BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


phcb2-bia.jpg (7528 bytes)

Ban Hoằng pháp Trung ương, GHPGVN

Phật Học Cơ Bản
Tập Hai

Chương trình Phật học Hàm thụ (1998-2002)
Nguyệt san Giác Ngộ


 

Mục Lục

[0.1] Lời nói đầu
[0.2] Thành phần Ban Tổ chức, Ban Giảng huấn, Ban Biên soạn
[0.3] Quy chế Chương trình Phật học Hàm thụ Khóa II (1999-2003)

Phần I - Giáo lý cơ bản

[1.1] Mười hai nhân duyên. Thích Tâm Hải
[1.2] Năm uẩn. Thích Viên Giác
[1.3] Bốn đại, sáu Ðại, mười hai Xứ và mười tám Giới. Thích Tâm Thiện
[1.4] Ba dấu ấn của chánh pháp. Nguyên Tuấn
[1.5] Bốn đề mục quán niệm. Thích Phước Lượng
[1.6] Bảy phương pháp đi đến giác ngộ. Thích Thiện Bảo

Bài đọc thêm

[1.a] Mười hai nhân duyên và đời sống đạo. Nhật Chiếu
[1.b] Tôn giáo và giá trị thực tại. Thích Tâm Thiện
[1.c] Năm căn - Năm lực. Thích Viên Giác

Phần II - Lịch sử Phật giáo

[2.1] Sơ lược lịch sử Phật giáo Ấn Ðộ sau thời Ðức Phật. Thích Tâm Hải
[2.2] Ðại cương lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Thích Tâm Khanh
[2.3] Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển các tông phái Phật giáo Trung Quốc. Thích Tâm Khanh

Bài đọc thêm

[2.a] Lịch sử kết tập kinh luật lần thứ I. Thích Phước Sơn
[2.b] Lịch sử kết tập kinh luật lần thứ II. Thích Phước Sơn
[2.c] Lịch sử kết tập kinh-luật-luận lần thứ III. Thích Phước Sơn
[2.d] Lịch sử kết tập pháp tạng lần thứ IV. Thích Phước Sơn
[2.e] Lý do phân phái và tình hình phân phái trong đạo Phật. Minh Chi
[2.f] Bàn về chủ thuyết các bộ phái. Minh Chi

-oOo-

Lời nói đầu

Ðược sự chỉ đạo của Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, Ban Biên tập Chương trình Phật học hàm thụ (PHHT) đã tiến hành biên soạn bộ sách "Phật học cơ bản" nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học viên đang theo học chương trình PHHT, cũng như của đông đảo Tăng Ni và Phật tử.

Bộ sách "Phật học cơ bản" này gồm 4 tập, được biên soạn bởi nhiều tác giả và trình bày theo thứ tự từ các vấn đề Phật học căn bản cho đến các chủ đề giáo lý chuyên sâu, nhằm giúp người học có một số kiến thức cơ bản về Phật giáo.

Trong tập Hai này, chúng tôi in lại các bài giảng của chương trình PHHT năm thứ hai (1999-2000) đã được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ, thành một tuyển tập. Hy vọng tuyển tập này sẽ giúp quý độc giả trong việc tìm hiểu và nghiên cứu Phật học.

Ban Biên Soạn
Chương trình Phật học Hàm thụ

-oOo-

Thành phần Ban Tổ chức, Ban Giảng huấn và Ban Biên soạn
của "Chương trình Phật học Hàm thụ (1998 - 2002)"

Ban Tổ chức

* Trưởng ban: HT Thích Trí Quảng, Trưởng ban Hoằng pháp T.U GHPGVN kiêm Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ

* Phó ban: TT Thích Giác Toàn, Phó ban Giáo dục T.U GHPGVN kiêm Phó Tổng Biên tập báo Giác Ngộ

* Phó ban: TT Thích Thiện Tâm, Phó ban Hoằng pháp T.U GHPGVN

* Thư ký kiêm biên tập Chương trình: ÐÐ Thích Tâm Thiện, Ủy viên Ban Văn hóa T.U GHPGVN

* Phó Thư ký: ÐÐ Thích Tâm Khanh, Ủy viên Ban Phật giáo Quốc tế T.U GHPGVN, Biên tập viên Báo Giác Ngộ

* Phó Thư ký: ÐÐ Thích Tâm Hải, Biên tập viên Báo Giác Ngộ

* Kiểm tra: CS Tống Hồ Cầm, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TP HCM kiêm Phó Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ

Ban Giảng huấn

HT Tiến sĩ Thích Thiện Châu (Paris), HT Tiến sĩ Thích Trí Quảng, TT Tiến sĩ Thích Chơn Thiện và chư tôn Thượng tọa, Ðại đức, Giáo sư trực thuộc ngành Hoằng pháp GHPGVN.

Ban Biên soạn

TT Thích Giác Toàn, TT Thích Thiện Tâm, TT Thích Thiện Bảo, GS Minh Chi, ÐÐ Thích Tâm Thiện, ÐÐ Thích Viên Giác, ÐÐ Thích Tố Huân, ÐÐ Thích Gia Tuệ, ÐÐ Thích Trí Chơn, ÐÐ Thích Tâm Khanh, ÐÐ Thích Tâm Hải, ÐÐ Thích Từ Hòa, ÐÐ Thích Phước Lượng.

-oOo-

Quy chế Chương trình Phật học Hàm thụ Khóa II (1999-2003)

Ðược sự chỉ đạo của Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, kể từ tháng 5-1999, Ban Biên tập Báo Giác Ngộ sẽ kết hợp với Ban Hoằng pháp Trung ương tiếp tục tổ chức khóa II (1999-2003) của Chương trình Phật học Hàm thụ (PHHT), nội dung như sau:

1- Mục đích: Nhằm nâng cao tri thức Phật học cho Tăng Ni Phật tử và độc giả nguyệt san Giác Ngộ.

2- Ðối tượng: Ðối tượng tham dự khóa II PHHT gồm Tăng Ni Phật tử và độc giả nguyệt san Giác Ngộ.

3- Thời gian: Thời gian của khóa học được bắt đầu từ tháng 5-1999 đến tháng 5-2003 (4 năm). Học viên sẽ thi kiểm tra vào cuối mỗi năm học và một kỳ thi tập trung vào cuối khóa.

4- Thể lệ ghi danh, học tập và dự thi :

a. Học viên muốn tham dự khóa II PHHT phải ghi danh trên phiếu đăng ký. Trên phiếu đăng ký, học viên cần ghi rõ họ tên, pháp danh (nếu có), ngày tháng năm sanh, nơi sanh, địa chỉ, nghề nghiệp và gởi theo phiếu đăng ký 2 tấm ảnh khổ 3 x 4 (mới chụp) về Tòa soạn (theo mục d).

b. Học viên ở tại nhà học tập theo cách học từ xa. Tài liệu PHHT của học viên khóa II là 4 cuốn Phật Học Cơ Bản do Ban Tổ chức biên soạn mỗi năm. Ban Hướng dẫn Chương trình PHHT sẽ lần lượt giải đáp trên nguyệt san Giác Ngộ các nghi vấn của học viên trong phạm vi nội dung các bài học của tài liệu PHHT. Học viên cần theo dõi các thông báo hàng tháng của Ban Hướng dẫn trên nguyệt san Giác Ngộ.

c. Vào cuối mỗi năm học, câu hỏi hướng dẫn ôn tập, thời gian thi, đề thi và các thông báo thi cuối năm sẽ được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ. Kết quả thi kiểm tra cuối năm sẽ được công bố trên tuần báo Giác Ngộ.

d. Mọi thư từ liên hệ cần ghi rõ:

- Họ tên, học viên khóa II Chương trình PHHT, địa chỉ (nơi gởi thư đi).

- Nơi nhận: Ban Hướng dẫn Chương trình PHHT, Tòa soạn Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Ðình Chiểu, Q3, TP Hồ Chí Minh - ÐT: 8.222120 - 8.292388 - FAX: 84.8.8.231112.

5- Thể lệ kiểm tra:

a. Cuối mỗi năm học, mỗi học viên phải làm một bài kiểm tra do Ban Tổ chức ra đề và đăng trên nguyệt san Giác Ngộ. Bài viết được làm tại nhà và gởi về Tòa soạn Báo Giác Ngộ theo quy định của Ban Tổ chức.

b. Riêng đối với kỳ thi cuối khóa, tức sau 4 năm học, học viên sẽ tham dự một kỳ thi tập trung do Ban Tổ chức quy định.

c. Các học viênt ham dự kỳ thi cuối khóa phải có văn bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (của các trường chính quy hoặc của trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc tương đương).

6- Cấp chứng chỉ và khen thưởng:

a. Học viên sau mỗi năm học nếu có làm bài kiểm tra và đạt kết quả (theo quy định của Ban Tổ chức) sẽ được ban Hoằng pháp Trung ương cấp chứng chỉ. Ðối với các học viên đạt kết quả xuất sắc, sẽ được khen thưởng (theo quy định của Ban Tổ chức).

b. Ðối với học viên dự kỳ thi tập trung sau 4 năm học, nếu đủ điểm theo quy định của Ban Tổ chức, sẽ được Ban Hoằng pháp Trung ương cấp chứng chỉ tốt nghiệp Phật học hàm thụ.

Ban Tổ chức
Chương trình Phật học Hàm thụ

[^]

-oOo-

Mục lục | Bài kế


Tập Ba | Tập Một | Tập Bốn | Toàn bộ

Source: Nguyệt san Giác Ngộ, Sài Gòn, 1999-2000


[Trở về trang Thư Mục]

Revised: 25-11-2001