Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 21 tháng 1 năm 1995 »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 21 tháng 1 năm 1995

Donate

(Lượt xem: 7.569)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Vì lợi ích của nhiều người - Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Độ, ngày 21 tháng 1 năm 1995

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hỏi: Vipassana giữ vai trò quan trọng trong sự thay đổi xã hội, thầy đã thực hiện sự truyền bá Vipassana từ năm 1969. Tuy nhiên, kì thị chủng tộc, xứ sở, tông phái vẫn không ngừng gia tăng. Thầy có đề xuất cách nào để loại trừ cái xấu này?

Đáp: Chỉ có một cách duy nhất, ekāyano maggo, là phải thay đổi mỗi cá nhân. Khi muốn thay đổi xã hội, phải thay đổi cá nhân. Sau cùng, xã hội không có gì ngoài sự tập hợp của những cá nhân, mà mỗi một người là quan trọng nhất. Và khi các con nói tới một người, người đó không là gì ngoài sự phối hợp giữa thân và tâm, và tâm thì quan trọng nhất.

Do đó chúng ta nên giúp người khác hiểu vì tâm quan trọng nhất nên mỗi một cá nhân phải thay đổi khuôn mẫu thói quen ở trong tâm họ, để thoát khỏi những khổ đau từ sự kỳ thị giai cấp, tông phái và chủng tộc. Người ta phải được chỉ ra rằng chính họ đang tạo ra những bất tịnh từ những điều xấu trong xã hội như thế nào.

Khi các con học Vipassana và nhìn vào trong nội tâm, các con hiểu rằng, “Hãy nhìn này, ngay khi tôi tạo ra thù ghét, tôi bắt đầu tự hại mình. Trước khi tôi làm hại ai khác, hãy xem, tôi bắt đầu đau khổ”.

Người ta không muốn đau khổ, nhưng họ không nhận ra rằng mỗi khi tạo ra những điều tiêu cực trong tâm, họ bắt đầu hại chính họ. Nạn nhân đầu tiên là chính ta khi ta tạo ra bất tịnh. Nếu càng ngày càng có nhiều người nhận ra điều này, họ sẽ thoát khỏi khổ đau. Tuy nhiên, cần phải có thời gian.

Ấn Độ là một quốc gia với dân số rất lớn; các con không thể trông đợi cả nước thay đổi chỉ trong vòng 25 hay 26 năm. Nhưng thầy rất hi vọng vì bước đầu khởi sự này. Trong 2000 năm qua, chúng ta đã đánh mất Dhamma - quy luật tự nhiên kỳ diệu. May mắn thay, quốc gia lân cận đã duy trì nó trong trạng thái tinh khiết nguyên sơ từ thế hệ này sang thế hệ khác; dù chỉ trong một thiểu số người, nhưng nhờ thế mà bây giờ chúng ta đã nhận được hình thức tinh khiết này.

Bây giờ thầy chắc chắn rằng kết quả mà chúng ta bắt đầu thấy sẽ có ảnh hưởng tới xã hội. Nếu toàn thể khu rừng bị héo úa, và các con muốn nó xanh tươi trở lại, thì mỗi một cái cây phải trở nên xanh tươi. Mỗi một cái cây phải được tưới nước đầy đủ từ gốc rễ. Khi từng cây đã trở nên tươi tốt, toàn thể khu rừng sẽ trở nên tươi tốt. Nếu mỗi cá nhân trở nên lành mạnh, xã hội sẽ trở nên lành mạnh. Vipassana vẫn đang thực hiện điều đó, nhưng cần phải có thời gian,không thể vội vã. Nhưng kết quả đang tới, thầy rất hi vọng rằng nó sẽ thay đổi xã hội.

Hỏi: Chúng con được nghe rằng thầy đang viết những lời chỉ dẫn chi tiết về Tipitaka (Tam tạng kinh điển), giáo huấn của Đức Phật, đang làm hứng khởi những người hành thiền. Thầy có thể nói rõ hơn về nó cũng như thời điểm phát hành?

