Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
32. Kinh Vị Tằng Hữu Pháp
33. Kinh Thị Giả
34. Kinh Bạc-Câu-La
35. Kinh A-Tu-La
36. Kinh Địa Ðộng
37. Kinh Chiêm-Ba
38. Kinh Úc-Già Trưởng Giả (I)
39. Kinh Úc-Già Trưởng Giả (II)
40. Kinh Thủ Trưởng Giả (I)
41. Kinh Thủ Trưởng Giả (II)
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

4. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP

33. KINH THỊ GIẢ[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa tại thành Vương xá.

Bấy giờ, có các đại đệ tử, là các Tỳ-kheo trưởng lão thượng tôn danh đức, được nhiều người biết đến; đó là Tôn giả Câu-lân-nhã[02], A-nhiếp-bối[03], Tôn giả Thích-ca Vương Bạt-đề[04], Tôn giả Ma-ha-nam Câu-lệ[05], Tôn giả Hòa-phá[06], Tôn giả Da-xá[07], Tôn giả Bân-nậu[08], Tôn giả Duy-ma-la[09], Tôn giả Già-hòa-ba-đề[10], Tôn giả Tu-đà-da[11], Tôn giả Xá-lê Tử[12], Tôn giả A-na-luật-đà[13], Tôn giả Nan-đề[14], Tôn giả Kim-tì-la[15], Tôn giả Lệ-ba-đá[16], Tôn giả Đại Mục-kiền-liên[17], Tôn giả Đại Ca-diếp[18], Tôn giả Đại Câu-hi-la[19], Tôn giả Đại Châu-na[20], Tôn giả Đại Ca-chiên-diên[21], Tôn giả Bân-nạâu-da-nậu-tả trưởng lão[22], Tôn giả Da-xá Hành Trù trưởng lão[23], rất nhiều các vị Tỳ-kheo trưởng lão thượng tôn danh đức, đại đệ tử, được mọi người biết đến, tương tự như vậy, cũng ở thành Vương xá, tất cả đều trú gần ngôi nhà lá của Phật.

Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Hiện nay tuổi của Ta đã già; thân thể ngày càng suy yếu, tuổi thọ đã quá già rồi, nên Ta cần có thị giả. Các thầy hãy cử cho Ta một thị giả, làm sao để chăm sóc Ta, xứng ý chớ không phải không xứng ý, ghi nhớ lời Ta nói mà không quên mất ý nghĩa[24].”

Lúc ấy Tôn giả Câu-lân-nhã liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa y, chắp tay hướng về Đức Phật thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, con xin nguyện hầu hạ, xứng ý chớ không phải không xứng ý, ghi nhớ những lời Ngài nói mà không quên mất ý nghĩa.”

Đức Thế Tôn bảo rằng:

“Này Câu-lân-nhã, thầy cũng tuổi đã già, thân thể ngày càng suy yếu, tuổi thọ đã qua dài rồi. Chính thầy cũng cần có thị giả. Này Câu-lân-nhã, thầy nên lui về chỗ ngồi đi.”

 Bấy giờ Tôn giả Câu-lân-nhã đảnh lễ chân Phật rồi lui về chỗ ngồi.

 Cũng như vậy, lần lượt Tôn giả A-nhiếp-bối, Tôn giảû Thích-ca Vương Bạt-đề, Tôn giả Ma-ha-nam Câu-lệ, Tôn giả Hòa-phá, Tôn giả Da-xá, Tôn giả Bân-nậu, Tôn giả Duy-ma-la, Tôn giả Già-hòa-ba-đề, Tôn giả Tu-đà-da, Tôn giả Xá-lê Tử, Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-tì-la, Tôn giả Lệ-ba-đá, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp, Tôn giả Đại Câu-hi-la, Tôn giả Đại Châu-na, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả Bân-nạâu-da-nậu-tả trưởng lão.

Tôn giả Da-xá Hành Trù trưởng lão, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa áo, chắp tay hướng về Đức Phật thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, con xin nguyẹân hầu hạ xứng ý chớ không phải không xứng ý, ghi nhớ những lời Ngài dạy mà không quên ý nghĩa.”

 Đức Thế Tôn bảo rằng:

 “Này Da-xá, thầy cũng tuổi đã già, thân thể ngày càng suy yếu, tuổi thọ đã qua dài rồi. Chính thầy cũng cần có thị giả. Này Da-xá, thầy nên lui về chỗ ngồi đi.”

Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đang ở trong đại chúng ấy, liền suy nghĩ như vầy: ‘Đức Thế Tôn muốn tìm vị nào làm thị giả? Ýù nghĩ đặt vào Tỳ-kheo nào? Muốn cho ai chăm sóc Ngài, xứng ý chớ không phải không xứng ý, và ghi nhớ những lời Ngài dạy mà không quên mất nghĩa? Có lẽ ta nên nhập định có hình tượng như thế[25], quan sát tâm của chúng Tỳ-kheo’. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền nhập định có hình tượng như thế, biết Thế Tôn muốn chọn Hiền giả A-nan làm thị giả, ý Ngài đặt vào A-nan, muốn A-nan chăm sóc, xứng ý chớ không phải không xứng ý, ghi nhớ lời dạy mà không quên ý nghĩa.

Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền xuất định, thưa với chúng Tỳ-kheo rằng:

“Chư Hiền biết không, Đức Thế Tôn muốn chọn Hiền giả A-nan làm thị giả. Ý Ngài đặt vào A-nan; muốn A-nan chăm sóc, xứng ý chớ không phải là không xứng ý, ghi nhớ lời dạy mà không quên ý nghĩa. Bây giờ chúng ta nên cùng nhau đến chỗ Hiền giả A-nan khuyến dụ thầy ấy làm thị giả của Thế Tôn.”

Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cùng các Tỳ-kheo cùng nhau đến chỗ Tôn giả A-nan, chào hỏi nhau rồi ngồi sang một bên. Lúc ấy Tôn giả Đại Mục-kiền-liên ngồi xong, nói rằng:

“Hiền giả A-nan, thầy có biết không, Đức Thế Tôn muốn chọn thầy làm thị giả; ý Ngài đặt vào A-nan, muốn A-nan chăm sóc Ngài, vì thầy xứng ý Ngài chớ không phải không xứng ý, ghi nhớ lời dạy của Ngài mà không quên mất ý nghĩa. A-nan, cũng như ngoài thôn xóm không bao xa, có một tòa lâu đài to lớn, cửa sổ mở ra ở phía Đông, thì khi mặt trời mọc lên, ánh sáng sẽ rọi thẳng vào vách phía Tây. Này Hiền giả A-nan, Đức Thế Tôn cũng vậy, muốn chọn A-nan làm thị giả, ý Ngài đặt vào A-nan, muốn A-nan chăm sóc Ngài, xứng ý chớ không phải không xứng ý, ghi nhớ lời dạy của Ngài mà không quên mất ý nghĩa. Này Hiền giả A-nan, bây giờ thầy nên làm thị giả Đức Thế Tôn.”

Tôn giảû A-nan thưa rằng:

“Bạch Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, tôi không thể lãnh trách nhiệm hầu hạ Đức Thế Tôn nổi. Vì sao thế? Vì với các Đức Phật Thế Tôn khó xứng ý, khó hầu hạ;ï nghĩa là khó làm thị giả. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, cũng như đối vớiù một con voi rất hùng mạnh, đã hơn sáu mươi tuổi, kiêu ngạo, sức mạnh cường thạnh, đủ ngà, đủ vóc, khó làm xứng ý, khó gần gũi; nghĩa là khó coi sóc.

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, với Đức Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, cũng lại như vậy, khó xứng ý, khó gần gũi; nghĩa là khó làm thị giả. Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, vì vậy tôi không thể lãnh trách nhiệm làm thị giả được.”

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, nói rằng:

“Này Hiền giả A-nan, thầy hãy nghe tôi nói ví dụ, người có trí nghe ví dụ liền hiểu ý nghĩa của nó. Này Hiền giả A-nan, cũng như hoa Ưu-đàm-bát-la đúng thời mới xuất hiện thế gian. Này Hiền giả A-nan, Đức Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác cũng lại như vậy. Đúng thời mới xuất thế. Này Hiền giả A-nan, thầy nên mau làm thị giả Đức Thế Tôn rồi sẽ được kết quả lớn.”

Tôn giả A-nan lại bạch:

“Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức Thế Tôn chấp thuận ba điều nguyện của tôi thì tôi mới có thể làm thị giả. Những gì là ba? Tôi nguyện không đắp y của Thế Tôn, dù cũ hay mới; nguyện không ăn thực phẩm biệt thỉnh của Phật; nguyện không gặp Thế Tôn phi thời. Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức Thế Tôn cho phép tôi nguyện ba điều ấy, tôi mới làm thị giả Đức Thế Tôn.”

Bấy giờ, sau khi khuyên Tôn giả A-nan làm thị giả rồi, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đứng dậy đi quanh Tôn giả A-nan rồi trở về; đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ chân Phật rồi ngồi sang một bên, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, con đã khuyến dụ Hiền giả A-nan làm thị giả Phật. Bạch Thế Tôn, Hiền giả A-nan, xin nơi Phật ba lời nguyện, nói rằng: ‘Những gì là ba? Nguyện không đắp y của Thế Tôn, dù cũ hay mới; nguyện không ăn thực phẩm biệt thỉnh của Phật; nguyện không gạêp Thế Tôn phi thời. Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức Thế Tôn cho phép tôi nguyện ba điều ấy, tôi mới làm thị giả Đức Thế Tôn’.”

Đức Thế Tôn nói:

“Này Đại Mục-kiền-liên, Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệ, biết trước sẽ có những lời hiềm tỵ, hoặc có vị đồng phạm hạnh sẽ nói như vầy: ‘Tỳ-kheo A-nan vì y áo nên hầu hạ Đức Thế Tôn’. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệ, biết trước sẽ có những lời hiềm tỵ hoặc các đồng phạm hạnh, nói như vầy: ‘Tỳ-kheo A-nan vì y áo nên hầu hạ Đức Thế Tôn’. Thì đó là pháp vị tằêng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

“Này Đại Mục-kiền-liên, Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệ, biết trước sẽ có những lời hiềm tỵ, hoặc có vị đồng phạm hạnh sẽ nói như vầy: ‘Tỳ-kheo A-nan vì đồ ăn nên hầu hạ Đức Thế Tôn’. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệ, dự đoán sẽ có những lời hiềm tỵ hoặc các đồng phạm hạnh nói như vầy: ‘Tỳ-kheo A-nan vì đồ ăn nên hầu hạ Đức Thế Tôn’. Thì đó là pháp vị tằêng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

“Này Đại Mục-kiền-liên, Tỳ-kheo A-nan khéo biết thời, khéo phân biệt được thời, biết lúc nào là thời nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời đến gặp Như Lai; biết lúc nào là thời chúng Tỳ-kheo và chúng Tỳ-kheo-ni nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời chúng Tỳ-kheo và chúng Tỳ-kheo-ni nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào là thời chúng Ưu-bà-tắc và chúng Ưu-bà-di nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời chúng Ưu-bà-tắc và chúng Ưu-bà-di nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nên đến gặp Như Lai, biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học không nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học không nên đến gặp Như Lai; biết các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nào có thể bàn luận với Như Lai; biết các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nào không thể bàn luận với Như Lai; biết thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ an ổn, có lợi ích, loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ không được an ổn, có lợi ích; thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ được biẹân tài thuyết pháp. Biết thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ không được biện tài thuyết pháp; đó là pháp vị tằêng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

“Này Đại Mục-kiền-liên, mặc dù Tỳ-kheo A-nan không có tha tâm trí, nhưng có thể khéo biết trước được Đức Như Lai sẽ thuyết pháp cho ai khi Như Lai rời tĩnh tọa đứng dậy vào buổi xế, hôm nay Đức Như Lai sẽ làm như vậy, sẽ hiện pháp lạc trụ như vậy, nhận xét đúng lời Ngài nói, chắc thật không thể sai khác. Đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Khi Tôn giả A-nan nói như vầy[26]: ‘Thưa chư Hiền, tôi đã hầu Đức Thế Tôn đã hai mươi lăm năm, nếu do đó mà khởi tâm cống cao, không thể có sự kiện như vậy’. Nếu Tôn giả A-nan nói như thế, thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, tôi đã hầu Đức Thế Tôn trong hai mươi lăm năm, cho đến nay chưa hề gặp Đức Thế Tôn phi thời.” Nếu Tôn giả A-nan nói như thế, thì đó là pháp vị tằêng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, tôi đã hầu Đức Thế Tôn trong hai mươi lăm năm, chưa từng một lần bị Phật khiển trách, trừ có một lỗi, lỗi đó cũng vì người khác[27].” Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, tôi thọ tám văn pháp tụ[28] từ Đức Như Lai, thọ trì không quên; nếu nhân điều đó mà khởi cống cao, sự kiện như vậy không thể có.” Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, tôi thọ tám văn pháp tụ từ Đức Như Lai, chưa hỏi lần thứ hai, trừ có một câu, câu ấy như vậy cũng không dễ. Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, tôi thọ tám văn pháp tụ từ Đức Như Lai, chưa hề thọ pháp từ người khác.” Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, tôi thọ tám văn pháp tụ từ Đức Như Lai, khởi đầu chưa có tâm này, rằng ‘Tôi thọ trì pháp ấy để dạy lại người khác’. Này chư Hiền, tôi chỉ muốn tự chế ngự, tự tịch tịnh, tự Bát-niết-bàn thôi.” Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, có điều rất kỳ lạ này. Đó là có bốn bộ chúng đi đến chỗ tôi để nghe pháp. Nếu tôi vì thế mà khởi cống cao, điều ấy không thể có được. Tôi cũng không hề tác ý trước rằng: ‘Nếu có ai đến hỏi, ta sẽ trả lời như vầy’. Này chư Hiền, tôi ngay trên chỗ ngồi tùy theo nghĩa người kia hỏi mà trả lời.” Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằêng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, có điều rất kỳ lạ này. Đó là có số đông Sa-môn, Phạm chí dị học đến hỏi tôi sự việc gì, nếu vì thế mà tôi sợ sệt, hãi hùng, lông tóc dựng đứng; không thể có sự kiện ấy. Tôi cũng không hề tác ý trước rằng: ‘Nếu có ai đến hỏi, ta sẽ trả lời như vầy’. Này chư Hiền, tôi ngay trên chỗ ngồi tùy theo nghĩa người kia hỏi mà trả lời.” Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Lại nữa, có một thời, Tôn giả Xá-lê Tử, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả A-nan trú tại nước Xá-vệ, trong núi Bà-la-la. Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử hỏi rằng: Này Hiền giả A-nan, thầy hầu hạ Đức Phật cho đến nay là hai mươi lăm năm, thầy nhớ có lần nào khởi dục tâm không?”

Tôn giả A-nan thưa rằng:

“Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, tôi còn là hàng hữu học chưa ly dục.”

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Này Hiền giả A-nan, tôi không hỏi thầy là bậc hữu học hay vô học. Tôi chỉ hỏi, trong hai mươi lăm năm qua hầu hạ Đức Thế Tôn, thầy nhớ có lần nào khởi dục tâm không?”

Tôn giả Xá-lê Tử ba lần lặp lại câu hỏi:

“Này Hiền giả A-nan, hai mươi lăm năm qua thầy hầu hạ Đức Thế Tôn, thầy nhớ có lần nào khởi dục tâm không?”

Tôn giả A-nan cũng ba lần lặp lại câu trả lời rằng:

“Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, tôi còn là hàng hữu học chưa ly dục.”

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Này Hiền giả A-nan, tôi không hỏi thầy là bậc hữu học hay vô học. Tôi chỉ hỏi, trong hai mươi lăm năm qua hầu hạ Đức Thế Tôn, thầy nhớ có lần nào khởi dục tâm không?”

Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói rằng:

“Này Hiền giả A-nan, đáp nhanh đi, đáp nhanh đi, này A-nan, thầy đừng xúc nhiễu đến bậc thượng tôn trưởng lão.”

Lúc đó Tôn giả A-nan trả lời rằng:

“Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, hai mươi lăm năm qua, tôi đã hầu hạ Đức Phật, tôi nhớ lại chưa hề có lần nào phát khởi dục tâm. Vì sao vậy? Vì tôi thường hướng đến Thế Tôn và các vị đồng phạm hạnh với tâm niệm hổ thẹn.” Nếu Tôn giả A-nan nói như thế, thì đó là pháp vị tăng hữu của Tôn giả A-nan.

Lại nữa, có một thời Đức Thế Tôn du hóa thành Vương xá, trú trong Nham sơn. Bấy giờ Thế Tôn bảo rằng:

“Này A-nan, ngươi nên nằm như cách nằm của sư tử.”

Tôn giả A-nan bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, sư tử, chúa tể của loài thú, nằm theo cách nào?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Này A-nan, sư tử, chúa tể của loài thú, ban ngày đi tìm ăn, xong rồi vào hang; khi muốn ngủ, bốn chân xếp chồng lên nhau, ngay đuôi ra sau, nằm bằng hông bên phải; qua đêm đến sáng hôm sau, quay lại sau nhìn thân thể. Nếu sư tử chúa tể của loài thú, mà thân thể không ngay thẳng, thì khi thấy rồi, nó không vui. Nếu sư tử chúa tể của loài thú, mà thân thể được ngay ngắn khắp mọi phía, thì khi thấy rồi nó liền vui mừng. Nó từ chỗ nằm đứng dậy, ở trong hang đi ra; đi ra rồi gầm gừ; gầm gừ rồi tự ngắm thân thể; tự ngắm thân thể rồi nhìn khắp bốn hướng, xoay nhìn khắp bốn hướng rồi liền rống lên ba lần, rống ba lần rồi liền đi tìm ăn. Cách thức nằm của sư tử chúa là như vậy.”

Tôn giả A-nan bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, cách thức nằm của sư tử, chúa tể của loài thú, là như vậy. Còn cách nằm của Tỳ-kheo phải như thế nào?”

Đức Thế Tôn đáp rằng:

“Này A-nan, nếu Tỳ-kheo sống nơi thôn ấp, khi đêm đã qua, vào lúc sáng sớm, khoác y ôm bát, đi vào thôn khất thực, khéo hộ trì thân thể, nhiếp thủ các căn, trụ với chánh niệm. Vị ấy từ thôn ấp khất thực xong, xếp y cất bát, rửa sạch tay chân, vắt Ni-sư-đàn lên vai đi đến chỗ rừng vắng, hoặc đến dưới bóng cây, hoặc vào trong nhà trống, hoặc kinh hành, hoặc tọa thiền, tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm. Ban ngày hoặc kinh hành hoặc tọa thiền để tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm rồi. Lại vào đầu hôm hoặc kinh hành, hoặc tọa thiền, để tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm. Sau khi hoặc kinh hành, hoặc tọa thiền để tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm vào lúc đầu hôm rồi, đến nữa đêm đi vào tĩnh thất để nằm, xếp làm tư Ưu-đa-la-tăng[29], trải lên giường, gấp y tăng-già-lê[30] làm gối, nằm xuống phía hông bên phải, hai chân xếp chồng lên nhau, buộc ý vào ấn tượng ánh sáng[31], chánh niệm, chánh trí, hằng hướng tâm niệm đến ý tưởng sẽ trỗi dậy. Sau đêm ấy liền nhanh chóng ngồi dậy, hoăc kinh hành, hoặc tọa thiền, để tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm. Như thế là pháp nằm như sư tử của Tỳ-kheo.”

Tôn giả A-nan bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, cách nằm như sư tử của Tỳ-kheo là như vậy.”

Tôn giả A-nan lại nói như vầy:

“Này chư Hiền, Đức Thế Tôn dạy tôi cách nằm giống như sư tử; từ đó trở đi chưa hề có lần nào tôi nằm nghiêng về bên hông trái.” Nếu Tôn giả A-nan nói như thế thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Lại nữa, có thời Đức Thế Tôn du hóa Câu-thi-na-kiệt[32], trụ trong rừng Sa-la của Hòa-bạt-đan lực sĩ[33]. Bấy giờ là lúc tối hậu, Thế Tôn sắp nhập Bát-niết-bàn, Ngài bảo rằng: ‘Này A-nan, ngươi hãy đi đến giữa hai cây Song thọ, trải giường đầu quay về hướng Bắc, cho Như Lai. Nửa khuya đêm nay Như Lai sẽ Bát-niết-bàn.”

Tôn giả A-nan vâng lời dạy của Như Lai, liền đến giữa hai cây Song thọ trải giường nằm, đầu quay về hướng Bắc cho Đức Như Lai. Trải giường rồi trở về nơi Đức Phật, cúi đầu lễ chân Phật, đứng sang một bên, thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, con đã trải giường nằm, đầu quay hướng Bắc, cho Đức Như Lai, ở giữa hai cây Song thọ. Kính mong Đức Thế Tôn tự nên biết thời.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn dẫn Tôn giả A-nan đến giữa hai cây Song thọ, xếp làm tư Ưu-đà-la-tăng trải lên giường, gấp y tăng-già-lê làm gối, nằm về hướng hông bên phải, hai chân xếp chồng lên nhau. Lúc tối hậu sắp Bát-niết-bàn, Tôn giả A-nan quạt hầu Phật, đưa tay gạt nước mắt, rồi nghĩ như vầy: ‘Trước kia, có chúng Tỳ-kheo ở các nơi muốn đến thăm viếng Đức Thế Tôn để cúng dường lễ bái, thì đều có thể tùy lúc mà được thăm viếng Đức Thế Tôn để lễ bái cúng dường. Nếu họ nghe Đức Thế Tôn đã Bát-niết-bàn thì họ sẽ không còn đến để được thăm viếng Đức Thế Tôn mà cúng dường lễ bái. Ta cũng không còn tùy lúc mà thăm viếng Đức Thế Tôn để cúng dường lễ bái’.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn hỏi các Tỳ-kheo rằng:

“Tỳ-kheo A-nan bây giờ ở đâu?”

Lúc ấy các Tỳ-kheo bạch rằng:

 “Bạch Thế Tôn, Tôn giả A-nan đang cầm quạt hầu Phật, đưa tay gạt nước mắt rồi nghĩ thế này: ‘Trước kia, có chúng Tỳ-kheo ở các nơi muốn đến thăm viếng Đức Thế Tôn để cúng dường lễ bái, thì đều có thể tùy lúc mà được thăm viếng Đức Thế Tôn để lễ bái cúng dường. Nếu họ nghe Đức Thế Tôn đã Bát-niết-bàn thì họ sẽ không còn đến để được thăm viếng Đức Thế Tôn mà cúng dường lễ bái. Ta cũng không còn tùy lúc mà thăm viếng Đức Thế Tôn để cúng dường lễ bái’.”

Bấy giờ Thế Tôn bảo rằng:

“Này A-nan, ngươi chớ khóc lóc, cũng chớ buồn rầu. Vì sao vậy? Này A-nan, ngươi hầu hạ Ta, thân hành từ hòa, khẩu và ý hành từ hòa, chưa từng có hai lòng, an lạc vô lường, vô biên, vô hạn. Này A-nan, nếu các Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, trong đời quá khứ, có người thị giả nào hầu hạ cũng không thể hơn ngươi được. Này A-nan, nếu các Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, trong đời vị lai, có người thị giả nào hầu hạ cũng không thể hơn ngươi được. Này A-nan, Ta, Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, trong đời hiện tại, nếu có người nào làm thị giả, cũng không thể hơn ngươi được. Vì sao vậy? A-nan khéo biết thời, khéo phân biệt được thời, biết lúc nào là thời nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời đến gặp Như Lai; biết lúc nào là thời chúng Tỳ-kheo và chúng Tỳ-kheo-ni nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời chúng Tỳ-kheo và chúng Tỳ-kheo-ni nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào là thời chúng Ưu-bà-tắc và chúng Ưu-bà-di nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời chúng Ưu-bà-tắc và chúng Ưu-bà-di nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nên đến gặp Như Lai, biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học không nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học không nên đến gặp Như Lai; biết các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nào có thể bàn luận với Như Lai; biết các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nào không thể bàn luận với Như Lai; biết thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ an ổn, có lợi ích loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ không được an ổn, có lợi ích; thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ được biện tài thuyết pháp. Biết thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ không được biẹân tài thuyết pháp.

“Lại nữa, này A-nan, ngươi tuy không có tha tâm trí, nhưng có thể khéo biết trước được Đức Như Lai sẽ thuyết pháp cho ai khi Như Lai rời tĩnh tọa đứng dậy vào buổi xế, hôm nay Đức Như Lai sẽ làm như vậy, sẽ hiện pháp lạc trụ như vậy, nhận xét đúng lời Ngài nói, chắc thật không thể sai khác.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn muốn làm cho A-nan vui vẻ, bảo với các thầy Tỳ-kheo ấy rằng:

“Vị Chuyển luân Thánh vương có bốn pháp vị tằng hữu. Những gì là bốn? Đó là chúng Sát-lợi đến yết kiến Chuyển luân vương, nếu lúc ấy im lặng, họ thấy vậy liền vui vẻ, nếu lúc ấy có nói gì, họ nghe rồi liền vui vẻ. Tỳ-kheo A-nan cũng giống như vậy, nghĩa là có bốn pháp vị tằng hữu. Những gì là bốn? Đó là chúng Tỳ-kheo khi đến gặp A-nan, nếu lúc ấy im lặng, thấy vậy liền vui vẻ, nếu lúc ấy có nói gì, họ nghe rồi liền hoan hỷ. Chúng Tỳ-kheo-ni, chúng Ưu-bà-tắc, chúng Ưu-bà-di, nếu gặp A-nan, gặp lúc im lặng, thấy vậy liền hoan hỷ, nếu lúc ấy có nói gì, nghe rồi liền hoan hỷ.

“Lại nữa, A-nan thuyết pháp cho đại chúng, có bốn pháp vị tằng hữu. Những gì là bốn? Tỳ-kheo thuyết pháp cho chúng Tỳ-kheo bằng chí tâm, không phải không chí tâm. Chúng Tỳ-kheo kia cũng nghĩ như vầy: ‘Mong Tôn giả A-nan thường thuyết pháp, không dừng lại nửa chừng. Chúng Tỳ-kheo kia nghe Tôn giả A-nan thuyết pháp, hoàn toàn không chán nản. Nhưng Tỳ-kheo A-nan tự nhiên ngồi im lặng’. Tỳ kheo A-nan thuyết pháp cho chúng Tỳ-kheo-ni, chúng Ưu-bà-tắc, chúng Ưu-bà-di, bằng chí tâm, không phải không chí tâm. Chúng Ưu-bà-di ấy cũng nghĩ như vầy: ‘Mong Tôn giả A-nan thường thuyết pháp, không dừng lại nửa chừng. Chúng Ưu-bà-di kia nghe Tôn giả A-nan thuyết pháp, hoàn toàn không chán nản. Nhưng Tỳ-kheo A-nan tự nhiên ngồi im lặng’.”[34]

Lại nữa, một thời sau khi Thế Tôn Bát-niết-bàn không bao lâu, Tôn giả A-nan du hóa tại Kim cang[35], trú ở thôn Kim cang. Bấy giờ Tôn giả A-nan thuyết pháp cho vô lượng trăm ngàn đại chúng vây quanh trước sau. Bấy giờ, Tôn giả Kim Cang Tử[36] cũng đang ở trong đại chúng ấy. Tôn giả Kim Cang Tử trong tâm suy nghĩ như vầy: ‘Tôn giả A-nan này vẫn còn là bậc hữu học chưa ly dục sao? Ta nên như vậy, và bằng định ấy mà quan sát tâm của Tôn giả A-nan’. Thế rồi Tôn giả Kim Cang Tử nhập định, và bằng định như vậy mà quan sát tâm của Tôn giả A-nan. Tôn giả Kim Cang Tử biết Tôn giả A-nan vẫn còn là hữu học nên chưa ly dục. Bấy giờ Tôn giả ra khỏi tam muội, hướng về Tôn giả A-nan nói bài tụng rằng:

Núi rừng vắng tư duy,

Khiến tâm trụ Niết-bàn,

Cù-đàm Thiền không loạn,

Sẽ sớm chứng tịch tĩnh.

Bấy giờ Tôn giả A-nan vâng theo lời của Tôn giả Kim Cang Tử, rời bỏ chỗ đông mà sống một mình, tinh tấn, không tán loạn. Tôn giả rời bỏ chỗ đông, sống một mình, tinh tấn, không tán loạn, để đạt mục đích vì đó là một thiện nam tử đã cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo; chỉ vì mục đích là thành tựu phạm hạnh vô thượng, ngay trong đời hiện tại, tự tri tự giác, tự chứùng nghiệm, thành tựu và an trụ, biết như thật rằng: ‘Sự sanh đã đứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã xong, không còn tái sanh nữa’.

Tôn giả A-nan biết pháp rồi, cho đến, chứng đắc A-la-hán[37]. Tôn giả A-nan nói vầy:

“Này chư Hiền, tôi ngồi trên giường, ngả đầu chưa đụng gối, liền đoạn tất cả lậu, chứng tâm giải thoát.” Nếu Tôn giả A-nan nói như thế; thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tôn giả A-nan lại nói:

“Này chư Hiền, tôi sẽ ngồi kiết già để Bát-niết-bàn.” Tôn giả A-nan liền ngồi kiết già mà Bát-niết-bàn.

Nếu Tôn giả A-nan ngồi kiết già mà Bát-niết-bàn; thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Đức Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Không có Pāli tương đương. Tham chiếu, Thag. 1018-1050.
[02] Câu-lân-nhã 拘 鄰 若 (Añña-Koṇḍañña).
[03] A-nhiếp-bối 阿 攝 貝 (Assaji).
[04] Thích-ca Vương Bạt-đề 釋 迦 王 跋 提 (Bhaddiya), vua họ Thích-ca.
[05] Ma-ha-nam Câu-lệ 摩 訶 男 拘 隸 (Mahānāma Kolita).
[06] Hòa-phá 惒 破 (Vappa).
[07] Da-xá 耶 舍 (Yasa).
[08] Bân-nậu 邠 耨 (Puṇṇa).
[09] Duy-ma-la 維 摩 羅 (Vimala).
[10] Già-hòa-ba-đề 伽 惒 波 提 (Gavampati).
[11] Tu-đà-da 須 陀 耶.
[12] Xá-lê Tử 舍 梨 子 (Sāriputta).
[13] A-na-luật-đà 阿 那 律 陀 (Anurudha).
[14] Nan-đề 難 提 (Nandiya).
[15] Kim-tì-la 金 毘 羅 (Kimbila).
[16] Lệ-ba-đá 隸 婆 哆 (Revata).
[17] Đại Mục-kiền-liên 大 目 犍  連  (Mahā-Moggallāna).
[18] Đại Ca-diếp 大 迦 葉 (Mahā-Kassapa).
[19] Đại Câu-hi-la 大 拘 絺 羅 (Mahā-Koṭṭhita).
[20] Đại Châu-na 大 周 那 (Mahā-Cunda).
[21] Đại Ca-chiên-diên 大 迦 旃 延 (Mahā-Kaccāyana).
[22] Bân-nậu-da-nậu-tả trưởng lão 邠 耨 耶 耨 寫 長 老.
[23] Da-xá Hành Trù trưởng lão 耶 舍 行 籌 長 老.
[24] Suốt trong khi hai mươi năm đầu, kể từ khi thành đạo Đức Phật không có thị giả riêng. Vị này hoăc vị kia thay nhau thị giả Ngài. Nhưng những vị này không xứng ý Ngài, đôi khi không vâng lời Ngài, có lúc ôm y bát của Ngài đi mất.
[25] Hán: như kỳ tượng định 如 其 像 定; Pāli: tathā-rūpaṃ samādhiṃ samāpajji, nhập vào tam-muội có hình thức như thế.
[26] Lưu ý trong bản Hán, văn khí thay đổi từ lời ghi nhận của Phật chuyển sang lối thuật sự.
[27] Một lần Thế Tôn bệnh, A-nan nấu cháo nhưng phạm phải một điều luật do đó bị Phật khiển trách. Luật Thập Tụng, Đại 23, tr.187a.
[28] Pháp tụ, hay Pháp uẩn, thể tài hay ý nghĩa được đề cập trong giáo pháp của Phật. Pāli: dhamakkhandha.
[29] Ưu-đa-la-tăng 優 多 羅 僧, hay Uất-đa-la-tăng; Pāli: uttarāsaṅga, dịch là thượng y, áo khoác phần trên thân thể. Thường thì nói là “gấp tư tăng-già-lê”; Pāli: catugguṇam saṅghāṭiṃ paññāpetvā.
[30] Tăng-già-lê 僧 笳 梨; Pāli: saṅghāṭi, áo choàng, áo khoác hay trùm bên ngoài.
[31] Minh tưởng, hay quang minh tưởng 光 明 想, suy tưởng về ánh sáng; Pāli: āloka-saññā.
[32] Câu-thi-na-kiệt 拘 尸 那 竭. Pāli: Kusināra, thị trấn nơi Phật sẽ nhập Niết-bàn.
[33] Hòa-bạt-đan lực sĩ Sa-la lâm 惒 跋 單 力 士 裟 羅 林; No.1(2) Trường, kinh số 2 “Du Hành”: Bản sanh xứ Mạt-la song thọ gian. Pāli: rừng Upavattana, rừng cây sāla, ở bên bờ sông Hiraññavati, của dòng họ Malla ở Kusinarā. Đức Thích Tôn sẽ nhập Niết-bàn trong rừng này.
[34] Nguyên đoạn dài này, xem No.16, Đại 1, tr.137, 143 - 6 của bản Hán tương đương; No.1(2) Trường, kinh “Du Hành”.
[35] Kim cang 金 剛, Pāli có lẽ là Vajjī (tên dòng họ cũng là tên nước; Hán: Bạt-kỳ) được đọc là Vajira (kim cang).
[36] Kim Cang Tử, Pāli, có lẽ chính xác là Vajjiputta (thay vì Vajiraputta), sự kiện được đề cập trong Thag. kệ 119.
[37] Trong bản: A-la-ha 阿 羅 訶.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]

Trung A Ham - Thich Tue Sy dich
Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
32. Kinh Vị Tằng Hữu Pháp
33. Kinh Thị Giả
34. Kinh Bạc-Câu-La
35. Kinh A-Tu-La
36. Kinh Địa Ðộng
37. Kinh Chiêm-Ba
38. Kinh Úc-Già Trưởng Giả (I)
39. Kinh Úc-Già Trưởng Giả (II)
40. Kinh Thủ Trưởng Giả (I)
41. Kinh Thủ Trưởng Giả (II)
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

4. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP

33. KINH THỊ GIẢ[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa tại thành Vương xá.

Bấy giờ, có các đại đệ tử, là các Tỳ-kheo trưởng lão thượng tôn danh đức, được nhiều người biết đến; đó là Tôn giả Câu-lân-nhã[02], A-nhiếp-bối[03], Tôn giả Thích-ca Vương Bạt-đề[04], Tôn giả Ma-ha-nam Câu-lệ[05], Tôn giả Hòa-phá[06], Tôn giả Da-xá[07], Tôn giả Bân-nậu[08], Tôn giả Duy-ma-la[09], Tôn giả Già-hòa-ba-đề[10], Tôn giả Tu-đà-da[11], Tôn giả Xá-lê Tử[12], Tôn giả A-na-luật-đà[13], Tôn giả Nan-đề[14], Tôn giả Kim-tì-la[15], Tôn giả Lệ-ba-đá[16], Tôn giả Đại Mục-kiền-liên[17], Tôn giả Đại Ca-diếp[18], Tôn giả Đại Câu-hi-la[19], Tôn giả Đại Châu-na[20], Tôn giả Đại Ca-chiên-diên[21], Tôn giả Bân-nạâu-da-nậu-tả trưởng lão[22], Tôn giả Da-xá Hành Trù trưởng lão[23], rất nhiều các vị Tỳ-kheo trưởng lão thượng tôn danh đức, đại đệ tử, được mọi người biết đến, tương tự như vậy, cũng ở thành Vương xá, tất cả đều trú gần ngôi nhà lá của Phật.

Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Hiện nay tuổi của Ta đã già; thân thể ngày càng suy yếu, tuổi thọ đã quá già rồi, nên Ta cần có thị giả. Các thầy hãy cử cho Ta một thị giả, làm sao để chăm sóc Ta, xứng ý chớ không phải không xứng ý, ghi nhớ lời Ta nói mà không quên mất ý nghĩa[24].”

Lúc ấy Tôn giả Câu-lân-nhã liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa y, chắp tay hướng về Đức Phật thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, con xin nguyện hầu hạ, xứng ý chớ không phải không xứng ý, ghi nhớ những lời Ngài nói mà không quên mất ý nghĩa.”

Đức Thế Tôn bảo rằng:

“Này Câu-lân-nhã, thầy cũng tuổi đã già, thân thể ngày càng suy yếu, tuổi thọ đã qua dài rồi. Chính thầy cũng cần có thị giả. Này Câu-lân-nhã, thầy nên lui về chỗ ngồi đi.”

 Bấy giờ Tôn giả Câu-lân-nhã đảnh lễ chân Phật rồi lui về chỗ ngồi.

 Cũng như vậy, lần lượt Tôn giả A-nhiếp-bối, Tôn giảû Thích-ca Vương Bạt-đề, Tôn giả Ma-ha-nam Câu-lệ, Tôn giả Hòa-phá, Tôn giả Da-xá, Tôn giả Bân-nậu, Tôn giả Duy-ma-la, Tôn giả Già-hòa-ba-đề, Tôn giả Tu-đà-da, Tôn giả Xá-lê Tử, Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-tì-la, Tôn giả Lệ-ba-đá, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp, Tôn giả Đại Câu-hi-la, Tôn giả Đại Châu-na, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả Bân-nạâu-da-nậu-tả trưởng lão.

Tôn giả Da-xá Hành Trù trưởng lão, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa áo, chắp tay hướng về Đức Phật thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, con xin nguyẹân hầu hạ xứng ý chớ không phải không xứng ý, ghi nhớ những lời Ngài dạy mà không quên ý nghĩa.”

 Đức Thế Tôn bảo rằng:

 “Này Da-xá, thầy cũng tuổi đã già, thân thể ngày càng suy yếu, tuổi thọ đã qua dài rồi. Chính thầy cũng cần có thị giả. Này Da-xá, thầy nên lui về chỗ ngồi đi.”

Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đang ở trong đại chúng ấy, liền suy nghĩ như vầy: ‘Đức Thế Tôn muốn tìm vị nào làm thị giả? Ýù nghĩ đặt vào Tỳ-kheo nào? Muốn cho ai chăm sóc Ngài, xứng ý chớ không phải không xứng ý, và ghi nhớ những lời Ngài dạy mà không quên mất nghĩa? Có lẽ ta nên nhập định có hình tượng như thế[25], quan sát tâm của chúng Tỳ-kheo’. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền nhập định có hình tượng như thế, biết Thế Tôn muốn chọn Hiền giả A-nan làm thị giả, ý Ngài đặt vào A-nan, muốn A-nan chăm sóc, xứng ý chớ không phải không xứng ý, ghi nhớ lời dạy mà không quên ý nghĩa.

Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền xuất định, thưa với chúng Tỳ-kheo rằng:

“Chư Hiền biết không, Đức Thế Tôn muốn chọn Hiền giả A-nan làm thị giả. Ý Ngài đặt vào A-nan; muốn A-nan chăm sóc, xứng ý chớ không phải là không xứng ý, ghi nhớ lời dạy mà không quên ý nghĩa. Bây giờ chúng ta nên cùng nhau đến chỗ Hiền giả A-nan khuyến dụ thầy ấy làm thị giả của Thế Tôn.”

Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cùng các Tỳ-kheo cùng nhau đến chỗ Tôn giả A-nan, chào hỏi nhau rồi ngồi sang một bên. Lúc ấy Tôn giả Đại Mục-kiền-liên ngồi xong, nói rằng:

“Hiền giả A-nan, thầy có biết không, Đức Thế Tôn muốn chọn thầy làm thị giả; ý Ngài đặt vào A-nan, muốn A-nan chăm sóc Ngài, vì thầy xứng ý Ngài chớ không phải không xứng ý, ghi nhớ lời dạy của Ngài mà không quên mất ý nghĩa. A-nan, cũng như ngoài thôn xóm không bao xa, có một tòa lâu đài to lớn, cửa sổ mở ra ở phía Đông, thì khi mặt trời mọc lên, ánh sáng sẽ rọi thẳng vào vách phía Tây. Này Hiền giả A-nan, Đức Thế Tôn cũng vậy, muốn chọn A-nan làm thị giả, ý Ngài đặt vào A-nan, muốn A-nan chăm sóc Ngài, xứng ý chớ không phải không xứng ý, ghi nhớ lời dạy của Ngài mà không quên mất ý nghĩa. Này Hiền giả A-nan, bây giờ thầy nên làm thị giả Đức Thế Tôn.”

Tôn giảû A-nan thưa rằng:

“Bạch Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, tôi không thể lãnh trách nhiệm hầu hạ Đức Thế Tôn nổi. Vì sao thế? Vì với các Đức Phật Thế Tôn khó xứng ý, khó hầu hạ;ï nghĩa là khó làm thị giả. Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, cũng như đối vớiù một con voi rất hùng mạnh, đã hơn sáu mươi tuổi, kiêu ngạo, sức mạnh cường thạnh, đủ ngà, đủ vóc, khó làm xứng ý, khó gần gũi; nghĩa là khó coi sóc.

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, với Đức Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, cũng lại như vậy, khó xứng ý, khó gần gũi; nghĩa là khó làm thị giả. Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, vì vậy tôi không thể lãnh trách nhiệm làm thị giả được.”

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, nói rằng:

“Này Hiền giả A-nan, thầy hãy nghe tôi nói ví dụ, người có trí nghe ví dụ liền hiểu ý nghĩa của nó. Này Hiền giả A-nan, cũng như hoa Ưu-đàm-bát-la đúng thời mới xuất hiện thế gian. Này Hiền giả A-nan, Đức Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác cũng lại như vậy. Đúng thời mới xuất thế. Này Hiền giả A-nan, thầy nên mau làm thị giả Đức Thế Tôn rồi sẽ được kết quả lớn.”

Tôn giả A-nan lại bạch:

“Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức Thế Tôn chấp thuận ba điều nguyện của tôi thì tôi mới có thể làm thị giả. Những gì là ba? Tôi nguyện không đắp y của Thế Tôn, dù cũ hay mới; nguyện không ăn thực phẩm biệt thỉnh của Phật; nguyện không gặp Thế Tôn phi thời. Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức Thế Tôn cho phép tôi nguyện ba điều ấy, tôi mới làm thị giả Đức Thế Tôn.”

Bấy giờ, sau khi khuyên Tôn giả A-nan làm thị giả rồi, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đứng dậy đi quanh Tôn giả A-nan rồi trở về; đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ chân Phật rồi ngồi sang một bên, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, con đã khuyến dụ Hiền giả A-nan làm thị giả Phật. Bạch Thế Tôn, Hiền giả A-nan, xin nơi Phật ba lời nguyện, nói rằng: ‘Những gì là ba? Nguyện không đắp y của Thế Tôn, dù cũ hay mới; nguyện không ăn thực phẩm biệt thỉnh của Phật; nguyện không gạêp Thế Tôn phi thời. Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức Thế Tôn cho phép tôi nguyện ba điều ấy, tôi mới làm thị giả Đức Thế Tôn’.”

Đức Thế Tôn nói:

“Này Đại Mục-kiền-liên, Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệ, biết trước sẽ có những lời hiềm tỵ, hoặc có vị đồng phạm hạnh sẽ nói như vầy: ‘Tỳ-kheo A-nan vì y áo nên hầu hạ Đức Thế Tôn’. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệ, biết trước sẽ có những lời hiềm tỵ hoặc các đồng phạm hạnh, nói như vầy: ‘Tỳ-kheo A-nan vì y áo nên hầu hạ Đức Thế Tôn’. Thì đó là pháp vị tằêng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

“Này Đại Mục-kiền-liên, Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệ, biết trước sẽ có những lời hiềm tỵ, hoặc có vị đồng phạm hạnh sẽ nói như vầy: ‘Tỳ-kheo A-nan vì đồ ăn nên hầu hạ Đức Thế Tôn’. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệ, dự đoán sẽ có những lời hiềm tỵ hoặc các đồng phạm hạnh nói như vầy: ‘Tỳ-kheo A-nan vì đồ ăn nên hầu hạ Đức Thế Tôn’. Thì đó là pháp vị tằêng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

“Này Đại Mục-kiền-liên, Tỳ-kheo A-nan khéo biết thời, khéo phân biệt được thời, biết lúc nào là thời nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời đến gặp Như Lai; biết lúc nào là thời chúng Tỳ-kheo và chúng Tỳ-kheo-ni nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời chúng Tỳ-kheo và chúng Tỳ-kheo-ni nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào là thời chúng Ưu-bà-tắc và chúng Ưu-bà-di nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời chúng Ưu-bà-tắc và chúng Ưu-bà-di nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nên đến gặp Như Lai, biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học không nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học không nên đến gặp Như Lai; biết các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nào có thể bàn luận với Như Lai; biết các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nào không thể bàn luận với Như Lai; biết thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ an ổn, có lợi ích, loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ không được an ổn, có lợi ích; thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ được biẹân tài thuyết pháp. Biết thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ không được biện tài thuyết pháp; đó là pháp vị tằêng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

“Này Đại Mục-kiền-liên, mặc dù Tỳ-kheo A-nan không có tha tâm trí, nhưng có thể khéo biết trước được Đức Như Lai sẽ thuyết pháp cho ai khi Như Lai rời tĩnh tọa đứng dậy vào buổi xế, hôm nay Đức Như Lai sẽ làm như vậy, sẽ hiện pháp lạc trụ như vậy, nhận xét đúng lời Ngài nói, chắc thật không thể sai khác. Đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Khi Tôn giả A-nan nói như vầy[26]: ‘Thưa chư Hiền, tôi đã hầu Đức Thế Tôn đã hai mươi lăm năm, nếu do đó mà khởi tâm cống cao, không thể có sự kiện như vậy’. Nếu Tôn giả A-nan nói như thế, thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, tôi đã hầu Đức Thế Tôn trong hai mươi lăm năm, cho đến nay chưa hề gặp Đức Thế Tôn phi thời.” Nếu Tôn giả A-nan nói như thế, thì đó là pháp vị tằêng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, tôi đã hầu Đức Thế Tôn trong hai mươi lăm năm, chưa từng một lần bị Phật khiển trách, trừ có một lỗi, lỗi đó cũng vì người khác[27].” Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, tôi thọ tám văn pháp tụ[28] từ Đức Như Lai, thọ trì không quên; nếu nhân điều đó mà khởi cống cao, sự kiện như vậy không thể có.” Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, tôi thọ tám văn pháp tụ từ Đức Như Lai, chưa hỏi lần thứ hai, trừ có một câu, câu ấy như vậy cũng không dễ. Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, tôi thọ tám văn pháp tụ từ Đức Như Lai, chưa hề thọ pháp từ người khác.” Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, tôi thọ tám văn pháp tụ từ Đức Như Lai, khởi đầu chưa có tâm này, rằng ‘Tôi thọ trì pháp ấy để dạy lại người khác’. Này chư Hiền, tôi chỉ muốn tự chế ngự, tự tịch tịnh, tự Bát-niết-bàn thôi.” Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, có điều rất kỳ lạ này. Đó là có bốn bộ chúng đi đến chỗ tôi để nghe pháp. Nếu tôi vì thế mà khởi cống cao, điều ấy không thể có được. Tôi cũng không hề tác ý trước rằng: ‘Nếu có ai đến hỏi, ta sẽ trả lời như vầy’. Này chư Hiền, tôi ngay trên chỗ ngồi tùy theo nghĩa người kia hỏi mà trả lời.” Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằêng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tôn giả A-nan lại nói như vầy: “Thưa chư Hiền, có điều rất kỳ lạ này. Đó là có số đông Sa-môn, Phạm chí dị học đến hỏi tôi sự việc gì, nếu vì thế mà tôi sợ sệt, hãi hùng, lông tóc dựng đứng; không thể có sự kiện ấy. Tôi cũng không hề tác ý trước rằng: ‘Nếu có ai đến hỏi, ta sẽ trả lời như vầy’. Này chư Hiền, tôi ngay trên chỗ ngồi tùy theo nghĩa người kia hỏi mà trả lời.” Nếu Tôn giả A-nan nói như vậy thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Lại nữa, có một thời, Tôn giả Xá-lê Tử, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả A-nan trú tại nước Xá-vệ, trong núi Bà-la-la. Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử hỏi rằng: Này Hiền giả A-nan, thầy hầu hạ Đức Phật cho đến nay là hai mươi lăm năm, thầy nhớ có lần nào khởi dục tâm không?”

Tôn giả A-nan thưa rằng:

“Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, tôi còn là hàng hữu học chưa ly dục.”

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Này Hiền giả A-nan, tôi không hỏi thầy là bậc hữu học hay vô học. Tôi chỉ hỏi, trong hai mươi lăm năm qua hầu hạ Đức Thế Tôn, thầy nhớ có lần nào khởi dục tâm không?”

Tôn giả Xá-lê Tử ba lần lặp lại câu hỏi:

“Này Hiền giả A-nan, hai mươi lăm năm qua thầy hầu hạ Đức Thế Tôn, thầy nhớ có lần nào khởi dục tâm không?”

Tôn giả A-nan cũng ba lần lặp lại câu trả lời rằng:

“Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, tôi còn là hàng hữu học chưa ly dục.”

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

“Này Hiền giả A-nan, tôi không hỏi thầy là bậc hữu học hay vô học. Tôi chỉ hỏi, trong hai mươi lăm năm qua hầu hạ Đức Thế Tôn, thầy nhớ có lần nào khởi dục tâm không?”

Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nói rằng:

“Này Hiền giả A-nan, đáp nhanh đi, đáp nhanh đi, này A-nan, thầy đừng xúc nhiễu đến bậc thượng tôn trưởng lão.”

Lúc đó Tôn giả A-nan trả lời rằng:

“Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, hai mươi lăm năm qua, tôi đã hầu hạ Đức Phật, tôi nhớ lại chưa hề có lần nào phát khởi dục tâm. Vì sao vậy? Vì tôi thường hướng đến Thế Tôn và các vị đồng phạm hạnh với tâm niệm hổ thẹn.” Nếu Tôn giả A-nan nói như thế, thì đó là pháp vị tăng hữu của Tôn giả A-nan.

Lại nữa, có một thời Đức Thế Tôn du hóa thành Vương xá, trú trong Nham sơn. Bấy giờ Thế Tôn bảo rằng:

“Này A-nan, ngươi nên nằm như cách nằm của sư tử.”

Tôn giả A-nan bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, sư tử, chúa tể của loài thú, nằm theo cách nào?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Này A-nan, sư tử, chúa tể của loài thú, ban ngày đi tìm ăn, xong rồi vào hang; khi muốn ngủ, bốn chân xếp chồng lên nhau, ngay đuôi ra sau, nằm bằng hông bên phải; qua đêm đến sáng hôm sau, quay lại sau nhìn thân thể. Nếu sư tử chúa tể của loài thú, mà thân thể không ngay thẳng, thì khi thấy rồi, nó không vui. Nếu sư tử chúa tể của loài thú, mà thân thể được ngay ngắn khắp mọi phía, thì khi thấy rồi nó liền vui mừng. Nó từ chỗ nằm đứng dậy, ở trong hang đi ra; đi ra rồi gầm gừ; gầm gừ rồi tự ngắm thân thể; tự ngắm thân thể rồi nhìn khắp bốn hướng, xoay nhìn khắp bốn hướng rồi liền rống lên ba lần, rống ba lần rồi liền đi tìm ăn. Cách thức nằm của sư tử chúa là như vậy.”

Tôn giả A-nan bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, cách thức nằm của sư tử, chúa tể của loài thú, là như vậy. Còn cách nằm của Tỳ-kheo phải như thế nào?”

Đức Thế Tôn đáp rằng:

“Này A-nan, nếu Tỳ-kheo sống nơi thôn ấp, khi đêm đã qua, vào lúc sáng sớm, khoác y ôm bát, đi vào thôn khất thực, khéo hộ trì thân thể, nhiếp thủ các căn, trụ với chánh niệm. Vị ấy từ thôn ấp khất thực xong, xếp y cất bát, rửa sạch tay chân, vắt Ni-sư-đàn lên vai đi đến chỗ rừng vắng, hoặc đến dưới bóng cây, hoặc vào trong nhà trống, hoặc kinh hành, hoặc tọa thiền, tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm. Ban ngày hoặc kinh hành hoặc tọa thiền để tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm rồi. Lại vào đầu hôm hoặc kinh hành, hoặc tọa thiền, để tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm. Sau khi hoặc kinh hành, hoặc tọa thiền để tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm vào lúc đầu hôm rồi, đến nữa đêm đi vào tĩnh thất để nằm, xếp làm tư Ưu-đa-la-tăng[29], trải lên giường, gấp y tăng-già-lê[30] làm gối, nằm xuống phía hông bên phải, hai chân xếp chồng lên nhau, buộc ý vào ấn tượng ánh sáng[31], chánh niệm, chánh trí, hằng hướng tâm niệm đến ý tưởng sẽ trỗi dậy. Sau đêm ấy liền nhanh chóng ngồi dậy, hoăc kinh hành, hoặc tọa thiền, để tịnh trừ những pháp chướng ngại trong tâm. Như thế là pháp nằm như sư tử của Tỳ-kheo.”

Tôn giả A-nan bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, cách nằm như sư tử của Tỳ-kheo là như vậy.”

Tôn giả A-nan lại nói như vầy:

“Này chư Hiền, Đức Thế Tôn dạy tôi cách nằm giống như sư tử; từ đó trở đi chưa hề có lần nào tôi nằm nghiêng về bên hông trái.” Nếu Tôn giả A-nan nói như thế thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Lại nữa, có thời Đức Thế Tôn du hóa Câu-thi-na-kiệt[32], trụ trong rừng Sa-la của Hòa-bạt-đan lực sĩ[33]. Bấy giờ là lúc tối hậu, Thế Tôn sắp nhập Bát-niết-bàn, Ngài bảo rằng: ‘Này A-nan, ngươi hãy đi đến giữa hai cây Song thọ, trải giường đầu quay về hướng Bắc, cho Như Lai. Nửa khuya đêm nay Như Lai sẽ Bát-niết-bàn.”

Tôn giả A-nan vâng lời dạy của Như Lai, liền đến giữa hai cây Song thọ trải giường nằm, đầu quay về hướng Bắc cho Đức Như Lai. Trải giường rồi trở về nơi Đức Phật, cúi đầu lễ chân Phật, đứng sang một bên, thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, con đã trải giường nằm, đầu quay hướng Bắc, cho Đức Như Lai, ở giữa hai cây Song thọ. Kính mong Đức Thế Tôn tự nên biết thời.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn dẫn Tôn giả A-nan đến giữa hai cây Song thọ, xếp làm tư Ưu-đà-la-tăng trải lên giường, gấp y tăng-già-lê làm gối, nằm về hướng hông bên phải, hai chân xếp chồng lên nhau. Lúc tối hậu sắp Bát-niết-bàn, Tôn giả A-nan quạt hầu Phật, đưa tay gạt nước mắt, rồi nghĩ như vầy: ‘Trước kia, có chúng Tỳ-kheo ở các nơi muốn đến thăm viếng Đức Thế Tôn để cúng dường lễ bái, thì đều có thể tùy lúc mà được thăm viếng Đức Thế Tôn để lễ bái cúng dường. Nếu họ nghe Đức Thế Tôn đã Bát-niết-bàn thì họ sẽ không còn đến để được thăm viếng Đức Thế Tôn mà cúng dường lễ bái. Ta cũng không còn tùy lúc mà thăm viếng Đức Thế Tôn để cúng dường lễ bái’.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn hỏi các Tỳ-kheo rằng:

“Tỳ-kheo A-nan bây giờ ở đâu?”

Lúc ấy các Tỳ-kheo bạch rằng:

 “Bạch Thế Tôn, Tôn giả A-nan đang cầm quạt hầu Phật, đưa tay gạt nước mắt rồi nghĩ thế này: ‘Trước kia, có chúng Tỳ-kheo ở các nơi muốn đến thăm viếng Đức Thế Tôn để cúng dường lễ bái, thì đều có thể tùy lúc mà được thăm viếng Đức Thế Tôn để lễ bái cúng dường. Nếu họ nghe Đức Thế Tôn đã Bát-niết-bàn thì họ sẽ không còn đến để được thăm viếng Đức Thế Tôn mà cúng dường lễ bái. Ta cũng không còn tùy lúc mà thăm viếng Đức Thế Tôn để cúng dường lễ bái’.”

Bấy giờ Thế Tôn bảo rằng:

“Này A-nan, ngươi chớ khóc lóc, cũng chớ buồn rầu. Vì sao vậy? Này A-nan, ngươi hầu hạ Ta, thân hành từ hòa, khẩu và ý hành từ hòa, chưa từng có hai lòng, an lạc vô lường, vô biên, vô hạn. Này A-nan, nếu các Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, trong đời quá khứ, có người thị giả nào hầu hạ cũng không thể hơn ngươi được. Này A-nan, nếu các Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, trong đời vị lai, có người thị giả nào hầu hạ cũng không thể hơn ngươi được. Này A-nan, Ta, Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, trong đời hiện tại, nếu có người nào làm thị giả, cũng không thể hơn ngươi được. Vì sao vậy? A-nan khéo biết thời, khéo phân biệt được thời, biết lúc nào là thời nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời đến gặp Như Lai; biết lúc nào là thời chúng Tỳ-kheo và chúng Tỳ-kheo-ni nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời chúng Tỳ-kheo và chúng Tỳ-kheo-ni nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào là thời chúng Ưu-bà-tắc và chúng Ưu-bà-di nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời chúng Ưu-bà-tắc và chúng Ưu-bà-di nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nên đến gặp Như Lai, biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học không nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học không nên đến gặp Như Lai; biết các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nào có thể bàn luận với Như Lai; biết các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nào không thể bàn luận với Như Lai; biết thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ an ổn, có lợi ích loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ không được an ổn, có lợi ích; thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ được biện tài thuyết pháp. Biết thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ không được biẹân tài thuyết pháp.

“Lại nữa, này A-nan, ngươi tuy không có tha tâm trí, nhưng có thể khéo biết trước được Đức Như Lai sẽ thuyết pháp cho ai khi Như Lai rời tĩnh tọa đứng dậy vào buổi xế, hôm nay Đức Như Lai sẽ làm như vậy, sẽ hiện pháp lạc trụ như vậy, nhận xét đúng lời Ngài nói, chắc thật không thể sai khác.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn muốn làm cho A-nan vui vẻ, bảo với các thầy Tỳ-kheo ấy rằng:

“Vị Chuyển luân Thánh vương có bốn pháp vị tằng hữu. Những gì là bốn? Đó là chúng Sát-lợi đến yết kiến Chuyển luân vương, nếu lúc ấy im lặng, họ thấy vậy liền vui vẻ, nếu lúc ấy có nói gì, họ nghe rồi liền vui vẻ. Tỳ-kheo A-nan cũng giống như vậy, nghĩa là có bốn pháp vị tằng hữu. Những gì là bốn? Đó là chúng Tỳ-kheo khi đến gặp A-nan, nếu lúc ấy im lặng, thấy vậy liền vui vẻ, nếu lúc ấy có nói gì, họ nghe rồi liền hoan hỷ. Chúng Tỳ-kheo-ni, chúng Ưu-bà-tắc, chúng Ưu-bà-di, nếu gặp A-nan, gặp lúc im lặng, thấy vậy liền hoan hỷ, nếu lúc ấy có nói gì, nghe rồi liền hoan hỷ.

“Lại nữa, A-nan thuyết pháp cho đại chúng, có bốn pháp vị tằng hữu. Những gì là bốn? Tỳ-kheo thuyết pháp cho chúng Tỳ-kheo bằng chí tâm, không phải không chí tâm. Chúng Tỳ-kheo kia cũng nghĩ như vầy: ‘Mong Tôn giả A-nan thường thuyết pháp, không dừng lại nửa chừng. Chúng Tỳ-kheo kia nghe Tôn giả A-nan thuyết pháp, hoàn toàn không chán nản. Nhưng Tỳ-kheo A-nan tự nhiên ngồi im lặng’. Tỳ kheo A-nan thuyết pháp cho chúng Tỳ-kheo-ni, chúng Ưu-bà-tắc, chúng Ưu-bà-di, bằng chí tâm, không phải không chí tâm. Chúng Ưu-bà-di ấy cũng nghĩ như vầy: ‘Mong Tôn giả A-nan thường thuyết pháp, không dừng lại nửa chừng. Chúng Ưu-bà-di kia nghe Tôn giả A-nan thuyết pháp, hoàn toàn không chán nản. Nhưng Tỳ-kheo A-nan tự nhiên ngồi im lặng’.”[34]

Lại nữa, một thời sau khi Thế Tôn Bát-niết-bàn không bao lâu, Tôn giả A-nan du hóa tại Kim cang[35], trú ở thôn Kim cang. Bấy giờ Tôn giả A-nan thuyết pháp cho vô lượng trăm ngàn đại chúng vây quanh trước sau. Bấy giờ, Tôn giả Kim Cang Tử[36] cũng đang ở trong đại chúng ấy. Tôn giả Kim Cang Tử trong tâm suy nghĩ như vầy: ‘Tôn giả A-nan này vẫn còn là bậc hữu học chưa ly dục sao? Ta nên như vậy, và bằng định ấy mà quan sát tâm của Tôn giả A-nan’. Thế rồi Tôn giả Kim Cang Tử nhập định, và bằng định như vậy mà quan sát tâm của Tôn giả A-nan. Tôn giả Kim Cang Tử biết Tôn giả A-nan vẫn còn là hữu học nên chưa ly dục. Bấy giờ Tôn giả ra khỏi tam muội, hướng về Tôn giả A-nan nói bài tụng rằng:

Núi rừng vắng tư duy,

Khiến tâm trụ Niết-bàn,

Cù-đàm Thiền không loạn,

Sẽ sớm chứng tịch tĩnh.

Bấy giờ Tôn giả A-nan vâng theo lời của Tôn giả Kim Cang Tử, rời bỏ chỗ đông mà sống một mình, tinh tấn, không tán loạn. Tôn giả rời bỏ chỗ đông, sống một mình, tinh tấn, không tán loạn, để đạt mục đích vì đó là một thiện nam tử đã cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo; chỉ vì mục đích là thành tựu phạm hạnh vô thượng, ngay trong đời hiện tại, tự tri tự giác, tự chứùng nghiệm, thành tựu và an trụ, biết như thật rằng: ‘Sự sanh đã đứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã xong, không còn tái sanh nữa’.

Tôn giả A-nan biết pháp rồi, cho đến, chứng đắc A-la-hán[37]. Tôn giả A-nan nói vầy:

“Này chư Hiền, tôi ngồi trên giường, ngả đầu chưa đụng gối, liền đoạn tất cả lậu, chứng tâm giải thoát.” Nếu Tôn giả A-nan nói như thế; thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tôn giả A-nan lại nói:

“Này chư Hiền, tôi sẽ ngồi kiết già để Bát-niết-bàn.” Tôn giả A-nan liền ngồi kiết già mà Bát-niết-bàn.

Nếu Tôn giả A-nan ngồi kiết già mà Bát-niết-bàn; thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Đức Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Không có Pāli tương đương. Tham chiếu, Thag. 1018-1050.
[02] Câu-lân-nhã 拘 鄰 若 (Añña-Koṇḍañña).
[03] A-nhiếp-bối 阿 攝 貝 (Assaji).
[04] Thích-ca Vương Bạt-đề 釋 迦 王 跋 提 (Bhaddiya), vua họ Thích-ca.
[05] Ma-ha-nam Câu-lệ 摩 訶 男 拘 隸 (Mahānāma Kolita).
[06] Hòa-phá 惒 破 (Vappa).
[07] Da-xá 耶 舍 (Yasa).
[08] Bân-nậu 邠 耨 (Puṇṇa).
[09] Duy-ma-la 維 摩 羅 (Vimala).
[10] Già-hòa-ba-đề 伽 惒 波 提 (Gavampati).
[11] Tu-đà-da 須 陀 耶.
[12] Xá-lê Tử 舍 梨 子 (Sāriputta).
[13] A-na-luật-đà 阿 那 律 陀 (Anurudha).
[14] Nan-đề 難 提 (Nandiya).
[15] Kim-tì-la 金 毘 羅 (Kimbila).
[16] Lệ-ba-đá 隸 婆 哆 (Revata).
[17] Đại Mục-kiền-liên 大 目 犍  連  (Mahā-Moggallāna).
[18] Đại Ca-diếp 大 迦 葉 (Mahā-Kassapa).
[19] Đại Câu-hi-la 大 拘 絺 羅 (Mahā-Koṭṭhita).
[20] Đại Châu-na 大 周 那 (Mahā-Cunda).
[21] Đại Ca-chiên-diên 大 迦 旃 延 (Mahā-Kaccāyana).
[22] Bân-nậu-da-nậu-tả trưởng lão 邠 耨 耶 耨 寫 長 老.
[23] Da-xá Hành Trù trưởng lão 耶 舍 行 籌 長 老.
[24] Suốt trong khi hai mươi năm đầu, kể từ khi thành đạo Đức Phật không có thị giả riêng. Vị này hoăc vị kia thay nhau thị giả Ngài. Nhưng những vị này không xứng ý Ngài, đôi khi không vâng lời Ngài, có lúc ôm y bát của Ngài đi mất.
[25] Hán: như kỳ tượng định 如 其 像 定; Pāli: tathā-rūpaṃ samādhiṃ samāpajji, nhập vào tam-muội có hình thức như thế.
[26] Lưu ý trong bản Hán, văn khí thay đổi từ lời ghi nhận của Phật chuyển sang lối thuật sự.
[27] Một lần Thế Tôn bệnh, A-nan nấu cháo nhưng phạm phải một điều luật do đó bị Phật khiển trách. Luật Thập Tụng, Đại 23, tr.187a.
[28] Pháp tụ, hay Pháp uẩn, thể tài hay ý nghĩa được đề cập trong giáo pháp của Phật. Pāli: dhamakkhandha.
[29] Ưu-đa-la-tăng 優 多 羅 僧, hay Uất-đa-la-tăng; Pāli: uttarāsaṅga, dịch là thượng y, áo khoác phần trên thân thể. Thường thì nói là “gấp tư tăng-già-lê”; Pāli: catugguṇam saṅghāṭiṃ paññāpetvā.
[30] Tăng-già-lê 僧 笳 梨; Pāli: saṅghāṭi, áo choàng, áo khoác hay trùm bên ngoài.
[31] Minh tưởng, hay quang minh tưởng 光 明 想, suy tưởng về ánh sáng; Pāli: āloka-saññā.
[32] Câu-thi-na-kiệt 拘 尸 那 竭. Pāli: Kusināra, thị trấn nơi Phật sẽ nhập Niết-bàn.
[33] Hòa-bạt-đan lực sĩ Sa-la lâm 惒 跋 單 力 士 裟 羅 林; No.1(2) Trường, kinh số 2 “Du Hành”: Bản sanh xứ Mạt-la song thọ gian. Pāli: rừng Upavattana, rừng cây sāla, ở bên bờ sông Hiraññavati, của dòng họ Malla ở Kusinarā. Đức Thích Tôn sẽ nhập Niết-bàn trong rừng này.
[34] Nguyên đoạn dài này, xem No.16, Đại 1, tr.137, 143 - 6 của bản Hán tương đương; No.1(2) Trường, kinh “Du Hành”.
[35] Kim cang 金 剛, Pāli có lẽ là Vajjī (tên dòng họ cũng là tên nước; Hán: Bạt-kỳ) được đọc là Vajira (kim cang).
[36] Kim Cang Tử, Pāli, có lẽ chính xác là Vajjiputta (thay vì Vajiraputta), sự kiện được đề cập trong Thag. kệ 119.
[37] Trong bản: A-la-ha 阿 羅 訶.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]