Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
58. Kinh Thất Bảo
59. Kinh Tam Thập Nhị Tướng
60. Kinh Tứ Châu
61. Kinh Ngưu Phấn Dụ
62. Kinh Tần-Bệ-Sa-La Vương Nghinh Phật
63. Kinh Bệ-Bà-Lăng-Kỳ
64. Kinh Thiên Sứ
65. Kinh Ô Điểu Dụ
66. Kinh Thuyết Bổn
67. Kinh Đại Thiên Nại Lâm
68. Kinh Đại Thiện Kiến Vương
69. Kinh Tam Thập Dụ
70. Kinh Chuyển Luân Vương
71. Kinh Bệ-Tứ
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

6. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG

59. KINH TAM THẬP NHỊ TƯỚNG[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ các Tỳ-kheo sau khi ăn trưa xong, tụ tập ngồi tại giảng đường, cùng luận bàn như sau:

“Này chư Hiền, kỳ diệu thay, hy hữu thay! Bậc Đại nhân thành tựu ba mươi hai tướng thì chắc chắn có hai trường hợp, chân thật, không hư dối. Nếu ở tại gia thì chắc chắn vị ấy làm Chuyển luân vương, thông minh trí tuệ, có bốn loại quân, chỉnh trị thiên hạ, tự do tự tại, là pháp vương hành động theo Chánh pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu ấy là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu, tướng quân báu. Vị ấy có đủ một ngàn con trai dung mạo đẹp đẽ, dõng mãnh, không sợ, nhiếp phục được địch quân. Vị ấy thống lãnh toàn thể cõi đất này cho đến biển cả; không dùng đao gậy mà dùng pháp giáo hóa khiến cho an lạc. Nếu vị ấy cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo, thì chắc chắn chứng đắc quả Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, tiếng tăm vang dội, mười phương đều nghe.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn đang ở chỗ nhàn tĩnh, với thiên nhĩ thanh tịnh, vượt xa người thường, Ngài nghe các Tỳ-kheo, sau bữa ăn trưa tụ tập ngồi tại giảng đường, cùng bàn luận về sự kiện này: “Này chư Hiền, kỳ diệu thay, hy hữu thay! Bậc Đại nhân thành tựu ba mươi hai tướng thì chắc chắn có hai trường hợp, chân thật, không hư dối. Nếu ở tại gia thì chắc chắn vị ấy làm Chuyển luân vương, thông minh trí tuệ, có bốn loại quân, chỉnh trị thiên hạ, tự do tự tại, là pháp vương hành động theo Chánh pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu ấy là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu, tướng quân báu. Vị ấy có đủ một ngàn con trai dung mạo đẹp đẽ, dõng mãnh, không sợ, nhiếp phục được địch quân. Vị ấy thống lãnh toàn thể cõi đất này cho đến biển cả; không dùng đao gậy mà dùng pháp giáo hóa khiến cho an lạc. Nếu vị ấy cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo, thì chắc chắn chứng đắc quả Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, tiếng tăm vang dội, mười phương đều nghe.”

Đức Thế Tôn sau khi nghe như vậy xong, vào lúc xế trưa, Ngài từ chỗ nghỉ ngơi đứng dậy, đi đến giảng đường, trải tọa mà ngồi trước chúng Tỳ-kheo. Ngài hỏi các Tỳ-kheo:

“Hôm nay, các ngươi tụ họp tại giảng đường cùng nhau bàn luận việc gì?”

Bấy giờ các Tỳ-kheo đáp:

“Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay tụ tập tại giảng đường, chúng con cùng nhau bàn luận thế này: ‘Này chư Hiền, kỳ diệu thay, hy hữu thay! Bậc Đại nhân thành tựu ba mươi hai tướng thì chắc chắn có hai trường hợp, chân thật, không hư dối. Nếu ở tại gia thì chắc chắn vị ấy làm Chuyển luân vương, thông minh trí tuệ, có bốn loại quân, chỉnh trị thiên hạ, tự do tự tại, là pháp vương hành động theo Chánh pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu ấy là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu, tướng quân báu. Vị ấy có đủ một ngàn con trai dung mạo đẹp đẽ, dõng mãnh, không sợ, nhiếp phục được địch quân. Vị ấy thống lãnh toàn thể cõi đất này cho đến biển cả; không dùng đao gậy mà dùng pháp giáo hóa khiến cho an lạc. Nếu vị ấy cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo, thì chắc chắn chứng đắc quả Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, tiếng tăm vang dội, mười phương đều nghe’. Bạch Đức Thế Tôn, chúng con cùng nhau bàn luận việc như vậy, nên tụ tập ngồi tại giảng đường.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn dạy:

“Này các Tỳ-kheo, các ngươi muốn Như Lai nói về ba mươi hai tướng không? Bậc Đại nhân mà thành tựu ba mươi hai tướng thì chắc chắn có hai trường hợp, chân thật, không hư dối. Nếu ở tại gia thì chắc chắn vị ấy làm Chuyển luân vương, thông minh trí tuệ, có bốn loại quân, chỉnh trị thiên hạ, tự do tự tại, là pháp vương hành động theo Chánh pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu ấy là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu, tướng quân báu. Vị ấy có đủ một ngàn con trai dung mạo đẹp đẽ, dõng mãnh, không sợ, nhiếp phục được địch quân. Vị ấy thống lãnh toàn thể cõi đất này cho đến biển cả; không dùng đao gậy mà dùng pháp giáo hóa khiến cho an lạc. Nếu vị ấy cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo, thì chắc chắn chứng đắc quả Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, tiếng tăm vang dội, mười phương đều nghe.”

Sau khi nghe xong, các Tỳ-kheo bạch:

“Bạch Thế Tôn, nay quả là đúng lúc. Bạch Thiện Thệ, nay quả là đúng lúc. Nếu Thế Tôn nói cho các Tỳ-kheo về ba mươi hai tướng, thì sau khi nghe xong, các Tỳ-kheo sẽ khéo ghi nhớ.”

Đức Thế Tôn bảo:

“Này các Tỳ-kheo, hãy lắng nghe, hãy lắng nghe, khéo suy nghĩ, ghi nhớ, Ta sẽ giảng giải, phân biệt rộng rãi cho các ngươi rõ.”

Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời, lắng nghe Thế Tôn dạy.

Phật nói:

“Bậc Đại nhân có lòng bàn chân bằng phẳng[02]. Đó là tướng của Đại nhân.

“Lại nữa, lòng bàn chân của Đại nhân có hình bánh xe[03]. Bánh xe có đầy đủ ngàn tăm. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, ngón chân của Đại nhân thon dài[04]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, mu bàn chân Đại nhân thì ngay ngắn[05]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, ở phía sau hai bên mắt cá của gót chân Đại nhân thì đầy đặn bằng phẳng[06]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, hai mắt cá nơi bàn chân thì nhô cao và đầy[07]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, lông trên thân thể của Đại nhân mọc hướng lên. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, ở chân tay Đại nhân có màng lưới giống như của chim nhạn chúa. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, chân tay Đại nhân rất đẹp, mềm mại, xòe ra như hoa Đâu-la[08]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, da thịt của Đại nhân mịn màng, bụi nước không dính được. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, từng sợi lông trên thân của Đại nhân, từng sợi lông một mọc ở lỗ chân lông, màu xanh lóng lánh như màu của ốc, xoay tròn về hướng phải. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, bắp đùi như bắp đùi của nai chúa. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, âm mã tàng[09] của Đại nhân giống như của ngựa chúa tốt. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, thân hình Đại nhân cân xứng đẹp đẽ, giống như cây Ni-câu-loại[10], trên dưới tương xứng hoàn toàn. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, thân thể của Đại nhân không gù còng. Thân không còng nghĩa là đứng thẳng mà duỗi tay, sờ tận đầu gối. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, thân của Đại nhân màu hoàng kim giống như vàng ròng tía[11]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, thân của Đại nhân có bảy chỗ đầy đặn. Bảy chỗ đầy đặn là hai bàn tay, hai bàn chân, hai vai và cổ. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, thân của Đại nhân phần trên lớn giống như thân sư tử. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, quai hàm của Đại nhân như sư tử[12]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, xương sống thẳng bằng. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, trên hai vai liên tiếp qua cổ đầy đặn bằng phẳng. Đó là tướng của bậc Đại nhân,

“Lại nữa, Đại nhân có bốn mươi cái răng. Răng đều đầy đặn, không khuyết lở, trắng, trong, láng bậc nhất. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, tiếng nói đáng ưa như tiếng trời Phạm thiên, âm thanh như tiếng chim Gia-la-tỳ-già[13]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, Đại nhân có lưỡi rộng dài. Lưỡi rộng dài là lưỡi khi lè ra trùm khắp cả mặt. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, mí mắt[14] của Đại nhân rộng như của trâu chúa. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, mắt Đại nhân màu xanh biếc[15]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, đỉnh đầu Đại nhân có nhục kế[16] tròn cân đối, tóc xoáy ốc về hướng phải. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, giữa hai lông mày của Đại nhân có sợi lông trắng mọc xoáy tròn về hướng phải[17]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Này các Tỳ-kheo, Đại nhân thành tựu ba mươi hai tướng này, chắc chắn có hai trường hợp, chân thật không hư dối. Nếu ở tại gia thì chắc chắn vị ấy làm Chuyển luân vương, thông minh trí tuệ, có bốn loại quân, chỉnh trị thiên hạ, tự do tự tại, là pháp vương hành động theo Chánh pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu ấy là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu, tướng quân báu. Vị ấy có đủ một ngàn con trai dung mạo đẹp đẽ, dõng mãnh, không sợ, nhiếp phục được địch quân. Vị ấy thống lãnh toàn thể cõi đất này cho đến biển cả; không dùng đao gậy mà dùng pháp giáo hóa khiến cho an lạc. Nếu vị ấy cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo, thì chắc chắn chứng đắc quả Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, tiếng tăm vang dội, mười phương đều nghe.”

Đức Phật thuyết như vậy, sau khi các Tỳ-kheo ấy nghe xong, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Kinh nói về 32 tướng tốt; tham chiếu Pāli, D.30. Lakkhaṇa-Suttanta.
[02] Túc an bình lập 足 安 平 立, Pāli: suppatiṭṭhitapāda, lòng bàn chân đầy đặn; khi đứng, tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất.
[03] Túc hạ sinh luân 足 下 生 輪, Pāli: pāda-talesu cakkāni jātāni.
[04] Túc chỉ tiêm trường 足 指 纖 長, Pāli: dīghaṅgulin.
[05] Túc châu chánh trực 足 周 正 直, Pāli thay bằng brahmujju-gatta, thân hình ngay thẳng như của Phạm thiên.
[06] Túc ngấn… bình mãn 足 跟 平 滿, Pāli: āyatapaṇhī, Pāligo-Bukyō-jiten (Shuzen Kumoi’s Dictionary of Pāli Buddhism) định nghĩa là “gót chân rộng và dài”. Nhưng, The Pāli Text Society’s Pāli-English Dictionary định nghĩa “having long eye-lashes” (có lông mi dài).
[07] Túc lưỡng khỏa sung 足 兩 踝 [月+庸], Pāli: usaṅkhapāda.
[08] Đâu-la hoa 兜 羅 華, Pāli: tūla, bông gòn.
[09] Âm mã tàng 陰 馬 藏, Pāli: kosohita-guhya.
[10] Ni-câu-loại thọ 尼 拘 類 樹, Pāli: nigrodha, cây đa, hay một loại cây sung Ấn độ (Ficus Indica).
[11] Tử ma kim 紫 磨 金, Pāli: suvaṇṇa-vaṇṇa.
[12] Sư tử giáp xa 師 子 頰 車, Pāli: sīha-hanu.
[13] Gia-la-tỳ-già 加 羅 毗 伽, phiên âm thông dụng là ca-lăng-tần-già 迦 棱 頻 伽, Pāli: karavīka, giống chim cu gáy, đặc biệt trên Tuyết sơn.
[14] Mí mắt, mi dưới, hay khóe mắt; Hán: thừa lệ xứ 承 淚 處, Pāli: pakhuma.
[15] Hán: cám thanh 紺 青, màu xanh sẫm đỏ; Pāli: abhinīla.
[16] Nhục kế 肉 髻, chỏm thịt trên đỉnh đầu. Pāli: uṇhīsa-sīsa.
[17] Thường gọi là bạch hào tướng白 毫 相.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]

Trung A Ham - Thich Tue Sy dich
Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
58. Kinh Thất Bảo
59. Kinh Tam Thập Nhị Tướng
60. Kinh Tứ Châu
61. Kinh Ngưu Phấn Dụ
62. Kinh Tần-Bệ-Sa-La Vương Nghinh Phật
63. Kinh Bệ-Bà-Lăng-Kỳ
64. Kinh Thiên Sứ
65. Kinh Ô Điểu Dụ
66. Kinh Thuyết Bổn
67. Kinh Đại Thiên Nại Lâm
68. Kinh Đại Thiện Kiến Vương
69. Kinh Tam Thập Dụ
70. Kinh Chuyển Luân Vương
71. Kinh Bệ-Tứ
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

6. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG

59. KINH TAM THẬP NHỊ TƯỚNG[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ các Tỳ-kheo sau khi ăn trưa xong, tụ tập ngồi tại giảng đường, cùng luận bàn như sau:

“Này chư Hiền, kỳ diệu thay, hy hữu thay! Bậc Đại nhân thành tựu ba mươi hai tướng thì chắc chắn có hai trường hợp, chân thật, không hư dối. Nếu ở tại gia thì chắc chắn vị ấy làm Chuyển luân vương, thông minh trí tuệ, có bốn loại quân, chỉnh trị thiên hạ, tự do tự tại, là pháp vương hành động theo Chánh pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu ấy là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu, tướng quân báu. Vị ấy có đủ một ngàn con trai dung mạo đẹp đẽ, dõng mãnh, không sợ, nhiếp phục được địch quân. Vị ấy thống lãnh toàn thể cõi đất này cho đến biển cả; không dùng đao gậy mà dùng pháp giáo hóa khiến cho an lạc. Nếu vị ấy cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo, thì chắc chắn chứng đắc quả Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, tiếng tăm vang dội, mười phương đều nghe.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn đang ở chỗ nhàn tĩnh, với thiên nhĩ thanh tịnh, vượt xa người thường, Ngài nghe các Tỳ-kheo, sau bữa ăn trưa tụ tập ngồi tại giảng đường, cùng bàn luận về sự kiện này: “Này chư Hiền, kỳ diệu thay, hy hữu thay! Bậc Đại nhân thành tựu ba mươi hai tướng thì chắc chắn có hai trường hợp, chân thật, không hư dối. Nếu ở tại gia thì chắc chắn vị ấy làm Chuyển luân vương, thông minh trí tuệ, có bốn loại quân, chỉnh trị thiên hạ, tự do tự tại, là pháp vương hành động theo Chánh pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu ấy là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu, tướng quân báu. Vị ấy có đủ một ngàn con trai dung mạo đẹp đẽ, dõng mãnh, không sợ, nhiếp phục được địch quân. Vị ấy thống lãnh toàn thể cõi đất này cho đến biển cả; không dùng đao gậy mà dùng pháp giáo hóa khiến cho an lạc. Nếu vị ấy cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo, thì chắc chắn chứng đắc quả Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, tiếng tăm vang dội, mười phương đều nghe.”

Đức Thế Tôn sau khi nghe như vậy xong, vào lúc xế trưa, Ngài từ chỗ nghỉ ngơi đứng dậy, đi đến giảng đường, trải tọa mà ngồi trước chúng Tỳ-kheo. Ngài hỏi các Tỳ-kheo:

“Hôm nay, các ngươi tụ họp tại giảng đường cùng nhau bàn luận việc gì?”

Bấy giờ các Tỳ-kheo đáp:

“Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay tụ tập tại giảng đường, chúng con cùng nhau bàn luận thế này: ‘Này chư Hiền, kỳ diệu thay, hy hữu thay! Bậc Đại nhân thành tựu ba mươi hai tướng thì chắc chắn có hai trường hợp, chân thật, không hư dối. Nếu ở tại gia thì chắc chắn vị ấy làm Chuyển luân vương, thông minh trí tuệ, có bốn loại quân, chỉnh trị thiên hạ, tự do tự tại, là pháp vương hành động theo Chánh pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu ấy là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu, tướng quân báu. Vị ấy có đủ một ngàn con trai dung mạo đẹp đẽ, dõng mãnh, không sợ, nhiếp phục được địch quân. Vị ấy thống lãnh toàn thể cõi đất này cho đến biển cả; không dùng đao gậy mà dùng pháp giáo hóa khiến cho an lạc. Nếu vị ấy cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo, thì chắc chắn chứng đắc quả Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, tiếng tăm vang dội, mười phương đều nghe’. Bạch Đức Thế Tôn, chúng con cùng nhau bàn luận việc như vậy, nên tụ tập ngồi tại giảng đường.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn dạy:

“Này các Tỳ-kheo, các ngươi muốn Như Lai nói về ba mươi hai tướng không? Bậc Đại nhân mà thành tựu ba mươi hai tướng thì chắc chắn có hai trường hợp, chân thật, không hư dối. Nếu ở tại gia thì chắc chắn vị ấy làm Chuyển luân vương, thông minh trí tuệ, có bốn loại quân, chỉnh trị thiên hạ, tự do tự tại, là pháp vương hành động theo Chánh pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu ấy là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu, tướng quân báu. Vị ấy có đủ một ngàn con trai dung mạo đẹp đẽ, dõng mãnh, không sợ, nhiếp phục được địch quân. Vị ấy thống lãnh toàn thể cõi đất này cho đến biển cả; không dùng đao gậy mà dùng pháp giáo hóa khiến cho an lạc. Nếu vị ấy cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo, thì chắc chắn chứng đắc quả Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, tiếng tăm vang dội, mười phương đều nghe.”

Sau khi nghe xong, các Tỳ-kheo bạch:

“Bạch Thế Tôn, nay quả là đúng lúc. Bạch Thiện Thệ, nay quả là đúng lúc. Nếu Thế Tôn nói cho các Tỳ-kheo về ba mươi hai tướng, thì sau khi nghe xong, các Tỳ-kheo sẽ khéo ghi nhớ.”

Đức Thế Tôn bảo:

“Này các Tỳ-kheo, hãy lắng nghe, hãy lắng nghe, khéo suy nghĩ, ghi nhớ, Ta sẽ giảng giải, phân biệt rộng rãi cho các ngươi rõ.”

Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời, lắng nghe Thế Tôn dạy.

Phật nói:

“Bậc Đại nhân có lòng bàn chân bằng phẳng[02]. Đó là tướng của Đại nhân.

“Lại nữa, lòng bàn chân của Đại nhân có hình bánh xe[03]. Bánh xe có đầy đủ ngàn tăm. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, ngón chân của Đại nhân thon dài[04]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, mu bàn chân Đại nhân thì ngay ngắn[05]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, ở phía sau hai bên mắt cá của gót chân Đại nhân thì đầy đặn bằng phẳng[06]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, hai mắt cá nơi bàn chân thì nhô cao và đầy[07]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, lông trên thân thể của Đại nhân mọc hướng lên. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, ở chân tay Đại nhân có màng lưới giống như của chim nhạn chúa. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, chân tay Đại nhân rất đẹp, mềm mại, xòe ra như hoa Đâu-la[08]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, da thịt của Đại nhân mịn màng, bụi nước không dính được. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, từng sợi lông trên thân của Đại nhân, từng sợi lông một mọc ở lỗ chân lông, màu xanh lóng lánh như màu của ốc, xoay tròn về hướng phải. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, bắp đùi như bắp đùi của nai chúa. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, âm mã tàng[09] của Đại nhân giống như của ngựa chúa tốt. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, thân hình Đại nhân cân xứng đẹp đẽ, giống như cây Ni-câu-loại[10], trên dưới tương xứng hoàn toàn. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, thân thể của Đại nhân không gù còng. Thân không còng nghĩa là đứng thẳng mà duỗi tay, sờ tận đầu gối. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, thân của Đại nhân màu hoàng kim giống như vàng ròng tía[11]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, thân của Đại nhân có bảy chỗ đầy đặn. Bảy chỗ đầy đặn là hai bàn tay, hai bàn chân, hai vai và cổ. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, thân của Đại nhân phần trên lớn giống như thân sư tử. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, quai hàm của Đại nhân như sư tử[12]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, xương sống thẳng bằng. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, trên hai vai liên tiếp qua cổ đầy đặn bằng phẳng. Đó là tướng của bậc Đại nhân,

“Lại nữa, Đại nhân có bốn mươi cái răng. Răng đều đầy đặn, không khuyết lở, trắng, trong, láng bậc nhất. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, tiếng nói đáng ưa như tiếng trời Phạm thiên, âm thanh như tiếng chim Gia-la-tỳ-già[13]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, Đại nhân có lưỡi rộng dài. Lưỡi rộng dài là lưỡi khi lè ra trùm khắp cả mặt. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, mí mắt[14] của Đại nhân rộng như của trâu chúa. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, mắt Đại nhân màu xanh biếc[15]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, đỉnh đầu Đại nhân có nhục kế[16] tròn cân đối, tóc xoáy ốc về hướng phải. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Lại nữa, giữa hai lông mày của Đại nhân có sợi lông trắng mọc xoáy tròn về hướng phải[17]. Đó là tướng của bậc Đại nhân.

“Này các Tỳ-kheo, Đại nhân thành tựu ba mươi hai tướng này, chắc chắn có hai trường hợp, chân thật không hư dối. Nếu ở tại gia thì chắc chắn vị ấy làm Chuyển luân vương, thông minh trí tuệ, có bốn loại quân, chỉnh trị thiên hạ, tự do tự tại, là pháp vương hành động theo Chánh pháp, thành tựu bảy báu. Bảy báu ấy là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu, tướng quân báu. Vị ấy có đủ một ngàn con trai dung mạo đẹp đẽ, dõng mãnh, không sợ, nhiếp phục được địch quân. Vị ấy thống lãnh toàn thể cõi đất này cho đến biển cả; không dùng đao gậy mà dùng pháp giáo hóa khiến cho an lạc. Nếu vị ấy cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo, thì chắc chắn chứng đắc quả Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, tiếng tăm vang dội, mười phương đều nghe.”

Đức Phật thuyết như vậy, sau khi các Tỳ-kheo ấy nghe xong, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Kinh nói về 32 tướng tốt; tham chiếu Pāli, D.30. Lakkhaṇa-Suttanta.
[02] Túc an bình lập 足 安 平 立, Pāli: suppatiṭṭhitapāda, lòng bàn chân đầy đặn; khi đứng, tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất.
[03] Túc hạ sinh luân 足 下 生 輪, Pāli: pāda-talesu cakkāni jātāni.
[04] Túc chỉ tiêm trường 足 指 纖 長, Pāli: dīghaṅgulin.
[05] Túc châu chánh trực 足 周 正 直, Pāli thay bằng brahmujju-gatta, thân hình ngay thẳng như của Phạm thiên.
[06] Túc ngấn… bình mãn 足 跟 平 滿, Pāli: āyatapaṇhī, Pāligo-Bukyō-jiten (Shuzen Kumoi’s Dictionary of Pāli Buddhism) định nghĩa là “gót chân rộng và dài”. Nhưng, The Pāli Text Society’s Pāli-English Dictionary định nghĩa “having long eye-lashes” (có lông mi dài).
[07] Túc lưỡng khỏa sung 足 兩 踝 [月+庸], Pāli: usaṅkhapāda.
[08] Đâu-la hoa 兜 羅 華, Pāli: tūla, bông gòn.
[09] Âm mã tàng 陰 馬 藏, Pāli: kosohita-guhya.
[10] Ni-câu-loại thọ 尼 拘 類 樹, Pāli: nigrodha, cây đa, hay một loại cây sung Ấn độ (Ficus Indica).
[11] Tử ma kim 紫 磨 金, Pāli: suvaṇṇa-vaṇṇa.
[12] Sư tử giáp xa 師 子 頰 車, Pāli: sīha-hanu.
[13] Gia-la-tỳ-già 加 羅 毗 伽, phiên âm thông dụng là ca-lăng-tần-già 迦 棱 頻 伽, Pāli: karavīka, giống chim cu gáy, đặc biệt trên Tuyết sơn.
[14] Mí mắt, mi dưới, hay khóe mắt; Hán: thừa lệ xứ 承 淚 處, Pāli: pakhuma.
[15] Hán: cám thanh 紺 青, màu xanh sẫm đỏ; Pāli: abhinīla.
[16] Nhục kế 肉 髻, chỏm thịt trên đỉnh đầu. Pāli: uṇhīsa-sīsa.
[17] Thường gọi là bạch hào tướng白 毫 相.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]