Tìm hiểu PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ - Tỳ khưu HỘ PHÁP
PHẦN II PHÁP HÀNH (BHĀVANĀ) 10. NHỮNG PHÁP NÊN BIẾT (tiếp theo) 9- Danh Pháp, Sắc Pháp Trong Pháp Hành Thiền Tuệ Trong pháp hành thiền tuệ, danh pháp, sắc pháp đóng vai trò chính yếu từ khi bắt đầu, cho đến kết quả cuối cùng. Do đó, hành giả cần phải tìm hiểu, biết rõ về danh pháp, sắc pháp. Ðiều này sẽ giúp đỡ, hỗ trợ trực tiếp cho hành giả trong sự tiến hành thiền tuệ. 9.1- Danh pháp (nāmadhamma) Danh pháp: là pháp có trạng thái hướng biết đối tượng (nāmana-lakkhaṇa), gồm tâm, tâm sở và Niết Bàn. Tâm và tâm sở thuộc pháp hữu vi (saṅkhātadhamma) vì luôn luôn bị cấu tạo do bởi 4 nhân duyên: nghiệp (kamma), tâm (citta), thời tiết (utu) và vật thực (āhāra). Niết Bàn thuộc về pháp vô vi (asaṅkhatadhamma), vì không bị cấu tạo do 4 nhân duyên: nghiệp, tâm, thời tiết và vật thực. Tâm (citta): Có 89 tâm hay 121 tâm có cùng chung một trạng thái là hướng biết đối tượng.
Tâm sở (cetasika): Có 52 tâm sở, mỗi tâm sở đều có mỗi trạng thái riêng, nên có 52 trạng thái riêng như sau__ a) Toàn tâm chung tâm sở (sabbacittasādharaṇacetasika): tâm sở đồng sanh với tất cả các tâm, gồm có 7 tâm sở. có trạng thái tiếp xúc đối tượng. 2- Vedanā: Thọ tâm sở, có trạng thái cảm thọ nơi đối tượng. 3- Saññā: Tưởng tâm sở, có trạng thái tưởng nơi đối tượng. 4- Cetanā: Tác ý tâm sở, có trạng thái tạo tác theo đối tượng. 5- Ekaggatā: Nhất tâm tâm sở, có trạng thái chú tâm trong đối tượng. 6- Jīvitindriya: Danh mạng căn tâm sở, có trạng thái bảo hộ danh pháp. 7- Manasikāra: Ý hành tâm sở, có trạng thái hướng dẫn tâm đến đối tượng. (7 tâm sở này, đồng sanh đầy đủ trong 89 hay 121 tâm). b) Tùy sanh tâm sở (pakiṇṇakacetasika): tâm sở đồng sanh rải rác tuỳ theo tâm, gồm có 6 tâm sở. Hướng tâm tâm sở, có trạng thái hướng tâm đến đối tượng. 2- Vicāra: Quan sát tâm sở, có trạng thái quan sát nơi đối tượng. 3- Adhimokkha: Quyết định tâm sở, có trạng thái quyết định đối tượng. 4- Vīriya: Tinh tấn tâm sở, có trạng thái tinh tấn. 5- Pīti: Hỷ tâm sở, có trạng thái hoan hỷ nơi đối tượng. 6- Chanda: Nguyện vọng tâm sở, có trạng thái muốn thành đạt. (6 loại tâm sở này, đồng sanh tuỳ theo tâm, rải rác trong các loại tâm, trừ ra 10 loại thức tâm (2 nhãn thức tâm, 2 nhĩ thức tâm, 2 tỷ thức tâm, 2 thiệt thức tâm và 2 thân thức tâm). c) Bất thiện tâm sở (akusalacetasika): tâm sở đồng sanh trong bất thiện tâm, gồm có 14 tâm sở. Si tâm sở, có trạng thái không biết thực tánh của các pháp. 2- Ahirika: Không hổ thẹn tâm sở, có trạng thái tự mình không biết hổ thẹn tội lỗi, khi hành ác. 3- Anottappa: Không ghê sợ tâm sở, có trạng thái không ghê sợ tội lỗi, khi hành ác. 4- Uddhacca: Phóng tâm tâm sở, có trạng thái không an trụ trong đối tượng. (4 tâm sở này có si tâm sở là gốc, đồng sanh với 12 bất thiện tâm). 5- Lobha: Tham tâm sở, có trạng thái tham muốn,
chấp thủ nơi đối tượng. (3 tâm sở này, có tham tâm sở là gốc, đồng sanh với tham tâm).
