Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Tìm hiểu PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ - Tỳ khưu HỘ PHÁP

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


LỜI PHÁT NGUYỆN

Do thiện pháp biên soạn tập sách "TÌM HIỂU PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ" của bần sư, cùng với thiện pháp nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi của độc giả về pháp hành thiền tuệ này, và do nhờ oai lực của Tam Bảo: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, hộ trì cho tất cả chúng con thân tâm thường được an lạc, tiến hóa trong mọi thiện pháp, nhất là thiện pháp tiến hành pháp hành thiền tuệ, để tạo duyên lành mau chóng chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả, diệt đoạn tuyệt được tham ái, phiền não, giải thoát khỏi cảnh khổ tử sanh luân hồi trong tam giới.

Nếu chúng con chưa chứng ngộ được chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả và Niết Bàn, thì do phước thiện thanh cao này, tái sanh bất cứ kiếp nào, chúng con sẽ là người có chánh kiến, gặp được bạn lành, bạn tốt, bạn thân thiết khuyên dạy, nhắc nhở chúng con, thường có được đức tin trong sạch, có trí tuệ sáng suốt, tinh tấn trong mọi thiện pháp, tạo duyên lành trên con đường giải thoát khỏi cảnh khổ tử sanh luân hồi trong tam giới.

Nigamanakathā

Yo ca Buddhañca Dhammañca, saṅghañca saraṇaṃ gato,
Cattāri ariyasaccāni, sammappaññāya passati.

Dukkhaṃ dukkhasamuppādaṃ, dukkhassa ca atikkamaṃ,
Ariyaṃ caṭṭhaṅgikaṃ maggaṃ, dukkhūpasamagāminaṃ.

Etaṃ kho saraṇaṃ khemaṃ, etaṃ saraṇamuttamaṃ,
Etaṃ saraṇamāgamma, sabbadukkhā pamuccati.
[*]

Bậc Thánh nhân nào đã đến quy y,
Nương nhờ Ðức Phật, Ðức Pháp, Ðức Tăng,
Bằng trí tuệ thiền tuệ siêu tam giới.
Chứng ngộ được chân lý Tứ thánh đế.

Khổ thánh đế, Nhân sanh Khổ thánh đế
Niết Bàn là pháp diệt Khổ thánh đế,
Bằng Thánh Ðạo hợp trọn đủ 8 chánh,
Chứng ngộ Niết Bàn, diệt Khổ thánh đế.

Bậc Thánh nhân ấy quy y Tam bảo,
Nương nhờ nơi an toàn, cao thượng nhất,
Ðã đạt đến nơi nương nhờ chân chính,
Giải thoát khỏi mọi cảnh khổ luân hồi.

[*] Dhammapadagāthā, phần Buddhavagga, kệ 190, 191, 192.


PATTHANĀ

Iminā puññakammena, bhāvāma sabbadā sukhī,
Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo, loke sattā sumangalā.
Vuṇṇhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ, imasmiṃ Buddhasāsane,
Pappontu Vietnamraṭṭhikā, patthayāmi nirantaraṃ.

Do nhờ phước thiện thanh cao này,
Cho chúng con thường được an lạc
Cầu mong chánh pháp được thường tồn
Tất cả chúng sinh được hạnh phúc.
Tổ quốc Việt Nam được phát triển,
Tiến hóa, hưng thịnh trong Phật giáo,
Bần sư nguyện cầu với tâm thành,
Ngày đêm đêm ngày không ngưng nghĩ.

"Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo lokasmiṃ
Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo Vietnamraṭṭhasmiṃ".

Nguyện cầu chánh pháp được trường tồn trên thế gian,
Nguyện cầu chánh pháp được trường tồn trên Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

-ooOoo-

- Biên soạn xong tại Thiền viện Omnói, Thái Lan, vào ngày rằm tháng chín, Phật lịch 2540. (Kỷ niệm mùa nhập hạ lần thứ 30) .

- Và được Rakkhitasīla Antevāsika hoàn thành bản thảo tái bản lần thứ nhất, tại núi rừng Viên Không, Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu, vào ngày rằm tháng sáu, Phật lịch 2.546, (Kỷ niệm mùa nhập hạ lần thứ 36).


PHẦN PHỤ LỤC: NGỮ VỰNG

VIỆT VĂN:

Thiền định (samatha): Ðịnh tâm trong một đối tượng của thiền định.

Thiền tuệ (vipassanā): Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ thực tánh của danh pháp sắc pháp, hoặc trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ sự sanh, sự diệt của danh pháp sắc pháp; thấy rõ biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã....

Tứ thánh đế (ariyasacca): 4 sự thật chân lý mà chư Thánh nhân đã chứng ngộ.

