Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 22 »»

Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [佛說佛母出生三法藏般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 22

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.38 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.47 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Thuyết Phật Mẫu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 25 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
Việt dịch: Thích Từ Chiếu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 27: Nghĩa Kiên Cố
Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-tử nói với Tôn giả Tu-bồ-đề:NếuBồ-tát Ma-ha¬tát hành Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, tức hành nghĩa kiên cố.
Tu-bồ-đề nói: Đúng thế, đúng thế. Xá-lợiTử,Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát¬nhã Ba-la-mật sâu xa này là hành nghĩa kiên cố.
Bấy giờ, có một ngàn chúng Thiên tửở Dục giới nghĩ rằng: Bồ-tát Ma¬ha-tát, vì Vô thượng Chính đẳng Chính giác, hành Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này. Tuy lại biết rõ tướng các pháp, nhập tính các pháp, nhưng không an trú Thựctế được chứng bởi Thanh Văn, Duyên Giác. Vì duyên này, đáng được kính lễ.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề biếthọ nghĩ như thế liềnbảo các Thiên tử: Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, nhưng không chứng Thựctế của Thanh Văn, Duyên Giác kia, cũng chưa có gì là khó. Vì sao? NếuBồ-tát Ma-ha-tát mặc giáp Tinh tiến, muốn độ vô lượng,vô số, vô biên chúng sinh, khiến đều an trú Đại Bát Niết-bàn, đómới là việc khó. Vì sao? Chúng sinh rốt ráo Ly, nên không có. Vì không có nên không thể đượctướng chúng sinh. Vì thế, chúng sinh không thể được độ. Các Thiên tử,nếuBồ-tát muốn độ chúng sinh, tức muốn độ hư không. Vì sao? Vì hư không Ly nên chúng sinh cũng Ly; vì hư không không có nên chúng sinh cũng không có, rốt cùng không có chúng sinh có thể được độ. Các Bồ-tát Ma-ha-tát muốn độ, đó là việc khó. Các Thiên tử, giống như người cùng vớihư không kia tranh cãi; Phật nói tướng chúng sinh không thể có được , ý nghĩacũng như thế. Vì sao? Chúng sinh Ly nên sắccũng Ly. Chúng sinh Ly nên thụ,tưởng, hành, thứccũng Ly. Chúng sinh Ly nên cho đến tấtcả các Pháp cũng Ly. Các Thiên tử,nếuBồ-tát Ma-ha-tát nghe nói như thế, không kinh, không sợ, không lui, không mất, nên biết đó là hành Bát¬nhã Ba-la-mật.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tôn giả Tu-bồ-đề: Nhân duyên nào khiếnBồ-tát Ma-ha-tát nghe nói như thế mà không kinh, không sợ, không lui, không mất?
Tu-bồ-đề nói: Vì tấtcả các pháp là Ly nên không mất. Vì sao? Thế Tôn, cái bị mất thì không thể có được, pháp đãmất thì không thể sở đắc, mà chỗ bị mấtcũng không thể có được. Vì nhân duyên này, Bồ-tát Ma-ha-tát nghe nói như thế, không kinh, không sợ, không lui, không mất.
Phật nói: Tu-bồ-đề, Đúng thế, đúng thế.NếuBồ-tát Ma-ha-tát nghe nói như thế, không kinh, không sợ, không lui, không mất, đó là hành Bát-nhã Ba-la-mật.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, nếuBồ-tát Ma-ha-tát tu hành Bát-nhã Ba¬la-mật này, thường được Đại Phạm Thiên Vương, Thiên chủ Đế Thích, ĐạiTự Tại Thiên, và các chúng Thiên tử Dục giới, tôn trọng, cung kính, đỉnh lễ,xưng tán.
Phật nói: Tu-bồ-đề, không phải chỉ có Đại Phạm Thiên Vương, Thiên chủ Đế Thích, ĐạiTự Tại Thiên, và các chúng Thiên tử Dục giới tôn trọng, cung kính, đỉnh lễ,xưng tán, mà còn có trời Phạm Chúng, trời Phạm Phụ, trời Đại Phạm, trời Thiểu Quang, trời Vô Lượng Quang, trời Quang Âm, trời ThiểuTịnh, trời Vô Lượng Tịnh, trời BiếnTịnh, trời Vô Vân, trời Phúc Sinh, trời Quảng Quả, trời Vô Phiền, trời Vô Nhiệt, trời Thiện Kiến, trời Thiện Hiện, trờiSắcCứu Cánh. Các chúng Thiên tử trên trời như thế cũng thường tôn trọng, cung kính, đỉnh lễ,xưng tán Bồ-tát Ma-ha-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật này.