8- Dosa: Sân tâm sở, có trạng thái hung dữ, tàn bạo,
không hài lòng nơi đối tượng. (4 tâm sở này, có sân tâm sở là gốc, đồng sanh với 2 sân tâm, riêng Issā, Macchariya, Kukkucca không chắc chắn, khi sanh, khi không sanh, tùy theo đối tượng). 12- Thīna: Buồn chán tâm sở, có trạng thái không hăng
hái trong đối tượng. (2 tâm sở này đồng sanh trong 4 tham tâm và 1 sân tâm cần có sự động viên, không chắc chắn). 14- Vicikicchā: Hoài nghi tâm sở, có trạng thái hoài nghi nơi đối tượng. (Hoài nghi tâm sở này đồng sanh với 1 si tâm hợp hoài nghi). (14 bất thiện tâm sở này chỉ đồng sanh rải rác trong 12 bất thiện tâm). d) Tịnh hảo chung tâm sở (sobhanasādharaṇacetasika), tâm sở đồng sanh tất cả mọi tịnh hảo tâm, gồm có 19 tâm sở. Ðức tin tâm sở, có trạng thái tin nơi Tam bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp. 2- Sati: Niệm tâm sở, có trạng thái niệm trong đối tượng. 3- Hiri: Hổ thẹn tâm sở, có trạng thái tự mình hổ thẹn tội lỗi. 4- Ottappa: Ghê sợ tâm sở, có trạng thái ghê sợ tội lỗi. 5- Alobha: Vô tham tâm sở, có trạng thái không tham muốn dính mắc nơi đối tượng. 6- Adosa: Vô sân tâm sở, có trạng thái hiền hòa không hung dữ nơi đối tượng. 7- Tatramajjhattatā: Trung dung tâm sở, có trạng thái làm cho tâm và tâm sở đồng đều nhau. 8- Kāyappassaddhi: Tịnh toàn tâm sở [1], có trạng thái tổng hợp toàn tâm sở vắng lặng trong thiện pháp. 9- Cittappassaddhi: Tịnh tâm tâm sở [2], có trạng thái làm cho tâm vắng lặng trong thiện pháp. 10- Kāyalahutā: Nhẹ nhàng toàn tâm sở, có trạng thái tổng
hợp toàn tâm sở nhẹ nhàng trong thiện pháp. (19 Tịnh hảo đồng sanh tâm sở này, đồng sanh với 24 dục giới tịnh hảo tâm + 15 sắc giới tâm + 12 vô sắc giới tâm + 8 hay 40 Siêu thế giới tâm, trừ ra 12 bất thiện tâm và 18 vô nhân tâm. Như vậy, 19 tịnh hảo đồng sanh tâm sở này, đồng sanh với 59 hay 91 tâm). g) Tiết chế tâm sở (viraticetasika): là tâm sở chế ngự được tâm không hành ác, gồm có 3 tâm sở. Chánh ngữ tâm sở, có trạng thái tránh xa sự nói dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích. 2- Sammākammanta: Chánh nghiệp tâm sở, có trạng thái tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm. 3- Sammā ājīva: Chánh mạng tâm sở, có trạng thái nuôi mạng chân chánh, tránh xa cách sống tà mạng do hành ác. (3 tiết chế tâm sở này chỉ sanh riêng rẽ từng mỗi tâm sở với 8 dục giới đại thiện tâm. Nhưng chắc chắn đồng sanh cùng một lúc với 8 hay 40 siêu tam giới tâm. Như vậy tiết chế tâm sở đồng sanh với 16 hay 48 tâm). f) Vô lượng tâm sở (appamaññācetasika): là tâm sở có đối tượng chúng sinh vô lượng, gồm có 2 tâm sở. Bi tâm sở, có trạng thái muốn cứu giúp chúng sinh đang trong cảnh khổ. 2- Muditā: Hỉ tâm sở, có trạng thái hoan hỷ với chúng sinh đang hưởng sự an lạc hạnh phúc. (2 vô lượng tâm sở này chỉ sanh riêng rẽ từng mỗi tâm sở với 8 dục giới đại thiện tâm + 8 dục giới đại duy tác tâm + 12 sắc giới tâm, trừ 3 sắc giới đệ ngũ thiền tâm. Như vậy, vô lượng tâm sở đồng sanh với 28 tâm). g) Tuệ chủ tâm sở (paññindriyacetasika): là trí tuệ tâm sở, có 1 tâm sở. có trạng thái thấy rõ, biết rõ thực tánh của các pháp. (Trí tuệ tâm sở đồng sanh với 4 dục giới đại thiện tâm hợp với trí + 4 dục giới đại quả tâm hợp với trí + 4 dục giới duy tác tâm hợp với trí + 15 sắc giới tâm + 12 vô sắc giới tâm + 8 hay 40 siêu tam giới tâm. Như vậy, trí tuệ tâm sở đồng sanh với 47 hay 79 tâm). Tâm sở và tâm không thể tách rời được, vì tâm sở đồng sanh, đồng diệt, đồng đối tượng, đồng nơi sanh với tâm, như bóng với hình, bóng luôn luôn tuỳ thuộc vào hình, hình như thế nào, bóng cũng như thế ấy. 9.2- Sắc pháp (rūpadhamma) Sắc pháp: Là pháp có trạng thái bị hủy hoại do nóng, lạnh, đói, khát,... (ruppanalakkhaṇa). Sắc pháp gồm có 28 sắc pháp, phân làm 2 loại:
1- Sắc tứ đại (mahābhūtarūpa), là 4 sắc pháp rộng lớn làm nền tảng cho các sắc pháp, gồm có:
Sắc tứ đại là sắc pháp có tính chất rộng lớn, có thực tánh rõ ràng, có sự biến đổi. Sắc tứ đại: chất đất, chất nước, chất lửa, chất gió, là 4 sắc pháp không thể tách rời được, luôn luôn nương nhờ lẫn nhau, song số lượng của sắc đại nào nhiều nhất, đóng vai trò chính, thì gọi tên của sắc đại ấy. Sắc tứ đại ở trong thân của chúng sinh và ở bên ngoài thân của chúng sinh, vạn vật. a- Ðịa đại (paṭhavīdhātu): là sắc pháp có thực tánh rộng lớn, làm nền tảng cho tất cả mọi sắc pháp khác. 4 tính chất riêng của sắc địa đại:
Sắc địa đại luôn luôn nương nhờ ở 3 sắc đại khác:
Ðịa đại có trạng thái cứng hay mềm:
Ðịa đại là một sắc pháp lớn, là nơi nương nhờ của các sắc pháp khác. b- Thủy đại (āpodhātu): là sắc pháp có thực tánh lỏng thấm vào mọi sắc pháp khác. 4 tính chất riêng của sắc thủy đại.
Sắc thủy đại luôn luôn nương nhờ ở 3 sắc đại khác:
Thủy đại là sắc pháp có trạng thái lỏng hay đông đặc.
Chức năng của thủy đại:
c- Hỏa đại (tejodhātu): là sắc pháp có trạng thái nóng làm cho chín mềm mọi sắc pháp khác 4 tính chất riêng của sắc hỏa đại:
Sắc hỏa đại luôn luôn nương nhờ ở 3 sắc đại khác:
Hỏa đại có trạng thái nóng hay lạnh.
Hỏa đại có 5 loại: Hỏa đại có nhiệt độ ấm ở trong sắc thân của mỗi chúng sinh. 2- Santappanatejo: Hỏa đại tăng cao nhiệt độ nóng ở thân thể. 3- Dahanatejo: Hỏa đại tăng nhiệt độ nóng lên cao tột bực có thể làm người bệnh phát khùng. 4- Jiraṇatejo: Hỏa đại trong sắc thân làm cho già nua, da nhăn, tóc bạc, răng rụng,.... 5- Pācakatejo: Hỏa đại làm phận sự tiêu hoá vật thực. Trong 5 loại hỏa đại này, có 2 loại hỏa đại luôn luôn có trong thân thể chúng sinh là usmātejo: hỏa đại có nhiệt độ ấm trong thân thể, và pācakatejo: hỏa đại là chất lửa làm tiêu hóa vật thực. Còn lại 3 loại hỏa đại kia là do sự biến đổi từ hỏa đại có nhiệt độ ấm trong thân thể (usmātejo) mà có. Ðối với người bệnh, khi bị cảm sốt, từ usmātejo: nhiệt độ ấm trong thân thể, tăng nhiệt độ nóng lên cao trở thành santappanatejo: hỏa đại tăng nhiệt độ nóng ở thân thể lên cao. Khi nhiệt độ nóng lên cao đến tột bực, trở thành dahanatejo: hỏa đại tăng nhiệt độ nóng lên tột bực có thể làm cho người bệnh phát khùng. Ðối với người bình thường, hằng ngày usmātejo: nhiệt độ ấm trong thân thể, thiêu đốt các sắc pháp trong thân thể trở thành jiraṇatejo: hỏa đại làm cho sắc thân già nua, da nhăn, tóc bạc, răng rụng,.... Khi sắc thân tiếp xúc với sắc pháp có trạng thái nóng hay lạnh, đều thuộc về hỏa đại. d- Phong đại (vāyodhātu): là sắc pháp có thực tánh chuyển động, rung chuyển. 4 tính chất riêng của sắc phong đại:
Sắc phong đại luôn luôn nương nhờ ở 3 sắc đại khác:
Phong đại có trạng thái phồng và rung chuyển:
Chất gió có 6 loại: Chất gió bốc lên phía trên. 2- Adhogamavāyo: Chất gió đẩy xuống phía dưới. 3- Kucchiṭṭhavāyo: Chất gió ở trong bụng. 4- Koṭṭhāsayavāyo: Chất gió ở trong ruột già. 5- Aṅgamangānusārīvāyo: Chất gió ở toàn thân thể. 6- Assāsapassāsavāyo: Chất gió hơi thở vô, thở ra. Ðó là 6 loại gió ở trong thân thể của mỗi chúng sinh. Chất gió samīraṇavāyo ở bên ngoài thân thể làm cho rung chuyển, di động từ nơi này đến nơi khác được. Khi sắc thân tiếp xúc với sắc pháp có trạng thái phồng xẹp, chuyển động, đều là phong đại. Sắc tứ đại: sắc địa đại, sắc thủy đại, sắc hoả đại, sắc phong đại có tính chất rộng lớn và có thực tánh rõ ràng. Trong bộ Abhidhamma (Vi diệu pháp) dạy rằng: xúc trần là đối tượng của thân thức tâm chỉ có 3 sắc đại là: Xúc trần, chất đất cứng hoặc mềm. 2- Tejophoṭṭhabbārammaṇa: Xúc trần, chất lửa nhiệt độ nóng hoặc nhiệt độ lạnh. 3- Vāyophoṭṭhabbārammaṇa: Xúc trần, chất gió phồng hoặc xẹp. Chất đất, chất lửa và chất gió, chỉ có 3 chất này có thể tiếp xúc trực tiếp với thân tịnh sắc (sắc thân) để phát sanh thân thức tâm, biết được xúc trần: cứng hoặc mềm (chất đất), nhiệt độ nóng hoặc nhiệt độ lạnh (chất lửa), phồng hoặc xẹp (chất gió). Riêng về sắc thủy đại không phải là xúc trần, nên không thể biết bằng thân thức tâm. Sắc thủy đại thuộc về pháp trần, nên chỉ có thể biết bằng ý thức tâm. Bởi vì, sắc thủy đại là đối tượng rất vi tế, thân thức tâm không thể tiếp xúc, nhận biết được. Trong bộ Abhidhammavibhāvinīṭīkā có giảng giải rằng: "Āpodhātuyā sukhumbhāvena phusitaṃ asakkuṇeyyattaṃ vuttaṃ..." Trong nước lạnh hoặc nước nóng, dĩ nhiên có chất nước nhiều hơn các chất đất, chất lửa, chất gió. Khi sắc thân tiếp xúc, tưởng như tiếp xúc với nước. Nhưng sự thật, khi thân tịnh sắc tiếp xúc nhiệt độ nóng hoặc nhiệt độ lạnh, đó là chất lửa; cứng hoặc mềm đó là chất đất; sự chuyển động đó là chất gió. Thân thức tâm chỉ biết được chất đất, chất lửa, chất gió ở trong chất nước ấy. Vì chất nước không thuộc về xúc trần, mà là pháp trần, nên chỉ có thể biết bằng ý thức tâm mà thôi. 2- Sắc phụ thuộc (Upādāyarūpa), là sắp pháp nương nhờ sắc tứ đại nà phát sanh, có 24 sắc pháp:
Như vậy, sắc pháp gồm có 28 sắc pháp. Một người bình thường không bị khiếm khuyết vì bệnh tật, trong thân thể người ấy có đủ 27 sắc pháp. Nếu là người đàn ông thì trừ sắc nữ tính. Nếu là người đàn bà thì trừ sắc nam tính. Trường hợp người có đôi mắt bị mù, hai tai bị điếc,... thì số sắc pháp trong thân thể người ấy bị giảm theo bệnh tật khiếm khuyết ấy. 10- Pháp Hành Trung Ðạo (Majjhimāpaṭipadā) Pháp hành Trung đạo là một pháp hành chỉ có trong Phật giáo, không có ngoài Phật giáo. Trong bài kinh Chuyển Pháp Luân, lần đầu tiên tế độ nhóm 5 Tỳ khưu tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, Ðức Phật đề cao Pháp hành Trung đạo lên hàng đầu, rằng: "Ete bhikkhave ubho ante anupagamma, majjhimāpaṭipadā. Tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibhānāya samvattati...". [4] "Này chư Tỳ khưu, không thiên về hai biên kiến ấy, Như Lai đã hành theo Pháp hành trung đạo, nên đã chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế bằng trí tuệ siêu tam giới, làm cho tuệ nhãn phát sanh; trí tuệ thiền tuệ siêu tam giới phát sanh, để làm vắng lặng mọi phiền não; làm cho trí tuệ siêu việt thông suốt chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh đạo, Thánh quả và Niết Bàn...". Thật vậy, hai biên kiến mà Ðức Phật nêu ra phần đầu của bài kinh rằng: "Này chư Tỳ khưu, có 2 pháp cực đoan thuộc về hai biên kiến người xuất gia không nên hành theo. Hai pháp ấy như thế nào? 1- Một là, việc thường thụ hưởng khoái lạc trong ngũ dục do tâm tham ái hợp với thường kiến, là pháp thấp hèn của hạng phàm nhân trong đời, không phải của bậc Thánh nhân, không đem lại lợi ích an lạc nào. 2- Hai là, việc thường tự ép xác hành khổ mình do tâm sân hận và có đoạn kiến, thuộc pháp hành khổ hạnh của ngoại đạo, không phải của bậc Thánh nhân, không đem lại lợi ích an lạc nào. Ðức Phật dạy Bậc xuất gia phải nên tránh xa, không nên hành theo hai pháp cực đoan thuộc về hai biên kiến ấy, phải nên thực hành theo Pháp hành Trung đạo, để chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn. Vậy, Pháp hành Trung đạo đóng vai trò chính yếu dẫn đầu trong việc tiến hành Tứ niệm xứ, hoặc tiến hành thiền tuệ, để dẫn đến đích cuối cùng, chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành Ðức Chánh Ðẳng Giác, Ðức Phật Ðộc Giác, bậc Thánh Thanh Văn Giác. Trong kinh Chuyển Pháp Luân, Pháp hành Trung đạo đó là pháp hành Bát thánh đạo hợp đủ 8 chánh trong 4 Thánh Ðạo Tâm và 4 Thánh Quả Tâm. Bát chánh đạo là những pháp gì? Bát chánh đạo gồm có 8 chánh là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Ðó là 8 tâm sở, mỗi chánh là mỗi tâm sở đồng sanh trong các tâm khác nhau như sau__ 1- Chánh kiến: đó là tuệ tâm sở đồng sanh với 4 đại thiện tâm hợp trí, 4 đại duy tác tâm hợp trí và 26 tác hành thiền tâm [5]. 2- Chánh tư duy: đó là hướng tâm tâm sở đồng sanh với 8 đại thiện tâm, 8 đại duy tác tâm, đệ nhất thiền sắc giới thiện tâm, đệ nhất thiền sắc giới duy tác tâm và 8 siêu tam giới tâm. 3- Chánh ngữ: đó là chánh ngữ tâm sở đồng sanh với 8 đại thiện tâm và 8 siêu tam giới tâm. 4- Chánh nghiệp: đó là chánh nghiệp tâm sở đồng sanh với 8 đại thiện tâm và 8 siêu tam giới tâm. 5- Chánh mạng: đó là chánh mạng tâm sở đồng sanh với 8 đại thiện tâm và 8 siêu tam giới tâm. 6- Chánh tinh tấn: đó là tinh tấn tâm sở đồng sanh với 8 đại thiện tâm, 8 đại duy tác tâm và 26 tác hành thiền tâm. 7- Chánh niệm: đó là niệm tâm sở đồng sanh với 8 đại thiện tâm, 8 đại duy tác tâm và 26 tác hành tâm. 8- Chánh định: đó là định tâm sở đồng sanh với 8 đại thiện tâm, 8 đại duy tác tâm và 26 tác hành tâm. Như vậy, Bát chánh đạo này có trong tam giới tâm và trong siêu tam giới tâm. 10.1- Phân biệt Bát chánh đạo tam giới và siêu tam giới Chánh kiến (sammādiṭṭhi): trí tuệ thấy đúng, biết đúng có 5 loại [6] : 1- Kammassakatā sammādiṭṭhi: Chánh kiến sở nghiệp: Trí tuệ thấy đúng. biết đúng thiện nghiệp, bất thiện nghiệp đã tạo rồi là của riêng mình. 2- Vipassanā sammādiṭṭhi: Chánh kiến thiền tuệ: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp là pháp vô ngã, có sự sanh, sự diệt, có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã. 3- Magga sammādiṭṭhi: Chánh kiến Thánh Ðạo Tuệ: Trí tuệ thiền tuệ siêu tam giới chứng đắc Thánh Ðạo, có Niết Bàn làm đối tượng. 4- Phala sammādiṭṭhi: Chánh kiến Thánh Quả Tuệ: Trí tuệ thiền tuệ siêu tam giới chứng đắc Thánh Quả, có Niết Bàn làm đối tượng. 5- Paccavekkhaṇā sammādiṭṭhi: Chánh kiến quán xét: Trí tuệ thiền tuệ quán xét Thánh Ðạo, Thánh Quả, Niết Bàn, phiền não đã diệt rồi, phiền não còn lại chưa diệt được. Trong 5 loại chánh kiến này, Chánh kiến sở nghiệp, Chánh kiến thiền tuệ, Chánh kiến quán xét thuộc tam giới; còn Chánh kiến Thánh Ðạo Tuệ và Chánh kiến Thánh Quả Tuệ là chánh kiến trong Thánh Ðạo hợp đủ 8 chánh, thuộc siêu tam giới, có Niết Bàn làm đối tượng. Chánh tư duy (sammāsaṅkappa): Tư duy chân chánh: đó là 3 chánh tư duy:
