Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [大般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 517 »»

Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh [大般若波羅蜜多經] »» Bản Việt dịch quyển số 517

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.64 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.77 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh này có 600 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 506 | 507 | 508 | 509 | 510 | 511 | 512 | 513 | 514 | 515 | 516 | 517 | 518 | 519 | 520 | 521 | 522 | 523 | 524 | 525 | 526 | 527 | 528 |
Việt dịch: Thích Trí Nghiêm

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

03
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình do nghiệp chướng xấu ác, ở nơi đất lồi lõm không bằng phẳng, đồi gò, khe hố gai góc um tùm, dơ bẩn tràn lan v.v… Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình vĩnh viễn đoạn trừ các nghiệp chướng ác, được ở nơi đất bằng phẳng như lòng bàn tay, không có những sự cây cỏ nhớp nhúa, rậm rạp.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, không có các nghiệp nhớp nhúa như vậy, tất cả hữu tình được ở đất đai bằng phẳng, có vườn rừng, ao hồ, các thứ hoa thơm đẹp, nhiều cảnh sắc màu chen lẫn rất là khả ái.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu loại Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình phước đức mỏng ít, ở nơi đất đai không có các trân bảo, chỉ có các loại gạch ngói, đất đá v.v… Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu giúp các loài hữu tình tội thì nhiều, phước lại ít này được ở nơi giàu có trân bảo.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, không có các loài hữu tình có tội nhiều phước ít như thế, mà nơi đó có cát vàng ròng rải khắp nơi. Chỗ nào cũng có các trân bảo đặc biệt như: Pha lê, lưu ly v.v... Mặc dù luôn được hưởng thụ nhưng không đắm nhiễm.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát ấy tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình phần nhiều bị lệ thuộc, đắm chìm trong tham ái, mà tạo ra nhiều nghiệp ác bất thiện. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình bị lệ thuộc vào trong tham ái này, để họ vĩnh viễn xa lìa những lệ thuộc trong tham ái mà tạo ra những nghiệp ác bất thiện.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, không có các loài hữu tình bị lệ thuộc vào trong tham ái mà tạo ra các nghiệp ác. Tất cả hữu tình không bị lệ thuộc vào sắc, thanh v.v... không chấp thủ của cải v.v…
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình có bốn chủng loại tôn quí, thấp hèn khác nhau, đó là Sát-đế-lợi cho đến Thú-đạt-la. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình này không còn có sự khác nhau giữa tôn quí và thấp hèn.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, không có sự khác nhau giữa bốn chủng loại tôn quí, thấp hèn. Tất cả hữu tình đều cùng một hình sắc, hết thảy đều thuộc lớp người tôn quí.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình có sự khác nhau giữa các gia tộc thượng trung hạ. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình không còn sự khác nhau giữa các gia tộc thượng trung hạ.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, không có sự khác nhau giữa các gia tộc thượng trung hạ. Tất cả hữu tình đều đồng một thượng phẩm.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình có dung mạo đẹp xấu khác nhau. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình không còn có dung mạo đẹp xấu khác nhau như vậy.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta sẽ siêng năng tinh tấn, không tham đắm, tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, không có các loài hữu tình có dung mạo đẹp xấu khác nhau như vậy. Tất cả đều có màu vàng ròng trang nhã, xinh đẹp, mọi người đều thích nhìn, thành tựu sắc thân thanh tịnh viên mãn tối thắng.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình bị lệ thuộc vào ông chủ, nên làm ra việc gì cũng không được tự do. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình được tự do.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn, mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, các loài hữu tình không có ông chủ. Những việc làm đều được tự do, cho đến không thấy hình dáng của ông chủ, cũng không nghe đến tên của ông chủ. Chỉ có Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác dùng pháp để thống nhiếp gọi là Pháp Vương.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu tập đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình có sự khác nhau giữa các cõi địa ngục v.v... Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình không còn có sự khác nhau giữa các cõi thiện ác.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, không có sự khác nhau giữa các cõi thiện ác, cho đến không có tên các cõi ác. Tất cả hữu tình đều đồng một loại, cùng tu một nghiệp, nghĩa là tất cả đều cùng nhau tu hành bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. An trụ trong pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. An trụ trong chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. An trụ vào Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Tu hành bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Tu hành tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Tu hành bậc Đại Bồ-tát. Tu hành pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Tu hành năm loại mắt, sáu phép thần thông. Tu hành mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Tu hành đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Tu hành gieo nhân để được tướng hảo. Tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Tu hành các hạnh Đại Bồ-tát và quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình có bốn loại sanh khác nhau. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình không còn có bốn loại sanh khác nhau như vậy.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn, mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, không có sự khác nhau của bốn loại sanh như vậy. Tất cả hữu tình đều đồng một loại hóa sanh.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình không có năm tuệ thần thông, làm việc gì cũng không được tự do. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình đạt được năm tuệ thần thông.
