Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập Kinh [福蓋正行所集經] »» Bản Việt dịch quyển số 2 »»

Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập Kinh [福蓋正行所集經] »» Bản Việt dịch quyển số 2

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập

Kinh này có 12 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Lúc bấy giờ Thiên chủ đội trên đầu mũ Ma Ni Bảo Châu, từ cõi trời Đao Lợi đến trước Đức Phật, thấy thân tướng Phật, các đức trang nghiêm, tâm nhiều hoan hỷ chưa hề từng có, đầu mặt đảnh lễ dưới chân Đức Thế Tôn rồi dùng tiếng trong trẻo to lớn xưng dương Phật đức. Nếu mà các chúng sanh thấy tướng Phật đẹp phát tâm hy hữu cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán, liền được phá đi bốn loại nghiệp, thành tựu những ý nghĩa to lớn, được những niềm vui. Các ngươi trời người và các chúng ma phạm đều sẽ đến đây để gặp các bậc vô thượng. Lúc ấy có Đại Tiên Trì Minh cùng với Nhựt Nguyệt Thiên Tử và những vị đồng cư như: Trời thuộc về nước, Trời thuộc về lửa, Trời thuộc về đa văn, Trời Diệm Ma, Trời Đại Phạm, Trời Lực Kiên, Trời Na La Diên, Trời Bát La Noa Ma Na v.v... cùng với các Long Thần, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lầu La, Khẩn Na La, Tất Lạc Đa, Tỳ Xá Già, Di Kiều Dà v.v... những loại như vậy cùng chung một lòng cúng dường lễ bái tán thán công đức của Phật. Đây là bậc xuất thế gian, trí tuệ đệ nhứt, danh xưng rộng lớn, chẳng đâu mà không hay biết. Ngài Xá Lợi Phất cùng với các bậc Đại Thanh Văn, tất cả đều chẳng thể rõ hết cảnh giới trí tuệ kia. Từ trên đảnh Tô Di Lô đến cõi trời Sắc Cứu Cánh, tất cả chúng hữu tình đều đến để chiêm ngưỡng Đức Như Lai. Bậc ứng cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn. Ở nơi thuyết pháp nầy, nói lời không vọng, trước sau đều lành, lời nầy xảo diệu, nghĩa ấy sâu xa, hay phá được những điều ít nghe của những chúng sanh vô trí, ngu si ám độn. Làm cho họ nghe rồi sanh đại giác ngộ, vui tu chánh hạnh, tăng ích huệ mệnh, quyết định được miễn vào đường ác sợ hãi. Có thể mở rộng cửa thành Niết Bàn, nhập vào cảnh giới giải thoát bất tư nghì.
Trong kinh nầy nói về cái nhơn trước của phước cái. Vì sao rõ biết được ? – Nghe như thế rồi, rộng làm việc tịnh thí, kiên trì cấm giới. Đối với niềm vui thế tục chẳng sanh ái nhiễm. Các việc lợi ích như vậy làm cho sanh ra tín tâm thuận lợi. Tu tạo như vậy sớm được thành tựu. Giống như có người ở trong đêm tối mang một ngọn đuốc lớn vào trong ngôi nhà, thì ở nơi đó đều thấy sáng hết lên. Ở trong đó có chứa nhiều của quý báu, đủ các thứ vật; hoặc tinh hoặc thô, mỗi mỗi đều hiển bày. Tất cả có thể thọ dụng, làm cho an ổn vui vẻ. Nếu lại có người ở trong kinh nầy, thọ trì đọc tụng, vui nghe nghĩa sâu, gần gũi các vị pháp sư, như lý suy nghĩ, tâm sanh giác ngộ. Nên biết người nầy hay đối với đêm dài sanh tử cầm đèn trí tuệ vào thành Niết Bàn. Với pháp sâu xa ấy hoặc lý hoặc sự, tất đều rõ cả. Lại được thông đạt, lìa những nghi hoặc phá các si ám, xa lìa luân hồi, tâm được giải thoát mà có thể thọ dụng vô tận pháp lạc.
Như Đức Thế Tôn dạy: Thế gian hữu lậu; nên chẳng có trí tuệ lớn; chỉ chứng chánh trí thì mới có thể phá được sự si ám. Cho nên kẻ trí phải cầu chánh pháp xuất thế vô lậu. Đối với chỗ dạy dỗ trong khế kinh, luận nghị phải đúng với giáo pháp; nên lành quan sát. Giống như các loài hữu tình tạo phước hoặc chẳng phải phước, mỗi mỗi thọ phải quả báo kia, quyết định không sai khác. Nên rõ thế gian, tất cả đều do nhơn duyên sanh. Nếu không có chúng sanh, tức chẳng có phiền não. Nếu không có phiền não, tức chẳng có địa ngục. Cho nên ta nói về pháp nhơn duyên; chẳng giống như ngoại đạo chấp vào tà kiến mà thấy khác đi. Không nhơn không duyên lại sanh ra được tất cả pháp. Kia tính toán sai trái mà muốn lợi lạc cho nhiều. Kẻ nào tước đoạt lông da của cầm thú và ai lấy đó để che thân, thì sự ấy đã hiển nhiên, làm sao lại do duyên nghiệp giả. Do đây nên phải rõ, thế gian hay có như vậy, mà ra khỏi nơi đó cũng là chuyện tự nhiên. Chẳng hay tu tạo. Còn Như Lai đã rõ biết rồi; nên khởi tâm đại bi, thương tưởng giáo hóa. Dùng trí sáng suốt để diệt trừ những si ám kia, dần dần làm cho ngộ nhập vào tất cả các loại trí. Xả bỏ tà kiến đã ăn sâu, mà nương vào Phật Pháp thì tâm sẽ được giải thoát.
Trong kinh nói rằng: Phật đã chỉ dạy cho cách hối lỗi; nên mới nói ra các pháp, giúp cho có thể thoát khỏi luân hồi, được những điều vui lạ. Hiện thấy những loài hữu tình trong thế gian, tạo phước hay chẳng tạo phước, thọ vui buồn quả báo. Giống như Trưởng Giả Cấp Cô Độc phát tâm thanh tịnh, dùng đến 30 khối vàng bạc trân bảo để cúng thí cho Đức Như Lai và các vị đệ tử và các vị A La Hán như A Nậu Lầu Đà v.v... để tạo lập Tịnh Xá. Đây là sự cúng dường to lớn, hiện đời được vô lượng phước báu, tiếng vang đồn khắp, an ổn giàu có, đủ loại của quý, tất cả đều chứa đầy; thân thuộc bằng hữu, kẻ ở người giúp, nhiều không kể xiết. Tất cả đều được viên mãn, thọ dụng không hết, vui vẻ vô cùng. Tất cả đều do bố thí mà ra rồi cảm báo việc nầy.
Lại nữa các Đức Như Lai lòng từ vô lượng đối với tất cả chúng sanh như vị thầy thuốc hay dùng thuốc hay chữa lành những cơn bịnh của thế gian như gió độc, đàm dãi, đủ các loại bệnh tật, làm cho nhẹ hẳn đi. Đức Như Lai cũng lại như vậy, lành nói thuốc pháp có thể làm cho chúng sanh, phiền não căn bản đứt hẳn có thể được giải thoát. Rồi những loài hữu tình kia vì không có hạt giống lành và cũng chẳng có sức mạnh; nên chẳng thể sanh ra lớn mạnh; chẳng cầu giải thoát, ba độc gốc bệnh là chỗ ràng buộc. Do vậy người nầy thật khó hóa độ. Cho nên Đức Như Lai với tâm bình đẳng đại bi, chẳng nghĩ đến chuyện oán thân, cho các pháp dược, làm cho lành lại. Vì đó mà nói bố thí, trì giới các hạnh v.v... để mà thọ trì, thâm nhập vào kinh điển.
Lại nữa ngay cả bản thân người kia, thật là khó đặng, giống như con rùa mù gặp khúc cây nổi, siêng tu thập thiện, cầu lìa khổ ải. Rồi trở lại làm được thân người; nhưng lại không sanh được vào nơi có đạo và các căn chẳng đầy đủ. Hoặc đối với Phật Pháp tâm chẳng vui vẻ. Hoặc khi sanh trở lại chẳng gặp được thế giới có Phật; hoặc do ác nghiệp, thọ các quả báo câm ngọng; miệng chẳng thể tuyên nói chánh pháp của Phật. Đối với công đức của Phật chẳng thể rõ biết. Lại nữa với các chúng sanh do ngu si che lấp và tà kiến làm mê hoặc tâm quay lưng lại với bạn lành và phá nát con thuyền chánh pháp. Dọn sạch núi chánh pháp, đốn hết rừng trí tuệ, chạy khỏi thành giải thoát, mở cửa 3 đường ác, chẳng thể rõ biết được lòng tin thanh tịnh; chẳng hay kiến lập được pháp tràng chơn thật, liền vì đốt cháy cung điện ở cõi trời, rồi tích tụ tài sản quý giá của thế gian, tự tạo cho mình giàu có, rồi khởi ra tâm ngã mạn, không trí ngu si; chẳng lành quan sát, chẳng tu thí huệ, lại chẳng thọ dụng. Vì kia mà keo kiệt giữ gìn. Chẳng rõ được thân nầy do già, bịnh, chết khổ thường hay theo mình. Khi tạo những nghiệp ác chẳng lo sám hối. Khi còn trai tráng mạnh khỏe thì sức lực đầy đủ, thân hình tráng kiện. Béo mập qua rồi là những sự dơ nhớp; nhưng hay sanh ái nhiễm. Khi đến suy già, thân thể run rẩy, da thịt sần sùi, sanh ra nhiều chấm đen. Môi miệng nứt nẻ, thở vào ra hổn hển, tóc bạc rụng dần, răng long rồi rụng. Thân sinh bịnh nhọt, phá hoại da dẽ, các căn mỏi dần, gân liền co giãn, đầu chân gần nhau, đi bộ khó khăn. Tất cả châu thân, giống như chỉ rối. Ý dục lại đến như hưng phấn lên, ca hát múa xướng, chẳng hề suy nghĩ, những món ăn ngon lại chẳng ăn được. Giả sử muốn uống, cổ lại chẳng trơn. Mắt nhìn chữ nghĩa lại chẳng hiểu rõ. Ý dục có đến, nói chẳng rõ ràng. Hơi thở ra vào, nếu chẳng liên tục, lúc được lúc mất, liền đó thân nhơ, bụng trương phình lên, rên la thảm thiết; chỉ còn xương da, nằm ngồi tại giường. Mặt hiện sắc tái. Sanh ra lo lớn. Lúc ấy có gió liền chạm vào tứ chi, giống như kim châm, đau đớn chẳng thể chịu được. Tất cả Thầy thuốc, bỏ bịnh mà chạy. Nhiều thứ bức bách đốt cháy toàn thân. Tất cả niềm vui tiếc đều dành cho kia. Tất cả của quý, chưa xả bỏ hết, như gặp sấm chớp, phá hoại chẳng còn; chẳng hề hay biết. Tự nhiên cả đời, sát na biến đổi, làm người sợ sệt, cha mẹ vợ con, trong ngoài thân quyến, buồn bã rơi lệ, tâm cang đau xót, kêu la liên tục; bỏ đây rồi đi đâu. Trải qua đời khác, chỉ một mình lui tới; giống như thương gia còn trẻ chẳng có bạn hữu nào. Vào nơi tối tăm, thật là nguy hiểm, rơi vào hố sâu, chìm nổi khổ ải, chẳng chỗ nương tựa và không có chỗ để cầu cứu; chẳng có chỗ để nương nhờ. Sứ giả Diệm Ma, Thiên Mẫu đêm đen, giận móc mắt răng, thật là đáng sợ, chửi rủa thậm tệ. Trói lại bỏ đi. Tật ấy như gió, đưa đến Diệm Ma, sanh ra chẳng tôn trọng việc lành; chết lại đọa vào chỗ khổ sở, rất nhiều gươm đao, từ trên rơi xuống, cắt chia thân thể, cắt lìa tay chân, cắt tim cắt lưỡi, máu thịt lẫn lộn, tay chân móng vuốt, chất thành từng khối, chỉ có xương cốt, còn lại chưa tiêu, thọ những khổ lớn, buồn phiền chẳng nguôi, gió nghiệp thổi đến, làm cho giao động, thọ khổ dài lâu, nghiệp hết mới khỏi.
Nếu có những chúng sanh, tin theo lời Phật, vui làm việc lành, lợi ích an lạc tất cả chúng sanh. Tùy đó thuận lợi mà được tốt đẹp. Như gặp lạnh giá cùng với sưởi ấm, như người nóng bức liền gặp mát mẻ. Với kẻ đói khát, lấy nước suối cho. Với kẻ đói khổ, giúp cho đồ ăn. Với kẻ qua sông, nên tạo thuyền bè. Những người không chỗ, cho họ nhà cửa. Với kẻ bần cùng, giúp cho của cải. Với kẻ tranh tụng, khuyên họ hòa thuận. Với người độc hành, vì đó làm bạn. Với người bịnh khổ, chỉ cho thuốc hay và làm cho bịnh lành. Người bị rắn cắn, gia trì thần chú tiêu trừ nọc độc. Với kẻ ngã mạn, hãy dùng kiến trí, để mà hàng phục. Mỗi mỗi đều được an ổn vui vẻ. Nếu được như thế, lợi lạc chúng sanh, hiện tại liền được phước báo như ý và ở đời khác, chỉ có phước nghiệp nầy, làm bạn với mình, làm chỗ trở về, làm chỗ cứu vớt, làm chỗ nương tựa.
Nếu các chúng sanh nghiệp tham tích chứa hơn cả phước điền chẳng thể bố thí, giống như đệ tử Phật là Ưu Ba Ly đến độ người kia, tâm lại chẳng hoan hỷ, chẳng tin về phước bố thí, có thể mang đến niềm vui. Còn chứa nhóm tội ác thì sau sẽ thọ quả luân hồi. Giả sử có được làm người, sanh vào nơi thấp kém. Hoặc nhà giết heo, hay nghề hốt phẩn, làm xe, làm tóc, đánh cá, thợ lò rèn, nông dân, kẻ dệt vải, người hớt tóc, kẻ làm thợ nhuộm, giặt ở những nơi chẳng sạch sẽ gì. Ăn uống nghèo nàn, vì kia làm tôi tớ, tay chân dơ bẩn, nhiều khổ muốn nhiều, chẳng thấy ánh sáng mặt trời. Lại thêm nhiều bịnh khổ sở như: ghẻ lở, bệnh nhọt, bệnh trĩ, ung thư, sốt rét, bệnh lỵ, bệnh cuồng, bệnh hàn... như thế các bịnh, hành hạ thân nầy gầy mòn còm cõi, tay chân cong vẹo, môi miệng khô queo, đầu tóc bù xù, hai mắt chảy ghèn, xuống sắc nhờ người, cởi bỏ áo quần, kéo nhau mà chạy, hoặc hay bỏ đi, lại cũng chẳng biết. Nếu có ngó tới, hình thể lỏa lồ, nằm ngồi trên phẩn, giống như tự vui, tự sờ vào tóc, làm chuyện chẳng xấu hổ, nói với người đến thăm, quen tôi để làm gì ? hoặc cầm đồ bể, quăng khắp đầy nhà, được chút đồ ăn dư, dùng để nuôi mạng. Trăm ngàn giòi bọ, tranh nhau xâm chiếm. Trong ngoài dơ nhớp, chúng như kẻ oán, do nhơn chẳng lành mà tập hợp lại. Tự làm việc ác, lại bảo khác làm. Người nầy lại khổ não không biết bao nhiêu mà kể. Cho nên Đức Thế Tôn thường vì lòng đại bi, lân mẫn nhớ nghĩ đến tất cả, khiến cho phát tâm, quyết định hối lỗi, sớm được giải thoát, khỏi những việc sai quấy.
Trong kinh nói rằng: Chỉ có việc làm tu tạo những chánh hạnh thì mới có thể làm cho người ta vui được với quả báo của nhơn thiên. Cho nên Tỳ Kheo! Thọ trì kinh nầy vì người khác mà diễn nói, như thế tu hành, liền làm cho mình và người thành tựu được lọng che của phước đức.
Lúc ấy Đức Thế Tôn ở tại thành Vương Xá thuộc Vườn Trúc Ca Lan Đà thì Đề Bà Đạt Đa cực đại ngu si, dùng tâm độc ác để làm tổn hại Phật Pháp, vì làm cả trăm ngàn chướng ngại khó lường. Thế nhưng chẳng động đến một sợi lông của Phật. Rồi cùng với vua A Xà Thế ra lệnh cho Ngài ra khỏi thành và tuyên bố trong thành ấy chẳng có một người nào được phép đến chỗ Phật, cho đến việc ăn uống hay cúng dường khiến cho Cù Đàm chẳng thể nhận được, thì khiến cho Ngài phải rời bỏ nơi nầy đi đến nước khác. Vua nghe việc nầy rồi lấy làm tin. Lúc ấy ở trong thành kia các vị Ưu Bà Tắc, rõ biết việc nầy rồi liền nói rằng: Khổ thay! Nay nhà vua tại thành Vương Xá chẳng làm chủ được mình. Còn Như Lai là bậc xuất thế, thật là khó gặp, như hoa Ưu Đàm Bát La. Sao Đại Vương lại tin được Thầy tà như vậy, chẳng nghe chúng tôi đến đó cúng dường; chẳng hứa với Như Lai và nghe lời bọn tôi. Tôn Giả A Nan Đà nghe lời nầy rồi, liền đến bạch Phật và Phật bảo rằng: Ta đã rõ biết rồi! Hãy chớ có lo. Ở trong pháp của ta chưa hề có một vị Đệ tử Thanh Văn nào có việc khiếm khuyết, hà huống là thân ta ư ! Lúc ấy Đức Thế Tôn phóng ánh sáng lớn chiếu đến thành Vương Xá, tất cả làm cho thanh tịnh, gặp ánh sáng kia, thân tâm tự nhiên thư thái. Lúc ấy Đế Thích thấy ánh sáng của Phật, dùng thiên nhãn quán sát rõ biết lý do nơi ấy, nên phát dõng mãnh lớn, hiện đại uy đức, vì các Đàn Việt đến đó cúng dường.
Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập Kinh
Hết quyển hai

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 12 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.124.135 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập