PHẬT GIÁO NGUYÊN
THỦY
SUTTAPIṬAKA - KHUDDAKANIKĀYA
Đạo Vô
Ngại Giải
Paṭisambhidāmagga
Bhikkhu Ñāṇamoli dịch
từ tiếng Pāḷi sang tiếng Anh:
THE PATH OF DISCRIMINATION
Nguyễn Văn Ngân dịch
từ tiếng Anh sang tiếng Việt
2006
Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode) |
[XXX - LUẬN VỀ ĐỀ MỤC] 1.
2. Không bị khô bức: Không bị khô bức vì ham muốn ái dục nhờ xuất ly. Không bị khô bức vì sân hận nhờ không sân hận... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của 7 chướng ngại, bốn cõi thiền, bốn chứng đạt vô sắc giới, mười tám tuệ quán thực tánh chánh, bốn đạo lộ, như ở Luận I các đoạn từ 36-40, nhưng không kể bốn quả, cho đến] ... Không bị khô bức vì bất cứ nhiễm lậu nào nhờ đạo lộ Arahant. 3. Được giải thoát, vì thế nó là giải thoát: [1] Nó được giải thoát khỏi ham muốn ái dục nhờ xuất ly, như vậy nó là giải thoát. Nó được giải thoát khỏi sân hận nhờ không sân hận, như vậy nó là giải thoát. Nó được giải thoát khỏi tất cả các nhiễm lậu nhờ đạo lộ Arahant, như vậy nó là giải thoát. 4. Minh trí <là> tiêu dao tự tại: xuất ly được nhận chân (vijjati), như vậy nó là minh trí; vị ấy được giải phóng khỏi ham muốn ái dục, như vậy nó là tiêu dao. Nó được nhận chân, vị ấy được giải phóng; được giải phóng, nó được nhận chân, như vậy minh trí <là> tiêu dao tự tại. Không sân hận... Đạo lộ Arahant được nhận chân, như vậy nó là minh trí; vị ấy được giải phóng khỏi tất cả các nhiễm lậu, như vậy nó là tiêu dao tự tại. Được nhận chân, vị ấy được tiêu dao; được tiêu dao, nó được nhận chân, như vậy minh trí <là> tiêu dao tự tại. 5. Giới tăng thượng, tâm tăng thượng, tuệ tăng thượng: Vì xuất ly nên có sự thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự ham muốn ái dục, có sự thanh lọc tâm theo nghĩa không phân tâm, có sự thanh lọc quan điểm theo nghĩa thấy rõ. Trong đó nghĩa của chế ngự là huân tập trong giới tăng thượng, trong đó nghĩa của không xao lãng là huân tập trong tâm tăng thượng, trong đó nghĩa của thấy rõ [244] là huân tập trong tuệ tăng thượng. Vì không sân hận... Vì đạo lộ Arahant nên có sự thanh lọc giới theo nghĩa chế ngự tất cả các nhiễm lậu, có sự thanh lọc tâm theo nghĩa không phân tâm, có sự thanh lọc quan điểm theo nghĩa thấy rõ. Trong đó nghĩa của chế ngự là huân tập trong giới tăng thượng, trong đó nghĩa của không xao lãng là huân tập trong tâm tăng thượng, trong đó nghĩa của thấy rõ [244] là huân tập trong tuệ tăng thượng. <so với Luận I đ. 265> 6. Lắng Dịu: Nhờ xuất ly, vị ấy làm lắng dịu ham muốn ái dục. Nhờ không sân hận... Nhờ đạo lộ Arahant vị ấy làm lắng dịu tất cả các nhiễm lậu. 7. Trí : Xuất ly vì từ bỏ ham muốn ái dục là trí theo nghĩa được biết tới. Không sân hận... Đạo lộ Arahant vì từ bỏ tất cả các nhiễm lậu là trí theo nghĩa được biết tới. 8. Thấy rõ: Xuất ly vì từ bỏ ham muốn ái dục là thấy rõ vì được nhìn thấy. Không sân hận... Đạo lộ Arahant vì từ bỏ tất cả các nhiễm lậu là thấy rõ vì được nhìn thấy. 9. Thanh lọc: Người từ bỏ ham muốn ái dục thì được trong sạch nhờ xuất ly. Người từ bỏ sân hận... Người từ bỏ tất cả các nhiễm lậu thì được trong sạch nhờ đạo lộ Arahant. 10. Xuất ly: Đây là sự thoát ly khỏi ham muốn ái dục, đó là xuất ly. Đây là sự thoát ly khỏi các loại sắc thể, đó là vô sắc thể. Nhưng với bất cứ cái gì hiện hữu, được tạo thành, và sanh khởi lên do tùy thuộc, thì đoạn diệt là xuất ly. Không sân hận là sự xuất ly khỏi sân hận. Nghĩ về ánh sáng... Đạo lộ Arahant là sự xuất ly khỏi tất cả các nhiễm lậu. 11. Thoát ly: Đây là thoát ly khỏi khoái lạc giác quan, đó là xuất ly. Đây là thoát ly khỏi các loại sắc thể, đó là vô sắc thể. Nhưng với bất cứ cái gì hiện hữu, được tạo thành, và sanh khởi lên do tùy thuộc, thì đoạn diệt là xuất ly. Xuất ly là sự thoát ly khỏi ham muốn ái dục. Không sân hận là sự thoát ly khỏi sân hận. Nghĩ về ánh sáng... Đạo lộ Arahant là sự thoát ly khỏi tất cả các nhiễm lậu. 12. Cách ly: Xuất ly là sự cách ly khỏi ham muốn ái dục. [245] Không sân hận... Đạo lộ Arahant là sự cách ly khỏi tất cả các nhiễm lậu. 13. Buông bỏ: Vị ấy buông bỏ ham muốn ái dục nhờ xuất ly. Vị ấy buông bỏ sân hận nhờ không sân hận... Vị ấy buông bỏ tất cả các nhiễm lậu nhờ đạo lộ Arahant. 14. Hành xử: Người từ bỏ ham muốn ái dục nhờ hành xử theo xuất ly. Người từ bỏ sân hận... Người từ bỏ tất cả các nhiễm lậu nhờ hành xử theo đạo lộ Arahant. 15. Giải thoát nhờ thiền định: Xuất ly được thắp sáng lên (jhāyati), như thế nó là thiền định; nó thiêu đốt (jhāpeti) ham muốn ái dục, như thế nó là thiền định. Được thắp sáng lên (jhāyanto), như thế nó là giải thoát nhờ thiền định; thiêu đốt (jhāpento), nó được giải thoát, như thế nó là giải thoát nhờ thiền định. Chúng [là các trạng thái thiện] được thắp sáng lên (jhāyanti); chúng [là các phiền não] bị thiêu đốt (jhāpenti); vị ấy biết rõ cái gì được thắp sắng lên (jhāta) và cái gì bị thiêu đốt (jhāpa), như thế có giải thoát nhờ thiền định. Không sân hận được thắp sáng lên ... Đạo lộ arahant được thắp sáng lên, như vậy nó là thiền dịnh... vị ấy biết rõ cái gì được thắp sắng lên và cái gì bị thiêu đốt, như thế nó là giải thoát nhờ thiền định. Đây là giải thoát nhờ thiền định. 16. Tu tập, quyết tâm, và cuộc sống: Người từ bỏ ham muốn ái dục tu tập xuất ly, như vậy vị ấy có sự tu tiến; nhờ xuất ly vị ấy giữ vững tâm, như vậy vị ấy có quyết tâm. Có sự tu tiến và có quyết tâm như vậy, vị ấy sống cuộc đời đúng hệt như [xuất ly], chứ không phải sống cuộc sống khác đi (dị biệt); vị ấy sống chân chánh, không sống bất chánh; vị ấy sống cuộc đời được tinh lọc, không phải sống cuộc đời ô uế. Có sự tu tiến, có quyết tâm và có cuộc sống [chân chánh] như vậy, nếu đến với bất cứ nhóm người nào, cho dù đó là nhóm khattiya, brahman, thí chủ, sa môn, vị ấy đến với lòng tự tín và không ngần ngại. Tại sao thế? Vì vị ấy có sự tu tiến, có quyết tâm và có cuộc sống [chân chánh]. Người từ bỏ sân hận... [246] Người từ bỏ tất cả các nhiễm lậu... có cuộc sống [chân chánh]. CHẤM DỨT LUẬN THUYẾT VỀ ĐỀ MỤC.
Đây là mục lục: QUYỂN ‘ĐẠO VÔ NGẠI GIẢI’ CHẤM DỨT. [1] Bản của PTS, quyển II, trang 243, 11. 7-9 viết... Arahattamaggena sabba-kilesehi nicchāto. (sang đoạn khác) Muccatī ti vimokkho ti. Nekkhammena. -ooOoo- Ðầu trang | Mục lục | 01a | 01b | 01c | 01d | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | Bảng tra thuật ngữ |
Chân thành cám ơn đạo hữu Nguyễn Văn Ngân đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 10-2006)
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 10-10-2006