Suy nghĩ như vậy, liền nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, các loài hữu tình đều thành tựu đủ năm thần thông thù thắng.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình ăn uống bằng đoạn thực, thân thể có các đại tiểu tiện và máu mủ hôi thối, rất là nhàm chán. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình làm cho trong thân không có dơ nhớp như vậy.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, các loài hữu tình chỉ đồng thọ dụng thức ăn bằng pháp hỷ lạc vi diệu, thân của họ thơm khiết, không có các thứ nhơ nhớp.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình sống thiếu ánh sáng, khi làm việc gì đều phải tìm đèn đuốc. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình xa lìa sự thiếu ánh sáng như vậy.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, các loài hữu tình thân thể đều có đủ ánh sáng, chẳng nhờ bên ngoài chiếu vào.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình ở đêm, ngày, một tháng hoặc nửa tháng, bị thời tiết xấu thay đổi bất thường. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình, khiến cho chỗ họ ở không có sự thay đổi thời tiết của ngày đêm.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, không có thời tiết và tên của ngày, đêm, một tháng, nửa tháng.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình tuổi thọ ngắn ngủi. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình xa lìa tuổi thọ ngắn ngủi như thế.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, các loài hữu tình tuổi thọ lâu dài, kiếp số cũng khó biết được.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình không có tướng tốt. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình được tướng tốt đẹp.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, các loài hữu tình đều có đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm viên mãn, hữu tình nào thấy đều phát sanh lòng hoan hỉ thanh tịnh.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các loài hữu tình thiếu các căn lành. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình, giúp cho đầy đủ căn lành.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, các loài hữu tình tất cả căn lành đều được hoàn hảo, thù thắng thanh tịnh. Nhờ căn lành này mà đem những vật cúng dường thượng hạng để cúng dường chư Phật. Nương nhờ phước lực này mà sanh nơi nào cũng có thể cúng dường chư Phật Thế Tôn.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình thân tâm bị bệnh hoạn. Thân bệnh có bốn là: Gió, nóng, đàm và các bệnh lẫn lộn khác. Tâm bệnh cũng bốn là: Tham, sân, si và mạn. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình thân tâm hết bệnh khổ.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, không có các loài hữu tình thân tâm bị bệnh khổ, cho đến không có cái tên bệnh của thân tâm.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình có những sở thích sai khác về ba thừa. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình có sở thích hẹp hòi, khiến họ xả bỏ sở thích về Nhị thừa mà chỉ hướng về Ðại thừa vô thượng.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, các loài hữu tình chỉ cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, không thích quả Thanh văn, Ðộc giác thừa cho đến không có tên của Nhị thừa.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình tăng thượng mạn, chưa xả nói là xả, chưa đắc nói là đắc. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình xả bỏ sự trói buộc của tăng thượng mạn.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, không có những người tăng thượng mạn như vậy. Tất cả hữu tình như thật tri kiến về những điều đã xả, đã đắc.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy các hữu tình sanh chấp trước, nghĩa là chấp trước sắc uẩn; chấp trước thọ, tưởng, hành, thức uẩn. Nói rộng cho đến chấp trước hạnh của Đại Bồ-tát; chấp trước quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để cứu vớt các loài hữu tình xả bỏ những sự chấp trước ấy.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Trong cõi Phật của ta, các loài hữu tình không có những sự chấp trước như thế.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy có Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác với tuổi thọ, ánh sáng cùng chúng đệ tử nhiều không đếm hết. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào để được tuổi thọ, ánh sáng và chúng đệ tử nhiều không giới hạn.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Tất cả tuổi thọ, ánh sáng, chúng đệ tử của ta đều không có giới hạn.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy chu vi vùng đất của Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác không giới hạn. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Ta phải làm thế nào được ở vùng đất với chu vi không giới hạn, an ổn, phong phú và thái bình.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí. Hằng hà sa số thế giới khắp mười phương hợp lại thành một cõi, an ổn, an vui. Ta ở trong cõi đó thuyết pháp giáo hóa vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Có Đại Bồ-tát tu đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa, thấy vô số cõi hữu tình và thời gian sanh tử trước sau lâu xa. Thấy vậy, Đại Bồ-tát ấy suy nghĩ: Thời giai sanh tử và cõi hữu tình đều như hư không. Mặc dù không có người thật sự luân hồi sanh tử và giải thoát, nhưng do các hữu tình hư vọng chấp trước, nên luôn luân hồi sanh tử, chịu khổ vô cùng tận. Ta làm sao để cứu giúp họ.
Sau khi suy nghĩ, lại nguyện: Ta phải siêng năng tinh tấn, không tham đắm. Phải tu hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, mau được viên mãn và có thể mau chứng đắc trí nhất thiết trí, thuyết pháp vi diệu cho các hữu tình được giải thoát đại khổ sanh tử, cũng giúp cho họ chứng tri về sanh tử, giải thoát đều vô sở hữu, hoàn toàn là Không.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy nhờ sáu pháp Ba-la-mật-đa này mà mau được viên mãn và sắp chứng đắc trí nhất thiết trí.
XXII. PHẨM CĂN GIÀ-GIÀ THIÊN
Lúc bấy giờ, trong hội có Thiên nữ tên Căn-già Thiên, rời khỏi chỗ ngồi, đứng dậy, lạy sát chân Phật, trịch áo bày vai hữu, quỳ gối phải sát đất, chấp tay thưa Phật:
- Bạch Thế Tôn! Con có thể làm viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa và có thể bảo hộ các cõi Phật mà đức Thế Tôn đã nói với đại chúng hôm nay.
Nói xong, Căn-già Thiên liền lấy các loại trang nghiêm, nào hoa vàng, hoa bạc, hoa mộc trên đất và đem một cặp áo trời màu vàng ròng, cung kính chí thành dâng lên đức Phật. Nhờ thần lực của Phật, những vật cúng dường vọt lên không trung, uyển chuyển xoay về phía phải, ở trên đỉnh Phật, biến thành đài báu, bốn góc có bốn trụ, trang hoàng đẹp đẽ, rất khả ái. Thế rồi Thiên nữ đem đài báu này bình đẳng cho các hữu tình và cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Biết ý chí sâu xa của Thiên nữ, Như Lai liền mỉm cười. Thường pháp của chư Phật khi mỉm cười thì có ánh sáng đủ màu sắc từ miệng phát ra. Nay Phật cũng như vậy, từ trong miệng phóng ra ánh sáng đủ màu sắc như: Xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía, lục, biếc v.v… chiếu khắp cả vô lượng, vô biên thế giới chư Phật trong mười phương, rồi trở lại toả hiện lớn ra nhập vào trong đỉnh của Phật.
Thấy vậy, A-nan-đà đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, trịch áo bày vai phải, quỳ gối sát đất, chấp tay thưa Phật:
- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà Ngài mỉm cười như vậy? Phật mỉm cười đều có nguyên do.
Bấy giờ, Thế Tôn nói với Khánh Hỷ:
- Thiên nữ này vào đời vị lai sẽ thành Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, nói rộng cho đến Phật Thế Tôn, kiếp tên Tinh Dụ, Phật hiệu Kim Hoa.
Khánh Hỷ nên biết! Thiên nữ này là thọ thân nữ cuối cùng. Sau khi xả bỏ thân này sẽ thọ thân nam, đến tận đời vị lai không làm thân nữ nữa. Từ đây qua đời, sanh trong thế giới Phật Bất Ðộng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác ở phương Đông rất là an lạc. Ở cõi Phật đó tu hành phạm hạnh. Do thiên nữ này ở cõi kia nên có chữ Kim Hoa, tu hạnh Đại Bồ-tát.
Khánh Hỷ nên biết! Bồ-tát Kim Hoa sau khi từ thế giới Phật Bất Ðộng qua đời, lại sanh vào phương khác. Từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, sanh ra nơi nào cũng không bao giờ lìa Phật. Giống như vua Chuyển luân từ cung điện báu này đến cung điện báu khác, sung sướng thọ lạc cho đến khi qua đời, chân cũng không dính đất. Bồ-tát Kim Hoa cũng vậy, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cho đến khi chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, sanh nơi nào cũng gặp chư Phật, luôn luôn được nghe chánh pháp, tu hành Bồ-tát hạnh.
Khi ấy, A-nan-đà thầm nghĩ: Khi Bồ-tát Kim Hoa thành Phật cũng tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu. Chúng Đại Bồ-tát ở trong hội của Bồ-tát Kim Hoa có bao nhiêu cũng giống như chúng hội Bồ-tát của Phật hiện nay.
Biết tâm niệm của A-nan-đà, đức Phật nói:
- Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nghĩ. Khi Bồ-tát Kim Hoa thành Phật cũng tuyên thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu cho chúng hội. Chúng Đại Bồ-tát trong hội của Bồ-tát Kim Hoa có bao nhiêu cũng giống như chúng hội Bồ-tát của Phật hiện nay.
Khánh Hỷ nên biết! Khi Bồ-tát Kim Hoa thành Phật, số đệ tử xuất gia rất nhiều, không thể nào đếm được, nghĩa là nhiều không thể đếm, như trăm ngàn ức v.v... Chỉ có thể nói chung là vô lượng, vô biên.
Khánh Hỷ nên biết! Khi Bồ-tát Kim Hoa thành Phật, quốc độ đó không có những tai họa, giống như Ta đã giảng nói trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu.
Bấy giờ, Khánh Hỷ lại bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Thiên nữ này trước đây đã phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, trồng các căn lành, phát nguyện hồi hướng với vị Phật nào mà nay được gặp Phật để cúng dường, cung kính lại được thọ ký Bất thối chuyển?
Phật dạy:
- Khánh Hỷ! Thiên nữ này đã phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, trồng các căn lành và phát nguyện hồi hướng với Phật Nhiên Ðăng, cho nên nay được gặp Ta cung kính, cúng dường và liền được thọ ký Bất thối chuyển.
Khánh Hỷ nên biết! Ở nơi Phật Nhiên Ðăng thời quá khứ, Ta đem năm cành hoa sen dâng cúng, phát nguyện hồi hướng vị Phật ấy. Nhiên Ðăng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác biết căn cơ của Ta đã thành thục và thọ ký cho Ta: Đời đương lai, ông sẽ thành Phật hiệu là Năng Tịch, thế giới tên Kham Nhẫn, kiếp hiệu là Hiền. Khi ấy, Thiên nữ nghe Phật thọ ký đại Bồ-đề cho Ta, hoan hỉ khôn siết, liền lấy hoa bằng vàng ròng dâng lên cúng dường Phật và phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, trồng các căn lành, phát nguyện hồi hướng: Ta nguyện vào đời tương lai, khi Bồ-tát này thành Phật, sẽ thọ ký đại Bồ-đề cho ta, giống như Phật bây giờ. Cho nên ngày nay Ta thọ ký cho Kim Hoa.
Bấy giờ, nghe Phật nói vậy, Khánh Hỷ quá vui mừng, bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Thiên nữ này xưa đã phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, trồng các căn lành, phát nguyện hồi hướng. Nay đã được thành thục cho nên Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thọ ký cho cô ta.
Phật bảo:
- Khánh Hỷ! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói, căn lành của cô ta đã thành thục nên nay Ta thọ ký.
XXIII. PHẨM XẢO TIỆN
01

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, làm sao tu tập Tam-ma-địa không, vô tướng, vô nguyện? Làm sao nhập Tam-ma-địa không, vô tướng, vô nguyện? Làm sao tập bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo? Làm sao tu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo? Làm sao tập các pháp Bồ-đề phần khác? Làm sao tu các pháp Bồ-đề phần khác?
Phật bảo:
- Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, nên quán sắc uẩn cho đến thức uẩn đều Không.
Nên quán nhãn xứ cho đến ý xứ đều Không.
Nên quán sắc xứ cho đến pháp xứ đều Không.
Nên quán nhãn giới cho đến ý giới đều Không.
Nên quán sắc giới cho đến pháp giới đều Không.
Nên quán nhãn thức giới cho đến ý thức giới đều Không.
Nên quán nhãn xúc cho đến ý xúc đều Không.
Nên quán các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra đều Không.
Nên quán địa giới cho đến thức giới đều Không.
Nên quán nhân duyên cho đến tăng thượng duyên đều Không.
Nên quán vô minh cho đến lão tử đều Không.
Nên quán bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều Không.
Nên quán pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không đều Không.
Nên quán chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì đều Không.
Nên quán Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo đều Không.
Nên quán bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo đều Không.
Nên quán bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc đều Không.
Nên quán tám giải thoát cho đến mười biến xứ đều Không.
Nên quán pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện Không.
Nên quán Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa đều Không.
Nên quán Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa đều Không.
Nên quán tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa đều Không.
Nên quán năm loại mắt, sáu phép thần thông đều Không.
Nên quán mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều Không.
Nên quán đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả đều Không.
Nên quán ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp đều Không.
Nên quán pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả đều Không.
Nên quán trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều Không.
Nên quán quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề đều Không.
Nên quán tất cả hạnh Đại Bồ-tát, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật đều không.
Nên quán pháp hữu lậu, vô lậu đều Không.
Nên quán pháp thế gian và xuất thế gian đều Không.
Nên quán pháp hữu vi, vô vi đều Không.
Nên quán pháp quá khứ, vị lai, hiện tại đều Không.
Nên quán pháp thiện, bất thiện, vô ký đều Không.
Nên quán pháp của Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới đều Không.
Thiện Hiện nên biết! Khi Đại Bồ-tát ấy quán như vậy thì tâm không loạn. Nếu tâm không loạn thì không thấy pháp, nếu không thấy pháp thì không tác chứng. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát học một cách rốt ráo tự tướng của các pháp đều Không. Không có pháp nào tăng, không có pháp nào giảm, cho nên đối với các pháp không thấy, không chứng. Vì sao? Vì trong thắng nghĩa đế của các pháp, người chứng, pháp được chứng, thời gian chứng, nơi chốn chứng và do đây chứng, chung hoặc riêng đều không thể dắc và không thể thấy.
Bấy giờ, Thiện Hiện liền bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Như Ngài nói: Các Đại Bồ-tát nên quán pháp Không, nhưng không chứng. Vì sao các Đại Bồ-tát nên quán pháp Không mà không chứng?
Phật bảo:
- Thiện Hiện! Đại Bồ-tát quán pháp Không, trước tiên hãy nghĩ như vầy: Pháp ta nên quán, các tướng của nó đều Không, không nên chứng. Vì học mà ta quán các pháp Không, chứ không phải vì chứng mà quán các pháp Không. Nay là lúc ta học, chẳng phải lúc ta chứng.
Đại Bồ-tát ấy khi chưa nhập định thì buộc tâm vào cảnh chứ chẳng phải nhập định rồi buộc tâm vào cảnh. Lúc này, Đại Bồ-tát ấy không thối lui tất cả pháp phần Bồ-đề, không chứng lậu tận. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy thành tựu trí tuệ rộng lớn như vậy, khéo trụ vào pháp Không, và tất cả pháp phần Bồ-đề, luôn nghĩ như vầy: Bây giờ nên học chứ không nên chứng.
Đại Bồ-tát ấy hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, thường nghĩ:
Đối với bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, bây giờ ta nên học chứ không nên chứng.
Đối với pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không, bây giờ ta nên học chứ không nên chứng.
Đối với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì, bây giờ ta nên học chứ không nên chứng.
Đối với Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, bây giờ ta nên học chứ không nên chứng.
Đối với bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, bây giờ ta nên học chứ không nên chứng.
Đối với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, bây giờ ta nên học chứ không nên chứng.
Đối với tám giải thoát cho đến mười biến xứ, bây giờ ta nên học chứ không nên chứng.
Đối với pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, bây giờ ta nên học chứ không nên chứng.
Đối với Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa, bây giờ ta nên học chứ không nên chứng.
Đối với Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa, bây giờ ta nên học chứ không nên chứng.
Đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa, bây giờ ta nên học chứ không nên chứng.
Đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông, bây giờ ta nên học chứ không nên chứng.
Đối với mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, bây giờ ta nên học chứ không nên chứng.
Đối với đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, bây giờ ta nên học chứ không nên chứng.
Đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, bây giờ ta nên học chứ không nên chứng.
Đối với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, bây giờ ta nên học chứ không nên chứng.
Đối với tất cả hạnh Đại Bồ-tát, bây giờ ta nên học chứ không nên chứng.
Đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật, bây giờ ta nên học chứ không nên chứng.
Nay vì học trí nhất thiết trí mà ta cần phải học quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ-đề, để cho hoàn hảo chứ không chứng.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu nên tập Tam-ma-địa không, vô tướng, vô nguyện. Nên trụ Tam-ma-địa không, vô tướng, vô nguyện. Nên tu Tam-ma-địa không, vô tướng, vô nguyện, nhưng đối với thật tế không tác chứng.
Nên tập bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Nên trụ bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Nên tu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, nhưng đối với thật tế không tác chứng.
Nên tập các pháp phần Bồ-đề khác. Nên trụ vào các pháp phần Bồ-đề khác. Nên tu các pháp phần Bồ-đề khác, nhưng đối với thật tế không tác chứng.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy tuy tập pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, cũng trụ vào pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện và cũng tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, nhưng không chứng quả Dự lưu cho đến không chứng Ðộc giác Bồ-đề.
Tuy tập bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, cũng trụ vào bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo và cũng tu bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, nhưng không chứng quả Dự lưu cho đến không chứng Ðộc giác Bồ-đề.
Tuy tập các pháp phần Bồ-đề khác, cũng trụ vào các pháp phần Bồ-đề khác và cũng tu các pháp phần Bồ-đề khác, nhưng không chứng quả Dự lưu cho đến không chứng Ðộc giác Bồ-đề.
Nhờ đó mà Đại Bồ-tát ấy không rơi vào địa vị Thanh văn và Ðộc giác, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Thiện Hiện! Ví như tráng sĩ dung mạo đẹp đẽ, oai hùng, khỏe mạnh, ai thấy cũng hoan hỉ và có đầy đủ quyến thuộc thanh tịnh, viên mãn thù thắng. Ðối với các binh pháp đã học, đạt đến chỗ rốt ráo, cầm khí trượng rất tài giỏi, hiên ngang bất động; có sáu mươi bốn tài năng, mười tám môn học sáng suốt, tất cả các kỹ thuật đều tài giỏi, mọi người ai nấy đều khâm phục, kính ngưỡng. Vì tài giỏi, nên bỏ công ít mà được lợi nhiều. Do đây mà mọi người cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen không lúc nào ngớt. Lúc này, sự vui mừng của tráng sĩ tăng gấp bội, làm cho quyến thuộc cũng vui mừng lây. Vì có việc cần nên tráng sĩ đưa cha mẹ, vợ con, quyến thuộc lên đường đi đến phương khác. Trên đường đi, băng qua vùng hoang vu, hiểm nạn. Trong đó có rất nhiều thú dữ, giặc cướp, oán thù mai phục đáng sợ. Quyến thuộc lớn nhỏ đều kinh hãi. Người tráng sĩ ấy nhờ có nhiều kỹ thuật oai hùng lẫm liệt nên thâm tâm thản nhiên, an ủi cha mẹ và quyến thuộc: Đừng có lo lắng, sợ hãi, không có chuyện gì đâu. Nhờ khả năng tài giỏi, tráng sĩ ấy đưa quyến thuộc đến nơi an ổn, thoát khỏi ách nạn nên mọi người vui mừng, sung sướng. Ở trong vùng hoang vu, tráng sĩ kia không bị thú dữ, oác tặc giết hại là vì sao vậy? Vì tráng sĩ oai phong lẫm liệt, có đủ các kỹ thuật nên không sợ gì hết.
Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, vì thương xót các hữu tình trong khổ sanh tử mà hướng dẫn họ đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, phổ duyên cho hữu tình phát sanh bốn vô lượng tâm. Tâm câu hành an trụ với bốn vô lượng, siêng năng tu tập bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa khiến mau viên mãn. Đại Bồ-tát ấy chưa viên mãn sáu pháp Ba-la-mật-đa, vì muốn tu học trí nhất thiết trí, nhưng không chứng lậu tận. Tuy trụ vào pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện nhưng không chuyển theo thế lực đó, cũng không bị sự ngăn cản đó lôi kéo. Đối với môn giải thoát cũng không tác chứng. Vì không chứng nên chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Ðộc giác, nhất định đi đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Thiện Hiện nên biết! Giống như chim cánh vàng bay lượn trên hư không, bay lượn tự do chẳng bị rơi xuống đất. Mặc dù nương hư không chơi nhưng không chiếm lấy hư không, cũng không bị hư không làm trở ngại.
Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát cũng vậy, mặc dù luôn luôn tập trụ tu pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, nhưng trong đó không chứng. Do không chứng nên chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Ðộc giác. Tu mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả và mười tám pháp Phật bất cộng v.v... và vô lượng Phật pháp khác. Nếu chưa viên mãn thì không bao giờ nương vào không, vô tướng, vô nguyện để mà chứng lậu tận.
Thiện Hiện! Giống như tráng sĩ có tài bắn cung giỏi, muốn chứng minh tài năng của mình bèn giương cung lên hư không, và mục đích muốn mũi tên bay trong hư không chẳng rơi xuống đất, nên lấy mũi tên sau bắn vào đuôi mũi tên trước. Cứ lần lượt như vậy mãi, từng mũi tên nối tiếp nhau không rơi xuống được. Nếu muốn nó rơi, chỉ có cách là ngưng bắn mũi tên sau, lúc đó các mũi tên mới rơi xuống.
Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu được phương tiện thiện xảo bảo hộ, cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nếu căn lành chưa thành thục thì đối với trung đạo không bao giờ chứng thật tế. Còn như đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nhờ tất cả căn lành được thành thục, thì bấy giờ Bồ-tát mới chứng thật tế và đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Cho nên, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu đều phải quán sát thật kỹ như vậy. Như trước đã nói về thật tướng của các pháp, tu các hạnh Đại Bồ-tát mà hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Bấy giờ, Thiện Hiện liền bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát thật là hi hữu, có thể làm những việc khó làm. Mặc dù luôn tu học thật tướng của các pháp, luôn tu học chơn như, pháp giới, pháp tánh cho đến cảnh giới bất tư nghì; luôn tu học pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không; luôn tu học Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; luôn tu học bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo; luôn tu học ba môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện và tất cả pháp phần Bồ-đề khác, nhưng ở trong trung đạo chẳng rơi vào địa vị Thanh văn và Ðộc giác, không thối lui quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề?
Phật bảo:
- Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát thề chẳng lìa bỏ các hữu tình. Nghĩa là nguyện như vầy: Nếu các hữu tình nào chưa được giải thoát sanh, lão, bệnh, tử, thì ta quyết không bao giờ bỏ gia hạnh căn lành.
Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát dùng nguyện lực thù thắng mà nghĩ như vầy: Nếu các hữu tình nào chưa giải thoát, trọn đời ta không lìa bỏ họ. Do phát khởi tâm rộng lớn như vậy nên chắc chắn không bị thối lui, rơi lại giữa đường.
Thiện Hiện nên biết! Các Đại Bồ-tát luôn nghĩ như vầy: Ta không nên lìa bỏ tất cả hữu tình, quyết làm cho họ được giải thoát. Nhưng các hữu tình hành theo pháp bất chánh, nên vì độ họ mà luôn sống trong sự tịch tĩnh của pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Mặc dù luôn sống như vậy nhưng không thủ chứng.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy thành tựu phương tiện thiện xảo thù thắng, tuy luôn hiện khởi ba môn giải thoát cho đến chứng đắc trí nhất thiết trí, nhưng trong thời gian đó không chứng thật tế.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát thường ưa thích quán sát chỗ sâu xa ấy, nghĩa là thích quán sát pháp nội Không, ngoại Không, nội ngoại Không, đại Không, Không Không, thắng nghĩa Không, hữu vi Không, vô vi Không, tất cánh Không, vô tế Không, tán Không, bản tính Không, tự tướng Không, nhất thiết pháp Không, vô tính Không, vô tính tự tính Không. Cũng ưa thích quán sát bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, và pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện v.v... tự tướng đều là Không.
Thiện Hiện nên biết! Quán như vậy rồi, Đại Bồ-tát nghĩ: Các loại hữu tình do năng lực của bạn ác mà có tưởng chấp về ngã, nói rộng cho đến tưởng chấp về người thấy. Do tưởng chấp này có sở đắc, cho nên luân hồi trong sanh tử, chịu các khổ. Vì đoạn tưởng chấp của các hữu tình nên hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vì các hữu tình mà nói pháp thâm diệu để đoạn trừ tưởng chấp mà lìa khổ sanh tử.
Bấy giờ, tuy các Đại Bồ-tát học ba môn giải thoát nhưng không nương vào đây mà chứng thật tế. Vì không chứng thật tế nên không rơi vào quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Ðộc giác Bồ-đề. Nhờ suy nghĩ như vậy, Đại Bồ-tát ấy hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, thành tựu căn lành, không chứng đắc thật tế.
Mặc dù chưa chứng thật tế nhưng không thối lui làm mất bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Cũng không thối lui làm mất bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo. Cũng không thối lui làm mất pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Cũng không thối lui làm mất tám giải thoát cho đến mười biến xứ. Cũng không thối lui làm mất pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không. Cũng không thối lui làm mất chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. Cũng không thối lui làm mất Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo. Cũng không thối lui làm mất bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Cũng không thối lui làm mất các bậc Bồ-tát. Cũng không thối lui làm mất pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa. Cũng không thối lui làm mất năm loại mắt, sáu phép thần thông. Cũng không thối lui làm mất mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Cũng không thối lui làm mất đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Cũng không thối lui làm mất pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả. Cũng không thối lui làm mất trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Cũng không thối lui làm mất vô lượng, vô biên các Phật pháp khác.
Thiện Hiện nên biết! Bấy giờ, Đại Bồ-tát ấy thành tựu tất cả pháp phần Bồ-đề, cho đến chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đối với các công đức ấy không bao giờ suy giảm. Bồ-tát ấy hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, dùng phương tiện thiện xảo mà nhiếp giữ. Trong từng sát-na, bạch pháp tăng trưởng, các căn nhanh nhẹn, tất cả Thanh văn và Ðộc giác không thể sánh kịp.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát luôn suy nghĩ: Các loài hữu ngày đêm tâm thường hành bốn điên đảo, là: Tưởng điên đảo, tâm điên đảo, thấy điên đảo về thường. Tưởng điên đảo, tâm điên đảo, thấy điên đảo về lạc. Tưởng điên đảo, tâm điên đảo, thấy điên đảo về ngã. Tưởng điên đảo, tâm điên đảo, thấy điên đảo về tịnh.
Vì các hữu tình ấy mà ta hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tu hạnh Đại Bồ-tát. Khi chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nói pháp không điên đảo cho các hữu tình, nghĩa là nói sanh tử không thường, không lạc, không ngã, không tịnh, chỉ có Niết-bàn vi diệu, tịch tĩnh mới đầy đủ các công đức chơn thật của thường, lạc, ngã, tịnh.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy thành tựu niệm này, hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm sâu, dùng phương tiện thiện xảo mà nhiếp giữ. Nếu chưa viên mãn mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng và vô lượng, vô biên các Phật pháp khác, thì cuối cùng không chứng nhập định thù thắng của chư Phật.
Thiện Hiện nên biết! Khi ấy, Đại Bồ-tát ấy học ba môn giải thoát ra vào tự tại nhưng chưa chứng thật tế, cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nhờ hành công đức nên chưa viên mãn hoàn toàn, không chứng thật tế và các công đức khác. Nếu khi nào đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề mới có thể chứng đắc.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát ấy tu tập tuy chưa viên mãn các công đức khác nhưng đã tu viên mãn pháp môn vô nguyện Tam-ma-địa.
Quyển thứ 517
HẾT

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 600 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.170.226 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập