Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Theravāda
Phật giáo Nguyên thủy

Quy Trình Tâm Pháp

Tỳ kheo Chánh Minh
Vũng Tàu, PL. 2547 - DL. 2003

 

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


Bài 20

GIẢI VỀ TÂM LỘ AN CHỈ

I. Lý giải số lượng sát-na đổng lực Dục giới và đổng lực An chỉ.

Đổng lực An chỉ xuất hiện chớp nhoáng chỉ có 1 sát-na, khi tối đa thì vô số. Trái lại đổng lực Dục giới (thiện hay Hạnh) ít nhất cũng là 3 sát-na còn nhiều nhất cũng chỉ 7 sát-na mà thôi.

Đổng lực bất thiện không thể hiện khởi dưới 5 sát-na (chúng chỉ có 5 sát-na trong trường hợp bị bất tỉnh hay lúc cận tử), vì chúng không thể nào hiện chung với đổng lực An chỉ.

Nghĩa là đổng lực An chỉ không bao giờ kế tục tâm bất thiện, vì cảnh của bất thiện tâm là cảnh không trong sạch nhỏ hẹp, đổng lực An chỉ không bao giờ xuất hiện trong cảnh như thế, ví như con ong không bao giờ đi đến nơi xú uế.

Mặt khác, cũng vì tính chất bất thiện nên đối với những cảnh trung bình, cảnh vô lượng, tâm bất thiện không thể sanh khởi được, nên đổng lực bất thiện không thể xuất hiện trong những tâm lộ phản khán (paccavekkhaṇavīthi). Ví như dinh thự của các vị Thượng Quan là nơi nghiêm tịnh, những kẻ thô tháo không hề dám đến.

Đối với đổng lực đại thiện hay đại Hạnh ít nhất cũng phải có 3 sát-na, như trong lộ An chỉ của người lợi căn. Chúng xuất hiện để thực thi phận sự: thanh lọc cảnh và tạo điều kiện cho đổng lực An chỉ sanh khởi.

Đổng lực Dục giới có năng lực kém cỏi, muốn hoàn thành nhiệm vụ phải có ít nhất là 3 sát-na.

Trong trường hợp xuất hiện tối đa cũng chỉ có 7 sát-na, vì năng lực (ānubhāva) yếu kém so với đổng lực An chỉ, nên không thể bắt cảnh liên tục trong thời gian lâu hơn. Ví như giống cây nhỏ dù có gieo trồng ở đất nào chăng nữa, cũng chỉ phát triển đến một mức độ đó mà thôi, không thể phát triển hơn nữa.

Đổng lực An chỉ sở dĩ có 1 sát-na, vì với thời gian có mặt chúng đã hoàn thành phận sự, không cần có thời gian lâu hơn.

Chẳng hạn như tâm lộ đắc thiền, chỉ cần một sát-na tâm Thiền là đủ thanh lọc cảnh, chấm dứt Dục chủng (kāmagotta) tiến sang Đáo đại chủng (mahaggatagotta).

Hoặc trong lộ đắc Đạo, chỉ cần một sát-na Thánh đạo là sát trừ phiền não, vượt qua phàm chủng đạt đến Thánh chủng hay trong tâm lộ hiện Thông, tâm Thông chỉ khởi lên 1 sát-na cũng đủ cho vị Thiền giả thị hiện những gì mình muốn. Trong trường hợp đặc biệt ở tâm lộ nhập thiền Diệt bấy giờ mới có hai sát-na đổng lực thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ, vì diệt tâm hành (manosaṅkhāra) là điều khó khăn nhất, nên tâm thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ phải sanh lên 2 sát-na mới hoàn thành nhiệm vụ.

Nhưng nếu chúng xuất hiện trong trường hợp tối đa thì vô số, đó là do Hành giả có ý muốn an hưởng Thiền lạc hoặc Thánh lạc trong thời gian dài, chúng sẽ sanh khởi theo đúng ý lực (manobala) của vị ấy.

Có kệ ngôn Pāli minh dẫn như sau:

Sattakkhattuṃ parittāni
Maggabhiññā sakiṃ matā
Avasesāni labbanti
Javanāni bahūnipi

"Đổng lực Dục giới (chữ parittāni ở đây ám chỉ Dục giới) nhiều nhất là 7 sát-na. Tâm Đạo và tâm Thông chỉ xuất hiện 1 sát-na, các đổng lực còn lại (tâm Thiền và tâm Quả Siêu thế) có thể hiện khởi vô số".

II. Vai trò của tâm Hướng ý môn với đổng lực.

Các vị A Xà Lê uyên thâm về tâm pháp dạy rằng: "Tâm đổng lực khách quan (vīthicitta) phải nhờ tâm Hướng ý môn tiến dẫn cảnh sở tri, chúng mới có thể sanh lên để nhận biết".

Câu nói của các Ngài, chúng ta phải hiểu là trường hợp phổ thông của lộ ngũ môn và lộ ý đổng lực Dục giới (kāmajavanamanodvāravīthi) khi không có hữu phần Khách (āgantukacitta).

Khi nói như thế, các Ngài ám chỉ 2 trường hợp này thôi, bởi vì nếu lộ ngũ hay lộ ý môn có hữu phần Khách, thì hữu phần Khách là tâm tự khởi lên không cần có sự trợ giúp của tâm Hướng ý môn tiến dẫn cảnh.

Hoặc trong những tâm lộ An chỉ, có những tâm tự khởi lên mà không cần tâm Hướng ý môn tiến dẫn, như trong lộ đắc Đạo chẳng hạn, tâm Chuyển tánh, tâm Tiến bậc, tâm Đạo, tâm Quả Siêu thế, khởi lên đâu cần tâm Hướng ý môn tiến dẫn cảnh, hoặc tâm Quả Siêu thế trong lộ nhập Quả định, tâm Tam Quả, tâm Tứ Quả trong thời điểm xuất khỏi thiền Diệt.

Những tâm ấy không cần Hướng ý môn dẫn nhập, vì có cảnh khác với cảnh của tâm Hướng ý môn, như trong lộ Đạo, cảnh của tâm Hướng ý môn và 3 sát-na Chuẩn bị, Cận hành và Thuận thứ là cảnh Hữu vi tướng, tâm Chuyển tánh, tâm Tiến bậc hay tâm Đạo, tâm quả Siêu thế là cảnh Níp-Bàn.

Trong lộ nhập Quả định, tâm Hướng ý môn và 4 sát-na Thuận thứ nhận cảnh danh- sắc thực tính, trái lại tâm Quả Siêu thế nhận cảnh Níp-Bàn.

Có kệ ngôn bài Pāli minh dẫn như sau:

Nirāvajjaṃ kathaṃ cittaṃ?
Hoti netaṃ hi samattaṃ.
Niyamo na vināvajjā.
Nirodhā phaladassanā

"Tâm Khách có thể xuất hiện không cần đến tâm Hướng ý môn chăng? Các vị A Xà Lê tiền bối không nói rõ. Không có quy luật nào rõ ràng, điều thấy rõ là khi xuất khỏi thiền Diệt tâm Quả không cần đến (tâm Hướng ý môn)".

III. CẢNH VÀ CÁC ĐỔNG LỰC TRONG TÂM LỘ AN CHỈ.

Đổng lực đại thiện hay đại Hạnh cùng sanh chung với đổng lực An chỉ trong một tâm lộ, cảnh và các đổng lực ấy có 3 trường hợp là:

1. Tương ngộ, nhưng cảnh bất đồng.

Tuy cùng chung trong 1 tâm lộ nhập Quả định (palasamāpattivīthi) nhưng cảnh của đổng lực thiện dục giới hay đổng lực Hạnh dục giới và đổng lực Quả Siêu thế khác nhau.

Đổng lực Dục giới biết cảnh danh sắc hữu vi, còn đổng lực An chỉ biết cảnh Vô vi (tức là Níp-Bàn).

