Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vì lợi ích của nhiều người »» Phần II. Câu hỏi và trả lời »»

Vì lợi ích của nhiều người
»» Phần II. Câu hỏi và trả lời

Donate

(Lượt xem: 7.740)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Vì lợi ích của nhiều người - Phần II. Câu hỏi và trả lời

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

1. Cuộc họp hằng năm tại Dhamma Giri, Ấn Ðộ - Ngày 3/3/1989

Câu hỏi: Người ta nói rằng, “Atma (hay Linh hồn) là bất tử”. Điều gì xảy ra cho atma sau khi đạt được Niết bàn – Nirvana? Nếu linh hồn không tồn tại sau khi đạt được niết bàn thì niềm tin rằng atma là bất tử là sai. Xin thầy nói rõ về vấn đề này?

Thầy Goenka: Tin tưởng rằng Atma là bất tử là một niềm tin lý thuyết. Trước tiên ta phải tin rằng có một atma, hay linh hồn, rồi sau đó ta mới tin rằng linh hồn là bất tử. Cả hai niềm tin này tương quan mật thiết với nhau. Nếu Atma, hay là linh hồn, không phải là bất tử thì Atma sẽ vô dụng với tôi. Tôi chấp nhận atma chỉ vì người nào đó nói rằng nó là bất tử, và qua atma tôi hiểu rằng linh hồn là tôi. Nếu có người nói thầm trong tai tôi: “Hãy xem, mọi thứ đều hủy diệt, vô thường trong thế giới này nhưng bạn là vĩnh cửu, bạn sẽ luôn luôn tồn tại”, tôi cảm thấy hồ hởi bởi niềm tin này, “Tuyệt diệu làm sao, tôi sẽ tồn tại! Mọi thứ, thân, tâm và toàn thể vũ trụ đều hủy diệt, nhưng tôi sẽ tồn tại!”

Sự ràng buộc ghê gớm rằng vô minh giúp chúng ta phát triển cái “tôi” sẽ được củng cố bởi loại niềm tin này. Có một lý do đằng sau sự hình thành của tất cả niềm tin triết lý này. Công việc của chúng ta không phải để nói rằng: “Không, điều đó là sai’, đưa ra lý do tại sao, và tham gia vào những cuộc thảo luận và tranh cãi - điều đó không giúp ích được gì cả. Chúng ta không nên xác nhận niềm tin này.

Hãy để nó qua một bên. Thôi được, nếu niềm tin rằng có một linh hồn bất tử thì hãy để tôi tìm hiểu niềm tin này. Vipassana không là gì ngoài sự tìm hiểu sự thật liên quan tới bản thân trong phạm vi của cơ thể. Điều đầu tiên mà các con gặp phải là cấu trúc thân xác. Qua Vipassana, khi các con di chuyển từ thô thiển tới vi tế, cho tới lúc vi tế nhất, các con sẽ tới một giai đoạn khi các con bắt đầu cảm thấy mọi vi tử cực nhỏ nảy sinh và diệt mất. Và các con sẽ nhận ra rằng: “Cái này không phải là Atma (hay là linh hồn), bởi vì Atma là bất tử và những cái này không phải là bất tử”.

Tương tự như thế, các con tiếp tục quan sát toàn bộ cơ cấu tinh thần. Khi các con quan sát từ thô thiển tới vi tế, tới vi tế nhất, các con sẽ đạt tới một giai đoạn khi các con thấy rằng những cấu trúc tinh thần cũng không là gì ngoài những gợn sóng nảy sinh và diệt đi. Bằng kinh nghiệm này các con đang tìm hiểu, giống như một khoa học gia, sự thật là gì. Khi các con tới giai đoạn mà toàn thể hiện tượng tâm và thân chỉ là sự sinh và diệt - và trong toàn thể tiến trình này sự bất tịnh sẽ được tẩy trừ - Sau đó, một giai đoạn sẽ tới khi các con vượt qua lãnh vực tâm và thân, và các con chứng nghiệm được điều gọi là Nirbana – Niết bàn, nơi không có gì nảy sinh, không có gì diệt mất. Các con có thể nói đó là bất tử. Nhưng khi các con đạt tới giai đoạn đó sẽ không có “cái tôi”. Giai đoạn đó phải được chứng nghiệm bởi từng cá nhân. Nếu không có sự chứng nghiệm thì một lần nữa nó sẽ chỉ là một lý thuyết.

Chỉ chấp nhận thực tế liên quan đến sự thật mà các con chứng nghiệm trong phạm vi của thân và tiếp tục di chuyển. Câu trả lời sẽ tới, Vipassana sẽ giúp cho ta câu trả lời này.

Câu hỏi: Tại sao ngồi hai giờ mỗi ngày lại quan trọng?

Trả lời: Điều quan trọng là hàng ngày các con cung cấp thức ăn cho cơ thể, tối thiểu là hai lần, để giúp cho cơ thể được khỏe mạnh. Tương tự như thế các con phải cung cấp thức ăn cho tâm để giúp cho tâm được lành mạnh. Và với hai giờ ngồi thiền, các con cung cấp thức ăn cho tâm làm cho nó lành mạnh hơn.

Câu hỏi: Mọi thứ trên thế gian đều vô thường. Tuy nhiên một số nguyên tắc có trong kinh điển và trong định luật toán học lúc nào cũng giống nhau, như 2 cộng với 2 bằng 4. Thế thì tại sao mọi thứ đều vô thường?

Trả lời: Đúng, mọi thứ trong lãnh vực tâm và thân là vô thường và sự vô thường này là vĩnh cửu. Nó vô thường một cách vĩnh viễn. Mọi thứ đều không ngừng thay đổi. Cho đến nay khi vật chất được đề cập đến, nó không ngừng thay đổi. Khi tinh thần được đề cập đến, nó không ngừng thay đổi. Bản chất của sự thay đổi không thể trở thành bản chất không thay đổi. Nó sẽ luôn luôn thay đổi.

Có bốn sự thật tối hậu căn bản. Một sự thật tối hậu liên quan tới vật chất; một sự thật tối hậu khác liên quan tới tâm; sự thật tối hậu thứ ba liên quan đến nội dung của tâm, và sự thật tối hậu thứ tư là giai đoạn Niết bàn – Nirbana. Tất cả bốn sự thật đều vĩnh cửu. Ba cái đầu tiên là vĩnh cửu trong bản chất thay đổi. Và cái thứ tư vĩnh cửu trong bản chất không thay đổi - không thể có bất cứ thay đổi nào. Như vậy mọi thứ liên quan đến những điều này đều thay đổi và không thay đổi.

Cần phải nhấn mạnh vào những điều thay đổi không ngừng bởi vì do vô minh và điên khùng chúng ta phát triển sự ràng buộc vào những cái sẽ thay đổi, và một khi nó thay đổi chúng ta cảm thấy chán nản. Sự ràng buộc mang tới khổ đau. Do đó, mục đích toàn bộ những lời dạy của Vipassana là để luôn luôn hiểu rằng những gì thay đổi là vĩnh viễn thay đổi. Bản chất của sự thay đổi không mất đi, nhưng sự ràng buộc của ta vào đó phải mất đi, bằng không chúng ta sẽ đau khổ. Vipassana là để cho mục đích này mà thôi, chứ không phải để tạo ra bất cứ một triết thuyết nào.

Câu hỏi: Giá trị của ngồi thiền chung là gì?

Trả lời: Khi vài người ngồi chung với nhau, những gì họ tạo ra trong tâm thấm vào bầu không khí. Nếu năm, mười, hai mươi hay năm mươi người ngồi chung với nhau, những rung động của một hay hai trong số những người này có thể là những rung động tốt và nó có thể giúp cho người khác hành thiền tốt hơn trong môi trường đó. Đây là lý do.

Câu hỏi: Con có rất nhiều đau đớn ngay khi con ngồi thiền ở nhà. Con phải làm những gì?

Trả lời: Hãy hành thiền. Con có thể làm gì khác được? Bây giờ con có một đối tượng tuyệt diệu mà con có thể diệt trừ những khuôn mẫu thói quen của chán ghét. Bất cứ khi nào con cảm thấy cái gì khó chịu, thói quen cố hữu của tâm là phản ứng bằng chán ghét. Vipassana là để giúp con thoát khỏi những thói quen đó.

Sự chán ghét của các con đối với những cảm giác khó chịu không thể bị diệt trừ, trừ khi con đối diện với chúng và thay đổi khuôn mẫu thói quen này. Do đó, hãy chấp nhận tất cả những đối tượng giúp cho các con thoát khỏi thói quen cố hữu của chán ghét. Toàn thể mục đích của Vipassana là thay đổi khuôn mẫu thói quen của tâm; hoặc là thèm muốn đối với cảm giác dễ chịu hoặc là chán ghét đối với cảm giác khó chịu. Khi các con có cảm giác khó chịu hãy quan sát chúng mà không bị ràng buộc, không phản ứng và hiểu rằng chúng là vô thường – anicca. Tốt, bây giờ cảm giác khó chịu đã tới, hãy dùng chúng và tập với Vipassana.

Câu hỏi: Một thời gian sau mỗi khóa thiền con có thể hành thiền ổn thỏa. Sau đó nó trở nên khó hơn, đến nỗi con không thể di chuyển sự chú tâm đến khắp cơ thể. Con phải làm gì?

Trả lời: Hãy tiếp tục thực hành. Không ngừng chiến đấu cuộc chiến của chính các con. Khi các con đến một môi trường Dhamma như thế này, toàn thể môi trường tràn đầy những rung động chống lại thèm muốn, chống lại chán ghét, chống lại vô minh. Trong môi trường này các con có thể thực tập tốt hơn, các con có được sức mạnh bằng sự tu tập nơi đây. Với sức mạnh này các con phải đối diện với thế giới bên ngoài. Sau cùng, các con phải sống ở trên thế gian. Các con không thể sống ở trung tâm thiền mãi mãi. Các con tới bệnh viện để cải thiện sức khỏe chứ không phải để sống ở đó. Do đó hãy tăng trưởng sức mạnh ở đây và rồi sống ở thế giới bên ngoài. Sau một thời gian các con có thể thấy sự hành thiền của mình trở nên yếu hơn. Hãy hiểu lý do: toàn thể không khí bên ngoài tràn đầy những rung động của thèm muốn và chán ghét, và các con thực hành chống lại thèm muốn, chống lại chán ghét. Môi trường bên ngoài bắt đầu trấn áp các con và các con trở nên yếu hơn. Các con phải tiếp tục chiến đấu.

Với cuộc chiến này các con được trao cho hai dụng cụ trong phương pháp này. Dụng cụ thứ nhất là Anapana, đặc biệt để dùng cho mục đích này. Bất cứ khi nào con thấy rằng mình đã trở nên yếu đến nỗi các con không thể thực hành với cơ thể và cảm giác trên cơ thể, hãy trở lại với Anapana. Hơi thở là cái mà con có thể làm cho nó mạnh hơn một cách cố ý. Nếu con làm việc với hơi thở và con không thể cảm thấy hơi thở - hãy thở mạnh hơn một chút. Các con có thể cố tình làm cho đối tượng này thô thiển một chút. Tập với điều đó, tâm sẽ trở nên an tĩnh và con sẽ tới một giai đoạn khi các con có thể bắt đầu tập trên cơ thể.

Câu hỏi: Nếu con không thể cảm thấy những cảm giác vi tế trên cơ thể làm sao con có thể thực hành Metta?

Trả lời: Điều đúng là nếu các con thực hành Metta với các cảm giác vi tế, Metta rất mạnh, rất là hữu hiệu, bởi vì các con đang làm việc ở tầng lớp sâu nhất của tâm. Nếu các con cảm thấy cảm giác thô thiển, điều đó có nghĩa rằng chỉ tầng lớp bề mặt của tâm đang làm việc và Metta không được hữu hiệu cho lắm. Nhưng cũng không sao cả. Trong trường hợp này chỉ tiếp tục tưởng tượng tại tầng lớp lý trí và ý thức: “Nguyện cho mọi chúng sinh được hạnh phúc. Nguyện cho mọi chúng sinh được hạnh phúc”. Và cứ tiếp tục như thế. Khi các con tới một giai đoạn có những cảm giác vi tế, các con sẽ tập ở tầng lớp sâu hơn và Metta sẽ hữu hiệu hơn.

Câu hỏi: Làm thế nào để một người hành thiền đối phó với sự đau buồn vì một người thân qua đời?

Trả lời: Một người hành thiền sẽ có sự suy xét đúng và hiểu được luật tự nhiên. Mặc cho tất cả những sự than khóc và cầu nguyện, sẽ không có khả năng nào để người này quay trở lại. Các con phải chấp nhận sự thật là người này đã vĩnh viễn ra đi.

Hãy hiểu rằng mỗi lần con tạo ra những rung động vì buồn rầu và đau khổ khi nhớ tới người nào đó đã qua đời, những rung động ấy sẽ tới bất cứ chỗ nào mà người này hiện diện và làm cho người này không được hạnh phúc. Không ai muốn một người gần gũi và thân yêu đã mất không được hạnh phúc. Chắc chắn là ta muốn người đó được hạnh phúc, bình an và được giải thoát; vậy mà con lại gửi đến người này những rung động làm cho người này bất hạnh hơn. Các con đang làm hại người này, người mà con muốn họ được hạnh phúc. Một khía cạnh tai hại khác là khi các con than khóc khi nhớ tới những người gần gũi và thân yêu đã qua đời, các con đang gieo trồng hạt giống sankhara về đau khổ. Các con trở nên đau khổ, và hạt giống đau khổ sẽ không mang lại gì ngoài khổ đau trong tương lai. Thiên nhiên sẽ không phân biệt là các con đang gieo trồng những hạt giống vì lý do hợp lý này hay lý do hợp lý khác. Không đâu, nếu là hạt giống đau khổ nó sẽ mang lại khổ đau.

Sau cùng, hạt giống là gì? Hạt giống được nảy sinh và tạo ra khuôn mẫu thói quen trong tâm. Bây giờ các con hỗ trợ khuôn mẫu thói quen của tâm bằng cách trở nên khổ sở hơn bằng lý do này hay lý do khác. Khuôn mẫu thói quen này sẽ mang lại nhiều khổ đau hơn trong tương lai. Do đó các con đã bắt đầu hại chính mình và người thân yêu đã qua đời.

Và khía cạnh tai hại thứ ba là cảm giác về sự đau khổ mà các con tạo ra bằng loại sankhara này đã bắt đầu thấm vào bầu không khí xung quanh các con. Bất cứ ai trong gia đình ở gần các con sẽ trở nên chán nản bởi vì các con đã tạo ra loại cảm giác đó. Các con đã bắt đầu làm hại chính mình, hại những người đang sống bên cạnh các con và những người thân yêu đã mất. Hành động này của các con sẽ có hại theo ba phương cách.

Nếu người nào thực hành một cách sáng suốt và hiểu được luật tự nhiên thì ngay khi các con nhớ tới người đã qua đời, nếu ngay lúc đó dù chỉ một chút đau buồn khởi lên trong tâm, các con lập tức trấn tĩnh và bắt đầu tạo ra rung động của metta, của tình thương, “Nguyện cho quý vị được hạnh phúc, bất cứ quý vị ở đâu. Nguyện cho quý vị được hạnh phúc; nguyện cho quý vị được an lạc; nguyện cho quý vị được giải thoát”. Rung động của các con sẽ tới người này và làm cho người đó được hạnh phúc. Những rung động này tràn đầy hạnh phúc, bình an, hài hòa. Lúc đó các con đang tạo ra sankhara của hài hòa và bình an. Hạt giống này sẽ mang lại cho các con quả của bình an, hài hòa và hạnh phúc. Rung động này sẽ thấm vào trong không khí và làm cho không khí được bình an và hài hòa. Các con đã bắt đầu giúp cả ba: Những người thân yêu đã mất, bản thân các con và gia đình các con bằng một phương cách đúng đắn, phương cách của Dhamma.

Những rung động hữu hiệu ngay lập tức, cho dù những người đã qua đời ở bất cứ đâu. Sự rung động mà các con tạo ra khi nhớ đến họ sẽ chắc chắn tới đó, mạnh hay yếu, tùy theo sức mạnh trong tâm con.

Nhiều lần trong đời các con sẽ thấy rằng, mặc dù không có lý do nào cả, không có gì xảy ra bên ngoài, các con bắt đầu cảm thấy chán nản. Chắc chắn những rung động nào đó ở bên ngoài đã đến và tiếp xúc với các con. Một rung động của chán nản sẽ làm cho các con chán nản. Tương tự như thế các con thường cảm thấy rằng, không vì một lý do nào cả, dù không có gì xảy ra ở bên ngoài, các con vẫn cảm thấy hạnh phúc. Chắc chắn những rung động tốt lành nào đó về hạnh phúc đã đến với các con. Đây là luật tự nhiên. Nếu các con ở gần một cái lò lửa đang cháy, những rung động của cái lò này sẽ mang đến hơi nóng cho các con. Nếu các con đang gần cái máy lạnh, sự rung động sẽ mang sự tươi mát cho các con. Người sớm hiểu luật tự nhiên và áp dụng nó trong cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Bởi vậy đây là cách tốt nhất để hành xử trong lúc đó.

Câu hỏi: Chúng con có con nhỏ và rất khó để có thì giờ hành thiền. Con phải làm gì?

Trả lời: Một người thiền tại gia chắc chắn sẽ đối diện với những khó khăn đó. Nhưng nếu các con chờ tới lúc không có một cản trở nào thì suốt cả đời các con sẽ không hành thiền. Đối với phụ nữ, làm mẹ là một điều tốt. Và nếu các con có con cái, các con có nhiệm vụ phải chăm sóc chúng thật tốt. Cùng trách nhiệm chăm sóc con cái các con phải tìm thời gian để hành thiền. Khi chúng ngủ, các con hãy hành thiền. Khi đứa trẻ thức dậy, thì lúc đó sẽ bắt đầu chăm sóc chúng. Bằng cách này, cho dù các con không có một nơi chốn hay thời giờ nhất định, điều đó cũng không quan trọng, hãy làm khi có thời gian rảnh. Nhưng hãy hành thiền, không nên ngưng hành thiền.

Câu hỏi: Con có thể bắt đầu dạy con của con hành thiền vào tuổi nào?

Trả lời: Trước khi ra đời. Thiền phải được chỉ dạy khi đứa trẻ đang lớn lên trong bụng mẹ. Đứa trẻ cần có được những rung động tốt khi còn ở trong bụng mẹ, do đó hãy thực hành Vipassana. Mọi bà mẹ đang mang thai hãy thực hành Vipassana nhiều hơn nữa bởi vì khi đó các con đang giúp cả hai người cùng một lúc. Con đang giúp chính mình và đang giúp đứa trẻ chưa ra đời. Hãy giúp cả hai.

Sau thời gian này, khi đứa trẻ lớn lên tới năm hoặc sáu tuổi các con có thể bắt đầu dạy chúng Anapana. Chỉ nhận thức về hơi thở trong vài phút, hai, ba hoặc năm phút là đủ. Không nên ép buộc nhiều quá. Một vài phút ý thức về hơi thở, và sau đó nói rằng: “Được rồi, hãy đi chơi”. Sau đó, lại một vài phút ý thức về hơi thở. Như vậy nó sẽ trở thành một tṛ chơi đối với đứa trẻ. Sau này khi đứa trẻ lớn lên, hãy tăng thêm thời gian. Bằng cách này các con đã bắt đầu gieo trồng hạt giống Dhamma, và đứa trẻ được phát triển trong một môi trường Dhamma.

Câu hỏi: Thầy đã bắt đầu cho dạy Anapana trong một vài trường học. Sự chỉ dạy này sẽ lợi ích thế nào cho trẻ em?

Trả lời: Thực ra toàn bộ sự chỉ dạy có một mục đích duy nhất: Ta phải sống được bình an và hài hòa đúng theo luật tự nhiên, không làm hại mình và người khác. Nghệ thuật sống này rất khó để học được ở tuổi già, vì vậy sự chỉ dạy phải bắt đầu vào lúc tuổi còn non. Tại trường học trẻ em nên học nghệ thuật sống một cuộc sống lành mạnh. Chúng có một cuộc đời dài trước mặt.

Các con bắt đầu dạy cho chúng làm cách nào để kiểm soát tâm. Cùng với sự ý thức về hơi thở cũng nên giải thích rằng: Các con phải sống một cuộc đời có đạo đức, nhờ đó chúng sẽ hiểu rằng: “Tôi không nên giết hại, tôi không nên trộm cắp...v.v.. Nhưng làm sao tôi có thể tránh được những điều đó? Tôi phải kiểm soát được tâm tôi. Và hãy xem, điều này thật hữu ích.” Đối tượng được đưa ra là phổ quát, do đó một thiền sinh từ bất cứ một giai cấp, bất cứ một cộng đồng, một tôn giáo nào đều có thể thực hành điều này.

Các con cũng có thể nói với chúng rằng chúng có thể phát triển những ý thức này về hơi thở và rồi chúng sẽ sống một cuộc sống tốt đẹp. Tới một giai đoạn xa hơn chúng có thể thanh lọc tâm tới một mức độ mà chúng sẽ sống một cuộc sống hoàn hảo, như vậy sẽ có một mục tiêu. Ví dụ tại trường học, khi trẻ em học những chữ cái với mục đích là để chúng trở thành những người có học sau này. Bây giờ chúng đã bắt đầu với nền tảng là Sila và hơi thở.

Câu hỏi: Thầy có nghĩ rằng với sự tập luyện này trẻ em sẽ thành những công dân tốt không?

Trả lời: Công dân tốt là gì? Một công dân tốt là người không hại chính mình và không hại những thành viên khác trong xã hội. Toàn thể sự giảng dạy chỉ cho thấy làm sao để sống một cuộc đời đạo đức. Nếu trẻ em bắt đầu học được điều này lúc còn nhỏ, khi chúng trở thành người lớn tự nhiên chúng sẽ sống một cuộc sống lành mạnh, một cuộc sống tốt lành. Đây là cách chúng có thể trở thành một công dân tốt.

Câu hỏi: Tại sao có sự cách biệt nam nữ trong khóa thiền?

Trả lời: Điều này sẽ không cần thiết nếu chúng ta tập với loại thiền khác mà áp đặt một lớp dày trên bề mặt của tâm, khiến cho các con quên mọi thứ trong thâm tâm.

Nhưng phương pháp này hoàn toàn khác hẳn. Ngay từ lúc khởi đầu chúng bắt đầu với sự giải phẫu của tâm, lấy ra những bất tịnh từ tầng lớp sâu thẳm nhất. Khi các con mổ một ung nhọt, chỉ có máu mủ trào ra, các con không thể trông đợi nước thơm chảy ra. Những máu mủ trong tâm là gì? Máu mủ tệ hại nhất mà các con có là đam mê tình dục. Toàn thể cảnh giới (Loka) mà các con sống gọi là kāma-loka, cảnh giới mà đam mê tình dục là chủ yếu. Ngay tại mức độ hiển nhiên các con ra đời là bởi vì sự kết hợp tình dục của cha mẹ. Nền tảng đam mê tình dục rất sâu ở bên trong. Và nếu đam mê tình dục trồi lên trên bề mặt, nó trở nên mạnh hơn cho một người nam khi người đó tiếp xúc với rung động của một người nữ. Khi một người nữ phát sinh đam mê, nó trở nên mạnh hơn vì tiếp xúc với rung động của người nam. Và nếu các con tiếp tục sống chung với nhau trong khi đang làm cuộc giải phẫu này, điều đó rất nguy hiểm. Nó sẽ làm hại các con. Thay vì các con thoát khỏi đam mê thì rất có thể các con sẽ làm gia tăng gấp bội đam mê. Như vậy tốt hơn nên giữ sự cách biệt nam nữ càng nhiều càng tốt. Đó là điều thiết yếu.

Câu hỏi: Các con thấy rằng những người nước ngoài hưởng được nhiều lợi lạc hơn những người Ấn Độ từ những khóa thiền Vipassana. Nếu so sánh họ dường như có kỷ luật hơn và thành thật hơn. Ngay như trong khi phục vụ họ thành thật hơn, vô vị lợi và sẵn sàng phục vụ trong bất cứ cương vị nào. Tại sao lại như thế?

Trả lờip: Sự giảng day của Dhamma là giống nhau cho tất cả mọi người, nhưng các con không thực tập. Do đó hãy tự xét mình: Tại sao các con không thực hành? Điều khó khăn là các con đã tham dự vào trò chơi cuồng điên về đức tin triết lý: “Có một linh hồn, có một thượng đế, tôi tin vào điều này”. Tất cả những cái đó trở thành một chướng ngại lớn. Và tất cả những người này không ít thì nhiều đã thoát khỏi sự điên khùng đó. Họ nghĩ: “Tôi ở đây để học hỏi phương pháp khiến cho tôi thanh lọc được tâm và làm cho tôi trở thành người tốt”. Do đó họ thực hành.

Hoặc là các con có sự ràng buộc này: “Tôi là một tín đồ Ấn giáo bảo thủ, tôi là một người đạo Jain thuần thành, tôi không thể cải đạo sang điều này”. Qua Vipassana các con không chuyển đổi sang Phật giáo, các con chuyển đổi sang Dhamma. Tuy nhiên câu hỏi này cứ tiếp tục tới trong tâm các con. Nếu các con không thể thoát khỏi những gông cùm này, các con sẽ không được giúp đỡ. Hãy thoát khỏi những ràng buộc này! Hãy hiểu rằng Dhamma là phổ quát. Nó giản dị là một nghệ thuật sống: Làm sao để phát triển sự làm chủ được tâm và làm sao để thanh lọc tâm nhờ đó chúng ta sống một cuộc sống lành mạnh. Một khi các con hiểu được điều đó, các con sẽ thực hành nhiều hơn. Và rồi tất cả những phẩm chất mà các con đề cập tới đối với người phương Tây chắc chắn cũng sẽ tới với các con, tự nhiên không kỳ thị ai cả.

Câu hỏi: Tại sao uống chỉ một ly rượu nhỏ là phạm giới?

Trả lời: Một ly sẽ trở thành nhiều hơn. Như vậy tại sao không tránh khỏi đó ngay từ lúc đầu.

Một khi ta trở nên nghiện ngập rất khó để thoát khỏi sự nghiện ngập. Tại sao không tránh những gì gây ra nghiện ngập?

Một lý do quan trọng khác là nếu một người thoát khỏi tất cả những chất gây say nghiện và đang tiến bộ trong hành thiền, nếu chỉ uống một chút ít rượu người đó sẽ lập tức cảm thấy có một chút dao động, và người đó cảm thấy không vui. Họ không thể uống rượu được.

Hãy hiểu rằng với kinh nghiệm của rất nhiều người đang tiến bộ, uống rượu đi ngược lại với Dhamma, ngược lại với sự thanh lọc của tâm. Sự vô minh khiến cho bất tịnh phát triển và những chất gây say nghiện liên quan mật thiết với sự vô minh. Chúng nhấn chìm tất cả sự hiểu biết của các con. Hãy thoát khỏi chúng càng sớm càng tốt.

Câu hỏi: Hầu hết mọi tổ chức khi trở nên lớn hơn đều quan tâm tới sự lớn mạnh và bành trướng của họ. Làm sao chúng ta có thể bảo vệ tổ chức Dhamma không phạm những lỗi lầm này?

Trả lời: Nguyên nhân của vấn đề nằm trong câu hỏi. Nếu những tổ chức này làm việc cho sự bành trướng của họ, họ đã bắt đầu thối rữa. Mục đích phải nhằm làm gia tăng lợi lạc của người khác. Khi đó sẽ có một chủ đích Dhamma tinh khiết và sẽ không có cơ hội mục nát.

Khi có một chủ đích Dhamma rằng: “Nguyện cho càng ngày càng có nhiều người được hưởng lợi lạc”, thì sẽ không có sự ràng buộc. Nhưng nếu các con muốn tổ chức của các con lớn mạnh, sẽ có sự ràng buộc và nó sẽ làm ô nhiễm Dhamma.

Câu hỏi: Đức Phật có cần thiết phải hành thiền ngay sau khi giải thoát không?

Trả lời: Có. Điều này cần thiết. Ngay khi ta trở thành một vị Phật, điều đó cũng có nghĩa rằng luật tự nhiên bắt đầu ưu đãi người này. Luật tự nhiên đối với cơ thể này là nó đang hủy hoại, đang chết dần. Thân thể cần sức mạnh, và khi một vị Phật đi vào trạng thái thiền của Nirbana và đi ra, người đó cảm thấy rằng toàn bộ cơ thể trở nên mạnh khỏe hơn. Nó hữu ích và vị này có thể làm việc nhiều hơn.

Cơ thể của một người làm việc rất nhiều suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ, trừ hai giờ hay hai giờ rưỡi khi người đó nằm xuống. Nghỉ ngơi một chút là cần thiết. Tâm được bình an, nhưng để cho thân thể được nghỉ ngơi tâm phải đi vào nội tâm và đạt đến trạng thái Nirbana. Khi một người ra khỏi kinh nghiệm Nirbana người đó trở nên tươi tỉnh.

Câu hỏi: Rõ ràng là trong thời kỳ của Đức Phật không có gì bí mật về sự thành tựu của những hành giả nghiêm túc. Nhưng trong tổ chức của chúng ta, thành quả không được thảo luận một cách công khai. Tại sao không làm điều này để làm cho những người mới bắt đầu trở nên hứng khởi?

Trả lời: Thành quả thực thụ là đạt tới giai đoạn Arahant. Hãy trở thành một Arahant, và thầy sẽ tuyên bố lớn rằng: “Hãy xem một trong những thiền sinh của thầy đã trở thành một Arahant, tất cả các con hãy tới!” Trừ khi các con trở thành một Arahant, nếu không thì thầy có thể tuyên bố được gì? [cười lớn].

Bây giờ sự lôi cuốn nhất là cách sống của các con đang thay đổi. Nếu các con trở thành những người tốt hơn, chắc chắn các con đã được củng cố trong Dhamma. Vậy là đủ rồi.

Câu hỏi: Tại Ấn Độ có rất nhiều loại thực hành tôn giáo, phong tục tập quán và giai cấp. Trong những trường hợp thế này Vipassana sẽ giúp ích bằng cách nào?

Trả lời: Vipassana là cách duy nhất để giúp ích trong tình huống như thế. Trong tất cả tông phái, cộng đồng, đức tin, giáo lý, nghi thức, và nghi lễ, có một điều phổ quát là: Mục đích để thanh lọc tâm tới một mức độ mà các con sẽ không làm hại chính mình và người khác. Giờ ta có thể thuộc vào bất cứ một cộng đồng nào, một niềm tin nào, nhưng mọi người có thể chấp nhận điều này một cách dễ dàng.

Một ví dụ: một số đông những linh mục và bà sơ công giáo tới với khóa thiền và một số người nói rằng: “Thầy đã giảng dạy Thiên chúa giáo dưới danh nghĩa của Đức Phật.” Mọi người đều muốn rằng tâm trở nên thanh tịnh. Tương tự như thế, cho dù ta là một người theo đạo Jain hay Ấn giáo hay bất cứ cái gì khác, nếu ta bắt đầu thực hành Vipassana, ta thấy rằng đó là phổ quát và tốt cho tất cả mọi người. Những khó khăn này sẽ trở thành vô nghĩa với người bắt đầu thực hành Vipassana. Và điều này sẽ mang lại đoàn kết cho một quốc gia, đoàn kết cho toàn thể nhân loại. Đó là một điều tốt để làm.

Câu hỏi: Thầy nói rằng chúng ta không nên tới với Vipassana để chữa bệnh. Tuy nhiên, chúng con thấy nhiều người bệnh đã tìm thấy lợi lạc. Tại sao thầy không khuyến khích điều này?

Trả lời: Chúng ta không ngăn người ta thoát khỏi sự đau ốm. Nhưng mục tiêu phải hết sức rõ ràng: Vipassana là để thanh lọc tâm, để tâm thoát khỏi mọi bệnh tật. Nếu mục tiêu chỉ để thoát khỏi một chứng bệnh nào đó, mục đích của các con đã sai và các con không tập một cách đúng đắn; trong mọi lúc sự chú tâm của các con sẽ chỉ chú ý vào chứng bệnh của mình. Khi sự chú tâm không đặt vào đối tượng mà đáng lẽ các con phải thực hành, các con sẽ không thể có lợi lạc. Các con sẽ không đạt được cái này hay cái khác.

Mục đích để thoát khỏi mọi bệnh tật của cuộc đời khiến cho các con không được hạnh phúc. Đúng thế, khi tâm được thanh lọc, những chứng bệnh về tinh thần sẽ mất đi, chúng không thể tồn tại, nhưng chúng ta không nói rằng những bệnh tật về thể xác sẽ được chữa. Một vài bệnh sẽ được chữa lành, nhưng mục tiêu là để thanh lọc tâm.

Câu hỏi: Trong một khóa thiền Vipassana những người không phải là cư sĩ có được phép cử hành những cách tu tập của tôn giáo họ trong một thời gian ngắn không? (Như là: sāmāyika, pratikramana, sandhyā, ..v.v...?)

Trả lời: Điều này rất tai hại. Hãy hiểu rằng tên của những cách tu tập được dùng ở đây - sāmāyika, pratikramana, kāyotsarga, sandhyā - tất cả đều là những lời của Dhamma thuần khiết, của Vipassana thuần khiết. Nhưng ngày nay tinh túy đã mất đi; nó chỉ là cái vỏ không hồn mà họ đang thực hành.

Ví dụ: Tại đầu nguồn của sông Hằng nước rất tinh khiết, nhưng nó trở nên bẩn hơn khi con sông chảy xuống dưới. Vào lúc con sông tới biển nước đã bị ô nhiễm tới độ các con không thể uống hay giặt quần áo bằng nước này. Bây giờ, cùng một thứ như thế được tìm thấy trong Dhamma: Nó bắt đầu với sự thuần khiết cực độ, nhưng khi nó đi xuống tất cả những loại ô nhiễm đi vào nó, và rồi nó không còn hữu hiệu nữa.

Dhamma phải giữ được sự tinh khiết. Tất cả những người có thực hành những nghi thức, nghi lễ phải hiểu rằng nghi lễ của họ là gì.

Một chữ được dùng là sāmāyika. Nghĩa đen của chữ này là tâm trở nên thăng bằng. Họ sẽ làm gì đối với sāmāyika này? Họ ngồi và lặp đi lặp lại một số câu trong 48 phút. Riêng đối với thì giờ mà nói, các con ngồi ở đây trong một tiếng đồng hồ các con có thể trú trọng tới samayaki nhiều hơn.

Nhưng trong 48 phút đó họ lặp lại một số câu nào đó mà không hiểu rằng điều này chỉ xảy ra ở trên mặt của tâm, tầng nhận thức của tâm. Bằng cách tụng niệm một lời nào đó, người ta thấy rằng tâm đã trở nên cân bằng. Cái phần nào của tâm? Chỉ có phần bề mặt của tâm. Toàn bộ tâm phải được thăng bằng và khi đó nó sẽ là samayika.

Toàn bộ tâm lúc nào cũng dao động. Mặc dù trên bề mặt đã trở nên an tĩnh, trong thâm tâm vẫn còn dao động - thèm muốn và chán ghét. Ngay từ lúc khởi đầu Vipassana đã giúp các con tập với bề sâu đó, và làm cho tầng lớp sâu nhất của tâm trở nên thăng bằng. Khi người ta hiểu rằng Vipassana không có gì khác hơn samayika, những rắc rối sẽ mất đi. Sự ràng buộc vào nghi thức, nghi lễ, tế tự, những lời tụng niệm, những câu chú - tất cả những cái đó làm ô nhiễm nước sông Hằng.

Tương tự như thế, một từ khác – kāyotsarga - có nghĩa là diệt trừ ràng buộc đối với thân này. Bây giờ các con làm gì? Một lần nữa các con ngồi xuống và bắt đầu tụng niệm. Tại tầng lớp ý thức các con tụng niệm và cảm thấy các con đang làm kāyotsarga. Vipassana sẽ đưa các con tới một giai đoạn khi các con không còn ràng buộc vào dù chỉ một vi tử rất nhỏ của cơ thể. Nó trở nên rất rõ ràng: Vipassana là kāyotsarga.

Tương tự như thế cho pratikramana. Chữ pratikramana có nghĩa là quay trở lại. Bây giờ các con ngồi xuống một lúc và nhớ lại, “Hôm nay tôi có những hành động bất thiện này bằng việc làm, bằng tâm ý và bằng lời nói. Ồ, nó xấu quá. Trong tương lai tôi sẽ không làm điều đó.” Nó rất tốt, nhưng phần nào của tâm đang làm những điều đó? Một lần nữa, chỉ có phần bề mặt của tâm. Sâu trong tầng lớp vô thức của tâm các con đang phạm cùng một lỗi lầm mà các con đang muốn sửa đồi. Thèm muốn và chán ghét có ở đó. Đây là gốc rễ. Nếu các con không thể loại trừ được những cái đó, tất cả những sự thanh lọc tâm tại tầng lớp bề mặt hoàn toàn không phải là pratikramana, có nghĩa là trở về với trạng thái ban đầu của sự thuần khiết.

Bậc giác ngộ nói rằng tâm tự nó là thanh tịnh: Hãy thoát khỏi bất tịnh và tâm sẽ thanh tịnh. Khi tâm ở trạng thái tinh khiết tự nhiên, nếu đột nhiên một cảm giác khó chịu nảy sinh và nó tạo ra cảm giác chán ghét đối với cảm giác này, rồi nó sẽ đi ra ngoài giới hạn của nó – atikramana. Các con nhớ, “Ồ, tâm đã đi khỏi giới hạn. Hãy mang nó trở lại bên trong phạm vi, nơi không có chán ghét. Ồ, nó đã đi tới nơi có thèm muốn. Hãy mang nó trở lại trong giới hạn nơi không có thèm muốn.” Đó là pratikramana. Và đây là những gì các con đang làm trong Vipassana. Nếu chúng ta khuyến khích người ta, “Thôi được, bởi vì các con không có lời thề nguyện, cứ tiếp tục,” thì các con làm hại họ.

Một chữ khác được dùng là sandhyā. Nghĩa đen là ngày và đêm kết hợp với nhau. Nghĩa sâu sa hơn là samyak-dhyāna, hành thiền theo đường lối đúng đắn. Đường lối đúng đắn có nghĩa là toàn bộ tâm phải được tập trung với sự thanh tịnh; Đây là sandhyā. Và những gì được làm lúc này? Dưới danh nghĩa của sandhyā các con tụng niệm một chữ nào đó trong vài phút; và các con đã làm xong công việc của mình. Vipassana cho các con samyak-dhyāna, sandhyā đích thực. Những người tham gia vào lễ nghi, nghi thức sẽ hiểu tất cả những điều này khi các con nói cho họ, “Hãy tập với cái này. Hãy bỏ qua sự phán xét trong mười ngày. Nếu quý vị tiếp tục cử hành những nghi thức, các vị sẽ không hiểu những gì đang giảng dạy nơi đây.”

Thầy đã gặp một vài trường hợp khi người ta đã thực hành Vipassana một thời gian và cũng cử hành những nghi thức, nghi lễ riêng của họ. Khi một vài lợi lạc có được nhờ thực hành Vipassana, họ nghĩ rằng, “Những lợi lạc này tới nhờ những nghi thức của tôi. Tôi quá hoàn hảo trong những nghi thức và nghi lễ của tôi.” Họ không hiểu rằng 100% những lợi lạc là do Vipassana. Nghi thức, nghi lễ và nhịn đói đều vô nghĩa. Chỉ trừ khi nào các con bỏ nó qua một bên và cố gắng thực tập, các con mới có thể phán xét Dhamma một cách thực sự.

Rồi một câu hỏi đã có trong một khóa thiền, khi một người cử hành những nghi lễ này. Để coi, nếu người đó tập với những nghi lễ và nghi thức và ra về, chúng ta có thể làm gì được? Ngay như sau đó các con biết được, các con không thể chạy theo họ. Người đó đã bỏ qua mọi lợi ích của Vipassana.

Nhưng nếu ta biết rằng một thiền sinh nào đó tiếp tục một nghi thức, nghi lễ trong khóa thiền, thì đầy lòng từ bi ta nói với họ rằng: “Không, điều đó có hại. Bạn phải chấm dứt. Bạn đã có lời thề không pha trộn phương pháp ít nhất là trong mười ngày này. Đừng làm nữa.” Mặc dù có những lời khuyến cáo lặp đi lặp lại, nếu có những ai không đồng ý, thì hãy nói họ ra về với tràn đầy lòng từ bi. Các con phải hết sức cứng rắn. Đây là lòng từ bi trong kỷ luật. Các con cứng rắn ðể giúp ngýời khác chứ không phải ðể tự thỏa mãn. Hãy cứng rắn với rất nhiều từ bi.

Câu hỏi: Họ có thể tiếp tục Vipassana cùng với cử hành nghi thức, nghi lễ sau khi rời khóa thiền không?

Trả lời: Nếu họ bắt đầu hiểu rằng, “Đây là một vỏ trống rỗng, và Vipassana là một tinh túy thực sự, tuy nhiên tôi không thể bỏ qua cái vỏ rỗng đó”, thì ít nhất họ phải giữ hai cái tách biệt. Hãy cử hành nghi thức hay nghi lễ, rồi sau đó nghỉ một thời gian rồi thực hành Vipassana. Họ có thể tiếp tục như thế, mặc dù nó không được tốt lành. Và rồi khi họ tiến bộ họ sẽ thoát khỏi những nghi thức, nghi lễ này. Nghi thức và nghi lễ không thể đi chung với Vipassana được.

Câu hỏi: Thước đo để đo được sotapanna (nhập lưu) là gì? Làm thế nào để biết được một người đã đạt tới giai đoạn này?

Trả lời: Có một số tiêu chuẩn. Điều quan trọng nhất là người đó đã chứng nghiệm được giai đoạn Niết bàn, có thể chỉ vài khoảnh khắc.

Bây giờ làm sao ta có thể kiểm soát được người này đã chứng nghiệm Niết bàn hay không? Có một số chỉ dẫn cho các thiền sư, cũng như một vài kinh nghiệm, theo đó ta kiểm chứng xem người nào đó đã đạt được trạng thái Niết bàn. Một số người có thể chứng nghiệm một sự bình an rất sâu, và cảm thấy, “Đây là một kinh nghiệm Niết bàn.” Nhưng vị thầy không có ở đó, hoặc một vị thầy không đủ kinh nghiệm để có thể kiểm tra đây có phải là Niết bàn thực sự hay không.

Nếu người nào đó đã thực sự chứng nghiệm Niết bàn, thì lối sống phải thay đổi. Ta phải trở nên tốt đẹp hơn trước đây. Chắc chắn một vài điều gì đó phải được hoàn toàn tẩy sạch ở trong tâm. Phải hoàn toàn tẩy sạch những nghi ngờ. Khi một người không đi hết toàn thể con đường, thì chắc chắn vẫn còn một số nghi ngờ: “Tôi đã đi đúng con đường hay không? Có thể có điều gì đó còn sai.” Nhưng một khi con đã đi hết toàn thể con đường, đã đi và vượt qua những hiện tượng của tâm và thân này, và chứng nghiệm được Niết bàn dù cho chỉ trong vài khoảnh khắc, làm sao còn có thể có nghi ngờ? Đây là một thước đo dùng để đo một người có trở thành Sotapanna hay không.

Một trạng thái khác là trong những bước khởi đầu của Dhamma người ta bắt đầu làm việc một cách cực đoan, với suy nghĩ rằng: “Bằng sự cực đoan này tôi sẽ được giải thoát.” Sự điên khùng này tự động sẽ mất đi bởi vì ta thực hành với con đường trung đạo và đạt đến đích. Ta nhận ra rằng: “Ồ, những sự cực đoan này là vô dụng. Nó thực sự là chướng ngại trong sự tiến bộ của tôi.” Những người như thế sẽ không bao giờ đi tới chỗ cực đoan mà càng lúc càng trở nên hoàn hảo hơn trên con đường trung đạo. Như vậy có hai hoặc ba tiêu chuẩn được thể hiện.

Câu hỏi: Tại sao lại có hại khi pha trộn phương pháp?

Trả lời: Mọi nghi thức, nghi lễ hay tế tự không là gì cả ngoài hình thức ô nhiễm của Dhamma tinh khiết. Nếu người ta không ngừng làm ô nhiễm sự tinh khiết của Vipassana, những ô nhiễm một lần nữa sẽ trở thành ưu thế trong tâm họ, “Điều này quan trọng hơn, tôi là một người theo đạo Jain, Hindu, Phật tử thuần thành, do đó những cái đó phải có ở đó.” Họ không thể có được lợi ích thực sự của Vipassana.

Một lý do khác là khoảng thời gian từ một bậc giác ngộ này đến một bậc giác ngộ khác là một khoảng thời gian trống ngắt quãng rất lớn. Trong khoảng thời gian trống đó đó phương pháp biến mất, nhưng những lời giảng dạy bằng cách nào đó vẫn còn tồn tại, mặc dù ý nghĩa thực thụ đã mất đi. Và nếu không thực tập, ngay cả Dhamma tinh khiết được giảng dạy bởi một đấng giác ngộ dần dần cũng biến thành một tông phái.

Đối với người đứng đầu một tông phái, số tín đồ trở nên quan trọng và mục tiêu là gia tăng con số này. Cho dù mọi người có được lợi ích thực sự hay không, điều này không quan trọng đối với vị đó. Nếu một trong những người tín đồ đòi hỏi phải có phương pháp, vị đó sẽ giải thích những chữ còn sót lại theo ý nghĩ riêng của người đó, và chỉ dạy phương pháp mà không hiểu ý nghĩa thực sự của những chữ này. Ước nguyện của ông ta là để giữ cho những tín đồ được vui lòng trong tông phái của ông ta. Và bây giờ điều đó bắt đầu, người ta bị ràng buộc vào đó, “Điều này đã được ban phát từ vị thầy tuyệt diệu, là người chắc chắn đã tiếp xúc với một bậc giác ngộ, do đó những gì ông ta nói là hoàn toàn đúng.”

Dhamma trở nên ô nhiễm do những người khởi sự không biết làm sao để thanh lọc tâm ở chiều sâu. Họ tìm ra một vài cách ở đây hay kia, và bắt đầu những điều này. Nếu những điều này được thêm vào Vipassana thì Vipassana sẽ ô nhiễm. Sự hữu hiệu của Dhamma tinh khiết chắc chắn sẽ mất đi.

Bây giờ những gì sẽ được thêm vào? Nếu ai đó muốn an tĩnh tâm, người đó sẽ được bảo rằng: “Được, bạn nên tụng niệm những chữ này.” Và cái chữ được đưa ra là cái tên của người đã bắt đầu một tông phái đặc biệt nào đó, “… bởi vì ông ta là một người giác ngộ.” Do đó mỗi một tông phái sẽ lặp đi lặp lại một cái tên nào đó. Bây giờ ta trở nên an tĩnh bởi vì những chữ này được lăp đi lặp lại. Họ nghĩ; “À, truyền thống của chúng ta rất tuyệt diệu. Nó cho chúng ta những bình an như thế.” Nhưng họ đã đánh mất tinh túy thực sự của Dhamma.

Dhamma là gì? Mục tiêu là để thoát ra khỏi vòng luân hồi, tiến trình của sinh và tử. Mỗi lúc các con tạo ra sankhara bằng cách phản ứng lại cảm giác dễ chịu hay khó chịu, các con đang đẩy bánh xe này. Nếu các con không đi đến nơi gốc rễ của sự thèm muốn và chán ghét mà chỉ làm việc tại bề mặt của tâm thì sự thèm muốn và chán ghét của các con vẫn tiếp diễn. Khi các con tụng niệm một chữ chỉ có bề mặt của tâm là đang tụng niệm. Trong thâm tâm toàn thể tiến trình vẫn giống như cũ.

Bây giờ nếu các con thêm điều này vào Vipassana, điều gì sẽ xảy ra? Mỗi từ đều có rung động riêng của chúng, và nếu các con tiếp tục tụng niệm cùng một chữ toàn bộ cơ thể sẽ bao trùm trong những rung động mà các con tạo ra. Nó tốt trên bề mặt, nó giống như một cái màn chắn không cho những rung động xấu đi vào. Nhưng các con đã quên không thực hành với sự rung động của chính mình.

Phương pháp thiền Vipassana là để thay đổi khuôn mẫu thói quen tại tầng lớp sâu thẳm nhất của tâm. Khi các con lặp lại một từ, các con không thay đổi khuôn mẫu thói quen. Bởi vì các con không biết những rung động gì đến, khi có một điều gì đó như là sự dễ chịu hay khó chịu. Các con không biết các con đang phản ứng như thế nào đối với những rung động tự nhiên và nó tiếp tục xảy ra sâu tận bên trong thân và tâm của các con. Các con sẽ dựng lên một màn chắn bằng những rung động tự tạo và không có thật. Các con tạo ra một chướng ngại cho chính mình.

Những loại ô nhiễm nào có ở đó? Các con có thể ngồi xuống và tưởng tượng điều gì đó, tâm của các con được tập trung với hình ảnh này. Bây giờ làm sao các con tới được giai đoạn khi các con quan sát thèm muốn và chán ghét nảy sinh ở tầng lớp sâu thẳm nhất? Các con đã chuyển hướng tâm nhận thức tới một đối tượng tưởng tượng, và quên bẵng đi cái tâm vô thức của mình.

Có một khó khăn khác là: Toàn bộ phương pháp để khảo sát sự thực bên trong chính mình bằng cách làm tan rã toàn thể hiện tượng tâm và thân. Chỉ sau đó các con mới có thể tới giai đoạn vượt ra bên ngoài tâm và thân. Và bây giờ các con tạo ra một ảo giác mới, một hình ảnh tưởng tượng, và con không làm điều gì để làm tan rã chúng. Làm sao con có thể thoát khỏi sự vô minh? Tất cả những sự thực tự tạo này là sự vô minh, nó khiến cho các con nghĩ rằng đây là “tôi, của tôi.” Chỉ khi những cái đó phân tán và tan rã các con sẽ hiểu nó là những vi tử, những gợn sóng, những rung động. Khi các con tới giai đoạn này các con sẽ thấy rằng toàn thể cấu trúc tâm và thân là không có thực chất.

Bởi vậy những người đã hiểu Dhamma một cách đúng đắn phải cẩn trọng. Các con không nên thêm bất cứ một cái gì chỉ để làm hài lòng những tín đồ của những đức tin truyền thống hoặc những triết lý.

Dhamma là hoàn chỉnh; hoàn toàn không có gì để thêm vào - kevalam paripunnam. Đó là parisuddham, có nghĩa là không được lấy ra bất cứ một cái gì. Hãy giữ nó được paripunna và parisuddha và các con sẽ được tất cả những lợi lạc.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.44.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...