BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT

Susanta Nguyễn
Montreal, Quebec, 2002


5. ÂN ÐỨC THẾ GIAN GIẢI - LOKAVIDU

Người hiểu thấu tất cả các pháp của thế gian.
Người thông suốt Tam giới
[i].

Trong tiếng Pali, Loka có nghĩa là thế gian, là các pháp có sự sanh, sự diệt, sự thành, sự hoại. Vidu là người có kiến thức phân tích và hiểu biết thấu suốt.

Có hai cách chú giải về từ Loka trong Thanh Tịnh Ðạo (Vissuddhimagga):

Theo cách thứ nhất, Loka là năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) mà chúng sanh bám díu và chấp chặt vào (Upadanakkhandha)[ii]. Năm uẩn nầy có 4 đặc tính: 1. đau khổ (dukkha). 2. bắt nguồn từ sự tham ái (tanha). 3. sẽ ngừng hoạt động khi con người đạt đến quả vị Niết bàn. 4. Bát Chánh Ðạo là con đường chân chính dẫn đến sự ngừng hoạt động của năm uẩn hay Niết Bàn. Vì thế, Lokavidu hay Thế gian giải có nghĩa là Ðức Phật có sự hiểu biết toàn hảo về bốn đặc tính của năm uẩn mà chúng sanh bám víu và chấp chặt nầy.

Theo cách thứ hai, rộng hơn và chi tiết hơn, có 3 loại Loka hay Thế gian: Thế gian của chúng sanh (Satta Loka), Thế gian của các cõi (Okasa Loka), Thế gian pháp hành (Sankhara Loka).

I. THẾ GIAN CHÚNG SANH (SATTA LOKA) VÀ SỰ HIỂU BIẾT TOÀN HẢO CỦA ÐỨC PHẬT VỀ THẾ GIAN CHÚNG SANH:

A. Thế Gian Chúng Sanh (Satta Loka):

Satta Loka là thế gian của những vật đang sống, có sự sống hay chúng sanh (Satta). Vì chúng sanh có khuynh hướng chấp thủ vào những đối tượng của mắt, tai, mũi... nên thế giới chúng sanh cũng hàm ý thế giới của sự chấp ngã (ego identity). Từ đó chúng ta có từ Sattaloka (The animated world).

Về nơi sanh, thế gian của chúng sanh có 4 loại:[iii]:

1. Thai sanh: Chúng sinh sanh ra từ bụng mẹ như loài người, trâu, bò, v.v

2. Noãn sanh: Chúng sinh sanh ra từ trứng như gà, vịt, chim v.v..

3. Thấp sanh: Chúng sinh sanh ra từ nơi ẩm thấp như con dòi, con trùng v.v..

4. Hóa sanh: Chúng sinh sanh hiện hữu ngay tức thì như Chư thiên, phạm thiên, loài ngạ quỷ, Atula, chúng sinh địa ngục v.v..

Về uẩn, thế gian chúng sanh có 3 loại:

1. Chúng sinh có 5 uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn ở cõi dục giới và cõi sắc giới.

2. Chúng sinh có 4 uẩn: thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (Không có sắc uẩn) ở cõi vô sắc giới.

3. Chúng sinh có 1 uẩn: sắc uẩn (không có các uẩn thuộc về tâm) ở cõi sắc giới Vô tưởng thiên v.v..

B. Sự Hiểu Biết Toàn Hảo Của Ðức Phật Về Thế Gian Chúng Sanh (Satta Loka):

Ðức Phật hiểu biết đầy đủ và xuyên suốt bản chất, thói quen, phong tục tập quán, cách suy nghĩ, tính khí, trình độ khả năng, quá khứ, hiện tại, tương lai của tất cả chúng sinh hửu tình, từ Chư thiên, Phạm thiên, người giàu đến người nghèo, từ người nội trợ, lái buôn, nông dân, tu sĩ Bà la môn, vua chúa, đến kẽ trộm cướp và từ đó tìm ra phương pháp thích hợp để giáo hóa họ.

Ngài hiểu biết tường tận:

1. Các nước tâm hay căn cơ cao và thấp (asaya)[iv].

2. Các phiền não ngủ ngầm nặng hay nhẹ (anusaya).

3. Bản tánh hay tính chất riêng (carita).

4. Nguyện vọng, hướng tâm, ưa thích (adhimuti) của từng chúng sinh.

Nói khác đi, Ðức Phật biết chúng sanh nào còn chút ít bụi phiền não làm mờ đôi mắt trí tuệ của họ, chúng sanh nào còn một lớp bụi phiền não rất dày che phủ tuệ căn của họ; Chúng sanh nào có căn và lực sắc bén như đức tin, chúng sanh nào còn mê muội; Chúng sanh nào hướng về sự giải thoát, chúng sanh nào quay lưng lại con đường đạo và quả; Chúng sanh nào sanh ra đã có đủ đức tin và trí tuệ để đi trên con đường của các bậc thánh, chúng sinh nào hoàn toàn không có những đức tính nầy. Chúng sanh nào không bị nghiệp, phiền não, và quả báo của quá khứ ngăn chận trên Thánh Ðạo của họ, chúng sanh nào bị quá khứ ràng buộc và ngăn chận bước đi giải thoát của họ.

1. Sự hiểu biết của Ðức Phật về căn cơ (Asaya, proclivities) của từng chúng sanh:

Asaya nghĩa là căn cơ, tâm tính, nước tâm hay các pháp thường hiện hữu trong tâm của mỗi chúng sinh. Thí dụ: Con nai là chúng sanh có khuynh hướng tự nhiên sống trong rừng. Cho dù nai ăn cỏ trong cánh đồng, rừng xanh vẫn là nhà của nó. Con người cũng thế. Con người có thể tìm hiểu nhiều điều khác nhau nhưng sau khi tìm hiểu, người nào cũng trở về với tâm tính riêng của họ. Người có căn cơ tiếp tục sống trong luân hồi sanh tử sẽ tiếp tục giữ tà kiến của mình. Người có khuynh hướng giải thoát sẽ tìm cách thanh lọc tâm và trao dồi tuệ giác của mình. Trong trường hợp nầy, Tà kiến hay Tuệ giác là căn cơ hay asaya.

Có hai loại căn cơ:

1. Căn cơ tà kiến (dithiasaya)

2. Căn cơ tuệ kiến (pannaasaya)

Căn cơ tà kiến thường trụ trong các hạng phàm nhân và gồm 2 loại:

1. Thường kiến (Sassataditthi)

2. Ðoản kiến (Uccheda ditthi). Thường kiến là quan điểm cho là có một linh hồn trường tồn vĩnh cữu. Ðoản kiến là quan điểm cho là mọi sự đều chấm dứt với cái chết hay "chết là hết".

Căn cơ tuệ kiến hằng trụ trong tâm các bậc thánh nhân và gồm 2 loại:

1. Minh sát tuệ (Vipassana panna asaya)

2. Chân như tuệ (Yathabhuta nana asaya).

Minh sát tuệ là 10 tầng tuệ có được trên đường tu tập đạo quả. Chân như tuệ hay Thánh giác là tuệ có được khi đạt được 4 đạo và 4 quả.

Ðức Phật thông suốt căn cơ của chúng sanh vì Ngài hiểu là chúng sanh nầy tiếp tục trôi trong luân hồi sinh tử vì chúng sanh ấy luôn tin là "chết là hết" (đoản kiến), chúng sanh kia tiếp tục trôi trong luân hồi sinh tử vì chúng sanh ấy luôn tin là có một linh hồn bất diệt và trường cửu (thường kiến); chúng sanh nầy đang hướng về sự giải thoát vì vị ấy có được tuệ minh sát trong tâm, chúng sanh kia được giải thoát vì chân như tuệ hằng trụ trong tâm vị ấy. Và từ đó, Ðức Phật tìm phương pháp thích hợp nhất để giáo hóa họ.

Thí dụ: Một trong những đệ tử Phật là một thanh niên, con của một người thợ bạc. Người thanh niên nầy học thiền với ngài Xá Lợi Phất và được ngài dạy cách quán sát sự bất tịnh của thân xác để diệt trừ lòng tham ái. Vị tỳ kheo trẻ tuổi nầy công phu thiền định rất siêng năng và tinh tấn nhưng kết quả vẫn rất ít và chậm. Vì thế, ngài Xá Lợi Phất gửi vị tỳ kheo nầy đến Ðức Phật và nhờ Ðức Phật giúp. Nhờ biết rằng vị tỳ kheo trẻ nầy đã được đầu thai và sanh ra trong gia đình làm thợ bạc trong 500 kiếp, Ðức Phật bèn dùng thần thông biến hóa ra một hoa sen bằng vàng rất đẹp và yêu cầu vị tỳ kheo tập trung quán niệm trên hoa sen bằng vàng nầy. Sau một thời gian quán niệm, vị tỳ kheo chợt thấy hoa sen từ từ khô héo và tàn lụi. Và từ đó, vị ấy bừng ngộ về bản chất vô thường của tất cả sự vật, ngay cả chính bản thân của vị ấy, và dứt trừ được lòng tham ái.

2. Phiền não ngấm ngầm hay ô nhiễm ngủ ngầm (Anusaya, latent tendencies):

Coù những phiền não mà chúng sanh chưa tận diệt trên con đường đạo quả (Magga Nana). Chúng ngấm ngầm tồn tại và chỉ sinh khởi khi có đủ duyên.

Có 7 loại phiền não ngủ ngầm:

a. Tham ái ngủ ngầm (Kamaraganusaya).

b. Mê thích tam giới ngủ ngầm (Bhavaraganusaya).

c. Bất bình và sân hận ngủ ngầm (Patighanusaya).

d. Kiêu hãnh, cống cao, ngã mạn ngủ ngầm (Mananusaga).

e. Tà kiến ngủ ngầm (Ditthanusaga).

f. Hoài nghi ngủ ngầm (Vicikicchanusaga).

g. Vô minh, si mê ngủ ngầm (Avijjanusaya).

Với trí tuệ siêu việt, nhìn một chúng sanh, Ðức Phật có thể biết là chúng sanh nầy còn rất nhiều phiền não ngủ ngầm tham ái, hoặc ngã mạn, hoặc sân hận v.v..

Phiền não ngủ ngầm có xu hướng thể hiện ở 3 mức độ:

a. Phiền não tiếp tục ngấm ngầm.

b. Phiền não thật sự xuất hiện và phát triển thành 3 giai đoạn--sinh khởi (upada), phát triển (thiti), và hoại diệt (bhanga).

c. Phiền não bùng nổ thành những hành động và lời nói bất thiện.

Thí dụ: Có một phàm nhân còn nhiều phiền não tham ái ngủ ngầm đang cúng dường chư tăng. Khi bắt đầu hành lễ, tâm của vị nầy đầy những thiện pháp của tâm bố thí (maha kusala citta). Nhưng sau đó, khi vị ấy gặp một đối tượng xinh đẹp và tự nhiên sinh tâm tham ái. Tâm tham ái nầy bắt nguồn từ phiền não tham ái ngủ ngầm mà vị ấy chưa dứt khỏi được và chỉ sinh khởi khi vị ấy gặp đối tượng xinh đẹp trên. Nếu vị ấy tiếp tục giao tiếp nhiều hơn với đối tượng xinh đẹp kia, tâm tham ái nầy sẽ biến thành những tư tưởng tham muốn rõ ràng và mạnh mẽ hơn (pariyutthana kilesa). Nhưng nếu lúc ấy, vị ấy quán niệm được tâm tham ái của mình, tư tưởng tham muốn mạnh mẽ trên sẽ yếu dần đi và biến mất. Tuy nhiên, nếu lúc ấy vị ấy không những không chánh niệm mà còn tiếp tục chạy theo tư tưởng tham ái của mình, không chóng thì chầy, tư tưởng tham ái nầy nó sẽ trở thành những hành động và lời nói sàm sỡ bất thiện. Ðây là giai đoạn bùng nổ của phiền não ngủ ngầm. Ðây là thí dụ về sự phát triển của phiền não tham ái ngủ ngầm từ giai đoạn ngấm ngầm đến giai đoạn bùng nổ. Nguyên tắc nầy cũng áp dụng cho các loại phiền não ngủ ngầm khác như sân hận, ngã mạn, hoài nghi... v.v..[v]

3. Tính chất, cá tính, phong cách, hành vi, hạnh kiễm (Carita, Habitual conduct)[vi]:

Carita là những tính chất, phong cách và hành vi thiện hoặc bất thiện thể hiện ra bên ngoài của chúng sanh. Có 6 loại tính chất hay phong cách:

a. Tính chất tham ái (Ragacarita): Tính nhiều ái dục, ưa thích những sắc tốt đẹp (người đẹp, quần áo sang trọng, nhạc hay... v.v.).

b. Tính chất sân hận (Dosacarita): Tính thường dễ giận, gây gỗ, bất bình, sợ hãi, lo âu.

c. Tính chất si mê (Mohacarita): Tính thường tối tâm, ngu độn, thiếu sáng suốt.

d. Tính chất tín (Saddhacarita): Tính dễ tin, thiếu suy xét.

e. Tính chất giác (Buddhicarita): Tính nhiều trí tuệ, mau suy xét, mau hiểu biết sáng suốt.

f. Tính chất tâm (Vitakkacarita): Tính suy nghĩ nhiều, sống về nội tâm, suy nghĩ nhiều mà không hệ thống.

Ðức Phật không những biết tính chất (tham ái, sân hận, si mê v.v..) của mỗi chúng sanh mà còn biết những điều kiện làm nhiễm ô, những điều kiện làm trong sạch, những thuộc tính cơ bản, những nghiệp quả và hệ quả của các tính chất nầy.

4. Nguyện vọng (Adhimutti, Leaning or disposition):

Adhimuti là nguyện vọng hay sự ưa thích tự nhiên của mỗi chúng sanh.

Có 2 loại ưa thích: Ưa thích những pháp cao thượng hay phước báo (panitadhi mutta), ưa thích pháp thấp hèn và tội lỗi (hinadhi mutti). Những chúng sanh có nguyện vọng giống nhau thường tìm đến gần nhau. Chúng sanh hướng về pháp cao thượng sẽ tìm đến chúng sanh cao thượng. Chúng sanh hướng về tội lỗi sẽ tìm đến những người tội lỗi. Ðức Phật biết rõ chúng sanh nào có nguyện vọng cao thượng và chúng sanh nào ưa thích việc làm tội lỗi. Không những thế, Ðức Phật còn biết mức độ cao thấp của những nguyện vọng nầy.

5. Ngũ căn (Indriya, Spiritual faculties):

Trường hợp nầy áp dụng cho những chúng sanh đang đi trên Thánh Ðạo.

Ngũ căn hay những năng lực tâm linh gồm Tín (Saddhindriyam), Tấn (Viriyindriyam), Niệm (Satindriyam), Ðịnh (Samadhindriyam), Tuệ (Pannindriyam), Trên đường tu tập, chúng sanh phải kết hợp hài hòa giữa Tín (Saddha) và Tuệ (Panna), Tấn (Viriya) và Ðịnh (Samadhi). Nếu quá nhiều Tín hay Ðức Tin mà thiếu Trí Tuệ, chúng sanh dễ tin một cách mù quáng và thiếu sáng suốt. Nếu quá nhiều Trí Tuệ hay hiểu biết mà thiếu Ðức Tin, chúng sanh dễ bị cống cao và ngã mạn. Nếu quá nhiều sự tinh tấn hay cố gắng quá độ mà thiếu Ðịnh hay sự tĩnh tâm, chúng sanh sẽ bị trạo cữ và phóng dật. Nếu quá nhiều sự định tâm và thiếu sự tinh tấn hay cố gắng, chúng sanh dễ bị hôn trầm hay buồn ngủ và dã dượi. Niệm căn (Sati) là công phu tăng cường 4 căn Tính, Tấn, Ðịnh, Huệ đến độ cao nhất. Ðức Phật biết rõ trình độ phát triển ngũ căn và ngũ lực của chúng sanh, chúng sanh nào có bản căn tinh nhuệ thượng căn và thượng trí, chúng sanh nào hạ căn hay hạ trí.

6. Ðức Phật thông hiểu chúng sanh nào có nhiều bụi trần hoặc ít bụi trần trong con mắt, nghĩa là có nhiều tình dục hoặc ít tình dục (Apparajjakkhe maharajjakkhe satte).

7. Ðức Phật biết rõ chúng sanh nào có phẩm hạnh thanh cao lánh xa điều ác hoặc nết hạnh xấu hèn thích điều tội lỗi (Sva kara satte dvakare satte)

8. Ðức Phật biết tường tận chúng sanh nào nhiều trí tuệ, mau thông hiểu các pháp hoặc ít trí tuệ khó thông hiểu các pháp (Suvinnapaya satte duvinnapaye satte)

9. Ðức Phật tri tỏ chúng sanh nào có duyên lành có thể giác ngộ đạo quả hoặc không có duyên lành không thể giác ngộ đạo quả (Bhabbabhabbe satte)

a. Chúng sanh nào trong tâm còn nhiều ái dục (Tanha), phiền não (Kilesa), nhiều tà kiến (Miccha ditthi) là những pháp ngăn cản (Avaram dhamma) thiện duyên có thể đắc đạo quả Niết bàn được:

Có 5 Ái dục trong ngũ trần: Ái sắc (Rupa tanha), Ái thinh (Sadda tanha), Ái hương (Gandha tanha), Ái vị (Rasa tanha), Ái xúc (Photthabba tanha).

Có 10 phiền não: Tham lam (Lobha), Sân hận (Dosa), Si Mê (Moha), Ngã Mạn (Mana), Tà kiến (Ditthi), Hoài nghi về nhân và quả (Vicikiccha), Tâm dụ dự, uể oải, buồn ngũ (Thina), Phóng tâm (Uddhacca), Không hổ thẹn khi làm điều tội lỗi (Ahirika), Không ghê sợ khi làm điều tội lỗi (Anottappa).

Có 2 loại tà kiến:

- Thường kiến (Sassata ditthi): Thường kiến, là sự hiểu biết cho rằng trời, người hay súc sanh khi mãn kiếp nầy sẻ tái sinh nhưng y như trước vậy, không hề có sự tiến hóa hay thối hóa.

- Ðoản kiến (Uccheda ditthi): Ðoản kiến, là sự hiểu biết rằng khi chết đi thì mất luôn, chớ không có tái sanh lại ở đâu cả. Ðoản kiến lại chia ra làm 3: Vô hành kiến (Akiriya ditthi), Vô nhân kiến (Ahetuka ditthi), Vô quả kiến (natthika ditthi).

Ngoài ra, chúng sanh nào phạm 5 tội vô gián nghiệp hay ngũ nghịch tội (Pancanantariya Kamma) là: Giết mẹ (Matughata), Giết cha (Pitughata), Giết A la hán (Arahantaghata), Làm Phật đổ máu (Buddhalohituppada), Làm cho Tăng chúng chia rẽ - từ 8 vị trở lên- (Sanghabheda) và phạm đến trinh tiết của Tỳ kheo ni thánh nhơn, chúng sanh ấy sẽ không thể đắc đạo quả trong thế gian nầy được.

b. Chúng sanh nào không còn ở 3 pháp ngăn cản, Ái dục, Phiền não, Tà kiến, không chấp tà kiến, không phạm ngũ nghịch tội và không phạm đến trinh tiết của Tỳ kheo ni thánh nhơn. Ðó là người chuyên cần bố thí, trì giới, tham thiền, có lòng hiếu thảo hầu hạ cha me, chúng sanh ấy hằng tạo nhiều duyên lành có thể giác ngộ đạo và quả trong kiếp hiện tại. Bằng chưa đắc được đạo quả trong kiếp nầy, cũng hằng được hưởng những phước báu cao quý trong cõi người và cõi trời, đến khi trọn đủ các pháp Ba la mật thì được giác ngộ đắc đạo quả Niết Bàn dễ dàng.

II. CÕI THẾ GIAN VÀ SỰ HIỂU BIẾT TOÀN HẢO CỦA ÐỨC PHẬT VỀ CÕI THẾ GIAN (OKASA LOKA):

A. Cõi Thế Gian:

Okasa Loka hay Cõi thế gian gồm đất. nước, sông, biển, rừng rú, và hư không bao chung quanh chúng sanh (cakkavala hay lokadhatu), tùy theo thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp của chúng sanh mà cho quả và hỗ trợ chúng sanh, cho dù những chúng sinh đó vẫn còn lo âu sợ hãi như các phàm phu, các vị đã đạt quả thánh thứ nhất, quả thánh thứ hai, hay những vị không còn sợ hãi như các vị đạt quả thánh thứ ba và thứ tư. Vì những cơ sở nầy là nơi mà chúng sanh sinh và diệt nên được gọi là Okasaloka mà chúng ta có thể hiểu nôm na là Cõi Thế gian[vii], Thế gian hư không, Vũ trụ, hay Tam thiên đại thiên thế gian [viii].

Hư không thế gian hay vũ trụ gồm vô số thế gian (Lokadhatu hay Cakkavala), bao bọc quanh bởi những núi đá. Từ đông sang tây và từ nam lên bắc, thế gian dài khoảng 1.203.450 do tuần (yojanas)[ix]; Chu vi của mỗi thế gian dài khoảng 3.610.350 do tuần. Mỗi thế gian có mặt đất dày khoảng 240.000 do tuần, phía trên là đất, phía dưới là đá. Ðất được bao phủ bởi một lớp nước dày 480.000 do tuần. Dưới lớp nước là gió hay không khí dày khoảng 960.000 do tuần. Dưới lớp gió là hư không vô biên. Ðây là cấu trúc của một hệ thống thế gian.

Trung tâm của thế gian là nầy là núi Tu Di (Sineru hay Meru). Phần trên của núi Tu di cao 84.000 do tuần. Phần dưới chìm trong nước ở độ sâu 84.000 do tuần. Chung quanh núi Tu di là 7 vòng núi và sông (Sida) bao bọc. Bảy vòng núi đó là: Yugandhara, Isadhara, Karavika, Sudassana, Nemindhara, Vinataka và Assakanna. Núi Tu Di và 7 vòng núi ấy là do 4 thứ báu hợp thành chứ không phải bằng chất đất và sỏi đá như núi thường. Bề cao và bề sâu của vòng núi Yagandhara bằng phân nửa của núi Tu Di; Bề cao vòng núi Isadhara bằng nửa vòng núi Yagandhara và cứ như thế, bề cao và bề sâu của vòng núi bên ngoài chỉ bằng phân nửa của vòng núi bên trong.

Trung tâm 7 vòng núi ấy và ở 4 hướng, có 4 châu thiên hạ, mỗi châu đều có 500 hòn đảo nhỏ bao bọc. 4 châu ấy là: Nam thiện bộ châu (Jambudipa), Ðông thắng thần châu (Pubbavideha), Bắc cu lu châu (Uttarakuru) và Tây ngưu hóa châu (Aparagoyana). Trái đất chúng ta là Nam thiện bộ châu (Hán âm là Diêm Phù Ðề). Mặt trời xoay vần chung quanh núi Tu Di vào khoảng giữa núi ấy và soi sáng 4 châu thiên hạ.

Trong mỗi thế giới có 3 cõi, còn được gọi là Tam giới: Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới. Dục giới là cảnh giới mà chúng sanh còn vui thích, ưa muốn ngủ trần là sắc trần, thinh, hương, vị, xúc. Sắc giới là cảnh mà chúng sanh hưởng sự an vui do nơi quả phúc của Thiền định hữu sắc. Tùy theo năng lực của bậc thiền đã đắc tại cõi trần, các vị đã đắc từ sơ thiền đến ngũ thiền tái sanh về 4 cõi trời sắc giới, không còn phân biệt nam nữ và sống lâu từ một phần ba kiếp đến 16.000 kiếp quả địa cầu. Vô sắc giới là cảnh giới mà chúng sanh không còn có sắc tướng nữa, chỉ còn tâm tinh khiết, không nhơ bợn. Các vị trời nầy đã đắc 4 bậc thiền vô sắc khi còn làm người ở cõi trần, tái sanh về 4 cõi trời vô sắc và tuổi thọ từ 20.000 tiếp đến 84.000 kiếp quả địa cầu.

