Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phẩm 15: Hiền Thánh (Phần 2)
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, việc làm củaBồ-tát Ma¬ha-tát rất khó, vì vô lượng vô số chúng sinh, mặc áo giáp tinh tiến, làm đại trang nghiêm, khiến khắp chúng sinh được Đại Niết-bàn, mà tướng chúng sinh, rốt ráo không thể có được.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế. Tu-bồ-đề, việc làm củaBồ-tát Ma-ha-tát rất khó, vì vô lượng vô số chúng sinh, mặc áo giáp tinh tiến, làm đại trang nghiêm, khiến khắp chúng sinh được Đại Niết-bàn, mà tướng chúng sinh, rốt ráo không thể có được. Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát không vì sắc, hoặccởi, hoặc buộc mà làm Đại trang nghiêm, không vì thụ,tưởng, hành, thức, hoặccởi, hoặc buộc mà làm đại trang nghiêm, không vì địavị Thanh Văn, địavị Duyên Giác, địavị Phật, hoặccởi, hoặc buộc mà làm đại trang nghiêm. Vì sao? Bồ-tát Ma-ha-tát không vì trang nghiêm tấtcả các pháp mà làm trang nghiêm; đógọi là làm đại trang nghiêm.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát, nếu hành Bát-nhã Ba-la¬mật sâu xa như thế,tức là Bồ-tát Ma-ha-tát làm đại trang nghiêm. Các Bồ-tát Ma-ha-tát, tuy hành Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, không sinh chấp trước đốivới baxứ. Ba xứđó là gì? Là Thanh Văn địa, Duyên Giác địa, Phật địa.
Phật nói: Như ông nói, Bồ-tát Ma-ha-tát, nếu hành Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa như thế, chính là đại trang nghiêm. Nhưng các Bồ-tát Ma-ha-tát, tuy hành Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, đốivới Thanh Văn địa, Duyên Giác địa, Phật địa không sinh chấp trước. Tu-bồ-đề, ông thấy nghĩa gì mà nói như thế?
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mậttối thượng, sâu xa, không có một pháp nào có thể tu tập, không có pháp để tu, không có người tu. Vì sao? Vì Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa, trong đó không có pháp có thể sinh ra, tức không có pháp để tu. Giống như tu hư không, tức là tu Bát-nhã Ba-la-mật; không tu tấtcả các pháp, tức là tu Bát-nhã Ba-la-mật. Tu không chấp trước là tu Bát-nhã Ba-la-mật; tu không giớihạn là tu Bát¬nhã Ba-la-mật; tức tu không có tu là tu Bát-nhã Ba-la-mật; tu không nắm bắt là tu Bát-nhã Ba-la-mật.
Phậtbảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế. Bát-nhã Ba-la-mật này vi diệu, sâu xa. Tu-bồ-đề, các Bồ-tát Ma-ha-tát có thể tu tập nên lấy pháp này mà thí nghiệm, hiển bày tướng đó. Nếu có Bồ-tát Ma-ha-tát, đốivới Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, không sinh tham đắm, không hy vọng, cũng không theo lờilẽ của người khác, tâm mình thanh tịnh, không khởi niềm tin sai khác, lúc nghe thuyết Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, không lo, không sợ, không lui, không mất, không nghi, không thắcmắc, không hối, không chìm, tâm rất hoan hỷ, tin hiểu thanh tịnh. Nên biếtBồ-tát Ma¬ha-tát này, đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, không còn thoái chuyển, đãtừng được nghe pháp sâu xa này nơi Phật trước đây, trong đó lại thưahỏi nghĩa pháp. Do nhân duyên này, nay lại được nghe pháp sâu xa này, không lo, không sợ, cho đến tâm sinh hoan hỷ, tin hiểu thanh tịnh.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma-ha-tát nghe Bát-nhã Ba-la¬mật sâu xa này, không lo sợ rồi, thì nên quán Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này như thế nào?
Phậtbảo Tu-bồ-đề:Bồ-tát Ma-ha-tát muốn quán Bát-nhã Ba-la-mật, nên nương tâm Nhất thiết trí để quán.
Tu-bồ-đề nói: Thế nào gọi là nương tâm Nhất thiết trí để quán?
