Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Bảo Tích Kinh [大寶積經] »» Bản Việt dịch quyển số 6 »»

Đại Bảo Tích Kinh [大寶積經] »» Bản Việt dịch quyển số 6

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.54 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.65 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Bửu Tích

Kinh này có 120 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
Việt dịch: Thích Trí Tịnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

PHẨM XUẤT LY ĐÀ LA NI THỨ HAI Lúc bấy giờ, Vô Biên Trang Nghiêm bạch rằng : ‘‘Thế Tôn ! Thế nào gọi là pháp môn xuất ly đà la ni ?’’.
Phật nói : ‘‘ NầyVô Biên Trang Nghiêm ! Đây là pháp ấn xuất ly tất cả văn tự. Tất cả pháp đều nhiếp vào trong đây.
Thế nào gọi là nhiếp vào ?
Vì là bình đẳng. Tất cả đều vào nơi bình đẳng, cũng chẳng thấy pháp nào vào nơi bình đẳng, chẳng thể rõ biết, vì là bất khả đắc.
Nơi tự tánh như thật của tất cả pháp, lúc chẳng phân biệt, thời tất cả pháp đều nhiếâp vào trong đó, vì rời hữu tác và vô tác.
Do các văn tự và ngữ nghiệp nên diễn thuyết các pháp. Hai thứ trên đây vì chẳng như thật, vì tánh bình đẳêng nên tất cả văn tự và ngữ nghiệp thảy đều bình đẳng.
Ở trong các pháp, bao nhiêu ngôn thuyết đều chẳng phải như thật. Đây là cú nghĩa như thật của các pháp : bao nhiêu văn từ và ngữ nghiệp đều là không có. Vì không có, nên không có chơn thật khai thị diễn thuyết.
Văn tự và ngữ nghiệp không chơn thật đã nói đó, chính là câu vô sai biệt của các pháp, câu vô tăng thắng, câu vô kiến lập của các pháp.
Nơi pháp thậm thâm này, không thể tuyên thuyết. Tất cả pháp đều chẳng phải chơn thật, chẳng phải không chơn thật. Vì bổn tánh của tất cả pháp, chẳng phải dùng văn tự ngữ nghiệp tuyên thuyết mà có thể thấy, có thể được.
Tất cả pháp đều không bổn tánh. Các pháp như vậy, chẳng phải tạo tác, chẳng phải không tạo tác, chẳng phải đồng, chẳng phải không đồng, chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải không tịch tịnh. Dầu vậy, nhưng các pháp cũng trụ nơi tịch tịnh và không tịch tịnh. Trong đây nói là trụ, cũng vẫn không chỗ trụ, cũng chẳng biến dị. Lại cũng chẳng trụ nơi pháp chẳng biến dị.
Vì sao vậy ? Vì pháp vốn vô trụ chẳng vào nơi toán số. Chẳng phải do toán số kiến lập ngôn giáo mà có thể làm cho các pháp vào nơi toán số.
Tất cả văn tự ngữ nghiệp diễn thuyết đều bất khả đắc, chẳng trụ nơi chỗ nào và tất cả chỗ nào. Văn tự và ngữ nghiệp như vậy, không từ đâu lại, đi không chỗ đến, chẳng trụ ở giữa, chẳng trụ một bên. Vì tất cả văn tự và ngữ nghiệp là nghiệp mà chẳng phải nghiệp, vì chẳng phải công dụng. Vì nơi tất cả văn tự ngữ nghiệp, tự tánh là không, nên văn tự ngữ nghiệp cũng đều là không. Tự tánh đã không, nên tha tánh cùng tự tha tánh cũng đều không. Vì tự tha không nên nó tịch tịnh. Vì tịch tịnh nên nó tịch diệt. Nếu là tịch diệt, thời tất cả pháp chính là môn tịch diệt. Do đây nên được nói danh từ các pháp, hoặc nói văn tự, hoặc nói ngữ nghiệp. Tất cả môn đó cũng bất khả đắc, vì môn thanh tịnh, vì vô sở hữu.
Do các môn đó mà diễn thuyết các pháp, mà trong môn nầy rốt ráo thanh tịnh, có thể bình đẳng vào tất cả pháp. Đây là yểm ly.
Thế nào là yểm ly ? Chính là tham bổn tánh. Tham bổn tánh thì là thanh tịnh. Đã thanh tịnh thời là cứu cánh. Đã cứu cánh thời đâu được có tham, đâu được có ngôn thuyết !
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Trên đây là lược nói môn thanh tịnh đà la ni, là pháp môn vô phân biệt, không hí luận.
Vào môn nầy rồi, có thể phá chướng nặng vô minh hắc ám, có thể tùy thuận giác minh. Nơi tất cả pháp, được vào môn quang minh thanh tịnh pháp nhãn đà la ni. Và có thể chứng được pháp môn văn tự sai biệt diễn thuyết. Do môn nầy bèn được vào nhứt thiết chủng trí và được gần chư Phật. Ở trong các pháp, là bực dũng kiện có thể phá dẹp ngoại đạo, hàng phục quân ma, có thể làm cho chúng sanh thêm lớn căn lành vào nơi pháp tạng bí mật của Như Lai, liền được các pháp môn, đà la ni môn. Do pháp môn nầy, ở trong mười trí lực, được pháp quang lớn, mau thành tựu trí lực của Như Lai.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Chư Phật dùng mười trí lực làm sức mạnh, làm sức vô thượng siêu quá tất cả sức thế gian, có thể làm sư tử rống giữa đại chúng.
Những gì gọi là mười trí lực ?
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Như Lai dùng trí vô thượng nhứt thiết chủng nơi thị xứ phi xứ, rõ biết như thật thị xứ phi xứ . Đây là trí lực thứ nhứt của Như Lai.