Tam giới có 31 cõi. Trong đó, Dục giới có 11 cõi, Sắc giới có 16 cõi, Vô sắc giới có 4 cõi.[x]

1. 11 cõi Dục giới:

a. 4 cõi ác dục giới (Apaya): Ðịa ngục, A tu la, Ngạ quỷ, Súc sanh. 4 cõi nầy sống trên trái đất, bên cạnh cõi người, và không có tuổi thọ nhất định.

Vương quốc A tu la ở dưới chân núi Tu Di là các hạng thần nhiều sân hận, thường gây giặc với chư thiên ở cõi trời Dục giới mà thấp nhất là do Tứ Ðại Thiên Vương (Catumaharaja) cai quản, để chiếm các triền núi thấp của Tu Di.

b. 11 cõi thiện dục giới (Kama sugati bhumi):

- Cõi người: Ở trên trái đất, không có tuổi thọ nhất định.

- Cõi trời Tứ đại thiên vương: Ngự trên đỉnh Yugandhara, cao bằng nửa núi Tu di, tuổi thọ là 500 tuổi trời hay 9 triệu năm cõi người.

- Cõi trời Ðâu Lợi (Tavarimsa) ở trên đỉnh núi Tu di, do Ðế Thích trị vì.

2 cõi trời Tứ đại thiên vương và Ðâu lợi ngự trên mặt đất. Các cõi còn lại ngự trên hư không.

- Cõi Dạ Ma thiên (Yama): có tuổi thọ 2.000 tuổi trời hay 144 triện năm cõi người.

- Cõi Ðâu suất thiên (Tusita): có tuổi thọ 4.000 tuổi trời, bằng 576 triệu năm cõi người.

- Cõi Lạc biến thiên hóa (Nimmanarati): có tuổi thọ 8.000 tuổi trời.

- Cõi Tha hóa tự tại thiên (Paranimitavasavati): có tuổi thọ 16.000 tuổi trời, bằng 9.216 năm cõi người.

2. 16 cõi sắc giới phạm thiên (Rupa vacara, Fine material sphere):

16 cõi sắc giới nầy ngự trên 11 cõi dục giới và gồm 4 tầng:

a. Ðệ nhất thiền hữu sắc (First Jhana) có 3 cõi:

- Cõi Phạm chúng thiên (Brahmaparisajja, Brahmas' retinue): có tuổi thọ 1/3 A tăng tỳ kiếp (Vivattatthayi).

- Cõi Phạm phụ thiên (Brahmas, Brahmas' Ministers): có tuổi thọ 1/2 A tăng tỳ kiếp.

- Cõi Ðại Phạm thiên (Mahabrahma, Great Brahmas): có tuổi thọ 1 A tăng tỳ kiếp.

b. Ðệ nhị thiền hữu sắc (Second Jhana) có 3 cõi:

- Cõi Thiểu quang thiên (Parittabha hay Brahmas of limited radiance): có tuổi thọ 2 đại kiếp[xi].

- Cõi Vô lượng quang thiên (Appamanabha hay Brahmas of measurless radiance): có tuổi thọ là 4 đại kiếp.

- Cõi Quang Âm thiên (Abhassara hay Brahmas of streaming radiance): có tuổi thọ 8 đại kiếp.

c. Ðệ tam thiền sắc giới (Third Jhana) có 3 cõi:

- Cõi Thiểu tịnh thiên (Parittasubha hay Brahmas of limited glory): có tuổi thọ 16 đại kiếp.

- Cõi Vô lượng tịnh thiên (Appamanasubha hay Brahmas of measureless joy): có tuổi thọ 32 đại kiếp.

- Cõi Biến tịnh thiên (Subbhakinna hay Brahmas of refugent glory): có tuổi thọ 8 đại kiếp.

d. Ðệ tứ thiền sắc giới (Fourth Jhana) có 7 cõi:

- Cõi Quảng quả thiên (Vehapphala hay very fruitful): có tuổi thọ 500 đại kiếp.

- Cõi Vô tưởng thiên (Asannasatta hay non percepient biengs): có tuổi thọ 500 đại kiếp.

Trên 2 cõi nầy là 5 cõi dành riêng cho bậc thánh Bất Lai chứng đắc tứ thiền hữu sắc:

- Cõi Phước sanh thiên (Aviha hay bathed in their own prosperity), Cõi Vô phiền thiên (Atappa hay untormenting) có tuổi thọ 1.000 đại kiếp, cõi Vô nhiệt thiên (Sudassa hay fair to see) có tuổi thọ 2.000 đại kiếp, cõi Thiện hiện thiên (Sudassi hay clear sighted) có tuổi thọ 4.000 đại kiếp, cõi Thiện kiến thiên, có tuổi thọ 8.000 đại kiếp, và cõi Sắc cứu cánh thiên (Akanittha hay Supreme) có tuổi thọ 16.000 đại kiếp.

3. 4 cõi vô sắc giới phạm thiên (Non-material spheres):

a. Ðệ nhất thiền vô sắc giới hay Không vô biên xứ thiên (Akasanancayatana hay Infinity of Space): có tuổi thọ 20.000 đại kiếp.

b. Ðệ nhị thiền vô sắc giới hay Thức vô biên xứ thiên (Vinnanancayatana hay Infinity of Consciousness): có tuổi thọ 40.000 đại kiếp.

c. Ðệ tam thiền vô sắc giới hay Vô sở hữu xứ (Akincannayatana hay Nothingness): có tuổi thọ 60.000 đại kiếp.

e. Ðệ tứ thiền vô sắc giới hay Phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasannanasannayatana hay Neither counsciousness nor-non-consciousness): có tuổi thọ 84.000 đại kiếp.

Do đó một thế giới có tam giới (dục giới, sắc giới, và vô sắc giới), gồm 31 cõi: 11 cõi dục giới (4 cõi ác dục giới, 7 cõi thiện dục giới), 16 cõi sắc giới phạm thiên ở 3 tầng thiền hữu sắc, và 4 cõi vô sắc phạm thiên. 1 tiểu thế giới có 31.000 cõi. 1 trung thế giới có 31 triệu cõi. 1 đại thế giới có 31 triệu triệu cõi hay 31.000 tỷ cõi.

Vô gián địa ngục (Lokantariya) ở khoảng giữa hư không, hình tam giác, luôn luôn tối tăm lạnh lẻo, không có ánh sáng mặt trời, là khoảng 3 thế giới giáp nhau.

Tất cả núi, biển, châu, cõi trời v.v... vừa kể trên gồm lại đủ như vậy, gọi là một thế giới nhỏ. Một ngàn thế giới nhỏ hiệp lại thành một cõi tiểu thiên. Một ngàn cõi tiểu thiên hợp lại thành một cõi trung thiên. Một ngàn cõi trung thiên hợp lại thành một cõi đại thiên. Như thế một thế giới đại thiên gồm: 1.000 x 1.000 x 1.000 = 1.000.000.000 thế giới. Vì nhân bội lên 3 lần 1.000 như vậy, nên gọi là "Tam Thiên Ðại Thiên Thế Giới." Vì một thế giới có tam giới (dục giới, sắc giới, và vô sắc giới), gồm 31 cõi: 11 cõi dục giới (4 cõi ác dục giới, 7 cõi thiện dục giới), 16 cõi sắc giới phạm thiên ở 3 tầng thiền hữu sắc, và 4 cõi vô sắc phạm thiên. 1 tiểu thế giới có 31.000 cõi. 1 trung thế giới có 31 triệu cõi. 1 đại thế giới có 31 triệu triệu cõi hay 31.000 tỷ cõi.

B. Sự Hiểu Biết Toàn Hảo Của Ðức Phật Về Các Cõi Thế Gian:

Nhờ năng lực thần thông, Ðức Phật là người đầu tiên hiểu biết được sự sinh diệt và tính chất của thế giới tam thiên đại thiên hay vô số các thế giới và hành tinh như trăng sao, trái đất, và các vệ tinh có trong vũ trụ nầy. Ðức Thế Tôn thông suốt 31.000 tỉ cõi thế gian trong Tam thiên đại thiên thế giới nên Ngài có danh hiệu là Thế gian giãi. Tuy nhiên, Ngài không nhấn mạnh tầm quan trọng của loại hiểu biết nầy. Theo Ngài, việc ước đoán nguồn gốc và sự tận cùng của thế giới nầy là vô nghĩa vì nó không giúp ích gì cho sự giải thoát của chúng sinh. Trái lại, theo Ðức Phật, nguồn gốc của thế gian và sự tận cùng của thế gian phải được tìm thấy trong tấm thân nầy của con người cùng với sự nhận thức và ý thức của con người

III. THẾ GIAN PHÁP HÀNH VÀ SỰ HIỂU BIẾT TOÀN HẢO CỦA ÐỨC PHẬT VỀ THẾ GIAN PHÁP HÀNH (SANKHARA LOKA):

A. Thế Gian Pháp Hành:

Tất cả chúng sinh hữu tình và vô tình đều do duyên sinh mà có được nên được gọi là Sankhara. Và các loài hửu tình hay vô tình đều sinh và diệt nên được gọi là Loka. Sankhara Loka là thế gian hữu vi, thế gian pháp hành, thế gian duyên sinh. Sankhara Loka là một khái niệm rất quan trọng trong Ðạo Phật. Thanh Tịnh Ðạo viết: "Mỗi chúng sanh đều do những điều kiện đặc biệt tạo nên; Mỗi chúng sinh là một thế gian tự nó." (Eko loko sabbe satta aharathitika). Cho dù đó là loài hữu tình hay vô tình, cho dù đó là vật lớn như núi hay nhỏ như kim, điểm quan trọng nhất là bản chất duyên sinh của nó và chính bản chất duyên sinh nầy sẽ đưa đến sự sinh và diệt của muôn loài. Duyên sinh và sinh diệt là bản chất của tất cả thế gian.

Trong 3 thế gian nầy, thế gian chúng sanh hay thế gian hữu tình (Satta Loka) và thế gian vô tình (Okasa Loka) là Tục Ðế hay Chế Ðịnh Pháp (Pannattidhamma) còn thế gian pháp hành (Sankhara Loka) thuộc về Chân Ðế (Paramatthadhamma)[xii].

B. Sự Hiểu Biết Toàn Hảo Của Ðức Phật Về Thế Gian Pháp Hành (Sankhara Loka):

Ðức Phật có sự hiểu biết thấu đáo và toàn hảo về thế gian pháp hành hay những pháp phát sanh lên do nhân duyên tạo tác khác nhau vì Ngài hiểu[xiii]:

1. Thế gian có một pháp: Tất cả chúng sinh tồn tại là nhờ nhân duyên.

2. Thế gian có 2 pháp: Vật chất và Tâm (Sắc pháp và Danh pháp hay Rupa và Nama). Tâm gồm có 81 tâm vương (Citta) và 52 tâm sở (Cetasika) và 24 phụ sắc[xiv]. Sắc có 4 tứ đại sắc (Mahabhurarupa) là đất, nước, gio,ù lửa và 24 phụ sắc hoặc liên kết sắc (Upadaya rupa). Danh sắc cùng hợp lại với nhau, nương tựa với nhau thành lập nên thân hình có tri giác. Giống như chiếc thuyền và người lái thuyền, thuyền phải có người lái mới đi được.

3. Thế gian có 3 cảm thọ: Thọ lạc, thọ khổ, thọ xã (thọ không lạc không khổ).

4. Thế gian tồn tại được nhờ 4 vật thực (Ahara):

a. Vật thực hữu hình: Thức ăn như cơm, thịt, trái cây v.v.. gồm thứ đại, sắc, hương, vị, và chất bổ dưỡng để giúp cho mạng sống tồn tại (Kabalinkarahara hay đoạn thực).

b. Vật thực tiếp xúc (Phassahara hay xúc thực): Sự tiếp xúc giữa lục căn và lục trần làm cho cảm thọ (Vedana) phát sinh lên. Nói theo ngôn ngữ đời thường, để tồn tại, chúng sinh cần có tình cảm mà tình cảm chỉ phát sinh từ sự tiếp xúc giữa giác quan và thế giới bên ngoài. Nếu không có sự tiếp xúc và cảm thọ, con người và chúng sinh sẽ khô héo và chết dần đi.

c. Vật thực tác ý (Manosancetanahara): Vật thực tác ý gồm tác ý thiện hay tác ý bất thiện hay nghiệp thiện và nghiệp bất thiện để đưa chúng sinh đi tái sinh trong tam giới. Nói theo ngôn ngữ đời thường, nghiệp là vật sở hữu của chúng sanh và khi chết đi, chúng sanh sẽ đi với nghiệp của mình.

d. Vật thực tâm thức (Vinnanahara): Tâm thức là vật thực cần để nuôi dưỡng tâm và sắc thân lúc mới thụ thai, là chỗ tâm sở nương nhờ và sắc pháp phát sinh từ nghiệp[xv]

5. Thế gian có năm thủ uẩn (Pancupadanakkhandha Sankhatam): Năm uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩ, hành uẩn, và thức uẩn. Gọi là thủ uẩn vì chúng sinh chấp vào năm uẩn này cho chúng là ta, là thân ta, là của ta.

6. Thế gian có sáu xứ hay sáu căn bên trong (Chaajjhattikayatana Sankhatam): Mắt, tai, mũi. lưỡi, thân, ý và 6 xứ hay 6 trần bên ngoài: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

7. Thế gian có 7 chỗ trú ngụ của thức (Sattavinnanatthiti Sankhatam):

a. Nanattakaya nanattasanni: Chúng sanh có thân hình khác nhau và tư tưởng khác nhau. Thí dụ: sự khác nhau giữa loài người, chư thiên, và ngạ quỷ.

b. Nanattakaya ekattasanni: Chúng sanh có thân hình khác nhau nhưng tư tưởng giống nhau. Thí dụ: Chư thiên trong 3 cõi sắc giới thuộc hạng sơ thiên là Hành kiến thiên (Parisajja), Hành thần thiên (Parohita) và Ðại Phạm thiên (Mahabrahma).

c. Ekarra kaya nanattasanni: Chúng sanh có thân hình giống nhau nhưng tư tưởng khác nhau. Thí dụ: Chư thiên trong 3 cõi sắc giới thuộc về hạng nhị thiên là Thiếu quang thiên (Parittabha), Vô lượng quang thiên (Appamanabha) và Thân quang thiên (Abhassara).

d. Ekattakaya Ekattasanni: Chúng sanh thân hình giống nhau và tư tưởng cũng giống nhau (chư thiên trong 3 cõi sắc giới thuộc hạng tam thiên là Thiều hảo Thiên (Paritta Subha), Vô lượng hảo thiên (Appamana Subha), Ða hảo thiên (Subha Kinha), và chư thiên trong 5 cõi Tịnh cư thiên (suddhavasa) thuộc về Tứ thiên, là chỗ ngụ của các bậc A na hàm đã diệt lòng tham muốn cảnh dục, chờ đắc A La Hán nhập Niết bàn luôn nơi ấy chớ không trở lại cõi trần nữa nên gọi là hạng bất lai. 5 cõi tịnh cư thiên là: Vô phiền thiên (Aviha), Vô nhiệt thiên (Atappa), Hảo thân thiên (Suddassa), Hảo kiến thiên (Suddassi), và Vô thiểu thiên (Akanithaka).

e. Akasanancayatana: Chúng sanh mà tư tưởng vượt qua khỏi cảnh sắc, nhập vào cõi vô sắc thứ nhất là "Không vô biên thiên", lấy hư không vô tận làm cảnh giới.

f. Vinnanancayatana: Chúng sanh có tư tưởng vượt qua cõi "Không vô biên thiên", nhập vào cõi vô sắc thứ nhì, là "thức vô biên thiên", lấy Thức vô tận làm cảnh giới.

g. Akincannayatana: Chúng sanh có tư tưởng vượt qua khỏi "thức vô biên thiên", nhập vào cõi vô sắc thức ba là "Vô hữu sơ thiên", lấy "sự không có vật chi cả" (dầu vật chi hết sức nhỏ nhen vi tế cũng không có) làm cảnh giới.

8. Thế gian có tám pháp chi phối hành vi tâm của phàm nhân (Atthlokadhamma):

a. Ðược lợi (Labho)

b. Ðược danh (Yaso)

c. Bị chê (Nindha)

d. Ðược vui (Sukham)

e. Thất lợi (Akabho)

f. Thất danh (Ayaso)

g. Ðược khen (Pasamsa)

h. Bị khổ (Dukkham)

9. Thế gian có 9 chỗ trú ngụ cho chúng sanh: 9 chỗ trú ngụ nầy gồm 7 chỗ trú ngụ cũa Thức vừa kể trên cộng với 2 cõi trời sau đây: Cõi trời sắc giới Vô tưởng thiên (Asannisatta) thuộc vể tứ thiền và cõi trời vô sắc thứ tư là Phi phi tưởng thiên (Nevasannanasannayatana) là cảnh giới của hạng chúng sanh không có tưởng cũng không phải không có tưởng.

10. Ngũ căn và ngũ trần (Dasayatana Sankhatam):

a. Nhãn căn (Cakkhvayatana)

b. Nhĩ căn (Sotayatana)

c. Tĩ căn (Ghanayatana)

d. Thiệt căn (Jivhayatana)

e. Thân căn (Kayayatana)

f. Sắc trần (Sotayatana)

g. Thanh căn (Saddayatana)

h. Hương trần (Gandhayatana)

i. Vị trần (Rasayatana)

j. Xúc trần (Phottabbayatana)

11. Thế gian có 11 tâm duyên theo cảnh giới bên ngoài đưa đến (Ekadasavitharamana Sankhatam):

a. Tâm vui thích phối hợp với cảnh giới kèm theo trí tuệ. Sự vui thích nầy là tự động và thụ động (Somanassanana Sampayutta).

b. Tâm vui thích phối hợp với cảnh giới nhưng không có trí tuệ. Sự vui thích nầy là tự động và thụ động (Sammonassanana Vippayutta).

c. Tâm vô ký phối hợp với cảnh giới và kèm theo trí tuệ. Tâm vô ký nầy là thụ động và tự động (Upekkanana Sampayutta).

d. Tâm vô ký phối hợp với cảnh nhưng không có trí tuệ. Tâm vô ký nầy là thụ động và tự động (Upekkhanana vippayutta)

e. Tâm thọ lãnh cảnh giới với ý vô ký (Upekkasampaticchanna).

f. Tâm xem xét cảnh giới với ý vô ký (Upekkhasantirana).

g. Tâm xem xét cảnh giới với ý vui thích (Somanassa santirana).

12. Thế gian có 6 căn và 6 trần (Dvahasayatana sankhatam):

a. Ngũ căn vừa kể trên, thêm ý căn (Manayatana) là sáu.

b. Ngũ trần vừa kể trên, thêm Pháp trần (dhammayatana) là 6.

13. Thế gian có 13 tâm vui thích (Terasahasanacitta sankhatam):

a. 4 tâm tham luôn cả ý vui thích (Lobhasomanassa)

b. 4 tâm đại thiện luôn cả ý vui thích (Mahakusalasomanassa)

c. 4 đại hạnh tâm hiệp theo ý vui thích (Mahakiriyasomanassa)

d. 1 tâm vui thích để sanh sự mỉm cười (Hisituppada)

14. Thế gian có 14 tâm bất thiện hay ác tâm (Cuddasacittuppada sankhatam):

a. Si mê (Moho)

b. Không hổ thẹn tội lỗi (Ahirikam)

c. Không ghê sợ tội lỗi (Anottappam)

d. Tâm phóng dật (Uddhaccam)

e. Tâm tham (Lobho)

f. Tà kiến (Ditthi)

g. Ngã mạn (Mano)

h. Sân hận (Dosa)

i. Ganh tị (Issa)

j. Bỏ xẻn (Macchariyam)

k. Tâm hay hối tiếc, lo nghỉ viễn vong, nhớ theo chuyện chi chi không nhất định (Kukkuccam)

l. Du dự, uể oải, không sốt sắng (Thinam)

n. Hôn trầm (Middham)

m. Hoài nghi, không tin chắc (Vicikiccha)

15. Thế gian có 18 chất hay yếu tố vật chất và tâm làm cơ sở cho quá trình nhận thức (Addharasadhatu shankhatam):

a. Mắt (Cakkhu dhatu)

b. Tai (Sota dhatu)

c. Mũi (Ghana dhatu)

d. Lưởi (Jivha dhatu)

e. Thân (Kaya dhatu)

f. Ý (Mano dhatu)

g. Sắc cảnh (Rupa dhatu)

h. Thanh cảnh (Sadda dhatu)

i. Hương cảnh (Gandha dhatu)

j. Vị cảnh (Rasa dhatu)

k. Xúc cảnh (Photthabba dhatu)

l. Pháp cảnh (Dhamma dhatu)

n. Nhãn thức (Cakkhu vinnana dhatu)

m. Nhĩ thức (Sota vinnana dhatu)

o. Tỉ thức (Ghana vinnana dhatu)

p. Thiệt thức (Jivha vinnana dhatu)

q. Thân thức (kaya vinnana dhatu)

r. Ý thức (Mano vinnana dhatu)

Vì thông suốt tất cả các pháp của thế gian chúng sinh, thế gian các cõi, và thế gian pháp hành, Ðức Phật có ân đức là Lokavidu.

-ooOoo-


[i] Ân đức Lokavidu hay Thế gian giải có đồng nghĩa với ân đức Sammasambuddhao hay Chánh Biến Tri không? Câu trả lời là có vì phải có sự tự giác ngộ toàn hảo hay Chánh đẳng Chánh giác, Ðức Phật mới có thể hiểu được tam thế. Tuy nhiên, 2 ân đức nầy nhấn mạnh 2 điểm khác nhau. Ân đức Samma sambuddho hay Chánh biến tri nhấn mạnh hiệu năng của trí tuệ toàn giác hay căn bản trí của Ðức Thế Tôn trong khi ân đức Lokavidu hay Thế gian giải nhấn mạnh hiệu năng của tuệ giác về căn cơ của chúng sanh hay sai biệt trí của Ðức Thế Tôn.

[ii] Mingun, sách đã dãn. trang 389. Ðại đức Hộ Pháp. Tìm Hiểu Pháp Môn Niệm Phật. Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh, trang 57

[iii] Ðại đức Hộ Pháp. Tìm Hiểu Pháp Môn Niệm Phật. NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, 2001. trang 58 - 59

[iv] Ðại đức Hộ Pháp. Sách đã dẫn. trang 59. Ðại đức Bửu Chơn. Sách đã dẫn. Trang 50 - 51

[v] Min Gun. Sách đã dẩn, trang 393

[vi] Chúng ta cần phân biệt 2 từ Carita và Vasana trong tiếng Pali. Vasana có nghĩa là tiền khiên tật tức là những nét mơ hồ còn sót lại của những hành động, thiện hoặc bất thiện, được lập đi lập lại nhiều lần trong quá khứ hoặc các đời trước. Carita là những hành vi, phong cách chỉ xảy ra trong kiếp sống nầy. Xem Min Gun, sách đã dẫn. Trang 393.

[vii] Như trên. Trang 59

[viii] Ðại Ðức Bửu Chơn, Sách đã dẫn. Trang 52. Min Gun. Sách đã dẫn. Trang 395 - 400.

[ix] Do tuần dựa theo âm của tiếng Pali là Yojana, có nghĩa đen là cái tròng hay cái ách (Yoke) đeo vào cổ của con bò. Nghĩa bóng là độ dài của khoảng đường đi của con bò từ lúc tròng cái ách vào cổ con bò đến lúc thay tròng cho bò nghỉ. Do tuần dài khoảng 7 dậm Anh hay 11 km.

[x] Ðại Ðức Hộ Pháp. Sách đã dẩn. trang 60 - 63

[xi] Ðại kiếp có 4 a tăng kỳ: thành, trụ, hoại, không của kiếp trái đất. Xem Ðại đức Hộ Pháp, sách đã dẫn. trang 60 - 61

[xii] Ðại đức Hộ Pháp. Sách đã dẫn. Trang 63

[xiii] Ðại đức Bửu Chơn Naga Maha Thera. Kinh Ân Ðức Tam Bảo. Bản in không chính thức. Trang 46- 50.

[xiv] Xin xem Vi Diệu Pháp, Ðại Ðức Narada, Phạm Kim Khánh Dịch

[xv] Trong Thập Nhị Nhân Duyên, nhờ Tâm thức mới có tâm và sắc thân.

-ooOoo-

Ðầu trang | 00 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Thiện Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 01-2004)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 18-01-2004

Niem an duc Phat - 05

BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


NIỆM ÂN ÐỨC PHẬT

Susanta Nguyễn
Montreal, Quebec, 2002


5. ÂN ÐỨC THẾ GIAN GIẢI - LOKAVIDU

Người hiểu thấu tất cả các pháp của thế gian.
Người thông suốt Tam giới
[i].

Trong tiếng Pali, Loka có nghĩa là thế gian, là các pháp có sự sanh, sự diệt, sự thành, sự hoại. Vidu là người có kiến thức phân tích và hiểu biết thấu suốt.

Có hai cách chú giải về từ Loka trong Thanh Tịnh Ðạo (Vissuddhimagga):

Theo cách thứ nhất, Loka là năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) mà chúng sanh bám díu và chấp chặt vào (Upadanakkhandha)[ii]. Năm uẩn nầy có 4 đặc tính: 1. đau khổ (dukkha). 2. bắt nguồn từ sự tham ái (tanha). 3. sẽ ngừng hoạt động khi con người đạt đến quả vị Niết bàn. 4. Bát Chánh Ðạo là con đường chân chính dẫn đến sự ngừng hoạt động của năm uẩn hay Niết Bàn. Vì thế, Lokavidu hay Thế gian giải có nghĩa là Ðức Phật có sự hiểu biết toàn hảo về bốn đặc tính của năm uẩn mà chúng sanh bám víu và chấp chặt nầy.

Theo cách thứ hai, rộng hơn và chi tiết hơn, có 3 loại Loka hay Thế gian: Thế gian của chúng sanh (Satta Loka), Thế gian của các cõi (Okasa Loka), Thế gian pháp hành (Sankhara Loka).

I. THẾ GIAN CHÚNG SANH (SATTA LOKA) VÀ SỰ HIỂU BIẾT TOÀN HẢO CỦA ÐỨC PHẬT VỀ THẾ GIAN CHÚNG SANH:

A. Thế Gian Chúng Sanh (Satta Loka):

Satta Loka là thế gian của những vật đang sống, có sự sống hay chúng sanh (Satta). Vì chúng sanh có khuynh hướng chấp thủ vào những đối tượng của mắt, tai, mũi... nên thế giới chúng sanh cũng hàm ý thế giới của sự chấp ngã (ego identity). Từ đó chúng ta có từ Sattaloka (The animated world).

Về nơi sanh, thế gian của chúng sanh có 4 loại:[iii]:

1. Thai sanh: Chúng sinh sanh ra từ bụng mẹ như loài người, trâu, bò, v.v

2. Noãn sanh: Chúng sinh sanh ra từ trứng như gà, vịt, chim v.v..

3. Thấp sanh: Chúng sinh sanh ra từ nơi ẩm thấp như con dòi, con trùng v.v..

4. Hóa sanh: Chúng sinh sanh hiện hữu ngay tức thì như Chư thiên, phạm thiên, loài ngạ quỷ, Atula, chúng sinh địa ngục v.v..

Về uẩn, thế gian chúng sanh có 3 loại:

1. Chúng sinh có 5 uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn ở cõi dục giới và cõi sắc giới.

2. Chúng sinh có 4 uẩn: thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (Không có sắc uẩn) ở cõi vô sắc giới.

3. Chúng sinh có 1 uẩn: sắc uẩn (không có các uẩn thuộc về tâm) ở cõi sắc giới Vô tưởng thiên v.v..

B. Sự Hiểu Biết Toàn Hảo Của Ðức Phật Về Thế Gian Chúng Sanh (Satta Loka):

Ðức Phật hiểu biết đầy đủ và xuyên suốt bản chất, thói quen, phong tục tập quán, cách suy nghĩ, tính khí, trình độ khả năng, quá khứ, hiện tại, tương lai của tất cả chúng sinh hửu tình, từ Chư thiên, Phạm thiên, người giàu đến người nghèo, từ người nội trợ, lái buôn, nông dân, tu sĩ Bà la môn, vua chúa, đến kẽ trộm cướp và từ đó tìm ra phương pháp thích hợp để giáo hóa họ.

Ngài hiểu biết tường tận:

1. Các nước tâm hay căn cơ cao và thấp (asaya)[iv].

2. Các phiền não ngủ ngầm nặng hay nhẹ (anusaya).

3. Bản tánh hay tính chất riêng (carita).

4. Nguyện vọng, hướng tâm, ưa thích (adhimuti) của từng chúng sinh.

Nói khác đi, Ðức Phật biết chúng sanh nào còn chút ít bụi phiền não làm mờ đôi mắt trí tuệ của họ, chúng sanh nào còn một lớp bụi phiền não rất dày che phủ tuệ căn của họ; Chúng sanh nào có căn và lực sắc bén như đức tin, chúng sanh nào còn mê muội; Chúng sanh nào hướng về sự giải thoát, chúng sanh nào quay lưng lại con đường đạo và quả; Chúng sanh nào sanh ra đã có đủ đức tin và trí tuệ để đi trên con đường của các bậc thánh, chúng sinh nào hoàn toàn không có những đức tính nầy. Chúng sanh nào không bị nghiệp, phiền não, và quả báo của quá khứ ngăn chận trên Thánh Ðạo của họ, chúng sanh nào bị quá khứ ràng buộc và ngăn chận bước đi giải thoát của họ.

1. Sự hiểu biết của Ðức Phật về căn cơ (Asaya, proclivities) của từng chúng sanh:

Asaya nghĩa là căn cơ, tâm tính, nước tâm hay các pháp thường hiện hữu trong tâm của mỗi chúng sinh. Thí dụ: Con nai là chúng sanh có khuynh hướng tự nhiên sống trong rừng. Cho dù nai ăn cỏ trong cánh đồng, rừng xanh vẫn là nhà của nó. Con người cũng thế. Con người có thể tìm hiểu nhiều điều khác nhau nhưng sau khi tìm hiểu, người nào cũng trở về với tâm tính riêng của họ. Người có căn cơ tiếp tục sống trong luân hồi sanh tử sẽ tiếp tục giữ tà kiến của mình. Người có khuynh hướng giải thoát sẽ tìm cách thanh lọc tâm và trao dồi tuệ giác của mình. Trong trường hợp nầy, Tà kiến hay Tuệ giác là căn cơ hay asaya.

Có hai loại căn cơ:

1. Căn cơ tà kiến (dithiasaya)

2. Căn cơ tuệ kiến (pannaasaya)

Căn cơ tà kiến thường trụ trong các hạng phàm nhân và gồm 2 loại:

1. Thường kiến (Sassataditthi)

2. Ðoản kiến (Uccheda ditthi). Thường kiến là quan điểm cho là có một linh hồn trường tồn vĩnh cữu. Ðoản kiến là quan điểm cho là mọi sự đều chấm dứt với cái chết hay "chết là hết".

Căn cơ tuệ kiến hằng trụ trong tâm các bậc thánh nhân và gồm 2 loại:

1. Minh sát tuệ (Vipassana panna asaya)

2. Chân như tuệ (Yathabhuta nana asaya).

Minh sát tuệ là 10 tầng tuệ có được trên đường tu tập đạo quả. Chân như tuệ hay Thánh giác là tuệ có được khi đạt được 4 đạo và 4 quả.

Ðức Phật thông suốt căn cơ của chúng sanh vì Ngài hiểu là chúng sanh nầy tiếp tục trôi trong luân hồi sinh tử vì chúng sanh ấy luôn tin là "chết là hết" (đoản kiến), chúng sanh kia tiếp tục trôi trong luân hồi sinh tử vì chúng sanh ấy luôn tin là có một linh hồn bất diệt và trường cửu (thường kiến); chúng sanh nầy đang hướng về sự giải thoát vì vị ấy có được tuệ minh sát trong tâm, chúng sanh kia được giải thoát vì chân như tuệ hằng trụ trong tâm vị ấy. Và từ đó, Ðức Phật tìm phương pháp thích hợp nhất để giáo hóa họ.

Thí dụ: Một trong những đệ tử Phật là một thanh niên, con của một người thợ bạc. Người thanh niên nầy học thiền với ngài Xá Lợi Phất và được ngài dạy cách quán sát sự bất tịnh của thân xác để diệt trừ lòng tham ái. Vị tỳ kheo trẻ tuổi nầy công phu thiền định rất siêng năng và tinh tấn nhưng kết quả vẫn rất ít và chậm. Vì thế, ngài Xá Lợi Phất gửi vị tỳ kheo nầy đến Ðức Phật và nhờ Ðức Phật giúp. Nhờ biết rằng vị tỳ kheo trẻ nầy đã được đầu thai và sanh ra trong gia đình làm thợ bạc trong 500 kiếp, Ðức Phật bèn dùng thần thông biến hóa ra một hoa sen bằng vàng rất đẹp và yêu cầu vị tỳ kheo tập trung quán niệm trên hoa sen bằng vàng nầy. Sau một thời gian quán niệm, vị tỳ kheo chợt thấy hoa sen từ từ khô héo và tàn lụi. Và từ đó, vị ấy bừng ngộ về bản chất vô thường của tất cả sự vật, ngay cả chính bản thân của vị ấy, và dứt trừ được lòng tham ái.

2. Phiền não ngấm ngầm hay ô nhiễm ngủ ngầm (Anusaya, latent tendencies):

Coù những phiền não mà chúng sanh chưa tận diệt trên con đường đạo quả (Magga Nana). Chúng ngấm ngầm tồn tại và chỉ sinh khởi khi có đủ duyên.

Có 7 loại phiền não ngủ ngầm:

a. Tham ái ngủ ngầm (Kamaraganusaya).

b. Mê thích tam giới ngủ ngầm (Bhavaraganusaya).

c. Bất bình và sân hận ngủ ngầm (Patighanusaya).

d. Kiêu hãnh, cống cao, ngã mạn ngủ ngầm (Mananusaga).

e. Tà kiến ngủ ngầm (Ditthanusaga).

f. Hoài nghi ngủ ngầm (Vicikicchanusaga).

g. Vô minh, si mê ngủ ngầm (Avijjanusaya).

Với trí tuệ siêu việt, nhìn một chúng sanh, Ðức Phật có thể biết là chúng sanh nầy còn rất nhiều phiền não ngủ ngầm tham ái, hoặc ngã mạn, hoặc sân hận v.v..

Phiền não ngủ ngầm có xu hướng thể hiện ở 3 mức độ:

a. Phiền não tiếp tục ngấm ngầm.

b. Phiền não thật sự xuất hiện và phát triển thành 3 giai đoạn--sinh khởi (upada), phát triển (thiti), và hoại diệt (bhanga).

c. Phiền não bùng nổ thành những hành động và lời nói bất thiện.

Thí dụ: Có một phàm nhân còn nhiều phiền não tham ái ngủ ngầm đang cúng dường chư tăng. Khi bắt đầu hành lễ, tâm của vị nầy đầy những thiện pháp của tâm bố thí (maha kusala citta). Nhưng sau đó, khi vị ấy gặp một đối tượng xinh đẹp và tự nhiên sinh tâm tham ái. Tâm tham ái nầy bắt nguồn từ phiền não tham ái ngủ ngầm mà vị ấy chưa dứt khỏi được và chỉ sinh khởi khi vị ấy gặp đối tượng xinh đẹp trên. Nếu vị ấy tiếp tục giao tiếp nhiều hơn với đối tượng xinh đẹp kia, tâm tham ái nầy sẽ biến thành những tư tưởng tham muốn rõ ràng và mạnh mẽ hơn (pariyutthana kilesa). Nhưng nếu lúc ấy, vị ấy quán niệm được tâm tham ái của mình, tư tưởng tham muốn mạnh mẽ trên sẽ yếu dần đi và biến mất. Tuy nhiên, nếu lúc ấy vị ấy không những không chánh niệm mà còn tiếp tục chạy theo tư tưởng tham ái của mình, không chóng thì chầy, tư tưởng tham ái nầy nó sẽ trở thành những hành động và lời nói sàm sỡ bất thiện. Ðây là giai đoạn bùng nổ của phiền não ngủ ngầm. Ðây là thí dụ về sự phát triển của phiền não tham ái ngủ ngầm từ giai đoạn ngấm ngầm đến giai đoạn bùng nổ. Nguyên tắc nầy cũng áp dụng cho các loại phiền não ngủ ngầm khác như sân hận, ngã mạn, hoài nghi... v.v..[v]

3. Tính chất, cá tính, phong cách, hành vi, hạnh kiễm (Carita, Habitual conduct)[vi]:

Carita là những tính chất, phong cách và hành vi thiện hoặc bất thiện thể hiện ra bên ngoài của chúng sanh. Có 6 loại tính chất hay phong cách:

a. Tính chất tham ái (Ragacarita): Tính nhiều ái dục, ưa thích những sắc tốt đẹp (người đẹp, quần áo sang trọng, nhạc hay... v.v.).

b. Tính chất sân hận (Dosacarita): Tính thường dễ giận, gây gỗ, bất bình, sợ hãi, lo âu.

c. Tính chất si mê (Mohacarita): Tính thường tối tâm, ngu độn, thiếu sáng suốt.

d. Tính chất tín (Saddhacarita): Tính dễ tin, thiếu suy xét.

e. Tính chất giác (Buddhicarita): Tính nhiều trí tuệ, mau suy xét, mau hiểu biết sáng suốt.

f. Tính chất tâm (Vitakkacarita): Tính suy nghĩ nhiều, sống về nội tâm, suy nghĩ nhiều mà không hệ thống.

Ðức Phật không những biết tính chất (tham ái, sân hận, si mê v.v..) của mỗi chúng sanh mà còn biết những điều kiện làm nhiễm ô, những điều kiện làm trong sạch, những thuộc tính cơ bản, những nghiệp quả và hệ quả của các tính chất nầy.

4. Nguyện vọng (Adhimutti, Leaning or disposition):

Adhimuti là nguyện vọng hay sự ưa thích tự nhiên của mỗi chúng sanh.

Có 2 loại ưa thích: Ưa thích những pháp cao thượng hay phước báo (panitadhi mutta), ưa thích pháp thấp hèn và tội lỗi (hinadhi mutti). Những chúng sanh có nguyện vọng giống nhau thường tìm đến gần nhau. Chúng sanh hướng về pháp cao thượng sẽ tìm đến chúng sanh cao thượng. Chúng sanh hướng về tội lỗi sẽ tìm đến những người tội lỗi. Ðức Phật biết rõ chúng sanh nào có nguyện vọng cao thượng và chúng sanh nào ưa thích việc làm tội lỗi. Không những thế, Ðức Phật còn biết mức độ cao thấp của những nguyện vọng nầy.

5. Ngũ căn (Indriya, Spiritual faculties):

Trường hợp nầy áp dụng cho những chúng sanh đang đi trên Thánh Ðạo.

Ngũ căn hay những năng lực tâm linh gồm Tín (Saddhindriyam), Tấn (Viriyindriyam), Niệm (Satindriyam), Ðịnh (Samadhindriyam), Tuệ (Pannindriyam), Trên đường tu tập, chúng sanh phải kết hợp hài hòa giữa Tín (Saddha) và Tuệ (Panna), Tấn (Viriya) và Ðịnh (Samadhi). Nếu quá nhiều Tín hay Ðức Tin mà thiếu Trí Tuệ, chúng sanh dễ tin một cách mù quáng và thiếu sáng suốt. Nếu quá nhiều Trí Tuệ hay hiểu biết mà thiếu Ðức Tin, chúng sanh dễ bị cống cao và ngã mạn. Nếu quá nhiều sự tinh tấn hay cố gắng quá độ mà thiếu Ðịnh hay sự tĩnh tâm, chúng sanh sẽ bị trạo cữ và phóng dật. Nếu quá nhiều sự định tâm và thiếu sự tinh tấn hay cố gắng, chúng sanh dễ bị hôn trầm hay buồn ngủ và dã dượi. Niệm căn (Sati) là công phu tăng cường 4 căn Tính, Tấn, Ðịnh, Huệ đến độ cao nhất. Ðức Phật biết rõ trình độ phát triển ngũ căn và ngũ lực của chúng sanh, chúng sanh nào có bản căn tinh nhuệ thượng căn và thượng trí, chúng sanh nào hạ căn hay hạ trí.

6. Ðức Phật thông hiểu chúng sanh nào có nhiều bụi trần hoặc ít bụi trần trong con mắt, nghĩa là có nhiều tình dục hoặc ít tình dục (Apparajjakkhe maharajjakkhe satte).

7. Ðức Phật biết rõ chúng sanh nào có phẩm hạnh thanh cao lánh xa điều ác hoặc nết hạnh xấu hèn thích điều tội lỗi (Sva kara satte dvakare satte)

8. Ðức Phật biết tường tận chúng sanh nào nhiều trí tuệ, mau thông hiểu các pháp hoặc ít trí tuệ khó thông hiểu các pháp (Suvinnapaya satte duvinnapaye satte)

9. Ðức Phật tri tỏ chúng sanh nào có duyên lành có thể giác ngộ đạo quả hoặc không có duyên lành không thể giác ngộ đạo quả (Bhabbabhabbe satte)

a. Chúng sanh nào trong tâm còn nhiều ái dục (Tanha), phiền não (Kilesa), nhiều tà kiến (Miccha ditthi) là những pháp ngăn cản (Avaram dhamma) thiện duyên có thể đắc đạo quả Niết bàn được:

Có 5 Ái dục trong ngũ trần: Ái sắc (Rupa tanha), Ái thinh (Sadda tanha), Ái hương (Gandha tanha), Ái vị (Rasa tanha), Ái xúc (Photthabba tanha).

Có 10 phiền não: Tham lam (Lobha), Sân hận (Dosa), Si Mê (Moha), Ngã Mạn (Mana), Tà kiến (Ditthi), Hoài nghi về nhân và quả (Vicikiccha), Tâm dụ dự, uể oải, buồn ngũ (Thina), Phóng tâm (Uddhacca), Không hổ thẹn khi làm điều tội lỗi (Ahirika), Không ghê sợ khi làm điều tội lỗi (Anottappa).

Có 2 loại tà kiến:

- Thường kiến (Sassata ditthi): Thường kiến, là sự hiểu biết cho rằng trời, người hay súc sanh khi mãn kiếp nầy sẻ tái sinh nhưng y như trước vậy, không hề có sự tiến hóa hay thối hóa.

- Ðoản kiến (Uccheda ditthi): Ðoản kiến, là sự hiểu biết rằng khi chết đi thì mất luôn, chớ không có tái sanh lại ở đâu cả. Ðoản kiến lại chia ra làm 3: Vô hành kiến (Akiriya ditthi), Vô nhân kiến (Ahetuka ditthi), Vô quả kiến (natthika ditthi).

Ngoài ra, chúng sanh nào phạm 5 tội vô gián nghiệp hay ngũ nghịch tội (Pancanantariya Kamma) là: Giết mẹ (Matughata), Giết cha (Pitughata), Giết A la hán (Arahantaghata), Làm Phật đổ máu (Buddhalohituppada), Làm cho Tăng chúng chia rẽ - từ 8 vị trở lên- (Sanghabheda) và phạm đến trinh tiết của Tỳ kheo ni thánh nhơn, chúng sanh ấy sẽ không thể đắc đạo quả trong thế gian nầy được.

b. Chúng sanh nào không còn ở 3 pháp ngăn cản, Ái dục, Phiền não, Tà kiến, không chấp tà kiến, không phạm ngũ nghịch tội và không phạm đến trinh tiết của Tỳ kheo ni thánh nhơn. Ðó là người chuyên cần bố thí, trì giới, tham thiền, có lòng hiếu thảo hầu hạ cha me, chúng sanh ấy hằng tạo nhiều duyên lành có thể giác ngộ đạo và quả trong kiếp hiện tại. Bằng chưa đắc được đạo quả trong kiếp nầy, cũng hằng được hưởng những phước báu cao quý trong cõi người và cõi trời, đến khi trọn đủ các pháp Ba la mật thì được giác ngộ đắc đạo quả Niết Bàn dễ dàng.

II. CÕI THẾ GIAN VÀ SỰ HIỂU BIẾT TOÀN HẢO CỦA ÐỨC PHẬT VỀ CÕI THẾ GIAN (OKASA LOKA):

A. Cõi Thế Gian:

Okasa Loka hay Cõi thế gian gồm đất. nước, sông, biển, rừng rú, và hư không bao chung quanh chúng sanh (cakkavala hay lokadhatu), tùy theo thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp của chúng sanh mà cho quả và hỗ trợ chúng sanh, cho dù những chúng sinh đó vẫn còn lo âu sợ hãi như các phàm phu, các vị đã đạt quả thánh thứ nhất, quả thánh thứ hai, hay những vị không còn sợ hãi như các vị đạt quả thánh thứ ba và thứ tư. Vì những cơ sở nầy là nơi mà chúng sanh sinh và diệt nên được gọi là Okasaloka mà chúng ta có thể hiểu nôm na là Cõi Thế gian[vii], Thế gian hư không, Vũ trụ, hay Tam thiên đại thiên thế gian [viii].

Hư không thế gian hay vũ trụ gồm vô số thế gian (Lokadhatu hay Cakkavala), bao bọc quanh bởi những núi đá. Từ đông sang tây và từ nam lên bắc, thế gian dài khoảng 1.203.450 do tuần (yojanas)[ix]; Chu vi của mỗi thế gian dài khoảng 3.610.350 do tuần. Mỗi thế gian có mặt đất dày khoảng 240.000 do tuần, phía trên là đất, phía dưới là đá. Ðất được bao phủ bởi một lớp nước dày 480.000 do tuần. Dưới lớp nước là gió hay không khí dày khoảng 960.000 do tuần. Dưới lớp gió là hư không vô biên. Ðây là cấu trúc của một hệ thống thế gian.

Trung tâm của thế gian là nầy là núi Tu Di (Sineru hay Meru). Phần trên của núi Tu di cao 84.000 do tuần. Phần dưới chìm trong nước ở độ sâu 84.000 do tuần. Chung quanh núi Tu di là 7 vòng núi và sông (Sida) bao bọc. Bảy vòng núi đó là: Yugandhara, Isadhara, Karavika, Sudassana, Nemindhara, Vinataka và Assakanna. Núi Tu Di và 7 vòng núi ấy là do 4 thứ báu hợp thành chứ không phải bằng chất đất và sỏi đá như núi thường. Bề cao và bề sâu của vòng núi Yagandhara bằng phân nửa của núi Tu Di; Bề cao vòng núi Isadhara bằng nửa vòng núi Yagandhara và cứ như thế, bề cao và bề sâu của vòng núi bên ngoài chỉ bằng phân nửa của vòng núi bên trong.

Trung tâm 7 vòng núi ấy và ở 4 hướng, có 4 châu thiên hạ, mỗi châu đều có 500 hòn đảo nhỏ bao bọc. 4 châu ấy là: Nam thiện bộ châu (Jambudipa), Ðông thắng thần châu (Pubbavideha), Bắc cu lu châu (Uttarakuru) và Tây ngưu hóa châu (Aparagoyana). Trái đất chúng ta là Nam thiện bộ châu (Hán âm là Diêm Phù Ðề). Mặt trời xoay vần chung quanh núi Tu Di vào khoảng giữa núi ấy và soi sáng 4 châu thiên hạ.

Trong mỗi thế giới có 3 cõi, còn được gọi là Tam giới: Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới. Dục giới là cảnh giới mà chúng sanh còn vui thích, ưa muốn ngủ trần là sắc trần, thinh, hương, vị, xúc. Sắc giới là cảnh mà chúng sanh hưởng sự an vui do nơi quả phúc của Thiền định hữu sắc. Tùy theo năng lực của bậc thiền đã đắc tại cõi trần, các vị đã đắc từ sơ thiền đến ngũ thiền tái sanh về 4 cõi trời sắc giới, không còn phân biệt nam nữ và sống lâu từ một phần ba kiếp đến 16.000 kiếp quả địa cầu. Vô sắc giới là cảnh giới mà chúng sanh không còn có sắc tướng nữa, chỉ còn tâm tinh khiết, không nhơ bợn. Các vị trời nầy đã đắc 4 bậc thiền vô sắc khi còn làm người ở cõi trần, tái sanh về 4 cõi trời vô sắc và tuổi thọ từ 20.000 tiếp đến 84.000 kiếp quả địa cầu.

Tam giới có 31 cõi. Trong đó, Dục giới có 11 cõi, Sắc giới có 16 cõi, Vô sắc giới có 4 cõi.[x]

1. 11 cõi Dục giới:

a. 4 cõi ác dục giới (Apaya): Ðịa ngục, A tu la, Ngạ quỷ, Súc sanh. 4 cõi nầy sống trên trái đất, bên cạnh cõi người, và không có tuổi thọ nhất định.

Vương quốc A tu la ở dưới chân núi Tu Di là các hạng thần nhiều sân hận, thường gây giặc với chư thiên ở cõi trời Dục giới mà thấp nhất là do Tứ Ðại Thiên Vương (Catumaharaja) cai quản, để chiếm các triền núi thấp của Tu Di.

b. 11 cõi thiện dục giới (Kama sugati bhumi):

- Cõi người: Ở trên trái đất, không có tuổi thọ nhất định.

- Cõi trời Tứ đại thiên vương: Ngự trên đỉnh Yugandhara, cao bằng nửa núi Tu di, tuổi thọ là 500 tuổi trời hay 9 triệu năm cõi người.

- Cõi trời Ðâu Lợi (Tavarimsa) ở trên đỉnh núi Tu di, do Ðế Thích trị vì.

2 cõi trời Tứ đại thiên vương và Ðâu lợi ngự trên mặt đất. Các cõi còn lại ngự trên hư không.

- Cõi Dạ Ma thiên (Yama): có tuổi thọ 2.000 tuổi trời hay 144 triện năm cõi người.

- Cõi Ðâu suất thiên (Tusita): có tuổi thọ 4.000 tuổi trời, bằng 576 triệu năm cõi người.

- Cõi Lạc biến thiên hóa (Nimmanarati): có tuổi thọ 8.000 tuổi trời.

- Cõi Tha hóa tự tại thiên (Paranimitavasavati): có tuổi thọ 16.000 tuổi trời, bằng 9.216 năm cõi người.

2. 16 cõi sắc giới phạm thiên (Rupa vacara, Fine material sphere):

16 cõi sắc giới nầy ngự trên 11 cõi dục giới và gồm 4 tầng:

a. Ðệ nhất thiền hữu sắc (First Jhana) có 3 cõi:

- Cõi Phạm chúng thiên (Brahmaparisajja, Brahmas' retinue): có tuổi thọ 1/3 A tăng tỳ kiếp (Vivattatthayi).

- Cõi Phạm phụ thiên (Brahmas, Brahmas' Ministers): có tuổi thọ 1/2 A tăng tỳ kiếp.

- Cõi Ðại Phạm thiên (Mahabrahma, Great Brahmas): có tuổi thọ 1 A tăng tỳ kiếp.

b. Ðệ nhị thiền hữu sắc (Second Jhana) có 3 cõi:

- Cõi Thiểu quang thiên (Parittabha hay Brahmas of limited radiance): có tuổi thọ 2 đại kiếp[xi].

- Cõi Vô lượng quang thiên (Appamanabha hay Brahmas of measurless radiance): có tuổi thọ là 4 đại kiếp.

- Cõi Quang Âm thiên (Abhassara hay Brahmas of streaming radiance): có tuổi thọ 8 đại kiếp.

c. Ðệ tam thiền sắc giới (Third Jhana) có 3 cõi:

- Cõi Thiểu tịnh thiên (Parittasubha hay Brahmas of limited glory): có tuổi thọ 16 đại kiếp.

- Cõi Vô lượng tịnh thiên (Appamanasubha hay Brahmas of measureless joy): có tuổi thọ 32 đại kiếp.

- Cõi Biến tịnh thiên (Subbhakinna hay Brahmas of refugent glory): có tuổi thọ 8 đại kiếp.

d. Ðệ tứ thiền sắc giới (Fourth Jhana) có 7 cõi:

- Cõi Quảng quả thiên (Vehapphala hay very fruitful): có tuổi thọ 500 đại kiếp.

- Cõi Vô tưởng thiên (Asannasatta hay non percepient biengs): có tuổi thọ 500 đại kiếp.

Trên 2 cõi nầy là 5 cõi dành riêng cho bậc thánh Bất Lai chứng đắc tứ thiền hữu sắc:

- Cõi Phước sanh thiên (Aviha hay bathed in their own prosperity), Cõi Vô phiền thiên (Atappa hay untormenting) có tuổi thọ 1.000 đại kiếp, cõi Vô nhiệt thiên (Sudassa hay fair to see) có tuổi thọ 2.000 đại kiếp, cõi Thiện hiện thiên (Sudassi hay clear sighted) có tuổi thọ 4.000 đại kiếp, cõi Thiện kiến thiên, có tuổi thọ 8.000 đại kiếp, và cõi Sắc cứu cánh thiên (Akanittha hay Supreme) có tuổi thọ 16.000 đại kiếp.

3. 4 cõi vô sắc giới phạm thiên (Non-material spheres):

a. Ðệ nhất thiền vô sắc giới hay Không vô biên xứ thiên (Akasanancayatana hay Infinity of Space): có tuổi thọ 20.000 đại kiếp.

b. Ðệ nhị thiền vô sắc giới hay Thức vô biên xứ thiên (Vinnanancayatana hay Infinity of Consciousness): có tuổi thọ 40.000 đại kiếp.

c. Ðệ tam thiền vô sắc giới hay Vô sở hữu xứ (Akincannayatana hay Nothingness): có tuổi thọ 60.000 đại kiếp.

e. Ðệ tứ thiền vô sắc giới hay Phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasannanasannayatana hay Neither counsciousness nor-non-consciousness): có tuổi thọ 84.000 đại kiếp.

Do đó một thế giới có tam giới (dục giới, sắc giới, và vô sắc giới), gồm 31 cõi: 11 cõi dục giới (4 cõi ác dục giới, 7 cõi thiện dục giới), 16 cõi sắc giới phạm thiên ở 3 tầng thiền hữu sắc, và 4 cõi vô sắc phạm thiên. 1 tiểu thế giới có 31.000 cõi. 1 trung thế giới có 31 triệu cõi. 1 đại thế giới có 31 triệu triệu cõi hay 31.000 tỷ cõi.

Vô gián địa ngục (Lokantariya) ở khoảng giữa hư không, hình tam giác, luôn luôn tối tăm lạnh lẻo, không có ánh sáng mặt trời, là khoảng 3 thế giới giáp nhau.

Tất cả núi, biển, châu, cõi trời v.v... vừa kể trên gồm lại đủ như vậy, gọi là một thế giới nhỏ. Một ngàn thế giới nhỏ hiệp lại thành một cõi tiểu thiên. Một ngàn cõi tiểu thiên hợp lại thành một cõi trung thiên. Một ngàn cõi trung thiên hợp lại thành một cõi đại thiên. Như thế một thế giới đại thiên gồm: 1.000 x 1.000 x 1.000 = 1.000.000.000 thế giới. Vì nhân bội lên 3 lần 1.000 như vậy, nên gọi là "Tam Thiên Ðại Thiên Thế Giới." Vì một thế giới có tam giới (dục giới, sắc giới, và vô sắc giới), gồm 31 cõi: 11 cõi dục giới (4 cõi ác dục giới, 7 cõi thiện dục giới), 16 cõi sắc giới phạm thiên ở 3 tầng thiền hữu sắc, và 4 cõi vô sắc phạm thiên. 1 tiểu thế giới có 31.000 cõi. 1 trung thế giới có 31 triệu cõi. 1 đại thế giới có 31 triệu triệu cõi hay 31.000 tỷ cõi.

B. Sự Hiểu Biết Toàn Hảo Của Ðức Phật Về Các Cõi Thế Gian:

Nhờ năng lực thần thông, Ðức Phật là người đầu tiên hiểu biết được sự sinh diệt và tính chất của thế giới tam thiên đại thiên hay vô số các thế giới và hành tinh như trăng sao, trái đất, và các vệ tinh có trong vũ trụ nầy. Ðức Thế Tôn thông suốt 31.000 tỉ cõi thế gian trong Tam thiên đại thiên thế giới nên Ngài có danh hiệu là Thế gian giãi. Tuy nhiên, Ngài không nhấn mạnh tầm quan trọng của loại hiểu biết nầy. Theo Ngài, việc ước đoán nguồn gốc và sự tận cùng của thế giới nầy là vô nghĩa vì nó không giúp ích gì cho sự giải thoát của chúng sinh. Trái lại, theo Ðức Phật, nguồn gốc của thế gian và sự tận cùng của thế gian phải được tìm thấy trong tấm thân nầy của con người cùng với sự nhận thức và ý thức của con người

III. THẾ GIAN PHÁP HÀNH VÀ SỰ HIỂU BIẾT TOÀN HẢO CỦA ÐỨC PHẬT VỀ THẾ GIAN PHÁP HÀNH (SANKHARA LOKA):

A. Thế Gian Pháp Hành:

Tất cả chúng sinh hữu tình và vô tình đều do duyên sinh mà có được nên được gọi là Sankhara. Và các loài hửu tình hay vô tình đều sinh và diệt nên được gọi là Loka. Sankhara Loka là thế gian hữu vi, thế gian pháp hành, thế gian duyên sinh. Sankhara Loka là một khái niệm rất quan trọng trong Ðạo Phật. Thanh Tịnh Ðạo viết: "Mỗi chúng sanh đều do những điều kiện đặc biệt tạo nên; Mỗi chúng sinh là một thế gian tự nó." (Eko loko sabbe satta aharathitika). Cho dù đó là loài hữu tình hay vô tình, cho dù đó là vật lớn như núi hay nhỏ như kim, điểm quan trọng nhất là bản chất duyên sinh của nó và chính bản chất duyên sinh nầy sẽ đưa đến sự sinh và diệt của muôn loài. Duyên sinh và sinh diệt là bản chất của tất cả thế gian.

Trong 3 thế gian nầy, thế gian chúng sanh hay thế gian hữu tình (Satta Loka) và thế gian vô tình (Okasa Loka) là Tục Ðế hay Chế Ðịnh Pháp (Pannattidhamma) còn thế gian pháp hành (Sankhara Loka) thuộc về Chân Ðế (Paramatthadhamma)[xii].

B. Sự Hiểu Biết Toàn Hảo Của Ðức Phật Về Thế Gian Pháp Hành (Sankhara Loka):

Ðức Phật có sự hiểu biết thấu đáo và toàn hảo về thế gian pháp hành hay những pháp phát sanh lên do nhân duyên tạo tác khác nhau vì Ngài hiểu[xiii]:

1. Thế gian có một pháp: Tất cả chúng sinh tồn tại là nhờ nhân duyên.

2. Thế gian có 2 pháp: Vật chất và Tâm (Sắc pháp và Danh pháp hay Rupa và Nama). Tâm gồm có 81 tâm vương (Citta) và 52 tâm sở (Cetasika) và 24 phụ sắc[xiv]. Sắc có 4 tứ đại sắc (Mahabhurarupa) là đất, nước, gio,ù lửa và 24 phụ sắc hoặc liên kết sắc (Upadaya rupa). Danh sắc cùng hợp lại với nhau, nương tựa với nhau thành lập nên thân hình có tri giác. Giống như chiếc thuyền và người lái thuyền, thuyền phải có người lái mới đi được.

3. Thế gian có 3 cảm thọ: Thọ lạc, thọ khổ, thọ xã (thọ không lạc không khổ).

4. Thế gian tồn tại được nhờ 4 vật thực (Ahara):

a. Vật thực hữu hình: Thức ăn như cơm, thịt, trái cây v.v.. gồm thứ đại, sắc, hương, vị, và chất bổ dưỡng để giúp cho mạng sống tồn tại (Kabalinkarahara hay đoạn thực).

b. Vật thực tiếp xúc (Phassahara hay xúc thực): Sự tiếp xúc giữa lục căn và lục trần làm cho cảm thọ (Vedana) phát sinh lên. Nói theo ngôn ngữ đời thường, để tồn tại, chúng sinh cần có tình cảm mà tình cảm chỉ phát sinh từ sự tiếp xúc giữa giác quan và thế giới bên ngoài. Nếu không có sự tiếp xúc và cảm thọ, con người và chúng sinh sẽ khô héo và chết dần đi.

c. Vật thực tác ý (Manosancetanahara): Vật thực tác ý gồm tác ý thiện hay tác ý bất thiện hay nghiệp thiện và nghiệp bất thiện để đưa chúng sinh đi tái sinh trong tam giới. Nói theo ngôn ngữ đời thường, nghiệp là vật sở hữu của chúng sanh và khi chết đi, chúng sanh sẽ đi với nghiệp của mình.

d. Vật thực tâm thức (Vinnanahara): Tâm thức là vật thực cần để nuôi dưỡng tâm và sắc thân lúc mới thụ thai, là chỗ tâm sở nương nhờ và sắc pháp phát sinh từ nghiệp[xv]

5. Thế gian có năm thủ uẩn (Pancupadanakkhandha Sankhatam): Năm uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩ, hành uẩn, và thức uẩn. Gọi là thủ uẩn vì chúng sinh chấp vào năm uẩn này cho chúng là ta, là thân ta, là của ta.

6. Thế gian có sáu xứ hay sáu căn bên trong (Chaajjhattikayatana Sankhatam): Mắt, tai, mũi. lưỡi, thân, ý và 6 xứ hay 6 trần bên ngoài: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

7. Thế gian có 7 chỗ trú ngụ của thức (Sattavinnanatthiti Sankhatam):

a. Nanattakaya nanattasanni: Chúng sanh có thân hình khác nhau và tư tưởng khác nhau. Thí dụ: sự khác nhau giữa loài người, chư thiên, và ngạ quỷ.

b. Nanattakaya ekattasanni: Chúng sanh có thân hình khác nhau nhưng tư tưởng giống nhau. Thí dụ: Chư thiên trong 3 cõi sắc giới thuộc hạng sơ thiên là Hành kiến thiên (Parisajja), Hành thần thiên (Parohita) và Ðại Phạm thiên (Mahabrahma).

c. Ekarra kaya nanattasanni: Chúng sanh có thân hình giống nhau nhưng tư tưởng khác nhau. Thí dụ: Chư thiên trong 3 cõi sắc giới thuộc về hạng nhị thiên là Thiếu quang thiên (Parittabha), Vô lượng quang thiên (Appamanabha) và Thân quang thiên (Abhassara).

d. Ekattakaya Ekattasanni: Chúng sanh thân hình giống nhau và tư tưởng cũng giống nhau (chư thiên trong 3 cõi sắc giới thuộc hạng tam thiên là Thiều hảo Thiên (Paritta Subha), Vô lượng hảo thiên (Appamana Subha), Ða hảo thiên (Subha Kinha), và chư thiên trong 5 cõi Tịnh cư thiên (suddhavasa) thuộc về Tứ thiên, là chỗ ngụ của các bậc A na hàm đã diệt lòng tham muốn cảnh dục, chờ đắc A La Hán nhập Niết bàn luôn nơi ấy chớ không trở lại cõi trần nữa nên gọi là hạng bất lai. 5 cõi tịnh cư thiên là: Vô phiền thiên (Aviha), Vô nhiệt thiên (Atappa), Hảo thân thiên (Suddassa), Hảo kiến thiên (Suddassi), và Vô thiểu thiên (Akanithaka).

e. Akasanancayatana: Chúng sanh mà tư tưởng vượt qua khỏi cảnh sắc, nhập vào cõi vô sắc thứ nhất là "Không vô biên thiên", lấy hư không vô tận làm cảnh giới.

f. Vinnanancayatana: Chúng sanh có tư tưởng vượt qua cõi "Không vô biên thiên", nhập vào cõi vô sắc thứ nhì, là "thức vô biên thiên", lấy Thức vô tận làm cảnh giới.

g. Akincannayatana: Chúng sanh có tư tưởng vượt qua khỏi "thức vô biên thiên", nhập vào cõi vô sắc thức ba là "Vô hữu sơ thiên", lấy "sự không có vật chi cả" (dầu vật chi hết sức nhỏ nhen vi tế cũng không có) làm cảnh giới.

8. Thế gian có tám pháp chi phối hành vi tâm của phàm nhân (Atthlokadhamma):

a. Ðược lợi (Labho)

b. Ðược danh (Yaso)

c. Bị chê (Nindha)

d. Ðược vui (Sukham)

e. Thất lợi (Akabho)

f. Thất danh (Ayaso)

g. Ðược khen (Pasamsa)

h. Bị khổ (Dukkham)

9. Thế gian có 9 chỗ trú ngụ cho chúng sanh: 9 chỗ trú ngụ nầy gồm 7 chỗ trú ngụ cũa Thức vừa kể trên cộng với 2 cõi trời sau đây: Cõi trời sắc giới Vô tưởng thiên (Asannisatta) thuộc vể tứ thiền và cõi trời vô sắc thứ tư là Phi phi tưởng thiên (Nevasannanasannayatana) là cảnh giới của hạng chúng sanh không có tưởng cũng không phải không có tưởng.

10. Ngũ căn và ngũ trần (Dasayatana Sankhatam):

a. Nhãn căn (Cakkhvayatana)

b. Nhĩ căn (Sotayatana)

c. Tĩ căn (Ghanayatana)

d. Thiệt căn (Jivhayatana)

e. Thân căn (Kayayatana)

f. Sắc trần (Sotayatana)

g. Thanh căn (Saddayatana)

h. Hương trần (Gandhayatana)

i. Vị trần (Rasayatana)

j. Xúc trần (Phottabbayatana)

11. Thế gian có 11 tâm duyên theo cảnh giới bên ngoài đưa đến (Ekadasavitharamana Sankhatam):

a. Tâm vui thích phối hợp với cảnh giới kèm theo trí tuệ. Sự vui thích nầy là tự động và thụ động (Somanassanana Sampayutta).

b. Tâm vui thích phối hợp với cảnh giới nhưng không có trí tuệ. Sự vui thích nầy là tự động và thụ động (Sammonassanana Vippayutta).

c. Tâm vô ký phối hợp với cảnh giới và kèm theo trí tuệ. Tâm vô ký nầy là thụ động và tự động (Upekkanana Sampayutta).

d. Tâm vô ký phối hợp với cảnh nhưng không có trí tuệ. Tâm vô ký nầy là thụ động và tự động (Upekkhanana vippayutta)

e. Tâm thọ lãnh cảnh giới với ý vô ký (Upekkasampaticchanna).

f. Tâm xem xét cảnh giới với ý vô ký (Upekkhasantirana).

g. Tâm xem xét cảnh giới với ý vui thích (Somanassa santirana).

12. Thế gian có 6 căn và 6 trần (Dvahasayatana sankhatam):

a. Ngũ căn vừa kể trên, thêm ý căn (Manayatana) là sáu.

b. Ngũ trần vừa kể trên, thêm Pháp trần (dhammayatana) là 6.

13. Thế gian có 13 tâm vui thích (Terasahasanacitta sankhatam):

a. 4 tâm tham luôn cả ý vui thích (Lobhasomanassa)

b. 4 tâm đại thiện luôn cả ý vui thích (Mahakusalasomanassa)

c. 4 đại hạnh tâm hiệp theo ý vui thích (Mahakiriyasomanassa)

d. 1 tâm vui thích để sanh sự mỉm cười (Hisituppada)

14. Thế gian có 14 tâm bất thiện hay ác tâm (Cuddasacittuppada sankhatam):

a. Si mê (Moho)

b. Không hổ thẹn tội lỗi (Ahirikam)

c. Không ghê sợ tội lỗi (Anottappam)

d. Tâm phóng dật (Uddhaccam)

e. Tâm tham (Lobho)

f. Tà kiến (Ditthi)

g. Ngã mạn (Mano)

h. Sân hận (Dosa)

i. Ganh tị (Issa)

j. Bỏ xẻn (Macchariyam)

k. Tâm hay hối tiếc, lo nghỉ viễn vong, nhớ theo chuyện chi chi không nhất định (Kukkuccam)

l. Du dự, uể oải, không sốt sắng (Thinam)

n. Hôn trầm (Middham)

m. Hoài nghi, không tin chắc (Vicikiccha)

15. Thế gian có 18 chất hay yếu tố vật chất và tâm làm cơ sở cho quá trình nhận thức (Addharasadhatu shankhatam):

a. Mắt (Cakkhu dhatu)

b. Tai (Sota dhatu)

c. Mũi (Ghana dhatu)

d. Lưởi (Jivha dhatu)

e. Thân (Kaya dhatu)

f. Ý (Mano dhatu)

g. Sắc cảnh (Rupa dhatu)

h. Thanh cảnh (Sadda dhatu)

i. Hương cảnh (Gandha dhatu)

j. Vị cảnh (Rasa dhatu)

k. Xúc cảnh (Photthabba dhatu)

l. Pháp cảnh (Dhamma dhatu)

n. Nhãn thức (Cakkhu vinnana dhatu)

m. Nhĩ thức (Sota vinnana dhatu)

o. Tỉ thức (Ghana vinnana dhatu)

p. Thiệt thức (Jivha vinnana dhatu)

q. Thân thức (kaya vinnana dhatu)

r. Ý thức (Mano vinnana dhatu)

Vì thông suốt tất cả các pháp của thế gian chúng sinh, thế gian các cõi, và thế gian pháp hành, Ðức Phật có ân đức là Lokavidu.

-ooOoo-


[i] Ân đức Lokavidu hay Thế gian giải có đồng nghĩa với ân đức Sammasambuddhao hay Chánh Biến Tri không? Câu trả lời là có vì phải có sự tự giác ngộ toàn hảo hay Chánh đẳng Chánh giác, Ðức Phật mới có thể hiểu được tam thế. Tuy nhiên, 2 ân đức nầy nhấn mạnh 2 điểm khác nhau. Ân đức Samma sambuddho hay Chánh biến tri nhấn mạnh hiệu năng của trí tuệ toàn giác hay căn bản trí của Ðức Thế Tôn trong khi ân đức Lokavidu hay Thế gian giải nhấn mạnh hiệu năng của tuệ giác về căn cơ của chúng sanh hay sai biệt trí của Ðức Thế Tôn.

[ii] Mingun, sách đã dãn. trang 389. Ðại đức Hộ Pháp. Tìm Hiểu Pháp Môn Niệm Phật. Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh, trang 57

[iii] Ðại đức Hộ Pháp. Tìm Hiểu Pháp Môn Niệm Phật. NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, 2001. trang 58 - 59

[iv] Ðại đức Hộ Pháp. Sách đã dẫn. trang 59. Ðại đức Bửu Chơn. Sách đã dẫn. Trang 50 - 51

[v] Min Gun. Sách đã dẩn, trang 393

[vi] Chúng ta cần phân biệt 2 từ Carita và Vasana trong tiếng Pali. Vasana có nghĩa là tiền khiên tật tức là những nét mơ hồ còn sót lại của những hành động, thiện hoặc bất thiện, được lập đi lập lại nhiều lần trong quá khứ hoặc các đời trước. Carita là những hành vi, phong cách chỉ xảy ra trong kiếp sống nầy. Xem Min Gun, sách đã dẫn. Trang 393.

[vii] Như trên. Trang 59

[viii] Ðại Ðức Bửu Chơn, Sách đã dẫn. Trang 52. Min Gun. Sách đã dẫn. Trang 395 - 400.

[ix] Do tuần dựa theo âm của tiếng Pali là Yojana, có nghĩa đen là cái tròng hay cái ách (Yoke) đeo vào cổ của con bò. Nghĩa bóng là độ dài của khoảng đường đi của con bò từ lúc tròng cái ách vào cổ con bò đến lúc thay tròng cho bò nghỉ. Do tuần dài khoảng 7 dậm Anh hay 11 km.

[x] Ðại Ðức Hộ Pháp. Sách đã dẩn. trang 60 - 63

[xi] Ðại kiếp có 4 a tăng kỳ: thành, trụ, hoại, không của kiếp trái đất. Xem Ðại đức Hộ Pháp, sách đã dẫn. trang 60 - 61

[xii] Ðại đức Hộ Pháp. Sách đã dẫn. Trang 63

[xiii] Ðại đức Bửu Chơn Naga Maha Thera. Kinh Ân Ðức Tam Bảo. Bản in không chính thức. Trang 46- 50.

[xiv] Xin xem Vi Diệu Pháp, Ðại Ðức Narada, Phạm Kim Khánh Dịch

[xv] Trong Thập Nhị Nhân Duyên, nhờ Tâm thức mới có tâm và sắc thân.

-ooOoo-

Ðầu trang | 00 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Thiện Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 01-2004)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 18-01-2004