2. Tương ngộ, cảnh cũng tương đồng:

Trong các tâm lộ sau đây, các đổng lực Dục giới và đổng lực An chỉ cùng biết 1 cảnh như nhau (về chân đế lẫn chế định) là:

- Lộ đắc thiền hiệp thế, lộ nhập thiền hiệp thế. Hai lộ này nhận cảnh là chế định.
- Lộ thiền Cơ, lộ hiện Thông. Cả hai lộ này nhận cảnh là danh sắc hữu vi.
- Lộ thiền Diệt nhận cảnh là danh pháp hữu vi.

3- Tương ngộ, cảnh vừa tương đồng vừa dị biệt.

Trong lộ đắc Đạo, các sát-na Chuẩn bị, Cận hành và Thuận thứ nhận cảnh là hữu vi tướng, sát-na Chuyển tánh, sát-na Tiến bậc, Đạo và Quả Siêu thế nhận cảnh Níp-Bàn.

Chú ý:

Trong lộ thiền Diệt, mặc dù có sát-na Quả Siêu thế (Tam Quả hay Tứ Quả) xuất hiện sau khi vừa xả thiền Diệt, tuy có cảnh là Níp-Bàn, khác với các đổng lực dục giới nhận cảnh danh pháp hữu vi. nhưng sát-na Quả Siêu thế này không liên hệ gì đến các đổng lực Dục giới ấy, vì đây là thời điển vừa xuất khỏi thiền Diệt.

Nên ghi nhận rằng vị Thánh muốn nhập thiền Diệt, trong giai đoạn chuẩn bị vị ấy nhập từ Sơ thiền đến Vô sở hữu xứ thiền, khi xuất ra mỗi tầng thiền, vị ấy đều quán danh sắc.

Trong khi thực hiện "việc làm trước" (pubbakicca) thì lộ ý môn thông thường xuất hiện trong khoảng thời gian ấy. Sau khi nguyện xong lộ thiền Diệt xuất hiện nhận danh pháp làm cảnh, dứt 2 sát-na Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì tâm không sanh.

- Giấc ngũ say có thể gọi là hữu phần định không?

Chắc chắn là không, chúng chỉ có thể gọi là bhavaṅgapatti hay bhavaṅgapatta (hữu phần có được).

Bởi vì loại lạc trong giấc ngũ say, hầu hết chúng sanh ai cũng có thể nhận, còn Định lạc không phải là loại lạc phổ biến cho tất cả, Định lạc (sāmapattisukha) chỉ có cho những Hành giả tinh tấn tu tiến.

Chỉ riêng danh từ để gọi cũng nêu rõ điều khác biệt rồi, chữ sāmapatti nghĩa là tham dự một cách đúng đắn. Tham dự vào cái gì? Tham dự vào cảnh ưu việt.

IV. LỘ TÂM SIÊU THẾ Ở CÁC CÕI.

1- Lộ đắc Đạo

Lộ đắc Sơ Đạo không xuất hiện ở 4 cõi Vô sắc.

Lẽ thường, vị Thánh Thinh văn là đệ tử của Đức Chánh Đẳng Giác, vị ấy hấp thụ Giáo pháp từ Đức Phật để tiến tu qua nhiều hình thức như nghe pháp trực tiếp từ Đức Thế Tôn hoặc thông qua vị Thánh Thinh văn (các đệ tử của vị Thánh) hay học hỏi Kinh điển Giáo pháp ... rồi tiến tu. Khi đắc Thánh Đạo vẫn là đệ tử Đức Phật.

Hành giả này sau khi thọ trì Tam quy nơi vị Tỷ kheo (hoặc Sa di), sau đó dựa vào Pháp - Luật hành Minh sát chứng Đạo - Quả ... đều nương vào Giáo pháp của Đức Chánh Đẳng Giác.

Những điều này chỉ có ở cõi năm uẩn, không thể xẩy ra ở cõi Vô sắc, nên lộ Sơ Đạo không có ở 4 cõi Vô sắc.

Trường hợp người phàm Tam nhân ở 7 cõi vui Dục giới hoặc ở 10 cõi Sắc giới hữu tâm (trừ 5 cõi Tịnh cư), vị ấy chứng đắc được Sơ quả, khi mệnh chung tái sanh về cõi Vô sắc, vị ấy tiếp tục tu tiến Minh sát, quán danh uẩn chứng đắc tiếp các Đạo cao, nên những lộ đắc Đạo cao xuất hiện tại 4 cõiVô sắc.

Cũng nên ghi nhận rằng: vị Thánh vào lúc Tục sinh luôn có được niệm - tỉnh giác, biết rõ mình, nên dù tục sinh ở cõi người cũng thuộc gia tộc cao sang và có chánh kiến (tức là gia tộc đã quy ngưỡng tam bảo). Như Kinh văn có ghi "Vị thánh không sanh trong gia đình thấp hèn, chỉ sanh trong gia đình tốt đẹp, có nhiều tài sản". (Thanh Tịnh Đạo).

Mặt khác, vị Thánh khi tái sanh về cõi Sắc hay cõi Vô sắc, sẽ không tái sanh vào cõi thấp hơn, nếu không tái sanh đến cõi cao hơn thì tái sanh lại chính cõi ấy, nên vị Thánh Sơ quả tái sanh vào cõi Vô sắc sẽ không rơi xuống cõi Sắc hay cõi Dục nữa, chẳng lẽ mãi mãi là bậc Dự Lưu?

- Lộ đắc Sơ Đạo, Nhị Đạo và Tam Đạo không xuất hiện ở 5 cõi Tịnh Cư (Suddhāvāsa), vì 5 cõi này dành riêng cho Bậc Tam Quả chứng đạt Ngũ thiền Sắc giới.

- Lộ đắc Đạo tầng thiền thấp không xuất hiện ở cõi Thiền cao, như trường hợp ở cõi Nhị Thiền sẽ không có tâm Đạo Sơ thiền, ở cõi Tam thiền không có tâm Đạo Sơ thiền hay tâm Đạo Nhị thiền ... cõi Tứ thiền không có tâm Đạo sơ, nhị, tam, tứ thiền. Vì sao thế?

Chúng ta biết rằng: Những tâm quả thiền hiệp thế sẽ đưa chúng sanh tục sinh về cõi ấy, sau đó trở thành hữu phần cơ bản của chúng sanh này.

Nếu vị Phạm thiên ở cõi Nhị thiền chẳng hạn, thì hữu phần cơ bản sẽ không có 2 tâm sở Tầm (vitakkacetasika) và Tứ (vicāracetasika).

Vị ấy hành Minh sát sẽ tuần tự tiến từ Sanh diệt trí (udayabbayañāṇa) cho đến khi đắc Thánh Đạo. Vào tuệ Minh sát thứ sáu là Dục thoát tuệ (muñcitukamyatāñāṇa) tâm Hành giả nhàm chán pháp hữu vi, vì đã có tuệ Minh sát già mạnh thấy các pháp hành sanh diệt mau chóng, nên có tâm kinh cảm pháp hữu vi, thấy trong Tam hữu không một hữu nào là an ổn, nên muốn thoát ly khỏi pháp hữu vi.

Tiếp theo là Tuệ Quyết ly, nghĩa, là hành giả suy tư tìm phương pháp thoát ly khỏi pháp Hữu vi, khi trí già mạnh phát sanh tuệ Hành xả (saṅkhārupekkhāñāṇa), khi tuệ Hành xả vững mạnh, tâm Hành giả càng co rút đối với các pháp hữu vi, ví như lông gà chạm vào hơi nóng của lửa. Cũng vậy, vào thời điểm này tâm hành giả càng co rút đối với các pháp hữu vi, không tha thiết pháp hữu vi. Do ý lực này cho dù vị Phạm thiên có chứng đạt Sơ thiền, nhưng khi tuệ Xuất khởi đạo (vuṭṭthānagāminīvipassanā) tức là Tuệ Hành xả cao tột và tuệ Thuận thứ sanh khởi thì 2 tâm sở Tầm - Tứ là pháp hữu vi "ngoại nhập" này không thể có mặt, vị Phạm thiên chứng đắc Đạo với trạng thái không tầm không tứ. Do vậy tâm Đạo Sơ thiền, tâm Đạo nhị thiền không sanh khởi, chỉ sanh khởi sát-na tâm Đạo tam thiền (thiền năm bậc).

2- Lộ nhập thiền quả.

Vì sao cõi thiền cao không có tâm Đạo tầng thiền thấp nhưng lại có tâm Quả Siêu thế thiền thấp? Như cõi Nhị thiền không có tâm Đạo sơ thiền sao lại có tâm Quả Siêu thế Sơ thiền?

Đây là do mãnh lực của lộ nhập Quả định.

Cõi Thiền cao không có tâm Đạo thiền thấp, nhưng lại có tâm Quả Siêu thế thiền thấp là vì:

Vị Thánh Hữu học cõi cõi nhân lọai chẳng hạn, đắc Sơ thiền trước khi đắc Đạo nên có được tâm Quả Siêu thế Sơ thiền, khi mệnh chung tái sanh về cõi Nhị thiền do chứng Nhị thiền hiệp thế mà không chứng Đạo cao hơn, ở cõi này vị ấy nhập lại thiền Quả mà mình có trước đây (tức là Sơ Quả Sơ thiền). Do đó, tâm Quả Siêu thế sơ thiền có ở cõi Nhị thiền.

Tương tự như vậy, ở cõi Vô sắc không có tâm Sơ đạo nhưng lại có tâm Sơ Quả Ngũ thiền Vô sắc, đây là trường hợp vị Thánh tu tập chứng đạt Ngũ thiền Vô sắc giới rồi chứng Sơ Đạo, sau đó tái sanh về cõi Vô sắc sẽ nhập Sơ Quả Định của tầng thiền ấy.

Có bao nhiêu loại thiền Quả?

Có tất cả 3 loại thiền Quả:

a- Vị Thánh trước khi chứng Đạo, đã chứng thiền Chỉ tịnh, gọi là Santajhāna, đây là trường hợp phổ thông cho tâm lộ thiền Quả.

b- Vị Thánh tuy chưa chứng đạt thiền An chỉ nhưng ngay khi tâm Đạo sanh khởi, thì thiền chứng cũng đồng sanh. Như trường hơp Ngài Sāriputta nghe Đức Phật thuyết bài Kinh Đa thọ cho Du sĩ Trường Trảo (Dīghānakha) nghe, Ngài đưa tâm quán xét và chứng đạt quả A La Hán, về sau Ngài thường nhập thiền Diệt Thọ Tưởng định. (Tâm Quả xuất khởi trong lộ thiền Diệt là tâm Tứ Quả ngũ thiền), trường hợp này các Ngài gọi là sammasatijhāna (thiền bám theo). Đây là do Định quyền mạnh.

c- Vị Thánh không có thiền Chỉ tịnh trước, hoặc thiền không phát sanh trong lúc chứng Đạo, nhưng vị Thánh này có trí tuệ già mạnh, tu tập tầng thiền tương ứng với Quả Siêu thế đã đạt, sẽ nhập được thiền Quả (tâm Quả Siêu thế có 5 chi thiền, vị ấy đắc Sơ thiền sẽ nhập được Sơ Quả Sơ thiền), trường hợp này các Ngài gọi là pādakañāṇa (thiền có nền tảng từ Trí).

Như vậy, nếu tính lộ thiền Quả thì có 120 lộ, như sau:

Bốn bậc Thánh Quả nhân với 5 tầng thiền nhân với hai hạng người độn căn (maṇḍapaññā) và lợi căn (tikkhapaññā) thành 40 lộ, nhân với 3 phương thức ỏ trên thành ra 120 lộ Thiền quả.

Có câu hỏi rằng: Tâm làm việc Tục sinh về cõi Sắc là những tâm quả thiền Sắc giới. Vị Thánh Tam Quả không chứng thiền Sắc làm sao có thể sanh về cõi Sắc giới được?

Tuy vị Thánh Tam Quả là bậc Lạc quán (sukhavipassanā), khi sắp mệnh chung thì tâm Maggasiddhijhāna (thiền thành tựu từ Đạo) thường sanh khởi làm duyên, giúp vị ấy tái sanh về cõi Sơ thiền.

Nếu như tâm Thiền tương ưng Đạo chưa sanh khởi thì vị Tam Quả chưa mệnh chung, dù vị ấy đang ngủ bị giết bất ngờ, trong giây phút cận tử, tâm thiền thành tựu từ Đạo (maggasiddhijhāna) vẫn sanh lên trước khi xuất hiện tâm Tử (cuticitta).

Vị Thánh Tam Quả sanh về cõi Ngũ tịnh cư (Suddhāvāsa) là do chứng đắc Ngũ thiền, nhưng cũng có những vị sanh vào cõi Quảng Quả (vehapphalabhūmi) là do ý muốn, hay do năm quyền yếu (cả năm quyền không có quyền nào vượt trội).

3- Lộ hiện Thông.

Lộ hiện Thông với lộ nhập thiền Diệt đều không có ở cõi Vô sắc.

Đối với lộ hiện Thông là hiển nhiên vì cõi Vô sắc không có đề mục Kasina.

Riêng lộ nhập thiền Diệt cũng không, các Ngài bảo rằng "vì ở cõi Vô sắc không có sắc ý vật hay nhục thân".

Mặt khác, muốn nhập Thiền Diệt vị Thánh phải đi từ Sơ thiền cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền, cõi Vô Sắc không thể có thiền Sắc giới. Ngay chính tại cõi Vô sắc, tầng thiền Vô sắc thấp không có ở cõi thiền cao.

Nói về lộ hiện Thông, thông thường hành giả phải tu tập đến thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ rồi mới quay lại Ngũ thiền Sắc giới tu tập Thần thông (iddhipāda), cũng có trường hợp Hành giả đắc Ngũ thiền Sắc giới tu tập ngay thần thông vẫn thành tựu, vì trong quá khứ đã từng tu tiến thành tựu thông lực rồi.

Có truờng hợp, do phước độ trong quá khứ tích lũy, khi tâm Đạo sanh lên thì thần thông cũng sanh lên, gọi là "Thông đồng sanh với Đạo" (abhiññāsahagatamagga), như trường hợp Ngài Cūla Panthaka chẳng hạn.

Nên ghi nhận rằng: Thiền đồng sanh với Đạo hay Thông đồng sanh với Đạo chỉ có cho bậc A La Hán mà thôi, vì khi đó Giới - Định - Tuệ của các Ngài đã viên mãn, nếu Định quyền mạnh thì thiền đồng sanh, nếu Tuệ mạnh thì Thông đồng sanh.

Có câu hỏi rằng: Khi thực hiện được Thông lực, có liên hệ đến 4 tầng thiền thấp không?

Điều này phải có. Trong Vô ngại giải đạo (paṭisambhidāmagga) có ghi rằng: "Cái gì là cận hành của thần thông? Đó là Sơ thiền phát sanh do viễn ly, Nhị thiền là lãnh vực của hỷ - lạc, Tam thiền là lãnh vực của xả - lạc, Tứ thiền là lãnh vực của phi khổ phi lạc".

Như vậy, sơ nhị, tam và tứ thiền (thiền năm bậc) là cận hành của lộ hiện Thông và lộ thiền Cơ là lộ Thuận thứ cho lộ hiện Thông.

Lộ thiền Cơ (pādakajhāna) khác với lộ Ngũ thiền (pañcamajhāna) ở điểm: Lộ Ngũ thiền nhận cảnh là Quang tướng chế định, trong khi lộ thiền Cơ hay lộ hiện Thông nhận cảnh danh pháp thực tính.

Và tâm Thông (abhiññācitta) chính là tâm Ngũ thiền nhận cảnh danh pháp.