Lạinữa, vô lượng a-tăng-kỳ thế giới ở mười phương có chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác hiện trú thuyết pháp, thường dùng Phật nhãn quán sát Bồ-tát Ma-ha-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật này, lại dùng oai thầncủa Phật để thường hộ niệm. Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát này, vì tu hành Bát-nhã Ba-la-mật, liền đượcbất thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác; các chúng ác ma không rình lấycơ hội được. Tu¬bồ-đề, giả sử chúng sinh có ở ba ngàn Đại thiên thế giới, đều hóa làm các ác ma, các chúng Ma này cũng không thểở chỗ Bồ-tát Ma-ha-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật kia rình lấycơ hội.
Lạinữa, Tu-bồ-đề. Ngoài ba ngàn Đại thiên thế giới này như nói ở trên, giả sử như tấtcả chúng sinh ở Hằng hà sasố thế giới, đều hóa làm các ác ma, các chúng Ma này cũng không thểở chỗ Bồ-tát Ma-ha-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật kia rình lấycơ hội. Tu-bồ-đề nên biết, Bồ-tát Ma-ha¬tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật thành tựu hai pháp không bị các Ma rình lấycơ hội. Thế nào là hai? Đó là quán tấtcả các pháp Không, không bỏ tấtcả chúng sinh; chính là hai pháp. Tu-bồ-đề,lại có hai pháp Bồ-tát Ma¬ha-tát có thể thành tựu mà không bị các Ma rình lấycơ hội. Thế nào là hai? Đó là có thể hành nhưđã thuyết, chư Phậtxưng tán; chính là hai pháp.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật như thế, có các Thiên tử thường đến chỗ họ, chiêm lễ, cung kính, nói rằng: “Thiện nam tử, ông sớm tu hành Bát-nhã Ba-la-mật này, sớm chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Thiện nam tử, ông tu hành Bát¬nhã Ba-la-mật này, có thể làm chỗ nương tựa cho chúng sinh không có chỗ nương tựa, cứu độ chúng sinh không đượccứu độ, làm chỗ quay về cho chúng sinh không có chỗ quay về, làm nhà ở cho chúng sinh không có nhà ở, làm hướng đi cho chúng sinh không có hướng đí, làm đất liền cho chúng sinh không có đất liền, chỉ bày đạocứu cánh cho kẻ không biết đạocứu cánh, chỉ bày Chính đạo cho kẻ không biết Chính đạo, làm ánh sáng cho kẻ nơitốităm.” Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật thành tựu công đức như thế.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật này, chư Phật Thế Tôn hiện ở mười phương vô lượng a-tăng-kỳ thế giới lúc thuyết pháp cho đại chúng Thanh Văn, Bồ-tát vây quanh kia, thường có xưng tán công đức mà Bồ-tát này có được, cùng danh tự, dòng họ,sắctướng, oai lựccủa người đó. Tu-bồ-đề, như talúc nàytậphội, thuyết pháp, thường xưng tán công đức, danh tự, dòng họ,sắctướng, oai lựccủaBồ¬tát Bảo Tràng trong nước Phật A-súc, và các Bồ-tát tu phạmhạnh khác trong nước đó. Tu-bồ-đề, trong các nước Phậtcũng như thế. Lúc các vị Phật đótậphội, thuyết pháp, cũng thường xưng tán công đức, danh tự, dòng họ,sắctướng, oai lựccủa người tu hành Bát-nhã Ba-la-mật và các Bồ-tát tu phạmhạnh khác trong nước ta.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, chư Phật Thế Tôn khi thuyết pháp, đều xưng tán công đức, danh tự, dòng họ,sắctướng, oai lựccủa các Bồ-tát Ma-ha-tát sao?
Phật nói: Không, Tu-bồ-đề. Chư Phật Thế Tôn khi thuyết pháp, đốivới các Bồ-tát Ma-ha-tát, có xưng tán, có không xưng tán.
Tu-bồ-đề hỏi: Bồ-tát nào đượcxưng tán?
Phật nói: Tu-bồ-đề,Bồ-tát Ma-ha-tát có trú bất thoái chuyển, thường được chư Phật Thế Tôn xưng tán.
Tu-bồ-đề hỏi: Nếu chưa trú bất thoái chuyển có được chư Phật Thế Tôn xưng tán không?
Phật nói: Tu-bồ-đề, có Bồ-tát Ma-ha-tát, tuy chưa an trú địavị không thoái chuyển, chư Phật Thế Tôn cũng thường xưng tán. Vì sao lại thế? TứcBồ-tát Ma-ha-tát, nếuhọc pháp hành đạocủa Như Lai A-súc khi c̣n là Bồ-tát, thì Bồ-tát này tuy chưa an trú địavị không thoái chuyển nhưng cũng thường được chư Phậtxưng tán.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát học pháp hành đạocủaBồ-tát Bảo Tràng, thì Bồ-tát này, tuy chưa an trú địavị không thoái chuyển, cũng thường được chư Phậtxưng tán.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật, tin hiểutấtcả các pháp không sinh, nhưng chưa thể chứng được Vô sinh pháp nhẫn, lại tin hiểutấtcả các pháp tịch tĩnh, nhưng trong địavị không thoái chuyển chưa thể tự tại đượctấtcả các pháp tịch tĩnh, thì Bồ-tát này cũng thường được chư Phậtxưng tán.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát được chư Phật Thế Tôn cùng xưng tán, tấtsẽ an trú địavị không thoái chuyển, xa rời tâm Thanh Văn, Duyên Giác, nhất định được thụ ký Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao Bồ-tát Ma-ha-tát được chư Phật kia cùng xưng tán? Vì Bồ-tát Ma-ha¬tát có thể hành Bát-nhã Ba-la-mật này.
Lạinữa, Tu-bồ-đề.NếuBồ-tát Ma-ha-tát nghe Bát-nhã Ba-la-mật sâu xa này, không nghi, không hối, không thắcmắc, không mất, Bồ-tát Ma-ha¬tát này sẽở chỗ A-súc Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, và chỗ các Bồ-tát trong nước đó, cũng được nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này. Nghe rồi tin hiểu, được tin hiểurồi, được không thoái chuyển. Tu¬bồ-đề,nếu có người nghe pháp môn này mà sinh tin hiểu còn được công đức như thế, huống lànếu có thể theo sự tin hiểu, an trú như lý, hành như lý, trú ở Như Như, trú Nhất thiết trí.
Tu-bồ-đề bạch Phật: Thế Tôn, rời Như không có pháp có thể chứng đắc, sẽ lấy pháp nào để trú trong Như,sẽ lấy pháp nào được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sẽ lấy pháp gì để thuyết giảng?
Phật nói: Tu-bồ-đề, như ông nói, rời Như không có pháp để chứng đắc, sẽ lấy pháp nào để trú trong Như,sẽ lấy pháp nào được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, sẽ lấy pháp nào để thuyết giảng. Đúng thế, đúng thế. Tu-bồ-đề,rời Như không có pháp có thể chứng đắc, trú ở trong Như, Như còn không thể có được huống là có trú ở Như. Trong Như còn không có Vô thượng Chính đẳng Chính giác, huống là có chứng. Vì thế, không có cái được chứng, không có người chứng, không có pháp để chứng. Trong Như còn không có pháp để được, huống là có pháp để thuyết giảng.
Bấy giờ, Thiên chủ Đế Thích bạch Phật: Thế Tôn, Bát-nhã Ba-la-mậttối thượng, sâu xa. NếuBồ-tát Ma-ha-tát vì muốn thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nếu nghe thuyết không có pháp có thể trú, không có pháp có thể chứng, không có pháp có thể thuyết như thế, mà ở trong đó, không nghi, không hối, không thắcmắc, không mất, nên biết việc làm củaBồ-tát Ma-ha-tát này rất khó.
Bấy giờ, Tôn giả Tu-bồ-đề liềnbảo Thiên chủ Đế Thích: Kiêu-thi-ca, như ông nói, Bồ-tát Ma-ha-tát nếu nghe pháp sâu xa này, không nghi, không hối, không thắcmắc, không mất, thì rất khó. Kiêu-thi-ca, trong tấtcả các pháp Không, có pháp nào có thể nghi, hối, thắcmắc, bị mất không?
Thiên chủ Đế Thích bạch Tôn giả Tu-bồ-đề: Những gì Tôn giả vui nói đều do ở Không, mà ở trong đócũng không có ngăn ngại. Vínhư mũi tên, bắn lên hư không, không bị ngăn ngại. Điều Tôn giả nói không có ngăn ngạicũng như thế.
Thiên chủ Đế Thích nói vậyrồi, liềnbạch Phật: Thế Tôn, có phải điều con nói là theo điều Như Lai nói, là theo pháp mà trả lời?
Phậtbảo Thiên chủ Đế Thích: Kiêu-thi-ca, đúng thế, đúng thế. Điều ông nói là theo điều Như Lai nói, gọi là nói đúng; theo pháp mà trả lời, gọi là đáp đúng. Kiêu-thi-ca, Tu-bồ-đề kia có điều vui nói đều do ở Không, mà Bát-nhã Ba-la-mật còn không thể có được, huống là có hành Bát-nhã Ba¬la-mật. Vô thượng Chính đẳng Chính giác còn không thể có được, huống là có chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Nhất thiết trí còn không thể có được, huống làcó chứng Nhất thiết trí. Chân như còn không thể có được, huống là có trú Chân như. Pháp Vô sinh còn không thể có được, huống là có chứng Vô sinh. Bồ-tát còn không thể có được, huống gì có cầuBồ-đề.MườiLực còn không thể có được, huống là có đủ Lực này. Bốn Vô sở úy còn không thể có được, huống là có thành tựu Vô sở úy. Pháp còn không thể có được, huống là có thuyết pháp.
Kiêu-thi-ca, Tu-bồ-đề kia thích hành tấtcả các pháp viễn ly như thế, hành tấtcả các pháp mà không có hành được chứng đắc. Tu-bồ-đề hành hạnh như thế,so với các Bồ-tát Ma-ha-tát hành hạnh Bát-nhã Ba-la-mật, trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, trăm ngàn phần không bằng một, câu-chi phần không bằng một, trăm ngàn câu-chi phần không bằng một, trăm ngàn câu-chi na-dữu-đa phần không bằng một, toán phần, số phần,và thídụ phần, cho đến ô-ba-ni-sát-đàm phần đều không bằng một.
Kiêu-thi-ca, chỉ trừ sở hành của Như Lai, còn các Bồ-tát Ma-ha-tát khác hành hạnh Bát-nhã Ba-la-mật này, trong tấtcả các hành, là tối thượng, tối đại, tối thắng, tối diệu, vô thượng trong vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng, chẳng phảitấtcả Thanh Văn, Duyên Giác có thể sánh bằng. Vì thế, Kiêu-thi-ca. Nếu Thiện nam tử, Thiệnnữ nhân muốn ở trong tấtcả chúng sinh là tối thượng, tối đại, tối thắng, tối diệu, vô thượng trong vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng, thì nên họcBồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la¬mật này.
Phẩm 28: Nhân Duyên Rải Hoa (Phần 1)
Bấy giờ,lại có các chúng Thiên tử trời Tam Thập Tam đềucầm hoa mạn¬đà-la, hoa ma-ha mạn-đà-la, đến chỗ Phậtmà rắc hoa đó. Tức thời, trong hội có sáu vạnTỷ-khưu đềutừ chỗ ngồi đứng dậy, trần vai bên phải, gối phải sát đất, chấp tay cung kính, đứng trước Phật.
Bấy giờ, các Tỷ-khưu nhờ sức oai thầncủa Phật, trong tay mỗi ngườitự nhiên tràn đầy hoa mạn-đà-la, hoa ma-ha mạn-đà-la, liềnlấy hoa này rắc lên Phật. Rải hoa lên Phậtrồi, cùng nói rằng: “Thế Tôn, chúng con đều tu Bát-nhã Ba-la-mật này, đều hành thắng hành vô thượng như thế.”
Bấy giờ, Thế Tôn liền phóng ánh sáng lớntừ cửa miệng; đó là ánh sáng đủ loại màu sắc, xanh, vàng, đỏ, trắng v.v… chiếu khắp vô lượng vô biên nước Phật cho đến Phạm giới, chiếu sáng khắpnơirồi, ánh sáng đó trở lại nhiễu quanh Phật ba vòng, rồi nhập vào đỉnh đầu Thế Tôn.
Bấy giờ, Tôn giả A-nan liềntừ chỗ ngồi đứng dậy, trần vai bên phải, gối phải sát đất, chấp tay hướng Phật,nói rằng: Nhân nào, duyên nào mà phóng ánh sáng đó? Nếu không có nhân duyên, Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác không phóng ánh sáng.
Phậtbảo Tôn giả A-nan: Ông nay nên biết,sáu vạnTỷ-khưu này, ở đờivị lai, trong kiếp Tinh Tú, đều được thành Phật, cùng gọi là Tán Hoa Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, xuất hiện ở đời. Các Như Lai này có thọ mạng hai vạn kiếpsố, thảy đều như nhau. Chính pháp trú ở đời cũng haivạn kiếp. Chúng Thanh Văn có ở các Phậthội này, số lượng cũng tương đương. A-nan nên biết, sáu vạnTỷ-khưu này, từ này về sau, đời đời sinh ra, xuất gia tu đạo ở trong Phật pháp, đi đến các nơi, thành vua, xóm làng, đềulấy Chính pháp, vì người diễn nói. Ở nơi thuyết pháp, các thế giới đó thường mưa đủ loại diệu hoa năm màu để cúng dường. Các Tỷ-khưu này ở chỗ nào cũng làmlợi ích lớn, cho đến cuối cùng được thành Chính giác. Vì thế, A-nan, nếuBồ-tát Ma-ha-tát ưa muốn hành hạnh tối thượng đó, nên hành Bát-nhã Ba-la-mật này.
Lạinữa, A-nan. Nếu là người có thể hành Bát-nhã Ba-la-mật này, nên biết đềutừ cõi người mà chết, hoặctừ trời Tri Túc mà chết, rồi sau đó mới đến sinh chỗ này. Vì sao? Vì cõi người và trời Tri Túc dễ tu hành Bát-nhã Ba-la-mật.
Lạinữa, A-nan. NếuBồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật này, nên biếtBồ-tát Ma-ha-tát này thường được chư Phật cùng quán sát. Lạinữa, A-nan. NếuBồ-tát Ma-ha-tát, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, thụ trì, đọc, tụng, ghi nhớ,tư duy cho đến biên chép xong, lại vì người khác như lý chỉ bày, như thật truyềndạy, theo lợi ích đó mà vui mừng như lý. Hành như thế, nên biếtBồ-tát Ma-ha-tát này đã trồng sâu thiện căn ở chỗ Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác, chẳng phải trồng thiệncăn ở chỗ Thanh Văn, Duyên Giác. Vì sao? Vì Bát-nhã Ba-la-mật là thiệncăn thù thắng.
Lạinữa, A-nan. NếuBồ-tát Ma-ha-tát, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la¬mật này, thụ trì, đọc, tụng, ghi nhớ, suy nghĩ, vì người tuyên thuyết, cho đến biên chép, Bồ-tát Ma-ha-tát này thường đượcgầngũi chư Phật hiện tại, nghe nhận Chính pháp.
Lạinữa, A-nan. NếuBồ-tát Ma-ha-tát nghe pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, ở trong đó, không trái, không nghịch, không bỏ, không chê; nên biết Bồ-tát Ma-ha-tát này, ở chỗ Phật trước đây, đã trồng thiệncăn. Vì sao? Vì Bồ-tát Ma-ha-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật này mà có thể thành tựu Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Vì thế, A-nan, ta nay ở trong tấtcả thế gian, trời, người, A-tu-la v.v… đem Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật này, giao phó cho ông. Ông nên đối với Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật này, ghi nhớ, thụ trì, tuyên thông, lưu bố, khiến trú lâu dài, mà không đoạn diệt.
A-nan, trong tấtcả các pháp ta đã thuyết, chỉ trừ Bát-nhã Ba-la-mật là không thể quên mất. Nếu khi có người thụ trì pháp môn này, cho đếnmột chữ,một câu mà bị sai lạc, quên mất, thì tội đórấtnặng. Người này không làm tâm ta sinh vui. Nếu đốivới các pháp khác có bị quên mất thì tội người đó còn nhẹ. Vì sao? Bát-nhã Ba-la-mật vi diệu,sâu xa;nếu người đốivới pháp môn này không sinh tôn trọng, cung kính, không thể chiêm lễ, cúng dường, nên biết người này đốivới chư Phật Thế Tôn quá khứ, hiệntại, vị lai, không sinh tôn trọng, cung kính, không thể chiêm lễ, cúng dường, người này không làm tâm ta sinh vui. Vì sao? Bát-nhã Ba-la¬mậttức là mẹ của chư Phật quá khứ, hiệntại, vị lai, sinh ra chư Phật và Nhất thiết trí.
Vì thế A-nan, ta nay đem Chính pháp Bát-nhã Ba-la-mật này, giao phó cho ông. Nếu khi Chính pháp này sắp đoạn diệt, ông nên thụ trì, truyền bá rộng rãi khiến không đoạn diệt. Lạinữa, ông ở pháp này có đượcvăn, tự, chương, cú, ghi nhớ rõ ràng, khiến không sai lầm, tác ý như lý, suy nghĩ, tu tập, rộng vìngười khác giải thích nghĩa đó, khuyến khích khiến thụ tŕ, đọc, tụng, biên chép. Vì sao? Bát-nhã Ba-la-mật này tức là Pháp thân của chư Phật quá khứ,vị lai, hiệntại.
Lạinữa, A-nan. Nếu có người đốivới ta sinh tâm hoan hỷ, tôn trọng, cung kính, chiêm lễ, cúng dường, thì người này hãy đem tâm này, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật, tôn trọng, cung kính, chiêm lễ, cúng dường, tứccũng bằng cúng dường ta, cũng bằng cúng dường chư Phật quá khứ, hiệntại, vị lai.
Lạinữa, A-nan. Nếu người, đốivới ta, ưa thích không bỏ, nên đốivới Bát-nhã Ba-la-mật, ưa thích không bỏ, ghi nhớ, thụ trì, tuyên thông, lưu bố, khiến không đoạn diệt. A-nan, ta nay vì nhân duyên chúc lụy này, phó chúc cho ông, chỉ nói sơ lược, muốn nói đầy đủ, dù một kiếp, hoặchơn một kiếp, cho đến trăm ngàn câu-chi kiếpsố cũng không thể nói hết.
Lạinữa, A-nan. Có chư Phật Thế Tôn quá khứ, hiệntại, vị lai, ở trong tất cả các chúng trời, người, A-tu-la ở thế gian, mà làm Đạisư. Bát-nhã Ba¬la-mậtcũng như thế, ở trong tấtcả các chúng trời, người, A-tu-la ở thế gian, mà làm Đạisư. Vì sao? Bát-nhã Ba-la-mật này có nhân duyên lớn, có thể vì tấtcả trời, người, A-tu-la ở thế gian, làm lợi ích lớn.
Lạinữa, A-nan. Nếu người không lìa pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, có thểở nơi pháp này thụ trì, đọc, tụng, ghi nhớ, suy nghĩ, vì người tuyên thuyết, cho đến biên chép; đó chính là hành sự giáo hóa của ta. Người này tức không lìa Phật, không lìa Pháp, không lìa Tăng, có thể hộ trợ Vô thượng Chính đẳng Chính giác của chư Phật Thế Tôn ở quá khứ, hiệntại, vị lai. Vì sao? Vì Vô thượng Chính đẳng Chính giác của chư Phật đềutừ Bát-nhã Ba-la-mật sinh ra. A-nan, như Vô thượng Chính đẳng Chính giác của chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác quá khứ đềutừ Bát-nhã Ba-la-mật này sinh ra; như Vô thượng Chính đẳng Chính giác của chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác vị lai cũng từ Bát-nhã Ba-la-mật này sinh ra; cho đến hiệntại Vô thượng Chính đẳng Chính giác của Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác hiện trú thuyết pháp ở mười phương vô lượng a-tăng-kỳ thế giớicũng từ Bát-nhã Ba-la¬mật này sinh ra. Vì thế, A-nan, nếuBồ-tát Ma-ha-tát muốn được Vô thượng Chính đẳng Chính giác nên khéo học các Ba-la-mật; học các Ba¬la-mật này tứchọc Bát-nhã Ba-la-mật. Vì sao? Bát-nhã Ba-la-mật có thể sinh ra các Ba-la-mật.
