PHẬT GIÁO NGUYÊN
THỦY
SUTTAPIṬAKA - KHUDDAKANIKĀYA
Đạo Vô
Ngại Giải
Paṭisambhidāmagga
Bhikkhu Ñāṇamoli dịch
từ tiếng Pāḷi sang tiếng Anh:
THE PATH OF DISCRIMINATION
Nguyễn Văn Ngân dịch
từ tiếng Anh sang tiếng Việt
2006
Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode) |
[XIII - LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ
TẠO THÀNH GIÁC NGỘ] 1. [115] ‘Này các tỳ kheo, có bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ. Bảy yếu tố nào? Đó là yếu tố tạo thành giác ngộ của quán niệm, yếu tố tạo thành giác ngộ của đi tìm sự thật, yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn, yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ, yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng, yếu tố tạo thành giác ngộ của định, yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản. Đây là bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ. (S v 77) 2. Yếu tố tạo thành giác ngộ: yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa nào? Các yếu tố ấy đưa đến giác ngộ, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức,* [1] nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng giữ cho tỉnh thức,2*... Chúng tiếp tục tỉnh thức,3*... Chúng hoàn toàn tỉnh thức,4* nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. * bujjhantīti: được đánh thức = tỉnh thức, tỉnh ngộ, hay thức từ giấc ngủ nhiễm lậu triền miên; nđ thức không ngủ. 2* anubujjhantīti: giữ cho tỉnh 3* paṭibujjhantīti: nđ tiếp tục không ngủ 4* sambujjhantīti: nđ hoàn toàn không ngủ. Dịch bốn chú thích này từ chú giải của bộ Phân Tích theo Bhikkhu Ñāṇamoli, Dispeller of Delusion II, PTS, 1991, đoạn 1510-1512. Các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa được hiểu biết*. Các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa được hiểu biết thêm*... theo nghĩa được hiểu biết thêm nữa*... theo nghĩa được hiểu biết trọn vẹn*. Các yếu tố ấy đem lại giác ngộ nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Các yếu tố ấy gìn giữ giác ngộ,... Các yếu tố ấy tiếp tục gìn giữ giác ngộ,... Các yếu tố ấy đem lại giác ngộ hoàn toàn, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa sáng suốt2*. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa sáng suốt thêm2*... Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa sáng suốt thêm nữa2*... Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa sáng suốt trọn vẹn2*... Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa góp phần vào [2] giác ngộ3*... theo nghĩa góp phần vào giác ngộ thêm 3*... theo nghĩa góp phần vào giác ngộ thêm nữa 3*... theo nghĩa góp phần vào giác ngộ trọn vẹn3*... Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa chứng đạt trạng thái giác ngộ... theo nghĩa đạt được trạng thái giác ngộ... theo nghĩa nắm lấy trạng thái giác ngộ... theo nghĩa nhận thức được trạng thái giác ngộ... theo nghĩa cố ý hoàn thành trạng thái giác ngộ... theo nghĩa làm cho trạng thái giác ngộ xảy ra... * được hiểu biết (bujjhanaṭṭhena), được hiểu biết thêm (anubujjhanaṭṭhena), được hiểu biết thêm nữa (paṭibujjhanaṭṭhena), được hiểu biết trọn vẹn (sambujjhanaṭṭhena). Đọc Luận I đ. 31. 2* sáng suốt (bodhanaṭṭhena), sáng suốt thêm (anubodhanaṭṭhena), sáng suốt thêm nữa (paṭibodhanaṭṭhena), sáng suốt trọn vẹn (sambodhanaṭṭhena). Đọc Luận I đ. 31. 3* giác ngộ (bodhi), giác ngộ thêm (anubodhi), giác ngộ thêm nữa (paṭibodhi), giác ngộ trọn vẹn, toàn triệt (sambodhi). Đọc Luận I đ. 31. 3. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa nguồn gốc. [3] Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của nguồn gốc... theo nghĩa gìn giữ của nguồn gốc... theo nghĩa trang bị của nguồn gốc... theo nghĩa toàn thiện của nguồn gốc... [116] theo nghĩa chín mùi của nguồn gốc... theo nghĩa vô ngại giải về nguồn gốc... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về nguồn gốc... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về nguồn gốc... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ vô ngại giải về nguồn gốc. 4. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa nguyên nhân. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của nguyên nhân... theo nghĩa gìn giữ của nguyên nhân... theo nghĩa trang bị của nguyên nhân... theo nghĩa toàn thiện của nguyên nhân... theo nghĩa chín mùi của nguyên nhân... theo nghĩa vô ngại giải về nguyên nhân... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về nguyên nhân... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về nguyên nhân... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ vô ngại giải về nguyên nhân. 5. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa điều kiện. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của điều kiện... theo nghĩa gìn giữ của điều kiện... theo nghĩa trang bị của điều kiện... theo nghĩa toàn thiện của điều kiện... theo nghĩa chín mùi của điều kiện... theo nghĩa vô ngại giải về điều kiện... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về điều kiện... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về điều kiện... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ vô ngại giải về điều kiện. 6. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa thanh lọc. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của thanh lọc... theo nghĩa gìn giữ của thanh lọc... theo nghĩa trang bị của thanh lọc... theo nghĩa toàn thiện của thanh lọc... theo nghĩa chín mùi của thanh lọc... theo nghĩa vô ngại giải về thanh lọc... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về thanh lọc... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về thanh lọc... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ vô ngại giải về thanh lọc. 7. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa không lỗi. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của không lỗi... theo nghĩa gìn giữ của không lỗi... theo nghĩa trang bị của không lỗi... theo nghĩa toàn thiện của không lỗi... theo nghĩa chín mùi của không lỗi... theo nghĩa vô ngại giải về không lỗi... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về không lỗi... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về không lỗi... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ biện giải về không lỗi. 8. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa xuất ly. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của xuất ly... theo nghĩa gìn giữ của xuất ly... theo nghĩa trang bị của xuất ly... theo nghĩa toàn thiện của xuất ly... theo nghĩa chín mùi của xuất ly... theo nghĩa vô ngại giải về xuất ly... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về xuất ly... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về xuất ly... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ vô ngại giải về xuất ly. 9. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa giải thoát. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của giải thoát... theo nghĩa gìn giữ của giải thoát... theo nghĩa trang bị của giải thoát... theo nghĩa toàn thiện của [117] giải thoát... theo nghĩa chín mùi của giải thoát... theo nghĩa vô ngại giải về giải thoát... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về giải thoát... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về giải thoát... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ vô ngại giải về giải thoát. 10. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa không phiền não. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của không phiền não... theo nghĩa gìn giữ của không phiền não... theo nghĩa trang bị của không phiền não... theo nghĩa toàn thiện của không phiền não... theo nghĩa chín mùi của không phiền não... theo nghĩa vô ngại giải về không phiền não... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về không phiền não... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về không phiền não... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ vô ngại giải về không phiền não. 11. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa sống cách ly. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của sống cách ly... theo nghĩa gìn giữ của sống cách ly... theo nghĩa trang bị của sống cách ly... theo nghĩa toàn thiện của cuộc sống cách ly... theo nghĩa chín mùi của sống cách ly... theo nghĩa vô ngại giải về sống cách ly... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về sống cách ly... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về sống cách ly... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ vô ngại giải về sống cách ly. 12. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa buông bỏ. Chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ theo nghĩa hành xử của buông bỏ... theo nghĩa gìn giữ của buông bỏ... theo nghĩa trang bị của buông bỏ... theo nghĩa toàn thiện của buông bỏ... theo nghĩa chín mùi của buông bỏ... theo nghĩa vô ngại giải về buông bỏ... theo nghĩa chứng được vô ngại giải về buông bỏ... theo nghĩa làm chủ vô ngại giải về buông bỏ... theo nghĩa sau khi đã chứng được sự làm chủ vô ngại giải về buông bỏ. 13. Chúng tỉnh thức theo nghĩa nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức theo nghĩa nguyên nhân, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức theo nghĩa điều kiện... theo nghĩa thanh lọc... theo nghĩa không lỗi... theo nghĩa xuất ly... theo nghĩa giải thoát... [118] theo nghĩa không phiền não... theo nghĩa sống cách ly... theo nghĩa buông bỏ, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 14. Chúng tỉnh thức theo nghĩa hành xử của nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức theo nghĩa hành xử của nguyên nhân, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức theo nghĩa hành xử của điều kiện... theo nghĩa hành xử của thanh lọc... theo nghĩa hành xử của không lỗi... theo nghĩa hành xử của xuất ly... theo nghĩa hành xử của giải thoát... theo nghĩa hành xử của không phiền não... theo nghĩa hành xử của sống cách ly... theo nghĩa hành xử của buông bỏ, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 15. Chúng tỉnh thức theo nghĩa gìn giữ của nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [hoàn tất bằng cách phối hợp gìn giữ với nguyên nhân, điều kiện, ... cho đến buông bỏ] 16. Chúng tỉnh thức theo nghĩa trang bị của nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [hoàn tất bằng cách phối hợp trang bị với nguyên nhân, vân vân] 17. Chúng tỉnh thức theo nghĩa toàn thiện của nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [hoàn tất bằng cách phối hợp toàn thiện với nguyên nhân, vân vân] 18. Chúng tỉnh thức theo nghĩa chín mùi của nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [hoàn tất bằng cách phối hợp chín mùi với nguyên nhân, vân vân] 19. Chúng tỉnh thức theo nghĩa vô ngại giải về nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [hoàn tất bằng cách phối hợp vô ngại giải với nguyên nhân, vân vân] 20. Chúng tỉnh thức theo nghĩa đem lại * vô ngại giải về nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [hoàn tất bằng cách phối hợp đem lại vô ngại giải với nguyên nhân, vân vân, cho đến]... Chúng tỉnh thức theo nghĩa đem lại vô ngại giải về buông bỏ, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. * ‘Pāpana = đem lại (= khiến cho chứng được, từ chữ pāpuṇāti) không có trong tự điển PTS. Chú thích này của Ñāṇamoli. Tôi không thể đặt chú thích này ở cuối trang được vì máy sẽ ghi là chú thích số 4. 21. Chúng tỉnh thức theo nghĩa phát triển sự làm chủ vô ngại giải về nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [hoàn tất bằng cách phối hợp phát triển sự làm chủ vô ngại giải với nguyên nhân, vân vân, cho đến]... Chúng tỉnh thức theo nghĩa phát triển sự làm chủ vô ngại giải về buông bỏ, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 22. Chúng tỉnh thức theo nghĩa chứng được sự làm chủ vô ngại giải về nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [hoàn tất bằng cách phối hợp chứng được sự làm chủ vô ngại giải với nguyên nhân, vân vân, cho đến]... Chúng tỉnh thức theo nghĩa chứng được sự làm chủ vô ngại giải về buông bỏ, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 23. Chúng tỉnh thức theo nghĩa gìn giữ, [4] nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức theo nghĩa trang bị, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng đánh thức theo nghĩa toàn thiện... theo nghĩa hợp nhất... theo nghĩa không phân tâm... theo nghĩa nỗ lực... theo nghĩa không dàn trải ra... theo nghĩa không khuấy rối... theo nghĩa bất động... Chúng tỉnh thức theo nghĩa <giữ vững - Đọc Luận I đoạn 23> tâm do trụ nhất điểm, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức theo nghĩa đối tượng [để dựa vào]... theo nghĩa lãnh vực... [119] theo nghĩa từ bỏ... dứt bỏ... ngoi lên... quay đi... an tịnh... cao thượng... giải thoát... không phiền não... vượt qua... không dấu hiệu... không ước nguyện [5]... chân không... tác dụng (hương vị) duy nhất... không vượt quá nhau... sóng đôi... lối thoát... nguyên nhân... thấy rõ... Chúng tỉnh thức theo nghĩa ưu thắng, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 24. Chúng tỉnh thức trong không phân tâm là nghĩa của tĩnh lặng, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong quán tưởng là nghĩa của quán thực tánh,... trong tác dụng (hương vị) duy nhất là nghĩa của tĩnh lặng và quán thực tánh. Chúng tỉnh thức trong không vượt quá nhau là nghĩa của sóng đôi, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 25. Chúng tỉnh thức trong sự hành trì là nghĩa của huân tập, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong lãnh vực là nghĩa của đối tượng hỗ trợ... Chúng tỉnh thức trong trạng thái nỗ lực là nghĩa của tâm lười biếng, ... Chúng tỉnh thức trong trạng thái chế ngự là nghĩa của tâm bị dao động,... Chúng tỉnh thức trong trạng thái vô can nhìn với lòng bình thản là nghĩa của tâm được thanh lọc theo hai cách, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong thành tựu ưu việt là một nghĩa... Chúng tỉnh thức trong việc hiểu cao hơn là một nghĩa... Chúng tỉnh thức trong chứng ngộ đồng thời các sự thực là một nghĩa... Chúng tỉnh thức trong việc củng cố đoạn diệt là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 26. Chúng tỉnh thức trong cả quyết là nghĩa của năng lực gây ảnh hưởng của tín, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong... [và cứ thế với các năng lực còn lại của năm năng lực gây ảnh hưởng - đọc Luận I đ. 26]. Chúng tỉnh thức trong không lay chuyển vì không tin là nghĩa của tín lực. Chúng... [và cứ thế với các lực còn lại của năm lực]. Chúng tỉnh thức trong thiết lập là nghĩa của yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng... [và cứ thế với các yếu tố còn lại của bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ]. [120] Chúng tỉnh thức trong thấy rõ là nghĩa của chánh kiến, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng... [và cứ thế với các chi ngành còn lại của tám chánh đạo]. Chúng tỉnh thức trong sự ưu thắng là nghĩa của các năng lực gây ảnh hưởng, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đ. 26]. Chúng tỉnh thức trong chân như (như thực) là nghĩa của các sự thực, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 27. Chúng tỉnh thức trong sự làm lắng dịu là nghĩa của [bốn] phận việc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong sự thực chứng phẩm chất của [bốn] quả như là một ý nghĩa,* nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong hành vi hiểu biết là nghĩa của tuệ, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. [6] * phalānaṁ bujjhantīti bojjhaṅgā. 28. Chúng tỉnh thức trong hướng tâm là nghĩa của hướng tâm vào đối tượng, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đ. 28 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong sự hợp nhất là nghĩa của tâm [đã định], nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 29. Chúng tỉnh thức trong hướng sự chú ý là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đ. 29 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong tính đơn chiếc * là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. * tính đơn chiếc: ekodi Chúng tỉnh thức trong điều đã chứng biết là nghĩa của trí trực chứng, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đoạn 29 cho đến]... [121] Chúng tỉnh thức trong trạng thái không được tạo thành là nghĩa của cái không được tạo thành, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 30. Chúng tỉnh thức trong tâm như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đoạn 30 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong sự thoát ly của tâm như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 31. Chúng tỉnh thức trong sự chú ý đến nhất điểm như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong nhận biết nhất điểm như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong hành vi hiểu biết về nhất điểm như là một nghĩa... trong nhận thức về nhất điểm như là một nghĩa... trong tính đơn chiếc của nhất điểm như là một nghĩa... [trong buộc tâm trong nhất điểm là một nghĩa [7] ...] trong sự đi vào (lao vào) nhất điểm là một nghĩa... trong việc có tin tưởng về nhất điểm như là một nghĩa... trong sự trở nên bình thản với nhất điểm như là một nghĩa... trong tình trạng được giải thoát trong nhất điểm như là một nghĩa... trong việc thấy rõ rằng ‘Đây là an lạc’ trong nhất điểm như là một nghĩa... [122] [và cứ thế như ở Luận I đoạn 31 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong sự chiếu sáng trọn vẹn trong nhất điểm như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 32. Chúng tỉnh thức trong từ bỏ như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong đoạn diệt như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. [8] Chúng tỉnh thức trong giải thích [9] như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đoạn 32 cho đến]... [123] Chúng tỉnh thức trong hành xử dưới ảnh hưởng của giải thoát như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 33. Chúng tỉnh thức trong ý muốn làm như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng ... [và cứ thế như ở Luận I đoạn 33 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong tìm hiểu như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 34. Chúng tỉnh thức trong bức bách như là một nghĩa của khổ, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong trạng thái được tạo thành như là một nghĩa của khổ,... trong sự thiêu đốt (thống khổ) như là một nghĩa của khổ... [124] trong biến đổi như là một nghĩa của khổ, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. [10] Chúng tỉnh thức trong tích lũy như là nghĩa của nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong căn nguyên như là nghĩa của nguồn gốc,... trong trói buộc như là nghĩa của nguồn gốc,... trong trở ngại như là nghĩa của nguồn gốc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong thoát ly như là nghĩa của đoạn diệt, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong sự sống cách ly như là nghĩa của đoạn diệt,... trong trạng thái không còn được tạo thành như là nghĩa của đoạn diệt,... trong không còn chết nữa như là nghĩa của đoạn diệt, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong lối thoát như là nghĩa của con đường giải thoát, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong nguyên nhân như là nghĩa của con đường giải thoát,... trong thấy rõ như là nghĩa của con đường giải thoát,... trong ưu thắng như là nghĩa của con đường giải thoát, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 35. Chúng tỉnh thức trong chân như (như thực) như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong tính không thể khác được như là một nghĩa,[11]... trong không phải là ngã như là một nghĩa... [và cứ thế như ở Luận I đ. 35 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong chứng ngộ đồng thời như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 36. Chúng tỉnh thức trong xuất ly như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [và cứ thế với các phẩm tính đối nghịch với các chướng ngại còn lại của 7 chướng ngại như ở Luận I đ. 36]. 37. Chúng tỉnh thức trong Sơ thiền như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [và cứ thế với các jhanas còn lại]. 38. Chúng tỉnh thức trong cõi không gian vô biên như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [và cứ thế với các chứng đạt vô sắc giới còn lại]. 39. Chúng tỉnh thức trong quán vô thường như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... [và cứ thế với các tuệ quán còn lại của 18 tuệ quán thực tánh chính ]. 40. Chúng tỉnh thức trong đạo lộ nhập giòng như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong đạo lộ trở lại một lần... trong đạo lộ không trở lại... trong đạo lộ arahant như là một nghĩa, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 41. Chúng tỉnh thức trong năng lực gây ảnh hưởng của tín qua ý nghĩa của cả quyết, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... Chúng... [và cứ thế với các năng lực còn lại của năm năng lực gây ảnh hưởng ]. Chúng tỉnh thức trong tín lực qua ý nghĩa của không lay chuyển vì không tin, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... Chúng... [và cứ thế với các lực còn lại của năm lực ]. Chúng tỉnh thức trong yếu tố tạo thành giác ngộ của quán niệm qua ý nghĩa của thiết lập, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... Chúng... [và cứ thế với các yếu tố còn lại của bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ ]. Chúng tỉnh thức trong chánh kiến qua ý nghĩa thấy rõ của nó, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... Chúng... [và cứ thế với các chi ngành còn lại của tám chánh đạo ]. [125] Chúng tỉnh thức trong các năng lực gây ảnh hưởng qua ý nghĩa của ưu thắng, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đ. 41 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong các Chân Lý qua ý nghĩa của như thực (chân thực), nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 42. Chúng tỉnh thức trong tĩnh lặng qua ý nghĩa của không phân tâm, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đ. 42 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong sóng đôi qua ý nghĩa của không vượt quá, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Chúng tỉnh thức trong tiến trình thanh lọc giới qua ý nghĩa của chế ngự, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đoạn 42 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong trí biết về không sanh khởi qua ý nghĩa của làm cho lắng dịu, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. 43. Chúng tỉnh thức trong hăng hái qua ý nghĩa nguồn gốc của nó, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ... Chúng... [và cứ thế như ở Luận I đoạn 43 cho đến]... Chúng tỉnh thức trong tuệ về Nibbāna hiển lộ lên từ bất tử qua ý nghĩa của kết thúc, nên chúng là các yếu tố tạo thành giác ngộ. Nguồn gốc kinh Sāvatthi (S v 70) 44. Ở đấy tôn giả Sāriputta nói với các tỳ kheo như vầy: [12] ‘Này các hiền hữu. Các tỳ kheo trả lời: ‘Thưa hiền hữu’. tôn giả Sāriputta nói điều này: ‘Này các hiền hữu, có bẩy các yếu tố tạo thành giác ngộ này. Bảy yếu tố nào? Chúng là yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm, ... yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản. Có bẩy các yếu tố tạo thành giác ngộ này. ‘Với bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ này, nếu muốn an trú trong bất cứ yếu tố nào vào buổi sáng, tôi an trú trong yếu tố đó vào buổi sáng; nếu muốn an trú trong bất cứ yếu tố nào vào buổi trưa, tôi an trú trong yếu tố đó vào buổi trưa; nếu muốn an trú trong bất cứ yếu tố nào vào buổi chiều tối, tôi an trú trong yếu tố đó vào buổi chiều tối. [126] ‘Nếu yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm xảy ra trong trí tôi, trong trí tôi yếu tố ấy vô lượng, diễn ra toàn hảo; và trong khi yếu tố ấy đang tồn tại, [13] tôi biết rằng nó đang tồn tại; nếu nó tan rã trong tôi, tôi biết nó tan rã trong tôi vì một nguyên nhân nhất định nào đó. Nếu yếu tố tạo thành giác ngộ của tìm hiểu xảy ra, ... yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản xảy ra trong trí tôi, trong trí tôi yếu tố ấy vô lượng, diễn ra toàn hảo; trong khi yếu tố ấy tồn tại, tôi biết rằng nó đang tồn tại; nếu nó tan rã trong tôi, tôi biết nó tan rã trong tôi vì một nguyên nhân nhất định nào đó. ‘Giả tỷ có nhà vua hay một vị quan phụ trách một Bộ của vua có cái rương đầy quần áo nhiều mầu sắc, nếu muốn mặc bộ nào vào buổi sáng, người ấy sẽ mặc bộ ấy vào buổi sáng; nếu muốn mặc bộ nào vào buổi trưa, người ấy sẽ mặc bộ ấy vào buổi trưa; nếu muốn mặc bộ nào vào buổi tối, người ấy sẽ mặc bộ ấy vào buổi tối; cũng thế với bẩy yếu tố tạo thành giác ngộ này, nếu muốn an trú trong bất cứ yếu tố nào vào buổi sáng, ta an trú trong yếu tố đó vào buổi sáng; ... tôi biết nó tan rã trong tôi vì một nguyên nhân nhất định nào đó (S v 70). 45. Như thế nào là có yếu tố giác ngộ như vầy: ‘Nếu yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm xảy ra trong trí tôi ’? Một khi đoạn diệt đã được củng cố, thì có yếu tố giác ngộ như vầy: ‘Nếu yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm xảy ra trong trí tôi ’. Như thể có một ngọn đèn dầu đang cháy, hễ có ngọn lửa, thì có ánh sáng, hễ có ánh sáng thì có ngọn lửa; cũng thế, một khi đoạn diệt đã được củng cố, thì có yếu tố giác ngộ như vầy: ‘Nếu yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm xảy ra trong trí tôi ’. [127] 46. Như thế nào là có yếu tố giác ngộ như vầy: ‘Yếu tố ấy vô lượng xảy ra trong trí tôi ’? Các nhiễm lậu có liên hệ chặt chẽ với hạn mức đo lường*, [14] và cũng thế với tất cả những ám ảnh, và với những hành vi tái tạo trở thành; đoạn diệt là không đo lường được theo nghĩa bất động và theo nghĩa không được tạo thành. Một khi đoạn diệt đã được củng cố, thì có yếu tố giác ngộ như vầy: ‘Yếu tố ấy vô lượng xảy ra trong trí tôi ’. * Chú giải MA nói rằng người ta có thể dùng nhiễm lậu làm tiêu chuẩn để xếp loại (nđ. đo lường: pamāṇakaraṇa) một người là kẻ phàm tục, nhập giòng, trở lại một lần hay không trở lại. Đọc Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi, The Middle Length Discourses of the Buddha, Wisdom Publications [Boston, 1995], chú thích 452, trang 1238. 47. Như thế nào là có yếu tố giác ngộ như vầy: ‘Yếu tố ấy diễn ra toàn hảo (đem lại đồng nhất thể) trong trí tôi ’? Nhiễm lậu không giống nhau, [15] các ám ảnh, các hành vi tái tạo trở thành cũng như thế; đoạn diệt là một trạng thái nhất như theo nghĩa an lạc và theo nghĩa vô thượng. Một khi đoạn diệt đã được củng cố, thì có yếu tố giác ngộ như vầy: ‘Yếu tố ấy diễn ra toàn hảo (đem lại đồng nhất thể) trong trí tôi.’ 48. Như thế nào là ‘trong khi yếu tố ấy đang tồn tại 13, tôi biết rằng nó đang tồn tại; nếu nó tan rã trong tôi, tôi biết nó tan rã trong tôi vì một nguyên nhân nhất định nào đó ’? Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tồn tại theo bao nhiêu khía cạnh? Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tan rã theo bao nhiêu khía cạnh? Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tồn tại theo tám khía cạnh; yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tan rã theo tám khía cạnh. 49. Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tồn tại theo tám khía cạnh nào? Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tồn tại nhờ không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu được hướng tâm để ý tới; yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tồn tại nhờ nguồn sanh khởi của hiện hữu không được hướng tâm để ý tới;... nhờ không tiếp tục tái diễn hiện hữu được hướng tâm để ý tới;... nhờ tiếp tục tái diễn hiện hữu không được hướng tâm để ý tới;... nhờ không dấu hiệu được hướng tâm để ý tới;... nhờ dấu hiệu không được hướng tâm để ý tới; nhờ đoạn diệt được hướng tâm để ý tới... yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tồn tại nhờ hành vi tạo quả không được hướng tâm để ý tới. Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tồn tại theo tám khía cạnh này. 50. Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tan rã theo tám khía cạnh nào? Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tan rã vì nguồn sanh khởi của hiện hữu được hướng tâm để ý tới; yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tan rã vì không còn nguồn sanh khởi của hiện hữu không được hướng tâm để ý tới;... vì tiếp tục tái diễn hiện hữu được hướng tâm để ý tới;... vì không tiếp tục tái diễn hiện hữu không được hướng tâm để ý tới;... vì dấu hiệu được hướng tâm để ý tới;... vì không dấu hiệu không được hướng tâm để ý tới; vì hành vi tạo quả được hướng tâm để ý tới... yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tan rã vì đoạn diệt không được hướng tâm để ý tới. Yếu tố tạo thành giác ngộ của niệm tan rã theo tám khía cạnh này. [128] ‘Trong khi yếu tố ấy đang tồn tại13, tôi biết rằng nó đang tồn tại; nếu nó tan rã trong tôi, tôi biết nó tan rã trong tôi vì một nguyên nhân nhất định nào đó là như thế. 51-56. ... yếu tố tạo thành giác ngộ của tìm hiểu... 57-62. ... yếu tố tạo thành giác ngộ của tinh tấn... 63-68. ... yếu tố tạo thành giác ngộ của hỉ... 69-74. ... yếu tố tạo thành giác ngộ của tĩnh lặng... 75-80. ... yếu tố tạo thành giác ngộ của định... 81-86. Như thế nào là có yếu tố giác ngộ như vầy: ‘Nếu yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản xảy ra trong trí tôi ’? Một khi... ... Yếu tố tạo thành giác ngộ của bình thản tan rã theo tám khía cạnh này. ‘Trong khi yếu tố ấy tồn tại13, tôi biết rằng nó đang tồn tại; nếu nó tan rã trong tôi, tôi biết nó tan rã trong tôi vì một nguyên nhân nhất định nào đó là như thế. LUẬN THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TẠO THÀNH GIÁC NGỘ. [1] Đọc Luận I đ. 31. [2] Bodhipakkhiya: có đặc tính giác ngộ, nhưng chú giải viết là bodhapakkhiya và giải thích là góp phần, hỗ trợ người được giác ngộ (PsA 429 Se). [3] Các đoạn từ 3-12 tượng trưng cho sự hoán vị các phần tử của hai nhóm chữ: · nhóm một có 10, đó là: (1) nguồn gốc, (2) nguyên nhân, (3) điều kiện, (4) thanh lọc, (5) không lỗi, (6) xuất ly, (7) giải thoát, (8) không phiền não, (9) sống cách ly, (10) buông bỏ; · nhóm hai có 9: (a) hành xử, (b) giữ lấy, (c) trang bị, (d) chu toàn, (e) chín mùi, (f) vô ngại giải, (g) đem lại vô ngại giải = tuệ quán, (h) tu tập để làm chủ trong vô ngại giải (= đạo lộ), (i) với tới sự làm chủ trong vô ngại giải (= quả). Nhóm hoán vị thứ nhất (đoạn 3-12) sắp đặt như sau: 1a, b, ... i; 2a, b, ... i; ...; 10a, b, ... i. Nhóm một này được nối tiếp bằng (đoạn 13-22) sắp đặt như sau: 1, 2, 3, 4, ... 10; a1, 2, ...10; b1, 2, ... 10; i1, 2, ... 10. Vibhaṅga (Vbh. 16) cũng chọn phương thức tương tự như thế. Ta thấy chữ vasībhāvaṭṭhena «theo nghĩa làm chủ» rải rác khắp đoạn này. [4] Trong những đoạn (23-43) tiếp sau ở phần này, sự xếp đặt giống y như trình tự đã nói ở các đoạn 23-43 của Luận I. Chỉ có một hay hai thay đổi không được đề cập ở đây, và cũng có một hay hai khác biệt sẽ được ghi nhận riêng. [5] Mệnh đề ‘không ước nguyện’ ở đây trong bản của PTS bị bỏ đi. [6] Mệnh đề ‘Chúng tỉnh thức trong hành vi hiểu biết’... không có trong Luận I đoạn 27. [7] Ở đây, trong bản của PTS, thiếu mệnh đề ‘ổn định trong nhất điểm’ có ở Luận I. [8] Hai mệnh đề ‘từ bỏ’ và ‘đoạn diệt’ không có trong bản của Luận I đoạn 32. [9] Ấn bản của PTS quyển ii, trang 18 viết là pakāsanaṭṭho được chú giải PsA tán thành (Đọc Luận I đoạn 32 và chú giải). [10] Ở đây mỗi một chân lý trong tứ đế chỉ có bốn mệnh đề, trong khi ở Luận I đoạn 34, lại có tới 5 mệnh đề. [11] Câu ‘tính không thể khác được: (anaññatha)’ không có ở Luận I đoạn 35. [12] Ở đây chú giải nói: ‘Trưởng lão [Sāriputta], muốn chỉ sự vận hành của các yếu tố tạo thành giác ngộ bằng cách giải thích rộng rãi một bài kinh do chính ngài đã thuyết từ trước, nên đã nêu nguồn gốc (nidāna) của Kinh mở đầu bằng ‘Vào một lúc’, và bắt đầu nói một câu khái quát. Nhưng chính vì bài kinh này do chính Ngài giảng nên không thể dùng câu ‘Như vầy tôi nghe’ mà dùng câu ‘tôn giả Sāriputta’ để phân biệt với người đang giảng, tự coi mình là một người khác. Cách nói đó được sử dụng rộng rãi ở thế gian [ngoài Tăng đoàn]’. (PsA 430 Se). [13] Viết theo Saṁyutta: Tiṭṭhantaṁ ca naṁ tiṭṭhatī ti pajānāmi. «Bản của Be đoạn 20 viết là: tiṭṭhantañca naṁ ‘tiṭṭhātī’ti pajānāmi». [14] Đọc M i 298. [15] Đọc Vbh. Chữ sama trong sama-dhammo là lời đùa cợt ở chữ samaṁ = giống nhau và sammati = được an tịnh (n. upasama = an tịnh và pp. santa = an lạc). Đọc thêm các chữ trong bản tra dưới mục ‘nhất thể, nhất như’. -ooOoo- Ðầu trang | Mục lục | 01a | 01b | 01c | 01d | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | Bảng tra thuật ngữ |
Chân thành cám ơn đạo hữu Nguyễn Văn Ngân đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 10-2006)
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 10-10-2006