4- Lộ nhập thiền Diệt.

a- Vì sao vị Sơ quả và Nhị quả gọi là bậc có Định chưa viên mãn?

- Vì hai bậc này chưa diệt trừ được Tham dục.

Vị Thánh Tam Quả và Tứ Quả muốn an trú trong thiền Diệt, vị ấy phải làm chủ được 2 lực là: Chỉ lực và Quán lực.

Gọi là lực (bala) vì có ý nghĩa là không rúng động: Sơ thiền không dao động bởi năm triền cái nên gọi là Chỉ lực, nhị thiền tâm không rúng động bởi tầm - tứ nên gọi là Chỉ lực... Do quán Vô thường, tuệ không bị rúng động bởi Thường tưởng, nên gọi là Quán lực. Do quán khổ nên không bị dao động bởi Lạc tưởng, nên gọi là Quán lực, do quán Vô ngã nên không bị dao động bởi Ngã tưởng, nên gọi là Quán lực...

Vị Thánh an trú trong thiền Diệt phải làm chủ được hai loại lực này.

Nên ghi nhận rằng: Vị A La Hán lạc quán hay vị A Na Hàm lạc quán không làm chủ được Chỉ lực, nhưng về Quán lực các Ngài đã thành tựu viên mãn.

Trong bốn điều làm trước (pubbakicca), ở cõi nhân loại của vị Thánh nhập thiền Diệt, nếu các Ngài chỉ thực hiện điều thứ tư là quan sát tuổi thọ, các vật dụng liên hệ của các Ngài vẫn không bị hư hại, nhưng các vật dụng khác ngoài ra có thể bị hư hoại, như Trưởng lão Mahānāga gặp phải,

Được nghe rằng: Trưởng lão đi vào làng của mẫu thân để khất thực. Mẹ Ngài cung thỉnh Ngài ngồi vào phòng ăn cúng dường cháo, khi dùng cháo xong, Trưởng lão nhập vào định Diệt. Bỗng nhiên phòng bị cháy, chư Tỷ kheo cầm lấy tọa cụ của mình đi ra ngòai.

Dân làng tập trung lại để chữa cháy thấy Ngài vẫn ngồi im bất động, nói rằng:"Vị sa môn này lười quá".

Khi chữa cháy xong, thấy Ngài vẫn ngồi yên lặng, y bát không hề suy suyển, dân làng cung kính đứng chấp tay đảnh lễ, mang bông hoa đến cúng dường.

Truởng lão xuất định theo thời gian đã ấn định, nhìn thấy như thế nghĩ rằng: "Ôi ! Họ đã biết ta rồi", Ngài liền bay lên hư không đi đến đảo Piyanagu.

Mặt khác, nếu như vị Thánh ở cõi nhân loại, sau khi xuất khỏi thiền Vô sở hữu xứ, không làm bốn điều làm trước (chủ yếu là quán tuổi thọ), khi nhập thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ đôi khi không đến định Diệt, lại tự an trú vào thiền Vô sở hữu xứ.

Ngài Buddhaghosa có cho một ví dụ như sau: Có 1 người chưa đi đến 1 hang động đầy nước, nhưng biết được con đường dẫn đến hang động đó. Người ấy không sắp xếp gọn gàng y phục, khi đến hang động, vì sợ ướt y phục nên trở lại bờ đứng. Như thế nào, cũng vậy, Vị Thánh muốn nhập định Diệt, vì không làm tiền phận sự (pubbakicca), khi nhập vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền, sẽ trở lại an trú trong trong thiền Vô sở hữu xứ. Vì sao thế? Vì Chỉ lực chưa đủ sức mạnh.

Có lời hỏi rằng: Người chết và nguời nhập định Diệt khác nhau ra sao?

Trong Mahāṭīkā có giải rằng: Người chết và vị nhập định Diệt, cả ba hành (thân hành, ngữ hành và tâm hành) đều tịnh chỉ. Nhưng người chết thì tuổi thọ dứt, hơi nóng diệt, các căn quyền (như mắt, tai, mũi ...) bị hoại, trái lại vị nhập định Diệt thì tuổi thọ, hơi nóng và các căn quyền vẫn còn.

b- Vì sao khi xuất định Diệt lại là 1 trong 2 Thánh quả sanh khởi mà không có loại tâm nào khác?

Là do tác ý trước đây của vị Thánh Tam Quả hay Tứ Quả. Tức là các Ngài muốn an hưởng Vô dư Níp-Bàn tạm thời, nên khi xuất khỏi định Diệt, tâm cũng hướng về Níp-Bàn giới, do đó tâm Quả Siêu Thế sanh khởi trước tiên.

Như Trưởng lão Ni Dhammadinnā dạy rằng: "Này hiền giả Visākha, vị Tỷ kheo khi xuất khỏi định Diệt, tâm vị ấy thiên về viễn ly..." (Trung Bộ Kinh).

c- Định Diệt là hữu vi hay vô vi? Là hiệp thế hay Siêu thế?

Nên biết rằng: Pháp nào có đặc tánh chơn đế rõ ràng đó là pháp hữu vi (saṅkhāra hay saṅkhata) hoặc vô vi (asaṅkhāra hay asaṅkhata).

Riêng thiền Diệt không có đặc tánh chơn đế như thế, nói hữu vi hay vô vi đều không được, cũng không xếp vào hiệp thế hay Siêu thế, vì không có tự tánh riêng.

Nhưng nếu nói theo tính cách thành tựu (nipphanna) hay phi thành tựu (anipphanna) thì thiền Diệt được xem là pháp thành tựu, vì vị Thánh muốn nhập định Diệt phải tu tiến thành tựu 2 lực là Chỉ lực và Quán lực theo tuần tự mới có thể nhập định Diệt.

Trong bộ Thanh Tịnh Đạo phần Tuệ, Ngài Buddhaghosa có giải rằng: "Thiền Diệt là hữu vi hay vô vi, là hiệp thế hay siêu thế đều không được, vì không có đặc tướng chơn đế. Nhưng vị Thánh nhập được Thiền Diệt phải tu tiến nhiều về Chỉ lực và Quán lực, nên Thiền Diệt được gọi là nipphannadhamma (pháp thành tựu) không phải là anipphannadhamma (pháp phi thành tựu)".

d- Vì sao vị thánh nhập định Diệt ở cõi dục có 7 ngày?

Đức Thế Tôn có thuyết rằng: "Tất cả chúng sanh duy tồn do vật thực. Một bữa ăn có thể duy trì mạng sống 7 ngày". (Tươmg ưng kinh).

Vì thế, ở cõi Dục chỉ nhập được thiền Diệt 7 ngày, đây là nói về cõi người, riêng chư Thiên dục giới khó có cơ hội nhập định Diệt vì có quá nhiều thiên dục nên không tìm được sự an tịnh.

Đối với vị Thánh Phạm thiên nhập định Diệt bao lâu cũng được, nhưng khi gần mệnh chung, phải xuất thiền Diệt sau đó mới chết, vì không có trường hợp mệnh chung trong lúc nhập định Diệt .

e- Khi nhập định Diệt, tâm không sanh, cảnh không có, vì sao gọi là an lạc?

Vị Thánh an trú trong định Diệt là muốn tạm thời buông bỏ danh sắc.