Lạinữa, Bát-nhã Ba-la-mật này là mẹ của các Bồ-tát, có thể sinh ra các Bồ-tát. Các Ba-la-mậtcũng có khả năng sinh ra Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Các Ba-la-mật đều đếntừ trong Bát-nhã Ba-la-mật. Do các Ba-la-mật được sinh bởi Bát-nhã Ba-la-mật này cũng có thể hỗ trợ Vô thượng Chính đẳng Chính giác, vì thế các Bồ-tát Ma-ha-tát muốn được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nên khéo học các Ba-la-mật.
Lạinữa, A-nan. Ông nên lắng nghe. Ta nay đem Chính pháp Bát-nhã Ba¬la-mật này, lần thứ hai, lần thứ ba, giao phó cho ông. Ông nên ghi nhớ, thụ trì, cNn thận đừng quên mất. Pháp này, nếu khi sắp diệt,ông có thể hộ trợ, tuyên thông, lưubố, đừng để đoạn diệt.
A-nan, Bát-nhã Ba-la-mật này là kho Pháp vô tậncủa chư Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác. Vì sao? Có chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác quá khứ,rộng vì tấtcả chúng sinh, thuyết Pháp tạng vô tận Bát-nhã Ba-la-mật này, khiến các chúng sinh đều được Vô thượng Chính đẳng Chính giác; chư Phật Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác vị lai cũng vì tấtcả chúng sinh thuyết Pháp tạng vô tận Bát¬nhã Ba-la-mật này, khiến các chúng sinh đều được Vô thượng Chính đẳng Chính giác; cho đến hiệntại chư Như Lai Ứng cúng Chính đẳng Chính giác hiện trú thuyết pháp ở mười phương vô lượng a-tăng-kỳ thế giớicũng vìtấtcả chúng sinh thuyết Pháp tạng vô tận Bát-nhã Ba-la-mật này, khiến các chúng sinh đều được Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Lạinữa, A-nan. Nếu người Thanh Văn thừa đem pháp Thanh Văn, rộng vì tấtcả chúng sinh ở ba ngàn Đại thiên thế giới, tuyên thuyết như thế đều khiến chứng đắc quả A-la-hán, là lợi, chẳng phảihư dối; A-nan, ý ông thế nào? Công đứcbố thí, trì giới, tu định của các A-la-hán kia có nhiều không?
A-nan bạch Phật: Rất nhiều, Thế Tôn. Rất nhiều, Thiện Thệ.
Phậtbảo A-nan: Phúc đó tuy nhiều, không bằng Bồ-tát đem một pháp tương ưng trong Bát-nhã Ba-la-mật này, rộng vì chúng sinh, như lý tuyên thuyết, thì Bồ-tát Ma-ha-tát này được phúc rất nhiều. Lạinữa, Bồ-tát Ma¬ha-tát, đốivới pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, có thể trong một ngày, vì các Bồ-tát Ma-ha-tát khác, như lý tuyên thuyết, được phúc gấpbội. A-nan, ngoài một ngày ra, nếu có thể từ sáng cho đến lúc ăn, lại ngoài từ sáng cho đến lúc ăn ra, nếu có thể trong một khắc đồng hồ, ngoài một khắc đồng hồ ra, nếu có thể một tu-du, ngoài một tu-du ra, nếu có thể một la-phược, ngoài một la-phược ra, nếu có thể một sát-na, trong một sát-na như thế, đem pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật này, vì các Bồ-tát Ma-ha-tát khác, như lý tuyên thuyết, nên biếtBồ-tát Ma-ha-tát này, được phúc cũng gấpbội. A-nan, nếuBồ-tát Ma-ha-tát có thể bố thí pháp cho chúng sinh như thế, không thể lấy phúc đức thiệncăncủa Thanh Văn, Duyên Giác mà sánh bằng. Vì sao? Bồ-tát Ma-ha-tát này không thoái chuyển đốivới Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 25 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nghệ thuật chết


Cảm tạ xứ Đức


Bhutan có gì lạ


Cho là nhận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.22.249.48 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập