PHẬT GIÁO NGUYÊN
THỦY
SUTTAPIṬAKA - KHUDDAKANIKĀYA
Đạo Vô
Ngại Giải
Paṭisambhidāmagga
Bhikkhu Ñāṇamoli dịch
từ tiếng Pāḷi sang tiếng Anh:
THE PATH OF DISCRIMINATION
Nguyễn Văn Ngân dịch
từ tiếng Anh sang tiếng Việt
2006
Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode) |
[XIX - LUẬN VỀ LỰC] 1. [168] Này các tỳ kheo, có năm lực này, năm lực nào? Tín lực, tấn lực, niệm lực, định, tuệ lực. Đây là năm lực.’ (S v 249; A iii 12). 2. Hơn thế, có tới sáu mươi tám lực. «Ngoài» tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực [như đã nói], còn có: Lực hổ thẹn, lực biết sợ lầm lỗi, lực tư duy, lực thiền quán*, lực của không lỗi, lực hỗ trợ,2* lực chọn lựa,[1] lực chuẩn bị, lực thuyết phục,3* lực chủ tể, lực quyết tâm. Lực tĩnh lặng, lực quán thực tánh; Mười lực của bậc hữu học, mười lực của bậc đã học xong; Mười lực của người phiền não đã bị đoạn tận; Mười lực thần thông (năng lực siêu nhiên); Mười lực của Như Lai. * bhāvanā-bala: lực thiền quán, lực do tu 7 yếu tố tạo thành giác ngộ, (Đọc A ii 10). 2* sangaha-bala 3* nijjhatti-bala: dịch theo Bhikkhu Ñāṇamoli, A Pali-English Grossary of Buddhist Technical Terms, trang 57. Đọc M i 320. 3. Tín lực là gì? Không lay chuyển vì không tin, như thế là tín lực. Tín lực theo nghĩa củng cố các trạng thái cùng hiện hữu. Tín lực theo nghĩa chấm dứt nhiễm lậu. Tín lực theo nghĩa thanh lọc bước đầu hiểu rõ. Tín lực theo nghĩa quyết tâm. Tín lực theo nghĩa rửa sạch tâm. Tín lực theo nghĩa chứng đạt ưu việt. Tín lực theo nghĩa hiểu sâu hơn. Tín lực theo nghĩa chứng ngộ đồng thời sự thực. Tín lực theo nghĩa an trú trong đoạn diệt. [2] Đây là tín lực. 4. Tấn lực là gì? Không lay chuyển vì lười biếng, như thế là tấn lực. Tấn lực theo nghĩa củng cố các trạng thái cùng hiện hữu... [và cứ thế như ở đ. 3]... Tấn lực theo nghĩa an trú trong đoạn diệt. Đây là tấn lực. [169] 5. Niệm lực là gì? Không lay chuyển vì xao lãng, như thế là niệm lực. Niệm lực theo nghĩa củng cố các trạng thái kết hợp... Niệm lực theo nghĩa an trú trong đoạn diệt. Đây là niệm lực. 6. Định lực là gì? Không lay chuyển vì dao động, như thế là định lực. ... Định lực theo nghĩa an trú trong đoạn diệt. Đây là định lực. 7. Tuệ lực là gì? Không lay chuyển vì vô minh, như thế là tuệ lực... Tuệ lực theo nghĩa an trú trong đoạn diệt. Đây là tuệ lực. 8. Lực hổ thẹn là gì? Nhờ xuất ly, nó có lương tâm ngần ngại về ham muốn ái dục, như thế là lực hổ thẹn. Nhờ không sân hận... [và cứ thế với các chướng ngại còn lại của bẩy chướng ngại và các trạng thái đối nghịch với các chướng ngại ấy, bốn jhanas, bốn chứng đắc cõi vô sắc giới, mười tám tuệ quán thực tánh chính, và bốn đạo lộ cho đến]... Nhờ đạo lộ arahant, đây là lương tâm ngần ngại với tất cả các nhiễm lậu, như thế là lực hổ thẹn. <so với Luận XXX và ‘C’> 9. Lực biết sợ lầm lỗi là gì? Nhờ xuất ly, nó là sự xấu hổ vì ham muốn ái dục, như thế là lực biết sợ lầm lỗi. Nhờ không sân hận... Nhờ đạo lộ arahant, đây là sự xấu hổ vì tất cả các nhiễm lậu, như thế là lực biết sợ lầm lỗi. 10. Lực tư duy là gì? Nhờ xuất ly, nó suy tư về ham muốn ái dục, như thế là lực tư duy. Nhờ không sân hận... [170] Nhờ đạo lộ arahant, nó tư duy về tất cả các nhiễm lậu, như thế là lực tư duy. 11. Lực thiền quán là gì? Người nào từ bỏ ham muốn ái dục, người ấy tu tập xuất ly, như thế là lực thiền quán. Người nào từ bỏ sân hận... Người nào từ bỏ tất cả nhiễm lậu, người ấy tu tập đạo lộ arahant, như thế là lực thiền quán. Đây là lực thiền quán. 12. Lực của không lỗi là gì? Vì ham muốn ái dục đã bị từ bỏ, không khiển trách gì được trong xuất ly, như thế là lực của không lỗi. Vì sân hận đã bị từ bỏ... Vì tất cả nhiễm lậu đã bị từ bỏ, không khiển trách gì được trong đạo lộ arahant, như thế là lực của không lỗi. Đây là lực của không lỗi. 13. Lực hỗ trợ là gì? Người nào từ bỏ ham muốn ái dục, người ấy hỗ trợ tâm bằng xuất ly, như vậy là lực hỗ trợ. Người nào từ bỏ sân hận... Người nào từ bỏ tất cả nhiễm lậu, người ấy hỗ trợ tâm bằng đạo lộ arahant, như thế là lực hỗ trợ. Đây là lực hỗ trợ. [171] 14. Lực chọn lựa là gì? Vì ham muốn ái dục đã bị từ bỏ, người ấy chọn xuất ly, như vậy là lực chọn lựa. Vì không sân hận đã bị từ bỏ... Vì tất cả nhiễm lậu đã bị từ bỏ, người ấy chọn đạo lộ arahant, như thế là lực chọn lựa. Đây là lực chọn lựa. [3] 15. Lực chuẩn bị là gì? Người nào từ bỏ ham muốn ái dục, người ấy chuẩn bị tâm bằng xuất ly, như vậy là lực chuẩn bị. Người nào từ bỏ sân hận... Người nào từ bỏ tất cả nhiễm lậu, người ấy chuẩn bị tâm bằng đạo lộ arahant, như thế là lực chuẩn bị. Đây là lực chuẩn bị. 16. Lực thuyết phục * là gì? Người nào từ bỏ ham muốn ái dục, người ấy thuyết phục tâm bằng xuất ly, như vậy là lực thuyết phục. Người nào từ bỏ sân hận... Người nào từ bỏ tất cả nhiễm lậu, người ấy thuyết phục tâm bằng đạo lộ arahant, như thế là lực thuyết phục. Đây là lực thuyết phục. * ở đây tuy dịch nijjhatti là notification, nhưng ở A Pali-English Grossary of Buddhist Technical Terms, trang 57, Ñāṇamoli đã sửa thành persuation. 17. Lực chủ tể là gì? Người nào từ bỏ ham muốn ái dục, người ấy hành xử sự làm chủ tâm bằng xuất ly, như vậy là lực chủ tể. Người nào từ bỏ sân hận... Người nào từ bỏ tất cả nhiễm lậu, người ấy hành xử tâm bằng đạo lộ arahant, như thế là lực chủ tể. Đây là lực chủ tể. 18. Lực quyết tâm là gì? Người nào từ bỏ ham muốn ái dục, người ấy quyết giữ vững tâm bằng xuất ly, như vậy là lực quyết tâm. Người nào từ bỏ sân hận... Người nào từ bỏ tất cả nhiễm lậu, người ấy quyết giữ vững tâm bằng đạo lộ arahant, như thế là lực quyết tâm. Đây là lực quyết tâm. [172] 19. Lực tĩnh lặng là gì? Không phân tâm như là nhất tâm nhờ xuất ly là lực tĩnh lặng. Không phân tâm như là nhất tâm nhờ không sân hận là lực tĩnh lặng... [và cứ thế với tất cả các ý niệm liệt kê ở Luận I đ. 442 cho đến] ... Không phân tâm như là nhất tâm nhờ thở ra quán buông bỏ là lực tĩnh lặng. Lực tĩnh lặng theo nghĩa nào? Lực tĩnh lặng là gì? Không phân tâm là nhất tâm nhờ xuất ly là lực tĩnh lặng... [lập lại Luận I đ. 452]... Không phân tâm là nhất tâm nhờ thở ra quán buông bỏ là lực tĩnh lặng. 20. Lực tĩnh lặng theo nghĩa nào? Nhờ sơ thiền, nó không bị lay chuyển vì các chướng ngại, như thế là lực tĩnh lặng... [lập lại Luận I đ. 453]... Nhờ chứng đắc cõi không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức, nó không bị lay chuyển vì nhận thức cõi không có gì, như thế là lực tĩnh lặng. Nó không thể lay chuyển được, không thể dời chuyển được và không thể bị sự dao động, nhiễm lậu và tập hợp đi kèm với dao động làm cho đổi hướng nên tĩnh lặng là lực. Đây là lực tĩnh lặng. 21. Lực quán thực tánh là gì? Quán vô thường là lực quán thực tánh, ... [lập lại Luận I đ. 454]... quán buông bỏ trong già và chết là lực quán thực tánh. 22. Quán thực tánh là lực theo nghĩa nào? Không lay chuyển vì nhận thức về trường tồn nhờ quán vô thường, như vậy là quán thực tánh là lực... [lập lại Luận I đ. 454]... Không lay chuyển vì bám níu nhờ quán buông bỏ, như vậy quán thực tánh là lực. Nó không thể lay chuyển được, không thể dời chuyển được và không thể bị sự dao động, nhiễm lậu và tập hợp đi kèm với vô minh làm cho đổi hướng nên quán thực tánh là lực. Đây là lực quán thực tánh. 23. Mười lực của bậc hữu học và mười lực của bậc đã học xong là gì? Vị ấy học tập (sikkhati) chánh kiến, như vậy là lực của bậc hữu học (sekha); bởi vì vị ấy được học tập (sikkhitattā) ở phương diện đó là lực của bậc đã học xong (asekha). Vị ấy học tập chánh tư duy, như vậy là lực của bậc hữu học; bởi vì vị ấy được học tập ở phương diện đó là lực của bậc đã học xong. Vị ấy học tập chánh ngữ... Vị ấy học tập chánh hành... Vị ấy học tập chánh mạng... Vị ấy học tập chánh tinh tấn... Vị ấy học tập chánh niệm... Vị ấy học tập chánh định... Vị ấy học tập chánh trí... Vị ấy học tập chánh giải thoát, như vậy là lực của bậc hữu học; bởi vì vị ấy được học tập ở phương diện đó là lực của bậc đã học xong. Đây là mười lực của bậc hữu học và mười lực của bậc đã học xong. 24. Mười lực của người có phiền não đã bị đoạn tận là gì? Ở đây người tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận đã rõ ràng nhìn thấy đúng như thật với hiểu biết chân chánh rằng tất cả các hành vi tạo quả là vô thường. Vì đã hiểu như thế, đấy là lực của người có phiền não đã bị đoạn tận, do kết quả của lực đó vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận mới tuyên bố rằng ‘phiền não của tôi đã bị đoạn tận’. 25. Lại nữa, khi vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận đã rõ ràng nhìn thấy đúng như thật với hiểu biết chân chánh rằng khoái lạc giác quan như hố than hồng. Vì đã hiểu như thế, ... [hoàn tất như ở đ. 24]. 26. Lại nữa, khi vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận, tâm của vị ấy có khuynh hướng về, có xu hướng về , ngả về lối sống cách ly, tạo nỗ lực cách ly, thích thú xuất ly, đã hoàn toàn đoạn diệt những trạng thái dẫn đến phiền não. Vì đã làm như thế, ... [174]. 27. Lại nữa, khi vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận, vị ấy đã tu tập bốn nền tảng của quán niệm, tu tập chúng nhuần nhuyễn. Vì đã làm như thế, ... 28. Lại nữa, khi vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận, vị ấy đã tu tập bốn chánh tinh tấn, tu tập chúng nhuần nhuyễn. Vì đã làm như thế, ... 29. Lại nữa, khi vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận, vị ấy đã tu tập bốn nền tảng của thần thông (con đường đến uy lực), tu tập chúng nhuần nhuyễn. Vì đã làm như thế, ... 30. Lại nữa, khi vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận, vị ấy đã tu tập năm năng lực gây ảnh hưởng, tu tập chúng nhuần nhuyễn. Vì đã làm như thế, ... 31. Lại nữa, khi vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận, vị ấy đã tu tập năm lực, tu tập chúng nhuần nhuyễn. Vì đã làm như thế, ... 32. Lại nữa, khi vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận, vị ấy đã tu tập bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ, tu tập chúng nhuần nhuyễn. Vì đã làm như thế, ... 33. Lại nữa, khi vị tỳ kheo có phiền não đã bị đoạn tận, vị ấy đã tu tập đạo lộ tám ngành, tu tập chúng nhuần nhuyễn. Vì đã làm như thế, ... Đây là mười lực của người có phiền não đã bị đoạn tận. 34. Mười lực thần thông (năng lực siêu nhiên) là gì? Thần thông là quyết tâm, thần thông là chuyển hóa, thần thông là [thân] do tâm tạo, thần thông nhờ sự can dự của trí, thần thông nhờ sự can dự của định, thần thông của các bậc Thánh, thần thông sanh từ quả của việc làm, thần thông vì công đức, thần thông nhờ minh trí, thần thông theo nghĩa thành tựu vì việc làm đúng thời đúng dịp (đọc Luận XXII đ. 4 ff.). Đây là mười lực thần thông. 35. Mười lực của Như Lai là gì? Ở đây Như Lai hiểu đúng như thật điều có thể được* là có thể được, không thể được là không thể được. Vì Ngài biết đúng như thế, đây là lực của Như Lai, do kết quả của lực đó Như Lai mới tự xưng địa vị lãnh đạo, rống lên tiếng sư tử trong hội chúng, chuyển bánh xe «Giáo Pháp» vô thượng. *ṭhāna có 3 nghĩa: nơi chốn, có thể xảy ra, lý do [DhsA 53]. Bhikkhu Ñāṇamoli, A Pali-English Grossary of Buddhist Technical Terms, trang 47. Đọc M i 69. MA chỉ nói đây là trí biết rõ tương quan giữa nhân và quả nhưngVbh đoạn 809 dùng M iii 65-67 để cắt nghĩa đoạn này. Đọc Bhikkhu Ñāṇamoli and Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, [Boston 1995], chú thích 182 trang 1197. C. A. F. Rhys Davids nói đây là trí biết rành chuyện đó có hay không theo định luật nhân quả. Đọc C A F Rhys Davids, Buddhist Psychological Ethics, PTS, [Oxford 1997], đoạn 1337-1338. 36. Lại nữa, Như Lai hiểu đúng như thật kết quả của việc làm quá khứ, hiện tại, tương lai có thể xảy ra và nguyên nhân của nó. [175] Vì Ngài hiểu đúng như thế, đây là... 37. Lại nữa, Như Lai hiểu đúng như thật tất cả con đường sẽ dẫn về đâu. Vì Ngài hiểu đúng như thế, đây là... 38. Lại nữa, Như Lai hiểu đúng như thật thế giới có nhiều nguyên lý khác biệt. Vì Ngài hiểu đúng như thế, đây là... 39. Lại nữa, Như Lai hiểu đúng như thật sự quyết tâm khác nhau của tất cả chúng sanh. Vì Ngài hiểu đúng như thế, đây là... 40. Lại nữa, Như Lai hiểu đúng như thật khuynh hướng của các năng lực gây ảnh hưởng trong các sanh linh khác, trong các người khác. Vì Ngài hiểu đúng như thế, đây là... 41. Lại nữa, Như Lai hiểu đúng như thật nhiễm lậu, sự trong sạch, sự ngoi lên, trong các jhanas, giải thoát, định, và chứng đắc. Vì Ngài hiểu đúng như thế, đây là... 42. Lại nữa, Như Lai nhớ lại nhiều kiếp quá khứ của Ngài, đó là: một kiếp, ...[và cứ thế như ở Luận I đ. 542]... như thế với tất cả khía cạnh và đặc điểm riêng, Ngài nhớ lại nhiều kiếp quá khứ của Ngài. Vì Ngài nhớ lại như thế, đây là... 43. Lại nữa, Như Lai với thiên nhãn vốn được thanh tịnh và vượt hẳn loài người, thấy rõ chúng sanh chết đi rồi tái xuất hiện, ... [và cứ thế như ở Luận I đ. 548]... hiểu rõ chúng sanh đang luân chuyển đúng với hành nghiệp của họ. [176] Vì Ngài thấy như thế, đây là... 44. Lại nữa, do tự bản thân thể nghiệm trí trực chứng, Như Lai ở đây và ngay bây giờ nhập vào và an trú trong tâm giải thoát và tuệ giải thoát vốn không có phiền não vì phiền não đã bị đoạn tận. Vì Ngài làm như thế, đây là... Đây là mười lực của Như Lai. 45. Tín lực theo nghĩa nào? Tấn lực theo nghĩa nào? Niệm lực theo nghĩa nào? Định lực theo nghĩa nào? Tuệ lực theo nghĩa nào? Lực hổ thẹn theo nghĩa nào? Lực biết sợ lầm lỗi theo nghĩa nào? Lực tư duy theo nghĩa nào? Lực thiền quán theo nghĩa nào? Lực của không lỗi theo nghĩa nào? Lực hỗ trợ theo nghĩa nào? Lực chọn lựa theo nghĩa nào? Lực chuẩn bị theo nghĩa nào? Lực thuyết phục theo nghĩa nào? Lực chủ tể theo nghĩa nào? Lực quyết tâm theo nghĩa nào? Lực tĩnh lặng theo nghĩa nào? Lực quán thực tánh theo nghĩa nào? Mười lực của bậc hữu học theo nghĩa nào? Mười lực của bậc đã học xong theo nghĩa nào? Mười lực của người phiền não đã bị đoạn tận theo nghĩa nào? Mười lực thần thông (năng lực siêu nhiên) theo nghĩa nào? Mười lực của Như Lai theo nghĩa nào? Tín lực theo nghĩa không lay chuyển vì không tin. Tấn lực theo nghĩa không lay chuyển vì lười biếng. Niệm lực theo nghĩa không lay chuyển vì xao lãng. Định lực theo nghĩa không lay chuyển vì dao động. Tuệ lực theo nghĩa không lay chuyển vì vô minh. Lương tâm ngần ngại vì các trạng thái ác, bất thiện, như thế nó là lực hổ thẹn. Xấu hổ vì các trạng thái ác, bất thiện, như thế nó là lực biết sợ lầm lỗi. Tư duy về tất cả các nhiễm lậu bằng trí, như thế là lực tư duy. Các trạng thái được tạo nên trong đó có một tác dụng (hương vị) duy nhất, như vậy nó là lực thiền quán. Ở đó chả có gì có thể khiển trách được, như thế là lực của không lỗi. Bằng cách hỗ trợ tâm, như thế là lực hỗ trợ. Vị ấy chọn lựa điều đó, như thế là lực chọn lựa. Vị ấy chuẩn bị tâm, như thế là lực chuẩn bị. Vị ấy thuyết phục tâm bằng điều đó, như thế là lực thuyết phục. Vị ấy hành xử sự làm chủ tâm bằng điều đó, như thế là lực chủ tể. Vị ấy giữ vững tâm bằng điều đó, như thế là lực quyết tâm. Do tâm được hợp nhất, như thế là lực tĩnh lặng. Vị ấy quán các trạng thái phát sanh ở bên trong, như thế là lực quán thực tánh. Vị ấy học tập ở trong, như thế là lực của bậc hữu học. Vì sau khi đã được học tập bên trong, như thế là lực của bậc đã học xong. Bằng cách đoạn tận phiền não, như thế là lực của người phiền não đã bị đoạn tận. Đấy là thần thông của vị ấy, như thế là lực thần thông. Lực của Như Lai theo nghĩa không đo lường được. LUẬN VỀ LỰC [1] ’’khanti-bala (lực chọn lựa)’’ là sự chịu đựng điều khó mà chịu đựng’ (PsA 44Se), như vậy khiến ta nghĩ tới ‘kham nhẫn’ hơn là ‘chọn lựa’. Nhưng ‘’khamati (chọn lựa)’: tassa yogissa khamati ruccati (hành giả có sự chọn lựa ấy, ưa chuộng hơn ấy) (PsA 450), như vậy khiến ta nghĩ tới ‘chọn lựa’ hơn là ‘kiên nhẫn’. <so với Luận XXIX> Cũng thế, ‘paññāpeti (chuẩn bị sẵn)’ có nghĩa là ‘làm cho hoan hỉ’ (PsA 450) và ‘nijjhāpeti’ (thuyết phục) có nghĩa là ‘khiến phải nghĩ tới’ (muốn việc gì xảy ra)’ (PsA 450). [2] So với Luận IX đoạn 1 về cấu trúc đoạn này. [3] Bình giải về đoạn 2, PsA (trang 449) viết khanti-bala là sự chịu đựng điều khó mà chịu đựng’ (dukkhama), như vậy ngụ ý khanti là ‘kham nhẫn’; nhưng điều này lại không phù hợp với đoạn 14. -ooOoo- Ðầu trang | Mục lục | 01a | 01b | 01c | 01d | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | Bảng tra thuật ngữ |
Chân thành cám ơn đạo hữu Nguyễn Văn Ngân đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 10-2006)
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 10-10-2006