Lẽ thường bậc Bất Lai và bậc Vô Lậu hằng nhàm chán danh sắc có trạng thái sanh diệt. Việc phải mang danh sắc này là một gánh nặng trên vai trong thời gian dài đã qua, nay vị ấy muốn tạm thời đặt gánh nặng xuống, muốn tạm ngưng sự tạo tác của danh sắc trong khoảng thời gian nào đó, tức là tạm thời xa lánh sự nguy hiểm để có sự an lạc trong chốc lát. Ví như người đi đường xa mệt nhọc với gánh nặng trên vai, nay tạm đặt gánh nặng xuống để có được sự an lạc.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25

 

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 01-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-01-2004

Chanh-Minh: Qui Trinh Tam Phap - 20
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Theravāda
Phật giáo Nguyên thủy

Quy Trình Tâm Pháp

Tỳ kheo Chánh Minh
Vũng Tàu, PL. 2547 - DL. 2003

 

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


Bài 20

GIẢI VỀ TÂM LỘ AN CHỈ

I. Lý giải số lượng sát-na đổng lực Dục giới và đổng lực An chỉ.

Đổng lực An chỉ xuất hiện chớp nhoáng chỉ có 1 sát-na, khi tối đa thì vô số. Trái lại đổng lực Dục giới (thiện hay Hạnh) ít nhất cũng là 3 sát-na còn nhiều nhất cũng chỉ 7 sát-na mà thôi.

Đổng lực bất thiện không thể hiện khởi dưới 5 sát-na (chúng chỉ có 5 sát-na trong trường hợp bị bất tỉnh hay lúc cận tử), vì chúng không thể nào hiện chung với đổng lực An chỉ.

Nghĩa là đổng lực An chỉ không bao giờ kế tục tâm bất thiện, vì cảnh của bất thiện tâm là cảnh không trong sạch nhỏ hẹp, đổng lực An chỉ không bao giờ xuất hiện trong cảnh như thế, ví như con ong không bao giờ đi đến nơi xú uế.

Mặt khác, cũng vì tính chất bất thiện nên đối với những cảnh trung bình, cảnh vô lượng, tâm bất thiện không thể sanh khởi được, nên đổng lực bất thiện không thể xuất hiện trong những tâm lộ phản khán (paccavekkhaṇavīthi). Ví như dinh thự của các vị Thượng Quan là nơi nghiêm tịnh, những kẻ thô tháo không hề dám đến.

Đối với đổng lực đại thiện hay đại Hạnh ít nhất cũng phải có 3 sát-na, như trong lộ An chỉ của người lợi căn. Chúng xuất hiện để thực thi phận sự: thanh lọc cảnh và tạo điều kiện cho đổng lực An chỉ sanh khởi.

Đổng lực Dục giới có năng lực kém cỏi, muốn hoàn thành nhiệm vụ phải có ít nhất là 3 sát-na.

Trong trường hợp xuất hiện tối đa cũng chỉ có 7 sát-na, vì năng lực (ānubhāva) yếu kém so với đổng lực An chỉ, nên không thể bắt cảnh liên tục trong thời gian lâu hơn. Ví như giống cây nhỏ dù có gieo trồng ở đất nào chăng nữa, cũng chỉ phát triển đến một mức độ đó mà thôi, không thể phát triển hơn nữa.

Đổng lực An chỉ sở dĩ có 1 sát-na, vì với thời gian có mặt chúng đã hoàn thành phận sự, không cần có thời gian lâu hơn.

Chẳng hạn như tâm lộ đắc thiền, chỉ cần một sát-na tâm Thiền là đủ thanh lọc cảnh, chấm dứt Dục chủng (kāmagotta) tiến sang Đáo đại chủng (mahaggatagotta).

Hoặc trong lộ đắc Đạo, chỉ cần một sát-na Thánh đạo là sát trừ phiền não, vượt qua phàm chủng đạt đến Thánh chủng hay trong tâm lộ hiện Thông, tâm Thông chỉ khởi lên 1 sát-na cũng đủ cho vị Thiền giả thị hiện những gì mình muốn. Trong trường hợp đặc biệt ở tâm lộ nhập thiền Diệt bấy giờ mới có hai sát-na đổng lực thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ, vì diệt tâm hành (manosaṅkhāra) là điều khó khăn nhất, nên tâm thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ phải sanh lên 2 sát-na mới hoàn thành nhiệm vụ.

Nhưng nếu chúng xuất hiện trong trường hợp tối đa thì vô số, đó là do Hành giả có ý muốn an hưởng Thiền lạc hoặc Thánh lạc trong thời gian dài, chúng sẽ sanh khởi theo đúng ý lực (manobala) của vị ấy.

Có kệ ngôn Pāli minh dẫn như sau:

Sattakkhattuṃ parittāni
Maggabhiññā sakiṃ matā
Avasesāni labbanti
Javanāni bahūnipi

"Đổng lực Dục giới (chữ parittāni ở đây ám chỉ Dục giới) nhiều nhất là 7 sát-na. Tâm Đạo và tâm Thông chỉ xuất hiện 1 sát-na, các đổng lực còn lại (tâm Thiền và tâm Quả Siêu thế) có thể hiện khởi vô số".

II. Vai trò của tâm Hướng ý môn với đổng lực.

Các vị A Xà Lê uyên thâm về tâm pháp dạy rằng: "Tâm đổng lực khách quan (vīthicitta) phải nhờ tâm Hướng ý môn tiến dẫn cảnh sở tri, chúng mới có thể sanh lên để nhận biết".

Câu nói của các Ngài, chúng ta phải hiểu là trường hợp phổ thông của lộ ngũ môn và lộ ý đổng lực Dục giới (kāmajavanamanodvāravīthi) khi không có hữu phần Khách (āgantukacitta).

Khi nói như thế, các Ngài ám chỉ 2 trường hợp này thôi, bởi vì nếu lộ ngũ hay lộ ý môn có hữu phần Khách, thì hữu phần Khách là tâm tự khởi lên không cần có sự trợ giúp của tâm Hướng ý môn tiến dẫn cảnh.

Hoặc trong những tâm lộ An chỉ, có những tâm tự khởi lên mà không cần tâm Hướng ý môn tiến dẫn, như trong lộ đắc Đạo chẳng hạn, tâm Chuyển tánh, tâm Tiến bậc, tâm Đạo, tâm Quả Siêu thế, khởi lên đâu cần tâm Hướng ý môn tiến dẫn cảnh, hoặc tâm Quả Siêu thế trong lộ nhập Quả định, tâm Tam Quả, tâm Tứ Quả trong thời điểm xuất khỏi thiền Diệt.

Những tâm ấy không cần Hướng ý môn dẫn nhập, vì có cảnh khác với cảnh của tâm Hướng ý môn, như trong lộ Đạo, cảnh của tâm Hướng ý môn và 3 sát-na Chuẩn bị, Cận hành và Thuận thứ là cảnh Hữu vi tướng, tâm Chuyển tánh, tâm Tiến bậc hay tâm Đạo, tâm quả Siêu thế là cảnh Níp-Bàn.

Trong lộ nhập Quả định, tâm Hướng ý môn và 4 sát-na Thuận thứ nhận cảnh danh- sắc thực tính, trái lại tâm Quả Siêu thế nhận cảnh Níp-Bàn.

Có kệ ngôn bài Pāli minh dẫn như sau:

Nirāvajjaṃ kathaṃ cittaṃ?
Hoti netaṃ hi samattaṃ.
Niyamo na vināvajjā.
Nirodhā phaladassanā

"Tâm Khách có thể xuất hiện không cần đến tâm Hướng ý môn chăng? Các vị A Xà Lê tiền bối không nói rõ. Không có quy luật nào rõ ràng, điều thấy rõ là khi xuất khỏi thiền Diệt tâm Quả không cần đến (tâm Hướng ý môn)".

III. CẢNH VÀ CÁC ĐỔNG LỰC TRONG TÂM LỘ AN CHỈ.

Đổng lực đại thiện hay đại Hạnh cùng sanh chung với đổng lực An chỉ trong một tâm lộ, cảnh và các đổng lực ấy có 3 trường hợp là:

1. Tương ngộ, nhưng cảnh bất đồng.

Tuy cùng chung trong 1 tâm lộ nhập Quả định (palasamāpattivīthi) nhưng cảnh của đổng lực thiện dục giới hay đổng lực Hạnh dục giới và đổng lực Quả Siêu thế khác nhau.

Đổng lực Dục giới biết cảnh danh sắc hữu vi, còn đổng lực An chỉ biết cảnh Vô vi (tức là Níp-Bàn).

