Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Chết, vào thân trung ấm và tái sinh »» 1. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SỰ CHẾT »»

Chết, vào thân trung ấm và tái sinh
»» 1. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SỰ CHẾT

Donate

(Lượt xem: 7.085)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chết, vào thân trung ấm và tái sinh - 1. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SỰ CHẾT

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tiến trình của sự chết tùy thuộc vào thân của ta đang có; vì vậy, bản văn bắt đầu bằng phần giảng ngắn về sự kiện làm sao con người sinh ra từ dạ con và sở hữu một thân thể thô gồm thịt, máu v.v...

Ở kiếp đầu tiên [sau khi thế giới đã tạo thành], con người trong thế giới này có được 7 đặc điểm: sanh ra một cách tự nhiên, mạng sống vô hạn, có năng khiếu của tất cả các giác quan, tự thân tỏa ánh sáng, mang đầy đủ các tướng quý lớn và nhỏ [của một vị Phật], sống nhờ hỷ lạc thực mà không cần ăn thực phẩm thô, và có phép thần thông bay trên trời. Tuy nhiên, vì bị ô nhiễm bởi định nghiệp [từ các đời trước], do vì tham ái thức ăn, con người thời đó đi tìm thọ dụng các thực phẩm thô.

Rồi sau khi các thức ăn thô không tiêu hóa được trở thành phân và nước tiểu, các bộ phận sinh dục nam và nữ bắt đầu thành hình với những lỗ hở để đào thải chất bài tiết. Hai người có mang định nghiệp của sự giao hợp nam nữ [từ các đời trước] bắt đầu luyến ái với nhau và từ đó, do ăn nằm giao hợp với nhau nên một bào thai hữu tình thành hình trong dạ con. Qua các tiến triển thứ lớp trên, sự sinh sản mới bắt đầu từ dạ con của người mẹ mà ra.

Thân người sinh ra từ dạ con do 6 phần tử - đất, nước, lửa, gió, kinh mạch và các giọt khí cấu tạo thành.

Phần tử đất (địa đại) chỉ đến các yếu tố cứng rắn của thân như là xương, da, móng và tóc.[11] Phần tử nước (thủy đại) chỉ đến các thể lỏng trong thân như nước tiểu, mật và máu. Phần tử lửa (hỏa đại) chỉ đến sức nóng duy trì cơ thể. Phần tử gió (phong đại) chỉ đến dòng khí lực hay là năng lực giúp thân làm các động tác như nuốt... và năng lực này cũng là căn cứ của thần thức. Các kinh mạch bao gồm tĩnh mạch, động mạch, các ống dẫn, các dây thần kinh..., qua hệ thống này máu, bạch huyết cầu, mật, khí chảy luân lưu... Các giọt khí là các chất lỏng chính yếu di chuyển trong các kinh mạch.

Hoặc là [theo cách giảng khác], 6 phần tử là xương, tủy, các thể dịch luân hồi lấy từ cha và thịt, da, máu lấy từ mẹ.

Các thể dịch luân hồi lấy từ cha là nhân chính của cả ba phần tử rút từ cha. Cũng thế, các thể dịch luân hồi lấy từ mẹ là nhân chính của cả ba phần tử rút từ mẹ. Cả hai cha và mẹ tác động thành nhân của 6 phần tử.

Bất kỳ ai muốn hành trì pháp môn Trì Chú Du Già Tối Thượng để chắc chắn đạt quả giác ngộ ngay trong một kiếp ngắn ngủi vào thời mạt pháp này đều cần phải có một thân người của thế giới này, sinh từ dạ con và gồm 6 phần tử.

Điểm đặc biệt của pháp môn Trì Chú Du Già Tối Thượng, khác biệt với ba pháp Mật tông thấp hơn kia – Hành Động, Tư Duy và Du già – và cũng khác với pháp môn tu Hiển giáo kinh điển, là bậc thượng căn có thể nhờ tu tập Trì Chú Du Già Tối Thượng mà đạt được giác ngộ ngay trong một kiếp.[12] Điều này muốn nói là các bậc thượng căn đó hành trì qua 5 đạo lộ – đạo lộ tích tụ, đạo lộ chuẩn bị, đạo lộ quán tưởng, đạo lộ thiền định và đạo lộ trí vô học – ngay trong một đời chứ không cần phải hành trì qua vô lượng kiếp như trong các pháp môn tu tập khác.

Trong các hệ thống tu tập khác, hành giả phải trải qua một thời gian rất dài để tích tụ công đức, tạo công năng gia tăng sức mạnh trí tuệ trong tâm thức để thực chứng tánh Không, tiêu trừ các chướng ngại hầu đạt được quả vị nhất thiết trí.[13] Tuy nhiên, với Trì Chú Du Già Tối Thượng, hành giả sử dụng pháp tu đặc biệt làm tăng gia trí tuệ trong tâm thức qua sự tận dụng các tâm vi tế để thực chứng tánh Không và để sau đó, nhập vào huyễn thân khởi lên. Các kỹ thuật tu tập này tùy thuộc trên kinh mạch, khí và các giọt khí luân lưu trong cơ thể.

Thân người của thế giới này chứa 72.000 kinh mạch cùng các kinh mạch bên phải, bên trái và trung ương.

Thân thô bao gồm tập hợp các yếu tố và các phần tử ngoại vi.[14] Thân vi tế bao gồm các kinh mạch, khí và các giọt khí trắng và đỏ. Thân cực vi tế là khí lực căn cứ của màn tâm thức ánh tịnh quang, cũng như là căn cứ của khí trụ trong các giọt khí bất hoại tại tim. Về các kinh mạch của thân vi tế, kinh mạch trung ương đi từ luân xa tim ngược lên đến đỉnh đầu (phía sau), rồi đi xuống huyệt mi tâm giữa hai chân mày.[15] Sau đó, nó đi từ tim xuống điểm chính giữa của đầu dương vật hay đầu âm đạo. Ở hai bên phải và trái của kinh mạch trung ương là hai đường kinh mạch hai bên chạy dài, không những ép dọc theo kinh mạch trung ương ở giữa mà còn làm siết chặt lấy nó và bao vòng quanh kinh mạch trung ương tại các điểm luân xa – mỗi đường kinh mạch này bao quanh luân xa tim ba vòng và ít hơn ở các luân xa khác. Vì sự siết chặt này, trong đời sống thường, các khí không thể di chuyển lên xuống xuyên qua đường kinh mạch trung ương trừ khi trải qua tiến trình của sự chết.[16]

Vào lúc chết, tất cả các khí của 72.000 kinh mạch tụ lại vào trong hai đường kinh mạch phải và trái hai bên. Sau đó, chúng tan rã vào trong kinh mạch trung ương. Sau cùng, các khí của phần trên và dưới của kinh mạch trung ương tan rã vào trong khí trợ sinh bất hoại trụ tại tim.

Ở tại tim có luân xa mang 8 cánh hay nan hoa.[17] Luân xa này được gọi là “pháp luân xa” bởi vì giọt khí bất hoại, vốn là cơ sở của khí cực vi tế và của thần thức, cũng là căn gốc của mọi pháp, trụ tại tim. Ở yết hầu là luân xa thọ hưởng; nó có 16 cánh và gọi như thế vì cổ họng là nơi thọ hưởng 6 vị – ngọt, chua, đắng, se, cay và mặn. Tại đỉnh đầu là luân xa đại hỷ lạc, mang 32 cánh và gọi như vậy vì (thể dịch luân hồi) trắng ‘màn tâm thức giác ngộ’ là căn gốc của hỷ lạc, trụ tại đỉnh đầu. Tại đan điền là luân xa nội hỏa có 64 cánh và gọi như thế vì ‘nội hỏa’ (gtum mo) là điểm phát ra đại hỷ lạc trụ tại đan điền. Tại chỗ kín, tức chỗ xương cùng, là luân xa duy trì hỷ lạc có 32 cánh và gọi như thế là vì hỷ lạc nội tâm được duy trì chính yếu từ chỗ kín.

Các phần tử trắng và đỏ, hiện hữu dưới dạng hộp [tròn] kín [chứa giọt khí trắng bên trên cùng, giọt khí đỏ bên dưới], nằm ở trong kinh mạch trung ương, trụ tại luân xa tim. Ở chính giữa hộp kín này là đồng nhất thể của khí cực vi tế và của thần thức.

Năm thức của các giác quan - mắt, tai, mũi, lưỡi, thân – là các tâm thức thô.[18] Thần thức khái niệm ý thức là tâm vi tế. Còn thần thức trụ trong giọt khí bất hoại là tâm cực vi tế.

Khí cực vi tế, là khí trợ sinh bất hoại, là nơi mà tiến trình tan rã cuối cùng đi vào [trong tiến trình của sự chết].

[Sự chết xảy ra như thế] là vì nếu chỉ cần có một chút khí mỏng manh, tạo căn cứ của thần thức, còn trụ lại ở bất cứ nơi nào trong thân thể, sự chết không thể xảy ra, trừ trường hợp của khí cực vi tế này.

Thí dụ điển hình của khí làm căn cứ của thần thức, là trường hợp như con ngựa chính là căn cứ cho người kỵ mã có chỗ để cưỡi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 23 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.200.197 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...