Phậtbảo Tu-bồ-đề:Nếunương hư không để quán tứcnương tâm Nhất thiết trí để quán. Thế nào gọilà nương hư không để quán? Tu-bồ-đề, nương hư không để quán tức không có cái được quán. Do như thế nên mới đượcgọi lànương tâm Nhất thiết trí, quán Bát-nhã Ba-la-mật. Vì sao? Vô lượng chính là Nhất thiết trí. Tu-bồ-đề,nếu Vô lượng, tức không sắc, không thụ,tưởng, hành, thức, không được, không chứng, không đạo pháp, không đạo quả, không trí, không thức, không sinh, không diệt, không thành, không hoại, không quán, không có cái được quán, không làm, không có người làm, không đi, không đến, không nơi chốn, không hướng đến, không trú không phải không trú; đótức là Vô lượng. Nếu thấy Vô lượng nàytứcrơi vào số Vô lượng; nếu không thấyVô lượng này, tức như hư không vô lượng; Nhất thiết trí cũng Vô lượng. Vô lượng như thế tức không được, không chứng. Vì thế, không thể lấysắc mà được, không thể lấy thụ,tưởng, hành, thức mà được, không thể lấyBố thí Ba-la-mật mà được, không thể lấy Trì giới Ba-la-mật, Nhẫn nhục Ba-la-mật, Tinh tiến Ba-la-mật, Thiền định Ba-la-mật, Trí tuệ Ba-la-mật mà được. Điều này là thế nào? Nghĩalà sắctức là Nhất thiết trí; thụ,tưởng, hành, thức tức là Nhất thiết trí; Bố thí Ba-la-mậttức là Nhất thiết trí; Trì giới Ba-la¬mật, Nhẫn nhục Ba-la-mật, Tinh tiến Ba-la-mật, Thiền định Ba-la-mật, Trí tuệ Ba-la-mật, tức là Nhất thiết trí.
Bấy giờ, Đại Phạm Thiên Vương chủ thế giới Ta-bà, cùng các Thiên tử Sắc giới, Thiên chủ Đế Thích cùng các Thiên tử Dục giới cùng đi đến chỗ Phật. Đếnrồi, đầu, mặt làm lễ dưới chân Phật, đi ba vòng bên phải, lui đứng một bên, cùng bạch Phật: Bát-nhã Ba-la-mậttối thượng, sâu xa, không thể biếthết được giớihạn, nguồngốc, khó thấy, khó hiểu. Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, vì nghĩa gì mà an trú đạo tràng, thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thuyết Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này?
Phậtbảo PhạmVương, Đế Thích, các Thiên tử: Đúng thế, đúng thế. Bát¬nhã Ba-la-mậttối thượng, sâu xa, khó thấy, khó quán, không thể nắm được giớihạn, nguồngốc. Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, đối với Bát-nhã
Ba-la-mật sâu xa này, vì thấy nghĩa này nên an trú đạo tràng, thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa. Các Thiên tử, Như Lai tuy đượcBồ-đề nhưng không có người được, không có có cái để được. Tuy thuyết giảng Bát-nhã Ba-la-mật, nhưng không có người thuyết giảng, không có pháp được thuyết giảng. Vì sao? Vì Ngã Pháp sâu xa, không thể diễn nói, như hư không sâu xa, nên Pháp này sâu xa. Vì Ngã sâu xa nên pháp này sâu xa. Vì tấtcả các pháp không đến nên pháp này sâu xa. Vì tấtcả các pháp không đi nên pháp này sâu xa.
Lúc đó, PhạmVương, Đế Thích và các Thiên tử lạibạch Phật: Hiếm có, Thế Tôn. Hiếm có, Thiện Thệ. Pháp được Phật nói, thế gian hành, khó có thể tin, khó có thể hiểu. Vì sao? Thế gian hành có chấp trước, pháp Phật thuyết không có chấp trước. Vì thế,tấtcả các pháp lìa mọi chấp trước. Phẩm 16: Chân Như
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, pháp Phật thuyết, tùy thuậntấtcả các pháp, lìa mọi chướng ngại, mà tấtcả các pháp rốt ráo là không thể được; vìnhư hư không, lìa tướng chướng ngại. Thế Tôn, vì các pháp như hư không nên tấtcả các chương cú là không thể được; vì các pháp bình đẳng, nên Nhị pháp là không thể được; vì các pháp không sinh, nên pháp sinh là không thể được; vì các pháp không diệt, nên pháp diệt là không thể được; vì các pháp không có tướng, nên tướng nắmbắt là không thể được; vì các pháp không có nơi chốn,nên tấtcả các xứ là không thể được.
