, ibid.: khổ tức khổ đế. Khổ pháp (duḥkhe dharmaḥ) chỉ cho giáo pháp chủ yếu nói về khổ. Pháp trí (dharmajñāna), trí quán sát pháp chủ yếu là thấnh đế, trong gia hành đạo. Trí nhẫn (jñānakṣānti), đó là tuệ vô lậu (anāsravā prajñā) được chứng nghiệm cá biệt trong khổ đế do y trên sự quán sát với năng lực ưu thế trước đó. Do huệ này mà vĩnh viến loại các phiền não thuộc loại bị đoạn trừ khi thấy khổ.
[84] 28 tùy miên: Dục giới, liên hệ khổ, 10; hai giới trên, mối giới 9 (trừ sân). Phân biệt tùy miên, loại tùy miên chịu ảnh hưởng tà giáo tà thuyết.
[85] Samuccaya, ibid.: duḥkhe dharmajñānaṃ katamat? kṣāntyanantaraṃ yena jñānena pūrvoktebhyaḥ kleśebhyo vimuktiṃ sākṣātkaroti/ khổ pháp trí: nhẫn trực tiếp ngay sau đó không gián cách chứng nghiệm sự giải thoát khỏ các phiền phiễn đã nói trên.
[86] Samuccaya, Pradhan p. 66. 18.: duḥkhe anvayajñānakṣāntiḥ katamā/ duḥkhe dharmajñānakṣāntyāṃ duḥkhe dharmajñāne ca pratyātmaṃ pratyakṣānubhāvinī anāsravā prajñā utpadyate yad uttaram anvaya eṣa āryadharmānām/ khổ loại trí nhẫn, đó là tuệ vô lậu phát sinh trong khổ pháp nhẫn và khổ pháp tri do nội thân chứng nghiệm cá biệt; phần theo sau này là loại tợ của Thánh pháp.
[87] Tám nhẫn duyên đối tượng là chân như, tám trí duyên đối tượng là chính trí.
[88] Thuật ký: pháp nhẫn, kiến phần với chân vô gián đạo; pháp trí, kiến phần với chân giải thoát đạo. Loại nhẫn, tự chứng phần của pháp vô gián đạo; loại trí, tự chứng phần của pháp giải thoát đạo
[89] Hạ giới, thức Dục giới, hiện tiền đối với hành giả vì sinh Dục giới. Thượng giới, gồm Sắc và Vô sắc, không hiện tiền đối với hành giả.
[90] Tùy theo ý nghĩa đã nói mà suy diễn trí và nhẫn, về kiến và tự chứng phần, trong tướng kiến đạo
[91] Dục giới, với bốn đế, có 40 tùy miên. Hai thượng giới, mỗi giơi 36. Tham chiếu Câu-xá 19: 10 phiền não can bản, gồm tham, sân, si, mạn, nghi và 5 kiến. Dục giới: 32, trong đó liên hệ khổ đủ 10, tâp và diệt trừ 3 (thân kiến, biên kiến, giới thủ), đạo trừ 2 (thân và biên kiến), hai giới trên trừ 4 sân trong bốn đế, mỗi giới có 28. Tổng: 88 kiến sở đoạn thuộc cả ba giơi hệ. Du-già 58 tr. 623c13, Dục giới khổ: 10, tập, diệt và đạo, mỗi 8.
[92] Du-già 58, tr. 625a6: kiến lập kiến đạo do hai đạo lý: 1. Đạo lý quảng bá Thánh giáo, kiến lập có hý luận. 2. Đạo lý nội chứng thắng nghĩa, kiến lập không hý luận. Y theo đạo lý đầu, do tăng thượng lực của Thánh giáo thuyết 4 tâm pháp trí và 4 tâm loại trí. Tùy thời gian mà tám tâm này chuyển, tổng hợp thành một tâm được hiển thị bởi vô gián nhập thuần xa-ma-tha. Như vậy, tổng thể nói có chín tâm đế hoàn tất kiến đạo. Do taqưng thượng lực đạo lý thứ hai, nói một tâm cứu cánh kiến đạo, tức y một tâm loại tợ tương ưng với trí chứng chân như.
[93] 4 pháp trí và 4 loại trí tổng chùng thành 4 trí. Nhẫn cũng vậy.
[94] Tức 8 quán và 1 chỉ, thành 9 tâm. Du-già 58, xem cht. 92 trên.