Chánh ngữ (sammāvācā): Lời nói chân chánh. Chánh ngữ có 3 loại:
Chánh nghiệp (sammākammanta): Hành nghiệp chân chánh. Chánh nghiệp có 3 loại:
Chánh mạng (sammā ājīva): Nuôi mạng chân chánh. Chánh mạng có 2 loại:
Chánh tinh tấn (sammāvāyāma): Tinh tấn chân chánh. Ðó là 4 pháp tinh tấn:
Chánh niệm (sammāsati): Niệm chân chánh. Ðó là pháp hành Tứ niệm xứ:
Chánh định (sammāsamādhi): Ðịnh chân chánh. Ðó là định tâm ở 5 bậc thiền siêu tam giới có Niết Bàn làm đối tượng:
Bát chánh đạo không bao giờ đồng sanh trong dục giới tâm, sắc giới tâm, vô sắc giới tâm. Vì trong Bát chánh đạo này, có 3 chánh: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng là 3 tâm sở, lúc nào cũng chỉ có thể sanh riêng rẽ từng mỗi tâm trong 8 dục giới đại thiện tâm, bởi vì mỗi tâm có mỗi đối tượng khác nhau. Nhưng đặc biệt 3 tâm sở này khi có Niết Bàn làm đối tượng, thì chắc chắn đồng sanh trong 8 hay 40 siêu tam giới tâm, đã hoàn thành xong phận sự phần pháp hành giới trong Thánh Ðạo. Ngoài ra, các tâm khác trong tam giới, 3 tâm sở này không đồng sanh với một tâm nào cả. Như vậy, Pháp hành Trung đạo đó là Thánh Ðạo hợp đủ 8 chánh, đặc biệt chỉ đồng sanh trong 4 Thánh Ðạo Tâm, 4 Thánh Quả Tâm có Niết Bàn làm đối tượng. Vậy bắt đầu của pháp hành Bát chánh đạo như thế nào? Ðó là một vấn đề hành giả nên tìm hiểu rõ về pháp hành Bát chánh đạo. Bát chánh đạo có 8 chánh: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, phân chia làm 3 phần: pháp hành tuệ, pháp hành giới, pháp hành định như sau: 1- Chánh kiến, chánh tư duy thuộc về phần Pháp hành Tuệ. 2- Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc về phần Pháp hành Giới. 3- Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định thuộc về phần Pháp hành Ðịnh. Bát thánh đạo hợp đủ 8 chánh, bắt đầu là chánh kiến và cuối cùng là chánh định, đồng sanh trong 4 Thánh Ðạo Tâm và 4 Thánh Quả Tâm, có Niết Bàn làm đối tượng. Ðây không phải theo tuần tự pháp hành (paṭipattidhamma), mà sự thật, đây là theo tuần tự pháp thành (paṭivedhadhamma). Nghĩa là trí tuệ thành đã hoàn thành xong mọi phận sự của Tứ thánh đế, thì chánh kiến đóng vai trò chính yếu làm phận sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, nên đặt chánh kiến lên trọng yếu hàng đầu, làm nhân duyên hỗ trợ cho chánh tư duy; chánh tư duy làm nhân duyên hỗ trợ cho chánh ngữ; chánh ngữ làm nhân duyên hỗ trợ cho chánh nghiệp; chánh nghiệp làm nhân duyên hỗ trợ cho chánh mạng; chánh mạng làm nhân duyên hỗ trợ cho chánh tinh tấn; chánh tinh tấn làm nhân duyên hỗ trợ cho chánh niệm; chánh niệm làm nhân duyên hỗ trợ cho chánh định, gồm có 8 chánh này đều có Niết Bàn làm đối tượng. Ðó là pháp hành Bát chánh đạo ở giai đoạn cuối cùng. Giai đoạn đã hoàn thành xong mọi phận sự Tứ thánh đế. Còn giai đoạn bắt đầu của pháp hành Bát chánh đạo, chính là bắt đầu từ chánh niệm. Ðó là: niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp, gọi là pháp hành Tứ niệm xứ. Thật vậy, Trong kinh Rahogatasutta [7] Ðại Ðức Anuruddha đã từng suy tư rằng: "Người nào chán nản tiến hành Tứ niệm xứ, người ấy gọi là chán nản tiến hành Bát chánh đạo, không thể dẫn đến sự giải thoát khỏi khổ đế. "Hành giả nào tinh tấn tiến hành Tứ niệm xứ, hành giả ấy gọi là tinh tấn tiến hành Bát chánh đạo dẫn đến sự giải thoát khỏi khổ đế". Như vậy, chánh niệm đó là pháp hành Tứ niệm xứ là nhân bắt đầu, để dẫn đến quả cuối cùng là Thánh Ðạo hợp đủ 8 chánh: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, đồng sanh trong 4 Thánh Ðạo Tâm, 4 Thánh Quả Tâm. Trong bộ Chú giải kinh Ðại Tứ niệm xứ giảng giải rằng: "Pubbabhāgasatipaṭṭhānamaggo": Tứ niệm xứ là chánh đạo phần đầu. 10.2- Pháp hành Trung đạo là pháp hành Tứ niệm xứ Pháp hành Tứ niệm xứ không chỉ đóng vai trò chính yếu bắt đầu, mà còn gọi là Pháp hành Trung đạo nữa. Trong Chi bộ kinh, phần 3 chi [8], Ðức Phật dạy về 3 pháp hành: Pháp hành hưởng khoái lạc thấp hèn cực đoan. 2- Nijjhāmāpaṭipadā: Pháp hành khổ hạnh cực đoan. 3- Majjhimāpaṭipadā: Pháp hành Trung đạo. Ðức Phật dạy: "Này chư Tỳ khưu, thế nào gọi là Pháp hành Trung đạo? "Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu (hay hành giả) trong Phật giáo này: * Là người có tâm tinh tấn không ngừng, có chánh niệm trực nhận, có trí tuệ tỉnh giác trực giác thấy rõ "thân trong thân" để diệt tham tâm, hài lòng, và sân tâm, không hài lòng trong ngũ uẩn chấp thủ này. * Là người có tâm tinh tấn không ngừng, có chánh niệm trực nhận, có trí tuệ tỉnh giác trực giác thấy rõ "thọ trong thọ" để diệt tham tâm, hài lòng, và sân tâm, không hài lòng trong ngũ uẩn chấp thủ này. * Là người có tâm tinh tấn không ngừng, có chánh niệm trực nhận, có trí tuệ tỉnh giác trực giác thấy rõ "tâm trong tâm" để diệt tham tâm, hài lòng, và sân tâm, không hài lòng trong ngũ uẩn chấp thủ này. * Là người có tâm tinh tấn không ngừng, có chánh niệm trực nhận, có trí tuệ tỉnh giác trực giác thấy rõ "pháp trong pháp" để diệt tham tâm, hài lòng, và sân tâm, không hài lòng trong ngũ uẩn chấp thủ này...". Này chư Tỳ khưu, Tứ niệm xứ này gọi là Pháp hành Trung đạo...". Như vậy, Pháp hành Trung đạo phần đầu chính là pháp hành Tứ niệm xứ, hay pháp hành thiền tuệ, và phần cuối cùng kết quả là pháp hành Bát chánh đạo hợp đủ 8 chánh trong 4 Thánh Ðạo Tâm, 4 Thánh Thánh Quả, có Niết Bàn làm đối tượng. 10.3- Pháp hành Trung đạo có hai giai đoạn:
Giai đoạn bắt đầu của Pháp hành Trung đạo. Giai đoạn đầu của Pháp hành Trung đạo là sự bắt đầu tiến hành Tứ niệm xứ hay tiến hành thiền tuệ, để diệt tham tâm (hài lòng) và sân tâm (không hài lòng) trong danh pháp, sắc pháp, chính là Pháp hành Trung đạo để cho trí tuệ thiền tuệ phát sanh, và tuần tự phát triển qua 16 loại trí tuệ của thiền tuệ. Bắt đầu từ trí tuệ thứ nhất gọi là Nāmarūpaparicchedañāṇa: Trí tuệ phân biệt rõ, biết rõ thực tánh của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp đều là pháp vô ngã; tiếp tục trí tuệ tuần tự phát triển dần cho đến trí tuệ thiền tuệ thứ 11 gọi là Saṅkhārupekkhāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ danh pháp, sắc pháp rõ ràng là pháp vô ngã, nên trí tuệ thiền tuệ đặt trung dung nơi danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã làm đối tượng, tiến đến Thánh Ðạo lộ trình tâm (Maggavīthicitta) lần đầu tiên gọi là Nhập Lưu Thánh Ðạo lộ trình tâm. Trong lộ trình tâm này có 7 sát na tác hành tâm (javanacitta). 3 sát na tâm đầu (thứ nhất, thứ nhì, thứ ba) đóng vai trò trí tuệ thiền tuệ thứ 12 gọi là Anulomañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thuận dòng 8 trí tuệ thiền tuệ phần đầu và thuận dòng theo 37 pháp chứng đắc Thánh Ðạo phần sau. Sát na tâm thứ tư đóng vai trò trí tuệ thiền tuệ thứ 13 gọi là Gotrabhuñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ chuyển tánh từ dòng phàm nhân sang dòng bậc Thánh nhân, có khả năng tiếp nhận Niết Bàn làm đối tượng. Song tâm vẫn còn thuộc về dục giới đại thiện tâm hợp với trí tuệ. Hành giả tiến hành pháp hành Tứ niệm xứ hoặc tiến hành thiền tuệ, đến khi phát sanh trí tuệ bắt đầu từ trí tuệ thiền tuệ thứ nhất cho đến trí tuệ thiền tuệ thứ 13, trong đại thiện tâm hợp với trí này, đó là giai đoạn đầu của Pháp hành Trung đạo. Giai đoạn cuối của Pháp hành Trung đạo. Giai đoạn cuối của Pháp hành Trung đạo là đạt đến mục đích, kết quả cuối cùng của sự tiến hành Tứ niệm xứ hay tiến hành thiền tuệ, đã chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả và Niết Bàn. Qua sự tuần tự diễn tiến theo Nhập Lưu Thánh Ðạo lộ trình tâm. Sát na thứ 5 đóng vai trò trí tuệ thiền tuệ siêu tam giới thứ 14 gọi là Nhập Lưu Thánh Ðạo Tuệ, có Niết Bàn làm đối tượng. Nhập Lưu Thánh Ðạo Tuệ đồng sanh trong Nhập Lưu Thánh Ðạo Tâm có hội đủ 37 pháp chứng đắc Thánh Ðạo, trong đó có 8 pháp chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Sát na tâm