Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)

Trang chủ »» Danh mục »» Trang giới thiệu về Liên Phật Hội »» Đang xem Mục đích và tôn chỉ của Liên Phật Hội »»

Trang giới thiệu về Liên Phật Hội »» Đang xem Mục đích và tôn chỉ của Liên Phật Hội

Mục đích và tôn chỉ của Liên Phật Hội


I. Nhận định

Truyền thông thế giới đang nở rộ và có vẻ như đã nhanh chóng vươn đến đỉnh cao bão hòa của nó chỉ trong vòng vài thập kỷ qua. Từ rất nhiều website đơn điệu của đầu thiên niên kỷ này với hình ảnh và âm thanh nghèo nàn và các đoạn video thì phải vừa xem vừa... chờ tải, ngày nay chúng ta đã có thể dễ dàng chứng kiến vô số những "ảo thuật" của Internet, cho phép người dùng tiếp cận mọi nguồn thông tin sống động với đầy đủ âm thanh, hình ảnh, và đặc biệt là có khả năng truyền tải tức thời khi sự kiện đang diễn ra. Các website được xây dựng cực kỳ phong phú về cả nội dung và hình thức, đồng thời cũng tận dụng được những kỹ thuật tiên tiến cho phép hiển thị tùy biến trên tất cả thiết bị xem có độ rộng màn hình khác nhau, từ những màn hình có độ rộng chiếm cả bức tường nhà cho đến chiếc smart phone chỉ vừa gọn trong lòng bàn tay... Tất cả đều có thể hiển thị thích hợp những nội dung của một website có thiết kế đúng chuẩn. Có thể nói, về mặt kỹ thuật thì ngày nay việc truyền tải thông tin trên Internet có vẻ như thật khó để có thể dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi hơn nữa, bởi mọi thứ dường như đã đạt đến sự tối ưu, sự toàn hảo của nó.

Thế còn về nội dung truyền tải thì sao? Đây chính là điểm cần lưu ý. Trong khi kỹ thuật truyền phát và hiển thị được phát triển nhanh với tốc độ chóng mặt, thậm chí là thay đổi qua từng giờ, từng ngày, thì đội ngũ những người sử dụng các kỹ thuật này dường như đã không thể nào bắt kịp để tận dụng. Điều này dẫn đến không ít các trang mạng có hình thức đầy ấn tượng nhưng nội dung truyền tải lại nghèo nàn, lặp lại, thiếu tính sáng tạo, và do đó không đáp ứng được nhu cầu thực sự của người xem, thậm chí có đôi khi còn khiến cho người xem phải "lạc lối" trong những khu rừng thông tin không định hướng, thay vì tìm được chính xác những tri thức, thông tin mình cần.

Về mặt lý thuyết thì trong một môi trường thông tin đa dạng và phong phú như thế, người xem cần phải tự "nâng cấp" bản thân lên tầm cao mới để có thể sử dụng một cách thích hợp và tận dụng được mọi lợi thế. Tuy nhiên, thực tế thì trong số hàng tỷ người sử dụng Internet, không phải ai cũng may mắn có đủ khả năng, trình độ để làm được điều đó. Và cảm giác lạc lõng, choáng ngợp giữa "khu rừng Internet" là điều đã từng được rất nhiều người chia sẻ.

Nhưng đề cập toàn diện đến vấn đề này sẽ là một phạm trù quá lớn nếu không muốn nói là khá mơ hồ, khó nắm bắt, nên nhận định của chúng tôi ở đây sẽ chỉ giới hạn vào giới truyền thông Phật giáo - và nhất là truyền thông Phật giáo bằng tiếng Việt - mà thôi, bởi đó chính là điều mà chúng tôi đã thao thức, trăn trở trong nhiều năm qua.

Hiện nay toàn cầu có khoảng hơn 500 website Phật giáo bằng tiếng Việt. Mỗi ngày có hàng chục bài viết mới, hàng trăm thông tin sự kiện mới, được lan tỏa trên mạng Internet thông qua các website này. Tuy nhiên, với khoảng trống còn chưa bắt kịp với đà phát triển công nghệ mới, rất nhiều trong số các website đó chưa thực sự tận dụng được những kỹ thuật tiên tiến, cũng như chưa có sự chọn lọc một cách thích hợp để tạo điều kiện dễ dàng cho người tiếp cận. Khó khăn lớn nhất của người dùng là gần như luôn phải tiếp cận với một lượng thông tin đồ sộ đến choáng ngợp nhưng lại giống nhau đến kỳ lạ về cấu trúc lẫn nội dung. Hay nói cách khác, nhược điểm chung hiện nay của mạng lưới truyền thông Phật giáo chúng ta chính là còn thiếu tính chọn lọc và tiện dụng. Mặc dù những thông tin được truyền tải là rất nhiều về số lượng, rất phong phú về nội dung nhưng phần lớn không được chọn lọc và cũng không được hệ thống hóa một cách hợp lý.

Từ một góc nhìn khác, truyền thông Phật giáo qua Internet đang mở ra một khả năng kỳ diệu cho việc rộng truyền Giáo pháp. Trong khi các buổi giảng pháp, các khóa tu lớn dành cho Phật tử vẫn còn hạn chế ở những thành phố lớn và một số vùng miền có đủ điều kiện, phương tiện, thì việc truyền pháp online lại ngày càng thu hẹp dần những hạn chế trước đây. Đường truyền Internet ngày càng phổ cập và dễ dàng có được, từ các mạng cáp quang tốc độ cao cho đến hệ thống sóng 3G (và một số nơi đã có 4G) phủ khắp mọi nơi, đã tạo điều kiện để đa số người dân đều có thể tiếp cận được Internet, kể cả ở một số vùng xa xôi hẻo lánh. Song song theo đó, sự phát triển đa dạng các thiết bị kết nối như iPhone, iPad, laptop cho đến các dòng smart phone giá rẻ... đã mở ra khả năng tiếp cận Internet cho cả những người có thu nhập thấp và rất thấp trong xã hội. Dân số Việt Nam có sử dụng Internet được thống kê chính thức vào giữa năm 2012 là hơn 30 triệu người. Với tốc độ phát triển cực nhanh của 5 năm qua, con số này ngày nay (2016) hẳn đã phát triển lên cao hơn gấp nhiều lần. Và nếu xét đến số lượng người Việt Nam đang sinh sống trên toàn cầu, ở những nơi có điều kiện kinh tế kỹ thuật dễ dàng hơn trong nước, thì tỷ lệ người sử dụng Internet chắc chắn còn cao hơn nữa. Và như vậy, việc sử dụng Internet như một phương tiện truyền bá Giáo pháp vừa là một lợi thế của thời đại, nhưng đồng thời cũng đã trở thành một nhu cầu tất yếu để có thể đưa Giáo pháp của Đức Thế Tôn đến với tất cả mọi người.

Chúng ta rất hoan hỷ tán thán cũng như không thể phủ nhận hiệu quả lớn lao của những khóa tu hiện nay được tổ chức với quy mô lớn. Nhiều Phật tử khát khao được nghe pháp và tu tập đến mức chấp nhận bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền bạc để được tham dự các khóa tu tập. Mỗi khóa tu của chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn) có hàng ngàn người từ nhiều tỉnh thành trong nước về tham dự. Một số Phật tử Việt Nam còn sang tận Thái Lan dự các khóa tu do Làng Mai tổ chức hằng năm. Và trên thế giới thì không ít các Phật tử sẵn sàng vượt qua hàng trăm, hàng ngàn dặm đường để tham dự các khóa tu ở những trung tâm, những thiền viện lớn... Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhìn sâu hơn vào vấn đề để nhận ra một sự thật: Có bao nhiêu phần trăm Phật tử đủ khả năng tham gia như thế? Thời gian và phí tổn luôn là những rào cản rất khó vượt qua đối với nhiều người, có thể nói là đa số. Hơn nữa, các khóa tu như thế không diễn ra thường xuyên, trong khi nhu cầu tu học Phật pháp là một nhu cầu cần phải được đáp ứng trong đời sống hằng ngày.

Từ những nhận thức nêu trên, qua nhiều năm thao thức trăn trở, chúng tôi luôn nghĩ đến một hình thức tổ chức sao cho có thể tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ thông tin hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi và tu tập Giáo pháp của Phật tử khắp nơi, đồng thời cũng kết hợp cả những hoạt động góp sức xây dựng cộng đồng trong tinh thần phụng sự của người con Phật. Và một hình thức tổ chức như thế cũng cần phải tạo ra được khả năng liên kết tất cả mọi người Phật tử trong tinh thần phụng sự, sao cho mỗi người đều có thể góp sức phụng sự tha nhân một cách vô vị lợi, nhưng đồng thời thông qua sự góp sức phụng sự đó, mỗi người cũng đều sẽ nhận được lợi lạc từ một cộng đồng chung luôn được xây dựng và phát triển ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện hơn.

Và nhận định này chính là tiền đề để khai sinh ra Liên Phật Hội, với tên Anh ngữ là United Buddhist Foundation.

II. Mục đích


Từ nhận định nêu trên, Liên Phật Hội đề ra các mục đích như sau:

- Tận dụng ưu thế của truyền thông qua Internet để đưa Giáo pháp đến với tất cả mọi người, bao gồm Kinh điển, sách Phật học, các bài giảng pháp của chư tăng hoặc nội dung các khóa tu học, hỗ trợ người dùng tra cứu từ điển thuật ngữ Phật học, nghiên cứu học hỏi Giáo pháp... thông qua những kỹ thuật tiên tiến và sự chọn lọc hợp lý cũng như tổ chức cung cấp thông tin có hệ thống. Nói chung, Liên Phật Hội sử dụng mọi phương tiện và khả năng tối ưu sẵn có để nhắm đến một mục tiêu cụ thể: Ở đâu có Internet, ở đó có thể tu học Giáo pháp.

- Vận dụng Phật pháp vào ngay trong đời sống hằng ngày, chia sẻ các giá trị vật chất và tinh thần theo đúng tinh thần vị tha như lời Phật dạy. Thông qua việc tổ chức các khóa học online, các hoạt động từ thiện xã hội, hỗ trợ giáo dục, y tế thiện nguyện, ấn tống kinh sách... để kết nối mọi người con Phật trong tinh thần phụng sự cộng đồng. Nói chung, mọi hoạt động của Liên Phật Hội trong khả năng của mình sẽ luôn nhắm đến mục đích: Mỗi người vì mọi người, người người đều lợi lạc.

III. Tôn chỉ


Liên Phật Hội hướng đến các mục đích như trên thông qua một tôn chỉ duy nhất và xuyên suốt mọi hoạt động của Hội, đó là: Liên kết và phụng sự.

Liên kết, vì theo lời Phật dạy thì bản chất của thế giới này vốn đã là một tổng thể tương quan tương thuộc. Chúng ta không thể hành động lẻ loi để mưu cầu lợi lạc hay an vui hạnh phúc cho riêng mình. Liên kết cùng nhau thì mỗi chúng ta đều sẽ có thêm sức mạnh, sẽ có được sự nâng đỡ, hỗ trợ từ cộng đồng, và do đó có thể dễ dàng hơn trong những nỗ lực hoàn thiện bản thân mình và phụng sự tha nhân.

Phụng sự, vì cũng theo lời Phật dạy, phụng sự tha nhân chính là phụng sự bản thân mình. Thông qua việc phụng sự tha nhân trong tinh thần vị tha vô vị lợi, chúng ta sẽ tu dưỡng được các phẩm tính từ bi hỷ xả mà đạo Phật đã truyền dạy, và đó là phương thức chân chánh duy nhất để mỗi người có thể đạt đến sự an vui hạnh phúc dài lâu.

Liên kết không nhằm mục đích phụng sự thì mọi liên kết đều sẽ không bền vững, bởi nó không thực sự mang lại an vui lợi lạc cho cả đôi bên.

Phụng sự không có liên kết thì tâm nguyện phụng sự dù mạnh mẽ đến đâu cũng chỉ là ước nguyện mà rất khó trở thành hiện thực vì không đủ sức thực hiện.

Vì thế, tôn chỉ của Liên Phật Hội kể từ khi thành lập là liên kết và phụng sự, và sẽ tiếp tục duy trì trong suốt quá trình hoạt động của hội kể từ nay cho đến mai sau.

Theo tôn chỉ liên kết, Liên Phật Hội hoan nghênh sự tham gia liên kết với mọi cá nhân và tổ chức có cùng mục đích phụng sự tha nhân, phụng sự Đạo pháp, không phân biệt vùng miền, tông phái hay truyền thống tu tập khác nhau. Các thành viên liên kết đều hoạt động độc lập để phụng sự theo phương hướng và cách thức của riêng mình, phù hợp với tôn chỉ của Hội nhưng hoàn toàn không có sự phụ thuộc hoặc chi phối lẫn nhau. Sự liên kết chỉ nhằm giúp đỡ và hỗ trợ mà thôi.

Theo tôn chỉ phụng sự, mọi hoạt động của Liên Phật Hội đều hoàn toàn phi lợi nhuận (non-profit), không chỉ trong các hoạt động truyền thông online mà kể cả các hoạt động offline. Liên Phật Hội phụng sự cộng đồng bằng vào khả năng tự lực của các hội viên, không chấp nhận bất kỳ hình thức quyên góp hay gây quỹ nào nhân danh Liên Phật Hội.

IV. Phương hướng hoạt động


Theo mục đích và tôn chỉ đã đề ra, Liên Phật Hội sẽ có những phương hướng hoạt động thích hợp trong từng thời điểm, sao cho vẫn luôn phù hợp với tôn chỉ của Hội và có hiệu quả cao nhất trong việc đạt được mục tiêu đề ra.

Theo thực tế hiện nay và khả năng sẵn có của Hội, các phương hướng hoạt động sau đây đang được thực hiện:

1. Sử dụng các website chính thức của Hội (https://lienphathoi.nethttp://unitedbuddhistfoundation.org) làm kênh lưu trữ và truyền phát Giáo pháp bằng nhiều hình thức khác nhau. Tận dụng lợi thế liên kết với kho dữ liệu hiện có của Rộng Mở Tâm Hồn (https://rongmotamhon.net) để tiếp tục phát triển sự quảng bá rộng khắp.

2. Phát triển kho sách nói hiện có của Rộng Mở Tâm Hồn để ngày càng đáp ứng tốt hơn, phong phú hơn cho nhu cầu nghe sách của Phật tử. Phần này cũng bao gồm cả việc thực hiện các sách nói nào xét thấy có nội dung cần thiết cho sự tu tập của người Phật tử và Liên Phật Hội có thể xin được tác quyền.

3. Chọn lựa và ấn tống những kinh sách thích hợp với sự tu tập của người Phật tử, trước mắt cần nhắm đến những Phật tử sơ cơ. Việc ấn tống có thể định kỳ hoặc vào những dịp lễ hội trong năm tùy theo khả năng và sự thuận tiện trong thực tế.

4. Tham gia tổ chức các hoạt động từ thiện, đồng thời hỗ trợ quảng bá thông tin cho các hoạt động từ thiện xã hội của các tổ chức, cá nhân khác khi thấy đó là những hoạt động chân chánh và hiệu quả. Phần này cũng bao gồm việc liên kết hỗ trợ các trang mạng Phật giáo khác nếu được yêu cầu.

5. Tổ chức các buổi giảng pháp và lưu trữ, truyền phát nội dung, đồng thời liên kết với các hội Phật học khác để đưa nội dung các buổi giảng pháp do họ thực hiện lên quảng bá khi có thể. Phần này cũng bao gồm cả việc mời thỉnh các vị giảng sư khác hoặc kết hợp những buổi giảng sẵn có của các vị để ghi lại nội dung và truyền phát.

6. Tổ chức các sinh hoạt offline (khóa tu, khóa học...) theo định kỳ hằng năm vào những thời điểm thích hợp để tạo nền tảng thúc đẩy các hoạt động online tăng thêm hiệu quả.

Với sáu phạm vi hoạt động ban đầu được nêu ra như trên, Liên Phật Hội sẽ tận dụng nguồn nhân lực và khả năng sẵn có để phân bổ hợp lý cho từng hoạt động. Việc mở rộng hoặc thay đổi các phạm vi nói trên tùy thuộc vào tình hình thực tế và cần có sự thảo luận thông qua của toàn Ban Chấp Hành.

Văn bản này đã được sự xem xét và thông qua của Ban Chấp Hành Liên Phật Hội và có giá trị thực thi kể từ ngày thông qua.

Chân Bảo Đường, ngày 28 tháng 5 năm 2016
TM. BAN CHẤP HÀNH LIÊN PHẬT HỘI
Hội trưởng

(đã ấn ký)
Thượng tọa Thích Nguyên Tâm



XEM THÊM




Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.0.48 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...