Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Theravāda
Phật giáo Nguyên thủy

Quy Trình Tâm Pháp

Tỳ kheo Chánh Minh
Vũng Tàu, PL. 2547 - DL. 2003

 

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


CHƯƠNG II

Bài 8

LỘ TÂM Ý MÔN
(Manodvāracittavīthi).

I. ĐỊNH NGHĨA.

Lộ tâm Ý môn là quy trình diễn hoạt của ý thức.

Cảnh của lộ ý cũng là ngoại cảnh nhưng khởi lên từ bên trong, ví như sự chuyển động những lượn sóng ngầm trong biển.

II. NHÂN SINH LỘ Ý MÔN:

Lộ ý môn sanh lên do 14 nhân, nói rõ hơn là 14 nhân sanh cảnh nội phần (là cảnh khởi lên từ bên trong).

1) Diṭṭhato: do từng thấy trước đây, nay trạo lại, như nhớ lại người đã gặp trong chuyến hành hương trước đây.

2) Diṭṭhasambandhato: Do liên tưởng đến điều (cảnh) đã từng thấy, tức là cảnh đang thấy tương tự với cảnh từng thấy nên liên tưởng lại.

Như có người thấy 1 biệt thự xinh đẹp chợt nhớ lại biệt thự mà mình đã từng biết.

3) Sutato: Do từng nghe nói đến điều (cảnh) này, nay trạo lại.

4) Sutasambandhana: Do liên tưởng đến điều đã từng nghe, như nói đến Miến điện, chợt liên tưởng đến cuộc Kiết tập Tam Tạng lần thứ sáu tại Rangoon (đã được nghe).

Cả bốn điều này do Tưởng tâm sở (saññā cetasika) điều hành.

5) Saddhāya: Do sức sáng tạo của đức tin, như người đang tạo phước, suy nghĩ đến những quả lành sau này.

6) Rūciyā: Do tác động của sự hoan hỷ, hưng phấn, tức là do Hỷ tâm sở (pīticetasika) tác động.

7) Ākāparaparivitakkena: Do sự suy nghiệm, tức là dựa vào kinh nghiệm đã có để nhận định.

8) Diṭṭhinijjhānakhantiyā: Do có nền tảng trí tuệ và chủ kiến đúng đắn tác động, như tiền thân Bồ tát là vị Đạo sĩ thờ thần lửa, một hôm Ngài xuống phố tìm muối và dấm. Khi trở về hang động, ngọn lửa bị gió thổi tắt, Ngài suy nghĩ "ngọn lửa này không thể tự bảo vệ được mình, thì bảo vệ được ai? Sự lễ bái lửa thật là vô ích".

9) Nānakammabalena: Do sức mạnh của nghiệp tác động, tức là điềm nghiệp (như Hoàng Hậu Yasodharā nằm mộng thấy con bò chúa của hoàng cung bỏ đi, báo hiệu Bồ tát xuất gia) hay cảnh nghiệp, cảnh nghiệp tướng lúc cận tử.

10) Nānā iddhibalena: Do sức mạnh của tha nhân tác động, như trường hợp thôi miên thuật chẳng hạn.

11) Devatopasamhāravasena: Do thần lực Thiên nhân khích động, như trường hợp ác ma Dūsī tác động đến hai dân làng trong kinh Hàng Ma.

12) Dhātukhobhavasena: Do rối loạn cơ thể, như bị lên cơn sốt, hay bị cảm mạo làm tứ đại trong thân bị rối loạn.

13) Anubodhavasena: Do có tri kiến đúng đắn về Tứ Đế, tức là dựa trên ba loại trí: trí văn, trí tư và trí tu.

14) Paṭivedhavasena: Do Thánh trí tác động.

III. CẢNH CỦA LỘ Ý MÔN.

Ngoại trừ năm cảnh (sắc, thinh, mùi, vị và xúc) trong thời hiện tại do lộ ngũ bắt lấy, tất cả những cảnh còn lại đều do lộ ý lãnh nạp.

Lộ Ngũ chỉ nhận cảnh thời hiện tại, riêng lộ Ý nhận cảnh cả ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) lẫn cảnh ngoại thời.

Sở dĩ, lộ ý môn nhận cảnh đa dạng và phức tạp như thế là do ảnh hưởng của môn (dvāra).

Ý môn (manodvāra) là 19 tâm Tục sinh thuộc về danh pháp, nên có sức mạnh hơn ngũ môn thuộc về sắc pháp.

Cảnh của ngũ môn thuần sắc pháp hiện tại, trái lại cảnh của ý môn có thể là sắc pháp hiện tại (ngoại trừ 7 sắc cảnh), sắc pháp quá khứ, sắc pháp vị lai, danh pháp lẫn chế định.

Tuy nhiên, cho dù lộ ý môn bắt cảnh đa dạng, phức tạp cũng không vượt khỏi 2 mô thức là:

- Theo Abhidhammatthasaṅgaha (Thắng pháp tập yếu luận) cảnh của lộ ý có 2 là: cảnh rõ (vibhūtārammaṇa) và cảnh không rõ (avibhūtārammaṇa)

- Theo AtthakathāTīkā, cảnh của lộ ý có bốn: Cảnh rất rõ, cảnh rõ, cảnh không rõ và cảnh mơ hồ.

IV. Hữu phần (bhavaṅga) của lộ ý .

Trong lộ ngũ, bất kỳ cảnh nào cũng phải có hữu phần Vừa qua (atītabhavaṅga), riêng trong lộ ý môn, có khi không có HPVQ điều này là do bản chất của cảnh.

Trong lộ ngũ, cảnh hoàn toàn là sắc pháp, đó là loại sắc paccupannānipphannarūpa (sắc thành tựu hiện tại), trong lộ ý khi nào nhận sắc pháp thành tựu hiện tại, khi ấy tâm lộ mới có HPVQ, còn nhận cảnh là danh pháp hoặc chế định (paññatti) thì không có HPVQ, sắc quá khứ hay sắc vị lai đều là loại sắc Tưởng, sắc Tưởng chính là Tưởng tâm sở (saññācetasika) cũng là danh pháp.

Vì sắc thành tựu hiện tại là chướng ngại đối với danh pháp (ở đây là dòng tâm hữu phần), nên dòng tâm thức có sự chần chừ, cứng sượng khi đối xúc với cảnh, do đó nãy sinh sát-na HPVQ, sát-na này có công dụng "bào mòn cảnh cho trơn láng" để tâm nhận cảnh dễ dàng "trôi chảy". Ví như nước đang chảy chạm vào đá sẽ khựng lên rồi trôi chảy tiếp.

Còn cảnh danh pháp hay cảnh chế định dễ dàng hòa nhập với hữu phần vì cùng "họ danh pháp", như nước dễ hòa tan sữa bất cứ tỷ lệ nào, do đó không cần HPVQ để làm "trơn láng" cảnh.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25

 

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 01-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-01-2004

Chanh-Minh: Qui Trinh Tam Phap - 08
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Theravāda
Phật giáo Nguyên thủy

Quy Trình Tâm Pháp

Tỳ kheo Chánh Minh
Vũng Tàu, PL. 2547 - DL. 2003

 

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


CHƯƠNG II

Bài 8

LỘ TÂM Ý MÔN
(Manodvāracittavīthi).

I. ĐỊNH NGHĨA.

Lộ tâm Ý môn là quy trình diễn hoạt của ý thức.

Cảnh của lộ ý cũng là ngoại cảnh nhưng khởi lên từ bên trong, ví như sự chuyển động những lượn sóng ngầm trong biển.

II. NHÂN SINH LỘ Ý MÔN:

Lộ ý môn sanh lên do 14 nhân, nói rõ hơn là 14 nhân sanh cảnh nội phần (là cảnh khởi lên từ bên trong).

1) Diṭṭhato: do từng thấy trước đây, nay trạo lại, như nhớ lại người đã gặp trong chuyến hành hương trước đây.

2) Diṭṭhasambandhato: Do liên tưởng đến điều (cảnh) đã từng thấy, tức là cảnh đang thấy tương tự với cảnh từng thấy nên liên tưởng lại.

Như có người thấy 1 biệt thự xinh đẹp chợt nhớ lại biệt thự mà mình đã từng biết.

3) Sutato: Do từng nghe nói đến điều (cảnh) này, nay trạo lại.

4) Sutasambandhana: Do liên tưởng đến điều đã từng nghe, như nói đến Miến điện, chợt liên tưởng đến cuộc Kiết tập Tam Tạng lần thứ sáu tại Rangoon (đã được nghe).

Cả bốn điều này do Tưởng tâm sở (saññā cetasika) điều hành.

5) Saddhāya: Do sức sáng tạo của đức tin, như người đang tạo phước, suy nghĩ đến những quả lành sau này.

6) Rūciyā: Do tác động của sự hoan hỷ, hưng phấn, tức là do Hỷ tâm sở (pīticetasika) tác động.

7) Ākāparaparivitakkena: Do sự suy nghiệm, tức là dựa vào kinh nghiệm đã có để nhận định.

8) Diṭṭhinijjhānakhantiyā: Do có nền tảng trí tuệ và chủ kiến đúng đắn tác động, như tiền thân Bồ tát là vị Đạo sĩ thờ thần lửa, một hôm Ngài xuống phố tìm muối và dấm. Khi trở về hang động, ngọn lửa bị gió thổi tắt, Ngài suy nghĩ "ngọn lửa này không thể tự bảo vệ được mình, thì bảo vệ được ai? Sự lễ bái lửa thật là vô ích".

9) Nānakammabalena: Do sức mạnh của nghiệp tác động, tức là điềm nghiệp (như Hoàng Hậu Yasodharā nằm mộng thấy con bò chúa của hoàng cung bỏ đi, báo hiệu Bồ tát xuất gia) hay cảnh nghiệp, cảnh nghiệp tướng lúc cận tử.

10) Nānā iddhibalena: Do sức mạnh của tha nhân tác động, như trường hợp thôi miên thuật chẳng hạn.

11) Devatopasamhāravasena: Do thần lực Thiên nhân khích động, như trường hợp ác ma Dūsī tác động đến hai dân làng trong kinh Hàng Ma.

12) Dhātukhobhavasena: Do rối loạn cơ thể, như bị lên cơn sốt, hay bị cảm mạo làm tứ đại trong thân bị rối loạn.

13) Anubodhavasena: Do có tri kiến đúng đắn về Tứ Đế, tức là dựa trên ba loại trí: trí văn, trí tư và trí tu.

14) Paṭivedhavasena: Do Thánh trí tác động.

III. CẢNH CỦA LỘ Ý MÔN.

Ngoại trừ năm cảnh (sắc, thinh, mùi, vị và xúc) trong thời hiện tại do lộ ngũ bắt lấy, tất cả những cảnh còn lại đều do lộ ý lãnh nạp.

Lộ Ngũ chỉ nhận cảnh thời hiện tại, riêng lộ Ý nhận cảnh cả ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) lẫn cảnh ngoại thời.

Sở dĩ, lộ ý môn nhận cảnh đa dạng và phức tạp như thế là do ảnh hưởng của môn (dvāra).

Ý môn (manodvāra) là 19 tâm Tục sinh thuộc về danh pháp, nên có sức mạnh hơn ngũ môn thuộc về sắc pháp.

Cảnh của ngũ môn thuần sắc pháp hiện tại, trái lại cảnh của ý môn có thể là sắc pháp hiện tại (ngoại trừ 7 sắc cảnh), sắc pháp quá khứ, sắc pháp vị lai, danh pháp lẫn chế định.

Tuy nhiên, cho dù lộ ý môn bắt cảnh đa dạng, phức tạp cũng không vượt khỏi 2 mô thức là:

- Theo Abhidhammatthasaṅgaha (Thắng pháp tập yếu luận) cảnh của lộ ý có 2 là: cảnh rõ (vibhūtārammaṇa) và cảnh không rõ (avibhūtārammaṇa)

- Theo AtthakathāTīkā, cảnh của lộ ý có bốn: Cảnh rất rõ, cảnh rõ, cảnh không rõ và cảnh mơ hồ.

IV. Hữu phần (bhavaṅga) của lộ ý .

Trong lộ ngũ, bất kỳ cảnh nào cũng phải có hữu phần Vừa qua (atītabhavaṅga), riêng trong lộ ý môn, có khi không có HPVQ điều này là do bản chất của cảnh.

Trong lộ ngũ, cảnh hoàn toàn là sắc pháp, đó là loại sắc paccupannānipphannarūpa (sắc thành tựu hiện tại), trong lộ ý khi nào nhận sắc pháp thành tựu hiện tại, khi ấy tâm lộ mới có HPVQ, còn nhận cảnh là danh pháp hoặc chế định (paññatti) thì không có HPVQ, sắc quá khứ hay sắc vị lai đều là loại sắc Tưởng, sắc Tưởng chính là Tưởng tâm sở (saññācetasika) cũng là danh pháp.

Vì sắc thành tựu hiện tại là chướng ngại đối với danh pháp (ở đây là dòng tâm hữu phần), nên dòng tâm thức có sự chần chừ, cứng sượng khi đối xúc với cảnh, do đó nãy sinh sát-na HPVQ, sát-na này có công dụng "bào mòn cảnh cho trơn láng" để tâm nhận cảnh dễ dàng "trôi chảy". Ví như nước đang chảy chạm vào đá sẽ khựng lên rồi trôi chảy tiếp.

Còn cảnh danh pháp hay cảnh chế định dễ dàng hòa nhập với hữu phần vì cùng "họ danh pháp", như nước dễ hòa tan sữa bất cứ tỷ lệ nào, do đó không cần HPVQ để làm "trơn láng" cảnh.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25

 

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 01-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-01-2004