thứ 6 và thứ 7 đóng vai trò trí tuệ thiền tuệ siêu tam giới thứ 15 gọi là Nhập Lưu Thánh Quả Tuệ, có Niết Bàn làm đối tượng. Nhập Lưu Thánh Quả tuệ đồng sanh trong Nhập Lưu Thánh Quả Tâm có 33 pháp chứng đắc Thánh Quả (trừ 4 pháp tinh tấn) trong đó có 8 pháp chánh đạo: chánh kiến, chánh từ duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Như vậy, Thánh Ðạo Tâm, Thánh Quả Tâm hợp đủ 8 chánh có Niết Bàn làm đối tượng, thuộc về siêu tam giới pháp, đó là giai đoạn cuối của Pháp hành Trung đạo. 10.4- Tính chất của Pháp hành Trung đạo Pháp hành Trung đạo là pháp hành không thiên về hai biên kiến cực đoan: Một là: Tham đắm say mê trong ngũ trần, là một biên kiến cực đoan. Một số người có tà kiến thấy sai lầm rằng: "Sân tâm rất tai hại, muốn cho sân tâm không sanh, hay diệt sân tâm, bằng cách tìm những đối tượng ngũ dục: sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc êm ái, để làm cho tham tâm luôn luôn hài lòng, say mê ở trong ngũ dục ấy", thì sân tâm không sanh. Hai là: Tự ép xác thân hành khổ hạnh, cũng là một biên kiến cực đoan. Một số người có tà kiến thấy sai lầm rằng: "Tham tâm rất tai hại, muốn cho tham tâm không sanh, hay diệt tham tâm, bằng cách ép xác thân hành khổ hạnh, để làm cho sân tâm, không hài lòng luôn luôn phát sanh trong pháp hành khổ hạnh ấy", thì tham tâm không sanh. Thường kiến là một biên kiến cực đoan. Thường kiến thấy sai lầm rằng: "Mọi vật thường tồn bất biến, như con người chết rồi tái sanh trở lại làm người, con thú nào chết rồi tái sanh trở lại làm con thú ấy," v.v.... Ðoạn kiến cũng là một biên kiến cực đoan. Ðoạn kiến thấy sai lầm rằng: "Con người chết là mất hết, không còn tái sanh trở lại kiếp nào khác, hoàn toàn không tin có nghiệp và có quả của nghiệp". Tham tâm, hài lòng, là một biên kiến. Sân tâm, không hài lòng, cũng là một biên kiến.... Pháp hành Trung đạo là pháp hành không những không thiên về hai biên kiến cực đoan ấy, mà còn diệt được hai biên kiến cực đoan ấy nữa. Nhất là diệt tham tâm (hài lòng) và diệt sân tâm (không hài lòng) ở nơi danh pháp, sắc pháp. Nếu hành giả tiến hành Tứ niệm xứ hay tiến hành thiền tuệ mà không diệt được tham tâm (hài lòng) và sân tâm (không hài lòng) ở nơi danh pháp, sắc pháp, thì sự tiến hành ấy không đúng theo Pháp hành Trung đạo. 11- Thực Hành Pháp Hành Trung Ðạo 11.1- Hành sai Pháp hành Trung đạo Một số hành giả tiến hành thiền tuệ, khi chưa hiểu rõ tất cả mọi danh pháp, mọi sắc pháp trong tam giới đều là khổ đế. Về đối tượng: Tất cả mọi danh pháp, sắc pháp đều là khổ đế, như nhau cả thảy, không hơn không kém. Nhưng số hành giả ấy, vì chưa hiểu rõ sự thật chân lý khổ đế này, nên coi trọng đối tượng danh pháp, sắc pháp này, coi khinh đối tượng danh pháp, sắc pháp kia, tâm không đặt trung dung ở tất cả mọi đối tượng danh pháp, sắc pháp. Cho nên, khi hành giả tiến hành thiền tuệ, khi thì tham tâm (hài lòng) trong danh pháp, sắc pháp này, khi thì sân tâm (không hài lòng) trong danh pháp, sắc pháp kia. Khi tham tâm phát sanh, hoặc khi sân tâm phát sanh, đều luôn luôn có si tâm sở (vô minh) đồng sanh bao trùm, phủ kín thực tánh của danh pháp, sắc pháp. Như vậy, trí tuệ thiền tuệ không thể phát sanh, không thể thấy rõ, biết rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp đúng theo Chân nghĩa pháp; đồng thời pháp hành đã thiên về 2 biên kiến: tham tâm (hài lòng), và sân tâm (không hài lòng), nên sự tiến hành thiền tuệ không đúng theo Pháp hành Trung đạo, chắc chắn không thể dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn. Ví dụ: Khi hành giả đang tiến hành thiền tuệ, có sắc ngồi làm đối tượng, hành giả coi trọng sắc ngồi, nên tham tâm (hài lòng) phát sanh trong đối tượng sắc ngồi, cùng với si tâm sở (vô minh) đồng sanh nương nhờ nơi sắc ngồi (sắc pháp) ấy, làm bao trùm, phủ kín thực tánh của sắc pháp (sắc ngồi) ấy. Một khi phóng tâm phát sanh (nghĩ đến chuyện khác) phải buông bỏ đối tượng "sắc ngồi", hành giả coi khinh phóng tâm, nên sân tâm (không hài lòng) phát sanh trong đối tượng phóng tâm, cùng với si tâm sở (vô minh) đồng sanh nương nhờ nơi phóng tâm (danh pháp) ấy, làm bao trùm, phủ kín thực tánh của danh pháp (phóng tâm) ấy. Cho