Khổ thánh đế (dukkha Ngũ uẩn chấp thủ là khổ, là sự thật chân lý mà bậc ariyasacca): Thánh nhân đã chứng ngộ.

Nhân sanh khổ thánh đế Tham ái là nhân sanh khổ thánh đế, là sự thật chân (dukkhasamudaya lý mà bậc Thánh nhân đã chứng ngộ. ariyasacca):

Diệt khổ thánh đế Niết Bàn là pháp diệt khổ thánh đế, là sự thật chân (dukkhanirodha lý mà bậc Thánh nhân đã chứng ngộ. ariyasacca):

Pháp hành chứng ngộ Niết Bát chánh đạo hợp đủ 8 chánh là pháp hành chứng Bàn, diệt khổ thánh đế ngộ Niết Bàn, diệt khổ thánh đế mà bậc Thánh nhân (dukkhaninodhagāminī- đã chứng ngộ. paṭipadā ariyasacca):

Tứ niệm xứ (satipaṭṭhāna): Là chánh niệm có 4 pháp: niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp.

Phàm nhân (putthujjana): Người thường, vẫn còn nguyên mọi tham ái 108 loại, mọi phiền não 1.500 loại, mọi ác pháp chưa diệt đoạn tuyệt được.

Thánh nhân Bậc đã diệt đoạn tuyệt được tham ái, phiền não, ác (ariyapuggala): pháp tùy theo khả năng của mỗi bậc Thánh nhân.

Bậc Thánh Nhập Lưu Là bậc Thánh đã nhập vào dòng thánh theo một (Sotāpanna): chiều đến bậc Thánh Arahán.

Bậc Thánh Nhất Lai Bậc Thánh này chỉ còn tái sanh 1 kiếp nữa: kiếp người (Sakadāgāmī): hoặc kiếp chư thiên ở cõi trời dục giới, sẽ chứng đắc thành bậc Thánh Arahán trong kiếp ấy.

Bậc Thánh Bất Lai Bậc Thánh này không tái sanh trở lại cõi dục giới, (Anāgāmī): chỉ tái sanh cõi sắc giới, sẽ chứng đắc thành bậc Thánh Arahán ở cõi sắc giới ấy.

Bậc Thánh Arahán Bậc Thánh này, kiếp này là kiếp chót, sẽ tịch diệt Niết (Arahanta): Bàn, không còn tái sanh kiếp nào nữa, chấm dứt tử sanh luân hồi trong tam giới.

Niết Bàn (Nibbāna): Thuộc pháp vô vi không có sanh, không có diệt, còn tất cả các pháp hữu vi có sanh, có diệt.

Ðức Chánh Ðẳng Giác Tự mình chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 (Sammāsambuddha): Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn đầu tiên, độc nhất vô nhị.

Ðức Phật (Buddha): Tự mình chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả, Niết Bàn đầu tiên, và giáo huấn chúng sinh cùng chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả, Niết Bàn.

Ðức Ðộc Giác Phật Tự mình giác ngộ chân lý Tứ thánh đế, mà không giáo (Paccekabuddha): huấn chúng sinh cùng giác ngộ.

Thanh Văn Giác Tự mình không thể giác ngộ, nhưng nhờ nghe Ðức Phật, (Sāvaka): hoặc đệ tử của Ðức Phật mới có thể giác ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả, Niết Bàn.

Ðức Bồ Tát Người có trí tuệ đang tạo pháp hạnh ba la mật để (Bodhisatta): mong chứng đạt đến mục đích cao cả theo nguyện vọng của mình.

Tái sanh Ðó là quả tâm làm phận sự tái sanh. (paṭisandhicitta):

Ðản sanh (pasūti): Ðức Bồ Tát sanh ra đời.

Thập nhị duyên sanh 12 pháp nhân quả liên hoàn với nhau từng đôi, từng cặp (paṭiccasamuppāda): do duyên; mỗi quả của nhân này, rồi là nhân cho quả kia sanh, liên tục từ đời này sang đời khác trong vòng tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Thập nhị nhân diệt: 12 pháp nhân, mỗi pháp nhân có liên quan trực tiếp của mỗi pháp quả, liên hoàn với nhau từng đôi, từng cặp. Khi diệt pháp nhân này, đồng thời diệt pháp quả kia. Cuối cùng diệt tái sanh, nên diệt lão tử; chấm dứt tử sanh luân hồi trong tam giới.

Thần thông: Pháp mầu nhiệm phát sanh nhờ năng lực của thiền định bậc cao.

Pháp hành Trung đạo Là pháp hành không thiên về 2 biên kiến, là pháp hành diệt tâm tham và tâm sân đồng thời diệt tâm si. Pháp hành Trung đạo đó là Bát chánh đạo, bắt đầu tiến hành từ chánh niệm: niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp.

