Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiểu luận »» Truyền thông Phật giáo – Trách nhiệm và Chánh kiến »»

Tiểu luận
»» Truyền thông Phật giáo – Trách nhiệm và Chánh kiến

Donate

(Lượt xem: 12.955)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn - Truyền thông Phật giáo – Trách nhiệm và Chánh kiến

Font chữ:

Theo sự khảo sát gần đây nhất của chúng tôi, hiện trên toàn thế giới có khoảng gần 500 website Phật giáo bằng tiếng Việt. Cụ thể, chúng tôi có liệt kê chi tiết 487 website thông tin Phật giáo và địa chỉ truy cập của từng website ở đây. Thông qua những website này, mỗi ngày có rất nhiều thông tin giảng pháp, tin tức Phật sự, sách mới, bài viết mới... được liên tục chuyển tải đến Phật tử khắp nơi trên toàn thế giới, đồng thời cũng giúp giới thiệu đạo Phật đến với rất nhiều độc giả tuy không phải Phật tử nhưng có sự quan tâm tìm hiểu về đạo Phật. Có thể nói, trong thời đại thông tin bùng nổ nhanh chóng như hiện nay, chính hệ thống các trang web này đã góp phần hết sức quan trọng trong việc giữ cho đạo Phật luôn bắt kịp với những tiến bộ mới của thời đại, đáp ứng được yêu cầu đưa những thông tin cần thiết cho sự tu tập đến với người Phật tử.

Đóng góp âm thầm cho hoạt động phổ biến thông tin quan trọng này là một đội ngũ bao gồm cả tăng ni và cư sĩ. Có những trang web đã được biết đến trên toàn cầu qua thời gian hoạt động dài lâu như Thư viện Hoa Sen, Trang nhà Quảng Đức, Người Phật tử... Có những trang web được thành lập và điều hành bởi các tổ chức Phật giáo chính thức như chùa Giác Ngộ (Đạo Phật ngày nay), chùa Hoằng Pháp, Báo Giác Ngộ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam... Những người làm công việc điều hành các website này thường không được mấy ai biết đến, nhưng đóng góp của họ là rất lớn xét theo ý nghĩa luôn giữ cho người Phật tử khắp nơi được cập nhật với những thông tin Phật sự mới nhất cũng như dễ dàng tìm được các hướng dẫn tu tập cụ thể cho từng pháp môn.

Vì thế, những đóng góp tích cực của các website Phật giáo là không thể phủ nhận. Mạng lưới website Phật giáo hiện nay giữ phần quan trọng quyết định trong hệ thống truyền thông Phật giáo nói chung, vì số lượng độc giả luôn vượt xa rất nhiều so với các báo giấy, sách in... Việc quảng bá thông tin hoàn toàn trên tinh thần bất vụ lợi với sự âm thầm góp sức của hàng ngàn người làm công việc quản trị, biên tập cho các website Phật giáo đã mang lại lợi ích lớn lao cho hàng triệu người khác, có thể nói là góp phần không nhỏ vào sự hoàn thiện đời sống tinh thần của toàn xã hội.

Theo lẽ thông thường, công việc càng quan trọng, tầm ảnh hưởng càng lớn lao thì các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với người thực hiện cũng càng phải khắt khe, nghiêm ngặt hơn, bởi sự đúng sai, thành bại của những người thực hiện công việc sẽ luôn có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến nhiều người khác. Đây chính là điều cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay, khi mà phần lớn các trang mạng Phật giáo đều chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp cũng như sự chọn lọc thích hợp. Lý do của vấn đề chính là ở sự phát triển hoàn toàn tự phát và chưa có được những sự điều chỉnh, rèn luyện thích hợp của đội ngũ những người làm công việc điều hành, đặc biệt là các ban biên tập. Nói một cách khác, tính chuyên môn của những người điều hành website đã không phát triển theo kịp với nhiệt tình phụng sự của họ, và do đó có rất nhiều trang mạng Phật giáo đang bị "quá tải" khi phải xử lý quá nhiều những thông tin có phần nào đó vượt quá khả năng của họ, cả về chất lượng cũng như số lượng.

Một ví dụ điển hình cho nhận xét trên là hầu hết các trang Phật giáo hiện nay, đặc biệt là các trang có quy mô vừa và nhỏ, đều làm công việc "copy paste" một cách quá đơn giản mà không thể hiện được bất kỳ một nét riêng nào trong công việc của mình. Điều này dẫn đến sự lặp lại thông tin thay vì có sự xử lý với đóng góp công sức trí tuệ của nhiều người để tạo nên sự đa dạng thông tin. Lấy ví dụ, khi một trang lớn như Thư Viện Hoa Sen hoặc Quảng Đức đăng tải một bài viết, lập tức hàng trăm trang mạng khác cũng "copy paste" nguyên si về trang của mình. Trong trường hợp đơn giản nhất, khi bài viết gốc có vài ba lỗi chính tả, chúng ta cũng thấy ngay là hầu hết các trang khác đều lặp lại như vậy mà ít khi có sự chỉnh sửa xem xét. Những "trường hợp đơn giản" mà còn như thế, thì nếu có những sai sót về nội dung, về giáo pháp, làm sao chúng ta có thể mong đợi sẽ có người phát hiện, chỉnh sửa?

Đó là chỉ mới nói đến những chỉnh sửa đơn giản để bài viết được tốt hơn, chưa nói đến công việc biên tập thực sự đúng nghĩa của một cơ quan truyền thông, dù là truyền thông mạng, thì vấn đề còn phức tạp hơn nhiều. Thông thường, khi quyết định thành lập một trang mạng, chúng ta không thể không xác lập trước tiên mục đích và tôn chỉ của trang nhà. Dựa vào mục đích và tôn chỉ đó, chúng ta cần có sự chọn lọc nhất định những thông tin sẽ được đăng tải, thay vì chỉ làm công việc đơn giản là nhận bài và đăng lên. Vẫn biết rằng trong thời đại hiện nay thì "thời gian là vốn quý" và bất kỳ ai trong chúng ta cũng luôn bận rộn với rất nhiều công việc mỗi ngày, nhưng việc người biên tập dành ra một thời gian thích hợp để duyệt xét kỹ các bài viết trước khi đăng tải sẽ mang lại lợi ích hết sức lớn lao cho người đọc, giúp họ không phải tiếp cận với những thông tin sai lệch, kém cỏi, chỉ mang lại những tai hại thay vì là lợi ích.

Hãy lấy một ví dụ, trước đây vào tháng 9 năm 2012, Thư viện Hoa Sen và rất nhiều trang mạng Phật giáo khác cùng đăng tải bài "Kinh Vu Lan Bồn Thực Hay Giả" của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Tác giả bài viết đưa ra những lập luận hết sức vô căn cứ để cho rằng kinh Vu Lan là ngụy tạo. Tuy vậy, những luận cứ sai lầm này cũng đã nhanh chóng gây hoang mang cho hàng ngàn Phật tử khắp nơi. Rất nhiều Phật tử đã trực tiếp gửi email cho tôi nhờ giải thích rõ vấn đề. Trước thực tế đó, tôi đã viết bài phản biện: Người Phật tử nên đọc Kinh điển như thế nào và gửi đăng lên Thư viện Hoa Sen. Bài viết này đã chỉ rõ những điểm sai trái trong lập luận của ông Đáo Bỉ Ngạn. Nhiều Phật tử đã viết thư ngay cho tôi bày tỏ sự đồng tình, và sau đó một thời gian ngắn thì hầu hết các trang mạng Phật giáo đều xóa bỏ bài viết sai trái kia. Tuy vậy, cho đến nay mỗi khi nhớ lại sự việc này tôi vẫn thường suy nghĩ: "Nếu như các trang Phật giáo chúng ta có sự xem xét kỹ và không đăng tải bài viết sai trái này, chẳng phải đã tốt hơn nhiều lắm sao?"

Tất nhiên, một số quý vị làm công việc biên tập sẽ có thể đưa ra lập luận: "Nên có đủ thông tin hai chiều để độc giả phán xét." Vâng, tôi cũng hoàn toàn đồng ý với lập luận này, nhưng muốn xác định thêm rằng phạm vi "thông tin hai chiều" của chúng ta vẫn phải nằm trong "mục đích và tôn chỉ" chung của trang thông tin. Và nếu là như thế, thì những bài viết bác bỏ Kinh điển vô căn cứ vẫn hoàn toàn có thể và nên loại bỏ. Độc giả rất cần nguồn thông tin hai chiều về các quan điểm dị biệt trong tu tập, hoặc về các vấn đề chuyên sâu nghiên cứu giáo pháp, nhưng hoàn toàn không cần đến những thông tin mang tính bài xích, phỉ báng mà không đủ dẫn chứng.

Gần đây lại thêm một "Đáo Bỉ Ngạn" nữa trực tiếp gửi email đến tôi để đặt nghi vấn về một tác phẩm của đức Đạt-lai Lạt-ma XIV do tôi Việt dịch, đã xuất bản từ năm 2013 (NXB Tôn giáo). Lướt qua bài viết ký tên tác giả Nguyên Thành, tôi nhận ra ngay những lập luận vô căn cứ và nhiều quy kết mang tính đả kích cá nhân. Theo lời Phật dạy, tôi xem đây như một kiểu tranh cãi thị phi không cần quan tâm nên đã đưa ngay vào sọt rác. Tuy nhiên, điều đáng buồn là qua hôm sau thì tôi nhận được email của thầy Nguyên Tạng, Chủ biên Trang nhà Quảng Đức, đề nghị tôi "phản hồi gấp" nội dung một bài viết thầy đã cho đăng lên trang Quảng Đức, chính là bài viết mà... tôi đã cho vào sọt rác!

Vì trang Quảng Đức đã đăng tải bài viết này, nên vấn đề không còn là sự công kích cá nhân tôi nữa, mà tôi tự thấy có trách nhiệm phải giải thích với hàng ngàn độc giả của trang Quảng Đức, tránh cho họ không phải khởi sinh những nghi ngờ không đáng có.

Thông qua điều này, chúng ta lại có thêm một ví dụ sống động nữa về sự cần thiết phải có tính chọn lọc trong việc đăng tải các bài viết trước công chúng. Người đọc luôn đặt niềm tin nhất định vào các ban biên tập, và điều mà họ mong mỏi khi đến với một trang thông tin Phật giáo là để đọc được những thông tin bổ ích, không phải những luận cứ đả kích cá nhân hay phản bác giáo pháp. Với quyền tự do thông tin, những người viết bài ấy có thể tự đăng tải bài viết của họ, hoặc tìm đến những trang nào thích hợp với sự thị phi tranh cãi, nhưng các trang mạng Phật giáo với tinh thần trách nhiệm và chánh kiến, nên có sự xem xét thận trọng trước khi chuyển tải bất kỳ nội dung nào đến với người đọc.

Ngay khi tôi đang khởi sự viết bài này thì nhận được điện thoại từ vị cư sĩ chủ biên trang Người Phật Tử. Hóa ra anh cũng nhận được email và bài viết này, nhưng không vội đăng tải mà điện thoại trao đổi với tôi. Sau khi nghe tôi giải thích ngắn gọn vài điều, anh đã nhận ra ngay vấn đề và quyết định không đăng tải.

Rõ ràng, những người làm công việc biên tập hoàn toàn có quyền và rất cần phải vận dụng chánh kiến trong tinh thần trách nhiệm cao đối với người đọc để chọn lọc kỹ các thông tin trước khi đăng tải. Nếu mỗi trang mạng đều nêu cao tôn chỉ này thay vì đăng tải tất cả thông tin nhận được, thì người đọc sẽ được sự lợi ích vô cùng lớn lao là có thể yên tâm tiếp nhận các thông tin được đăng tải mà không phải hoang mang nghi ngại khi gặp phải những bài viết sai trái.

Về bài viết đã đăng tải trên trang Quảng Đức, sau khi đọc qua tôi nhận thấy chỉ có 3 vấn đề được nêu ra cần giải thích để tránh gây hoang mang cho người đọc. Ngoài 3 vấn đề tôi nêu ra dưới đây, tất cả những điều khác được đề cập đến trong bài đều mang tính đả kích cá nhân, và đối với những sự đả kích đó, tôi hoàn toàn không quan tâm nên không cần thiết phải biện bạch, tranh luận. Tôi tin chắc rằng, người đọc có thể sáng suốt nhận ra những sự đả kích cá nhân vô căn cứ đó.

Vấn đề thứ nhất: Nghi ngờ về tính chính xác trong bản Việt dịch sách Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng.

Đây là nguyên văn trích từ thư ông Nguyễn Trọng Minh đã được trang Quảng Đức đăng tải, nêu ra sự nghi ngờ về tính chính xác trong bản Việt dịch của tôi, được in nghiêng:

Đọc xong cuốn sách, tôi cảm thấy nghi ngờ bản dịch Việt ngữ này, trong đó đặc biệt là tại trang 80, có đoạn viết rằng: “Nếu quý vị đặc biệt chú ý đến việc tu tập theo 3 thừa ngoại mật thì điều quan trọng là phải ăn chay.” Với nhiều năm nghe các bài giảng, các bài phỏng vấn, đọc những bài viết về Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14 nên tôi nghi ngờ nội dung đã dịch như trên không phải là tuệ ngữ của Ngài mà do học giả Nguyễn Minh Tiến cố ý làm sai lệch để đạt mục đích riêng. (Hết trích)

Xin lưu ý quý độc giả là tôi đã trích lại nguyên văn, cho dù danh xưng "học giả" được dùng trong đoạn này là hoàn toàn xa lạ đối với tôi. Tôi chưa bao giờ tự nhận mình là học giả!

Về nội dung thắc mắc, ông Nguyễn Trọng Minh không hề đối chiếu nguyên tác, mà chỉ dựa vào sự nhận hiểu của riêng ông "với nhiều năm nghe các bài giảng, các bài phỏng vấn, đọc những bài viết về Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14". Như vậy, ông dựa vào việc mình "hiểu rõ" đức Đạt-lai Lạt-ma XIV để khởi sinh nghi ngờ rằng ngài không có nói ra câu mà tôi chuyển dịch.

Cách đặt vấn đề như vậy là hoàn toàn vô căn cứ. Nếu một câu văn dịch của Nguyễn Hiến Lê chẳng hạn, trong bộ sách đồ sộ Chiến tranh và hòa bình, mà một người đọc không hiểu nổi vì hàm ý phức tạp, rồi lại quay sang nghi ngờ rằng Lev Tolstoy không viết ra câu ấy! Một lập luận như vậy e rằng không ai có thể chấp nhận được. Khi ông Minh thấy rằng lời dạy "điều quan trọng là phải ăn chay" không phù hợp với cá nhân ông mà lại quay sang nghi ngờ đó "không phải là tuệ ngữ của Ngài" thì quả thật không hợp lý chút nào!

Như vậy, thắc mắc mà ông Minh nêu ra là không hợp lý nên không cần giải đáp, và dù có muốn giải đáp cho ông ấy cũng không thể được, bởi chúng ta không thể nào thay đổi quan điểm của riêng ông về việc ăn chay, vì chỉ khi đó thì ông mới không còn nghi ngờ về lời dạy này.

Tuy nhiên, để tránh nghi ngại cho hàng ngàn độc giả của trang Quảng Đức, tôi xin nói rõ đôi điều về nguyên ủy của dịch phẩm này:

1. Vào tháng 4 năm 2008, tôi nhận được 6 tác phẩm bằng Anh ngữ của đức Đạt-lai Lạt-ma, trực tiếp từ ngài Rajiv Mehrotra, một đệ tử của đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, với tư cách là người đại diện của ngài, kèm theo một văn bản chính thức cho phép tôi dịch sang tiếng Việt và phổ biến các tác phẩm này, trong số đó có sách "A survey of the paths of Tibetan Buddhism" mà chúng ta đang bàn đến. Tất nhiên, khi làm việc này chắc chắn ngài Rajiv đã có sự thỉnh thị ý kiến của đức Đạt-lai Lạt-ma, vì thế nên khi ký tên vào văn bản ngài mới có thể ghi rõ là Resource Author. Trong quá trình chuyển dịch các tập sách này, tôi cũng thường xuyên thư từ qua lại với ngài Rajiv để đảm bảo hiểu và chuyển dịch đúng những lời dạy của đức Đạt-lai Lạt-ma. Sau khi sách xuất bản, chính tôi cũng đã gửi các ấn bản Việt ngữ (và một số là song ngữ Anh-Việt) sang Ấn Độ cho ngài.

2. Trong văn bản nói trên, ngài Rajiv đã ghi rất rõ: These teachings created by His Holiness The Dalai Lama XIV ("original author"). Như vậy, mặc dù có một số người tham gia trong việc chỉnh sửa, biên tập trước khi lưu hành, nhưng nội dung giảng dạy trong sách hoàn toàn là do chính đức Đạt-lai Lạt-ma ban giảng. Cuối bản văn Anh ngữ cũng ghi: "From CHÖ YANG, The Voice of Tibetan Religion & Culture No.5 - Editors: Pedron Yeshi & Jeremy Russell". Như vậy, đây là một nội dung đã được chính thức lưu hành bằng Anh ngữ với sự biên tập thận trọng, không thể có sự sai lệch về ý nghĩa so với ý muốn nói của đức Đạt-lai Lạt-ma.

Về nguồn gốc văn bản, như thế có thể nói là hoàn toàn đáng tin cậy, vì tôi không phải thu nhặt đâu đó trên mạng Internet, mà chính thức nhận được từ người đại diện của đức Đạt-lai Lạt-ma. Dưới đây là hình chụp một phần nội dung văn bản mà tôi đã nhận được. Chữ ký ở cuối trang được đưa vào bên cạnh chỉ nhằm mục đích minh họa nhưng tôi đã cố ý đặt trên nền mờ để tránh việc kẻ xấu lợi dụng copy lại chữ ký của ngài từ đây và dùng vào những mục đích khác.

Văn bản cho phép chuyển dịch
Một phần nội dung trong văn bản chính thức do ngài Rajiv Mehrotra ký tên, cho phép tôi chuyển dịch và lưu hành các sách của đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Về độ chính xác của nội dung chuyển dịch, độc giả biết tiếng Anh có thể dễ dàng kiểm chứng qua bản văn đối chiếu Anh Việt được tôi chính thức đăng tải trên trang Rộng Mở Tâm Hồn tại đây, hoặc có thể xem phần trích dẫn đối chiếu ngay bên dưới:

Nguyên bản tiếng Anh:
If you are paying particular attention to observing practices of the three lower tantras it is important to maintain a vegetarian diet.

Bản Việt dịch:
Nếu quý vị đặc biệt chú ý đến việc tu tập theo 3 thừa ngoại mật thì điều quan trọng là phải ăn chay.

Đối với những độc giả không biết tiếng Anh, có thể kiểm chứng bằng cách so sánh với câu Việt dịch tương đương của dịch giả Tuệ Uyển, có đăng trên Thư viện Hoa Sen ở đây, hoặc xem trích lại ngay dưới đây:

"Nếu quý vị đặc biệt chú ý để trì giữ các thực hành trong ba Mật thừa thấp, điều quan trọng là phải duy trì việc ăn chay."

Như vậy, lời khuyên về ăn chay như trên đã được chuyển dịch hoàn toàn đúng theo nguyên bản Anh ngữ, nên dù là dịch giả nào, nếu chuyển dịch đúng thì cũng không thể khác đi nội dung chính.

Thật ra, trong đoạn này đức Đạt-lai Lạt-ma đã nói khá nhiều về việc ăn chay, kể cả giải thích việc vì sao ở Tây Tạng trước đây người ta rất ít ăn chay. Ngài dạy như sau:

"Although it was reasonable for Tibetans to eat meat in Tibet, because of the climatic conditions and the scarcity of vegetables, in countries where there are vegetables in abundance, it is far better to avoid or reduce your consumption of meat. Particularly when you invite many people to a party, it is good if you can provide vegetarian food."

(Việc người Tây Tạng phải ăn thịt khi sống ở Tây Tạng là có lý do, vì khí hậu và sự khan hiếm các loại rau cải, nhưng ở những nước dồi dào rau cải thì việc từ bỏ hoặc hạn chế việc ăn thịt là tốt hơn nhiều. Đặc biệt khi quý vị có dịp mời mọc đông người đến để chiêu đãi thì việc sử dụng thức ăn chay là rất tốt.)


Để làm rõ hơn tính chất vô lý trong sự nghi ngờ của ông Nguyễn Trọng Minh, tôi xin dẫn thêm lời dạy của ngài Hungkar Rinpoche trong một tập sách mà dịch giả Hiếu Thiện vừa gửi tặng tôi ngay sáng nay, để độc giả thấy rằng không chỉ riêng đức Đạt-lai Lạt-ma dạy về ăn chay như trên:

"Khi ta biết trân quý cuộc sống quý báu của các loài thì sẽ thấy rằng nếu ta ăn thịt, ăn cá như vậy thì sẽ khiến nhiều loài bị giết hại. Trên thế giới ngày nay hàng ngày có thể nói có rất nhiều hàng ngàn, hàng vạn chúng sinh bị giết chết để làm thực phẩm. Nên nếu thực sự chúng ta muốn phát triển tâm bồ đề thì việc ăn chay là điều rất quan trọng. Đó là cơ sở để trưởng dưỡng tâm từ bi. Và đó cũng là một hành động phóng sinh rất cụ thể và thiết thực.

"Hiện giờ ở Việt Nam, Trung Quốc vẫn có một truyền thống rất tốt đẹp đó là truyền thống ăn chay của những người tu Phật. Đây là một truyền thống quý báu vì vậy chúng ta nên gìn giữ và phát huy nó. Ở Tây Tạng do điều kiện khí hậu, do thời xưa cuộc sống tách biệt với thế giới bên ngoài, lại ở một nơi rất cao so với vùng bình nguyên nên ngày xưa người dân chỉ có thịt bò, thịt cừu làm thực phẩm. Trong quá khứ vì vậy các vị tăng ni, và ngay cả các bậc thầy cũng vậy, không có một lựa chọn nào khác hơn là phải ăn thịt. Hồi đó có khoảng 99% các tu sĩ ở Tây Tạng ăn mặn. Nhưng bây giờ tình hình thay đổi rất nhiều. Các bậc thầy Tây Tạng đánh giá rất cao truyền thống ăn chay của đạo Phật ở Trung Quốc và Việt Nam. Chúng tôi cố gắng giáo dục nhất là trong cộng đồng những người tu về việc ăn chay. Bản thân thầy và các vị lạt ma khác đều rất nỗ lực làm công việc này. Trong tu viện chúng tôi hiện nay có khoảng 60%, 70 % tăng ni ăn chay. Đây là một thay đổi rất lớn.

"Đáng tiếc là có một số vị thầy, thậm chí những vị có cương vị cao, không quan tâm tới việc ăn chay. Có vị còn thuyết phục mọi người ăn mặn. Chúng tôi đã cố gắng gửi những thông điệp từ bi tới các quý vị ấy để họ hiểu giá trị của việc ăn chay. Ở Nepal và Ấn Độ tình hình cũng có nhiều thay đổi [theo hướng này]. So với Nepal và Ấn Độ thì ở Tây Tạng các vị thầy có cách hiểu sâu sắc hơn về giá trị của việc ăn chay...."


Bìa sách Lời Đạo sư
Sách Lời Đạo Sư của ngài Hungkar Rinpoche, đựng trong túi gấm đựng kinh của người Tây Tạng, được dịch giả Hiếu Thiện gửi tặng và tôi vừa nhận được sáng nay

Bìa sách Lời Đạo sư
Hình chụp trang 81 trong sách Lời Đạo Sư của ngài Hungkar Rinpoche (được trích dẫn trên)

Như vậy, vấn đề thứ nhất là những điểm nghi ngờ mà ông Nguyễn Trọng Minh nêu ra xem như đã quá rõ ràng!

Vấn đề thứ hai: Yêu cầu Ban Biên Tập báo phải "lên tiếng làm rõ nội dung bản dịch của học giả Nguyễn Minh Tiến".

Nguyên văn trong phần cuối thư của ông Minh như sau:

Tôi xin gửi tới Ban biên tập quý báo nội dung nghi ngờ của bản thân cùng bài viết trên. Kính mong quý báo, chư vị đạo hữu lên tiếng làm rõ nội dung bản dịch của học giả Nguyễn Minh Tiến. (Hết trích)

Đây là vấn đề nhận xét và trách nhiệm phân tích, lên tiếng của BBT Trang nhà Quảng Đức sau khi đã chấp nhận đăng tải nội dung này. Tuy nhiên, vì vị Chủ biên là thầy Nguyên Tạng đã có email riêng cho tôi yêu cầu phản hồi, nên tôi nghĩ việc cung cấp những thông tin như trên sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho thầy đưa ra nhận xét, phán đoán khách quan của riêng mình. Như vậy, về vấn đề thứ hai này, trách nhiệm của tôi đối với độc giả quangduc.com (không phải với ông Nguyễn Trọng Minh) chỉ là cung cấp đầy đủ các thông tin về bản dịch. Phần còn lại là sự phán xét nhận định khách quan và chính thức lên tiếng của BBT Trang nhà Quảng Đức, không phải việc của tôi.

Vấn đề thứ ba: Những quy kết buộc tội trong bài viết của ông Nguyên Thành.

Thật ra những kiểu quy kết, buộc tội, thậm chí là thóa mạ một cách vô căn cứ này đã diễn ra rất nhiều lần từ sau khi tôi phản biện bài viết về "Kinh Vu Lan Bồn ngụy tạo" đăng trên Thư viện Hoa Sen. Nhiều bạn bè tôi cũng phải nhận hàng loạt các thư rác tấn công theo lối này. Phản ứng đơn giản của tôi là cho chúng vào sọt rác mà không cần biện bạch, tranh cãi cá nhân với người viết. Tuy nhiên, vì những quy kết này đã được đăng tải lên Trang nhà Quảng Đức, và theo yêu cầu của thầy Nguyên Tạng, nên tôi sẽ chỉ ra một vài điểm trong những quy kết sai trái này. Rất nhiều điểm khác vì quá thô thiển nên tôi nghĩ là độc giả có thể nhận ra rất dễ dàng.

Điểm thứ nhất, ông Nguyên Thành viết:

"Từ đây có thể kết luận rằng nghi ngờ của chúng tôi, những hành giả Mật tông về bản dịch từ Anh ngữ, sau đó là Việt ngữ là có căn cứ bởi vì chưa có đối chiếu từ bản gốc là Tạng ngữ! Giả sử như đúng như Đức Đạt lai Lạt ma 14 có viết chính xác như vậy, thì đó là lập luận cá nhân của Ngài- một hành giả dòng phái Gelug, chưa phải là điều hoàn toàn đúng tuyệt đối với dòng phái khác như dòng phái Niyngma của chúng tôi hay là dòng phái Sakya, Kagyu." (Hết trích)

Trong đoạn này có hai điểm chất vấn hoàn toàn vô lý.

Thứ nhất, ông Nguyên Thành cho rằng bản dịch đáng nghi ngờ vì "chưa có đối chiếu từ bản gốc là Tạng ngữ" . Điều này vô lý, vì ông ta không hề biết rằng đức Đạt-lai Lạt-ma ban giảng bài pháp này chủ yếu bằng tiếng Anh. Những người biên tập thật ra chỉ làm công việc chuyển từ thể văn nói khi ngài giảng thành dạng văn viết chuẩn xác và gãy gọn hơn. Như vậy, làm gì có "bản gốc là Tạng ngữ" để đối chiếu? Hơn nữa, nếu là một văn bản có bản gốc Tạng ngữ, thì vấn đề trách nhiệm phải thuộc về các dịch giả đã dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ khi có sai lệch, chứ đâu phải là người Việt dịch?

Đó là chúng ta giả định trong trường hợp quả thật có vấn đề, còn ở đây bản văn Anh ngữ cũng như Việt ngữ đều hoàn toàn sáng tỏ, rõ ràng, thì dựa vào đâu mà phải nghi ngờ?

Thứ hai, ông Nguyên Thành chất vấn rằng: "Giả sử như đúng như Đức Đạt lai Lạt ma 14 có viết chính xác như vậy, thì đó là lập luận cá nhân của Ngài- một hành giả dòng phái Gelug, chưa phải là điều hoàn toàn đúng tuyệt đối với dòng phái khác như dòng phái Niyngma của chúng tôi hay là dòng phái Sakya, Kagyu."

Chất vấn này cũng vô lý, vì nó đi sai địa chỉ hoàn toàn. Lẽ ra ông Nguyên Thành phải gửi chất vấn loại này đến đức Đạt-lai Lạt-ma XIV hoặc đại diện của ngài, tại sao lại đi thắc mắc với người Việt dịch?

Điều quy kết vô lý thứ hai tôi muốn chỉ ra là, ông Nguyên Thành buộc tội rằng:

"Qua sự mượn danh Đức Đạt lai Lạt ma 14 ông Nguyễn Minh Tiến dịch tác phẩm “Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng” gây sự hiểu lầm, ngộ nhận rằng nếu không ăn chay sẽ không thực hành tốt tu pháp đạo Phật." (Hết trích)

Lời buộc tội này hoàn toàn mơ hồ đến mức người đọc khó lòng hiểu được ý ông muốn nói gì. Khi chuyển dịch tác phẩm, tôi vẫn ghi rõ ràng tên ngài Đạt-lai Lạt-ma XIV là tác giả, là người giảng pháp, còn tôi chỉ là người Việt dịch, như vậy sao gọi là mượn danh? Ngài là ngài, còn tôi là tôi, mỗi người một phần việc rõ ràng tách bạch, sao lại nói rằng tôi mượn danh ngài?

Còn điểm buộc tội thứ hai cho rằng tôi dịch tác phẩm này "gây sự hiểu lầm, ngộ nhận rằng nếu không ăn chay sẽ không thực hành tốt tu pháp đạo Phật" thì lại càng vô lý hơn. Tôi chỉ chuyển dịch đúng lời dạy của đức Đạt-lai Lạt-ma, và một bậc thầy khác là ngài Hungkar Rinpoche cũng giảng dạy tương tự như vừa trích dẫn trên. Như vậy, nếu độc giả hiểu như thế là hiểu rất đúng theo lời dạy của các ngài, sao lại gọi là "ngộ nhận"? Còn nếu các ngài dạy như thế không đúng, thì ông Nguyên Thành phải tìm đến chất vấn các ngài, sao lại quy kết buộc tội người dịch là tôi?

Ở đây tôi không đi sâu vào phân tích vấn đề ăn chay ăn mặn, mà chỉ nêu rõ là những quy kết buộc tội của ông Nguyên Thành hoàn toàn vô lý.

Hàng loạt những "tội danh tày trời" khác mà bài viết này nêu ra, độc giả có thể dễ dàng nhận thấy tính chất quy chụp hoàn toàn vô lý, như nói tôi "cố ý làm sai lệch để đạt mục đích riêng" nhưng lại không chỉ rõ mục đích riêng đó là gì? Hoặc nói "điều này đáng nghi ngờ bởi đây là bản dịch do Nguyễn Minh Tiến chuyển ngữ" nhưng lại không chỉ rõ sự chuyển ngữ của tôi đáng nghi ngờ ở chỗ nào? Hoặc nói "vấn đề học thuật (luận cứ, và luận chứng) của ông Nguyễn Minh Tiến không đáng tin cậy khi đưa ra những đoạn văn trên mà khẳng định của Đức Đạt lai Lạt ma 14 viết bằng tiếng Anh", nhưng liệu cách nói khơi khơi như thế có chỉ ra được chỗ nào "không đáng tin cậy" hay chăng? Đáng buồn cười hơn nữa khi ông Nguyên Thành liên kết việc vua Càn Long "tự cao tự đại" để quả quyết rằng không đáng tin cậy vào Đại Tạng Kinh của Trung Quốc biên soạn (!). Điều này khiến độc giả thực sự phải nghi ngờ về việc ông hoàn toàn không biết Đại Tạng Kinh là gì, ghi chép những gì trong đó và đã được hình thành, lưu truyền như thế nào...

Vì những quy chụp sai lầm hết sức thô thiển như thế nên tôi xin tạm ngưng việc phân tích ở đây và nhường lại cho quý độc giả tiếp tục tự mình "khám phá".

Nhân đây tôi cũng xin đề nghị BBT Trang nhà Quảng Đức nên xem lại tiêu đề bài viết này: "Nghi ngờ về bản Việt dịch gây ngộ nhận, hiểu lầm về đạo hạnh của Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14". Với một lá thư riêng nêu thắc mắc cá nhân hoàn toàn sai lầm, cộng thêm một bài viết kém cỏi (không thấy đăng tải trên trang nào khác ngoài trang của chính ông Nguyên Thành là chanhtuduy.com) mà nội dung không nêu ra được bất kỳ điều gì đáng suy gẫm, chỉ có thể gây hoang mang cho những người chưa học hiểu nhiều về giáo pháp, vậy có đáng để chúng ta nêu lên một tiêu đề đầy ấn tượng... xấu như vậy hay chăng? Một bài viết loại này nếu không đăng tải sẽ là tốt nhất (BBT hoàn toàn có quyền xóa bỏ nếu xét cần), và nếu đã đăng tải cũng không nên chấp nhận một tiêu đề quá "giật gân" như thế!

KẾT LUẬN

Trước thực trạng phát triển hết sức nhanh chóng của mạng lưới thông tin toàn cầu hiện nay, việc chúng ta có được gần 500 website Phật giáo bằng tiếng Việt có thể nói là một lợi thế hết sức lớn lao. Chúng ta cần biết tận dụng lợi thế đó để hỗ trợ công việc truyền bá Giáo pháp ngày càng rộng khắp và hiệu quả hơn. Muốn được vậy, điều tất nhiên là những người phụ trách nội dung, các ban biên tập, các webmaster phải không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với Giáo pháp và đối với người đọc, vận dụng chánh kiến trong công việc phức tạp và khó khăn của mình, để đảm bảo luôn mang đến cho người đọc một không gian mạng thật đáng tin cậy và bổ ích, hỗ trợ cho sự tu tập Phật pháp của mọi người ngày càng hướng theo con đường chân chánh và hiệu quả hơn. Được như thế thì phần công đức thí pháp của những website Phật giáo có thể nói là hết sức lớn lao không gì so sánh được.



Thông tin cập nhật:

Chúng tôi vừa nhận được phản hồi từ BBT Trang nhà Quảng Đức ngay sau khi bài viết này đăng tải. Bài viết đầy sai trái của ông Nguyên Thành đã bị xóa bỏ. Chúng tôi xin hoan nghênh sự điều chỉnh kịp thời của BBT Trang nhà Quảng Đức, đã bảo vệ người đọc không phải tiếp cận với những thông tin vô bổ và tai hại.

« Sách này có 4 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cẩm nang phóng sinh


Truyện cổ Phật giáo


Giải thích Kinh Địa Tạng


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.2.242 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...