Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
32. Kinh Vị Tằng Hữu Pháp
33. Kinh Thị Giả
34. Kinh Bạc-Câu-La
35. Kinh A-Tu-La
36. Kinh Địa Ðộng
37. Kinh Chiêm-Ba
38. Kinh Úc-Già Trưởng Giả (I)
39. Kinh Úc-Già Trưởng Giả (II)
40. Kinh Thủ Trưởng Giả (I)
41. Kinh Thủ Trưởng Giả (II)
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

4. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP

37. KINH CHIÊM-BA[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa tại Chiêm-ba, ở bên hồ Hằng-già[02].

Bấy giờ là ngày mười lăm trong tháng, là ngày Thế Tôn thuyết Tùng giải thoát[03], trải tọa ngồi trước chúng Tỳ-kheo. Khi Đức Thế Tôn ngồi xong, liền nhập định và bằng tha tâm trí Ngài quan sát tâm đại chúng. Khi quan sát tâm đại chúng rồi, cho đến lúc hết buổi đầu hôm, Ngài vẫn ngồi im lặng.

Bấy giờ có một Tỳ-kheo[04] từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai, sửa y chắp tay hướng về Đức Phật thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, đã hết buổi đầu hôm, Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn im lặng không trả lời.

Thế rồi, cho đến phần giữa đêm, Đức Thế Tôn vẫn ngồi im lặng. Tỳ-kheo kia lại lần nữa, từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa y, chắp tay hướng về Đức Phật và thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng sắp hết; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.”

Đức Thế Tôn lại một lần nữa không trả lời.

Thế rồi, cho đến phần cuối đêm, Đức Thế Tôn vẫn ngồi im lặng. Tỳ-kheo kia lại lần thứ ba từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa y, chắp tay hướng về Đức Thế Tôn mà thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng chấm dứt, rồi buổi cuối đêm cũng sắp hết, trời gần về sáng, không bao lâu nữa, mặt trời sẽ mọc; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã quá lâu, mong Đức Thế Tôn thuyết pháp Tùng giải thoát.”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo vị Tỳ-kheo kia rằng:

“Trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo làm đã việc bất tịnh[05].”

Lúc đó Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cũng đang ở trong chúng. Rồi Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền suy nghĩ thế này: “Vì Tỳ-kheo nào mà Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh? Ta nên nhập định có hình thức như thế[06], nhân trong định có hình thức như thếá, bằng tha tâm trí mà quan sát tâm niệm đại chúng.”

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nhập định có hình thức như thế, nhân trong định có hình thức như thế, bằng tha tâm trí mà quan sát tâm niệm đại chúng.

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền biết vị Tỳ-kheo mà vì vị ấy Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh.

Rồi thì, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên xuất định, đi đến trước vị Tỳ-kheo ấy, nắm tay kéo đi, mở cửa lôi ra bên ngoài mà nói:

“Này người ngu si, hãy đi xa đi, đừng sống ở đây[07], không được trở lại hội họp với đại chúng Tỳ-kheo, từ nay trở đi ông không phải là Tỳ-kheo nữa.”

Ngài đóng cửa, gài chốt then lại, rồi trở về chỗ Đức Phật, cúi đầu sát lạy chân Phật, rồi ngồi sang một bên mà thưa rằng:

“Vị Tỳ-kheo mà vì vị ấy Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh; con đã đuổi vị ấy đi rồi. Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng chấm dứt, rồi buổi cuối đêm cũng sắp hết, trời gần về sáng, không bao lâu nữa, mặt trời sẽ mọc; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã quá lâu, mong Đức Thế Tôn thuyết pháp Tùng giải thoát[08].”

Đức Thế Tôn nói:

“Này Đại Mục-kiền-liên, kẻ ngu si sẽ mắc đại tội nếu gây phiền nhiễu cho Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức Như Lai ở giữa chúng bất tịnh mà thuyết Tùng giải thoát thì đầu người kia sẽ vỡ thành bảy mảnh. Do đó, này Đại Mục-kiền-liên, từ nay về sau các thầy hãy thuyết Tùng giải thoát, Đức Như Lai không thuyết Tùng giải thoát nữa[09]. Vì sao như thế[10]?

“Này Đại Mục-kiền-liên, giống như đại hải, từ đáy lên trên, chu vi dần dần rộng hơn, nghiêng chênh chếch lên dần mãi tạo thành bờ biển. Nước trong ấy luôn luôn đầy, chưa từng chảy ra ngoài. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy, dần dần thực hành, dần dần học tập, dần dần đoạn trừ và dần dần giáo hóa. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu trong chánh pháp Ta dần dần thực hành, dần dần học, dần dần đoạn trừ và dần dần giáo hóa, thì đó là pháp vị tằng hữu thứ nhất trong Chánh pháp luật của Ta.

“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như thủy triều trong đại hải chưa từng sai thời. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy, những cấm giới được thi thiết cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di; các thiện nam tử ấy dù cho đến mạng chung cũng không phạm giới. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu trong Chánh pháp luật của Ta những cấm giới được thi thiết cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di; các thiện nam tử ấy dù cho đến mạng chung cũng không phạm giới; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ hai trong Chánh pháp luật của Ta.

“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như nước trong đại hải rất sâu không đáy, rộng không thấy bờ. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy, các pháp rất sâu không đáy, rất rộng không thấy bờ. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu Chánh pháp luật của Ta rất sâu không có đáy, rất rộng không thấy bờ; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ ba trong Chánh pháp luật của Ta.

“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như nước trong đại hải cùng một vị mặn. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp của Ta cũng giống như vậy, chỉ có một vị là vị vô dục, vị giác, vị tịch tĩnh và vị đạo. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu Chánh pháp luật của Ta chỉ có một vị là vị vô dục, vị giác, vị tịch tĩnh và vị đạo; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ tư trong Chánh pháp luật của Ta.

“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như đại hải có rất nhiều trân bảo, vô lượng đồ quí báu lạ mắt; đủ các loại đồ trân kỳ được chứa đầy trong đó. Tên của các trân bảo đó là vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, ma ni, trân châu, bích ngọc, bạch kha, loa bích, san hô, hổ phách, mã não, đồi mồi, đá đỏ, tuyền châu. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy, có rất nhiều trân bảo, vô lượng đồ quí báu lạ mắt; đủ các loại đồ trân kỳ được chứa đầy trong đó. Những pháp trân bảo đó là: Bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, Thánh đạo tám chi. Này Bà-la-la, nếu trong Chánh pháp luật của Ta cũng có rất nhiều trân bảo, vô lượng đồ quí báu lạ mắt; đủ các loại đồ trân kỳ được chứa đầy trong đó. Những pháp trân bảo đó là: Bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, Thánh đạo tám chi; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ năm trong Chánh pháp luật của Ta.

“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như đại hải là chỗ cư trú của các vị thần lớn. Những vị thần đó tên là A-tu-la, Kiền-thấp-hòa, La-sát, cá kình, rùa, cá sấu, Bà-lưu-nê, Đế-nghê, Đế-nghê-già-la, Đề-đế-nghê-già-la. Lại nữa, trong đại hải, rất kỳ lạ, rất đặc biệt, có chúng sanh thân thể tới một trăm do-diên, hai trăm do-diên, cho đến ba trăm do-diên, bảy trăm do-diên mà thân vẫn ở trong trong đại hải. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy, có các thần to lớn, là Thánh chúng, đều cư trú trong đó. Tên của các thần to lớn đó là: A-la-hán, Hướng A-la-hán, A-na-hàm, Hướng A-na-hàm, Tư-đa-hàm, Hướng Tư-đa-hàm, Tu-đà-hoàn, Hướng Tu-đà-hoàn. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu trong Chánh pháp luật của Ta, có các thần to lớn, là Thánh chúng, đều cư trú trong đó. Tên của các thần to lớn đó là: A-la-hán, Hướng A-la-hán, A-na-hàm, Hướng A-na-hàm, Tư-đà-hàm, Hướng Tư-đà-hàm, Tu-đà-hoàn, Hướng Tu-đà-hoàn; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ sáu trong Chánh pháp luật của Ta.

“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như đại hải thanh tịnh không dung chứa tử thi, nếu có người mạng chung trong biển, thì qua một đêm, gió sẽ thổi tấp vào bờ. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy, Thánh chúng thanh tịnh không dung chứa tử thi. Nếu có người nào không tinh tấn, sanh ra điều ác, phi phạm hạnh mà xưng là phạm hạnh, phi Sa-môn mà xưng là Sa-môn; người ấy dù ở trong Thánh chúng, nhưng cách Thánh chúng rất xa; Thánh chúng cũng lại cách người ấy rất xa. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu trong Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy, Thánh chúng thanh tịnh không dung chứa tử thi. Nếu có người nào không tinh tấn, sanh ra điều ác, phi phạm hạnh mà xưng là phạm hạng, phi Sa-môn mà xưng là Sa-môn; người ấy dù ở trong Thánh chúng, nhưng cách Thánh chúng rất xa; Thánh chúng cũng lại cách người ấy rất xa; đó là pháp vị tằng hữu thứ bảy trong Chánh pháp luật của Ta.

“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như đại hải thuộc về châu Diêm-phù có năm sông lớn, là Hằng-già, Diêu-vưu-na, Xa-lao-phù, A-di-la-ba-đề, Ma-xí. Tất cả đều chảy vào đại hải. Và trong đại hải nước do rồng tuôn từ trời đổ xuống, giọt nước lớn bằng cái bánh xe. Tất nhiên, nước ấy không thể khiến cho đại hải có tăng có giảm. Này Đại Mục-kiền-liên, trong Chánh pháp luật của Ta cũng lại như vậy. Tộc tánh tử thuộc dòng Sát-lợi, cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà xa, chí tín, lìa bỏ gia đình, xuất gia học đạo, bất động tâm giải thoát[11] được tự tác chứng, thành tựu và an trụ. Này Đại Mục-kiền-liên, bất động tâm giải thoát trong Chánh pháp luật của Ta không tăng không giảm. Cũng như vậy, đối với tộc tánh tử thuộc dòng Phạm chí, dòng cư sĩ, dòng thợ thuyền, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, bất động tâm giải thoát được tự tác chứng thành tựu an trụ. Này Đại Mục-kiền-liên, bất động tâm giải thoát trong Chánh pháp luật của Ta không tăng không giảm. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu trong Chánh pháp luật của Ta, tọâc tánh tử thuộc gòng Sát-lợi, cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà xa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình xuất gia học đạo, bất động tâm giải thoát, tự tác chứng, thành tựu an trụ. Cũng vậy đối với với tọâc tánh tử thuộc dòng Phạm chí, cư sĩ, thợ thuyền, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, bất đọâng tâm giải thoát được tự tác chứng thành tựu và an trụ. Này Đại Mục-kiền-liên, bất đọâng tâm giải thoát trong Chánh pháp luật của Ta không tăng không giảm; đó là pháp vị tằng hữu trong Chánh pháp luật của Ta.”

Đức Phật thuyết như vậy. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên và các Tỳ-kheo, sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tham chiếu Pāli: A. VIII.20 Uposatha, Vin. Cv. IX.1. Tham chiếu Hán: No.1421 Ngũ Phần Luật 28 (Đại 22, tr.180); No.1428 Tứ Phần Luật 47 (Đại 22. tr.914c - 15). No.33 Hằng Thủy Kinh, Pháp Cự dịch (Đại 1, tr.817); No.34 Pháp Hải Kinh, Pháp Cự dịch (Đại 1 tr.818); No.34 Hải Bát Đức Kinh, Cưu-ma-la-thập dịch (Đại 1 tr.819).
[02] Chiêm-ba, Hằng-già trì 瞻 波 恆 伽 池, Pāli: hồ sen Gaggarā ở Campā. Ngũ Phần Luật 28 (Đại 22 tr.180c): Chiêm-ba quốc, Hằng thủy biên. Tứ Phần Luật 36 (Đại 22, tr.824a): Chiêm-ba quốc Già-già hà trắc. Nhưng, A. Viii. 20: Sāvatthiyaṃ viharati Pubbārame Migāramātupāsāde, trú tại Sāvatthi, trong giảng đường của bà Migāramātu (Visakhā), khu vườn phía Đông.
[03] Trong bản Hán: nguyệt thập ngũ nhật thuyết tùng giải thoát 月 十 五 日 說 從 解 脫. Ba-la-đề-mộc-xoa (Pāṭimokkha), đây dịch là tùng giải thoát, phổ thông dịch là biệt giải thoát, chỉ các loại giới mà Phật chế cho các chúng đệ tử. Bản Pāli: tena samayena... tadahuposathe, nhân ngày trai giới.
[04] Các bản Hán đều nói Tôn giả A-nan. A. Vii.20 cũng vậy.
[05] Tứ Phần Luật, đã dẫn: “Giữa một đại chúng không thanh tịnh mà muốn Đức Như Lai yết-ma thuyết giới thì không có trường hợp đó”.
[06] Hán: như kỳ tượng định. xem cht.25, kinh số 33.
[07] Hán: mạc ư thử trụ 莫 於 此 住. Tứ Phần Luật 28 đd. tr.181a: nhữ xuất khứ, diệt khứ, mạc thử trung trụ 汝 出 去 滅 去 莫 此 中 住. Pāli: natthi te bhikkhūhi saddhiṃ saṃvāso, “ông không còn sống chung với các Tỳ-kheo”. Tham chiếu các bản, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên trục xuất Tỳ-kheo này ra khỏi tăng. Bản Pāli: saṃvāso (sống chung, sinh hoạt chung), trong các bản Hán: trú.
[08] Tứ Phần Luật 36 (Đại 22, tr.824b): “Đại chúng đã thanh tịnh, mong Thế Tôn thuyết giới.
[09] Tứ Phần Luật 36 (Đại 22, tr.824b): Đức Phật khiển trách Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, và thiết lập một trong bảy pháp Diệt tránh là “Tự ngôn trị”.
[10] Từ đây trở xuống, tán thán sự hy hữu của đại hải như kinh 35 trên.
[11] Bất di động tâm giải thoát 不 移 動 心 解 脫. Pāli: akuppā cetovimutti, sự giải thoát của tâm, không còn dao động.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]

Trung A Ham - Thich Tue Sy dich
Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
32. Kinh Vị Tằng Hữu Pháp
33. Kinh Thị Giả
34. Kinh Bạc-Câu-La
35. Kinh A-Tu-La
36. Kinh Địa Ðộng
37. Kinh Chiêm-Ba
38. Kinh Úc-Già Trưởng Giả (I)
39. Kinh Úc-Già Trưởng Giả (II)
40. Kinh Thủ Trưởng Giả (I)
41. Kinh Thủ Trưởng Giả (II)
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

4. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP

37. KINH CHIÊM-BA[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa tại Chiêm-ba, ở bên hồ Hằng-già[02].

Bấy giờ là ngày mười lăm trong tháng, là ngày Thế Tôn thuyết Tùng giải thoát[03], trải tọa ngồi trước chúng Tỳ-kheo. Khi Đức Thế Tôn ngồi xong, liền nhập định và bằng tha tâm trí Ngài quan sát tâm đại chúng. Khi quan sát tâm đại chúng rồi, cho đến lúc hết buổi đầu hôm, Ngài vẫn ngồi im lặng.

Bấy giờ có một Tỳ-kheo[04] từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai, sửa y chắp tay hướng về Đức Phật thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, đã hết buổi đầu hôm, Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn im lặng không trả lời.

Thế rồi, cho đến phần giữa đêm, Đức Thế Tôn vẫn ngồi im lặng. Tỳ-kheo kia lại lần nữa, từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa y, chắp tay hướng về Đức Phật và thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng sắp hết; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.”

Đức Thế Tôn lại một lần nữa không trả lời.

Thế rồi, cho đến phần cuối đêm, Đức Thế Tôn vẫn ngồi im lặng. Tỳ-kheo kia lại lần thứ ba từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa y, chắp tay hướng về Đức Thế Tôn mà thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng chấm dứt, rồi buổi cuối đêm cũng sắp hết, trời gần về sáng, không bao lâu nữa, mặt trời sẽ mọc; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã quá lâu, mong Đức Thế Tôn thuyết pháp Tùng giải thoát.”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo vị Tỳ-kheo kia rằng:

“Trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo làm đã việc bất tịnh[05].”

Lúc đó Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cũng đang ở trong chúng. Rồi Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền suy nghĩ thế này: “Vì Tỳ-kheo nào mà Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh? Ta nên nhập định có hình thức như thế[06], nhân trong định có hình thức như thếá, bằng tha tâm trí mà quan sát tâm niệm đại chúng.”

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nhập định có hình thức như thế, nhân trong định có hình thức như thế, bằng tha tâm trí mà quan sát tâm niệm đại chúng.

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền biết vị Tỳ-kheo mà vì vị ấy Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh.

Rồi thì, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên xuất định, đi đến trước vị Tỳ-kheo ấy, nắm tay kéo đi, mở cửa lôi ra bên ngoài mà nói:

“Này người ngu si, hãy đi xa đi, đừng sống ở đây[07], không được trở lại hội họp với đại chúng Tỳ-kheo, từ nay trở đi ông không phải là Tỳ-kheo nữa.”

Ngài đóng cửa, gài chốt then lại, rồi trở về chỗ Đức Phật, cúi đầu sát lạy chân Phật, rồi ngồi sang một bên mà thưa rằng:

“Vị Tỳ-kheo mà vì vị ấy Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh; con đã đuổi vị ấy đi rồi. Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng chấm dứt, rồi buổi cuối đêm cũng sắp hết, trời gần về sáng, không bao lâu nữa, mặt trời sẽ mọc; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã quá lâu, mong Đức Thế Tôn thuyết pháp Tùng giải thoát[08].”

Đức Thế Tôn nói:

“Này Đại Mục-kiền-liên, kẻ ngu si sẽ mắc đại tội nếu gây phiền nhiễu cho Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức Như Lai ở giữa chúng bất tịnh mà thuyết Tùng giải thoát thì đầu người kia sẽ vỡ thành bảy mảnh. Do đó, này Đại Mục-kiền-liên, từ nay về sau các thầy hãy thuyết Tùng giải thoát, Đức Như Lai không thuyết Tùng giải thoát nữa[09]. Vì sao như thế[10]?

“Này Đại Mục-kiền-liên, giống như đại hải, từ đáy lên trên, chu vi dần dần rộng hơn, nghiêng chênh chếch lên dần mãi tạo thành bờ biển. Nước trong ấy luôn luôn đầy, chưa từng chảy ra ngoài. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy, dần dần thực hành, dần dần học tập, dần dần đoạn trừ và dần dần giáo hóa. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu trong chánh pháp Ta dần dần thực hành, dần dần học, dần dần đoạn trừ và dần dần giáo hóa, thì đó là pháp vị tằng hữu thứ nhất trong Chánh pháp luật của Ta.

“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như thủy triều trong đại hải chưa từng sai thời. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy, những cấm giới được thi thiết cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di; các thiện nam tử ấy dù cho đến mạng chung cũng không phạm giới. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu trong Chánh pháp luật của Ta những cấm giới được thi thiết cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di; các thiện nam tử ấy dù cho đến mạng chung cũng không phạm giới; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ hai trong Chánh pháp luật của Ta.

“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như nước trong đại hải rất sâu không đáy, rộng không thấy bờ. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy, các pháp rất sâu không đáy, rất rộng không thấy bờ. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu Chánh pháp luật của Ta rất sâu không có đáy, rất rộng không thấy bờ; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ ba trong Chánh pháp luật của Ta.

“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như nước trong đại hải cùng một vị mặn. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp của Ta cũng giống như vậy, chỉ có một vị là vị vô dục, vị giác, vị tịch tĩnh và vị đạo. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu Chánh pháp luật của Ta chỉ có một vị là vị vô dục, vị giác, vị tịch tĩnh và vị đạo; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ tư trong Chánh pháp luật của Ta.

“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như đại hải có rất nhiều trân bảo, vô lượng đồ quí báu lạ mắt; đủ các loại đồ trân kỳ được chứa đầy trong đó. Tên của các trân bảo đó là vàng, bạc, thủy tinh, lưu ly, ma ni, trân châu, bích ngọc, bạch kha, loa bích, san hô, hổ phách, mã não, đồi mồi, đá đỏ, tuyền châu. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy, có rất nhiều trân bảo, vô lượng đồ quí báu lạ mắt; đủ các loại đồ trân kỳ được chứa đầy trong đó. Những pháp trân bảo đó là: Bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, Thánh đạo tám chi. Này Bà-la-la, nếu trong Chánh pháp luật của Ta cũng có rất nhiều trân bảo, vô lượng đồ quí báu lạ mắt; đủ các loại đồ trân kỳ được chứa đầy trong đó. Những pháp trân bảo đó là: Bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, Thánh đạo tám chi; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ năm trong Chánh pháp luật của Ta.

“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như đại hải là chỗ cư trú của các vị thần lớn. Những vị thần đó tên là A-tu-la, Kiền-thấp-hòa, La-sát, cá kình, rùa, cá sấu, Bà-lưu-nê, Đế-nghê, Đế-nghê-già-la, Đề-đế-nghê-già-la. Lại nữa, trong đại hải, rất kỳ lạ, rất đặc biệt, có chúng sanh thân thể tới một trăm do-diên, hai trăm do-diên, cho đến ba trăm do-diên, bảy trăm do-diên mà thân vẫn ở trong trong đại hải. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy, có các thần to lớn, là Thánh chúng, đều cư trú trong đó. Tên của các thần to lớn đó là: A-la-hán, Hướng A-la-hán, A-na-hàm, Hướng A-na-hàm, Tư-đa-hàm, Hướng Tư-đa-hàm, Tu-đà-hoàn, Hướng Tu-đà-hoàn. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu trong Chánh pháp luật của Ta, có các thần to lớn, là Thánh chúng, đều cư trú trong đó. Tên của các thần to lớn đó là: A-la-hán, Hướng A-la-hán, A-na-hàm, Hướng A-na-hàm, Tư-đà-hàm, Hướng Tư-đà-hàm, Tu-đà-hoàn, Hướng Tu-đà-hoàn; thì đó là pháp vị tằng hữu thứ sáu trong Chánh pháp luật của Ta.

“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như đại hải thanh tịnh không dung chứa tử thi, nếu có người mạng chung trong biển, thì qua một đêm, gió sẽ thổi tấp vào bờ. Này Đại Mục-kiền-liên, Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy, Thánh chúng thanh tịnh không dung chứa tử thi. Nếu có người nào không tinh tấn, sanh ra điều ác, phi phạm hạnh mà xưng là phạm hạnh, phi Sa-môn mà xưng là Sa-môn; người ấy dù ở trong Thánh chúng, nhưng cách Thánh chúng rất xa; Thánh chúng cũng lại cách người ấy rất xa. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu trong Chánh pháp luật của Ta cũng giống như vậy, Thánh chúng thanh tịnh không dung chứa tử thi. Nếu có người nào không tinh tấn, sanh ra điều ác, phi phạm hạnh mà xưng là phạm hạng, phi Sa-môn mà xưng là Sa-môn; người ấy dù ở trong Thánh chúng, nhưng cách Thánh chúng rất xa; Thánh chúng cũng lại cách người ấy rất xa; đó là pháp vị tằng hữu thứ bảy trong Chánh pháp luật của Ta.

“Lại nữa, này Đại Mục-kiền-liên, giống như đại hải thuộc về châu Diêm-phù có năm sông lớn, là Hằng-già, Diêu-vưu-na, Xa-lao-phù, A-di-la-ba-đề, Ma-xí. Tất cả đều chảy vào đại hải. Và trong đại hải nước do rồng tuôn từ trời đổ xuống, giọt nước lớn bằng cái bánh xe. Tất nhiên, nước ấy không thể khiến cho đại hải có tăng có giảm. Này Đại Mục-kiền-liên, trong Chánh pháp luật của Ta cũng lại như vậy. Tộc tánh tử thuộc dòng Sát-lợi, cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà xa, chí tín, lìa bỏ gia đình, xuất gia học đạo, bất động tâm giải thoát[11] được tự tác chứng, thành tựu và an trụ. Này Đại Mục-kiền-liên, bất động tâm giải thoát trong Chánh pháp luật của Ta không tăng không giảm. Cũng như vậy, đối với tộc tánh tử thuộc dòng Phạm chí, dòng cư sĩ, dòng thợ thuyền, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, bất động tâm giải thoát được tự tác chứng thành tựu an trụ. Này Đại Mục-kiền-liên, bất động tâm giải thoát trong Chánh pháp luật của Ta không tăng không giảm. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu trong Chánh pháp luật của Ta, tọâc tánh tử thuộc gòng Sát-lợi, cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà xa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình xuất gia học đạo, bất động tâm giải thoát, tự tác chứng, thành tựu an trụ. Cũng vậy đối với với tọâc tánh tử thuộc dòng Phạm chí, cư sĩ, thợ thuyền, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, bất đọâng tâm giải thoát được tự tác chứng thành tựu và an trụ. Này Đại Mục-kiền-liên, bất đọâng tâm giải thoát trong Chánh pháp luật của Ta không tăng không giảm; đó là pháp vị tằng hữu trong Chánh pháp luật của Ta.”

Đức Phật thuyết như vậy. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên và các Tỳ-kheo, sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tham chiếu Pāli: A. VIII.20 Uposatha, Vin. Cv. IX.1. Tham chiếu Hán: No.1421 Ngũ Phần Luật 28 (Đại 22, tr.180); No.1428 Tứ Phần Luật 47 (Đại 22. tr.914c - 15). No.33 Hằng Thủy Kinh, Pháp Cự dịch (Đại 1, tr.817); No.34 Pháp Hải Kinh, Pháp Cự dịch (Đại 1 tr.818); No.34 Hải Bát Đức Kinh, Cưu-ma-la-thập dịch (Đại 1 tr.819).
[02] Chiêm-ba, Hằng-già trì 瞻 波 恆 伽 池, Pāli: hồ sen Gaggarā ở Campā. Ngũ Phần Luật 28 (Đại 22 tr.180c): Chiêm-ba quốc, Hằng thủy biên. Tứ Phần Luật 36 (Đại 22, tr.824a): Chiêm-ba quốc Già-già hà trắc. Nhưng, A. Viii. 20: Sāvatthiyaṃ viharati Pubbārame Migāramātupāsāde, trú tại Sāvatthi, trong giảng đường của bà Migāramātu (Visakhā), khu vườn phía Đông.
[03] Trong bản Hán: nguyệt thập ngũ nhật thuyết tùng giải thoát 月 十 五 日 說 從 解 脫. Ba-la-đề-mộc-xoa (Pāṭimokkha), đây dịch là tùng giải thoát, phổ thông dịch là biệt giải thoát, chỉ các loại giới mà Phật chế cho các chúng đệ tử. Bản Pāli: tena samayena... tadahuposathe, nhân ngày trai giới.
[04] Các bản Hán đều nói Tôn giả A-nan. A. Vii.20 cũng vậy.
[05] Tứ Phần Luật, đã dẫn: “Giữa một đại chúng không thanh tịnh mà muốn Đức Như Lai yết-ma thuyết giới thì không có trường hợp đó”.
[06] Hán: như kỳ tượng định. xem cht.25, kinh số 33.
[07] Hán: mạc ư thử trụ 莫 於 此 住. Tứ Phần Luật 28 đd. tr.181a: nhữ xuất khứ, diệt khứ, mạc thử trung trụ 汝 出 去 滅 去 莫 此 中 住. Pāli: natthi te bhikkhūhi saddhiṃ saṃvāso, “ông không còn sống chung với các Tỳ-kheo”. Tham chiếu các bản, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên trục xuất Tỳ-kheo này ra khỏi tăng. Bản Pāli: saṃvāso (sống chung, sinh hoạt chung), trong các bản Hán: trú.
[08] Tứ Phần Luật 36 (Đại 22, tr.824b): “Đại chúng đã thanh tịnh, mong Thế Tôn thuyết giới.
[09] Tứ Phần Luật 36 (Đại 22, tr.824b): Đức Phật khiển trách Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, và thiết lập một trong bảy pháp Diệt tránh là “Tự ngôn trị”.
[10] Từ đây trở xuống, tán thán sự hy hữu của đại hải như kinh 35 trên.
[11] Bất di động tâm giải thoát 不 移 動 心 解 脫. Pāli: akuppā cetovimutti, sự giải thoát của tâm, không còn dao động.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]