Thực tánh pháp Là pháp có tánh thật riêng của mỗi pháp và có tánh (sabhāvadhamma): thật chung của các pháp. Không phải chúng sinh, vật này, vật kia....

Chế định pháp Là pháp do con người chế định. (paññattidhamma):

Chân nghĩa pháp Là pháp có thực tánh tự nhiên của mỗi pháp, hoàn toàn (paramatthadhamma): không do con người chế định.

Ðối tượng Là những pháp được biết do bởi tâm. Ðối tượng có (ārammaṇa): hai loại:

Ðối tượng chế định Gồm tất cả mọi pháp do con người chế định, bằng khái (paññatti ārammaṇa): niệm và bằng ngôn ngữ, chữ viết....

Ví dụ: các môn học trong đời, còn trong đạo các đề mục thiền định, v.v...; đều là đối tượng chế định.

Ðối tượng chân nghĩa Gồm tất cả mọi pháp tự nhiên, có thực tánh rõ ràng, đó pháp (paramattha là tâm, tâm sở, sắc pháp, Niết Bàn; có trạng thái riêng, ārammaṇa): trạng thái chung... là đối tượng của thiền tuệ, chính là đối tượng chân nghĩa pháp.

Lộ trình tâm (vīthicitta): Là những tâm phát sanh theo tuần tự liên tục trong một lộ trình tâm, mỗi tâm phát sanh làm một phận sự trong đối tượng ấy như sau:

Hộ kiếp tâm Tâm bảo hộ suốt một kiếp sống của mỗi chúng sinh, có (bhavaṅgacitta): đối tượng cũ 1 trong 3 đối tượng kamma: nghiệp, hoặc kammanimitta: hình ảnh tạo nghiệp, hoặc gatinimitta: cảnh giới tái sanh từ cận tử lộ trình tâm ở kiếp trước.

Hộ kiếp tâm quá khứ Hộ kiếp tâm sanh - diệt trải qua 1 hoặc nhiều sát na tâm, (atītabhavaṅgacitta): trước khi lộ trình tâm phát sanh.

Hộ kiếp tâm rung động Hộ kiếp tâm rung động bởi đối tượng mới mà lộ trình (bhavaṅgacalana): tâm sẽ tiếp nhận.

Hộ kiếp tâm bị cắt đứt Hộ kiếp tâm có đối tượng cũ bị cắt đứt thay bằng đối (bhavaṅgupaccheda): tượng mới, để lộ trình tâm phát sanh.

Ngũ môn hướng tâm Tâm này có khả năng phát sanh trong 5 môn: nhãn môn, (pañcadvāravajjana- nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn, thân môn làm phận sự tiếp citta): nhận 5 đối tượng mới: sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần, xúc trần tùy theo đối tượng và môn tương ứng.

Nhãn thức tâm (cakkhuviññāṇa): Tâm làm phận sự thấy sắc trần.

Nhĩ thức tâm (sotaviññāṇa): Tâm làm phận sự nghe thanh trần.

Tỷ thức tâm (ghanaviññāṇa): Tâm làm phận sự ngửi hương trần.

Thiệt thức tâm (jivhāviññāṇa): Tâm làm phận sự nếm vị trần.

Thân thức tâm (kāyaviññāṇa): Tâm làm phận sự tiếp xúc xúc trần.

Ý thức tâm (manoviññāṇa): Tâm làm phận sự biết pháp trần.

Tiếp nhận tâm Tâm làm phận sự tiếp nhận đối tượng. (sampaṭicchanacitta):

Suy xét tâm (santīraṇacitta): Tâm làm phận sự suy xét đối tượng tốt hoặc xấu.

Xác định tâm (voṭṭhabbana): Ðó là ý môn hướng tâm làm phận sự xác định đối tượng của thiện tâm, hoặc bất thiện tâm, hoặc duy tác tùy theo căn duyên, trong ngũ môn lộ trình tâm.

Tác hành tâm (javanacitta): Ðó là thiện tâm, bất thiện tâm, duy tác tâm phát sanh liên tục 7 sát na tâm cùng loại tâm, làm phận sự tạo thiện nghiệp, hoặc bất thiện nghiệp, hoặc duy tác tùy theo trình độ hiểu biết của mỗi chúng sinh. Riêng bậc Thánh Arahán có duy tác tâm phát sanh chỉ tạo tác, không thành nghiệp nào cả.

Tiếp đối tượng tâm Ðó là quả tâm phát sanh liên tục 2 sát na tâm làm (tadālambana): phận sự tiếp đối tượng tâm từ tác hành tâm còn dư lại, để chấm dứt một lộ trình tâm.

Ý môn hướng tâm Tâm làm phận sự hướng tâm tiếp nhận đối tượng (manodvāravajjanacitta): trong ý môn lộ trình tâm, xác định đối tượng của thiện tâm, hoặc bất thiện tâm, hoặc duy tác tâm tùy theo căn duyên.

Ngôn ngữ Pāḷi (Pāḷibhāsā): Chính là ngôn ngữ Māgadha mà Ðức Phật sử dụng làm ngôn ngữ để thuyết pháp giáo huấn tế độ chúng sinh giải thoát khổ. Do đó, ngôn ngữ Māgadha trong giáo pháp của Ðức Phật, gọi là ngôn ngữ Pāḷi, ngôn ngữ Pāḷi được phổ thông đối với Chư Phật, chư thiên, phạm thiên cả thảy.

Tam tạng (Tipiṭaka): Kinh tạng, Luật tạng và Vi diệu pháp tạng bằng tiếng Pāḷi.

Pháp hành thiền định Là pháp hành làm cho tâm an trú trong một đề (samathabhāvanā): mục thiền định duy nhất, dẫn đến sự chứng đắc các bậc thiền sắc giới và các bậc thiền vô sắc giới. Pháp hành thiền định có trong Phật giáo và ngoài Phật giáo.

Pháp hành thiền tuệ Là pháp hành để phát sanh trí tuệ thiền tuệ thấy rõ (vipassanābhāvanā): biết rõ thực tánh của các pháp; hoặc thấy rõ biết rõ sự sanh, sự diệt của danh pháp sắc pháp; thấy rõ biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.

Hư ảo (vipallāsa): Sự sai lầm: tâm biết sai lầm, tà kiến sai lầm, tưởng sai lầm nơi danh pháp, sắc pháp.

Danh pháp Là pháp có trạng thái hướng biết mọi đối tượng. Danh (nāmadhamma): pháp đó là tâm và tâm sở. Danh pháp có 2 chức năng: biết đối tượng và làm đối tượng của tâm.

Sắc pháp Là pháp có trạng thái bị hủy hoại do nóng lạnh, đói (rūpadhamma): khát.... Sắc pháp bên trong đó là sắc thân và sắc pháp bên ngoài thân. Sắc pháp chỉ có 1 chức năng: làm đối tượng của tâm.

Trạng thái riêng Trạng thái cá biệt của mỗi pháp không giống nhau. (visesalakkaṇa): Ví dụ: chất đất có trạng thái cứng hoặc mềm, v.v....

Trạng thái chung Trạng thái chung cho tất cả các pháp hữu vi là: vô (sāmaññalakkaṇa): thường, khổ, vô ngã.

Sự sanh (udaya): Trạng thái sanh mới của danh pháp sắc pháp do nhân duyên sanh. Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ sự sanh của danh pháp sắc pháp, nghĩa là thấy rõ biết rõ nhân duyên sanh của danh pháp sắc pháp.

Sự diệt (vaya): Trạng thái diệt của danh pháp sắc pháp do nhân duyên diệt. Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ sự diệt của danh pháp sắc pháp, nghĩa là thấy rõ biết rõ nhân duyên diệt của danh pháp sắc pháp.

Phiền não (kilesa): Ðó là 10 bất thiện tâm sở đồng sanh với bất thiện tâm làm cho tâm nóng nảy, khó chịu, khổ tâm, cũng làm cho thân nóng nảy, khó chịu, khổ thân; khiến tạo nên ác nghiệp do thân, khẩu, ý.

Tà kiến (diṭṭhi hoặc Thấy sai, chấp lầm rằng: Ngũ uẩn là ta, ngã. micchādiṭṭhi):

Ngũ uẩn tà kiến Là sự thấy sai chấp lầm nơi ngũ uẩn cho là ta, ngã. (sakkāyadiṭṭhi): Sakkāya + diṭṭhi:

Sakkāya: sự hiện hữu của ngũ uẩn.
Diṭṭhi: thấy sai chấp lầm nơi ngũ uẩn cho là ta.

Pháp thường hành tà Thời xưa xứ Ấn Ðộ có người thường ngày sinh hoạt kiến chấp thủ giống như con bò hoặc con chó...; ăn, nằm, đi đứng, (sīlabbataparāmāsa): tiểu tiện, đại tiện... những người ấy có tà kiến chấp thủ rằng: pháp hành này dẫn đến sự giải thoát khổ, để được an lạc kiếp sau.

Thường kiến Tà kiến thấy sai chấp lầm cho rằng trường tồn bất biến. (sassatadiṭṭhi): Ví dụ: con người chết tái sanh trở lại làm người, con vật nào chết tái sanh trở lại con vật ấy, v.v....

Ðoạn kiến Tà kiến thấy sai chấp lầm rằng: không có kiếp sau, chết (ucchedadiṭṭhi): rồi là mất.

Vô quả tà kiến Tà kiến thấy sai chấp lầm rằng: không có quả của thiện (natthikadiṭṭhi): nghiệp, ác nghiệp. Người tạo thiện nghiệp hoặc ác nghiệp đều không có quả an lạc hoặc quả khổ.

Vô nhân tà kiến Tà kiến thấy sai chấp lầm cho rằng: chúng sinh đang chịu (ahetukadiṭṭhi): khổ hoặc đang hưởng an lạc, không do từ nghiệp ác hoặc nghiệp thiện nào.

Vô hành tà kiến Tà kiến thấy sai chấp lầm cho rằng: mọi hành động ác (akiriyadiṭṭhi): do thân, khẩu, ý không thành ác nghiệp; mọi hành động thiện do thân, khẩu, ý không thành thiện nghiệp.

Vô minh (avijjā): Ðó là tâm si mê (moha) không biết thực tánh của các pháp. Vô minh chỉ không biết 8 pháp là:

1- Không biết Khổ thánh đế.
2- Không biết Nhân sanh khổ thánh đế.
3- Không biết Diệt khổ thánh đế.
4- Không biết Pháp hành diệt khổ thánh đế.
5- Không biết ngũ uẩn, 12 xứ... trong quá khứ.
6- Không biết ngũ uẩn, 12 xứ... trong vị lai.
7- Không biết ngũ uẩn, 12 xứ... trong quá khứ và vị lai.
8- Không biết danh pháp, sắc pháp phát sanh do nhân duyên trong thập nhị duyên sanh.

Nghiệp (kamma): Là tác ý hành động của thân, khẩu, ý. Nghiệp theo thực tánh có 2 loại: thiện nghiệp và bất thiện nghiệp (ác nghiệp).

Nghiệp theo 3 môn, mỗi môn có 2 loại:

1- Thân nghiệp: thân thiện nghiệp, thân ác nghiệp.
2- Khẩu nghiệp: khẩu thiện nghiệp, khẩu ác nghiệp.
3- Ý nghiệp: ý thiện nghiệp, ý ác nghiệp.

Bậc Tiểu Nhập Lưu Chưa phải là bậc Thánh Nhập Lưu (Sotāpanna). Sở dĩ (Cūlasotāpanna): hành giả này gọi là bậc Tiểu Nhập Lưu là vì: hành giả tiến hành thiền tuệ đã phát sanh trí tuệ thứ nhất gọi là Nāma- rūpaparicchedañāṇa: Trí tuệ thấy rõ biết rõ, phân biệt rõ từng mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp đúng theo thực tánh của chúng là pháp vô ngã, không phải ta, người, chúng sinh... đạt đến thanh tịnh Diṭṭhivisuddhi: Chánh kiến thanh tịnh, nên diệt được từng thời tà kiến theo chấp ngã hoặc ngũ uẩn tà kiến.

Và đã phát sanh trí tuệ thứ nhì gọi là Nāmarūpapaccaya-pariggahañāṇa: Trí tuệ thấy rõ biết rõ nhân duyên phát sanh mọi danh pháp, mọi sắc pháp, đạt đến thanh tịnh Kaṅkhāvitaraṇavisuddhi: Trí tuệ thoát ly hoài nghi thanh tịnh, nên diệt từng thời hoài nghi về sự sanh sự diệt của danh pháp sắc pháp.

Do hành giả có trí tuệ diệt được từng thời tà kiến hoài nghi nên gọi là bậc Tiểu Nhập Lưu. Còn bậc Thánh Nhập Lưu thật thì đã diệt đoạn tuyệt được tà kiến và hoài nghi không còn dư sót.

Trạng thái vô thường Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ sự sanh, sự diệt của danh (aniccalakkaṇa): pháp sắc pháp, nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ trạng thái vô thường của danh pháp sắc pháp.

Trạng thái khổ Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ trạng thái vô thường của (dukkhalakkhaṇa): danh pháp sắc pháp luôn luôn hành hạ, nên thấy rõ biết rõ trạng thái khổ của danh pháp, sắc pháp.

Trạng thái vô ngã Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ trạng thái vô thường, trạng (anattalakkhaṇa): thái khổ của danh pháp, sắc pháp, hoàn toàn không thể chìu theo ý muốn của mình, không có quyền làm chủ trong danh pháp, sắc pháp này, không phải ta, không phải của ta, nên thấy rõ biết rõ trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp.

37 pháp chứng đắc 37 pháp này dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, Thánh Ðạo (bodhi- chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn đó là: 4 pakkhiyadhamma): pháp niệm xứ, 4 pháp tinh tấn, 4 pháp thành tựu, 5 pháp chủ, 7 pháp giác chi, 8 pháp chánh đạo.

4 pháp niệm xứ Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp. (satipaṭṭhāna):

4 pháp tinh tấn (sammappadhāna): Tinh tấn ngăn ác pháp không phát sanh. Tinh tấn diệt ác pháp đã phát sanh. Tinh tấn làm cho thiện pháp phát sanh. Tinh tấn làm tăng trưởng thiện pháp đã phát sanh.

4 Pháp thành tựu Thành tựu thiền định, thần thông; thành tựu biết Khổ thánh (iddhipāda): đế, diệt Nhân sanh khổ thánh đế; chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ thánh đế, tiến hành Ðạo thánh đế. Ðó là 4 pháp:

Nguyện vọng thành tựu Nguyện vọng mãnh liệt, quyết chí, làm nền tảng để chứng (chandiddhipāda): đắc thiền, Thánh Ðạo, Thánh Quả, Niết Bàn.

Tinh tấn thành tựu Tinh tấn trong 4 pháp tinh tấn mãnh liệt, không ngừng, (vīriyiddhipāda): làm nền tảng để chứng đắc thiền, Thánh Ðạo, Thánh Quả, Niết Bàn.

Tâm nguyện thành tựu Quyết tâm mãnh liệt, làm nền tảng để chứng đắc thiền, (cittiddhipāda): Thánh Ðạo, Thánh Quả, Niết Bàn.

Trí tuệ thành tựu Trí tuệ có năng lực mãnh liệt, làm nền tảng để chứng đắc (vimaṅsiddhipāda): thiền, Thánh Ðạo, Thánh Quả, Niết Bàn.

5 pháp chủ (indriya): Là pháp đứng đầu làm chủ.

Tín pháp chủ Ðức tin đứng đầu làm chủ, có năng lực hơn 4 pháp: tấn, (saddhindriya): niệm, định và tuệ.

Tấn pháp chủ Tinh tấn đứng đầu, làm chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp: (vīriyindriya): tín, niệm, định và tuệ.

Niệm pháp chủ Niệm đứng đầu, làm chủ có nhiều năng lực hơn 4 pháp: (satindriya): tín, tấn, định và tuệ.

Ðịnh pháp chủ Ðịnh đứng đầu làm chủ, có năng lực hơn 4 pháp: tín, tấn, (samadhindriya): niệm và tuệ.

Tuệ pháp chủ Tuệ đứng đầu làm chủ, có năng lực hơn 4 pháp: tín, tấn, (paññindriya): niệm và định.

5 pháp lực (bala): Là pháp có nhiều năng lực vững chắc, không lay chuyển trong phận sự của mình.

Tín pháp lực Ðức tin vững chắc, không lay chuyển trong pháp nên tin. (saddhābala):

Tấn pháp lực Tinh tấn vững chắc, không lay chuyển trong pháp nên (vīriyabala): tinh tấn.

Niệm pháp lực Niệm vững chắc, không lay chuyển trong pháp nên niệm. (satibala):

Ðịnh pháp lực Ðịnh vững chắc, không lay chuyển trong đối tượng thiền. (samādhibala):

Tuệ pháp lực Trí tuệ vững chắc, không lay chuyển trong pháp hành thiền (paññābala): tuệ, thấy rõ biết rõ thực tánh các pháp.

7 pháp giác chi Là những pháp làm nhân của sự chứng ngộ chân lý Tứ (Bojjhaṅga): thánh đế.

Niệm giác chi Niệm trong tứ niệm xứ là chi pháp của sự chứng ngộ chân (satisambojjhaṅga): lý Tứ thánh đế.

Trạch pháp giác chi Suy xét trong tất cả các pháp bên trong mình và bên ngoài (dhammavicaya- mình là chi pháp của sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế. sambojjhaṅga):

Tinh tấn giác chi Tinh tấn là chi pháp của sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế. (vīriyasambojjhaṅga):

Hỉ giác chi Hỉ là chi pháp của sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế. (pītisambojjhaṅga):

Tịnh giác chi (passad- Thân tâm thanh tịnh là chi pháp của sự chứng ngộ chân lý dhisambojjhaṅga): Tứ thánh đế.

Ðịnh giác chi (samā- Ðịnh trong đối tượng là chi pháp của sự chứng ngộ chân lý dhisambojjhaṅga): Tứ thánh đế.

Xả giác chi (upekkhā- Xả là làm điều hòa tâm và tâm sở trong phận sự của mình sambojjhaṅga): là chi pháp của sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế.

8 pháp chánh đạo Là pháp hợp đủ 8 chánh có khả năng đặc biệt chứng ngộ (Maggaṅga): Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt phiền não.

Chánh kiến Trí tuệ thiền tuệ chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế là: Khổ thánh (sammādiṭṭhi): đế nên biết thì đã biết, Nhân sanh khổ thánh đế nên diệt thì đã diệt, Diệt thánh đế nên chứng ngộ thì đã chứng ngộ, Ðạo thánh đế nên tiến hành thì đã tiến hành. Gọi chánh kiến là chánh đạo chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả và Niết Bàn.

Chánh tư duy (sammāsaṅkappa): Tư duy chân chánh là 3 tư duy: Tư duy thoát khỏi ngũ dục. Tư duy không làm khổ mình, khổ người hợp với tâm từ. Tư duy không làm hại mình, hại người với tâm bi. Gọi chánh tư duy là chánh đạo chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả và Niết Bàn.

Chánh ngữ Lời nói chân chánh: lời nói tránh xa 4 khẩu ác nghiệp: nói (sammāvācā): dối, nói đâm thọc chia rẽ, nói thô tục, nói lời vô ích. Gọi chánh ngữ là chánh đạo chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả và Niết Bàn.

Chánh nghiệp Hành nghiệp chân chánh: hành nghiệp tránh xa 3 thân ác (sammākammanta): nghiệp: sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Gọi chánh nghiệp là chánh đạo chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả và Niết Bàn.

Chánh mạng Nuôi mạng chân chánh: tránh xa cách sống tà mạng do (sammā-ājīva): thân và khẩu hành ác. Gọi chánh mạng là chánh đạo chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả và Niết Bàn.

Chánh tinh tấn Tinh tấn chân chánh: (sammāvāyāma): Tinh tấn ngăn ác pháp không phát sanh. Tinh tấn diệt ác pháp đã phát sanh. Tinh tấn làm cho thiện pháp phát sanh. Tinh tấn làm tăng trưởng các thiện pháp đã phát sanh. Gọi chánh tinh tấn là chánh đạo chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả và Niết Bàn.

Chánh niệm Niệm chân chánh: đó là pháp hành Tứ niệm xứ: niệm thân, (sammāsati): niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp. Gọi chánh niệm là chánh đạo chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả và Niết Bàn.

Chánh định Ðịnh chân chánh: đó là định tâm trong 5 bậc thiền siêu tam (samāsamādhi): giới có Niết Bàn làm đối tượng.

Tử sanh luân hồi: Nghĩa là kiếp hiện tại tử (chết) rồi, liền sanh (tái sanh) kiếp sau cứ liên tục không ngừng như vậy gọi là tử sanh luân hồi (sanh tử chỉ trong một kiếp hiện tại), tử sanh luân hồi chỉ về 12 pháp duyên sanh.

Chúng sinh vô nhân Chúng sinh có quả tâm làm phận sự tái sanh không có (ahetuka puggala): nhân nào trong 3 nhân: vô tham, vô sân, vô si.

Chúng sinh nhị nhân Chúng sinh có quả tâm làm phận sự tái sanh hợp với (dvihetuka puggala): hai nhân: vô tham, vô sân.

Chúng sinh tam nhân Chúng sinh có quả tâm làm phận sự tái sanh hợp đủ 3 (tihetuka puggala): nhân: vô tham, vô sân và vô si.

PĀḶI VĂN

Bhaddakappa: Tên kiếp trái đất có diễm phúc nhất, có đến 5 Ðức Phật xuất hiện trên thế gian:

- Trong quá khứ đã có 3 Ðức Phật xuất hiện: Ðức Phật Kakusandha, Ðức Phật Koṇāgamana, Ðức Phật Kassapa.

- Trong hiện tại: Ðức Phật Gotama đã xuất hiện, nay Ngài đã tịch diệt nhưng giáo pháp của Ngài vẫn còn lưu truyền cho đến 5.000 năm theo Phật lịch.

- Trong vị lai: có Ðức Phật Metteyya sẽ xuất hiện.

Từ Ðức Phật này đến Ðức Phật khác trải qua 1 chu kỳ.

Vi dụ:

Ðức Phật Kakusandha xuất hiện trong Bhaddakappa này, thời đại tuổi thọ con người 40.000 năm, rồi từ 40.000 năm giảm dần còn 10 năm rồi tăng dần đến a tăng kỳ năm (10140) giảm dần còn 30.000 năm.

Ðức Phật Koṇāgamana xuất hiện trong Bhaddakappa này, thời đại tuổi thọ con người 30.000 năm, rồi từ 30.000 năm giảm dần đến 10 năm, rồi tăng dần đến a tăng kỳ năm, giảm lại còn 20.000 năm.

Ðức Phật Kassapa xuất hiện trong Bhaddakappa này, thời đại tuổi thọ con người 20.000 năm, rồi từ 20.000 năm giảm dần đến 10 năm, rồi tăng dần lên a tăng kỳ năm, giảm dần còn lại 100 năm.

Ðức Phật Gotama xuất hiện trong Bhaddakappa này, thời đại tuổi thọ con người 100 năm, rồi từ 100 năm giảm dần còn 10 năm, rồi tăng lên a tăng kỳ năm, giảm lại còn 80.000 năm.

Ðức Phật Metteyya sẽ xuất hiện trong Bhaddakappa này, thời vị lai, thời đại tuổi thọ con người 80.000.

Suññakappa: Kiếp trái đất không có Ðức Phật xuất hiện trên thế gian.

Kāmataṇhā: Tham ái trong 6 cảnh: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.

Bhavataṇhā: Tham ái trong 6 cảnh hợp với thường kiến, và tham ái trong thiền sắc giới, thiền vô sắc giới, cõi sắc giới, cõi vô sắc giới.

Vibhavataṇhā: Tham ái trong 6 cảnh hợp với đoạn kiến.

Kamāsava: Ngũ dục trầm luân: trầm luân trong thiền sắùc giới, thiền vô sắc giới, trong cõi sắc giới, trong cõi vô sắc giới.

Diṭṭhāsava: Tà kiến trầm luân: trầm luân trong sự thấy sai, chấp lầm.

Avijjāsava: Vô minh trầm luân: trầm luân trong vô minh tăm tối, không có ánh sáng trí tuệ, không thấy rõ biết rõ thực tánh của các pháp.

Kāmupādāna: Chấp thủ trong ngũ dục.

Diṭṭhupādāna: Chấp thủ trong sự thấy sai, chấp lầm.

Sīlabbatupādāna: Chấp thủ trong pháp hành sai thành thói quen thường ngày.

Ví dụ: chấp thủ pháp hành như đời sống con bò, con chó sẽ dẫn đến giải thoát khổ, được an lạc.

Ayonisomanasikāra: Sự hiểu biết trong tâm do si mê, sai lầm ngược lại 4 trạng thái thực tánh của danh pháp sắc pháp là: thường, lạc, ngã, tịnh.

Có 4 từ ghép: a+yoniso+manasi+kāra.

A = (na): không có. Ayoniso: không có trí tuệ, do si mê. Manasi: ở trong tâm. Kāra: sự làm, sự hiểu biết.

Sakkāyadiṭṭhi: Thấy sai, chấp lầm nơi sự hiện hữu của ngũ uẩn cho là = sakkāya + diṭṭhi: ta, ngã.

Sakkāya: sự hiện hữu tổng hợp của ngũ uẩn. Diṭṭhi: thấy sai, chấp lầm.

Sīlabbataparāmāsa: Pháp thường hành sai, sinh hoạt giống như con bò, con chó... = Sīla + vata + thành thói quen, có tà kiến chấp thủ pháp thường hành ấy parāmāsa: dẫn đến giải thoát khổ, sẽ được an lạc kiếp sau.

Sīla: thói quen. Vata: pháp hành (như con bò, con chó...). Parāmāsa: tà kiến chấp thủ.

Attavādupādāna: Tà kiến chấp thủ cho là ta trong ngũ uẩn.

= attavāda + upādāna. Attavāda: tà kiến cho là có ta, ngã. Upādāna: chấp thủ.


Tài liệu tham khảo chính và trích dẫn

– Bộ Dīghanikāya và Aṭṭhakathā, Ṭikā.
– Bộ Majjhimanikāya và Aṭṭhakathā, Ṭikā.
– Bộ Samyuttanikāya và Aṭṭhakathā, Ṭikā.
– Bộ Aṅguttaranikāya và Aṭṭhakathā, Ṭikā.
– Bộ Khuddakanikāya và Aṭṭhakathā, Ṭikā.
– Bộ Abhidhammatthasaṅgaha - Ðại Ðức Anuruddha.
– Bộ Abhidhammavibhāvanīṭikā - Ðại Ðức Sumaṅgalasāmi.
– Bộ Mahābuddhavaṃsa - Ðại Ðức Vicittasārābhivaṃsa.
– Bộ Jinakālamālī.
– vân vân....

Tài liệu tham khảo đặc biệt

– Bộ Visuddhimagga.
– Bộ Visuddhimaggamahāṭikā.
– Kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta cùng Aṭṭhakathā.
– Bộ Dhamapadaṭṭhakathā.
– Bộ Abhidhamma.
– vân vân....

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 1.1 | 1.2 | 1.3 | 1.4 | 1.5 | 2.1 | 2.2 | 2.3 | 2.4 | 2.5 | 3.1 | 3.2 | 3.3 | 3.4 | 3.5 |
 4.1 | 4.2 | 4.3 | 4.4 | 4.5 | 4.6 | 5.1 | 5.2 | 5.3 | 5.4 | 5.5

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Hộ Pháp đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 05-2003).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 30-05-2003