nên, hành giả tiến hành thiền tuệ mà không diệt được tham tâm (hài lòng) và sân tâm (không hài lòng) nơi danh pháp, sắc pháp ấy. Như vậy, hành giả tiến hành thiền tuệ không đúng theo Pháp hành Trung đạo. Vì thiên về hai biên kiến: tham tâm (hài lòng) và sân tâm (không hài lòng) nơi danh pháp, sắc pháp ấy. 11.2- Hành đúng Pháp hành Trung đạo Hành giả tiến hành thiền tuệ, khi hiểu rõ tất cả mọi danh pháp mọi sắc pháp trong tam giới đều là "khổ đế". Về đối tượng: Tất cả mọi danh pháp, sắc pháp đều là khổ đế, như nhau cả thảy, không hơn không kém. Hành giả hiểu rõ sự thật chân lý khổ đế này, nên không coi trọng đối tượng danh pháp, sắc pháp này, không coi khinh đối tượng danh pháp, sắc pháp kia, đặt tâm trung dung ở tất cả mọi đối tượng danh pháp, sắc pháp ấy. Cho nên, khi hành giả tiến hành thiền tuệ, dầu đối tượng danh pháp nào, hoặc sắc pháp nào, cũng ngăn ngừa được tham tâm (hài lòng) và sân tâm (không hài lòng), không thể nương nhờ ở danh pháp, sắc pháp ấy mà phát sanh, và ngăn được si tâm sở (vô minh) không sanh, nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ được thực tánh của danh pháp, sắc pháp ấy, đồng thời diệt được tham tâm và sân tâm cùng với si tâm sở nơi đối tượng danh pháp, sắc pháp ấy. Hành giả tiến hành thiền tuệ giai đoạn đầu đúng theo Pháp hành Trung đạo, vì không thiên về 2 biên kiến cực đoan: tham tâm (hài lòng) và sân tâm (không hài lòng), dẫn đến sự phát sanh trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ danh pháp, sắc pháp đúng theo sự thật chân nghĩa pháp; thấy rõ biết rõ sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp; thấy rõ biết rõ 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, rồi tiến triển đến giai đoạn cuối của Pháp hành Trung đạo, dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn. Ví dụ: Khi hành giả đang tiến hành thiền tuệ, có sắc ngồi làm đối tượng thiền tuệ; hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trực nhận, trực giác ngay dáng ngồi, tư thế ngồi thuộc về sắc pháp phát sanh từ tâm, gọi là "sắc ngồi". Hành giả không coi trọng sắc ngồi, nên tham tâm (hài lòng), cùng với si tâm sở không thể nương nhờ nơi sắc ngồi (sắc pháp), mà phát sanh. Một khi có phóng tâm phát sanh (nghĩ đến chuyện khác) phải buông bỏ đối tượng "sắc ngồi", hành giả cũng không coi khinh phóng tâm, nên sân tâm (không hài lòng), cùng với si tâm sở không thể nương nhờ nơi phóng tâm (danh pháp), mà phát sanh; nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ được thực tánh của danh pháp (phóng tâm) ấy, đồng thời diệt được tham tâm và sân tâm cùng với si tâm sở nơi đối tượng danh pháp ấy. Hành giả tiến hành thiền tuệ giai đoạn đầu đúng theo Pháp hành Trung đạo, vì không thiên về 2 biên kiến: tham tâm (hài lòng) nơi sắc ngồi (sắc pháp), và sân tâm (không hài lòng) nơi phóng tâm (danh pháp), nên phát sanh trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ thật tánh của danh pháp, sắc pháp đúng sự thật chân nghĩa pháp; thấy rõ biết rõ sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp; thấy rõ biết rõ 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, của danh pháp, sắc pháp, rồi tiến triển đến giai đoạn cuối của Pháp hành Trung đạo, dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn. Chú thích: [1] Kāya: nghĩa là tổng hợp toàn tâm sở, gồm có 3 uẩn: thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. [2] Citta: nghĩa là tâm thuộc về thức uẩn. [3] Xúc trần: có 3 sắc đất, lửa, gió đã tính trong phần sắc tứ đại rồi, nên trong phần sắc phụ thuộc không tính vào số 24 sắc pháp. [4] Samyuttanikāya, bộ Mahāvagga, Dhammacakkappavattana sutta. [5] 26 tác hành thiền tâm (appanājavana): 9 bậc thiền thiện tâm + 9 bậc thiền duy tác tâm + 8 siêu tam giới tâm. [6] Majjhimanikāya, Uparipaṇṇāsa. [7] Samyuttanikāya, bộ Mahāvagga, Kinh Rahogatasutta. [8] Aṅguttaranikāya, phần Tikanipāta, Paṭipadā. -ooOoo- Ðầu trang
| Mục lục
| 1.1
| 1.2
| 1.3
| 1.4
| 1.5
| 2.1
| 2.2
| 2.3
| 2.4
| 2.5
| 3.1
| 3.2
| 3.3
| 3.4
| 3.5
| |
Chân thành cám ơn Tỳ khưu Hộ Pháp đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 05-2003).
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 30-05-2003