2. Tương ngộ, cảnh cũng tương đồng:

Trong các tâm lộ sau đây, các đổng lực Dục giới và đổng lực An chỉ cùng biết 1 cảnh như nhau (về chân đế lẫn chế định) là:

- Lộ đắc thiền hiệp thế, lộ nhập thiền hiệp thế. Hai lộ này nhận cảnh là chế định.
- Lộ thiền Cơ, lộ hiện Thông. Cả hai lộ này nhận cảnh là danh sắc hữu vi.
- Lộ thiền Diệt nhận cảnh là danh pháp hữu vi.

3- Tương ngộ, cảnh vừa tương đồng vừa dị biệt.

Trong lộ đắc Đạo, các sát-na Chuẩn bị, Cận hành và Thuận thứ nhận cảnh là hữu vi tướng, sát-na Chuyển tánh, sát-na Tiến bậc, Đạo và Quả Siêu thế nhận cảnh Níp-Bàn.

Chú ý:

Trong lộ thiền Diệt, mặc dù có sát-na Quả Siêu thế (Tam Quả hay Tứ Quả) xuất hiện sau khi vừa xả thiền Diệt, tuy có cảnh là Níp-Bàn, khác với các đổng lực dục giới nhận cảnh danh pháp hữu vi. nhưng sát-na Quả Siêu thế này không liên hệ gì đến các đổng lực Dục giới ấy, vì đây là thời điển vừa xuất khỏi thiền Diệt.

Nên ghi nhận rằng vị Thánh muốn nhập thiền Diệt, trong giai đoạn chuẩn bị vị ấy nhập từ Sơ thiền đến Vô sở hữu xứ thiền, khi xuất ra mỗi tầng thiền, vị ấy đều quán danh sắc.

Trong khi thực hiện "việc làm trước" (pubbakicca) thì lộ ý môn thông thường xuất hiện trong khoảng thời gian ấy. Sau khi nguyện xong lộ thiền Diệt xuất hiện nhận danh pháp làm cảnh, dứt 2 sát-na Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thì tâm không sanh.

- Giấc ngũ say có thể gọi là hữu phần định không?

Chắc chắn là không, chúng chỉ có thể gọi là bhavaṅgapatti hay bhavaṅgapatta (hữu phần có được).

Bởi vì loại lạc trong giấc ngũ say, hầu hết chúng sanh ai cũng có thể nhận, còn Định lạc không phải là loại lạc phổ biến cho tất cả, Định lạc (sāmapattisukha) chỉ có cho những Hành giả tinh tấn tu tiến.

Chỉ riêng danh từ để gọi cũng nêu rõ điều khác biệt rồi, chữ sāmapatti nghĩa là tham dự một cách đúng đắn. Tham dự vào cái gì? Tham dự vào cảnh ưu việt.

IV. LỘ TÂM SIÊU THẾ Ở CÁC CÕI.

1- Lộ đắc Đạo

Lộ đắc Sơ Đạo không xuất hiện ở 4 cõi Vô sắc.

Lẽ thường, vị Thánh Thinh văn là đệ tử của Đức Chánh Đẳng Giác, vị ấy hấp thụ Giáo pháp từ Đức Phật để tiến tu qua nhiều hình thức như nghe pháp trực tiếp từ Đức Thế Tôn hoặc thông qua vị Thánh Thinh văn (các đệ tử của vị Thánh) hay học hỏi Kinh điển Giáo pháp ... rồi tiến tu. Khi đắc Thánh Đạo vẫn là đệ tử Đức Phật.

Hành giả này sau khi thọ trì Tam quy nơi vị Tỷ kheo (hoặc Sa di), sau đó dựa vào Pháp - Luật hành Minh sát chứng Đạo - Quả ... đều nương vào Giáo pháp của Đức Chánh Đẳng Giác.

Những điều này chỉ có ở cõi năm uẩn, không thể xẩy ra ở cõi Vô sắc, nên lộ Sơ Đạo không có ở 4 cõi Vô sắc.

Trường hợp người phàm Tam nhân ở 7 cõi vui Dục giới hoặc ở 10 cõi Sắc giới hữu tâm (trừ 5 cõi Tịnh cư), vị ấy chứng đắc được Sơ quả, khi mệnh chung tái sanh về cõi Vô sắc, vị ấy tiếp tục tu tiến Minh sát, quán danh uẩn chứng đắc tiếp các Đạo cao, nên những lộ đắc Đạo cao xuất hiện tại 4 cõiVô sắc.

Cũng nên ghi nhận rằng: vị Thánh vào lúc Tục sinh luôn có được niệm - tỉnh giác, biết rõ mình, nên dù tục sinh ở cõi người cũng thuộc gia tộc cao sang và có chánh kiến (tức là gia tộc đã quy ngưỡng tam bảo). Như Kinh văn có ghi "Vị thánh không sanh trong gia đình thấp hèn, chỉ sanh trong gia đình tốt đẹp, có nhiều tài sản". (Thanh Tịnh Đạo).

Mặt khác, vị Thánh khi tái sanh về cõi Sắc hay cõi Vô sắc, sẽ không tái sanh vào cõi thấp hơn, nếu không tái sanh đến cõi cao hơn thì tái sanh lại chính cõi ấy, nên vị Thánh Sơ quả tái sanh vào cõi Vô sắc sẽ không rơi xuống cõi Sắc hay cõi Dục nữa, chẳng lẽ mãi mãi là bậc Dự Lưu?

- Lộ đắc Sơ Đạo, Nhị Đạo và Tam Đạo không xuất hiện ở 5 cõi Tịnh Cư (Suddhāvāsa), vì 5 cõi này dành riêng cho Bậc Tam Quả chứng đạt Ngũ thiền Sắc giới.

- Lộ đắc Đạo tầng thiền thấp không xuất hiện ở cõi Thiền cao, như trường hợp ở cõi Nhị Thiền sẽ không có tâm Đạo Sơ thiền, ở cõi Tam thiền không có tâm Đạo Sơ thiền hay tâm Đạo Nhị thiền ... cõi Tứ thiền không có tâm Đạo sơ, nhị, tam, tứ thiền. Vì sao thế?

Chúng ta biết rằng: Những tâm quả thiền hiệp thế sẽ đưa chúng sanh tục sinh về cõi ấy, sau đó trở thành hữu phần cơ bản của chúng sanh này.

Nếu vị Phạm thiên ở cõi Nhị thiền chẳng hạn, thì hữu phần cơ bản sẽ không có 2 tâm sở Tầm (vitakkacetasika) và Tứ (vicāracetasika).

Vị ấy hành Minh sát sẽ tuần tự tiến từ Sanh diệt trí (udayabbayañāṇa) cho đến khi đắc Thánh Đạo. Vào tuệ Minh sát thứ sáu là Dục thoát tuệ (muñcitukamyatāñāṇa) tâm Hành giả nhàm chán pháp hữu vi, vì đã có tuệ Minh sát già mạnh thấy các pháp hành sanh diệt mau chóng, nên có tâm kinh cảm pháp hữu vi, thấy trong Tam hữu không một hữu nào là an ổn, nên muốn thoát ly khỏi pháp hữu vi.

Tiếp theo là Tuệ Quyết ly, nghĩa, là hành giả suy tư tìm phương pháp thoát ly khỏi pháp Hữu vi, khi trí già mạnh phát sanh tuệ Hành xả (saṅkhārupekkhāñāṇa), khi tuệ Hành xả vững mạnh, tâm Hành giả càng co rút đối với các pháp hữu vi, ví như lông gà chạm vào hơi nóng của lửa. Cũng vậy, vào thời điểm này tâm hành giả càng co rút đối với các pháp hữu vi, không tha thiết pháp hữu vi. Do ý lực này cho dù vị Phạm thiên có chứng đạt Sơ thiền, nhưng khi tuệ Xuất khởi đạo (vuṭṭthānagāminīvipassanā) tức là Tuệ Hành xả cao tột và tuệ Thuận thứ sanh khởi thì 2 tâm sở Tầm - Tứ là pháp hữu vi "ngoại nhập" này không thể có mặt, vị Phạm thiên chứng đắc Đạo với trạng thái không tầm không tứ. Do vậy tâm Đạo Sơ thiền, tâm Đạo nhị thiền không sanh khởi, chỉ sanh khởi sát-na tâm Đạo tam thiền (thiền năm bậc).

2- Lộ nhập thiền quả.

Vì sao cõi thiền cao không có tâm Đạo tầng thiền thấp nhưng lại có tâm Quả Siêu thế thiền thấp? Như cõi Nhị thiền không có tâm Đạo sơ thiền sao lại có tâm Quả Siêu thế Sơ thiền?

Đây là do mãnh lực của lộ nhập Quả định.

Cõi Thiền cao không có tâm Đạo thiền thấp, nhưng lại có tâm Quả Siêu thế thiền thấp là vì:

Vị Thánh Hữu học cõi cõi nhân lọai chẳng hạn, đắc Sơ thiền trước khi đắc Đạo nên có được tâm Quả Siêu thế Sơ thiền, khi mệnh chung tái sanh về cõi Nhị thiền do chứng Nhị thiền hiệp thế mà không chứng Đạo cao hơn, ở cõi này vị ấy nhập lại thiền Quả mà mình có trước đây (tức là Sơ Quả Sơ thiền). Do đó, tâm Quả Siêu thế sơ thiền có ở cõi Nhị thiền.

Tương tự như vậy, ở cõi Vô sắc không có tâm Sơ đạo nhưng lại có tâm Sơ Quả Ngũ thiền Vô sắc, đây là trường hợp vị Thánh tu tập chứng đạt Ngũ thiền Vô sắc giới rồi chứng Sơ Đạo, sau đó tái sanh về cõi Vô sắc sẽ nhập Sơ Quả Định của tầng thiền ấy.

Có bao nhiêu loại thiền Quả?

Có tất cả 3 loại thiền Quả:

a- Vị Thánh trước khi chứng Đạo, đã chứng thiền Chỉ tịnh, gọi là Santajhāna, đây là trường hợp phổ thông cho tâm lộ thiền Quả.

b- Vị Thánh tuy chưa chứng đạt thiền An chỉ nhưng ngay khi tâm Đạo sanh khởi, thì thiền chứng cũng đồng sanh. Như trường hơp Ngài Sāriputta nghe Đức Phật thuyết bài Kinh Đa thọ cho Du sĩ Trường Trảo (Dīghānakha) nghe, Ngài đưa tâm quán xét và chứng đạt quả A La Hán, về sau Ngài thường nhập thiền Diệt Thọ Tưởng định. (Tâm Quả xuất khởi trong lộ thiền Diệt là tâm Tứ Quả ngũ thiền), trường hợp này các Ngài gọi là sammasatijhāna (thiền bám theo). Đây là do Định quyền mạnh.

c- Vị Thánh không có thiền Chỉ tịnh trước, hoặc thiền không phát sanh trong lúc chứng Đạo, nhưng vị Thánh này có trí tuệ già mạnh, tu tập tầng thiền tương ứng với Quả Siêu thế đã đạt, sẽ nhập được thiền Quả (tâm Quả Siêu thế có 5 chi thiền, vị ấy đắc Sơ thiền sẽ nhập được Sơ Quả Sơ thiền), trường hợp này các Ngài gọi là pādakañāṇa (thiền có nền tảng từ Trí).

Như vậy, nếu tính lộ thiền Quả thì có 120 lộ, như sau:

Bốn bậc Thánh Quả nhân với 5 tầng thiền nhân với hai hạng người độn căn (maṇḍapaññā) và lợi căn (tikkhapaññā) thành 40 lộ, nhân với 3 phương thức ỏ trên thành ra 120 lộ Thiền quả.

Có câu hỏi rằng: Tâm làm việc Tục sinh về cõi Sắc là những tâm quả thiền Sắc giới. Vị Thánh Tam Quả không chứng thiền Sắc làm sao có thể sanh về cõi Sắc giới được?

Tuy vị Thánh Tam Quả là bậc Lạc quán (sukhavipassanā), khi sắp mệnh chung thì tâm Maggasiddhijhāna (thiền thành tựu từ Đạo) thường sanh khởi làm duyên, giúp vị ấy tái sanh về cõi Sơ thiền.

Nếu như tâm Thiền tương ưng Đạo chưa sanh khởi thì vị Tam Quả chưa mệnh chung, dù vị ấy đang ngủ bị giết bất ngờ, trong giây phút cận tử, tâm thiền thành tựu từ Đạo (maggasiddhijhāna) vẫn sanh lên trước khi xuất hiện tâm Tử (cuticitta).

Vị Thánh Tam Quả sanh về cõi Ngũ tịnh cư (Suddhāvāsa) là do chứng đắc Ngũ thiền, nhưng cũng có những vị sanh vào cõi Quảng Quả (vehapphalabhūmi) là do ý muốn, hay do năm quyền yếu (cả năm quyền không có quyền nào vượt trội).

3- Lộ hiện Thông.

Lộ hiện Thông với lộ nhập thiền Diệt đều không có ở cõi Vô sắc.

Đối với lộ hiện Thông là hiển nhiên vì cõi Vô sắc không có đề mục Kasina.

Riêng lộ nhập thiền Diệt cũng không, các Ngài bảo rằng "vì ở cõi Vô sắc không có sắc ý vật hay nhục thân".

Mặt khác, muốn nhập Thiền Diệt vị Thánh phải đi từ Sơ thiền cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền, cõi Vô Sắc không thể có thiền Sắc giới. Ngay chính tại cõi Vô sắc, tầng thiền Vô sắc thấp không có ở cõi thiền cao.

Nói về lộ hiện Thông, thông thường hành giả phải tu tập đến thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ rồi mới quay lại Ngũ thiền Sắc giới tu tập Thần thông (iddhipāda), cũng có trường hợp Hành giả đắc Ngũ thiền Sắc giới tu tập ngay thần thông vẫn thành tựu, vì trong quá khứ đã từng tu tiến thành tựu thông lực rồi.

Có truờng hợp, do phước độ trong quá khứ tích lũy, khi tâm Đạo sanh lên thì thần thông cũng sanh lên, gọi là "Thông đồng sanh với Đạo" (abhiññāsahagatamagga), như trường hợp Ngài Cūla Panthaka chẳng hạn.

Nên ghi nhận rằng: Thiền đồng sanh với Đạo hay Thông đồng sanh với Đạo chỉ có cho bậc A La Hán mà thôi, vì khi đó Giới - Định - Tuệ của các Ngài đã viên mãn, nếu Định quyền mạnh thì thiền đồng sanh, nếu Tuệ mạnh thì Thông đồng sanh.

Có câu hỏi rằng: Khi thực hiện được Thông lực, có liên hệ đến 4 tầng thiền thấp không?

Điều này phải có. Trong Vô ngại giải đạo (paṭisambhidāmagga) có ghi rằng: "Cái gì là cận hành của thần thông? Đó là Sơ thiền phát sanh do viễn ly, Nhị thiền là lãnh vực của hỷ - lạc, Tam thiền là lãnh vực của xả - lạc, Tứ thiền là lãnh vực của phi khổ phi lạc".

Như vậy, sơ nhị, tam và tứ thiền (thiền năm bậc) là cận hành của lộ hiện Thông và lộ thiền Cơ là lộ Thuận thứ cho lộ hiện Thông.

Lộ thiền Cơ (pādakajhāna) khác với lộ Ngũ thiền (pañcamajhāna) ở điểm: Lộ Ngũ thiền nhận cảnh là Quang tướng chế định, trong khi lộ thiền Cơ hay lộ hiện Thông nhận cảnh danh pháp thực tính.

Và tâm Thông (abhiññācitta) chính là tâm Ngũ thiền nhận cảnh danh pháp.

4- Lộ nhập thiền Diệt.

a- Vì sao vị Sơ quả và Nhị quả gọi là bậc có Định chưa viên mãn?

- Vì hai bậc này chưa diệt trừ được Tham dục.

Vị Thánh Tam Quả và Tứ Quả muốn an trú trong thiền Diệt, vị ấy phải làm chủ được 2 lực là: Chỉ lực và Quán lực.

Gọi là lực (bala) vì có ý nghĩa là không rúng động: Sơ thiền không dao động bởi năm triền cái nên gọi là Chỉ lực, nhị thiền tâm không rúng động bởi tầm - tứ nên gọi là Chỉ lực... Do quán Vô thường, tuệ không bị rúng động bởi Thường tưởng, nên gọi là Quán lực. Do quán khổ nên không bị dao động bởi Lạc tưởng, nên gọi là Quán lực, do quán Vô ngã nên không bị dao động bởi Ngã tưởng, nên gọi là Quán lực...

Vị Thánh an trú trong thiền Diệt phải làm chủ được hai loại lực này.

Nên ghi nhận rằng: Vị A La Hán lạc quán hay vị A Na Hàm lạc quán không làm chủ được Chỉ lực, nhưng về Quán lực các Ngài đã thành tựu viên mãn.

Trong bốn điều làm trước (pubbakicca), ở cõi nhân loại của vị Thánh nhập thiền Diệt, nếu các Ngài chỉ thực hiện điều thứ tư là quan sát tuổi thọ, các vật dụng liên hệ của các Ngài vẫn không bị hư hại, nhưng các vật dụng khác ngoài ra có thể bị hư hoại, như Trưởng lão Mahānāga gặp phải,

Được nghe rằng: Trưởng lão đi vào làng của mẫu thân để khất thực. Mẹ Ngài cung thỉnh Ngài ngồi vào phòng ăn cúng dường cháo, khi dùng cháo xong, Trưởng lão nhập vào định Diệt. Bỗng nhiên phòng bị cháy, chư Tỷ kheo cầm lấy tọa cụ của mình đi ra ngòai.

Dân làng tập trung lại để chữa cháy thấy Ngài vẫn ngồi im bất động, nói rằng:"Vị sa môn này lười quá".

Khi chữa cháy xong, thấy Ngài vẫn ngồi yên lặng, y bát không hề suy suyển, dân làng cung kính đứng chấp tay đảnh lễ, mang bông hoa đến cúng dường.

Truởng lão xuất định theo thời gian đã ấn định, nhìn thấy như thế nghĩ rằng: "Ôi ! Họ đã biết ta rồi", Ngài liền bay lên hư không đi đến đảo Piyanagu.

Mặt khác, nếu như vị Thánh ở cõi nhân loại, sau khi xuất khỏi thiền Vô sở hữu xứ, không làm bốn điều làm trước (chủ yếu là quán tuổi thọ), khi nhập thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ đôi khi không đến định Diệt, lại tự an trú vào thiền Vô sở hữu xứ.

Ngài Buddhaghosa có cho một ví dụ như sau: Có 1 người chưa đi đến 1 hang động đầy nước, nhưng biết được con đường dẫn đến hang động đó. Người ấy không sắp xếp gọn gàng y phục, khi đến hang động, vì sợ ướt y phục nên trở lại bờ đứng. Như thế nào, cũng vậy, Vị Thánh muốn nhập định Diệt, vì không làm tiền phận sự (pubbakicca), khi nhập vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền, sẽ trở lại an trú trong trong thiền Vô sở hữu xứ. Vì sao thế? Vì Chỉ lực chưa đủ sức mạnh.

Có lời hỏi rằng: Người chết và nguời nhập định Diệt khác nhau ra sao?

Trong Mahāṭīkā có giải rằng: Người chết và vị nhập định Diệt, cả ba hành (thân hành, ngữ hành và tâm hành) đều tịnh chỉ. Nhưng người chết thì tuổi thọ dứt, hơi nóng diệt, các căn quyền (như mắt, tai, mũi ...) bị hoại, trái lại vị nhập định Diệt thì tuổi thọ, hơi nóng và các căn quyền vẫn còn.

b- Vì sao khi xuất định Diệt lại là 1 trong 2 Thánh quả sanh khởi mà không có loại tâm nào khác?

Là do tác ý trước đây của vị Thánh Tam Quả hay Tứ Quả. Tức là các Ngài muốn an hưởng Vô dư Níp-Bàn tạm thời, nên khi xuất khỏi định Diệt, tâm cũng hướng về Níp-Bàn giới, do đó tâm Quả Siêu Thế sanh khởi trước tiên.

Như Trưởng lão Ni Dhammadinnā dạy rằng: "Này hiền giả Visākha, vị Tỷ kheo khi xuất khỏi định Diệt, tâm vị ấy thiên về viễn ly..." (Trung Bộ Kinh).

c- Định Diệt là hữu vi hay vô vi? Là hiệp thế hay Siêu thế?

Nên biết rằng: Pháp nào có đặc tánh chơn đế rõ ràng đó là pháp hữu vi (saṅkhāra hay saṅkhata) hoặc vô vi (asaṅkhāra hay asaṅkhata).

Riêng thiền Diệt không có đặc tánh chơn đế như thế, nói hữu vi hay vô vi đều không được, cũng không xếp vào hiệp thế hay Siêu thế, vì không có tự tánh riêng.

Nhưng nếu nói theo tính cách thành tựu (nipphanna) hay phi thành tựu (anipphanna) thì thiền Diệt được xem là pháp thành tựu, vì vị Thánh muốn nhập định Diệt phải tu tiến thành tựu 2 lực là Chỉ lực và Quán lực theo tuần tự mới có thể nhập định Diệt.

Trong bộ Thanh Tịnh Đạo phần Tuệ, Ngài Buddhaghosa có giải rằng: "Thiền Diệt là hữu vi hay vô vi, là hiệp thế hay siêu thế đều không được, vì không có đặc tướng chơn đế. Nhưng vị Thánh nhập được Thiền Diệt phải tu tiến nhiều về Chỉ lực và Quán lực, nên Thiền Diệt được gọi là nipphannadhamma (pháp thành tựu) không phải là anipphannadhamma (pháp phi thành tựu)".

d- Vì sao vị thánh nhập định Diệt ở cõi dục có 7 ngày?

Đức Thế Tôn có thuyết rằng: "Tất cả chúng sanh duy tồn do vật thực. Một bữa ăn có thể duy trì mạng sống 7 ngày". (Tươmg ưng kinh).

Vì thế, ở cõi Dục chỉ nhập được thiền Diệt 7 ngày, đây là nói về cõi người, riêng chư Thiên dục giới khó có cơ hội nhập định Diệt vì có quá nhiều thiên dục nên không tìm được sự an tịnh.

Đối với vị Thánh Phạm thiên nhập định Diệt bao lâu cũng được, nhưng khi gần mệnh chung, phải xuất thiền Diệt sau đó mới chết, vì không có trường hợp mệnh chung trong lúc nhập định Diệt .

e- Khi nhập định Diệt, tâm không sanh, cảnh không có, vì sao gọi là an lạc?

Vị Thánh an trú trong định Diệt là muốn tạm thời buông bỏ danh sắc.

Lẽ thường bậc Bất Lai và bậc Vô Lậu hằng nhàm chán danh sắc có trạng thái sanh diệt. Việc phải mang danh sắc này là một gánh nặng trên vai trong thời gian dài đã qua, nay vị ấy muốn tạm thời đặt gánh nặng xuống, muốn tạm ngưng sự tạo tác của danh sắc trong khoảng thời gian nào đó, tức là tạm thời xa lánh sự nguy hiểm để có sự an lạc trong chốc lát. Ví như người đi đường xa mệt nhọc với gánh nặng trên vai, nay tạm đặt gánh nặng xuống để có được sự an lạc.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25

 

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 01-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-01-2004