Do trí vô thượng nầy, Như Lai ở bực đại tiên vì chúng sanh diễn thuyết chánh pháp, và vì họ chuyển pháp luân vô thượng. Như Lai lại dùng trí vô phân biẹât rõ biết như thật các nghiệp và thủ nhơn của các nghiệp quá khứ, hiện tại, vị lai, là thiện, bất thiện, vô lượng hành tướng, không trụ trước, không chướng ngại. Đây là trí lực thứ hai của Như Lai.
Đức Như Lai dùng trí vô phân biẹât nhứt thiết chủng vô trước vô ngại, có thể khéo rõ biết vô lượng hành nghiệp của các loài hữu tình. Đây là trí lực thứ ba của Như Lai.
Đức Như Lai dùng trí vô thượng nhứt thiết chủng biết rõ như thật tất cả vô lượng thắng giải phân biẹât và vọng phân biẹât. Đây là trí lực thứ tư của Như Lai.
Đức Như Lai rõ biết như thật tất cả vô lượng nhơn, tất cả vô lượng duyên chỗ y trụ của thế gian. Đây là trí lực thứ năm của Như Lai.
Đức Như Lai rõ biết như thật, hoặc nhơn, hoặc duyên, tri kiến thẳng đến đạo. Đây là trí lực thứ sáu của Như Lai.
Đức Như Lai dùng thiên nhãn vô ngại rõ biết như thật sự sanh tử của hữu tình . Đây là trí lực thứ bảy của Như Lai.
Đức Như Lai rõ biết như thật tất cả tịnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí, ly nhiễm thanh tịnh, hoặc xuất hoặc nhập. Đây là trí lực thứ tám của Như Lai.
Đức Như Lai rõ biết như thật tất cả đời trước. Đây là trí lực thứ chín của Như Lai.
Đức Như Lai rõ biết như thật lậu tận. Đây là trí lực thứ mười của Như Lai.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Trí lực nhứt thiết chủng vô lượng vô thượng như vậy, Như Lai đều thành tựu. Vì muốn cho chư Bồ Tát và tất cả chúng sanh được nhiếp thọ nơi Phật trí và chứng pháp trí thanh tịnh, nên Như Lai tuyên thị vô biên pháp tạng.
Nầy thiện nam tử ! Nay ông nên quan sát Như Lai nói trí lực thậm thâm thanh tịnh khó hiểu như vậy. Tất cả các pháp gọi là Như Lai và trí lực của Như Lai. Nhưng nơi các pháp đó cũng là bất khả kiến và bất khả thuyết.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Trí lực đã nói trên đây là pháp môn vô thượng cứu cánh kiên cố của Như Lai. An trụ nơi đó mà Như Lai tuyên thị lý thú của pháp nầy. Do lý thú đây mà kiến lập trí lực, có thể diễn thuyết tánh không kiến lập của tất cả pháp đây, dùng đó làm trí lực.
Những trí lực như vậy không tánh sanh khởi, không tự tánh, lìa tự tánh. Mười trí lực của Như Lai viên mãn như vâïy, có thể khai thị vô lượng vô biên nghĩa lý rất sâu.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là pháp môn vô thượng của chư Phật. Trụ pháp môn nầy thì có thể diễn thuyết mười trí lực của Như Lai, va øcó thể diễn thuyết môn thanh tịnh, môn khắp thanh tịnh của trí lực nầy.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nay Phật lại vì chư Bồ Tát nói đà la ni, cho họ được thanh tịnh nơi pháp môn nầy. Ông nên lắng nghe và lãnh thọ”.
Đức Phật liền nói đà la ni rằng:
‘‘Đát điệt tha bát ra mâu chiết ninh - nễ mâu chiết ninh - mâu chiết ninh - tùy bát ra muộn chiết nễ - a chiết lê - a tỳ gia trạch nễ - bát ra bà nộ yết đế - đế thệ - ma ha đế thệ - a bát ra để gia - mạt ra ni - a na mạt ra ni - a mạt ra noa tỳ thú đạt nễ - nễ đà na bát ra phệ thiết nễ - đột ra a nễ khất túng bát nễ - mạt ngu - mạt ngu tát phược lê - tát phược ra vĩ thú đàn nễ - mẫu đạt ra - mẫu đạt ra vĩ thú đàn nễ - tát bát rị phược lê - tam mạn đa bát lê phược lê - a yết ra nỗ ma để - yết tha ta đàn nễ - tăng yết ra ni ma chế đàn nễ - thú lê - thú ra mị rị duệ - a cát ra ni - ô ba na mạt để - nễ na lê thiết nễ - tam mạn đa ba lê phổ lý dã yết đế - đà la nỗ yết đế - a nễ mê thiết nễ - a tán nễ mê thiết nễ - đà la ni yết đế - nễ đà na bát rị thú đàn nễ - a nỗ đạt ra tỳ bà tỉ nễ - bạt trí lệ - bạt đạt ra phiệt đế - mạc di - mạc xí phiệt để - san đà ra ni - ô phiệt đà rị ni - a nan đa bát ra bá phệ - bát ra bộ da bát rị phược lê - thiết nễ - bát rị ta thiết nễ - ma ha phược ca thế - a ca xả ta mâu tát ra ni - nhĩ để di ra ca ra ni - tát bà nhã bát thả tỳ thâu đạt nễ - niết bàn na bát thả san na rị thiết nễ - ta bà ha.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là pháp ấn đà la ni, tất cả pháp đều vào trong đó. Chư Bồ Tát tu hành đúng theo đây thì được trí huệ biện tài vô ngại, có thể khéo biết rõ câu xuất ly đà la ni tối thắng.
Thế nào gọi là câu xuất ly đà la ni tối thắng ?”
Đức Phật liền nói đà la ni rằng:
“Tá yết ra á bát diễn đa - tô mế rô ra đát na ta yết ra san nễ chiết gia - a tỳ đát nễ - a tam tỳ đát nễ - a tỳ mạt lê - bạt chiết ra san nễ - niết bệ thiết nễ - a khất sô tỳ nễ - a tăng khất sô tỳ nễ - a khất sa gia - a tị dạ dĩ - khất sa gia a bát diễn đế - a khất sử na khất sa diễn đa tát điệt lý thế - a bát rị khất sa duệ - a tỳ khất sớ tị nễ - a tỳ yết lê - a tỳ yết la nhã na yết ra ni - ta bà ha.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là câu xuất ly đà la ni tối thắng. Chư Bồ Tát tinh tấn tu tập pháp nầy, thì có thể thêm lớn trí huệ như biển, có thể dùng tâm đại từ an ủi chúng sanh rằng : Ta truyền thọ pháp được rộng lớn cho các người, phá trừ vô minh hắc ám của các người, dứt trừ phiền não sanh tử vô thỉ vô chung của các người, cũng làm cho các người thoát khỏi tham ái, qua khỏi tất cả dòng sanh tử. Bồ Tát làm pháp quang rộng lớn, làm cho căn lành của chúng sanh được sanh trưởng có thể rốt ráo giải thoát. Bồ Tát nầy làm bực đạo thủ lành có thể vào nơi nhứt thiết chủng trí, cũng chẳng để có một chúng sanh nào thối thất nơi trí vô thượng nầy.
Bồ Tát đây có thể dùng tâm đại từ làm cho tất cả chúng sanh được tương ưng với pháp nghĩa mà từ trước chưa từng nghe và lãnh thọ, làm cho họ được trí vô sanh tịch diệt, được biện tài vô ngại.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nếu chư Bồ Tát lúc muốn thuyết pháp, thì nên nhiếp niệm nơi câu đà la ni nầy làm cho pháp nghĩa chẳng gián đoạn. Nghĩa là chư Bồ Tát ngồi tòa sư tử, dùng biện tài vô ngại suy gẫm vô lượng công đức của Như Lai, do đây trí huệ được rộng lớn thanh tịnh.
Lúc chúng sanh vân tập đến pháp hội để nghe pháp, Bồ Tát đối với họ nên có lòng đại bi, dùng trí huệ rộng lớn khai thị nghĩa lý quyết định đúng như thật chẳng thêm chẳng bớt. Bồ Tát biết rõ căn tánh của thính giả, dùng ngữ nghiệp rõ ràng quyết định lành tốt và câu văn từ ngữ vì họ mà diễn thuyết rộng rãi. Do sự diễn thuyết nầy có thể làm cho thiện căn của Bồ Tát được tăng trưởng.
Như Lai có thể dùng vô lượng thí dụ tuyên thị môn đà la ni như vậy. Các ông nếu có thể tuyên thuyết chánh pháp vô thượng như vậy, thì là an trụ nơi việc làm của Phật, các ông sẽ mau viên mãn bốn pháp vô úy.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Chư Bồ Tát nầy dùng trí huệ phương tiện thanh tịnh rộng lớn có thể khéo tu tập những công hạnh phát khởi thần thông, có thể nhiếp thọ trí huệ rộng lớn.
Những gì là công hạnh phát khởi thần thông ?
Chư Bồ Tát an trụ trong thần thông không có tưởng niệm nương gá dường như hư không, khéo phân tích các đại chủng, biết rõ đức Như Lai thành tựu trí huệ vô ngại vô biên. Do sức trí huệ nầy, nơi tất cả pháp, đức Như Lai quyết định biết rõ không có chút pháp nào là có thể rõ biết, trụ nơi vô sở đắc, trụ nơi vô đẳng đẳng, cũng chẳng thấy có vô sở đắc vô đẳng đẳng, trụ a lan nhã, trụ không chấp trước, trụ trí huệ thanh tịnh, không có chút pháp nào mà chẳng biết rõ chẳng thấy rõ, xa lìa vô minh hắc ám, không bị chướng ngại, khéo an trụ nơi trí huệ vô lượng vô biên. Do đây đức Như Lai bình đẳng thấy biết tất cả pháp như huyễn, như mộng, và có thể khai thị pháp tưởng quán vô minh ? Vì thế nên Bồ Tát chúng ta cần phải theo học trí huệ vô ngại của Như Lai. Trí tuệ nầy có thể khéo rõ biết căn tánh thượng trung hạ của tất cả chúng sanh, làm cho chư Bồ Tát an trụ công hạnh bình đẳng phát khởi thần thông. Do đây được thành tựu thần thông. Do sức thần thông nầy gia trì nên khéo an trụ được nơi giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến cùng sáu môn ba la mật. Do được chơn thật gia trì nhiếp thọ nên có thể được vô lượng thần biến sai khác, được tự tại nơi thế gian, ngồi tòa sư tử đánh trống pháp lớn, làm cho đại chúng trong các pháp hội thảy đều hoan hỷ, và làm lợi ích lớn cho tất cả chúng sanh.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Ví như vòng núi Đại Thiết Vi do nghiệp lực tăng thượng của chúng sanh, nên bao quanh thế giới nầy. Nhờ vòng núi nầy che, nên chúng sanh không ngửi mùi địa ngục, không nghe tiếng địa ngục, không thấy địa ngục.
Cũng vậy, chư Bồ Tát khéo tu tập nơi pháp nầy rồi, vì chúng sanh mà trừ diệt tất cả pháp chướng ngại, trao cho tất cả pháp vô ngại. Chư Bồ Tát đây dùng trí kim cương khéo nhiếp thọ, ngộ nhập rất sâu nơi pháp nầy, trụ nơi vô sở đắc được cam lồ rưới nhuần.
Thế nào gọi là cam lồ rưới nhuần ?
Chư Bồ Tát nầy không bị ma phiền não, ma ngũ uẩn và Thiên ma làm tổn hại. Dầu lúc chết có tử ma, nhưng cũng được tự tại chẳng có quan niệm là chết? Do Bồ Tát nầy an trụ nơi không, vô tướng, vô nguyện, vô phân biệt, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng đến chẳng đi, chẳng trụ chẳng khởi, chẳng nhiễm chẳng tịnh, cũng chẳng khiếp nhược, vô ngại vô đắc, bỏ kiêu mạn, tâm thường khiêm hạ, trong lìa mê lầm, ngoài khéo rõ biết, không nhiếp thuộc nơi kiến văn giác tri, biết rõ các pháp đều bình đẳng, chứng nhập như thật trong pháp của Như Lai, an trụ nơi chơn như chẳng hư vọng không biến dị. Chính đây gọi là chư Bồ Tát chứng nhập Bát nhã ba la mật. Bồ Tát an trụ nơi đây thì thành tựu được vô biên trí huệ. Do sức trí huệ nầy có thể chứng nhập trí bất tư nghì và ngôn thuyết bí mật của Như Lai. Do đây có thể khéo rõ biết tất cả pháp, chỗ thấy biết chẳng thể nghĩ bàn, không phân biệt, không sở đắc, đồng như Bồ đề chẳng thể nghĩ bàn vô phân biệt vô sở đắc. Bồ Tát nầy cũng chẳng phân biệt, chẳng tưởng niệm đồng với Bồ đề. Trong nghĩa Bồ đề thường trụ, chẳng thành chẳng hoại, chẳng nhóm chẳng tan, mà có thể làm ra tất cả Phật sự. Nơi pháp môn tịch tịnh đã nói đây, Bồ Tát chẳng chấp trước, cũng chẳng phân biệt những nghiệp quả báo, khéo rõ biết được nghiệp quả bình đẳng, vì bình đẳng nên chẳng thấy nghiệp quả, cũng chẳng phân biệt chấp trước. Vì chư Bồ Tát nầy đã được nhẹ nhàng nơi phiền não và nghiệp chướng, đã xa lìa kiết sử, đã rõ thấu các pháp môn và thấy biết đà la ni nầy. Vì đã an trụ pháp môn thanh tịnh, nên chư Bồ Tát nầy có thể đi giáo hóa mười phương thế giới, đủ hạnh thanh tịnh không trụ trước, chẳng bị thế pháp làm nhiễm ô, đáng là phước điền cho trời, người, các thế gian gần gũi cúng dường.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Như Lai nói cúng dường bực Bát địa Bồ Tát được vô lượng công đức, huống là Bồ Tát tu hành chứng nhập nơi pháp nầy.
Nếu chư Bồ Tát đối với Bồ đề, với chúng sanh, với pháp chúng sanh, với pháp thế gian mà không chỗ được, không phân biệt, không hí luận, thì có thể rõ biết pháp nầy và tu hành đúng thật, có thể tiêu được sự cúng dường rộng lớn của thế gian. Tất cả chúng sanh nên đem sự cúng dường Phật mà cúng dường chư Bồ Tát nầy.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nếu chư Bồ Tát tu học pháp nầy thì được đầy đủ tất cả sự cúng dường, lìa khỏi những sự bố úy nhẫn đến có thể rời bỏ tất cả thân mạng. Chư Bồ Tát nầy nơi các pháp không chỗ nhiếp thọ mà có thể nhiếp thọ pháp rộng lớn, ngồi tòa vô úy, như sư tử rống, hàng phục ngoại đạo và pháp của ngoại đạo, trừ dẹp ma vương Ba tuần và đoàn quân ma, có thể diệt trừ tất cả sự che ngăn cho chúng sanh, sẽ dùng pháp thuyền độ chúng sanh, sẽ chỉ bày con đường nhứt thiết chủng trí cho chúng sanh, sẽ có thể đặt tất cả chúng sanh trên con đường tùy thuận thánh đế, sẽ khai thị tất cả pháp Bồ đề phần cho chúng sanh, sẽ dùng pháp thí dạy bảo chúng sanh, sẽ làm cho chúng sanh được pháp hỷ.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nếu chư Bồ Tát có thể tín thọ môn đà la ni nầy, thì không khác gì những bực đã được thọ ký Vô thượng Bồ đề. Chư Bồ Tát sẽ tự thọ ký cho mình :
“Như Lai là đấng Pháp Vương khai thị pháp tạng nầy, có thể an lành ấn đà la ni nầy, có thể kiến lập những pháp môn nầy. Đức Như Lai nhiếp thọ chúng tôi, là cha của chúng tôi, là người thương xót chúng tôi”.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nếu chư Bồ Tát có thể ở nơi Như Lai có tâm quyết định tưởng là cha lành, thì sẽ được vào số chư Phật, như Phật không khác.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Trong pháp phẩm đà la ni môn, đây là môn xuất ly đà la ni thứ hai, diễn thuyết pháp tạng của Như Lai”.
PHẨM THANH TỊNH ĐÀ LA NI
Lúc bấy giờ đức Thế Tôn quan sát bốn phương hiện các thứ thần thông, dùng sức thần thông làm cho chư Bồ Tát trong pháp hội được thấy vô lượng chư Phật ở mười phương và nghe chư Phật thuyết pháp.
Phật bảo Vô Biên Trang Nghiêm Bồ Tát : « Ông xem nơi tất cả pháp, Như Lai vô tác vô vi tịch tịnh, mà làm được tự tại thần thông như vậy, trí lực vô úy như vậy.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Như Lai tánh chẳng một chẳng khác, chẳng phải chẳng một chẳng khác, vì là vô sở hữu nên chẳng phải có chẳng phải không, không tự tánh chẳng phải không tự tánh, nên biết rằng Như Lai tánh nhẫn đến không có chút pháp gì là có thể được. Thấy biết như vậy lại cũng không có chút pháp gì là có thể thấy biết. Đã chẳng thể thấy thời là không chỗ có cũng không chỗ lấy.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Như Lai tánh không chơn thật không chẳng chơn thật. Nếu là chơn thật và chẳng chơn thật thời là có Như Lai tánh, không Như Lai tánh. Như Lai tánh lìa có lìa không, nhưng cũng chẳng từng lìa.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Tất cả pháp tự tánh bổn tánh như hư không. Chư Phật Như Lai lúc chưa xuất thế, chưa từng có nói pháp môn như vậy.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nơi pháp nầy, nếu chư Bồ Tát hiểu rõ như vậy, thời có thể phát sanh vô lượng biện tài, có thể diễn thuyết các pháp, thấu rõ đức vô úy của Phật.
Đức vô úy nói trên đây, nghĩa là được đức vô úy tối thượng của Như Lai, vì có thể đối với các pháp chẳng nhiếp thọ, chẳng tăng trưởng, chẳng thể được, chẳng khắp được, chẳng theo được.
Dầu đức Như Lai ra đời hay chẳng ra đời, pháp vẫn chẳng tăng giảm, chẳng khắp tăng giảm. Tự tánh bổn tánh của các pháp vẫn thường trụ, là trụ tánh định tánh của pháp giới.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Tất cả pháp trụ nơi định tánh của các pháp, vì bất khả đắc như vậy, nên tất cả pháp đều là hư vọng phân biệt, chẳng phải do nghiệp báo mà được thành, do đây nên có thể vào nơi môn tất cả pháp không nghiệp báo. Vì các pháp không tự tánh như vậy, chẳng thật như vậy, nên các nghiệp đối với quả chẳng phải là nhơn sanh diệt, nơi sự dứt trừ các thú các đạo cũng chẳng phải là nhơn.
Đức Như Lai chỉ tùy theo thế tục, nói tất cả pháp có nhơn có chẳng phải nhơn, vì nhơn tự tại, vì không có nhơn, đây là đức vô úy của Như Lai. Vì Như Lai đầy đủ vô lượng biện tài nên được vào bực đại vô úy.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Thế nào là vô úy ? Chính là bốn pháp vô sở úy của Như Lai. Bốn pháp vô sở úy nầy, hàng Duyên Giác còn không có được, huống là hàng Thanh Văn cùng các thế gian.
Những gì là bốn ?
Một là, đức Như Lai xướng rằng : Ta là Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác, là bực biết tất cả, thấy tất cả. Hoặc trời hoặc người, tất cả thế gian không ai có thể lập luận nói rằng Như Lai chẳng rõ biết được các pháp. Do đây nên Như Lai được tối thượng vô úy, ở giữa đại chúng như sư tử rống, Như Lai có thể diễn thuyết giáo pháp vô thượng rộng lớn rất sâu.
Hai là, Như Lai xướng rằng ta là bực dứt sạch tất cả lậu phiền não. Hoặc trời hoặc người, tất cả thế gian không ai có thể lập luận được rằng Như Lai chưa sạch hết các lậu. Vì sạch hết các lậu, nên Như Lai có thể trụ nơi rốt ráo an lạc, khai thị pháp tạng vô thượng đã chứa nhóm từ vô lượng ức kiếp.
Ba là, Như Lai diễn thuyết đạo xuất ly, tu tập nơi đó, dứt hẳn tất cả khổ. Hoặc trời hoặc người, tất cả thế gian không ai có thể lập luận được rằng nơi đạo diệt khổ của Như Lai nói, tu tập theo đó chẳng được xuất ly. Như Lai chẳng thấy tướng xuất ly nên được rốt ráo an lạc, rồi vì chúng sanh thị hiện pháp nầy, nên ở giữa chúng hội như sư tử rống.
Bốn là, Như Lai tuyên nói những pháp chướng đạo. Hoặc trời hoặc người, tất cả thế gian không ai có thể lập luận được rằng pháp chướng đạo của Như Lai nói là không chướng. Vì chẳng thấy có pháp chướng đạo nên Như Lai trụ nơi an lạc tăng thượng, Như Lai ở giữa đại chúng như sư tử rống. Như Lai có thể chuyển pháp luân vô thượng nầy, tất cả thế gian, hoặc trời hoặc người đều không chuyển được.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là bốn pháp vô sở úy của Như Lai. Chư Bồ Tát tinh tấn tu học pháp nầy thời mau chứng được bực vô úy, là bực tối thắng trong người, trong trời.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Chư Bồ Tát vì khéo tu tập pháp không, nên có thể phát sanh môn biến thanh tịnh bất tư nghì. Do môn nầy, nơi tất cả pháp, chư Bồ Tát tối sơ thấy rõ tất cả pháp đồng với tướng hư không, không hai không khác, tất cả pháp đều như vậy cả ; nhưng với hư không, chẳng phân biệt cũng chẳng hí luận. Chư Bồ Tát nầy được nghĩa thiện xảo : không có chút pháp nào bị đem từ đâu lại, cũng chẳng đem đi đâu, cũng chẳng chứa nhóm. Do đây, Bồ Tát bèn có thể quan sát tất cả pháp không chứa nhóm, không đến không đi; nơi tất cả pháp, làm mà không chỗ làm, thắp đuốc đại pháp, làm trí pháp cho các chúng sanh.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Ông xem pháp nầy đem lại bao nhiêu là lợi ích, bao nhiêu là sự nghiệp cho chư Bồ Tát ! Chính là mười trí lực và bốn vô sở úy của Phật. Lại cũng không có chút pháp gì có thể được, cũng chẳng phải không được.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Tất cả pháp đồng với tướng hư không. Vì để được lợi ích nên Như Lai khai thị diễn thuyết những quả báo cùng nghiệp nhơn. Trong đó cũng không có được lợi ích.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Pháp thậm thâm nầy rất là khó tin đối với tất cả thế gian. Vì thế gian là diệt hoại, là hư vọng kiến lập, nên không thể tín thọ được pháp nầy, và cũng chẳng biết được.
Thế gian đều là phi pháp, do chấp trước nên nói có thế gian và chỗ an trụ. Giả sử nhẫn đến có quan niệm chấp nơi pháp, cũng không có pháp để có thể chấp được.
Do chấp trước nơi phi pháp, nên sanh ra sự tranh luận với Như Lai và pháp của Như Lai đã nói. Lại họ chẳng thể rõ tự tánh bổn tánh của tất cả pháp, lại trái với vô sanh pháp nhẫn. Vì thế nên họ không hiểu được giáo pháp thậm thâm nầy.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Như Lai vì tất cả trời, người, những hàng tin lời như thật, lời không hí luận mà khai thị diễn thuyết giáo pháp như vậy.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Trong đây đều không pháp thiện pháp bất thiện. Những pháp thiện bất thiện thảy đều tịch tịnh. Pháp thiện pháp bất thiện đều chẳng biết nhau. Pháp thiện pháp bất thiện chẳng chói che nhau. Vì nhơn duyên chấp trước pháp thiện pháp bất thiện, nên Như Lai nói tất cả pháp thảy đều vô ký, vì không thể được pháp thiện pháp bất thiện chơn thật vậy. Nếu đã bất khả đắc thời là vô ký, vì trong đó không có nhơn, không thấy được nhơn.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nay ông nên quan sát tất cả pháp thảy đều vô ký.
Nếu có chư Bồ Tát giác ngộ như vậy rồi thì đối với tất cả pháp, ngôn thuyết vô ký cũng là bất khả đắc.
Pháp môn như vậy là vì chư Bồ Tát như thật thấy pháp bất thiện, được xả viên mãn, chẳng trụ nơi pháp, do môn vô ký mà chứng nhập các pháp. Môn vô ký nầy vẫn là chẳng phải môn. Nếu là phi môn thời là bất khả đắc. Nếu đã bất khả đắc thời đó là thanh tịnh.
Đây là chỗ chư Bồ Tát vào pháp môn thanh tịnh đà la ni. Do môn nầy, chư Bồ Tát được trí huệ chiếu suốt tất cả pháp, không còn ngu ám mê hoặc dụ dự đối với tất cả pháp, và có thể được pháp trí vô ngại, huệ nhãn thanh tịnh.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nơi trong pháp nầy phải nên cầu thích.
Thế nào là cầu thích ? Nghĩa là với tất cả pháp, không lấy, không chấp, rốt ráo lìa bỏ, siêu quá nhiếp tàng, không mong cầu. Chẳng quán đãi tất cả pháp hữu vi thế gian, thiện, bất thiện. Đây là bực bất phóng dật vô thương, bực lìa phan duyên. Trong tất cả pháp, không đến không đi, không trụ, không kiến lập. Đây gọi là huệ nhãn thanh tịnh, vì rốt ráo bỏ lìa không chỗ chấp lấy. Khéo có thể quan sát bỏ lìa tất cả bổn tánh tự tánh thời gọi là huệ nhãn. Huệ nhãn trên đây là trí tánh yểm ly diệt tận. Trí tánh nầy vốn vô sanh, vô tác, bổn tánh tịch tịnh, lại cũng chẳng tương ưng với tịch tịnh, vì đã dứt tương ưng, lại cũng chẳng phải đoạn dứt, chẳng phải không đoạn dứt, không thiếu không giảm. Đây gọi là huệ nhãn thanh tịnh, là đạo không hí luận. Do thành tựu huệ nhãn nầy, dùng từ bi nhiếp thọ chúng sanh, khiến họ phát tâm. Duyên nơi chúng sanh mà phát khởi vô lượng diệu hạnh, và có thể hiểu rõ tất cả pháp không có ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Bồ Tát nầy lúc chứng được Vô thượng Bồ đề, quyết định có thể khai thị diễn thuyết pháp tạng vô thượng, và có thể thanh tịnh môn đà la ni, vì làm cho giáo pháp theo chủng tánh của chúng sanh không đoạn dứt nên thiết lập pháp ấn.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Pháp môn thanh tịnh đà la ni nầy, chư Phật luôn nhiếp thọ khai thị diễn thuyết. Thập phương tam thế chư Phật cũng đều tuyên nói pháp môn nầy, vì chư Bồ Tát mà khai thị pháp tánh tam thế bình đẳng. Do đây đối với các pháp trong ba đời có thể ngộ nhập pháp môn nầy. Vì thành tựu huệ tổng trì tam thế thanh tịnh.
Chư Bồ Tát nầy không có quan niệm thế gian, nơi pháp lành cùng pháp chẳng lành biết rõ không hai, không khác, các thiện căn được sanh trưởng, thân ngữ ý ba nghiệp thảy đều thanh tịnh, có thể khắp thanh tịnh vô lượng pháp môn, vì để được huệ thanh tịnh tổng trì, cũng có thể khai diễn giáo pháp thanh tịnh vô khởi vô tác, lại có thể khai thị tất cả pháp rốt ráo không tịch như hư không, lai có thể thị hiện trí huệ rộng lớn mà vì người khai thị trí thanh tịnh, cũng có thể khai thị tất cả pháp và Bồ đề như tánh hư không, mà vì người thị hiện đạo nhứt thiết chủng trí thanh tịnh, lại có thể khai thị đạo pháp thanh tịnh, tức là tùy sở nguyện được viên mãn Bồ đề, có thể rõ biết chơn chánh, diễn thuyết thật đế phương tiện thiện xảo, mà có thể tuyên thuyết đế lý vô phân biệt, có thể khai thị trí huệ của chư Phật, vì tùy thuận giác ngộ tất cả nghĩa.
Nếu chư Bồ Tát khéo tu học pháp nầy thời có thể mau thanh tịnh tư lương Bồ đề, được trụ nơi Bồ đề không có xa gần, chẳng trái với chút pháp gì, với các pháp hiện nói đây, cũng chẳng thấy xa gần, chẳng dùng pháp và phi pháp để thấy Bồ đề, đã thông đạt Bồ đề dứt tuyệt các sự hiển thị, có thể dùng nghĩa bình đẳng không hiển thị để biết rõ Bồ đề, đến lúc quán nghĩa tịch tịnh của các pháp thời với Bồ đề chẳng phân biệt, cũng chẳng thấy nghĩa tịch tịnh, nghĩa chẳng tịch tịnh, chẳng phải ngoài tịch tịnh mà thấy chẳng tịch tịnh, không có chút tưởng niệm là có năng quán năng kiến, có thể thấy thanh tịnh với tất cả chỗ, cũng không có chút gì có thể thanh tịnh. Đây là trí môn thanh tịnh của chư Bồ Tát.
Do trí môn nầy, mà chư Bồ Tát có thể tùy niệm môn đà la ni vô biên pháp tạng của chư Phật Như Lai, khắp biết được bổn tánh tự tánh của các loài hữu tình, khai thị diễn thuyết các pháp tạng cho hữu tình, có thể khắp thanh tịnh các nghiệp trí huệ, các nguyện cầu nơi Vô thượng Bồ đề, hiện bực đẳng giác không thối chuyển, mau được tự tại đối với tất cả pháp, có thể tu tập đức đạt từ đại bi của chư Phật, Pháp tạng thiện xảo của tất cả Như Lai đều hiện ra trước, và có thể thị hiện vô lượng vô biên pháp quang rộng lớn, thân thường an trụ nơi trí cảnh của chư Phật.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Pháp môn vô lượng vô biên nầy chỉ cho những pháp nào ?
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Tất cả pháp : địa, thủy, hỏa, phong, hư không, thức giới đều vô lượng. Các hữu tình cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc đều vô lượng. Nhưng không có một chút hữu tình nào là khả đắc, khả tri, vì hữu tình là không. Thật vậy, hữu tình giới nầy là bất khả đắc, bất khả tri, vì giới là không. Vì thế nên các pháp đồng Niết Bàn giới, thu nhập Niết Bàn. Tất cả các pháp đồng hướng vào chỗ bất khả thuyết, vì nơi Niết Bàn giới, không có chút phần nào là khả thuyết. Trong Niết Bàn giới không chướng ngại, không che đậy, vì đã vĩnh viễn thanh tịnh chướng che vậy. Nên Niết Bàn giới là thanh tịnh, là rất thanh tịnh. Niết Bàn giới nầy, cũng chẳng phải giới, vì xa lìa giới, vì không có giới, vì siêu quá giới, nhưng dùng tương tợ mà phương tiện nói là giới.
Giới đã nói đó là an tru phi giới và chẳng phải phi giới. Trong ngôn thuyết cũng không có giới, chỉ dùng ngữ ngôn để nói bày các pháp. Ngôn thuyết cùng người nói đều bất khả đắc, bất khả tri. Tất cả ngôn thuyết đều là chẳng phải ngôn thuyết. Tất cả ngôn thuyết như vậy, như tánh hư không, đồng vào hư không. Do đây nên địa giới, thủy giới nhẫn đến hư không giới đều không thể ngôn thuyết, không lực dụng năng thuyết.
Thức giới đã nói đó, chỉ là dùng ngữ ngôn để thuyết bày các pháp, nhưng thức giới đó, giới cũng chẳng phải giới, chẳng vào các giới, chẳng tương ưng với giới cũng chẳng phải chẳng tương ưng, từ hư không sanh, vào nơi hư không. Thức giới như vậy chẳng ở trong, ngoài, chặng giữa. Tùy nhiếp thọ nơi phần hư không của nó mà hướng vào hư không, chẳng thể thi thiết, chẳng thể xem thấy. Nếu nó đã là chẳng thể thi thiết thời nó không chỗ làm, trừ có duyên tương ưng nói là có thức giới.
Đây là pháp môn của Bồ Tát chứng nhập. Tất cả pháp bổn tánh tự tánh như hư không. Bởi y nơi pháp giới mà khai thị diễn thuyết, nhưng cũng không có giới của các pháp, vì giới mà chẳng phải giới, nên tất cả pháp như hư không. Do đây Như Lai nói tất cả pháp đều là hư không, vì khó được số lượng. Hiển bày tất cả pháp đều hư không tánh, vì bổn tánh của các pháp như hư không, chỉ là dùng ngữ ngôn khai thị diễn thuyết thôi !
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Ông xem chỗ diễn thuyết từ nơi trí Như Lai thanh tịnh dường ấy. Giáo pháp thanh tịnh như vậy, không pháp có thể sanh, cũng không pháp truyền thọ.
Đây là trí không điên đảo của chư Bồ Tát.
Vì thế nên các ông cần phải cầu thích trí huệ không do người khác làm duyên, được vô phân biệt, chẳng thêm phân biệt, và có thể thanh tịnh được pháp môn lý nghĩa bất khả thuyết, vì do pháp trí thanh tịnh vậy.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Các loài phi điểu đi nơi đâu ?
- Bạch Thế Tôn ! Loài phi điểu bay đi nơi hư không.
- Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Hư không đi nơi đâu ?
- Bạch Thế Tôn ! Hư không chẳng đi đâu cả.
- Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Phải lắm ! Tất cả pháp như hư không, không có chỗ đi. Pháp đi không chỗ đi đều bất khả đắc. Vì thế nên các pháp không có chỗ đi, lại cũng chẳng đi. Bổn tánh của các pháp không có đi không có nói.
Vì muốn chư Bồ Tát được trí hư không thanh tịnh, nên Như Lai chuyển pháp môn nầy. Đây là pháp môn vô biên quang minh, soi sáng cùng khắp vô lượng vô biên dường như hư không. Quang minh chiếu khắp đó cũng bất khả kiến. Chư Bồ Tát được pháp môn nầy rồi thời có thể quan sát khắp mười phương thế giới, và có thể liền thấy tất cả thế gian.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là cảnh giới sở tri của trí huệ Bồ Tát, cảnh giới thông đạt của trí Bồ Tát, chẳng phải cảnh giới của ngoại luận khác, vì họ không thể nói đến được.
Lý nghĩa của pháp nầy là bất khả thuyết, vì pháp ấn ngữ ngôn không thể hiển thị được. Vì thế nên tất cả pháp không ấn, cũng chẳng tăng ấn, vì rõ biết chẳng ấn mà khéo léo tu tập. Dùng ấn hư không mà ấn tất cả pháp. Dùng ấn vô tướng có thể thị hiện hư không vô tướng kia không tướng hữu vi, không tướng ngữ ngôn. Do vì không vô nên nói hư không nầy. Vì hư không đã nói đó không có thật thể nên nói là không. Cứ nơi chơn thắng nghĩa, nên biết các pháp rốt ráo là vô ngôn thuyết.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nay đây Như Lai sẽ nói đà la ni ấn : những câu hay thanh tịnh, là những câu hư không. Vì trí thanh tịnh, nên như hư không không có câu, không có câu nên thanh tịnh. Nên phải rõ không có các câu như vậy ».
Đức Phật liền nói chú rằng :
« Tỳ phiệt lê - tỳ phiệt ra nỗ ta hê đế - bát ra nỗ nễ - nễ san nã vĩ phiệt ra ni - a tỳ dạ phiệt ca san nại thiết nễ - bát ra bá lê - bát ra bá ra nhĩ thâu đạt nễ - niết tỳ yết bệ - a cá xa tam ma phiệt bà ra ni- nễ tỉnh nghê- tỉnh giả ba yết để - tỉnh giá tỳ mâu chiết nễ - a nã đà nễ - a đá nẵng tỳ yết đế - cương khất sa xiết na bát rị yết ma - át chế nê - a nỗ bát xiết nê - a tam minh - a ta ma ta mê - địa tỳ da nhã nẵng a ha la ninh - bát ra nhương chước sô tỳ thâu đà nễ - thiết lê da bá na da nễ - địa dựng kỳ ô đát ra ni - a dụ kê - a tỳ dụ kê - a tam bát ra dụ kê - a tỳ bát ra dụ kê - a hột ra bát đà niết hạ lê - niết đề xa bát đà tỳ thâu đạt nễ - a để đa na yết đa bát ra để du bát na tỳ thâu đạt nễ - ngật rị đa bát rị yết ma tỳ nễ đế - nẵng đa ra tha nỗ yết đế - a tăng yết ra ninh - a ngật ra bát đà tỳ thâu đạt nễ - bát đà bát ra bệ đà nhương na tỳ thâu đạt nễ - niết bá tư - á bá ta tỳ thâu đạt nễ- tam mạn đa nại xa địa xa tỳ da phiệt lư yết ninh - nhĩ ra ngược bát đà niết ha lê - bát ra nhã nhĩ thâu địa - ô bá ta a bát ra minh ca ra ni - a cự la ba đạt ma nại rị thiết na nhĩ thâu đạt nễ - bộ đá át ra tha san nại rị thiết nễ - a nộ mạo đà át tha nhĩ thâu đản nễ - ta kiệt ra chất đa nỗ bát ra phệ thế - mế rô bát rị tăng tát tha ninh - ra thấp nhĩ bát ra đa bát nễ - tát bà lộ ca địa bát đế da nhương nang vĩ thâu đản nễ - a bát ra để cát đa - a tăng già nhương na nại rị thiết ninh.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Đây là ấn đà la ni, những câu hay thanh tịnh diễn thuyết hư không. Những câu phần đoạn đều không có phần đoạn. Vì không phần đoạn, nên trong đó không có câu, không có câu thanh tịnh, vì tất cả pháp vẫn là thanh tịnh. Vì người phát tâm Đại thừa mong cầu pháp thanh tịnh thậm thâm, do vì thần lực Như Lai gia trì, nên những câu chú nầy được lưu bố.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Nếu người phát tâm muốn hiện tiền chứng đại Bồ đề, muốn làm lợi ích cho chúng sanh, thời nơi những câu thần chú nầy, dầu chưa từng nghe nhưng cũng hiểu rõ được, hoặc có trời Tịnh Cư, hoặc chư Thiên thần thọ trì thần chú nầy, sẽ đem truyền thọ cho người đó. Nếu có người phát tâm Vô thượng Bồ đề, chư Thiên thọ trì thần chú nầy cũng đem truyền dạy lại người đó ».
Đức Như Lai liền nói thần chú rằng :
« Ô ba tăng hà lê - ta hà lê - hột rị - thất rị địa rị để nhĩ thâu đản nễ - yết lượng nẵng át tha niết đệ siểm bát ra để bá để - chất đa mạt nỗ nhĩ nhương na nhĩ thâu đản nễ - a địa da đát ma ma tứ át đà bát rị thâu đản nễ - yết để tỉ mật lý để mạt để - a cát ra nễ cấp đa - cấp đa bát để - tát lê - tát ra phiệt để.
Nầy Vô Biên Trang Nghiêm ! Các vị Thiên Thần ở trong núi Tuyết, nếu được thần lực của Như Lai gia trì, họ có thể truyền thọ pháp quang cho những người thuyết pháp ».
Đức Như Lai liền nói thần chú rằng :
« Mạt để nhĩ thâu đản nễ- tô dục đa mị rị duệ- a kiệt ra tứ đa bát đà niết hà rị- a chỉ lã tỉ nễ- a nhĩ lã tỉ nễ- uất tha nẵng tam bán ninh- nhĩ nễ đa tam ma na bát nễ- mạt để a yết la nộ nghiệt đế.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 120 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.51.68 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập