BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT

Susanta Nguyễn
Montreal, Quebec, 2002


TỔNG KẾT NỘI DUNG 9 ÂN ÐỨC PHẬT

Nội dung chín Ân đức Phật thật là vi diệu và bao la. Ðể cho dễ nhớ, chúng ta có thể tổng kết 9 ân đức nầy theo 3 cách:

I. TỔNG KẾT THEO 3 ÂN ÐỨC TRỌNG ÐẠI CỦA PHẬT LÀ TỊNH ÐỨC, BI ÐỨC, VÀ TUỆ ÐỨC:

Ðức Phật có vô số ân đức vi diệu. Tuy nhiên, tất cả đều bắt nguồn từ 3 ân đức trọng đại là Tịnh đức, Bi đức, và Tuệ đức.

A. Tịnh Ðức (Visuddhi guna): Ngài đã xa lìa tất cả phiền não thô sơ và vi tế, nên thân khẩu ý của Ngài đều được trọn lành. Trước mặt người hoặc nơi khuất lấp, Ngài cũng không hề làm, nói và tưởng điều tội lỗi. Theo ý nghĩa nầy, Ân đức Araham (Ứng cúng) và Sugato (Thiện Thệ) thuộc về Tịnh Ðức.

2. Bi Ðức (Karuna guna): Ngài thấy chúng sanh đang bị nóng nãy lăn lộn trong lửa ngũ dục, đang chìm đắm chơi vơi trong biển trần ai, chịu thống khổ vô cùng vô tận từ đời nầy qua kiếp khác nên Ngài phát tâm bi mẫn bao la đối với tất cả chúng sanh, chẳng khác nào người mẹ hiền thương xót đàn con dại, mong mỏi cho con khỏi khổ, được vui lâu dài. Từ khi còn tu hạnh Bồ tát, Ngài đã từng hy sinh thân mang, vợ con, của cải để tìm phương cứu vớt chúng sanh; đến khi thành đạo rồi, Ngài chu du phổ độ chúng sanh không ngừng nghĩ trong 45 năm trường đằng đẳng. Theo ý nghĩa nầy, Ân đức Anuttaro Purisadammasarathi (Vô thượng sĩ điều ngự trượng phu), Satthadevanamussanam (Thiên nhân sư), Buddho (Phật), Bhagava (Thế Tôn) thuộc về Bi Ðức.

3. Tuệ Ðức (Panna guna): Ngài có trí tuệ hoàn toàn sáng suốt, không có chi che án được, thông suốt cả ba giới, bốn loài, thấu triệt lý Tứ Diệu Ðế là thấy rỏ, biết rõ ái dục phiền não; nguyên nhân sinh ra ái dục phiền não; nơi diệt tận ái dục phiền não và phương pháp diệt trừ ái dục phiền não. Do nhờ trí tuệ hoàn toàn sáng suốt ấy nên Ngài tri tỏ nghiệp nào có sự lợi ích, nghiệp nào có sự nguy hại hầu tìm phương tiện giáo huấn chúng sanh xa lánh các điều ác, làm những việc lành để sớm đến bờ giác ngộ. Theo ý nghĩa nầy, Ân đức Sammasambuddho (Chánh Biến Tri), Vijjacaranasampanna (Minh Hạnh Túc), Lokavidu (Thế gian giải) thuộc về Tuệ Ðức.

II. TỔNG KẾT THEO LỢI ÍCH: LỢI ÍCH RIÊNG CHO ÐỨC PHẬT (ATTAHITA SAMPATTI) VÀ LỢI ÍCH RIÊNG CHO CHÚNG SANH (PARAHITA PATIPATTI).

A. Lợi Ích Cho Ðức Phật có 2 loại. Thứ nhất là thành quả diệt tận tất cả phiền não. Thứ hai là những tuệ giác và oai lực phát sinh cùng với sự diệt tận các phiền não. Trong ý nghĩa nầy, Ân đức Araham (Ứng cúng) nói lên đạo đức vô thượng của riêng Ngài: Ðức Phật đã tận diệt tất cả phiền não có thể có được trên thế gian nầy. Ân đức Sammasambuddha (Chánh Biến Tri) và Lokavidu (Thế gian giải) nói lên tất cả tuệ giác và oai lực vô song của riêng Ðức Phật. Ân đức Vijjacaranasampanno (Minh Hạnh Túc) nói lên sự thành tựu viên mãn cho riêng Ðức Thế Tôn.

B. Lợi Ích Cho Chúng Sanh, có 2 loại. Thứ nhất là công đức thuyết giảng giáo pháp cho chúng sanh xuất phát từ lòng bi mẫn, hoàn toàn không mong lợi danh hoặc đền ơn đáp nghĩa. Thứ hai là hạnh nhẫn nhục vô biên mong cầu an lạc đến cho chính kẻ muốn hãm hại mình và biết chờ đợi cho đến lúc đủ duyên để chúng sinh có thể hiểu giáo pháp của Ngài. Ðức Phật thọ nhận sự cúng dường tứ vật dụng dành cho các vị Tỳ kheo cũng là một hình thức đức Phật mang lại lợi ích cho các thí chủ bằng cách tạo điều kiện để các thí chủ tạo công đức lớn.

Theo ý nghĩa nầy, Ân đức Sugata (Thiện Thệ) nói lên cả hai lợi ích. Lợi ích của riêng Ðức Phật và và lợi ích cho chúng sanh. Ân đức Anuttaropurisadammasarathi (Vô thượng sĩ điều ngự trượng phu) và Satthadevamanussana (Thiên nhân sư) nói lên ân đức của Ðức Thế Tôn trong việc mang lại lợi ích cho chúng sanh. Ân đức Buddho (Phật) nói lên ý nghĩa của việc vừa mang lại lợi ích cho riêng đức Phật và cho chúng sanh. Ân đức Bhagava (Thế Tôn) nhấn mạnh cả hai sự thành đạt của riêng Ðức Phật và sự thành công trong việc mang lại lợi lạc cho chúng sanh.

III. TỔNG KẾT THEO CĂN (HETU), QUẢ (PHALA) VÀ VIỆC MANG LẠI LỢI LẠC CHO CHÚNG SANH:

Về căn cơ (hetu), 4 ân đức đầu tiên Araham (Ứng cúng), Sammasambuddha (Chánh biến tri), Vijjacaranasampanno (Minh hạnh túc), Lokavidu (Thế gian giải) là những căn lành vô thượng của Ðức Phật.

Về quả (phala), Ân đức Anuttaropurisadammasarathi (Vô thượng sĩ điều ngự trượng phu) và Satthadevamanussanam (Thiên nhân sư) là cái quả tốt lành mà Ðức Phật có được từ 4 ân đức vừa kể trên để Ngài mang lại lợi ích cho chúng sanh.

Ân đức Buddho (Phật) vừa nói lên cái nhân tốt lành và cao thượng vô biên của Ðức Phật vừa nói lên cái quả tốt đẹp mà Ðức Phật có được để Ngài mang lại lợi lạc cho chúng sanh.

Ân đức Sugatha (Thiện thệ) và Bhagava (Thế Tôn) nói lên cái nhân lành, cái quả đẹp, và những lợi lạc mà Ðức Phật mang lại cho thế gian.[i]

-ooOoo-

 

BA CÁCH NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT

Có nhiều cách niệm ân đức Phật. Sau đây là 3 cách niệm ân đức Phật rất phổ thông được các Ðại đức ở Miến Ðiện và Việt Nam đề nghị:

I. CÁCH NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT CỦA ÐẠI ÐỨC DHAMMASANI:

Theo Ðại đức Dhammasani, Niệm ân đức Phật là một loại thiền quán tưởng (reflective meditation). Thiền quán tưởng khác với tụng đọc. Khi đọc tụng danh hiệu của Ðức Phật cùng với các Phật tử khác, chúng ta đọc rất nhanh và không có thì giờ để suy tưởng. Khi niệm ân đức Phật, chúng ta niệm rất chậm để có thì giờ học tập và tìm hiểu ý nghĩa của từng danh hiệu, Ứng cúng nghĩa là gì, Chính Biến Tri nghĩa là gì rồi cố gắng quán tưởng về những ân đức nầy và tìm cách áp dụng vào việc trau dồi đạo đức hàng ngày của chúng ta.

Ðể việc niệm ân đức Phật có hiệu quả, Ðại đức Dhammasani đề nghị:

1. Chúng ta nên tìm đọc những sách viết về các ân đức Phật hay nghe những bài pháp nói về ân đức Phật.[ii] Ðọc và hiểu các ân đức Phật sẽ giúp chúng ta quán tưởng dễ dàng hơn.

2. Chọn những ân đức mà chúng ta sẽ quán niệm, suy nghĩ thường xuyên về những ân đức nầy. Cố gắng đưa những ân đức nầy vào kinh nghiệm sống hàng ngày của chúng ta. Thí dụ như khi thấy mình bị dính mắc với tài sản và gia đình, chúng ta quán tưởng đến ân đức Ứng Cúng và niệm như thế nầy: "Ta bị dính mắc nhưng đức Phật đã tận diệt tất cả dính mắc. Ngài đả từ bỏ tất cả, ngay cả gia đình, vợ đẹp con ngoan, ngai vàng của mình"; Khi chúng ta cảm thấy bực bội vì người khác không tôn trọng mình, chúng ta nên tưởng niệm đến Ðức Phật và nhớ rằng Ðức Phật rất tự tại và bình thản, ngay trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Chẳng hạn như khi Ðức Phật không thể giảng hòa được các đệ tử của Ngài hay khi những người đến nghe pháp đã không tin lời Phật dạy và bỏ ra đi. Chúng ta quán niệm trên những đức tính mà Ðức Phật có mà chúng ta không có; Khi chúng ta thấy mình có những đức tính tốt, chúng ta nên tự nhắc mình là so với đức Phật, những đức tính của chúng ta rất nhỏ nhiệm, như một hạt cát trong sa mạc hay một giọt nước trong biển cả.

Càng niệm ân đức Phật theo cách nầy, chúng ta sẽ càng ý thức về những phiền não trong tâm chúng ta. Chúng ta cũng sẽ uyển chuyển hơn với ý nghĩa của từng ân đức Phật. Ý nghĩa những ân đức nầy sẽ dần dần trở thành của chính chúng ta chứ không phải là định nghĩa từ sách vở hay từ các bài giảng pháp. Khi chúng ta nhận thức được ý nghĩa thật sự của những ân đức nầy trong cuộc sống, việc niệm ân đức Phật sẽ trở thành sinh động và vô cùng có ý nghĩa.

II. CÁCH NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT CỦA ÐẠI ÐỨC MIN GUN:

Theo Ðại đức Min Gun, niệm ân đức Phật là một loại thiền định hay thiền chỉ (Samatha). Thiền sinh nên cố gắng niệm ân đức Phật bằng tiếng Pali. Không niệm quá nhanh hoặc quá chậm và luôn cố gắng quán tưởng đến ý nghĩa của mỗi ân đức. Việc niệm ân đức Phật sẽ làm cho những tâm tham lam, sân hận, và si mê không thể khởi lên được. Ðồng thời sự tập trung chính niệm trên các ân đức Phật sẽ giúp chúng ta tránh được tâm dã dượi buồn ngủ và phóng dật, duy trì chính hướng tâm và tâm quân bình.

Khi tâm định càng phát triển, các chướng ngại yếu dần, phiền não lắng xuống, ngủ căn bắt đầu phát triển. Tín căn càng được cũng cố. Việc quán niệm ân đức Phật thường xuyên sẽ cũng cố tầm (vitakka), tứ (vicara). Khi có tầm và tứ, hỷ (piti) và lạc sẽ phát sinh thêm, đẩy lùi những tâm sở bất thiện, và củng cố tâm định.

III. CÁCH NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT CỦA ÐẠI ÐỨC HỘ PHÁP:

Theo Ðại đứcHộ Pháp, niệm ân đức Phật không chỉ là một đề mục thiền chỉ mà còn là nền tảng để tiến hành thiền minh sát hay thiền tuệ. Do đó, niệm ân đức Phật có 2 giai đoạn:

1. Hành giả tiến hành tùy niệm ân đức Phật có khả năng dẫn sự chứng đạt đến cận định.

2. Khi đã chứng đạt đến cận định rồi, hành giả cần phải thoát ra khỏi đề mục niệm Ân đức Phật, dùng tâm cận định của đề mục niệm Ân Ðức Phật làm nền tảng để tiến hành thiền minh sát.

Hành giả tiến hành thiền tuệ cần phải có danh pháp, sắc pháp hoặc thân, thọ, tâm, pháp thuộc Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma) làm đối tượng. Như vậy thì việc niệm ân đức Phật làm nền tảng đề tiến hành thiền tuêï như thế nào?

Chú giải Chi Bộ kinh giải về đề mục Niệm Ân Ðức Phật có viết:

"Ðàn ông niệm Ân đức Phật có phải không? Cũng như vậy, đàn bà, chư thiên, phạm thiên niệm Ân đức Phật có phải không?

Ðúng theo chân nghĩa pháp, không có một ai niệm ân đức Phật cả mà chỉ có đại thiện tâm hợp với trí niệm Ân Ðức Phật mà thôi."[iii]

Khi hành giả tiến hành niệm ân đức Phật, vị ấy có đại thiện tâm hợp với trí làm phận sự cận định tâm thuộc tâm pháp hay danh pháp, làm đối tượng thiền tuêï (trong phần niệm tâm của pháp hành tứ niệm xứ) và đại thiện tâm hợp với trí ấy phát sinh do nương nhờ sắc ý căn (hadaya vatthu) thuộc sắc pháp. Như vậy danh pháp liên quan với sắc pháp này làm đối tượng của thiền tuệ.

Trí tuệ thiền tuêï thấy rõ, biết rõ sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp ấy, thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trang thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp ấy dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Ðế, chứng đắc Thánh đạo - Thánh quả và Niết bàn.

Hay nói một cách khác, hành giả tiến hành thiền tuệ có đại thiện tâm hợp với trí làm phận sự cận định tâm, làm đối tượng thiền tuệ, trí tuêï thiền tuệ thấy rõ, biết rõ đại thiện tâm hợp với trí ấy thuộc thức uẩn.

- Thọ tâm sở đồng sanh với đại thiện tâm ấy thuộc thọ uẩn.

- Tưởng tâm sở đồng sanh với đại thiện tâm ấy thuộc tưởng uẩn.

- Các tâm sở khác còn lại đồng sanh với đại thiện tâm ấy thuộc hành uẩn.

- Ðại thiện tâm hợp với trí này phát sanh do nương nhờ sắc ý căn thuộc sắc uẩn.

Ngũ uẩn này là đối tượng cuả thiền tuệ, trong phần niệm pháp của pháp hành Tứ niệm xứ.

Trí tuệ phát sinh từ thiền minh sát thấy rõ, biết rõ sự sanh, sự diệt của ngũ uẩn ấy, thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của ngũ uẩn ấy, dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh đạo - Thánh quả và Niết bàn.

Trước khi tiến hành việc niệm ân đức Phật, Ngài Hộ Pháp đề nghị chúng ta làm những việc sau đây[iv]:

1. Nếu là cư sĩ tại gia, chúng ta thọ Tam quy, nguyện xin thọ ngũ giới, bát giới, hoặc thập giới để cho giới của mình được trong sạch và tròn đủ.

2. Nếu là bậc xuất gia, Sa di cần phải thọ Tam quy và Sa di thập giới nơi một vị Ðại đức. Bậc Tỳ kheo cần phải sám hối (apatti) với một vị Tỳ kheo khác để cho giới trở nên trong sạch và trọn đủ.

3. Ðể liên tưởng đến Ðức Phật, hành giả nên ngồi kiết già hoặc bán già trước tượng Phật, hoặc ngồi trước tấm hình ngôi tháp bảo tôn thờ Xá lợi của Ðức Phật, hoặc ngồi xung quanh ngôi tháp bảo tôn thờ Xá lợi của Ðức Phật, hoặc ngồi xung qunh cội Bồ Ðề, nơi Ðức Bồ Tát đã chứng đắc thành bậc Chánh Ðẳng Giác, hoặc nơi thanh vắng để cho thuận lợi việc tiến hành niệm Ân đức Phật.

4. Niệm ân đức Phật bằng tiếng Pali, lời giáo huấn nguyên thuỷ từ kim ngôn của đức Phật, không thể thay thế một thứ tiếng nào khác, vì làm như thế sẽ mất đi tính chất nguyên bản, không còn thiêng liêng, giảm bớt oai lực của ân đức Phật. Pali là một thứ tiếng phổ thông của chư Phật, chư thiên, phạm thiên cả thảy, còn những thứ tiếng khác như tiếng Việt, tiếng Anh chỉ là phương tiện để hiểu rõ ý nghĩa lời giáo huấn của Ðức Phật mà thôi.

Hành giả có thể niệm như sau:

1. Niệm đủ 9 ân đức Phật, niệm thầm ở trong tâm hàng trăm lần, hàng ngàn lần, niệm suốt thời gian ngồi niệm Ân Ðức Phật. Khi niệm đến ân đức nào, định tâm an trú nơi ân đức ấy. Không những an trú nơi ân đức ấy, mà còn phải hiểu rõ những ý nghĩa của ân đức Phật ấy nữa. Nhờ vậy, hành giả mới phát sinh đức tin trong sạch nơi Ðức Phật, có trí tuệ sáng suốt hiểu rõ ý nghĩ mỗi ân đức Phật.

2. Niệm một ân đức nào trong 9 ân đức Phật bằng một câu: "Itipi so Bhagava Araham" hay "Itipi so Bhagava Buddho" niệm thầm trong tâm hàng trăm lần, hằng ngàn lần suốt thời gian tiến hành niệm ân đức Phật.

3. Niệm một ân đức nào trong 9 ân đức bằng một chữ Ân đức phật như "Araham..Araham..Araham.." hoặc "Buddho..Buddho. .Buddho.."

Niệm thầm trong tâm hàng trăm lần, hàng ngàn lần, suốt thời gian tiến hành ngồi niệm ân đức Phật, định tâm an trú nơi Ân đức Phật đồng thời hiểu rõ những ân đức Phật, để tăng trưởng đức tin trong sạch nơi Ðức Phật, có trí tuệ sáng suốt hiểu rõ về ý nghĩa ân đức Phật.

4. Niệm 9 ân đức Phật bằng xâu chuỗi 108 hột:

Ðây là phương pháp "tuyệt vời" vì có sự trùng hợp giữa 108 âm của 9 ân đức Phật (nếu chúng ta thêm I- ti- pi -so-Bha- ga -va vào 9 danh hiệu Phật) và 108 hột của xâu chuỗi. Khi niệm ra mỗi âm, chúng ta lần theo một hột. Chúng ta phải học thuộc lòng 108 âm trong 9 ân đức Phật.

Phương pháp nầy làm tâm của hành giả an trú trọn đủ trong 9 ân đức Phật một cách liên tục trước sau và giúp hành giả kiểm soát được tâm của mình. Câu I-ti-pi-so-Bha-ga-va giúp hành giả có thì giờ liên tưởng đến ân đức kế tiếp. Sẽ có 3 tâm sở thiện phát sinh: niệm (sati), tuệ (panna) và tinh tấn. Ba tâm sở nầy khắng khít với nhau, không có khoảng thời gian trống nào. Tâm phóng dật không thể phát sinh. Khi tiến hành đúng phương pháp nầy và niệm xong một xâu chuỗi 108 hột, tâm của hành giả sẽ hoan hỷ. Nhiều lần đúng, tâm sẽ càng hoan hỷ hơn. Khi làm không đúng, chữ "và" cuối cùng của ân đức Bhagava không rơi vào đúng hột thứ 108, hành giả sẽ biết là mình không theo đúng phương pháp nầy. Hành giả sẽ càng chú tâm niệm, trí tuệ, và tinh tấn nhiều hơn. Qua đó, hành giả kiểm soát được tâm mình.

Trong chuỗi 108 hột, mỗi hột có một vị trí "âm" nhất định. Âm cuối cùng của ân đức Phật thứ nhất "ham" ở vị trí hột số 10. Ân đức Phật thứ nhì "dho" ở hột số 22. Ân đức Phật thứ ba là "no" ở hột số 37. Ân đức Phật thứ tư là "to" ở hột số 47. Ân đức Phật thứ năm là "du" ở hột số 58. Ân đức Phật thứ sáu là "thi" ở hột số 77. Ân đức Phật thứ bảy là "nam" ở hột số 92. Ân đức Phật thứ tám là "dho" ở hột số 101. Ân đức Phật thứ chín là "và" ở hột số 108. Mỗi khi hành giả niệm mỗi âm lần theo mỗi hột. Nếu thấy sai vị trí, hành giả biết ngay mình đã sai phương pháp và có thể bắt đầu trở lại.

Phương pháp nầy đặc biệt thích hợp với người đời thường, thường hay phóng tâm, có nhiều công việc đa doan, những thương gia, học sinh, sinh viên theo học nhiều môn, học khó hiểu, khó nhớ lâu, những người thường băn khoăn lo ngại. Nó sẽ giúp những đối tượng nầy dễ dàng ổn định tâm trí, phát sinh trí tuệ sáng suốt, chủ động trong mọi hành động, lời nói, ý nghỉ.

-ooOoo-

 

LỢI ÍCH CỦA PHÁP NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT

Tất cả đề mục thiền định đều có một mục đích duy nhất là định tâm an trú trong một đề mục thiền định duy nhất, không thể phóng tâm chuyện nầy chuyện kia. Có những đề mục thiền định có thể dẫn đến cận định (Upararasamadhi) rồi tiến đến an định (Appanasamadhi) để chứng đắc các bậc thiền hữu sắc.

Riêng với đề mục 9 ân đức Phật là một đề mục rất vi tế, sâu sắc, rộng lớn vì vậy tâm của hành giả không thể an trú vào một điểm nào nhất định. Hành giả chỉ có khả năng chứng đạt đến cận định, mà không thể chứng đạt đến an định, nên không thể chứng đắc được bậc thiền hữu sắc nào. Cận định tâm của đề mục niệm Ân đức Phật vẫn còn là dục giới đại thiện tâm thuộc về dục giới thiện nghiệp.

I. LỢI ÍCH TRONG KIẾP HIỆN TẠI:

Cận định tâm là một đại thiện tâm thuộc dục giới. Cùng với đại thiện tâm cận định nầy là sự tăng trưởng đức tin trong sạch nơi Ðức Phật, lòng tôn kính sâu sắc nơi Ðức Phật, phát sinh hỉ lạc rất vi tế ở ý thức tâm. Hành giả có thể ngồi niệm Ân đức Phật hàng giờ vẫm cản thấy an lạc lạ thường.

Do năng lực của dục giới thiện nghiệp nầy, cuộc sống hằng ngày của hành giả thường an lạc, tránh được điều rủi ro một cách phi thường, phần đông mọi người đều kính mến, chư thiên kính yêu và hộ trì, vắng lặng phiền não, có trí tuệ sáng suốt, phước thiện tăng trưởng. Hành giả sẽ luôn có cảm tưởng như gần gũi với Ðức Phật, nên tâm không sợ hãi, chịu đựng được những đau đớn trong thân khi bị bệnh hoạn, luôn luôn có sự hổ thẹn và ghê sợ mọi tội lỗi, giữ gìn giới hạnh trong sạch dễ dàng, dễ dàng lắng nghe chánh pháp, thực hành chánh pháp, dễ dàng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo - Thánh quả và Niết bàn. Thân của hành giả luôn niệm ân đức của Ðức Phật trở thành một ngôi chùa với hình ảnh thiêng liêng của Thế Tôn. Tâm của vị ấy luông hướng về sự giác ngộ tối thượng. Do đó niệm ân đức Phật là cơ sở vững chắc cho chúng ta trên đường tu tập và thành tựu Thánh Ðạo và Thánh quả.

II. LỢI ÍCH TRONG KIẾP VỊ LAI:

Dục giới thiện nghiệp tạo được do tiến hành thiền định này vững chắc hơn thiện nghiệp dục giới tạo ra do Bố thí và Trì giới. Cho nên, khi gần chết, tâm của hành giả không mê muội. Trái lại, tâm rất bình tĩnh và sáng suốt. Vì vậy, sau khi chết, nếu dục giới thiện nghiệp này cho quả tái sanh làm người, thì sẽ là người có trí tuệ. Ngay như nếu hành giả không đạt Thánh Ðạo và Thánh Quả trong kiếp sống nầy, vị ấy cũng được tái sinh nơi cõi thiện giới. Nếu tái sinh làm người sẽ là người có trí tuêï, có sắc thân sinh đẹp đáng ngưỡng mộ, các bộ phận trong thân thể đều xinh đẹp đáng yêu quý. Thân có hương thơm. Miệng có mùi hương tỏa ra. Có trí tuệ nhiều. Có trí tuệ sâu sắc. Có trí tuệ sắc bén. Có trí tuệ nhanh nhẹn. Có trí tuệ phong phú. Có trí tuệ phi thường. Nói lời hay có lợi ích. Có địa vị cao quý. Nếu tái sinh làm chư thiên, sẽ là một thiên nam hoặc thiên nữ có nhiều oai lực, hưởng được sự an lạc đặc biệt hơn các chư thiên khác.

Hơn thế nữa, tái sanh kiếp nào, sẽ có duyên lành gặp Ðức Phật và giáo pháp của Ngài. Khi gặp Ðức Phật hoặc giáo pháp của Ngài, vị ấy sẽ dễ dàng phát sinh đức tin nơi Tam bảo, lắng nghe chính pháp, dễ dàng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh đế, chứng đắc 4 Thánh đạo - 4 Thánh quả và Niết bàn, giải thoát mọi cảnh khổ sanh tử luân hồi trong 3 giới 4 loài.

Về pháp niệm Ân đức Phật, Ðức Phật dạy:

"Này chư Tỳ kheo, pháp hành tùy niệm Ân Ðức Phật mà hành giả đã tiến hành, đã hành thuần thục, chắc chắn dẫn đến phát sanh sự nhàm chán trong ngũ uẩn, danh pháp - sắc pháp náy, để tận diệt tâm tham ái, sân hận, si mê; để làm vắng lặng mọi phiền não; để làm phát sanh trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã; để chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo - 4 Thánh quả và Niết bàn" [v]

III. NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT LÀ CÁCH CÚNG DƯỜNG CAO THƯỢNG:

Niệm ân đức Phật là một trong những cách cúng dường tốt đẹp nhất đến Ðấng Từ Phụ. Phật dạy cúng dường có 2 cách. Cúng dường bằng phẩm vật (amisapuja) như hương, hoa... và cúng dường bằng hành pháp (patipattipuja): hành giới, hành định, và hành tuệ. Trong 2 cách cúng dường nầy, Ðức Phật tán dương cách cúng dường bằng hành pháp hay thiền định (trong đó có pháp niệm ân đức Phật) là cao thượng nhất. Khi gần tịch diệt Niết bàn, Phật dạy chỉ có hành pháp mới thật là cách cúng dường cao thượng nhất.[vi]

Khi đức Phật thông báo cho các vị tỳ kheo rõ thời gian tịch diệt Niết bàn của Ngài không còn lâu. Chư Tỳ kheo thường đến hầu hạ Ngài với lòng tôn kính thương yêu. Riêng Tỳ kheo Attadattha nghĩ: "Ðức Thế Tôn còn thời gian không lâu sẽ tịch diệt Niết bàn, còn ta vẫn chưa diệt được tham ái, ta nên cố gắng tiến hành thiền tuệ, chứng đắc đến A la hán Thánh đạo-A la hán Thánh quả trở thành bậc thánh A la hán khi Ðức Thế Tôn còn hiện tiền." Vì vậy ngài ở nơi thanh vắng một mình để tiến hành thiền tuệ. Một số tỳ kheo khác chê trách ngài không biết kính yêu đức Phật.

Thế Tôn bèn hỏi ngài: "Này con, con nghĩ thế nào mà hành động như vậy?"

Ðại đức Attadattha thưa: "Kính bạch Thế Tôn, con được nghe biết Ðức Thế Tôn không còn bao lâu nữa sẽ tịch diệt Niết bàn, con cố gắng tiến hành thiền tuệ để chứng đắc A la hán Thánh đạo - A la hán Thánh quả trong khi Ðức Thế Tôn còn hiện tiền."

Nghe vậy, Thế Tôn nói: "Sadhu! Sadhu! Này chư Tỳ kheo, Tỳ kheo nào có lòng kính yêu Như Lai, Tỳ kheo ấy nên noi gương như Tỳ kheo Attadattha. Thật vậy, những người cúng dường bằng hương hoa v.v.. chưa phải là cúng dường Như Lai. Những người tiến hành theo pháp hành thiền tuệ chứng đắc siêu tam giới pháp, mới thật sự là cúng dường Như Lai. Vì vậy, những người khác nên thực hành giống như tỳ kheo Attadattha."

Trước khi nhập diệt, Thế Tôn dạy Ðại đức Ananda cùng ý nghĩa trên:

"Này Ananda, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cận sự nam, cận sự nữ nào theo hành pháp hành thiện tuệ, chứng đắc siêu tam giới pháp, cung kính thực hành nghiêm chỉnh theo Giới-Ðịnh-Tuệ, thực hành theo chánh pháp, người ấy mới thật tôn kính Như Lai, tôn trọng, kính yêu, cúng dường, lễ bái Như Lai một cách cao thượng."

"Vì vậy, này Ananda, trong Phật giáo này, các con nên học tập rằng: "Chúng ta nên theo hành pháp hành thiền tuệ, chứng đắc siêu tam giới pháp, cung kính thực hành nghiêm chỉnh theo giới-định-tuệ", thực hành theo chánh pháp"[vii]

Vì vậy, để tỏ lòng tôn kính Ðức Phật, Ðấng Từ Phụ, chúng ta nên cố gắng tinh tấn thực hành theo lời giáo huấn của Ngài, cố gắng tu tập thiền chỉ và thiền minh sát, bắt đầu với việc niệm 9 ân đức Phật, để xứng đáng cúng dường đến Ngài, đồng thời mang lại cho chúng ta sự lợi ích, sự tấn hóa, sự an lạc cao quý; vừa đóng góp vào việc duy trì bảo tồn Phật giáo được trường tồn lâu dài trên thế gian, hầu đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cho tất cả chúng sanh, nhất là chư thiên và nhân loại.

Nguyện cầu cho chánh pháp được trường tồn trên thế gian

Xong tại Montreal, ngày 19 tháng 6, 2002

---***---


[i] Hai cách xếp loại này được giảng trong Thanh tịnh đạo, Mahatika, Tập 1. Xin xem Min Gun, The Great Chronicles of Buddhas. Tập 6. trang 414.

[ii] Ngài Dhammanasi giới thiệu 2 quyển sách tốt về ân đức Phật là The Buddha, My Refugee của Ajhan Khantipalo, một Tỳ kheo gốc người Anh tu ở Thái Lan và The Nine Qualities of the Buddha của Ngài Ananda Meitreya, một cao tăng người Tích Lan.

[iii] Ðại đức Hộ Pháp. Sách đã dẫn, trang 114 - 116.

[iv] Như trên, trang 9 - 12

[v] Kinh Anguttara Nikaya, phần Ekadhammavagga. Trích dẫn trong Tìm hiểu pháp môn niệm Phật. Ðại đức Hộ Pháp. Trang 3.

[vi] Bộ Dhammapadatthakatha, chuyện Attadatthatheravatthu. Ðại đức Hộ Pháp. trang 121.

[vii] Bộ Digha Nikaya, phẩm Mahavagga. Kinh Mahaparinibbana sutta. Xem Tỳ kheo Hộ Pháp trang 122.

-ooOoo-

Ðầu trang | 00 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Thiện Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 01-2004)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 18-01-2004

Niem an duc Phat - 10

BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT

Susanta Nguyễn
Montreal, Quebec, 2002


TỔNG KẾT NỘI DUNG 9 ÂN ÐỨC PHẬT

Nội dung chín Ân đức Phật thật là vi diệu và bao la. Ðể cho dễ nhớ, chúng ta có thể tổng kết 9 ân đức nầy theo 3 cách:

I. TỔNG KẾT THEO 3 ÂN ÐỨC TRỌNG ÐẠI CỦA PHẬT LÀ TỊNH ÐỨC, BI ÐỨC, VÀ TUỆ ÐỨC:

Ðức Phật có vô số ân đức vi diệu. Tuy nhiên, tất cả đều bắt nguồn từ 3 ân đức trọng đại là Tịnh đức, Bi đức, và Tuệ đức.

A. Tịnh Ðức (Visuddhi guna): Ngài đã xa lìa tất cả phiền não thô sơ và vi tế, nên thân khẩu ý của Ngài đều được trọn lành. Trước mặt người hoặc nơi khuất lấp, Ngài cũng không hề làm, nói và tưởng điều tội lỗi. Theo ý nghĩa nầy, Ân đức Araham (Ứng cúng) và Sugato (Thiện Thệ) thuộc về Tịnh Ðức.

2. Bi Ðức (Karuna guna): Ngài thấy chúng sanh đang bị nóng nãy lăn lộn trong lửa ngũ dục, đang chìm đắm chơi vơi trong biển trần ai, chịu thống khổ vô cùng vô tận từ đời nầy qua kiếp khác nên Ngài phát tâm bi mẫn bao la đối với tất cả chúng sanh, chẳng khác nào người mẹ hiền thương xót đàn con dại, mong mỏi cho con khỏi khổ, được vui lâu dài. Từ khi còn tu hạnh Bồ tát, Ngài đã từng hy sinh thân mang, vợ con, của cải để tìm phương cứu vớt chúng sanh; đến khi thành đạo rồi, Ngài chu du phổ độ chúng sanh không ngừng nghĩ trong 45 năm trường đằng đẳng. Theo ý nghĩa nầy, Ân đức Anuttaro Purisadammasarathi (Vô thượng sĩ điều ngự trượng phu), Satthadevanamussanam (Thiên nhân sư), Buddho (Phật), Bhagava (Thế Tôn) thuộc về Bi Ðức.

3. Tuệ Ðức (Panna guna): Ngài có trí tuệ hoàn toàn sáng suốt, không có chi che án được, thông suốt cả ba giới, bốn loài, thấu triệt lý Tứ Diệu Ðế là thấy rỏ, biết rõ ái dục phiền não; nguyên nhân sinh ra ái dục phiền não; nơi diệt tận ái dục phiền não và phương pháp diệt trừ ái dục phiền não. Do nhờ trí tuệ hoàn toàn sáng suốt ấy nên Ngài tri tỏ nghiệp nào có sự lợi ích, nghiệp nào có sự nguy hại hầu tìm phương tiện giáo huấn chúng sanh xa lánh các điều ác, làm những việc lành để sớm đến bờ giác ngộ. Theo ý nghĩa nầy, Ân đức Sammasambuddho (Chánh Biến Tri), Vijjacaranasampanna (Minh Hạnh Túc), Lokavidu (Thế gian giải) thuộc về Tuệ Ðức.

II. TỔNG KẾT THEO LỢI ÍCH: LỢI ÍCH RIÊNG CHO ÐỨC PHẬT (ATTAHITA SAMPATTI) VÀ LỢI ÍCH RIÊNG CHO CHÚNG SANH (PARAHITA PATIPATTI).

A. Lợi Ích Cho Ðức Phật có 2 loại. Thứ nhất là thành quả diệt tận tất cả phiền não. Thứ hai là những tuệ giác và oai lực phát sinh cùng với sự diệt tận các phiền não. Trong ý nghĩa nầy, Ân đức Araham (Ứng cúng) nói lên đạo đức vô thượng của riêng Ngài: Ðức Phật đã tận diệt tất cả phiền não có thể có được trên thế gian nầy. Ân đức Sammasambuddha (Chánh Biến Tri) và Lokavidu (Thế gian giải) nói lên tất cả tuệ giác và oai lực vô song của riêng Ðức Phật. Ân đức Vijjacaranasampanno (Minh Hạnh Túc) nói lên sự thành tựu viên mãn cho riêng Ðức Thế Tôn.

B. Lợi Ích Cho Chúng Sanh, có 2 loại. Thứ nhất là công đức thuyết giảng giáo pháp cho chúng sanh xuất phát từ lòng bi mẫn, hoàn toàn không mong lợi danh hoặc đền ơn đáp nghĩa. Thứ hai là hạnh nhẫn nhục vô biên mong cầu an lạc đến cho chính kẻ muốn hãm hại mình và biết chờ đợi cho đến lúc đủ duyên để chúng sinh có thể hiểu giáo pháp của Ngài. Ðức Phật thọ nhận sự cúng dường tứ vật dụng dành cho các vị Tỳ kheo cũng là một hình thức đức Phật mang lại lợi ích cho các thí chủ bằng cách tạo điều kiện để các thí chủ tạo công đức lớn.

Theo ý nghĩa nầy, Ân đức Sugata (Thiện Thệ) nói lên cả hai lợi ích. Lợi ích của riêng Ðức Phật và và lợi ích cho chúng sanh. Ân đức Anuttaropurisadammasarathi (Vô thượng sĩ điều ngự trượng phu) và Satthadevamanussana (Thiên nhân sư) nói lên ân đức của Ðức Thế Tôn trong việc mang lại lợi ích cho chúng sanh. Ân đức Buddho (Phật) nói lên ý nghĩa của việc vừa mang lại lợi ích cho riêng đức Phật và cho chúng sanh. Ân đức Bhagava (Thế Tôn) nhấn mạnh cả hai sự thành đạt của riêng Ðức Phật và sự thành công trong việc mang lại lợi lạc cho chúng sanh.

III. TỔNG KẾT THEO CĂN (HETU), QUẢ (PHALA) VÀ VIỆC MANG LẠI LỢI LẠC CHO CHÚNG SANH:

Về căn cơ (hetu), 4 ân đức đầu tiên Araham (Ứng cúng), Sammasambuddha (Chánh biến tri), Vijjacaranasampanno (Minh hạnh túc), Lokavidu (Thế gian giải) là những căn lành vô thượng của Ðức Phật.

Về quả (phala), Ân đức Anuttaropurisadammasarathi (Vô thượng sĩ điều ngự trượng phu) và Satthadevamanussanam (Thiên nhân sư) là cái quả tốt lành mà Ðức Phật có được từ 4 ân đức vừa kể trên để Ngài mang lại lợi ích cho chúng sanh.

Ân đức Buddho (Phật) vừa nói lên cái nhân tốt lành và cao thượng vô biên của Ðức Phật vừa nói lên cái quả tốt đẹp mà Ðức Phật có được để Ngài mang lại lợi lạc cho chúng sanh.

Ân đức Sugatha (Thiện thệ) và Bhagava (Thế Tôn) nói lên cái nhân lành, cái quả đẹp, và những lợi lạc mà Ðức Phật mang lại cho thế gian.[i]

-ooOoo-

 

BA CÁCH NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT

Có nhiều cách niệm ân đức Phật. Sau đây là 3 cách niệm ân đức Phật rất phổ thông được các Ðại đức ở Miến Ðiện và Việt Nam đề nghị:

I. CÁCH NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT CỦA ÐẠI ÐỨC DHAMMASANI:

Theo Ðại đức Dhammasani, Niệm ân đức Phật là một loại thiền quán tưởng (reflective meditation). Thiền quán tưởng khác với tụng đọc. Khi đọc tụng danh hiệu của Ðức Phật cùng với các Phật tử khác, chúng ta đọc rất nhanh và không có thì giờ để suy tưởng. Khi niệm ân đức Phật, chúng ta niệm rất chậm để có thì giờ học tập và tìm hiểu ý nghĩa của từng danh hiệu, Ứng cúng nghĩa là gì, Chính Biến Tri nghĩa là gì rồi cố gắng quán tưởng về những ân đức nầy và tìm cách áp dụng vào việc trau dồi đạo đức hàng ngày của chúng ta.

Ðể việc niệm ân đức Phật có hiệu quả, Ðại đức Dhammasani đề nghị:

1. Chúng ta nên tìm đọc những sách viết về các ân đức Phật hay nghe những bài pháp nói về ân đức Phật.[ii] Ðọc và hiểu các ân đức Phật sẽ giúp chúng ta quán tưởng dễ dàng hơn.

2. Chọn những ân đức mà chúng ta sẽ quán niệm, suy nghĩ thường xuyên về những ân đức nầy. Cố gắng đưa những ân đức nầy vào kinh nghiệm sống hàng ngày của chúng ta. Thí dụ như khi thấy mình bị dính mắc với tài sản và gia đình, chúng ta quán tưởng đến ân đức Ứng Cúng và niệm như thế nầy: "Ta bị dính mắc nhưng đức Phật đã tận diệt tất cả dính mắc. Ngài đả từ bỏ tất cả, ngay cả gia đình, vợ đẹp con ngoan, ngai vàng của mình"; Khi chúng ta cảm thấy bực bội vì người khác không tôn trọng mình, chúng ta nên tưởng niệm đến Ðức Phật và nhớ rằng Ðức Phật rất tự tại và bình thản, ngay trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Chẳng hạn như khi Ðức Phật không thể giảng hòa được các đệ tử của Ngài hay khi những người đến nghe pháp đã không tin lời Phật dạy và bỏ ra đi. Chúng ta quán niệm trên những đức tính mà Ðức Phật có mà chúng ta không có; Khi chúng ta thấy mình có những đức tính tốt, chúng ta nên tự nhắc mình là so với đức Phật, những đức tính của chúng ta rất nhỏ nhiệm, như một hạt cát trong sa mạc hay một giọt nước trong biển cả.

Càng niệm ân đức Phật theo cách nầy, chúng ta sẽ càng ý thức về những phiền não trong tâm chúng ta. Chúng ta cũng sẽ uyển chuyển hơn với ý nghĩa của từng ân đức Phật. Ý nghĩa những ân đức nầy sẽ dần dần trở thành của chính chúng ta chứ không phải là định nghĩa từ sách vở hay từ các bài giảng pháp. Khi chúng ta nhận thức được ý nghĩa thật sự của những ân đức nầy trong cuộc sống, việc niệm ân đức Phật sẽ trở thành sinh động và vô cùng có ý nghĩa.

II. CÁCH NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT CỦA ÐẠI ÐỨC MIN GUN:

Theo Ðại đức Min Gun, niệm ân đức Phật là một loại thiền định hay thiền chỉ (Samatha). Thiền sinh nên cố gắng niệm ân đức Phật bằng tiếng Pali. Không niệm quá nhanh hoặc quá chậm và luôn cố gắng quán tưởng đến ý nghĩa của mỗi ân đức. Việc niệm ân đức Phật sẽ làm cho những tâm tham lam, sân hận, và si mê không thể khởi lên được. Ðồng thời sự tập trung chính niệm trên các ân đức Phật sẽ giúp chúng ta tránh được tâm dã dượi buồn ngủ và phóng dật, duy trì chính hướng tâm và tâm quân bình.

Khi tâm định càng phát triển, các chướng ngại yếu dần, phiền não lắng xuống, ngủ căn bắt đầu phát triển. Tín căn càng được cũng cố. Việc quán niệm ân đức Phật thường xuyên sẽ cũng cố tầm (vitakka), tứ (vicara). Khi có tầm và tứ, hỷ (piti) và lạc sẽ phát sinh thêm, đẩy lùi những tâm sở bất thiện, và củng cố tâm định.

III. CÁCH NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT CỦA ÐẠI ÐỨC HỘ PHÁP:

Theo Ðại đứcHộ Pháp, niệm ân đức Phật không chỉ là một đề mục thiền chỉ mà còn là nền tảng để tiến hành thiền minh sát hay thiền tuệ. Do đó, niệm ân đức Phật có 2 giai đoạn:

1. Hành giả tiến hành tùy niệm ân đức Phật có khả năng dẫn sự chứng đạt đến cận định.

2. Khi đã chứng đạt đến cận định rồi, hành giả cần phải thoát ra khỏi đề mục niệm Ân đức Phật, dùng tâm cận định của đề mục niệm Ân Ðức Phật làm nền tảng để tiến hành thiền minh sát.

Hành giả tiến hành thiền tuệ cần phải có danh pháp, sắc pháp hoặc thân, thọ, tâm, pháp thuộc Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma) làm đối tượng. Như vậy thì việc niệm ân đức Phật làm nền tảng đề tiến hành thiền tuêï như thế nào?

Chú giải Chi Bộ kinh giải về đề mục Niệm Ân Ðức Phật có viết:

"Ðàn ông niệm Ân đức Phật có phải không? Cũng như vậy, đàn bà, chư thiên, phạm thiên niệm Ân đức Phật có phải không?

Ðúng theo chân nghĩa pháp, không có một ai niệm ân đức Phật cả mà chỉ có đại thiện tâm hợp với trí niệm Ân Ðức Phật mà thôi."[iii]

Khi hành giả tiến hành niệm ân đức Phật, vị ấy có đại thiện tâm hợp với trí làm phận sự cận định tâm thuộc tâm pháp hay danh pháp, làm đối tượng thiền tuêï (trong phần niệm tâm của pháp hành tứ niệm xứ) và đại thiện tâm hợp với trí ấy phát sinh do nương nhờ sắc ý căn (hadaya vatthu) thuộc sắc pháp. Như vậy danh pháp liên quan với sắc pháp này làm đối tượng của thiền tuệ.

Trí tuệ thiền tuêï thấy rõ, biết rõ sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp ấy, thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trang thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp ấy dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Ðế, chứng đắc Thánh đạo - Thánh quả và Niết bàn.

Hay nói một cách khác, hành giả tiến hành thiền tuệ có đại thiện tâm hợp với trí làm phận sự cận định tâm, làm đối tượng thiền tuệ, trí tuêï thiền tuệ thấy rõ, biết rõ đại thiện tâm hợp với trí ấy thuộc thức uẩn.

- Thọ tâm sở đồng sanh với đại thiện tâm ấy thuộc thọ uẩn.

- Tưởng tâm sở đồng sanh với đại thiện tâm ấy thuộc tưởng uẩn.

- Các tâm sở khác còn lại đồng sanh với đại thiện tâm ấy thuộc hành uẩn.

- Ðại thiện tâm hợp với trí này phát sanh do nương nhờ sắc ý căn thuộc sắc uẩn.

Ngũ uẩn này là đối tượng cuả thiền tuệ, trong phần niệm pháp của pháp hành Tứ niệm xứ.

Trí tuệ phát sinh từ thiền minh sát thấy rõ, biết rõ sự sanh, sự diệt của ngũ uẩn ấy, thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của ngũ uẩn ấy, dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh đạo - Thánh quả và Niết bàn.

Trước khi tiến hành việc niệm ân đức Phật, Ngài Hộ Pháp đề nghị chúng ta làm những việc sau đây[iv]:

1. Nếu là cư sĩ tại gia, chúng ta thọ Tam quy, nguyện xin thọ ngũ giới, bát giới, hoặc thập giới để cho giới của mình được trong sạch và tròn đủ.

2. Nếu là bậc xuất gia, Sa di cần phải thọ Tam quy và Sa di thập giới nơi một vị Ðại đức. Bậc Tỳ kheo cần phải sám hối (apatti) với một vị Tỳ kheo khác để cho giới trở nên trong sạch và trọn đủ.

3. Ðể liên tưởng đến Ðức Phật, hành giả nên ngồi kiết già hoặc bán già trước tượng Phật, hoặc ngồi trước tấm hình ngôi tháp bảo tôn thờ Xá lợi của Ðức Phật, hoặc ngồi xung quanh ngôi tháp bảo tôn thờ Xá lợi của Ðức Phật, hoặc ngồi xung qunh cội Bồ Ðề, nơi Ðức Bồ Tát đã chứng đắc thành bậc Chánh Ðẳng Giác, hoặc nơi thanh vắng để cho thuận lợi việc tiến hành niệm Ân đức Phật.

4. Niệm ân đức Phật bằng tiếng Pali, lời giáo huấn nguyên thuỷ từ kim ngôn của đức Phật, không thể thay thế một thứ tiếng nào khác, vì làm như thế sẽ mất đi tính chất nguyên bản, không còn thiêng liêng, giảm bớt oai lực của ân đức Phật. Pali là một thứ tiếng phổ thông của chư Phật, chư thiên, phạm thiên cả thảy, còn những thứ tiếng khác như tiếng Việt, tiếng Anh chỉ là phương tiện để hiểu rõ ý nghĩa lời giáo huấn của Ðức Phật mà thôi.

Hành giả có thể niệm như sau:

1. Niệm đủ 9 ân đức Phật, niệm thầm ở trong tâm hàng trăm lần, hàng ngàn lần, niệm suốt thời gian ngồi niệm Ân Ðức Phật. Khi niệm đến ân đức nào, định tâm an trú nơi ân đức ấy. Không những an trú nơi ân đức ấy, mà còn phải hiểu rõ những ý nghĩa của ân đức Phật ấy nữa. Nhờ vậy, hành giả mới phát sinh đức tin trong sạch nơi Ðức Phật, có trí tuệ sáng suốt hiểu rõ ý nghĩ mỗi ân đức Phật.

2. Niệm một ân đức nào trong 9 ân đức Phật bằng một câu: "Itipi so Bhagava Araham" hay "Itipi so Bhagava Buddho" niệm thầm trong tâm hàng trăm lần, hằng ngàn lần suốt thời gian tiến hành niệm ân đức Phật.

3. Niệm một ân đức nào trong 9 ân đức bằng một chữ Ân đức phật như "Araham..Araham..Araham.." hoặc "Buddho..Buddho. .Buddho.."

Niệm thầm trong tâm hàng trăm lần, hàng ngàn lần, suốt thời gian tiến hành ngồi niệm ân đức Phật, định tâm an trú nơi Ân đức Phật đồng thời hiểu rõ những ân đức Phật, để tăng trưởng đức tin trong sạch nơi Ðức Phật, có trí tuệ sáng suốt hiểu rõ về ý nghĩa ân đức Phật.

4. Niệm 9 ân đức Phật bằng xâu chuỗi 108 hột:

Ðây là phương pháp "tuyệt vời" vì có sự trùng hợp giữa 108 âm của 9 ân đức Phật (nếu chúng ta thêm I- ti- pi -so-Bha- ga -va vào 9 danh hiệu Phật) và 108 hột của xâu chuỗi. Khi niệm ra mỗi âm, chúng ta lần theo một hột. Chúng ta phải học thuộc lòng 108 âm trong 9 ân đức Phật.

Phương pháp nầy làm tâm của hành giả an trú trọn đủ trong 9 ân đức Phật một cách liên tục trước sau và giúp hành giả kiểm soát được tâm của mình. Câu I-ti-pi-so-Bha-ga-va giúp hành giả có thì giờ liên tưởng đến ân đức kế tiếp. Sẽ có 3 tâm sở thiện phát sinh: niệm (sati), tuệ (panna) và tinh tấn. Ba tâm sở nầy khắng khít với nhau, không có khoảng thời gian trống nào. Tâm phóng dật không thể phát sinh. Khi tiến hành đúng phương pháp nầy và niệm xong một xâu chuỗi 108 hột, tâm của hành giả sẽ hoan hỷ. Nhiều lần đúng, tâm sẽ càng hoan hỷ hơn. Khi làm không đúng, chữ "và" cuối cùng của ân đức Bhagava không rơi vào đúng hột thứ 108, hành giả sẽ biết là mình không theo đúng phương pháp nầy. Hành giả sẽ càng chú tâm niệm, trí tuệ, và tinh tấn nhiều hơn. Qua đó, hành giả kiểm soát được tâm mình.

Trong chuỗi 108 hột, mỗi hột có một vị trí "âm" nhất định. Âm cuối cùng của ân đức Phật thứ nhất "ham" ở vị trí hột số 10. Ân đức Phật thứ nhì "dho" ở hột số 22. Ân đức Phật thứ ba là "no" ở hột số 37. Ân đức Phật thứ tư là "to" ở hột số 47. Ân đức Phật thứ năm là "du" ở hột số 58. Ân đức Phật thứ sáu là "thi" ở hột số 77. Ân đức Phật thứ bảy là "nam" ở hột số 92. Ân đức Phật thứ tám là "dho" ở hột số 101. Ân đức Phật thứ chín là "và" ở hột số 108. Mỗi khi hành giả niệm mỗi âm lần theo mỗi hột. Nếu thấy sai vị trí, hành giả biết ngay mình đã sai phương pháp và có thể bắt đầu trở lại.

Phương pháp nầy đặc biệt thích hợp với người đời thường, thường hay phóng tâm, có nhiều công việc đa doan, những thương gia, học sinh, sinh viên theo học nhiều môn, học khó hiểu, khó nhớ lâu, những người thường băn khoăn lo ngại. Nó sẽ giúp những đối tượng nầy dễ dàng ổn định tâm trí, phát sinh trí tuệ sáng suốt, chủ động trong mọi hành động, lời nói, ý nghỉ.

-ooOoo-

 

LỢI ÍCH CỦA PHÁP NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT

Tất cả đề mục thiền định đều có một mục đích duy nhất là định tâm an trú trong một đề mục thiền định duy nhất, không thể phóng tâm chuyện nầy chuyện kia. Có những đề mục thiền định có thể dẫn đến cận định (Upararasamadhi) rồi tiến đến an định (Appanasamadhi) để chứng đắc các bậc thiền hữu sắc.

Riêng với đề mục 9 ân đức Phật là một đề mục rất vi tế, sâu sắc, rộng lớn vì vậy tâm của hành giả không thể an trú vào một điểm nào nhất định. Hành giả chỉ có khả năng chứng đạt đến cận định, mà không thể chứng đạt đến an định, nên không thể chứng đắc được bậc thiền hữu sắc nào. Cận định tâm của đề mục niệm Ân đức Phật vẫn còn là dục giới đại thiện tâm thuộc về dục giới thiện nghiệp.

I. LỢI ÍCH TRONG KIẾP HIỆN TẠI:

Cận định tâm là một đại thiện tâm thuộc dục giới. Cùng với đại thiện tâm cận định nầy là sự tăng trưởng đức tin trong sạch nơi Ðức Phật, lòng tôn kính sâu sắc nơi Ðức Phật, phát sinh hỉ lạc rất vi tế ở ý thức tâm. Hành giả có thể ngồi niệm Ân đức Phật hàng giờ vẫm cản thấy an lạc lạ thường.

Do năng lực của dục giới thiện nghiệp nầy, cuộc sống hằng ngày của hành giả thường an lạc, tránh được điều rủi ro một cách phi thường, phần đông mọi người đều kính mến, chư thiên kính yêu và hộ trì, vắng lặng phiền não, có trí tuệ sáng suốt, phước thiện tăng trưởng. Hành giả sẽ luôn có cảm tưởng như gần gũi với Ðức Phật, nên tâm không sợ hãi, chịu đựng được những đau đớn trong thân khi bị bệnh hoạn, luôn luôn có sự hổ thẹn và ghê sợ mọi tội lỗi, giữ gìn giới hạnh trong sạch dễ dàng, dễ dàng lắng nghe chánh pháp, thực hành chánh pháp, dễ dàng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo - Thánh quả và Niết bàn. Thân của hành giả luôn niệm ân đức của Ðức Phật trở thành một ngôi chùa với hình ảnh thiêng liêng của Thế Tôn. Tâm của vị ấy luông hướng về sự giác ngộ tối thượng. Do đó niệm ân đức Phật là cơ sở vững chắc cho chúng ta trên đường tu tập và thành tựu Thánh Ðạo và Thánh quả.

II. LỢI ÍCH TRONG KIẾP VỊ LAI:

Dục giới thiện nghiệp tạo được do tiến hành thiền định này vững chắc hơn thiện nghiệp dục giới tạo ra do Bố thí và Trì giới. Cho nên, khi gần chết, tâm của hành giả không mê muội. Trái lại, tâm rất bình tĩnh và sáng suốt. Vì vậy, sau khi chết, nếu dục giới thiện nghiệp này cho quả tái sanh làm người, thì sẽ là người có trí tuệ. Ngay như nếu hành giả không đạt Thánh Ðạo và Thánh Quả trong kiếp sống nầy, vị ấy cũng được tái sinh nơi cõi thiện giới. Nếu tái sinh làm người sẽ là người có trí tuêï, có sắc thân sinh đẹp đáng ngưỡng mộ, các bộ phận trong thân thể đều xinh đẹp đáng yêu quý. Thân có hương thơm. Miệng có mùi hương tỏa ra. Có trí tuệ nhiều. Có trí tuệ sâu sắc. Có trí tuệ sắc bén. Có trí tuệ nhanh nhẹn. Có trí tuệ phong phú. Có trí tuệ phi thường. Nói lời hay có lợi ích. Có địa vị cao quý. Nếu tái sinh làm chư thiên, sẽ là một thiên nam hoặc thiên nữ có nhiều oai lực, hưởng được sự an lạc đặc biệt hơn các chư thiên khác.

Hơn thế nữa, tái sanh kiếp nào, sẽ có duyên lành gặp Ðức Phật và giáo pháp của Ngài. Khi gặp Ðức Phật hoặc giáo pháp của Ngài, vị ấy sẽ dễ dàng phát sinh đức tin nơi Tam bảo, lắng nghe chính pháp, dễ dàng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh đế, chứng đắc 4 Thánh đạo - 4 Thánh quả và Niết bàn, giải thoát mọi cảnh khổ sanh tử luân hồi trong 3 giới 4 loài.

Về pháp niệm Ân đức Phật, Ðức Phật dạy:

"Này chư Tỳ kheo, pháp hành tùy niệm Ân Ðức Phật mà hành giả đã tiến hành, đã hành thuần thục, chắc chắn dẫn đến phát sanh sự nhàm chán trong ngũ uẩn, danh pháp - sắc pháp náy, để tận diệt tâm tham ái, sân hận, si mê; để làm vắng lặng mọi phiền não; để làm phát sanh trí tuệ thiền tuệ thấy rõ biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã; để chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo - 4 Thánh quả và Niết bàn" [v]

III. NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT LÀ CÁCH CÚNG DƯỜNG CAO THƯỢNG:

Niệm ân đức Phật là một trong những cách cúng dường tốt đẹp nhất đến Ðấng Từ Phụ. Phật dạy cúng dường có 2 cách. Cúng dường bằng phẩm vật (amisapuja) như hương, hoa... và cúng dường bằng hành pháp (patipattipuja): hành giới, hành định, và hành tuệ. Trong 2 cách cúng dường nầy, Ðức Phật tán dương cách cúng dường bằng hành pháp hay thiền định (trong đó có pháp niệm ân đức Phật) là cao thượng nhất. Khi gần tịch diệt Niết bàn, Phật dạy chỉ có hành pháp mới thật là cách cúng dường cao thượng nhất.[vi]

Khi đức Phật thông báo cho các vị tỳ kheo rõ thời gian tịch diệt Niết bàn của Ngài không còn lâu. Chư Tỳ kheo thường đến hầu hạ Ngài với lòng tôn kính thương yêu. Riêng Tỳ kheo Attadattha nghĩ: "Ðức Thế Tôn còn thời gian không lâu sẽ tịch diệt Niết bàn, còn ta vẫn chưa diệt được tham ái, ta nên cố gắng tiến hành thiền tuệ, chứng đắc đến A la hán Thánh đạo-A la hán Thánh quả trở thành bậc thánh A la hán khi Ðức Thế Tôn còn hiện tiền." Vì vậy ngài ở nơi thanh vắng một mình để tiến hành thiền tuệ. Một số tỳ kheo khác chê trách ngài không biết kính yêu đức Phật.

Thế Tôn bèn hỏi ngài: "Này con, con nghĩ thế nào mà hành động như vậy?"

Ðại đức Attadattha thưa: "Kính bạch Thế Tôn, con được nghe biết Ðức Thế Tôn không còn bao lâu nữa sẽ tịch diệt Niết bàn, con cố gắng tiến hành thiền tuệ để chứng đắc A la hán Thánh đạo - A la hán Thánh quả trong khi Ðức Thế Tôn còn hiện tiền."

Nghe vậy, Thế Tôn nói: "Sadhu! Sadhu! Này chư Tỳ kheo, Tỳ kheo nào có lòng kính yêu Như Lai, Tỳ kheo ấy nên noi gương như Tỳ kheo Attadattha. Thật vậy, những người cúng dường bằng hương hoa v.v.. chưa phải là cúng dường Như Lai. Những người tiến hành theo pháp hành thiền tuệ chứng đắc siêu tam giới pháp, mới thật sự là cúng dường Như Lai. Vì vậy, những người khác nên thực hành giống như tỳ kheo Attadattha."

Trước khi nhập diệt, Thế Tôn dạy Ðại đức Ananda cùng ý nghĩa trên:

"Này Ananda, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cận sự nam, cận sự nữ nào theo hành pháp hành thiện tuệ, chứng đắc siêu tam giới pháp, cung kính thực hành nghiêm chỉnh theo Giới-Ðịnh-Tuệ, thực hành theo chánh pháp, người ấy mới thật tôn kính Như Lai, tôn trọng, kính yêu, cúng dường, lễ bái Như Lai một cách cao thượng."

"Vì vậy, này Ananda, trong Phật giáo này, các con nên học tập rằng: "Chúng ta nên theo hành pháp hành thiền tuệ, chứng đắc siêu tam giới pháp, cung kính thực hành nghiêm chỉnh theo giới-định-tuệ", thực hành theo chánh pháp"[vii]

Vì vậy, để tỏ lòng tôn kính Ðức Phật, Ðấng Từ Phụ, chúng ta nên cố gắng tinh tấn thực hành theo lời giáo huấn của Ngài, cố gắng tu tập thiền chỉ và thiền minh sát, bắt đầu với việc niệm 9 ân đức Phật, để xứng đáng cúng dường đến Ngài, đồng thời mang lại cho chúng ta sự lợi ích, sự tấn hóa, sự an lạc cao quý; vừa đóng góp vào việc duy trì bảo tồn Phật giáo được trường tồn lâu dài trên thế gian, hầu đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cho tất cả chúng sanh, nhất là chư thiên và nhân loại.

Nguyện cầu cho chánh pháp được trường tồn trên thế gian

Xong tại Montreal, ngày 19 tháng 6, 2002

---***---


[i] Hai cách xếp loại này được giảng trong Thanh tịnh đạo, Mahatika, Tập 1. Xin xem Min Gun, The Great Chronicles of Buddhas. Tập 6. trang 414.

[ii] Ngài Dhammanasi giới thiệu 2 quyển sách tốt về ân đức Phật là The Buddha, My Refugee của Ajhan Khantipalo, một Tỳ kheo gốc người Anh tu ở Thái Lan và The Nine Qualities of the Buddha của Ngài Ananda Meitreya, một cao tăng người Tích Lan.

[iii] Ðại đức Hộ Pháp. Sách đã dẫn, trang 114 - 116.

[iv] Như trên, trang 9 - 12

[v] Kinh Anguttara Nikaya, phần Ekadhammavagga. Trích dẫn trong Tìm hiểu pháp môn niệm Phật. Ðại đức Hộ Pháp. Trang 3.

[vi] Bộ Dhammapadatthakatha, chuyện Attadatthatheravatthu. Ðại đức Hộ Pháp. trang 121.

[vii] Bộ Digha Nikaya, phẩm Mahavagga. Kinh Mahaparinibbana sutta. Xem Tỳ kheo Hộ Pháp trang 122.

-ooOoo-

Ðầu trang | 00 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Thiện Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 01-2004)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 18-01-2004