Đáp: Thầy đã thực hiện công việc này dù có sự hiểu biết hạn hẹp về tiếng Pāli. Nhưng khi thầy đọc những lời Đức Phật bằng chính ngôn ngữ ngài nói, thầy cảm thấy rất được khích lệ. Trước khi thầy tiếp xúc với Vipassana, hay lời của Đức Phật, có thể nói thầy không biết gì về Đức Phật hoặc giáo huấn của ngài. Thật là xấu hổ khi thầy tham dự khóa thiền đầu tiên, thầy đã không đọc quyển Dhammapada (Kinh pháp cú) thầy đã không biết gì về giáo huấn này.

Do đó thầy hoàn toàn hiểu được rằng, dù một số lớn người ở Ấn Độ kính trọng Đức Phật (họ nói ngài là hiện thân của Thượng đế), nhưng họ không biết gì về giáo huấn của ngài. Khi tới khóa thiền Vipassana, họ rất kinh ngạc bởi giáo huấn tuyệt vời này, họ muốn biết thêm. Tuy nhiên, đối với hầu hết thiền sinh, học được tiếng Pāli và đọc được lời của Đức Phật là một công việc khó khăn. Cho nên thầy muốn làm điều gì đó đối với giáo huấn này để khích lệ thiền sinh. Thầy không phải là nhà văn chuyên nghiệp, nhưng sẽ cố gắng viết.

Hiện tại, quyển thứ nhất cho rất nhiều thông tin về Đức Phật, không chỉ là hình dáng mà còn có pháp thân, phẩm chất của ngài. Ví dụ, Iti’pi so bhagava araham… thầy cố giải thích ý nghĩa của araham và làm sao Đức Phật thể hiện phẩm chất này. Bằng cách này, mỗi một phẩm chất của Đức Phật sẽ được giải thích cùng với những sự kiện liên quan, để có những thông tin chi tiết về Tipitaka theo nhiều hướng khác nhau.

Quyển kế tiếp sẽ về Dhamma, giải thích như thế nào về việc Đức Phật không phải là nhà sáng lập ra tôn giáo hay tông phái nào. Những gì ngài giảng dạy là luật tự nhiên mà ngài khám phá ra. Thầy muốn nói ngài là một nhà khoa học siêu việt. Những nhà khoa học đương đại chỉ muốn làm cho chúng ta được thoải mái. Nhưng nhà khoa học siêu việt này tìm cách diệt trừ tất cả mọi khổ đau của chúng ta theo một đường lối khoa học. Các con thấy đó, Dhamma không phải là Phật giáo. Đức Phật không bao giờ giảng dạy Phật giáo, ngài không có gì liên quan tới Phật giáo cả. Ngài giảng dạy Dhamma, ngài gọi những người đi theo và thực tập giáo huấn của ngài là dhammiko, dhammattho, dhammim, dhammacari, dhamma-vihari, ngài không bao giờ dùng chữ Baudda hay Buddhism (Phật giáo). Điểm này phải được thiền sinh hiểu rõ. Đây là mục đích của phẩm thứ hai.

Quyển thứ ba sẽ nói về Sangha, thường được hiểu là người đã mặc một bộ quần áo đặc biệt nào đó. Đúng thế, không còn gì phải nghi ngờ nữa, đây là Sangha. Nhưng khi Đức Phật nói tới ai trở thành một Sangha, ngài nói rằng người này phải đạt được một giai đoạn nào đó, một thánh nhân, một ariya. Và chỉ sau đó người ấy mới là một Sangha. Nhiều người đã trở thành Sangha qua sự giáo huấn của ngài. Điều này tạo ra hứng khởi cho thiền sinh. Họ sẽ nghĩ rằng, “Có thể ta xuất thân từ một truyền thống đặc biệt, hay niềm tin đặc biệt nào đó. Nhưng khi ta thực hành Dhamma, ta bắt đầu thanh lọc tâm mình trong một phương cách rất khoa học, tâm sẽ mỗi lúc một tinh khiết và thanh tịnh hơn. Ta đang đi trên con đường tới mục đích thanh lọc hoàn toàn tâm.” Đây là quyển thứ ba, gồm ví dụ của những người đã trở thành Sangha.

