Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Chết, vào thân trung ấm và tái sinh »» 4. DỨT SINH TỬ »»

Chết, vào thân trung ấm và tái sinh
»» 4. DỨT SINH TỬ

Donate

(Lượt xem: 9.076)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chết, vào thân trung ấm và tái sinh - 4. DỨT SINH TỬ

Font chữ:

Trên căn bản thanh tịnh hóa, không có khác biệt gì giữa hai giai đoạn tu tập Tự Khởi và Hoàn Tất [trong Mật tông Trì chú Tối Thượng Du Già]. Trong giai đoạn Tự Khởi, hành giả lấy sự chết, trung ấm và tái sinh căn bản làm căn cứ tu tập thanh tịnh hóa. Về tác nhân thanh tịnh hóa, hành giả chuyên tâm tu ba pháp môn ‘nhập vào con đường đạo’, và các chi nhánh của ba pháp môn tu tập này.

Điều đó nghĩa là, tương ưng với các khía cạnh của các giai đoạn chết, trung ấm và tái sinh, hành giả nương sự chết để nhập vào đạo bằng Pháp thân, nương thân trung ấm để vào đạo bằng Báo thân, nương tái sinh để vào đạo bằng Hóa thân.

Trong tiến trình tu tập du già quán Phật, hành giả bắt đầu thiền quán tánh Không theo quán tưởng mô hình tám dấu hiệu sự chết, nhờ đó, nương sự chết để vào đạo bằng Pháp thân Phật. Từ sự thực chứng tánh Không bất nhị, hành giả du già khởi hiện thành hình dạng của một chủng tự (từ chủng tự đó xuất hiện toàn thân dạng của vị Phật quán tưởng) hoặc hành giả hóa thành một biểu tượng của tay v.v... – trí tuệ tâm thức tự nó làm căn cứ của sự biến hóa này. Đó là cách làm thế nào để chuyển thân trung ấm vào con đường đạo bằng Báo thân. Sau đó trí tuệ tâm thức khởi hiện thành thân dạng của vị Hộ Phật quán tưởng là nương tái sinh để vào đạo bằng Hóa thân. Sử dụng tu tập Tánh Không và Du già quán Hộ Phật làm mô hình trên tiến trình của sự chết, trung ấm và tái sinh chỉ có trong pháp môn Trì chú Tối thượng Du Già, không có trong truyền thống hành trì của ba pháp môn Mật tông thấp hơn là: Hành động, Tư duy và Du già.

Nhờ thế, bằng cách gián tiếp, ba trạng thái – chết bình thường, trung ấm và tái sinh – được rửa sạch, thanh tịnh hóa, và hành giả thực chứng Tam thân Phật và hòa hợp với bản thể của ba thân. Giai đoạn Hoàn Tất là giai đoạn thanh lọc thực sự của ba trạng thái chết, trung ấm và tái sinh căn bản, nhờ tu tập con đường đạo hòa hợp bản thể của ba thân.

Giai đoạn hoàn tất chia làm 6 phần hành trì:

1. Cô lập thân
2. Cô lập khẩu
3. Cô lập ý
4. Huyễn thân
5. Tịnh quang
6. Hợp nhất

Sự cô lập ra khỏi thân là một pháp môn Du Già, trong đó các uẩn, phần tử và căn cứ v.v... đều bị cô lập ra khỏi thân và các tâm hành phàm phu bằng cách nhập định miên mật, đóng một dấu ấn, niêm kín với trạng thái hỷ lạc và Tánh Không, như thế qua sự cô lập, thành tựu hai trạng thái trên trong giai đoạn Hoàn Tất và hòa hợp hóa thành vị Hộ Phật đã chọn.[67]

Cô lập khẩu là pháp môn du già hành giả cô lập khí cực vi căn gốc của lời nói ra khỏi sự chuyển động bình thường của khí, do đó khí và câu chú được trì hợp nhất không còn phân biệt được.[68]

Cô lập ý là pháp môn du già hành giả cô lập ý thức, là gốc rễ của luân hồi sinh tử và của Niết Bàn, ra khỏi mọi khái niệm tâm hành cũng như ra khỏi các khí làm căn cứ của ý; chuyển hóa tâm ý thức này thành một thực thể của trạng thái hỷ lạc và tánh Không vô phân biệt.[69]

Qua ba pháp môn du già này, bốn trạng thái Không được phát sinh trong tâm thức, dù là chỉ vào lúc cuối cùng của phần cô lập ý – phần thứ ba – bốn trạng thái Không mới xuất hiện hoàn toàn.

Các phần [yếu tố trong giai đoạn Hoàn Tất] có dạng thức tương ưng với bản thể của ánh tịnh quang của sự chết là màn trắng xuất hiện, đỏ tăng dần, đen cận mãn và tịnh quang [hiện ra khi] một bậc hữu học hành trì các phần cô lập thân, cô lập khẩu, cô lập ý, huyễn thân và hợp nhất.

Trạng thái hợp nhất ánh tịnh quang và huyễn thân của một bậc vô học chính là Phật quả giác ngộ; giai đoạn hành trì trước đó là của các bậc Bồ Đề Tát Đỏa hữu học.

Các phần [yếu tố trong giai đoạn Hoàn Tất] có dạng thức tương ưng với bản thể của thân trung ấm là huyễn thân ô trược của phần hành trì 3 [đúng ra là phần 4, vì ở đây, phần hành trì 1 và 2 được kết hợp chung, tóm gọn 6 phần hành trì trên còn thành 5] và huyễn thân thanh tịnh của phần hành trì hợp nhất của một bậc hữu học. Các phần [yếu tố trong giai đoạn Hoàn Tất] có dạng thức tương ưng với bản thể của tái sinh sự nương trụ trong huyễn thân ô trược và huyễn thân thanh tịnh của thân ngũ uẩn cũ [là thân phàm] và trở thành đối tượng mà mắt phàm có thể thấy được.

Về vấn đề làm sao con đường tu tập giai đoạn Hoàn Tất rửa sạch, thanh tịnh trực tiếp sinh, tử và thân trung ấm: đó là do ý thức cực vi tế – vốn là một phần của thực thể bất phân ly của khí cực vi và ý thức cực vi –, duy trì [thông thường] một thần thức liên tục cùng thể loại từ trạng thái này sang trạng thái khác, [để sau cùng] trở thành ánh tịnh quang của sự chết bình thường. Hành giả du già, qua thực tập giai đoạn Hoàn Tất, chấm dứt [tiến trình] này qua năng lực thiền định an trụ và chuyển hóa nó thành trạng thái tịnh quang tương tợ [của phần cô lập ý] và thành trạng thái tịnh quang thực chứng. Đạt đến kết quả này là nhờ hành trì con đường đạo có dạng thức tương ưng với sự chết. Hành giả du già cũng chuyển hóa sự chết thành ‘ánh tịnh quang kết quả’ – là nhập vào Pháp thân Phật. Đó là cách rửa sạch, thanh tịnh hóa sự chết.

Còn về phương thức thanh tịnh thân trung ấm, khí cực vi tế của thực thể bất phân ly đã nói trên [phàm phu] duy trì một thần thức liên tục cùng thể loại từ trạng thái này sang trạng thái khác, và tác động làm căn cứ của ánh tịnh quang sự chết bình thường, khí này phát sinh làm một thân trung ấm. Hành giả du già, qua thực tập giai đoạn Hoàn Tất, chấm dứt [tiến trình] này qua năng lực thiền định an trụ và chuyển hóa nó thành trạng thái huyễn thân ô trược và huyễn thân thanh tịnh của bậc hữu học và của bậc vô học, dạng thức tương ưng với thân trung ấm. Đó là cách rửa sạch, thanh tịnh hóa thân trung ấm.

Về phương thức thanh tịnh tái sinh, sau khi đạt được huyễn thân này, trạng thái trung ấm chấm dứt vĩnh viễn, và, qua năng lực của nó, sự tái sinh trong dạ con vì các hành nghiệp ô trược và vì các phiền não cũng chấm dứt. Thay vì đó, một huyễn thân nhập vào các uẩn cũ tương tợ như khi thân trung ấm tái sinh trong dạ con của người mẹ, rồi từ đó, huyễn thân nỗ lực hoằng pháp [cho các chúng sinh khác] và chứng đạt quả vị cao hơn. Đó là cách rửa sạch, thanh tịnh hóa tái sinh.

Như vậy, căn nguyên của thực hiện chấm dứt sinh, tử và trung ấm chỉ là ánh tịnh quang tương tợ [khi nó xuất hiện] khi phần hành trì cô lập ý đã thành tựu. Ánh tịnh quang tương tợ được sử dụng để trực tiếp tạo ra huyễn thân và, qua năng lực của nó, thực sự sự chết, trung ấm cũng như tái sinh chấm dứt một cách tự nhiên. Khi đạt được huyễn thân từ ánh tịnh quang tương tợ như thế, trạng thái trung ấm chấm dứt vĩnh viễn vì khí cực vi lẽ ra phải chuyển khởi thành thân của trạng thái trung ấm, bây giờ đã trở thành huyễn thân.

Một khi thân trung ấm hoàn toàn chấm dứt, sẽ không còn thọ nhận tái sinh qua năng lực của hành nghiệp ô trược và của phiền não. Như thế, bất kỳ ai đạt đến huyễn thân đương nhiên trở nên giác ngộ hoàn toàn ngay trong cùng một kiếp sống.

Vì ngại rằng các thư mục dẫn chứng, nếu kể hết ra sẽ làm cuốn sách quá dài, tôi không kể ra ở đây. Các tài liệu thư mục này có thể tìm thấy trong các quyển luận của Tổ Tông Khách Ba lỗi lạc, bậc cha lành, và của các đệ tử ngài [là các đại sư Gyel-tsap và Kay-drup] cũng như của các học giả Phật giáo lỗi lạc và các cao tăng đi cùng.

Dù vậy, cũng nên biết là tôi đã viết quyển này phù hợp theo các lời giảng:

Của đấng Chiến thắng đệ nhị – bậc cha lành – các đệ tử của ngài, và các học giả đi cùng,

Đệ tử xin sám hối với tất cả các lạt ma, chư thiên, và các học giả vì bất cứ điều gì sai lầm do bởi không hiểu thấu giáo lý của đấng tối thượng.

Qua công đức có được này, xin nguyện cho tất cả mọi chúng sinh vô thường, đệ tử và mọi người khác – mau chóng đạt đến con đường đạo chuyển hóa tái sinh ô trược, chết và trung ấm thành Tam Thân qua pháp môn du già hai giai đoạn của đạo thâm sâu mầu nhiệm.

Đó là ghi lại những lời giảng của đấng tối thượng bởi tỳ kheo giải đãi Yang-jen-ga-way-lo-drư và chép xuống thành cuốn sổ tay ghi nhớ cho chính mình.


CHÚ THÍCH

[1]  Xem quyển Mật tông Tây Tạng của Tổ Tông Khách Ba (Tsong-ka-pa’s Tantra in Tibet), Đức Đạt Lai lạt Ma viết lời nói đầu, Jeffrey Hopkins dịch sang Anh ngữ (London: Allen and Unwin, 1978), các trang 151– 64.

[2] Xem tác giả Na-wang-bel-den: Illumination of the Texts of Tantra, Presentation of the Grounds and Paths of the Four Great Secret Tantra Sets (gSang chen rgyud sde bzhi’i sa lam gyi rnam bzhag rgyud gzhung gsal byed) (rGyud sniad par khang, không có tài liệu nào khác), 12a.4ff.

[3] Xem tác giả Dr Yeshi Donden: The Ambrosia Heart Tantra, bản dịch của Ven. Jhampa Kelsang (Dharmsala: Library of Tibetan Works and Archives, 1977), trang 33–35.

[4] Đây là định nghĩa tiêu chuẩn, không thuộc riêng về y học.

[5] Diễn giải theo các lời giảng của Dr Yeshi Donden tại trường đại học Virginia, năm 1974.

[6] Xem tác giả Na-wang-bel-den: Illumination of the Texts of Tantra, 24a. 5.

[7] Xem quyển Mật tông Tây Tạng của Tổ Tông Khách Ba (Tsong-ka-pa’s Tantra in Tibet), sách đã dẫn, trang 60-6.

[8] Có ba văn bản tham khảo: văn bản thứ nhất có 27 chương (Delhi Dalama, Iron Dog year), văn bản thứ hai có phần thiếu sót, cũng có 27 chương (Nang bstan shes rig ‘dzin skyong slob gnyer khang, không có tài liệu nào khác), và văn bản thứ ba có 17 chương được tìm thấy trong The Collected Works of A-kya Yongs-dzin, Vol. 1 (New Delhi: Lama Guru Deva, 1971).

[9] Xem các lời giảng trong quyển Mật tông Tây Tạng của Tổ Tông Khách Ba (Tantra in Tibet), trang 24.

[10] Để hiểu thêm các Giảng giải về Ba Thân, xem tác giả Hopkins: Meditation on Emptiness (New York: Potala, 1980), Phần 1, chương 11.

[11] Để hiểu thêm các giảng giải về Tứ đại, xem quyển Meditation on Emptiness, Phần 3, chương 1, (sách đã dẫn) cũng như các lời trích dẫn từ quyển Meeting of Father and Son Sutra (Pitiputrasamigaina), trong Phần 6, đoạn VI.A.I.a.

[12] Xem quyển Mật tông Tây Tạng của Tổ Tông Khách Ba (Tantra in Tibet), 142-43.

[13] Xem tác giả Na-watig-bel-den: Illumination of the Texts of Tantra, 7a.3ff.

[14] Câu này và hai câu kế tiếp được trích dẫn từ tác giả Lo-sang-gyel-tsen-seng-gay (bLo-bzang-rgyal-mtshan-seng-ge, sinh năm 1757/8) : quyển Presentation of the Stage of Completion of the Lone Hero, the Glorious Vajrabhairava, Cloud of Offerings Pleasing Manjushri (dPal rdo rje ‘jigs byed dpa’ bo gcig pa’i rdzogs rini gyi rnam bzhag ‘jam dpal dgyes pa’i mchod sprin) (Delhi: 1972), 2b.6-3a.2.

[15] Câu này và câu kế tiếp được trích dẫn từ tác giả Na-wang-kay-drup (Ngagdbatig-mkhasgrub, 1779-1838): Presentation of Birth, Death and Intermediate State (sKye shi bar do’i rnam bzhag), Collected Works, Vol. i (Leh: S. W. Tashigangpa, 1972), 469.4.

[16] Xem tác giả Lo-sang-gyel-tsen-seng-gay’s trong quyển Presenfation of the Stage of Completion, 3b.3.

[17] Đoạn này được trích dẫn từ tác giả Lo-sang-gyel-tsen-seng-gays trong quyển Presentation of the Stage of Completion, 3 a. 5ff.

[18] Sách đã dẫn trên, 3a.2.

[19] Để hiểu thêm các luận giải về các hiện tượng trên, xem quyển Meditation on Emptiness, Phần 3, Chương I. (Sách đã dẫn)

[20] Để hiểu thêm các luận giải về các hiện tượng trên, xem quyển Meditation on Emptiness, Phần 3, Chương I. (Sách đã dẫn)

[21] Xem tác giả Na-wang-kay-drup và quyển Presentation of Birth, Death and Intermediate State, 46I.3.

[22] Sách đã dẫn trên, 46I.4.

[23] Xem tác giả Lo-sang-hlun-drup và quyển Instructions on the Stages of Generation and Completion of Bhairava, III.1.

[24] Sách đã dẫn trên, III.5.

[25] Sách đã dẫn trên, III.2

[26] Sách đã dẫn trên, III.2.

[27] Sách đã dẫn, Mật tông Tây Tạng của Tổ Tông Khách Ba, tr. 86-8.

[28] Đoạn này nói về 80 tâm sở, được trích dẫn từ tác giả Lo-sang-gyel tsen-seng-gay trong quyển Presentation of the Stages of Completion, 7b.5-10b.3, và Tổ Tông Khách Ba trong quyển Lamp Thoroughly Illuminating (Nagarjuna’s) ‘The Five Stages’, 230b.4-235b.2.

[29] Câu này và câu kế tiếp được trích dẫn từ tổ Tông Khách Ba trong quyển Lamp Thoroughly llluniinating (Nagarjuna’s) ‘The Fire Stages’, 225b.1.

[30] Sách đã dẫn trước, 225b.2.

[31] Sách đã dẫn trước, 225b.3.

[32] Các định nghĩa này trích từ kiểu mẫu của Tổ Tông Khách Ba trong quyển Lamp Thoroughly Illuminating (Nagarjuna’s) ‘The Five Stages’, 226b.4-230b.4. Tổ Tông Khách Ba trích dẫn từ tác giả Aryadeva (Thánh Thiên) trong quyển Lamp Compendium of Practice (Charyamelakapradipa) (226b.4-2271).I).

[33] Xem tác giả Na-waiig-kay-drup và quyển Presentation of Birth, Death and Intermediate State, 464.6.

[34] Xem tác giả Lo-sang-hlun-drup và quyển Instructions on the Stages of Generation and Completion of Bhairava, 112.3.

[35] Sách đã dẫn trên, 112.4.

[36] Xem tác giả Na-wang-kay-drup và quyển Presentation of Birth, Death and Intermediate State, 466.2.

[37] Luận Đại thừa và Tiểu thừa (A tỳ đàm vi diệu pháp) luôn trích dẫn theo thứ tự các trước tác của Tổ Vô Trước Asanga’s Compendium of Knowledge (Abhidharmasamuchchaya) và Tổ Thế Thân Vasubandhu’s Treasury of Knowledge (Abhidharmakosha). Về luận của Tổ Vô Trước: Asanga’s Five Treatises on the Levels, xem tác giả Hopkins và quyển Meditation on Emptiness, trong phần Thư Mục Tham Khảo.

[38] Phần giảng về năm đặc tính này dựa theo lời dạy của tổ Thế Thân Vasubandhu’s Treasury of Knowledge (III.I4), trang 5590, quyển 115, 119.2.4, và các chú giải của tổ, trang 5591, quyển 115, 171-5.4.

[39] Sách đã dẫn, Ill.I4 (trang 5590, quyển 115, 119.2.4 và trang 5591, quyển 115, 171.6.7).

[40] Sách đã dẫn, III.40C-4Ia (trang 5590, quyển 115, 119-4.5 và trang 5591, quyển 115, 172.I.2 and 180. 5.8).

[41] Gọi như vậy là vì gần đi tái sinh (trang 559i, quyển 115, 181.1.2).

[42] Đại sư Den-ma Lo-chij Rinbochay cho rằng ba cõi đó chính thuộc về cảnh trời dục giới. Dạ xoa chính thuộc về các tùy tùng của Vaishravana.

[43] Sách đã dẫn, III.43d-44a (trang 5590, quyển 115, 119.4.7 và trang 5591, quyển 115, 182.1.5). Tác giả diễn giải các phần trên.

[44] Sách đã dẫn, III-14a (trang 5590, quyển 115, 119-2.4 và trang 5591, quyển 115, 171.5-1).

[45] Sách đã dẫn, trang 5591, quyển 115, 171.3-4.

[46] Sách đã dẫn, trang 5591, quyển 115, 171.3-4.

[47] Sách đã dẫn, III.I3b (trang 5590, quyển 115, 119.2-4).

[48] Để hiểu thêm các luận giải về vấn đề này, xem Tổ Tông Khách Ba trong quyển Tsong-ka-pa’s Stages of Instruction from the Approach of the Profound Path of Naropa’s Six Practices (Zab lam nà ro’i chos drug gi sgo nas ‘khridpa’i rimpa) (Gangtok: 1972), 41b-Iff.

[49] Như trên, 41b.2. Tổ Tông Khách Ba nhận phần này trích từ tổ Vô Trước trong quyển Asanga’s Compendium of Knowledge.

[50] Xem tổ Tông Khách Ba Thứ Đệ Đạo Đại Luận (Tsong-ka-pa’s Great Exposition of the Stages of the Path), 159a.4-159b.3.

[51] Sách đã dẫn, III.13b (trang 5590, quyển 115, 119.2.4 và trang 5591, quyển 115, 171.2.7).

[52] (Dharmsala, Shes rig par khang, 1964), 160a.2.

[53] Sách đã dẫn, trang 5591, quyển 115, 171.3.4 và trang 2674, quyển 62, 8.1.4, 8.3.2, 8.3.7.

[54] Phần này trích theo tổ Thế Thân Vasubandhu’s Commentary on the ‘Treasury of Knowledge’, trang 5591, quyển 115, 171.3.8-171.4.3, luận giải về III.13ab. Các điều trong ngoặc ở câu kế tiếp cũng dẫn từ quyển này.

[55] Tsong-ka-pa’s Great Exposition of the Stages of the Path, 1612.3-4.

[56] Sách đã dẫn, trang 5591, quyển 115, 172.3.2.

[57] Theo tác giả Na-wang-kay-drup trong quyển Presentation of Birth, Death and Intermediate State (468-3) điều đó gọi là ‘gió-gió’, và các thứ còn lại là, ‘lửa-gió’, ‘nước-gió’ và ‘đất-gió’.

[58] Sách đã dẫn, trang 5591, quyển 115, 172.3-4.

[59] Sách đã dẫn, trang 5591, quyển 115, 171.6-7.

[60] Sách đã dẫn, trang 5591, quyển 115, 173.3.7-173.4.1. Tổ Thế Thân gọi hai thứ đầu là nur nur po và mer mer po.

[61] Theo dẫn giải của đại sư Den-ma Lo-chư Rinbochay, tên của 24 vòng kinh mạch này lấy từ tên của 24 thành phố, phần lớn của Ấn Độ.

[62] Lời giảng này trích từ tác giả Na-wang-kay-drup, trong quyển Presentation of Birth, Death and Intermediate State, trang 469.

[63] Diễn giảng này được trích từ quyển Lamp Thoroughly Illuminating (Nagarjuna’s) ‘The Five Stages’, của Tổ Tông Khách Ba (Tsong-ka-pa), trang 157a.6-158b.2.

[64] Câu đầu được trích từ tác giả Na-wang-kay-drup, trong quyển Presentation of Birth, Death and Intermediate State, trang 471.2, và câu sau được trích từ quyển Lamp Thoroughly Illuminating (Nagarjuna’s) ‘The Five Stages’, của tổ Tông Khách Ba (Tsong-ka-pa), trang 158b.2.

[65] Sách đã dẫn, trang 144a.5.    

[66] Cả ba quyển đều viết là ‘chủng tự HI’ chứ không phải là chủng tự HAM ; tuy nhiên các phần trước của cả ba quyển đều viết là chủng tự HAM khi giảng về lý do màn đen cận mãn xuất hiện (xem Giai đoạn tan rã thứ bảy, trang 53). Hơn nữa, tác giả Na-wang-kay-drup gọi nó là ‘chủng tự hang’, âm ng trong chủng tự này do cách phát âm khác theo anusvara.

[67] Các diễn giảng về ba phần cô lập này rút từ lời giảng về ngôn ngữ học của cùng tác giả ở trên, theo quyển Presentation of the Grounds and Paths of Mantra According to the Superior Nagarjuna’s Interpretation of the Glorious Guhyasamaja, A Good Explanation Serving as a Port for the Fortunate (dPalgsang ba ‘dus pa’ phags lugs dang mthun pa’i sngags kyi sa lam rnam gzhag legs bshad skal bzang ‘jug ngogs,) (không có tài liệu ấn hành), trang 7a.4.

[68] Sách đã dẫn trên, trang 7b.2.

[69] Sách đã dẫn trên, trang 8b.3.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 23 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.37.43 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...