Bấy giờ, PhạmVương, Đế Thích và các Thiên tử cùng bạch Phật: Thế Tôn, Trưởng lão Tu-bồ-đề nương Như Lai sinh ra. Vì sao? Vì các pháp được Trưởng lão Tu-bồ-đề nói thảy đều Không.
Bấy giờ Trưởng lão Tu-bồ-đề liềnbảo PhạmVương, Đế Thích và các Thiên tử: Các ông nói Tu-bồ-đề nương Như Lai sinh, nên biết, vì nương Như Như mà hành nên Như Như không sinh. Vì thế, Tu-bồ-đề nương Như Lai sinh.
Các thiên tử, vì giống như Chân như Như Lai không đến, không đi, nên Chân như Tu-bồ-đề cũng không đến, không đi; vì Chân như Như Lai xưa nay không sinh, nên Chân như Tu-bồ-đề cũng xưa nay không sinh. Vì sao? Chân như Như Lai tức là Chân như tấtcả các pháp, Chân như tấtcả các pháp tức là Chân như Như Lai, Chân như tấtcả các pháp cũng là Chân như Tu-bồ-đề. Vì các Chân như này không có sinh, nên Tu-bồ-đề, trong pháp Chân như này, nương Như Lai mà sinh. Nhưng Chân như kia tức chẳng phải Chân như.
Các Thiên tử, giống như Chân như Như Lai không trú, chẳng phải không trú; Chân như Tu-bồ-đề cũng không trú, chẳng phải không trú. Giống như Chân như Như Lai không tạo tác, chẳng phải không tạo tác, không phân biệt, chẳng phải không phân biệt; Chân như Tu-bồ-đề cũng không tạo tác, chẳng phải không tạo tác, không phân biệt, chẳng phải không phân biệt. Vì Chân như Tu-bồ-đề không tạo tác, chẳng phải không tạo tác, không phân biệt, chẳng phải không phân biệt, tức Chân như Như Lai không tạo tác, chẳng phải không tạo tác, không phân biệt, chẳng phải không phân biệt, không chướng ngại vì không chướng ngại; nên tấtcả các pháp cũng không tạo tác, chẳng phải không tạo tác, không phân biệt, chẳng phải không phân biệt, lìamọi chướng ngại. Vì sao? Vì Chân như Như Lai, Chân như tấtcả các pháp, cùng một Chân như. Như này không hai, không phân hai, không tướng, không phân biệt. Chân như không hai đó, tức chẳng phải Chân như, chẳng phải không Chân như,tức chẳng phải Chân như, chẳng phải không Chân như kia. Vì thế, không hai, không phân hai, không tướng, không phân biệt. Vì thế, Tu-bồ-đề nương Như Lai sinh.
Các Thiên tử, Như Lai không làm ra Chân như, chẳng phải không làm ra Chân như, không có Chân như, chẳng phải không có Chân như. Như này không hai, không phân hai, không tướng, không phân biệt. Vì thế, Tu-bồ¬đề nương Như Lai sinh.
Các Thiên tử, giống như Chân như Như Lai, ở mọinơi đều thường, không đứt, không hoại; Chân như Tu-bồ-đề cũng ở mọinơi đều thường, không đứt, không hoại, Chân như tấtcả các pháp, ở mọinơi, đều thường, không đứt, không hoại. Chân như Như Lai không tướng, không động, không có được; Chân như Tu-bồ-đề cũng không tướng, không động, không có được, Chân như tấtcả các pháp cũng không tướng, không động, không có được. Vì thế, Tu-bồ-đề nương Như Lai sinh.
Các Thiên tử, Chân như Như Lai không khác Chân như tấtcả các pháp. Chân như Tu-bồ-đề không khác Chân như tấtcả các pháp. Tấtcả các pháp đó không khác Chân như,tức chẳng phải Chân như; chẳng phải Chân nhưđótức Chân như tấtcả các pháp. Chân như như thế không đến, không đi, không hai, không khác. Vì thế, Tu-bồ-đề nương Như Lai sinh.
Các Thiên tử, giống như Chân như Như Lai, chẳng phải quá khứ,vị lai, hiệntại; Chân như Tu-bồ-đề cũng chẳng phải quá khứ,vị lai, hiệntại, Chân như tấtcả các pháp cũng chẳng phải quá khứ,vị lai, hiệntại. Vì thế, Tu-bồ-đề nương Như Lai sinh.
Các Thiên tử, Chân như Như Lai tức không đến, không đi, không trú Chân như. Chân như Như Lai tức Chân như quá khứ không đi; Chân như quá khứ tức Chân như Như Lai không đi. Chân như Như Lai tức Chân như vị lai không đến; Chân như vị lai tức Chân như Như Lai không đến; Chân như Như Lai tức Chân như hiệntại không trú; Chân như hiệntạitức Chân như Như Lai không trú; Chân như Như Lai tức Chân như quá khứ, vị lai, hiệntại; Chân như quá khứ, hiệntại, vị lai tức Chân như Như Lai. Dù Chân như Như Lai, dù Chân như quá khứ, hiệntại, vị lai, dù Chân như Tu-bồ-đề, các Chân như này không hai, không phân hai, không tướng, không phân biệt; Chân như tấtcả các pháp cũng không hai, không phân hai, không tướng, không phân biệt. Dù Chân như Như Lai, dù Chân như Bồ-tát địa, dù Chân như Vô thượng Chính đẳng Chính giác; các Chân như này không hai, không phân hai, không tướng, không phân biệt, vì rốt ráo không thể được, đều là danh tự sai biệt.
Tu-bồ-đề lạibảo các Thiên tử: Các ông nên biết, Tu-bồ-đề nương Như Lai sinh, không nương sắc sinh, không nương thụ,tưởng, hành, thức sinh, không nương quả Tu-đà-hoàn sinh, không nương quả Tư-đà-hàm sinh, không nương quả A-na-hàm sinh, không nương quả A-la-hán sinh, không nương quả Duyên Giác sinh, không nương quả Phật sinh. Vì sao? Các pháp không sinh, chẳng phải không sinh. Các pháp không được, chẳng phải không được. Các Thiên tử, vì nghĩa này nên Tu-bồ-đề nương Như Lai sinh.
Lúc Tu-bồ-đề thuyết pháp Chân như này, thì đại địa này sáu loại chấn động, có mười tám tướng. Đó là chấn, biến chấn, đẳng biến chấn, động, biến động, đẳng biến động, dũng, biếndũng, đẳng biếndũng, kích, biến kích, đẳng biến kích, bạo, biếnbạo, đẳng biếnbạo, hống, biếnhống, đẳng biếnhống. Hiệnmười tám tướng như thế rồi, tức thời đại địa trở lại như cũ.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, pháp Chân như tối thượng, sâu xa, vi diệu, khó hiểu.
Phậtbảo Tôn giả Xá-lợiTử: Đúng thế, đúng thế. Pháp Chân như tối thượng, tối thắng, sâu xa, vi diệu, khó hiểu, khó vào, nên lúc Phật ca ngợi pháp Chân như này, trong hội có ba trămTỷ-khưu, không thụ các pháp, chứng đượclậutận, tâm khéo giải thoát; năm trămTỷ-khưu-ni xa lìa trần cấu, đượcmắt Pháp thanh tịnh; năm ngàn Thiên tử được Vô sinh pháp nhẫn; sáu ngàn Bồ-tát không thụ các pháp, chứng đượclậutận, tâm khéo giải thoát.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử biết sáu ngàn Bồ-tát kia đã chứng đượclậu tận, tâm khéo giải thoát rồi, liềnbạch Phật: Thế Tôn, các Bồ-tát này tu hạnh Bồ-tát, vì nhân duyên gì, nay ở trong hội này lại đượcdứtsạch các lậu, tâm khéo giải thoát?
Phậtbảo Xá-lợiTử: Ông nay nên biết, cácBồ-tát này, xưa kia từng gần gũi, cúng dường ở chỗ năm trămvị Phật, đều tu tập pháp Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tiến, Thiền định, v.v…. Tuy tu các hành pháp như thế, nhưng không được phương tiện thiệnxảo Bát-nhã Ba-la-mậthộ niệm. Vì nhân duyên này, trở lại chứng quả này.
Lạinữa, Xá-lợiTử. Có các Bồ-tát, tuy tu pháp môn Không, Vô tướng, Vô nguyện, hành đạoBồ-tát, nếu không được phương tiện Bát-nhã Ba-la-mật hộ niệm, nên biếtBồ-tát này được quả Thanh Văn, nghĩa là chứng Thật tế.
Xá-lợiTử, ví như ở đời, có loài chim kia, thân dài, lớn, hoặcmột do-tuần, cho đếnnăm do-tuần, lông cánh chưa có, không thể bay xa, mà muốntừ trên trời Tam Thập Tam, lao thân xuống đất Diêm-phù-đề.Rồi con chim kia, nửa đường, tâm nghĩ thế này: “Ta nay muốn trở lại trời Tam Thập Tam;” hoặc nghĩ thế này: “Ta nguyện đến được đất Diêm-phù-đề, thân không thương tổn, lìa các khổ não.” Xá-lợiTử, ý ông thế nào? Con chim kia muốn lên lại trời có thể lên lại được không? Nguyện đến đất Diêm¬phù-đề, thân không thương tổn, có thể được như nguyện không?
Xá-lợiTử nói: Không, Thế Tôn. Vì sao? Chim kia thân hình đã to, lông cánh lại chưa có, chắc chắn thân sẽ tổn thương, hoặc có thể chết.
Phậtbảo Xá-lợiTử:Bồ-tát cũng thế. Tuy có thể phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, trong Hằng hà sasố kiếp, đãtừng rộng tu các hành, đốivới thí có thể xả,với giới có thể giữ, nhẫn có thể chịu, tinh tiến thì không biếng nhác, thiền định thì tịch tĩnh, lại có thể phát tâm lớn, nguyệnlớn đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác; nhưng không được phương tiện thiệnxảo Bát-nhã Ba-la-mậthộ niệm thì Bồ-tát này chắc chắnrơi vào các địavị Thanh Văn, Duyên Giác.
Lạinữa, Xá-lợiTử. Có các Bồ-tát, tuy nhớ đến thiệncăn các nhóm Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiếncủa chư Phật Thế Tôn quá khứ, vị lai, hiệntại, nhưng vì Bồ-tát này chấp trướctướng niệm, nên không thể biếtcũng không thể thấy thiệncăn các nhóm Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiếncủa chư Phật Thế Tôn. Vì không biết, không thấy nên nghe thuyếttấtcả các pháp Không, Bồ-tát này giữ, chấp trướctướng âm thanh mà sinh tin hiểu, tức đem công đức chấp trướctướng nàyhồi hướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Bồ-tát này chắc chắnrơi vào các địavị Thanh Văn, Duyên Giác. Vì sao? Không được phương tiện thiệnxảo Bát-nhã Ba-la-mậthộ niệm.
Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, như con hiểu nghĩa Phật nói, có các Bồ¬tát, tuy rộng tu các hành trong thời gian dài, nhưng nếu xa lìa thiện tri thức kia, không được phương tiện thiệnxảo Bát-nhã Ba-la-mật; Bồ-tát này tức không thể thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì thế, các Bồ-tát, nếu muốn thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên tu tập Phương tiện thiệnxảo Bát-nhã Ba-la-mật này.
Phậtbảo Xá-lợiTử: Đúng thế, đúng thế.Nếu các Bồ-tát muốn thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên gầngũi thiện tri thức kia, tức có thể tu tập Phương tiện thiệnxảo Bát-nhã Ba-la-mật này. Vì nghĩa này mới có thể thành tựu quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Bấy giờ, PhạmVương, Đế Thích và các Thiên tử cùng bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa, Vô thượng Chính đẳng Chính giác khó được.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo PhạmVương, Đế Thích và các Thiên tử: Đúng thế, đúng thế. Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa, Vô thượng Chính đẳng Chính giác khó được. Nếu những người không có trí, khởi tinh tiếnyếu ớt, sinh tin hiểuyếu ớt, không có phương tiện thiệnxảo, gầngũi ác tri thức, tức đối với Vô thượng Chính đẳng Chính giác, lại càng rất khó.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Phật nói Vô thượng Chính đẳng Chính giác khó được. Như con hiểu nghĩa Phật nói, Vô thượng Chính đẳng Chính giác không khó được. Vì sao? Tấtcả các pháp Không, không có pháp để được, không có người được. Phật đã tuyên thuyết các pháp đều Không. Là pháp có đoạn thì bịđoạn, nên pháp này cũng Không. Vô thượng Chính đẳng Chính giác kia, nếu pháp đạt được, nếu pháp được dùng, nếu biết, nếu hiểu, tấtcả đều Không, không được, không chứng. Vì thế, Vô thượng Chính đẳng Chính giác không khó được.
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Vô thượng Chính đẳng Chính giác không có được nên khó được, không người được nên khó được, không phân biệt nên khó được.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử liềnhỏi Tôn giả Tu-bồ-đề: Như ông nói, Vô thượng Chính đẳng Chính giác không khó được, thì Hằng hàsasố người cầuBồ-đề kia, các Bồ-tát Ma-ha-tát, không nên bị thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Ông nói, Bồ-đề không khó được.
Tu-bồ-đề hỏi Tôn giả Xá-lợiTử:Sắc, đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thoái chuyển không?
Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề.
Tu-bồ-đề nói: Thụ,tưởng, hành, thức, đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác, có thoái chuyển không?
Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề.
Tu-bồ-đề nói: Lìa sắc có pháp bị thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác không?
Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề.
Tu-bồ-đề nói: Lìa thụ,tưởng, hành, thức, có pháp bị thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác không? Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Chân như sắc có thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính
đẳng Chính giác không? Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Chân như thụ,tưởng, hành, thức có thoái chuyển đốivới
Vô thượng Chính đẳng Chính giác không? Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Lìa Chân như sắc có pháp bị thoái chuyển đốivới Vô
thượng Chính đẳng Chính giác không? Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Lìa Chân như thụ,tưởng, hành, thức có pháp bị thoái
chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác không? Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Sắc có được chứng đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính
giác không? Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Thụ,tưởng, hành, thức có được chứng đốivới Vô thượng
Chính đẳng Chính giác không? Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Lìa sắc có pháp được chứng đốivới Vô thượng Chính đẳng
Chính giác không? Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Lìa thụ,tưởng, hành, thức có pháp được chứng đốivới Vô
thượng Chính đẳng Chính giác không?
Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề.
Tu-bồ-đề nói: Chân như sắc có được chứng đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác không? Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Chân như thụ,tưởng, hành, thức có được chứng đốivới Vô
thượng Chính đẳng Chính giác không? Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Lìa Chân như sắc có pháp được chứng đốivới Vô thượng
Chính đẳng Chính giác không? Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Lìa Chân như thụ,tưởng, hành, thức có pháp được chứng
đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác không? Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Sắc có được biết rõ đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính
giác không? Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Thụ,tưởng, hành, thức có được biết rõ đốivới Vô thượng
Chính đẳng Chính giác không? Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Lìa sắc có pháp được biết rõ đốivới Vô thượng Chính đẳng
Chính giác không? Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Lìa thụ,tưởng, hành, thức có pháp được biết rõ đốivới Vô
thượng Chính đẳng Chính giác không? Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề. Tu-bồ-đề nói: Chân như sắc có được biết rõ đốivới Vô thượng Chính
đẳng Chính giác không?
Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề.
Tu-bồ-đề nói: Chân như thụ,tưởng, hành, thức có được biết rõ đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác không?
Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề.
Tu-bồ-đề nói: Lìa Chân như sắc có pháp được biết rõ đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác không?
Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề.
Tu-bồ-đề nói: Lìa Chân như thụ,tưởng, hành, thức có pháp được biết rõ đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác không?
Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề.
Tu-bồ-đề nói: Cho đếntấtcả các pháp, Chân như tấtcả các pháp có thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác không?
Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề.
Tu-bồ-đề nói: Xá-lợiTử, ý ông thế nào? Nếu có pháp bị thoái chuyển đối với Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thì pháp này tức có chỗ trú. Vì tất cả các pháp không trú, thì có pháp nào bị thoái chuyển. Xá-lợiTử, Chân như có thể thoái chuyển không?
Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề.
Tu-bồ-đề nói: Xá-lợiTử, Như vậy, tấtcả các pháp như thế, thậtcầu không thể được, tức không có pháp nào có thể bị thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Tôn giả Tu-bồ-đề: Như nghĩa được Tôn giả nói, tức không có Bồ-tát bị thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Tu-bồ-đề,nếuvậy, như Phật có nói, ngườicầu Tam thừalẽ ra không khác nhau sao?
Bấy giờ, Tôn giả Mãn Từ Tử nói với Tôn giả Xá-lợiTử: Ông nên hỏi Tôn giả Tu-bồ-đề, như ýcủa Tu-bồ-đề, là muốn chỉ có người Nhất thừa thôi sao?
Bấy giờ, Xá-lợiTử liền nói lời như thế với Tu-bồ-đề: Tu-bồ-đề, ông muốn khiến chỉ có người Nhất thừa thôi sao?
Tu-bồ-đề nói: Xá-lợiTử, trong pháp Chân như, ông có thể thấy người Nhất thừa sao?
Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề.
Tu-bồ-đề nói: Lạinữa, Xá-lợiTử. Trong pháp Chân như, ông có thể thấy người Tam thừa sao?
Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề.
Tu-bồ-đề nói: Xá-lợiTử, trong pháp Chân như có thể có tướng Nhất, tướng Tam sao?
Xá-lợiTử nói: Không, Tu-bồ-đề.
Tu-bồ-đề nói: Xá-lợiTử, ông nay nên biết, trong pháp Chân như,một pháp Bồ-tát còn không thể có, huống là pháp Thanh Văn, Duyên Giác mà lại có sao? Vì thế, không có pháp nào bị thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Xá-lợiTử,nếuBồ-tát Ma-ha-tát nghe nói như thế, không khiếp, không sợ, không lui, không mất, nên biết, Bồ-tát Ma¬ha-tát này tức có thể thành tựuBồ-đề.
Bấy giờ, Thế Tôn khen Tôn giả Tu-bồ-đề: Hay thay! Hay thay! Tu-bồ-đề, những điều ông vui nói đều là oai thầnhộ niệmcủa Như Lai. Đúng như ông nói. Đúng thế, đúng thế.NếuBồ-tát Ma-ha-tát nghe nói như thế, không khiếp, không sợ, không lui, không mất, nên biết, Bồ-tát Ma-ha-tát này tức có thể thành tựuBồ-đề.
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợiTử bạch Phật: Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma-ha-tát nghe nói như thế, không kinh, không sợ, không lui, không mất, sẽ được thành tựuBồ-đề gì?
Phật nói: Xá-lợiTử,sẽ được thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: NếuBồ-tát Ma-ha-tát muốn được thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên trú thế nào? Tu học thế nào?
Phậtbảo Tu-bồ-đề:NếuBồ-tát Ma-ha-tát muốn được thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên đốivớitấtcả chúng sinh, khởi tâm bình đẳng, tâm không ác độc, tâmtừ, tâm lợi ích, tâm thiện tri thức, tâm không chướng ngại, tâm khiêm hạ, tâm không phiền não, tâm không làm hại; nên sinh các tâm như thế.
Lạinữa, đốivớitấtcả chúng sinh, nghĩ là cha, nghĩ là mẹ, nghĩ là bạn thân. Lạinữa, rộng tu lâu dài các hành; nghĩa là, đốivới thí có thể xả, đối với giới có thể giữ, đốivới nhẫn có thể nhận, tinh tiến không biếng nhác, thiền định tịch tĩnh, trí tuệ hiểu rõ; tu đủ loạihạnh thù thắng như thế, thuận theo duyên sinh, quán sát các pháp, đốivới các pháp không nắm các tướng đoạn diệt. Biết rõ chân thật các pháp như thế,tức có thể vượt qua địa địavị Bồ-tát, đủ các pháp Phật, thành thụcvô lượng vô số chúng sinh, khiến đều an trú cảnh giới Đại Niết-bàn. Bồ-tát Ma-ha-tát, nếu tu học như thế,tức không có tướng chướng ngại, cho đếntấtcả các pháp cũng được không chướng ngại. Tu-bồ-đề, vì thế,Bồ-tát Ma-ha-tát, muốn được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên trú như thế, tu học như thế. Học như thế, có thể vì tấtcả chúng sinh làm chỗ nương tựalớn.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.4.52 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.