Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phẩm 17: Tướng Bồ-tát Không Thoái Chuyển
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyểnsẽ có tướng gì? Chúng con làm thế nào có thể biết đó là khôngthoái chuyển?
Phậtdạy Tu-bồ-đề: Ông nay nên biết, Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển có đủ loạitướng. Tu-bồ-đề, có các bậcDị sinh, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát, Như Lai; các bậc như thế, ở trong Chân như, không hai, không khác, không nghi, không hoại. Bồ-tát từ Chân như này nhập tính các pháp, tuy nhập pháp này nhưng trong đócũng không sinh phân biệt đây là Chân như, đâylà tướng Chân như; khi ra khỏi như thế rồi, nếu nghe các pháp khác, cũng ở trong đó không nghi, không thắcmắc, không hối, không chìm, không phải pháp, không phải phi pháp. Bồ-tát theo tướng các pháp mà nhập tính các pháp. Tu-bồ-đề, nên biếtBồ-tát Ma-ha¬tát không thoái chuyển, trong mọi lúc, những gìnói ra đều có nghĩa, có lợi, suốt đời không nói những lời vô ích, cũng không thấy người khác đẹp, xấu, cao, thấp. Tu-bồ-đề,nếu có đầy đủ các tướng như thế, đó là Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Nên biếtBồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển đó, tuy nghe lời nói của các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, ngoại đạo khác nói, nhưng không lấy đó làm cái biết đúng, cái thấy đúng. Bồ-tát này cũng không lễ bái, phụcvụ chư Thiên khác, không lấyhương, hoa, đèn, đồ hương, thức ănuống, yphục, đủ loại cúng phNm mà cúng dường họ,cũng không sinh tín, kính đốivớihọ. Tu-bồ-đề,nếu có đủ các tướng như thế, đó là Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển đó, rốt ráo không rơi vào các đường dữ, không thụ thân ngườinữ.Lạinữa, Tu-bồ¬đề.Bồ-tát này, ở mọi lúc, thường hành mười Thiện đạo. Đó là tự mình không sát sinh, lạidạy người khác giữ không sát sinh; tự mình không trộmcắp, lạidạy người khác giữ không trộmcắp; tự mình không tà nhiễm, lạidạy người khác giữ không tà nhiễm; tự mình không nói dối, lại dạy người khác giữ không nói dối; tự mình không nói hai lưỡi, lạidạy người khác giữ không nói hai lưỡi; tự mình không nói lời ác, lạidạy người khác giữ không nói lời ác; tự mình không nói lời vô nghĩa, lạidạy người khác giữ không nói lời vô nghĩa; tự mình không tham ái, lạidạy người khác giữ không tham ái; tự mình không giậndữ,lạidạy người khác giữ không giậndữ;tự mình không tà kiến, lạidạy người khác không khởi tà kiến. Như thế,Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyểntự mình hành mười Thiện đạo, lại dùng pháp này, rộng vìngười khác hiển bày như lý, truyềndạy như thật, đượclợi ích như thế, hoan hỷ như lư.
Bồ-tát đó, đốivớimười Thiện pháp, kiên cố hành, không bị lui mất; đối vớitấtcả các hành, tấtcả các loại, tấtcả các lúc, tấtcả các nơi, không sinh tâm giậndữ, cho đến trong mộng cũng hành mười Thiện mà không còn khởibấtcứ mười hành Bất thiện nào. Tu-bồ-đề,nếu có đầy đủ các tướng như thế, đó làBồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển đó, theo tấtcả các pháp môn đã nghe, đã được mà vì tấtcả chúng sinh, tuyên thuyết như lý, khiến các chúng sinh đượclợi ích lớn. Bồ-tát dùng Pháp thí này, tùy tâm ưa thích của chúng sinh, đều khiến chúng sinh viên mãn ý nguyện. Pháp Bồ-tát tự đạt được cùng chung vớitấtcả chúng sinh. Tu-bồ-đề,nếu có đầy đủ các tướng như thế, đó là Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển đó, nghe pháp sâu xa, không nghi, không hối, tâm sinh tin hiểu. Bồ-tát đó, ở mọi lúc, lời nói nhu hòa, khéo thuận, ít khibị hôn trầm, buồn ngủ, đầy đủ các oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, các căn điều hòa lìa mọi động loạn, không đivội vàng, bàn chân sát đất, bước đi điềmtĩnh, nhìn đất mà đi, các nơihướng đến đều lìa lầmlỗi.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển đó, y phục che thân và đồ nằm đều thanh tịnh, thơm, sạch, không có cấuuế, thân được an ổn,lìa các bệnh khổ.Hơnnữa, trong thân người có các trùng lớn, nhỏở tám vạncửa, nhưng trong thân Bồ-tát không có các trùng này. Vì sao? ThiệncănBồ-tát vượt ngoài thế gian, tăng trưởng rộng lớn. Tùy theo thiệncăn đó đượctăng trưởng rồi, Bồ-tát tức được thân thanh tịnh; thân đã thanh tịnh, tâm cũng thanh tịnh.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, thế nào gọi là tâm Bồ-tát thanh tịnh?
Phậtbảo Tu-bồ-đề: Tùy theo thiệncăncủaBồ-tát đó đãtăng trưởng rồi, thì tấtcả các pháp bất thiện, nịnh hót, dối trá đềutự tiêu diệt. Vì diệt nên được tâm thanh tịnh; vì tâm thanh tịnh nên có thể vượt qua các bậc Thanh Văn, Duyên Giác. Như thế gọi là tâm Bồ-tát thanh tịnh. Tu-bồ-đề,nếu có đầy đủ các tướng như thế, đó là Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển đó, xa lìa tham ái, tâm không keo kiệt, đố kỵ, không cầu tiếng tăm, lợidưỡng thế gian, không ưa tích chứa thức ănuống, yphục, đồ nằm, thuốc men và các thứ khác, mà chỉưa thích Chính pháp sâu xa. Đốivới pháp môn sâu xa có thể nhất tâm lắng nghe, không sinh kinh sợ, trí tuệ kiên cố, tin nhận chắc chắn, theo pháp được nghe đềutương ưng với Bát-nhã Ba-la-mật. Vì Bồ¬tát nhờ Bát-nhã Ba-la-mật, nên cho đếntấtcả các việc thế gian, đều không thấy không tương ưng với Bát-nhã Ba-la-mật, mà tấtcả đều an trú trong Thậttướng các pháp. Tu-bồ-đề,nếu có đầy đủ các tướng như thế, đó là Bồ-tát Ma-ha-tát khôngthoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Có các ác ma đến chỗ Bồ-tát, hóa ra tám địa ngụclớn. Mỗimỗi địa ngục, trong đó đều có trăm ngàn vạnsố Bồ-tát không thoái chuyển. Ma nói thế này: "Ông nay nên biết các Bồ-tát này đều trú ở địavị không thoái chuyển. Như Lai đã thụ ký cho tấtcả rồi, nay sinh trở lại trong địa ngụclớn này. Ông nay cũng như thế, trú ở địavị không thoái chuyển, Như Lai đã thụ ký. Ông cũng sẽ sinh vào địa ngụclớn này. Ông nay nếu có thể hốicải tâm này, sẽ được không đọa địa ngục, lại sinh lên trời." Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát nghe nói như thế rồi, tâm không động chuyển, nghĩ thế này: "NếuBồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển còn đọa địa ngục thì không có điều này. Ta nay biết rõ đâylà việc Ma. Tu-bồ-đề,nếu có đầy đủ các tướng như thế, đó là Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Có các ác ma hóa tướng Sa-môn, đến chỗ Bồ-tát nói thế này: "Cái ông đã nghe, có thể đọc, tụng trước đây, đều không chân thật, không phải Phật thuyết. Ông nên quay bỏ, đừng có thụ trì. Ông nay nếu có thể bỏđiều đã nghe trước đây, ta sẽ thường đến chỗ ông, đem cái ta nghe được cùng nhau tập, tụng. Cái ta nghe được chính là Phật thuyết." NếuBồ-tát nghe nói như thế rồi mà tâm động chuyển, nên biếtBồ-tát này chưa được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác từ chư Phật, chưa thể an trú địavị không thoái chuyển. Nếu có Bồ-tát nghe nói như thế rồi, tâm không động chuyển, trú thậttướng của pháp, không sinh, không diệt, không khởi, không làm, tâm vịấy kiên cố, không theo lời người khác. Ví như A-la-hán đãsạch các lậu, hiệntại chứng thậttướng của pháp, không sinh, không diệt, không khởi, không làm, không theo lời người, không bị ác ma làm cho động chuyển. Bồ-tát cũng như thế, đã được an trú địavị không thoái chuyển, không bị pháp môn Thanh Văn, Duyên Giác làm cho động chuyển, suốt đời không thủ chứng quả Thanh Văn, Duyên Giác, nhất định cầuhướng Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thành tựu Nhất thiết trí, an trú địavị không thoái chuyển. Tu-bồ-đề,nếu có đầy đủ các tướng như thế, đó làBồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Có các ác ma đến chỗ Bồ-tát nói thế này: "Cái ông tu hành chính là hành luân hồi, không phải hành Bồ-tát. Ông nay nên ở trong đời này, dứthết biên tế khổ, thủ chứng Niết-bàn, đừng chịu các khổ não trong pháp sinh tử này nữa. Ông nay, nếu đời này không dứthết khổ, nắm cái vui Niết-bàn, thì lại phải thụ thân đời sau sao?" Tu-bồ-đề,nếu Bồ-tát nghe nói như thế, biết rõ việccủa Ma, tâm không động chuyển, thì Ma đó liền nói thế này: "Ông không thấy chúng Bồ-tát Ma-ha-tát kia, trong Hằng hà sasố kiếp, đềugầngũi chư Phật, đem thức ănuống, y phục, đồ nằm, thuốc men của mình cúng dường Hằng hàsa số chư Phật Thế Tôn, ở nơi chư Phật tu trì phạmhạnh, cung kính phụng sự chư Phật, nghe nhận Chính pháp; vì Bồ-đề mà ở chỗ chư Phật, thưahỏi pháp hành đạocủaBồ-tát, nên trú thế nào, hành thế nào, học thế nào. Tùy theo điều kiệncủahọ, chư Phật nói: ‘Bồ-tát nên trú như thế, hành như thế,học như thế.’Các Bồ-tát này theo chư Phậtdạy, như lý tu hành, cầu Nhất thiết trí. Siêng hành như thế c̣n không thể được, huống là ông nay làm sao có thể được Vô thượng Chính đẳng Chính giác?"
Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát nghe nói như thế rồi, biết rõ việc Ma, tâm không động chuyển, Ma đólạitức thì hóa ra các chúng Tỷ-khưu kia, ở trướcBồ¬tát, Ma nói thế này: "Các Tỷ-khưu này đều là A-la-hán, dứtsạch các lậu, trước đây phát ý đạo, đều vì cầu Vô thượng Chính đẳng Chính giác mà không thể được; nay trở lạinắm chứng quả A-la-hán như thế, huống là ông nay làm sao có thể được Vô thượng Chính đẳng Chính giác?" Tu-bồ¬đề,Bồ-tát này nghe nói như thế rồi, không bị động chuyển, không sinh tưởng khác, mà có thể biết rõ đâylà việc Ma, liền nói thế này: "NếuBồ¬tát Ma-ha-tát theo lời chư Phậtdạy, như lý tu học, an trú như thật, các điều được làm đều đúng với các Ba-la-mật, không lìa đạo này, không lìa niệm này, nếu không được Nhất thiết trí thì không có điều này." Bồ-tát suy nghĩ như thế rồi, tâm mình quyết định, kiên cố trở lại, mà các ác ma không có đượccơ hội. Bồ-tát này biết rõ các việc Ma như thế rồi, đốivới điều được nghe không bị mất. Tu-bồ-đề,nếu có đầy đủ các tướng như thế, đó là Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển đó, ở trong các pháp, không khởitưởng sắc, không sinh tưởng sắc, không khởitưởng về thụ,tưởng, hành, thức, không sinh tưởng về thụ,tưởng, hành, thức. Vì sao? Bồ-tát này biết rõ tự tướng các pháp là Không, nên đốivớitấtcả các pháp rốt ráo không có được, không tạo tác, không sinh; ở trong các pháp, được Vô sinh nhẫn. Tu-bồ-đề,nếu có đủ các tướng như thế, đó là Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Có các ác ma hóa tướng Tỷ-khưu, đến chỗ Bồ-tát, nói thế này: "Nên biết Nhất thiết trí đồng vớihư không kia, không có sinh, không có thành, pháp không có được, pháp không tác dụng, không người biết, không người chứng, không người đắc pháp, không người dùng pháp. Như thế, quán Nhất thiết trí đồng vớihư không rồi, cái ông hướng cầu là không có nghĩa, không có lợi; nếu có người nói được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên biếtlời đó là việc Ma, không phải Phật thuyết."
Tu-bồ-đề,Bồ-tát kia nghe nói như thế rồi, liền khởi niệm: "Nay người nói lời này muốn ta xa lìa quả Nhất thiết trí, đó là việc Ma." Bồ-tát tức thì khởi tâm kiên cố, tâm không động, tâm không hoại. Các chúng Ma kia không có cơ hội. Tu-bồ-đề,nếu có đủ các tướng như thế, đó làBồ-tát Ma¬ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển kia, vì cầu Nhất thiết trí, không chuyển theo các bậc Thanh Văn, Duyên Giác. Bồ-tát này nếu muốn nhập các định Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, thì đối với các định này, tâm trở thành điều nhu, tùy ý có thể nhập. Tuy nhập các định này nhưng không nương Thiền mà sinh, trở lạinắm pháp Dục giới. Tu-bồ-đề,nếu có đủ các tướng như thế, đó là Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển đó, không dính danh vọng, lợidưỡng thế gian, cũng không ưa thích ca tụng, khen ngợi. Đốivới chúng sinh, tâm không giận, ngại, thường khởi tâm lợilạc đốivới chúng sinh. Dù đến, dù đi, dù động, dù dừng, tâm không tán loạn, đầy đủ oai nghi. Bồ-tát tuy là tại gia nhưng không dính mắc các dục, đốivớimọi cảnh dục không sinh ưa thích. Nếu có thọ các dục thì thường sinh sợ hãi. Ví như có người trải qua hiểmnạn, quá nhiều giặccướp. Ở trong hiểm nạn, tuycó thức ănuống, thường sinh lo sợ, chỉ nghĩ lúc nào qua được hiểmnạn này; Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển kia cũng như thế. Tuylà tại gia, thụ các cảnh dục, nhưng thường biết rõ lỗilầm các dục là gốc các khổ, không sinh ưa thích, thường lo sợ mà sinh ghét bỏ, không lấytà mạng, phi pháp mà sống, dù mất thân mạng chứ không làm tổnhại chúng sinh. Vì sao? Bồ-tát tại gia gọi là Chính Sĩ,cũng gọi là Đại Trượng Phu, cũng gọi là Khả Ái Sĩ Phu, cũng gọi là Tối thượng Sĩ Phu, cũng gọi là ThiệnTướng Sĩ Phu, cũng gọi là Trung Tiên Sĩ Phu, cũng gọi là Cát Tường Sĩ Phu, cũng gọi là Sĩ Phu Trung Chúng Sắc Liên Hoa, cũng gọi là Sĩ Phu Trung Bạch Liên Hoa, cũng gọi làSĩ Phu Chính Trí, cũng gọi là Nhân Trung Long, cũng gọi là Nhân Trung Sư Tử,cũng gọi là Điều Ngự. Bồ-tát tuy là tại gia nhưng có thể thành tựu đủ loại công đức, thường vui làm lợilạctấtcả chúng sinh. Vì Bồ-tát nhờ sứccủa Bát-nhã Ba-la-mật, nên được thành tựutấtcả các tướng thù thắng. Tu-bồ-đề,nếu có đủ các tướng như thế, đó làBồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển đó, ở mọi lúc, có Chấp Kim Cương ĐạiDược-xoa Chủ thường theo hộ vệ, không để phi nhân rình lấycơ hội. Tâm Bồ-tát này không tán loạn, oai nghi tịch tĩnh, các căn đầy đủ, không bị khuyết giảm, là NgưuVương trong loài người, các tướng viên mãn, tu hạnh hiền thiện, thường hành Chính pháp, không lấy các việc tà huyễn, chú thuật, dược thảocủa thế gian để dẫndụ người; không vì người khác mà xem tướng có chuyệntốt lành như thế, chuyện không tốt lành như thế;cũng không xem tướng thế gian, nam nữ, sinh trưởng, tướng như thế, việc như thế, hoặc thiện, hoặc ác, cho người; cũng không vì ngườinữ mà sinh kính mến, thường tu tịnh mạng, không sống bằng tà mạng, xa lìatấtcả các việc đấu tranh, kiệntụng; không hoại Chính kiến, giới hành đầy đủ.Bồ-tát, đốivới các ác pháp, không tự làm, không khuyên người làm; ở mọi lúc, lìa các lỗilầm. Tu-bồ-đề,nếu có đủ các tướng như thế, đó là Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển đó, ở mọi lúc, không nói các việchỗntạpcủa thế gian; nghĩa là không nói đến việccủa vua, không nói đến việccủa giặccướp, không nói đến việc binh, không nói việc chiến trận, không nói các việc thuộcnước, thành, xóm, làng, phương xứ v.v…, không nói đến việccủa cha mẹ, dòng họ, nam nữ v.v…, không nói đến các việc thích ý như vườn, rừng, đài, quán, ao, hồ, không nói các việccủa Long, Thần, Dạ-xoa, quỷ mị, phi nhân v.v. , không nói các việc ănuống, yphục, hương hoa, chuỗi ngọc, trang nghiêm v.v…, không nói các việc ca, múa, xướng, hát, vui chơi, không nói đến biểnlớn, châu, sông, ngòi, không nói các việccủadị sinh. Bồ-tát không nói các việchỗntạpcủa thế gian như thế, chỉ thích tuyên thuyếtuNn, xứ, giới v.v…, cùng các pháp tương ưng Bát-nhã Ba-la-mật, thường không lìa Nhất thiết trí, tác ý như lý, thường thích Chính pháp, không thích phi pháp, thích tranh luận ôn hòa, không thích dèm pha, thích gầnbạn lành, không thích oán ác, thích nói lờilợi ích, không nói lời vô nghĩa, thích sinh vào nước Phật thanh tịnh ở phương khác, gầngũi chư Phật Như Lai, chiêm lễ, cung kính, tôn trọng, cúng dường, thường được thấy Phật, không lúc nào rời. Tu-bồ-đề,nếu có đủ các tướng như thế, đó là Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Nên biếtBồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển, phần lớn đềumạng chung ở các cõi trờiDục giới, Sắc giới mà sinh vào Diêm¬phù-đề này. Nên biếtBồ-tát đó ít khi sinh ở vùng biên giới. Nếu có sinh thì cũng sinh ở nướclớn, hiểu rõ kinh sách, các việckỹ thuật, công xảo của thế gian, không gì không thông suốt. Tu-bồ-đề,nếu có đủ các tướng như thế, đó là Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển đó không sinh nghi ngờ mình là không thoái chuyển hay không phải không thoái chuyển. Bồ-tát, ở trong pháp đã chứng thuộcvề địavị của mình, quyết định không nghi ngờ. Ví như người Tu-đà-hoàn, đốivới quả chứng được ở trong địavị của mình, quyết định không nghi ngờ;Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyểncũng như thế. Đã được an trú trong pháp tự chứng thì quyết định không thoái lui, không còn phải sinh nghi. Đốivới các việc Ma, thảy đều biết rõ; đã biết rõ thì không theo. Tu-bồ-đề,lại như có ngườitạotội Vô gián, thường sinh nghi, sợ, cho đến khi chết, không thể rờibỏ tâm mang tội như thế;Bồ-tát Ma-ha-tát bất thoái chuyển kia cũng như thế. Đã an trú được trong địavị không thoái chuyển, trong pháp chứng được thuộcvề địavị của mình, thì quyết định, kiên cố, không bị lùi mất, không bị thế gian, trời, người, A-tu-la v.v…, làm động chuyển. Đối với các việc Ma, thảy đều có thể biết rõ, đã biết rõ thì không theo; cho đến chuyển thân cũng không nghi lại phát tâm Thanh Văn, Duyên Giác, cho đến chuyển thân cũng không nghi không được Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Vì Bồ-tát đã được trí Bất hoại, đã trú tâm Bất hoại.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Nếu các ác ma hóa làm thân Phật, đến chỗ Bồ-tát nói thế này: "Ông nên thủ chứng quả A-la-hán; siêng cầu Vô thượng Chính đẳng Chính giác mà làm gì? Vì sao? Những ngườicầu Vô thượng Chính đẳng Chính giác đều có tướng Bồ-đề. Ông nay không có tướng như thế, có bỏ công thì suốt đờicũng không thể được." Bồ-tát đó nghe nói như thế,nếu ở trong lòng có đổi khác, nên biết chưatừng được thụ ký ở chỗ Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác trước đây, chưa thể an trú địavị không thoái chuyển. Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát nghe nói như thế, tâm không đổi khác, mà nghĩ thế này: "Đâylà tướng lạ, không phải Phật thuyết. Nếu là Phật thuyếtlẽ ra không có khác lạ. Nên biết đều là các ác ma kia hóa làm thân Phật, đến như thế với mình, ý muốn làm cho mình xa rời Vô thượng Chính đẳng Chính giác." Bồ-tát nghĩ như thế rồi, lúc đó ác ma không tìm thấycơ hội, liềndấulại thân Ma. Tu-bồ-đề nên biếtBồ-tát này đã được Phật Như Lai trước đây thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đã có thể an trú địavị không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển đó nghĩ thế này: "Vì ta thường hộ trì Chính pháp của chư Phật quá khứ, hiệntạilà Bồ-đề, vì Chính pháp mà siêng hành, tinh tiến, không tiếc thân mạng để bảovệ Chính pháp; đó chính là tôn trọng, cung kính Pháp thân chư Phật." Tu-bồ¬đề,Bồ-tát Ma-ha-tát này không chỉ bảovệ Chính pháp của chư Phật quá khứ, hiệntại, mà còn bảovệ Chính pháp của chư Phậtvị lai. Vì sao? Bồ¬tát đó nghĩ: "Ta cũng nằm trong số vị lai, cũng sẽ được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì thế, tasẽ bảovệ Chính pháp của chư Phậtvị lai. Dù trải qua thời gian dài cũng không biếng nhác, cho đến không tiếc thân mạng mà không thoái chuyển." Tu-bồ-đề,nếu có đủ các tướng như thế, đó là Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển được nghe Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác tuyên thuyết Chính pháp, nghe đượcrồi thì không nghi, không hối, sinh tin hiểu sâu xa.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, Bồ-tát Ma-ha-tát đó chỉ nghe pháp Phật thuyết mà không sinh nghi, hối; nghe các pháp khác cũng không nghi hối sao?
Phậtbảo Tu-bồ-đề:Bồ-tát Ma-ha-tát đónếu nghe các pháp do người Thanh Văn nói cũng không nghi hối. Vìsao? Bồ-tát Ma-ha-tát đó đã được Vô sinh pháp nhẫn. Đốivớitấtcả các pháp đều lìa mọi nghi, hối, nhập vào tính các pháp, trú pháp bình đẳng. Tu-bồ-đề,nếu có đủ các tướng như thế, đó là Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển. Tu-bồ-đề,nếuBồ-tát Ma¬ha-tát thành tựu các tướng như thế, nên biếtBồ-tát đó được Phậthộ niệm, đã được Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác trước đây thụ ký, nên có thể quyết định, kiên cố, an trú địavị không thoái chuyển. Vì sao? Những gì ác ma làmra đều có tướng khác. Căncứ các tướng khác này, Bồ-tát đều có thể biết rõ mà không theo, không bị các Ma chuyển động. Tu-bồ-đề,vớitướng như thế, ông nên biết đó là Bồ-tát Ma-ha-tát không thoái chuyển.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.226.147 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.