Do đó thầy đang cố. Thầy không biết mình sẽ thành công tới đâu, hay công việc khi nào sẽ xong, với tất cả những trách nhiệm nặng nề cần phải có thời gian. Thầy sẽ cố hết sức.

Hỏi: Hằng năm tại cuộc hội thảo, ngài đều giải thích nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của thiền sư phụ tá, người phục vụ Dhamma, thành viên ban quản trị hay tín viên. Xin thầy vui lòng giải thích một lần nữa về điểm này để tất cả ba nhóm trên có thể thực hiện nhiệm vụ của họ một cách đúng đắn?

Đáp: Dù ta là một người phục vụ Dhamma, là quản lý khóa thiền hay là tín viên, hoặc phục vụ trên cương vị thiền sư Dhamma (thiền sư cho trẻ con, thiền sư phụ tá, thiền sư kỳ cựu hay thiền sư) không có gì khác nhau cả. Ta đang phục vụ người khác. Động cơ, toàn thể mục đích phải là phục vụ người khác mà không đòi hỏi được đền đáp bất cứ thứ gì. Trông đợi bất cứ thứ gì liên quan tới tiền bạc hoàn toàn không phải là Dhamma, hoàn toàn ngược lại với Dhamma. Không một ai nên thương mại hóa Dhamma bằng không nó sẽ trở nên xuống cấp và bị ô nhiễm. Nó sẽ không còn là Dhamma nữa. Nhưng ngay cả trông đợi sự vinh danh hay sự kính trọng của người khác cũng bị cấm. Các con phục vụ với tinh thần không trông mong bất cứ điều gì từ người khác.

Các con đã nhận được rất nhiều lợi lạc khi các con thấy người khác có được lợi lạc từ phương pháp này. Khi mới tới khóa thiền, người ta thường tư lự và mang theo buồn bã trên khuôn mặt. Và sau 10 ngày, các con thấy rằng họ ra về với gương mặt rạng rỡ và sáng lạn. Các con cảm thấy hạnh phúc, vì các con đã phục vụ một cách tốt đẹp và người ta đã có được nhiều lợi lạc. Sau này, khi các con nhận hay nghe được từ họ rằng họ vẫn tiếp tục được lợi lạc bằng cách đi trên con đường này, các con cảm thấy rất hạnh phúc. Đây là phần thưởng cho các con, phần thưởng rất quý giá. Parami mà các con đã đạt được, công đức các con có được sẽ có lợi ích cho các con. Khi phục vụ thiền sinh, đừng trông đợi bất cứ điều gì khác.

Dù các con phục vụ với bất cứ vai trò nào, một cảm xúc biết ơn nên được phát triển trong con. Đừng bao giờ trông đợi người khác cảm ơn các con, nhưng riêng với các con, phải phát triển lòng cảm kích, cũng như sự kính trọng lớn lao, lòng thành tín đối với Bậc Giác Ngộ. Đức Phật đã bỏ rất nhiều công sức thay cho chúng ta. Từ vô lượng thời gian này tới vô lượng thời gian khác Ngài không ngừng phát triển Pāramī của ngài, cố gắng nỗ lực để tìm lại phương pháp tuyệt diệu đã từng mất đi với cả nhân loại này. Nếu ngài không bỏ ra công lao ấy thì làm sao chúng ta nhận được nó? Do đó, một lòng cảm kích phải được phát triển đối với ngài. Còn hơn nữa, nếu ngài đã quyết định không ban phát cho người khác sau khi giác ngộ, làm sao chúng ta có thể nhận được nó? Nhưng vì lòng từ bi vô lượng, ngài không ngừng ban phát giáo huấn này suốt cuộc đời của ngài. Lòng biết ơn vô lượng phải được phát triển đối với Bậc Giác Ngộ.

Rồi từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ thầy tới trò, từ Bậc Giác Ngộ cho tới Sayagyi U Ba Khin, nhờ họ mà phương pháp này được giữ gìn dưới hình thức tinh khiết. Chúng ta phải có lòng biết ơn với tất cả những người đã giữ gìn phương pháp, dù có thể nó đã mất đi ở những quốc gia khác, giống như ở Ấn Độ. Tuy nhiên những người ở Miến Điện, dù chỉ có số ít người, đã giữ được phương pháp. Chúng ta phải có một lòng cảm ơn sâu sắc với họ, bằng không làm sao chúng ta nhận được nó.

Lòng biết ơn là phẩm chất rất quan trọng, cho thấy rằng một người đang phát triển trên con đường Dhamma. Hãy phục vụ mà không đòi hỏi được đền đáp bất cứ thứ gì, và phải chắc rằng lòng biết ơn không ngừng gia tăng trong các con.

Bây giờ trong số các con, cho dù ta là một người phục vụ, một tín viên hay một thiền sư, ta không nên tạo ra ngã mạn. Không phải cái ngã mạn cảm thấy rằng, “Bây giờ ta đã trở thành một thiền sư,” hoặc cái ngã mạn nghĩ rằng, “Ồ, ta chỉ là một người phục vụ Dhamma thấp hèn.” Tất cả các con đang phục vụ, chỉ phục vụ bằng nhiều cách khác nhau. Toàn thể mục đích, toàn thể ý tưởng là chỉ để phục vụ người khác.

Do đó các con phải có những cảm nghĩ tốt lành đối với nhau. Nếu thiện ý bị mất đi, nó sẽ tạo ra một gương xấu. Nó chứng tỏ rằng các con đã không hiểu Dhamma một chút nào cả. Do đó, hãy luôn luôn ghi nhớ điều này trong tâm. “Bất cứ trong cương vị nào mà tôi đang phục vụ, mục đích chỉ để phục vụ nhân loại đang đau khổ, chỉ có vậy thôi.”

Hỏi: Trong tương lai, thầy có thể hướng dẫn một khóa thiền đặc biệt dành cho trẻ em nói tiếng Anh không?

Đáp: Thầy không thể nói thầy có thể tự mình làm được điều đó, nhưng thầy sẽ cố bởi vì có một nhu cầu rất lớn. Chúng ta đã có sẵn những tài liệu dành cho trẻ em Ấn Độ, và những tài liệu thích hợp cho trẻ em nói tiếng Anh sẽ sớm được soạn thảo.

Ở Ấn Độ, những người hành thiền, cũng như không hành thiền, đã gởi con cái của họ tới khóa thiền và rất mãn nguyện với kết quả. Những việc tương tự như thế phải xảy ra phương Tây, mặc dù khởi đầu thầy nói với những thiền sinh phương Tây là chỉ con em của người hành thiền mới được tham gia. Bằng không, cha mẹ là những người không hành thiền sẽ hiểu lầm những gì chúng ta đang giảng dạy.

Hỏi: Có phải thầy đang nghĩ tới việc dạy một khóa thiền Vipassana dành riêng cho thiếu niên không?

Đáp: Chắc chắn là như thế. Có một nhu cầu rất lớn về việc này, chúng ta nhìn về những thế hệ mới, được lớn lên trong Dhamma. Dhamma rất tốt cho mọi người, trẻ hay già đều tốt. Nhưng thầy muốn chú tâm tới người trẻ, điều này đảm bảo rằng Dhamma sẽ tiếp tục truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi thầy bắt đầu tổ chức khóa thiền, có nhiều khó khăn vì giới trẻ Ấn Độ rất ít em tham gia. Nhưng bây giờ đã có đông người hơn, chúng ta nên có những khóa thiền đặc biệt dành cho các em.

Hỏi: Một thiền sinh hỏi, “Con gặp khó khăn khi thực hành sampajañña khi không ngồi hành thiền. Thầy có thể nói rõ làm sao thực hành nó khi không ngồi thiền?”

Đáp: Theo giáo huấn của Đức Phật, phải có sự liên tục về ý thức của Anicca trong phạm vi cơ thể. Điều này phải được duy trì trong khi đi, ngồi, ăn, uống, trong mọi tư thế, trong mọi cử động. Các con lúc nào cũng phải duy trì được sự ý thức, điều này sẽ mang các con tới bề sâu của tâm, giúp diệt các bất tịnh ngủ ngầm nơi đó. Ngay khi ở nhà, hành thiền buổi sáng và buổi tối, sampajañña rất quan trọng. Nhưng khi các con đang làm công việc hàng ngày, sampajañña không cần thiết, các con không hành thiền lúc đó. Và nếu các con cố giữ sự nửa sự chú tâm vào cảm giác, nửa sự chú tâm vào công việc, các con sẽ không được thành công trong cả hai.

Hỏi: Một cái tháp hoành tráng đã được xây dựng ở Dhamma Giri, cái đó có liên hệ gì với sự thực tập Vipassana của chúng ta?

Đáp: Để xem. Những sự trang trí của tháp giống như sự trang trí của một cái bánh. Hương vị của cái bánh quan trọng, chứ không phải là trang trí bên ngoài. Do đó, cái tháp quan trọng cho người hành thiền Vipassana ở trong thất. Sự trang trí cho tháp là biểu lộ sự biết ơn. Khi Dhamma được đi từ quốc gia này, tới các quốc gia lân cận, dân chúng ở đó chấp nhận kiến trúc Ấn Độ là một cách để nhớ tới Dhamma phát xuất từ Ấn Độ, vùng đất của Đức Phật. Cho tới ngày nay, dân chúng có sự biết ơn tới Ấn Độ vì điều này. Khi Dhamma đi tới Miến Điện, tháp nguyên thủy được xây ở đó theo kiểu của Sanchi gần đó, mặc dù sau này có những loại văn hoa khác để trang trí.

Bây giờ, cũng tương tự như thế, sau 25 thế kỉ, Dhamma đã từ Miến Điện trở về. Điều này cũng hợp lý, người ta phải hiểu điều này, và tạo ra lòng biết ơn đối với Miến Điện. Miến Điện là một quốc gia Dhamma rất tuyệt, nó đã duy trì sự tinh khiết của phương pháp. Do đó, tất cả những thiết kế, những kiến trúc này là để nhắc nhở người ta rằng phương pháp Vipassana đến với họ từ Miến Điện, và đây là lý do vì sao họ có được lợi lạc từ đó.

Hỏi: Nhưng thưa thầy, một điều nguy hiểm nằm trong việc này là cái tháp quá đẹp, nó có thể còn vương vấn trong tâm của chúng con khi ngồi thiền.

Đáp: Để coi, nó đẹp vì Dhamma là đẹp, là biểu tượng của Dhamma. Nếu nó tới khi các con ngồi thiền, nó sẽ cho các con biết ý nghĩa đằng sau biểu tượng: anicca, anicca, anicca, thay đổi, thay đổi, thay đổi.

Hỏi: Chơi âm nhạc, nhảy múa, hoặc hội họa có thể tạo ra ngã mạn không? Ta có thể thực sự bộc lộ chính mình trong nghệ thuật với sự bình tâm không?

Đáp: Sự bình tâm rất cần thiết. Nhưng tới một giai đoạn khi các con không còn ngã mạn, ngã mạn đã hoàn toàn bị tiêu trừ, cần phải rất nhiều thời gian. Khi ta tới giai đoạn của ānagāmī thì tại bề sâu của tâm, ngã mạn đã tiêu trừ đi rất nhiều và tới giai đoạn arahant sẽ không còn chút nào nữa. Nhưng đối với một người hành thiền Vipassana bình thường, ít nhất họ cũng phải đoan chắc rằng họ đã bắt đầu làm tiêu tan bản ngã. Bất cứ nghệ sỹ nào đang thực hành Vipassana đúng đắn, sẽ thấy một sự thay đổi lớn lao trong lãnh vực nghệ thuật, bất cứ nghệ thuật nào. Nghệ thuật sẽ trở nên tinh khiết, với ý nghĩa rằng, nó sẽ không bao giờ dùng để tạo ra đam mê trong tâm người khác, hay tạo ra nóng giận, thù ghét. Với sự thực hành Vipassana, ta sẽ trở nên một nghệ sỹ tốt hơn với một hiệu ứng là, qua sự trung gian của nghệ thuật, người nghệ sỹ khiến cho người ta có cảm giác bình an, hài hòa. Ta phải xét xem những chiều hướng tốt lành này có được phát triển hay là không.

Hỏi: Có phải truyền thống của chúng ta là truyền thống Dhamma tinh khiết duy nhất?

Đáp: Hãy hiểu, Dhamma tinh khiết là gì: Luật tự nhiên, sự thật về tâm và thân và sự liên hệ giữa chúng, cũng như cách làm sao thân và tâm ảnh hưởng lẫn nhau, và cách chứng nghiệm được điều này. Đây không phải là một trò chơi trí thức vô ích, Đức Phật muốn chúng ta chứng nghiệm Dhamma.

Khi các con chứng nghiệm được sự thật ở bề sâu của tâm, các con thấy rằng nó giống nhau đối với mọi người. Không phải chỉ ở trên bề mặt, paritta citta, cái tâm nhận thức, mà là ở bề sâu của tâm. Những khó khăn nằm ở bề sâu của tâm, nơi bắt đầu của khuôn mẫu thói quen phản ứng. Có một tiếng Pāli “ nati” là khuynh hướng, tại bề sâu của tâm khi có khuynh hướng đối với sự phản ứng, tiến trình bất thiện sẽ bắt đầu. Ví dụ, phản ứng bằng sự tức giận được kích hoạt bởi khuynh hướng này, và ta sẽ tiếp tục phản ứng với sự giận dữ này trong một thời gian dài. Khi điều này được lặp đi lặp lại, khuôn mẫu thói quen của phản ứng với sự nóng giận được tăng cường, điều này cũng xảy tương tự đối với đam mê hay bất cứ bất tịnh nào khác.

Các con chịu trách nhiệm về việc hành xử như thế này. Không có một quyền lực bên ngoài nào tạo ra những hành vi này. Các con đang làm bởi vì vô minh. Bây giờ, với Vipassana các con bắt đầu hiểu, “Hãy nhìn cái trò chơi tôi đang chơi, tôi đang làm hại chính tôi, tôi đang làm cho tôi trở thành tù nhân của khuôn mẫu thói quen của tôi.” Nếu con bắt đầu quan sát tiến trình này ở tại bề sâu trong tâm, các con sẽ thấy nó chấm dứt một cách tự nhiên và cuối cùng các con sẽ tới một giai đoạn mà tại đó ngay như cả khuynh hướng đối với việc phản ứng sẽ không nảy sinh. Ngoài Dhamma tinh khiết không gì có thể làm được.

Nếu các con thực tập chỉ với trên bề mặt hời hợt của tâm, hay một tầng lớp sâu hơn gì đó, hoặc chuyển sự chú tâm tới một đối tượng nào khác trong nỗ lực để thoát khỏi những khuôn mẫu phản ứng, các con sẽ thấy rằng tâm sẽ trở nên an tĩnh. Nhưng điều này là ở bề mặt của tâm, nhưng ở sâu bên trong, khuynh hướng phản ứng vẫn còn mạnh mẽ, trừ phi các con tới giai đoạn này, làm sao các con thực sự thay đổi khuôn mẫu thói quen này được? Vipassana là một cách để đạt tới tầng lớp đó và quan sát sự thật đúng như thật. Nếu các con không cố gắng thay đổi nó, nó sẽ thay đối nếu các con chỉ quan sát mà thôi. Bằng cách này, các con sẽ thoát khỏi những ngục tù, thoát khỏi những ràng buộc. Đây là lý do tại sao nó là một đường lối duy nhất. Dhamma tinh khiết, ekāyano maggo.

Hỏi: Thông điệp nào mà thầy muốn gởi tới Ấn Độ và thế giới trong tình hình hiện tại?

Đáp: Hãy tận dụng sự tuyệt diệu của Dhamma. Hãy hiểu Dhamma là gì. Không lấy đó là Dhamma của Ấn Giáo, hay Dhamma Phật giáo, hay Dhamma của đạo Jain, nó không có gì liên quan tới tổ chức tôn giáo. Dhamma hoàn toàn tách biệt với các tổ chức tôn giáo, nó là một cách sống, làm cho chúng ta hiểu được luật tự nhiên phổ quát.

Đây là Dhamma: Tâm và thân liên quan mật thiết với nhau như thế nào với những chuyển động, chuyển động qua lại, chuyển động ngầm; và làm sao, bởi vì vô minh chúng ta tiếp tục phản ứng theo kiểu cách làm cho chúng ta khổ sở. Bằng cách quan sát tất cả điều này, các con nhận ra rằng làm sao luật tự nhiên này áp dụng cho mọi người. Nếu các con không cảm thấy thích thú việc mình bị thiêu đốt, thì các con không đặt tay vào lửa. Bằng cách phản ứng mù quáng, các con đang đốt chính mình, hại chính mình. Hãy chứng nghiệm điều này, chỉ có nói suông như thế này không hữu hiệu, hãy để cho người ta chứng nghiệm được nó. Càng ngày càng nên có nhiều người nhận ra tính thực tế của Dhamma, hiểu được rằng Dhamma phải được chứng nghiệm và rằng nó không phải là một trò chơi tri thức. Và để chứng nghiệm được nó, thì đã có phương pháp tuyệt vời này, phương pháp sẽ đưa các con tới bề sâu của tâm. Tới nơi mà thân và tâm đang ảnh hưởng tới nhau, và là nơi các con có thể áp dụng trí tuệ, để diệt trừ những thói quen phản ứng đang thực sự làm hại các con. Bằng cách áp dụng trí tuệ này, các con làm cho tâm của mình mỗi lúc một thanh tịnh hơn, để sống một cuộc đời hạnh phúc hơn, hài hòa hơn.

Hỏi: Với chiều hướng ngày càng lan tỏa rộng rãi của Vipassana, và sự quan trọng của nó đối với nhân loại, thầy có dự định nào để tiếp tục truyền bá Dhamma trong sự tinh khiết trong tương lai, ngay cả khi thầy không còn đây nữa?

Đáp: Để coi, những người có trách nhiệm trong việc truyền bá Dhamma phải hiểu rằng, sự tinh khiết của phương pháp là điều quan trọng nhất cho sự ảnh hưởng của nó. Ấn Độ đã mất phương pháp tuyệt diệu này trong vòng 500 năm sau thời Đức Phật, điều này xảy ra vì nhiều nguyên do, nhưng nguyên do chính là vì sự trộn lẫn phương pháp với các nghi thức, nghi lễ, triết lý, giáo lý khác nhau. Sau một thời gian những nghi lễ, nghi thức này trở nên chiếm ưu thế hơn Vipassana và kết quả là nó đánh mất sự hiệu quả.

Do đó chúng ta phải hết sức cẩn trọng để điều này không xảy ra một lần nữa. Chúng ta đã mất nó 2000 trước đây, và bây giờ nó xuất hiện trở lại trong hình thức tinh khiết, và chúng ta phải duy trì sự tinh khiết để nó có hiệu quả trong thời gian càng lâu càng tốt. Giây phút mà người ta bắt đầu làm cho nó bất tịnh, nó sẽ bắt đầu mất đi kết quả tốt. Người ta tới từ nhiều truyền thống khác nhau, từ rất nhiều nơi trong cuộc đời, họ không nên cố áp đặt niềm tin hay truyền thống của họ vào phương pháp này. Nếu người ta nhận ra điểm quan trọng này, thì có dù thầy có ở đây hay không, phương pháp này sẽ tiếp tục được duy trì và giúp đỡ người khác.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Phổ Môn


Phật pháp ứng dụng


Thiếu Thất lục môn


Vào thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.137.16 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (1 lượt xem) - ... ...