[95] Y chân và giả mà lập chân kiến đạo và tướng kiến đạo.
[96] Tụng nói: an trụ duy thức tính.
[97] Chư hậu đắc trí, số nhiều. Nghĩa diễn 12 tr. 833c22: hậu đắc trí thuộc ba tâm trong tướng kiến đạo, và 16 tâm hai lớp trong Thánh đế hiện quán, và hậu đắc trí lấy sự làm đối tượng, do đó có số nhiều. Câu-xá 26 tr. 135b: Sau khi xuất tận trí và vô sinh trí, vị ấy tuyên bố “ngã sinh dĩ tận...” Sự tuyên bố ấy do bởi trí thuộc hậu đắc (pṛṣṭhalabdha). Trong Đai thừa, các trí xuất hiện sau chân kiến đạo, sau khi thấy chân như, cho đến trí đại viên kính của Phật, đều được gọi là trí hậu đắc. Du-già 55 tr. 606a11: những trí đạt được sau khi xuất thế gia, đều gọi là hậu đắc trí.
[98] Nghĩa diễn 12, tr. 834a12: Theo đây, hậu đắc trí trực tiếp thu nhận bản chất ở ngoài tâm, không cần biến thái để làm đối tưoqựng, do đó nói không có tướng phần.
[99] Du-già 73, tr. 700a8: Có trường hợp tư duy về chân như nhưng không phải là quán chân như, đó là bằng như lý tác ý có phân biệt mà tư duy về chân như , chỉ thấy dấu hiệu của chân như chứ không thật sự thấy chân như. Đó là giai đoạn trước khi chính thức bước vào thông đạt vị, và sau thông đạt vị, tác ý tư duy về an lập chân như. .. Có trường hợp tư duy chân như và cũng quán chân như, đó là sau thông đạt vị tiếp nối tác ý tư duy về an lập chân như. Nghĩa diễn 12 tr. 834a16: Có tư duy chân như nhưng không quán (thấy) chân như, đó là trong chân kiến đạo, Bồ tát bằng căn bản trí mà quán chân như. Có tư duy chân như và cũng quán chân như, đó là trong tướng kiến đạo, Bồ tát bằng hậu đắc trí mà quán chân như.
[100] Phật địa luận 3 tr. 303c19: các tâm phẩm tương ưng với hậu đắc trí, vì có phân biệt, vì cảnh giới sở duyên có thể tách ngoại tự thể...
[101] Tạp tập 9 tr. 735c2: do trí hậu đắc mà an lập đạo đế với vô lượng tập hợp của âm tiết, từ ngữ, cú pháp.
[102] Phật địa luân 3 tr. 303c14: Nói không có tương sở thủ, năng thủ, không phải là hoàn toàn không có tác dụng chiếu và duyên cảnh biến tợ. Nếu tâm vôlậu hoàn toàn không có tướn phần, chư Phật chắc hẵn đã không thể hiện thân và quốc đọ các thứ, với đủ mọi ảnh tượng khác nhau.
[103] Phật địa luận ibid.: Như vậy sẽ mâu thuân với điều được nói nhiều nơi trong Kinh Luận, theo đó, chuyển sắc uẩn y mà không được sắc; chuyển bốn uẩn y mà không có thức. Nhiếp luận (bản) 3 tr. 149c; (Thế Thân) 9 tr. 371c25; (Vô Tính) 9 tr. 437c18: Pháp thân do chuyển y 5 uẩn mà được 5 sự tự tại: 1. Chuyển y sắc uẩn, có Phật thân, Phật đọ, các tướng hảo trang nghiê. 2. Chuyển y thọ uẩn mà được đại lạc tự tại. 3. Chuyển y tưoqửng uẩn mà biện thuyết tự tại với danh, cú, âm tiêt. 4. Chuyển y hành uẩn mà được biến hóa tự tại. 5. Chuyên y thức uẩn mà được bốn trí tự tại.
[104] Tự thể của thức khi nhận thức tự biến thái thành kiến phần và tướng phần; tướng là ảnh chiếu ngoại giới in lên thức. Ảnh chiếu ấy thực sự chính là biến tợ của tthức từ tự thể của nó. Xem ch. ch. v. tiết 3, đoạn sở duyên duyên. Xem ch. ii. tiết ba, đoạn về hành tướng của thức.
[105] Pháp vô thể, pháp thuộc quán khứ và vị lai, và các thứ hư không.
[106] Hiện quán, Skt. abhisamaya: sự chứng nghiêm bằng bản thân; sự lý giải thông suốt; cũng dịch là hiện chứng, thông đạt. Thuật ký: hiện, tức hiện tiền; minh liễu hiện tiền quán hiện cảnh. Du-già 54 tr. 605c8, 71 tr. 690c23; Hiển dương 17 tr. 562c13.
[107] Du-già ibid.: Đặc tính của tư hiện quán là gì? Ở trong địa vị dị sinh mà nhận thức thông suốt một cách quyết định rằng các hành là vô thường, tất cả hành là khổ, các pháp là vô ngã, niết-bàn là tịch tĩnh.
[108] Du-già ibid.: Đặc tính của tín hiện quán là gì? Đó là hàng dị sinh hay phi dị sinh mà trong đời này hay đời sau không vọng động tôn xưng ai khác là Đại Sư, không pháp nào khác ngoài Pháp được thiện thuiýet này, không Tăng nào ngoài những vị đang chính hành này.
[109] Du-già 55, tr. 605c17: Trong gia hành đạo, trước tiên do sự tích tập tư lương đã được cực kỳ hoàn hảo, lại bằng thiện phương tiện mài luyện tâm, từ thiện căn biên tế thuộc thế gian thuận quyết trạch phần, một cách trực tiếp vô gián, phát sinh tâm thứ nhất có đối tượng sở duyên là pháp giả danh về hữu tình vốn tự nội thân đã bị loại trừ; đoạn trừ các phiện não thô trọng bậc thấp thuộc loại kiến sở đoạn. Từ đó vô gián phát sinh tâm thứ hai có đối tượng sở duyên là pháp giả danh về các pháp vồn tự nội thân dã bị loại trừ; đoạn trừ phiền não thô trọng bậc trung thuộc loại kiến sở đoạn. Từ đó vô gián phát sinh tâm thứ ba có đối tượng sở duyên là pháp giả danh về hữu tình và các pháp vốn tự nội thân đã bị loại trừ; đoạn trừ tất cả phiền não thô trọng thuộc loại kiến sở đoạn. Hiện quán này chính là kiến đạo, cũng được gọi là song vận đạo (vận hành song song chỉ và quán). Trong đó tuy có ba phẩm thâm của tì-bát-xa-na (quán) và ba phẩm tâm của xa-ma-tha (chỉ), nhưng do song vận mà lập chỉ ba tâm, vì trong một tâm có thể vừa chỉ vừa quán. Nên biết, các tâm này chỉ duyên đến cảnh đối tượng là phi an lập đế. Lại nưa, hai tâm đầu tương ưng với pháp trí; tâm thứ ba tương ưng với loại trí. Lại nữa, chính do thế lực của tâm này, trong các an lập đế kể từ khổ phát sinh khổ trí v.v. thuộc giai đoạn hiện quán thứ hai, thanh tịnh vô ngại. Nên biết, y chỉ trí này mà thành lập bốn trí khổ, tập, diệt, đạo. Tức ba tâm trước cùng với chỉ quán phẩm chứng đắc sự tịch diệt do diệt trừ phiền não thuộc kiến đọan, đạt đến xuất thế gian đạo, vĩnh viễn diệt trừ hết thảy phiền não và sở y sự. Đó là hiện quán trí đế hiện quán.
[110] Du-già ibid.: Trí đạt được sau hiện quán, gọi là hiện quán biên trí. Chỉ sau khi từ tâm thứ ba vô gián ra khỏi kiến đạo, tri này mới hiện tiền. Nó duyên đến đối tượng là trí mà đời trước đã từng quán sát hai giới địa hạ (Dục giới) và thượng (hai giới trên) và hai tăng thượng an lập đế. Nó là trí tương tợ pháp và loại trí, thuộc thế tuc, thông với cả xuất thế. Tức là thế gian hậu đắc trí. Theo thứ tự, mỗi chấn đế phát sinh hai thứ trí, đó là trí nhẫn khả dục lạc, và trí hiện quán quyết định. Như vậy, y hiện quán nói trước đó, sau khi nó sinh khởi, trong các chấn đế thuộc hạ và thượng địa, cặp hai trí phát sinh. Đấy gọi là hiện quán biên trí hiện quán.
[111] Tận trí, vô sinh trí, hoặc mười trí.
[112] Thứ hai, tín hiện quán, thứ ba giới hiện quán, vì tự tính không phải là tuệ. Tư hiện quan thuộc tư lương vị, không khởi trong gia hành. Cứu cánh hiện quán cũng vậy.
[113] Cực hỷ địa hay Hoan hỷ địa, tối sơ trong mười địa của Bồ tát.
[114] Triṃś. 29: acitto 'nupalambho'sau jñānaṁ lokottaraṁ ca tat| āśrayasya parāvṛttir dvidhā dauṣṭhulyahānitaḥ ||29||
[115]Bất tư nghị, acintya; nhưng Triṃś. 29: acitta: vô tâm. Sthiramati: tatra grāhakacittābhāvāt grāhyārthānupalambhāc ca/ acitto’nupalambho asau.../ ở đây vì không có tầm năng thủ, không có cảnh sở thủ, cho nên nó la vô tâm, vô đắc.
[116] Sthiramati: lokād uttīrṇām iti jñānaṃ lokottaraṃ ca tad iti/ vì nó siêu việt thế gian nên nói là trí xuất thế gian.
[117] Tụng chỉ đề cập trí vô phân biệt, không đề cập hậu đắc.
[118] Các trí hậu đắc.
[119] Sthiramati: āśrayo’tra sarvabījakam ālayavijñānam/ ở đây, y hay sở y là thức a-lại-da, hạt giống của tất cả.
[120] Chuyển y, Skt. āśrayasya paravṛttiḥ: sự biến chuyển trở thành cái khác của sở y, sự tha hóa của sở y. Trong tụng văn, là hai từ độc lập quan hệ sở hữu. Khuy Cơ cho là một hợp từ (āśrayāparavṛttiḥ) nên suy diễn là hợp từ y sĩ thích. Sthiramati: tasya paravṛttỉ/ yā dauṣṭhulyavipākadvayavāsanābhāvena nivṛttau satyāṃ karmaṇyatā-dharmakāyādvayajñānabhāvena paravṛttiḥ/ Sự chuyển đổi của nó (sở y, a-lại-da), dó là, trong khi triệt tiêu thể của hai loại tập khí, của thô trọng và dị thục, có sự chuyển đổi thành trí bất nhị và pháp thân chân thật, linh diệu.
[121] Giải thâm mật 5 tr. 708b21; dẫn bởi Du-già 78 tr. 733c23: Sự chuyển y mà Thanh văn, Độc gián đạt đươc có được gọi là Pháp thân không? - Không được gọi là Pháp thân. – Vậy gọi là gì? - Gọi là giải thoát thân. Do giải thân mà nói rằng hết thảy Thanh văn, Độc giác, đều bình đẳng, hoàn toàn bình đẳng với Như Lai. Và cũng do Pháp thân mà nói có sự sai biệt. Vì Pháp thân của Như Lai có vô lượng công đức thù thắngkhông thể so sánh thí dụ.
[122] Cực hỷ địa, hay Hoan hỷ địa, pramuditā. Giải thâm mật 4, tr. 704a12: Thành tựu mục dích lớn (đại nghĩa), đạt được tâm xuất thế gian mà trước kia chưa từng có, sinh tâm đại hoan hỷ.
[123] Ly cấu địa: vimalā. Giải thâm mật ibid.: tránh xa tất cả phạm giới cho đến điều nhỏ nhặt
[124] Phát quang địa: prabhākārī. Giải thâm mật, ibid.: do sự tổng trì những điều đã nghe, và tam-ma-địa đã được chứng đắc làm sở y phát ra vô lượng ánh sáng trí tuệ.
[125] Tổng trì giáo pháp Đại thừa.
[126] Diệm tuệ địa: arciṣmatī. Giải thâm mật, ibid.: do pháp bồ-đề phần đạt được mà thiêu hủy các phiền não.
[127] Chỉ 37 bồ-đề phần (bodhipkṣika)
[128] Cực nan thắng địa, hay Nan thắng địa: sudurjayā. Giải thâm mật. ibid.: được tự tại trong các phương tiện tu tập các bồ-đề đã chứng được, là điều cực kỳ khó khăn.
[129] Hiện tiền địa: abhimukhī. Giải thâm mật, ibid.: hiện tiền quán sát sự lưu chuyển của các hành, lại thường xuyên tác ý nơi vô tướng mới được hiện tiền.
[130] Quán duyên khởi 12 chi mà đạt được trí tuệ tuệ tối thắng.
[131] Do thành tựu bát-nhã ba-la-mật.
[132] Viễn hành địa: dūraṅgamuā. Giải thâm mật, ibid.: đạt đến mức chứng nhập thật xa với tác ý vô tướng vô gián vô khuyết, tiếp cận với cộng tướng thanh tịnh địa.
[133] Bất động địa: acalā. Giải thâm mật, ibid.: đạt được vô công dụng nơi vô tướng, ở trong các tướng mà không bị các phiền não hiện hành làm dao động.
[134] Thiện tuệ địa. sādhumatī. Giải thâm mật, ibid.: đạt được trí tuệ vô lượng quảng đại, thuyế tpháp tự tại.
[135] Pháp vân địa: dharmameghā. Giải thâm mật, ibid.: thân thô trọng rrộng lớn như hư không, Pháp thân viên mãn như đám mấy lớn che trùm tất cả.
[136] Tăng thượng sinh đạo, Samuccaya, Tatia 102.11: abhyudamārga, con đường thịnh vượng, phồn vinh; trong đó, thí ba-la-mật dẫn đến kết quả tài sản lớn. Giới ba-la-mật, tự thể lớn, vì do giới mà tái sinh vào nơi tôn quý. Nhẫn ba-la-mật dẫn quả quyến thuộc ớn, vì có nhẫn thì nhiều người vvề theo.
[137] Quyết định thắng đạo; Samuccaya, ibid.: niḥśreyasamārga, con đường dẫn đến thù thắng. Du-già 43 tr. 95a12: thiện thế gian, dẫn tăng thượng sinh đạo; thiện xuất thế gian, dẫn quyết định thắng đạo. Cf. Câu-xá 12 tr. 65a16, Thuận chính lý 47 tr. 606a19: tăng thượng sinh đạo, con đường dẫn sinh thiên; quyết định thắng đạo, đương dẫn đến giải thoát.
[138] Tinh tấn, phục phiền não. Tĩnh lự, thành thục hữu tình. Trí tuệ, thành thục Phật pháp.
[139] Giải thâm mật 4, phẩm 7: Địa ba-la-mật.
[140] Tạp tập 12, tr. 748b25. Samuccaya, Tatia 106.5, 11, 16, 108.7, 10: bhāvanā pañcavidhā upadhisaṃniśritā ... manaskārasaṃniśritā, āśayasaṃniśritā, upāyasaṃniśritā, vibhutvasaṃniśritā.
[141] Tứ cú: hoặc chỉ thuần, hoặc chỉ tạp, hoặc cả hai, hoặc phi cả hai. Thuật ký: Thuần tu bố thí, có bốn: thí nhưng không phải độ (vì không hồi hướng đại bồ-đề), hoặc độ nhưng không phải thí; hoặc cả hai, hoặc phi cả hai. Các ba-la-mật khác cũng vậy. Về tạp tu, cũng có bốn.
[142] Tạp tập 12, tr. 750a29: đoạn trừ đối trị, là ly hệ quả; hiện tại tự tha thọ dụng, là sĩ dụng quả; tương lai càng phát triển: đẳng lưu quả; cảm tài sản lớn: dị thục quả. Đủ cả năm quả, do tu tập mười thắng hành.
[143] Tư trợ lẫn nhau: vô lậu tư trợ hữu lậu nên được quả dị thục; hữulậu tư trợ vô lậu nên được quả ly hệ. Hoặc kết hợp hữu lậu và vô lậu.
[144] Nhiếp luận (Thế Thân) 8, phần 7: tăng thượng giới học.; (Vô Tính) 7, phần 7: tăng thượng giới học.
[145] Nhập Lăng-già (Đường) 3, tr. 602b26; Giải thâm mật 4, tr. 708b6.
[146] Nhiếp luận (Thế Thân) 8, (Vô Tính) 8, phần 8: tăng thượng tâm học: bốn loại định, Đại thừa quang minh, tập phước định vương, hiền thủ, kiện hành tam-ma-địa. Phật địa luận 5 tr. 316a8.
[147] Nhiếp luận (Thế Thân) 8, (Vô Tính) 8, phần 9: tăng thượng tuệ học.
[148] Do đó không có hiện hành của gia hành vô phân biệt tuệ.
[149] Không có hiện hành của gia hành vô phân biệt tuệ.
[150] Do đó bát địa trở lên có hiện hành của hậu đắc vô phân biệt tuệ.
[151] Nhiếp luận (Thế Thân) 7, tr. 358a23: dị sinh tính (chướng), chướng ngại bởi dị sinh tính (=phàm phu tính, pṛthagjanatva) tính. Thập địa luận 1, tr. 127a12: phàm phu ngã tướng chướng.
[152] Câu-xá 4, 23b18: Thế nào là dị sinh tính (pṛthagjanatva)? Chưa thủ đắc các phẩm chất của Thánh (āryadharmānām alābhaḥ), hay nói cách khác: chưa đạt đến Thánh đạo (mārgasyāprāpttir iṣyate pṛthagjanatvam). Du-già 56, tr. 607c8: Y trên phần vị chưa sinh khởi tất cả Thánh pháp xuất thế gian mà thiết lập dị tsinh tính.
[153] Chủng tử phiền não chướng.
[154] Tì-bà-sa 3, tr 12b15: khi tâm, tâm sở đạt được khổ pháp trí nhẫn, lúc bấy giờ xả dị sinh tính, được Thánh tính, hàm chứa tất cả Thánh pháp.
[155] Hai chân kiến đạo: chân kiến đạo của Nhị thừa với sinh không trí; của Bồ tát với pháp không trí.
[156] Câu-xá 4, tr. 22a13: trước kia chưa nhận được nay nhận được gọi là đắc (prāpti). Đã nhận được mà chưa mất gọi là thành tựu (samanvāgata: cái luôn luôn đi theo).
[157] Tập luận 4 tr. 678c24; Tạp tập 7 tr. 727a22: Từ đâu mà đọan? Không từ quá khứ, vì đã diệt. Không từ bị lại, vì chưa sinh. Không từ hiện tại, vì không câu hành với đạo. Nhừn từ nơi phần thô trọng của các phiền não mà có đoạn. Vif để đoạn trừ các phẩm loại thông trọng như thế như thế mà phát sinh các phẩm đối trị như thế như thế. Khi phẩm đối trị nàg sinh thì phẩm thô trọng này diêt, bình đẳng bình đẳng; như ở đời khi ánh sáng hiện thì bóng tối mất. Do phẩm ly hệ này khiến phiền não vị an trụ trong pháp bất sinh. Đó gọi là đoạn.
[158] Đoạn phiền não mới thành Thánh tính. Chưa vào kiến đạo, tức chưa khởi vô gián đoạn, phiền nào chưa đoạn, khi ấy là dị sinh tính hay phàm phu. Nhưng, Kinh Luận đều nói, sát-na đầu tiên kiến đạo là nhập chính tính ly sinh, tức rời dị sinh tính, trở thành Thánh tính. Luận trả lời mâu thuẫn này bằng gián tiếp dẫn Tập luận, như đã dẫn trng cht. 156 trên.
[159] Giả thiết nạn vấn của Tiểu thừa, Thuật ký: Theo đó, trong vô gián đạo ấn tượng phiên não (hoặc đắc= phiền não đắc, tức chủng tử phiền não) vẫn còn, cho nên có thể khởi giải thoát đạo tương phản với đắc (ấn tượng phiền não hay chủng tử phiền não). Câu-xá 23 tr. 122a16: Trong vô gián đạo, đoạn phiền não đắc (ấn tượng phiền não). Vào giải thoát đạo, giải thoát phiên não, đắc và ly hệ đồng thời khởi. Như đuổi kẻ trộm ra khỏi nhà (vô gián ddaoj), sau đó đóng chặt cửa không cho nó vào lại (giải thoát đạo).
[160] Du-già 78, dẫn Giải thâm mật 4, tr. 704ba: Trong các địa, có bao nhiêu thứ ngu, bao nhiêu thứ thông trọng để đối trị. Có 22 ngu, trong đó sơ địa có hai...
[161] Thuật ký: Các thứ nghiệp quả, tự thể của chúng không phải là ngu, nhưng được phát động bởi ngu, thuộc phẩm loại ngu.
[162] Nhóm chướng ngại nhạy bén (lợi) hoạt động với ngu cháp ngã pháp. Nhóm chướng ngại chậm lụt (độn) hoạt động với ngu khởi nghiệp quả.
[163] Hán: vô kham nhiệm tính, Skt. akarmaṇyatā.
[164] Du-già 11 tr. 331b16: Trong tĩnh lự thứ nhất khổ căn chưa bị đoạn. Vì phẩm thô trọng của nó chưa bị đoạn. Khỏ căn chưa bị đoạn, nhưng không còn hiện hành.
[165] Nhiếp luận (bản) 3 tr, 145c12, (Thế Thân) 7 tr. 358a14, (Vô Tính) 7 tr. 423b5: Trong pháp giới có 10 bất nhiễm ô vô minh. Các vô minh như vậy đối với Thanh văn không phải là nhiễm ô, nhưng với Bồ tát là nhiễm ô.
[166] Thập địa Bồ tát lưu phiên não chướng để trợ giúp bản nguyện tái sinh. Xem đoạn sau.
[167] Trong mỗi địa địa có ba đoạn: nhập địa tâm, trụ địa tâm vã mãn địa tâm.
[168] Thời gian nhập địa, trụ địa, và xuất địa.
[169] Tạp tập 14, tr. 736c26: Bồ tát đã đắc Thánh đế hiện quán, trong tu đạo vị của mười địa, duy chỉ tu đối trị đạo đối với sở tri chướng chứ không phải đối trị đạo đối với phiền não chướng. Khi đắc bồ-đề đồng loạt đoạn phiền não chướng và sở tri chướng, tức khắc thành A-la-hán và Như Lai. Các Bồ tát này tuy chưa vĩnh viễn đoạn phiền não, nhưng các phiền não cũng như thuốc độc đã bị vô hiệu hóa bởi chú thuật không còn phát khởi những tác hại của phiền não.
[170] Nhiếp luận (Thế Thân) 7, tr. 358a24: tà hành (mithyāpratipatti), tà hành bởi thân v.v. nơi hữu tình. Thập địa luận 1 tr. 127a13: chướng nơi thân v.v. của chúng sinh.
[171] Du-già 78, tr. 730a12, dẫn Giải thâm mật 4 ibid.
[172] Nhiếp luận (Thế Thân) 7 ibid.; Thập địa luận 1 ibid.
[173] Du-già 78, dẫn Giải thâm mật 4 ibid.
[174] Thập địa luận 1, tr. 127a14: giải pháp mạn chướng.
[175] Bao gồm các liên hệ thân kiến, biên kiến thuộc ngã sở, ngã ái, ngã mạn.
[176] Thí, giới, tu, thuộc bà phước nghiệp sự thế gian; cf. D. 33. Saṅgītisutta tīṇi puññakiriyavatthūni– dānamayaṃ puññakiriyavatthu, sīlamayaṃ puññakiriyavatthu, bhāvanāmayaṃ puññakiriyavatthu. Tập dị môn 5, tr. 385c12: 三福業事.
[177] Hai loại thân kiến: phân biệt ngã kiến trong thứ thứ sáu và câu sinh trong thức thứ bảy.
[178] Thân kiến trong thức thứ sáu thô, trong thứ bảy vi tế. Du-già 78, tr. 733a25, dẫn Giải thâm mật 4 (tr. 707c11): Có mấy loại phiền não trong các địa? Có ba. 1. Hại bạn tùy miên, tùy miên mà trợ bạn của nó đã bị hại: các tùy miên trong năm địa về trước, ở đó các phiền não hiện hành không câu sinh (thuộc kiến đoạn), vốn là trợ bạn cho các phiền não hiện hành câu sinh (thuộc tu đoạn), đã bị hại trong kiến đạo, nên các phiền não (câu sinh) ấy bấy giờ không còn trợ bạn. 2. Vi liệt tùy miên, các hiện hành vi tế trong thức thứ sáu vá thứ bảy; hoặc bị trấn áp không hiện hành. 3. Vi tế tùy miên, từ bát địa trở lên hết thảy phiền não không còn hiện hành, mà chỉ làm chỗ tựa cho sở tri chướng.
[179] Thập địa luận 1 ibid.: thân tịnh ngã mạn chướng.
[180] Vô sai biệt đạo: quán chân như bốn chân đế, không thấy có sự sai biệt giữa sinh tử niết bàn để mà ghét hay ưa.
[181] Quán duyên khởi lưu chuyển, duyên khổ và tập làm đối tượng, hiện hành quán sát sự lưu chuyển của các hành
[182] Quán duyên khởi hoàn diệt, duyên diệt và đạo làm đối tượng, tướng tịnh thường xuyên được duyên làm đối tượng hiện tiền.
[183] Thập địa luận, ibid.: tế tướng tập chướng.
[184] Trong địa thứ sáu, quán duyên khởi lưu chuyển và hoàn diệt vẫn còn thấy có sự sinh diệt với hnàh tướng vi tế.
[185] Thập địa luận 9 tr. 174a15: Trong địa thứ sáu, Bồ tát hành bát-nhã ba-la-mật, khi vô ngiạ trtí hiện tiền, phát sinh tâm vui thích nơi vô tác hành. Đối trị lạc vô tác hành, bằng phương trị trí, phát khởi mười thắng hành đẻ nhập thất địa. Thuật ký: vô tác hành, tức không hành.
[186] Hai tự tại: tự tại hiện thân tướng, và tự tại hiện nơi quốc độ tùy ý.
[187] Giải thâm mật kinh sớ 8 tr. 367c25: sinh không trí quả, chỉ hậu đắc trí và diệt tận định được dẫn khởi bởi sinh không.
[188] Vô ngại giải (pratisaṃvid), Du-già 45, tr. 539b4: 1. Trí không thối chuyển của Bồ-tát, y chỉ trên tu mà được tác thành, không bị trệ ngại, trong hết thảy dị môn của hết thảy pháp. Đó là pháp vô ngại giải của Bồ tát. 2. Trí không thối chuyển của Bồ-tát, y chỉ trên tu mà được tác thành, không bị trệ ngại, trong hết thảy dị biệt tướng của hết thảy pháp. Đó là nghĩa vô ngại biện của Bồ-tát. 3. Trí không thối chuyển của Bồ-tát, y chỉ trên tu mà được tác thành, không bị trệ ngại, trong tất cả sự huấn thích từ của hết thảy pháp. Đó là từ vô ngại giải của Bồ tát. 4. Trí không thối chuyển của Bồ-tát, y chỉ trên tu mà được tác thành, không bị trệ ngại, trong tất cả phân tích phẩm loại của hết thảy pháp. Đó là biện vô ngại giải của Bô-tát. Tập luận 7 tr. 691a27: bốn vô ngại giải (catasraḥ pratisaṃvidaḥ): 1. Pháp vô ngại giải (dharmapratisaṃvid), y chỉ tĩnh lự, trong tất cả dị danh của pháp, tinh thông không bị trệ ngại (sarvadharmaparyāyeṣu avyāghātasamṛddhau), hoặc định hoặc tuệ, và các tâm, tâm sở tương ưng. 2. Nghĩa vô ngại (arthapratissaṃvid), y chỉ tĩnh lự, trong tướng và ý thú, tinh thông không trệ ngại (laṣaṇe abhiprāye cāvyāghātasamṛddhau), hoặc định hoặc tuệ, và các tâm, tâm sở tương ưng. 3. Từ vô ngại (niruktipratisaṃvid), y chỉ tĩnh lự, trong các phương ngữ, tục ngữ, huấn thích từ, tinh thông không trệ ngại (janapadabhāṣāyām anuvyavahāre dharmanirvacane ca avyāghātasamṛddhau), hoặc định hoặc tuệ, và các tâm, tâm sở tương ưng. 4. Biện vô ngại (pratibhānapratisaṃvid), y chỉ tĩnh lự, trong những sai biệt của các pháp, tinh thông không trệ ngại, hoặc định hoặc tuệ, và các tâm, tâm sở tương ưng. Nhiếp luận (Vô Tính) 7 tr. 424b21: Do pháp vô ngại, tự tại hiểu rõ tất cả pháp cú. Do nghĩa vô ngại, tự tại thông suốt hết thảy nghĩa lý. Do từ vô ngại, tự tại phân biệt hết thảy ngôn từ. Do biện vô ngại, khắp trong cae mười phương tùy thích nghi tự tại biện thuyết.
[189] Tự tại trong sự tổng trì, thâu tóm tất cả.
[190] Hậu hậu tuệ biện,.
[191] Sự giải thích từ nguyên theo ngữ tộc và quan hệ của chúng.
[192] Tức hết thảy phương ngữ và thổ âm trong một phương ngữ, thổ âm.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 10 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Bức Thành Biên Giới


Rộng mở tâm hồn


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.8.177 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập