Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Theravāda
Phật giáo Nguyên thủy

Quy Trình Tâm Pháp

Tỳ kheo Chánh Minh
Vũng Tàu, PL. 2547 - DL. 2003

 

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


Bài 2

NGŨ MÔN TÂM LỘ
(Pañcadvāracittavīthi)

"Chúng sanh có nghiệp là thai tạng"

cõi năm uẩn, do nghiệp lực trợ duyên tạo tác, khiến chúng sanh nhận lấy một số sắc pháp do nghiệp tạo thành, gọi là sắc nghiệp (kammaja rūpa). Trong nhóm sắc nghiệp ấy, một số có công năng thâu bắt năm trần cảnh (sắc, thinh, mùi, vị và xúc) giúp cho tâm sanh khởi, năm loại sắc nghiệp làm phận sự này gọi là năm giác quan: Mắt, tai, mũi, lưỡi và thân (là nhãn vật, nhĩ vật, tỷ vật, thiệt vật và thân vật).

Mỗi sắc thần kinh chỉ thâu bắt được 1 trần cảnh tương ứng và làm nơi trú cho loại tâm tương ứng (như thần kinh nhãn chỉ nhận cảnh sắc và làm chỗ trú cho nhãn thức, thần kinh nhĩ chỉ nhận cảnh thinh và làm chỗ trú cho nhĩ thức, tương tự như thế đối với tỷ, thiệt và thần kinh thân).

Khi sắc thần kinh thâu bắt trần cảnh đưa vào bên trong, sắc thần kinh ấy trở thành môn (dvāra), khi tâm sanh lên nương trú sắc nào, sắc ấy gọi là vật (vatthu).

Sự diễn hoạt của tâm thức xuyên qua năm môn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân môn) gọi chung là tâm lộ ngũ môn.

Khi trình bày về sự diễn hoạt của danh pháp (nāmavīthi), Ngài Giáo Thọ sư Anuruddha (tác giả bộ Abhidhammatthasaṅgaha – Thắng pháp tập yếu luận) có đề cập đến hai thời điểm (kāla) là thời bình nhật (pavattikāla) và thời Tục sinh (paṭisandhikāla), giữa hai thời này là thời cận tử (upamaraṇakāla).

Trước tiên trình bày tâm lộ thời bình nhật.

LỘ NGŨ MÔN THỜI BÌNH NHẬT

I. ĐỊNH NGHĨA.

Trước tiên nói về thời (kāla) tức là thời gian, thông thường có ba thời là thời quá khứ (atītākāla), thời vị lai (anāgatakāla) và thời hiện tại (paccupannākāla).

Nhưng theo Siêu Lý pháp, thời được quy định là kiếp sống của một chúng sanh, tức là ám chỉ tuổi thọ của chúng sanh ấy.

Đơn vị cực kỳ nhỏ mà không có một ví dụ nào có thể so sánh được, gọi là sát-na (khaṇa), khi sát-na đầu tiên khởi lên cho một kiếp sống mới, được gọi là sát-na thời Tục sinh (paṭisandhikāla khaṇa) hay còn gọi là sát-na Sinh (jātikhaṇa), sát-na cuối cùng chấm dứt 1 kiếp sống, gọi là sát-na thời Tử (maraṇakālakhaṇa) hay sát-na Tử (maraṇakhaṇa). Từ sát-na thứ hai kế tiếp sau sát-na Sinh cho đến sát-na trước sát-na Tử, gọi là thời bình nhật (pavattikāla).

Nên ghi nhận rằng: sát-na chính là đơn vị tuổi thọ của một cái tâm, một cái tâm sinh lên rồi diệt đi trong một thời gian cực ngắn, thời gian ấy gọi là sát-na (khaṇa).

Mỗi sát-na lại chia thành ba sát-na tiểu (cūlakkhaṇa) bằng nhau, gọi là uppādakhaṇa (tiểu sát-na Sinh), ṭhitikhaṇa (tiểu sát-na Trụ) và bhaṇgakhaṇa (tiểu sát-na Diệt), ý ám chỉ ba khoảng thời gian Sinh - Trụ - Diệt của tâm đều bằng nhau.

Tâm lộ ngũ môn thời bình nhật là quy trình diễn hoạt của tâm thức xuyên qua năm sắc môn trong thời bình thường.

II. CÁC DỮ KIỆN CỦA TÂM LỘ NGŨ MÔN

1. Nhân sanh lộ ngũ môn.

Tâm lộ ngũ môn là gọi chung khi tâm nhận lấy năm trần làm cảnh, thực ra "trong một thời điểm chỉ một tâm sanh lên và trong một thời điểm tâm chỉ nhận biết một cảnh".

Nghĩa là trong cùng một thời điểm không thể có hai tâm cùng sanh khởi, cũng không thể có trường hợp tâm cùng một lúc biết hai cảnh.

Phân tích rõ hơn thì có tất cả năm tâm lộ nhận lấy năm trần làm cảnh, đó là:

Lộ nhãn môn nhận lấy cảnh sắc.
Lộ nhĩ môn nhận lấy cảnh thinh.
Lộ tỷ môn nhận lấy cảnh mùi.
Lộ thiệt môn nhận lấy cảnh vị .
Lộ thân môn nhận lấy cảnh xúc.

Và năm đôi thức sanh khởi theo lộ tương ứng, những tâm ngoài ra thì bất định.

Lộ nhãn môn có bốn nhân sanh là:

Cakkhupasāda: Tinh nhãn (còn gọi là thần kinh nhãn hay con ngươi).
Rūpāramaṇa: có cảnh sắc cụ thể trước mặt.
Āloka: Có đủ ánh sáng cần thiết.
Manasikāra: có sự chú ý đến cảnh sắc.

Lộ nhĩ môn có bốn nhân sanh là:

Sotapasāda: Tinh nhĩ (còn gọi là thần kinh nhĩ) .
Saddārammaṇa: Có cảnh thinh rõ ràng.
Ākāsa: Có khoảng trống, tức là không bị vật cách âm .
Manasikāra: Có sự chú ý đến cảnh thinh.

Lộ tỷ môn có bốn nhân sanh là:

Ghānapasāda: Tinh tỷ (còn gọi là thần kinh tỷ).
Gandhārammaṇa: Có cảnh mùi hiện diện.
Vāya: phải có sự chuyển động của gió.
Manasikāra: Phải có sự chú ý đến cảnh mùi.

Lộ thiệt môn có bốn nhân sanh là:

Jhāpasāda: Tinh thiệt (còn gọi là thần kinh thiệt).
Rasārammaṇa: Có cảnh vị hiện bày
Āpo: Phải có nước thấm hòa vị chất.
Manasikāra: Phải có sự chú ý.

Lộ thân môn có bốn nhân là:

Kāyapasāda: Tinh thân (còn gọi là thần kinh thân).
Phoṭṭhabbārammaṇa: Phải có cảnh xúc (nóng, lạnh, mềm cứng, êm xốc...)
Pathavī: Có chất cứng (thadda) của đất.
Manasikāra: có sự chú đến cảnh xúc.

Như vậy, lộ ngũ môn sanh lên do 20 nhân, cũng nên ghi nhận rằng: 4 nhân sanh lộ nhãn môn chính là 4 nhân sanh nhãn thức, 4 nhân sanh lộ nhĩ môn chính là 4 nhân sanh nhĩ thức…. sở dĩ gọi là nhân sanh tâm lộ ngũ môn vì nhắm vào năm đôi thức làm cơ bản cho tâm lộ ngũ môn đối với năm cảnh trần.

2. Cảnh của lộ ngũ môn.

Dĩ nhiên đối với tâm lộ ngũ môn thì năm trần chính là cảnh, nhưng tùy theo sức mạnh của nhân sanh tâm lộ, nên cảnh có sự khác biệt nhau.

Theo Siêu Lý pháp phần chavisayappavatti (sự diễn hoạt sáu cảnh), cảnh của lộ ngũ môn có ba hay bốn loại là tùy thuộc vào nhân sanh.

- Khi bốn nhân sanh có sức mạnh tương ứng với nhau đầy đủ, cảnh có sức mạnh lớn trội, gọi là cảnh rất lớn (atimahantārammaṇa).

- Nếu 1 trong bốn nhân trợ sanh yếu, gọi là cảnh lớn (mahantārammaṇa).

- Nếu có nhiều nhân trợ sanh yếu kém, cảnh này gọi là cảnh nhỏ (parittārammaṇa).

- Nếu cả bốn nhân đều ở trong tình trạng yếu kém thì cảnh này gọi là cảnh rất nhỏ (atiparittārammaṇa).

Trong bốn loại cảnh này, chủ yếu Cảnh rất lớn và cảnh lớn, vì hai cảnh này mới khởi sanh được tâm đổng lực (javanacitta).

Chính những tâm đổng lực này tạo thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp và lưu lại chủng tử (bīja) cho quả vào thời vị lai.

Tâm Khách trong lộ ngũ môn chỉ đơn thuần là tâm Dục giới (kāmavacaracitta), nên tâm đổng lực chính là đổng lực Dục giới, gồm: 8 tâm tham, 2 tâm sân, 2 tâm si (gọi chung là 12 tâm bất thiện), 8 tâm thiện dục giới, 8 tâm Hạnh hữu nhân (hay tâm Tố) dục giới và tâm Sinh tiếu, tổng cộng là 29 tâm (tâm Hạnh hữu nhân là tâm của vị A La Hán).

Và trong 29 tâm đổng lực Dục giới, ngoại trừ 8 tâm Hạnh và tâm Sinh tiếu, 20 tâm đổng lực kia mới lưu chủng tử tạo thành tâm quả dị thục (vipākacitta) về sau. Đây là mô thức tổng quát của cảnh Ngũ (tên gọi chung cho năm cảnh trần).

Tiếp theo là nói đến tính chất của năm cảnh trần.

Mỗi cảnh trần có hai loại: Tốt và Xấu, tùy theo mức độ tốt - xấu, được phân thành bốn loại như sau: Cảnh rất tốt (atiṭṭhārammaṇa), cảnh tốt (iṭṭhārammaṇa), cảnh xấu và cảnh rất xấu (hai cảnh này) gọi chung là cảnh Bất toại ý (aniṭṭhārammaṇa).

Ba loại cảnh này nhân với hai cảnh chủ yếu (rất lớn - lớn) thành ra có sáu cảnh.

Nếu tính rộng là nhân với ba (thêm cảnh nhỏ) thành 9 cảnh, riêng cảnh "rất nhỏ" vì quá muội lược không thể hiện bày tính Tốt hay Xấu, nên được gọi là ngoại lộ.

Tiếng Visayappavatti là diễn biến của cảnh, visaya ở đây đồng nghĩa với ārammaṇa (cảnh).

Các bản sớ giải định nghĩa danh từ này là:

Visayānaṃ dvāresu: "Sự phát hiện cảnh trước môn" hay là:

Visayesu ca cittānaṃ pavatti: "Sự khởi sanh tâm trước cảnh (được) phát hiện".

Ở đây dùng nghĩa thứ nhất.

Vì sao cảnh xấu và cảnh cực xấu lại gom làm một? Vì rằng đối với cảnh tốt hay cảnh rất tốt đều khởi sinh những tâm quả thiện, nhưng nếu cảnh rất tốt có thể làm khởi sinh tâm Quan sát hỷ thọ quả thiện, còn cảnh xấu hay rất xấu cũng chỉ khởi sanh tâm Quan sát thọ xả quả bất thiện mà thôi, nên gom chung làm một là như vậy.

Trong Cảnh đồ (visayappavatti) diễn tiến của tâm theo mô thức: Cảnh rất lớn, cảnh lớn, cảnh nhỏ và cảnh rất nhỏ.

3. Số lượng tâm lộ ngũ môn thời bình nhật.

Căn cứ vào cảnh đồ (visayappatti), có 75 lộ khởi lên qua năm môn, cách tính như sau:

Cảnh rất lớn: 1 lộ, có 7 loại tâm khách.
Cảnh lớn: 2 lộ, có 6 loại tâm khách.
Cảnh nhỏ: 6 lộ, có 5 loại tâm khách.
Cảnh rất nhỏ: 6 lộ, không có tâm khách, chỉ có tâm hữu phần Rúng động (bhavaṅgacalana).

Tổng cộng: có 15 lộ nhân với 5 môn thành 75 lộ.

Nếu y cứ vào sát-na tâm sanh khởi trong tâm lộ, thì có được 100 lộ như sau:

Cảnh rất lớn: 3 lộ
Cảnh lớn: 4 lộ
Cảnh nhỏ: 6 lộ
Cảnh rất nhỏ: 7 lộ

Tổng cộng có: 20 lộ nhân với năm môn thành ra 100 lộ. (xem phần sau).

Tâm lộ nói theo môn thì gọi là lộ nhãn môn (cakkhudvāravīthi), lộ nhĩ môn (sotadvāravīthi) ... Lộ ý môn (manodvāravīthi). Nếu gọi theo thức, có tên là lộ nhãn thức (cakkhuviññāṇavīthi), lộ nhĩ thức (sotaviññāṇavīthi)... Lộ ý thức (manoviññāṇavīthi).

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25

 

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 01-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-01-2004

Chanh-Minh: Qui Trinh Tam Phap - 02
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Theravāda
Phật giáo Nguyên thủy

Quy Trình Tâm Pháp

Tỳ kheo Chánh Minh
Vũng Tàu, PL. 2547 - DL. 2003

 

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


Bài 2

NGŨ MÔN TÂM LỘ
(Pañcadvāracittavīthi)

"Chúng sanh có nghiệp là thai tạng"

cõi năm uẩn, do nghiệp lực trợ duyên tạo tác, khiến chúng sanh nhận lấy một số sắc pháp do nghiệp tạo thành, gọi là sắc nghiệp (kammaja rūpa). Trong nhóm sắc nghiệp ấy, một số có công năng thâu bắt năm trần cảnh (sắc, thinh, mùi, vị và xúc) giúp cho tâm sanh khởi, năm loại sắc nghiệp làm phận sự này gọi là năm giác quan: Mắt, tai, mũi, lưỡi và thân (là nhãn vật, nhĩ vật, tỷ vật, thiệt vật và thân vật).

Mỗi sắc thần kinh chỉ thâu bắt được 1 trần cảnh tương ứng và làm nơi trú cho loại tâm tương ứng (như thần kinh nhãn chỉ nhận cảnh sắc và làm chỗ trú cho nhãn thức, thần kinh nhĩ chỉ nhận cảnh thinh và làm chỗ trú cho nhĩ thức, tương tự như thế đối với tỷ, thiệt và thần kinh thân).

Khi sắc thần kinh thâu bắt trần cảnh đưa vào bên trong, sắc thần kinh ấy trở thành môn (dvāra), khi tâm sanh lên nương trú sắc nào, sắc ấy gọi là vật (vatthu).

Sự diễn hoạt của tâm thức xuyên qua năm môn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân môn) gọi chung là tâm lộ ngũ môn.

Khi trình bày về sự diễn hoạt của danh pháp (nāmavīthi), Ngài Giáo Thọ sư Anuruddha (tác giả bộ Abhidhammatthasaṅgaha – Thắng pháp tập yếu luận) có đề cập đến hai thời điểm (kāla) là thời bình nhật (pavattikāla) và thời Tục sinh (paṭisandhikāla), giữa hai thời này là thời cận tử (upamaraṇakāla).

Trước tiên trình bày tâm lộ thời bình nhật.

LỘ NGŨ MÔN THỜI BÌNH NHẬT

I. ĐỊNH NGHĨA.

Trước tiên nói về thời (kāla) tức là thời gian, thông thường có ba thời là thời quá khứ (atītākāla), thời vị lai (anāgatakāla) và thời hiện tại (paccupannākāla).

Nhưng theo Siêu Lý pháp, thời được quy định là kiếp sống của một chúng sanh, tức là ám chỉ tuổi thọ của chúng sanh ấy.

Đơn vị cực kỳ nhỏ mà không có một ví dụ nào có thể so sánh được, gọi là sát-na (khaṇa), khi sát-na đầu tiên khởi lên cho một kiếp sống mới, được gọi là sát-na thời Tục sinh (paṭisandhikāla khaṇa) hay còn gọi là sát-na Sinh (jātikhaṇa), sát-na cuối cùng chấm dứt 1 kiếp sống, gọi là sát-na thời Tử (maraṇakālakhaṇa) hay sát-na Tử (maraṇakhaṇa). Từ sát-na thứ hai kế tiếp sau sát-na Sinh cho đến sát-na trước sát-na Tử, gọi là thời bình nhật (pavattikāla).

Nên ghi nhận rằng: sát-na chính là đơn vị tuổi thọ của một cái tâm, một cái tâm sinh lên rồi diệt đi trong một thời gian cực ngắn, thời gian ấy gọi là sát-na (khaṇa).

Mỗi sát-na lại chia thành ba sát-na tiểu (cūlakkhaṇa) bằng nhau, gọi là uppādakhaṇa (tiểu sát-na Sinh), ṭhitikhaṇa (tiểu sát-na Trụ) và bhaṇgakhaṇa (tiểu sát-na Diệt), ý ám chỉ ba khoảng thời gian Sinh - Trụ - Diệt của tâm đều bằng nhau.

Tâm lộ ngũ môn thời bình nhật là quy trình diễn hoạt của tâm thức xuyên qua năm sắc môn trong thời bình thường.

II. CÁC DỮ KIỆN CỦA TÂM LỘ NGŨ MÔN

1. Nhân sanh lộ ngũ môn.

Tâm lộ ngũ môn là gọi chung khi tâm nhận lấy năm trần làm cảnh, thực ra "trong một thời điểm chỉ một tâm sanh lên và trong một thời điểm tâm chỉ nhận biết một cảnh".

Nghĩa là trong cùng một thời điểm không thể có hai tâm cùng sanh khởi, cũng không thể có trường hợp tâm cùng một lúc biết hai cảnh.

Phân tích rõ hơn thì có tất cả năm tâm lộ nhận lấy năm trần làm cảnh, đó là:

Lộ nhãn môn nhận lấy cảnh sắc.
Lộ nhĩ môn nhận lấy cảnh thinh.
Lộ tỷ môn nhận lấy cảnh mùi.
Lộ thiệt môn nhận lấy cảnh vị .
Lộ thân môn nhận lấy cảnh xúc.

Và năm đôi thức sanh khởi theo lộ tương ứng, những tâm ngoài ra thì bất định.

Lộ nhãn môn có bốn nhân sanh là:

Cakkhupasāda: Tinh nhãn (còn gọi là thần kinh nhãn hay con ngươi).
Rūpāramaṇa: có cảnh sắc cụ thể trước mặt.
Āloka: Có đủ ánh sáng cần thiết.
Manasikāra: có sự chú ý đến cảnh sắc.

Lộ nhĩ môn có bốn nhân sanh là:

Sotapasāda: Tinh nhĩ (còn gọi là thần kinh nhĩ) .
Saddārammaṇa: Có cảnh thinh rõ ràng.
Ākāsa: Có khoảng trống, tức là không bị vật cách âm .
Manasikāra: Có sự chú ý đến cảnh thinh.

Lộ tỷ môn có bốn nhân sanh là:

Ghānapasāda: Tinh tỷ (còn gọi là thần kinh tỷ).
Gandhārammaṇa: Có cảnh mùi hiện diện.
Vāya: phải có sự chuyển động của gió.
Manasikāra: Phải có sự chú ý đến cảnh mùi.

Lộ thiệt môn có bốn nhân sanh là:

Jhāpasāda: Tinh thiệt (còn gọi là thần kinh thiệt).
Rasārammaṇa: Có cảnh vị hiện bày
Āpo: Phải có nước thấm hòa vị chất.
Manasikāra: Phải có sự chú ý.

Lộ thân môn có bốn nhân là:

Kāyapasāda: Tinh thân (còn gọi là thần kinh thân).
Phoṭṭhabbārammaṇa: Phải có cảnh xúc (nóng, lạnh, mềm cứng, êm xốc...)
Pathavī: Có chất cứng (thadda) của đất.
Manasikāra: có sự chú đến cảnh xúc.

Như vậy, lộ ngũ môn sanh lên do 20 nhân, cũng nên ghi nhận rằng: 4 nhân sanh lộ nhãn môn chính là 4 nhân sanh nhãn thức, 4 nhân sanh lộ nhĩ môn chính là 4 nhân sanh nhĩ thức…. sở dĩ gọi là nhân sanh tâm lộ ngũ môn vì nhắm vào năm đôi thức làm cơ bản cho tâm lộ ngũ môn đối với năm cảnh trần.

2. Cảnh của lộ ngũ môn.

Dĩ nhiên đối với tâm lộ ngũ môn thì năm trần chính là cảnh, nhưng tùy theo sức mạnh của nhân sanh tâm lộ, nên cảnh có sự khác biệt nhau.

Theo Siêu Lý pháp phần chavisayappavatti (sự diễn hoạt sáu cảnh), cảnh của lộ ngũ môn có ba hay bốn loại là tùy thuộc vào nhân sanh.

- Khi bốn nhân sanh có sức mạnh tương ứng với nhau đầy đủ, cảnh có sức mạnh lớn trội, gọi là cảnh rất lớn (atimahantārammaṇa).

- Nếu 1 trong bốn nhân trợ sanh yếu, gọi là cảnh lớn (mahantārammaṇa).

- Nếu có nhiều nhân trợ sanh yếu kém, cảnh này gọi là cảnh nhỏ (parittārammaṇa).

- Nếu cả bốn nhân đều ở trong tình trạng yếu kém thì cảnh này gọi là cảnh rất nhỏ (atiparittārammaṇa).

Trong bốn loại cảnh này, chủ yếu Cảnh rất lớn và cảnh lớn, vì hai cảnh này mới khởi sanh được tâm đổng lực (javanacitta).

Chính những tâm đổng lực này tạo thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp và lưu lại chủng tử (bīja) cho quả vào thời vị lai.

Tâm Khách trong lộ ngũ môn chỉ đơn thuần là tâm Dục giới (kāmavacaracitta), nên tâm đổng lực chính là đổng lực Dục giới, gồm: 8 tâm tham, 2 tâm sân, 2 tâm si (gọi chung là 12 tâm bất thiện), 8 tâm thiện dục giới, 8 tâm Hạnh hữu nhân (hay tâm Tố) dục giới và tâm Sinh tiếu, tổng cộng là 29 tâm (tâm Hạnh hữu nhân là tâm của vị A La Hán).

Và trong 29 tâm đổng lực Dục giới, ngoại trừ 8 tâm Hạnh và tâm Sinh tiếu, 20 tâm đổng lực kia mới lưu chủng tử tạo thành tâm quả dị thục (vipākacitta) về sau. Đây là mô thức tổng quát của cảnh Ngũ (tên gọi chung cho năm cảnh trần).

Tiếp theo là nói đến tính chất của năm cảnh trần.

Mỗi cảnh trần có hai loại: Tốt và Xấu, tùy theo mức độ tốt - xấu, được phân thành bốn loại như sau: Cảnh rất tốt (atiṭṭhārammaṇa), cảnh tốt (iṭṭhārammaṇa), cảnh xấu và cảnh rất xấu (hai cảnh này) gọi chung là cảnh Bất toại ý (aniṭṭhārammaṇa).

Ba loại cảnh này nhân với hai cảnh chủ yếu (rất lớn - lớn) thành ra có sáu cảnh.

Nếu tính rộng là nhân với ba (thêm cảnh nhỏ) thành 9 cảnh, riêng cảnh "rất nhỏ" vì quá muội lược không thể hiện bày tính Tốt hay Xấu, nên được gọi là ngoại lộ.

Tiếng Visayappavatti là diễn biến của cảnh, visaya ở đây đồng nghĩa với ārammaṇa (cảnh).

Các bản sớ giải định nghĩa danh từ này là:

Visayānaṃ dvāresu: "Sự phát hiện cảnh trước môn" hay là:

Visayesu ca cittānaṃ pavatti: "Sự khởi sanh tâm trước cảnh (được) phát hiện".

Ở đây dùng nghĩa thứ nhất.

Vì sao cảnh xấu và cảnh cực xấu lại gom làm một? Vì rằng đối với cảnh tốt hay cảnh rất tốt đều khởi sinh những tâm quả thiện, nhưng nếu cảnh rất tốt có thể làm khởi sinh tâm Quan sát hỷ thọ quả thiện, còn cảnh xấu hay rất xấu cũng chỉ khởi sanh tâm Quan sát thọ xả quả bất thiện mà thôi, nên gom chung làm một là như vậy.

Trong Cảnh đồ (visayappavatti) diễn tiến của tâm theo mô thức: Cảnh rất lớn, cảnh lớn, cảnh nhỏ và cảnh rất nhỏ.

3. Số lượng tâm lộ ngũ môn thời bình nhật.

Căn cứ vào cảnh đồ (visayappatti), có 75 lộ khởi lên qua năm môn, cách tính như sau:

Cảnh rất lớn: 1 lộ, có 7 loại tâm khách.
Cảnh lớn: 2 lộ, có 6 loại tâm khách.
Cảnh nhỏ: 6 lộ, có 5 loại tâm khách.
Cảnh rất nhỏ: 6 lộ, không có tâm khách, chỉ có tâm hữu phần Rúng động (bhavaṅgacalana).

Tổng cộng: có 15 lộ nhân với 5 môn thành 75 lộ.

Nếu y cứ vào sát-na tâm sanh khởi trong tâm lộ, thì có được 100 lộ như sau:

Cảnh rất lớn: 3 lộ
Cảnh lớn: 4 lộ
Cảnh nhỏ: 6 lộ
Cảnh rất nhỏ: 7 lộ

Tổng cộng có: 20 lộ nhân với năm môn thành ra 100 lộ. (xem phần sau).

Tâm lộ nói theo môn thì gọi là lộ nhãn môn (cakkhudvāravīthi), lộ nhĩ môn (sotadvāravīthi) ... Lộ ý môn (manodvāravīthi). Nếu gọi theo thức, có tên là lộ nhãn thức (cakkhuviññāṇavīthi), lộ nhĩ thức (sotaviññāṇavīthi)... Lộ ý thức (manoviññāṇavīthi).

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25

 

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 01-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-01-2004