Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận »» Phần I. Các văn bản Tâm kinh »»
1. Bản Phạn văn dạng IAST
prajñāpāramitāhṛdayasūtram
|| namaḥ sarvajñāya ||
Āryāvalokiteśvaro bodhisattvo gambhῑraṃ prajñāpāramitācaryāṃ caramāṇo vyavalokayati sma: pañcaskandhāstāṃśca svabhāvaśūnyānpaśyati sma.
iha Ṥāriputra rūpaṃ śūnyatā śūnyataiva rūpaṃ rūpānna pṛthakśūnyatā śūnyatāyā na pṛthagrūpaṃ yadrūpaṃ sā śūnyatā yā śūnyatā tadrūpaṃ. evameva vedanāsaṃjñāsaṃskāravijñānam.
iha Ṥāriputra sarvadharmāḥ śūnyatālakṣaṇā anutpannā aniruddhā amalā avimalā anūnā aparipūrṇāḥ.
tasmācchāriputra śūnyatāyāṃ na rūpaṃ na vedanā na saṃjñā na saṃskārā na vijñānam, na cakṣuḥśrotraghrāṇajihvākāyamanāṃsi na rūpaśabdagandharasaspraṣṭavyadharmā na cakṣurdhāturyāvanna manovijñānadhāturnāvidyā nāvidyākṣayo yāvanna jarāmaraṇaṃ na jarāmaraṇakṣayo na duḥkhasamudayanirodhamārgā na jñānaṃ na prāptirnāprāptiḥ.
tasmācchāriputra aprāptitvādbodhisattvaḥ prajñāpāramitāmāśritya viharatyacittāvaraṇaḥ. cittāvaraṇanāstitvādatrasto viparyāsātikrānto. niṣṭhanirvāṇaḥ.
tryadhvavyavasthitāḥ sarvabuddhāḥ prajñāpāramitāmāśrityānuttarāṃ samyaksambodhimabhisambuddhāḥ.
tasmājjñātavyaṃ prajñāpāramitā mahāmantro mahāvidyāmantro ´nuttara-mantro ´samasamamantraḥ sarvaduḥkhapraśamanaḥ satyamamithyatvāt. prajñāpāramitāyāmukto mantraḥ. tadyathā oṃ gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā.
iti prajñāpāramitāhṛdayasūtraṃ samāptam
Lưu ý: Bản Phạn văn này là bản chỉnh lại từ bản IAST của Edward Conze, trong Thirty Years of Buddhist Studies, Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Lmt. New Delhi, 2000, pp. 148-153
2. Nguyên bản Phạn văn (Devanāgarī)
3. Bản Hán dịch của ngài Huyền Trang
般若波羅蜜多心經
觀自在菩薩。行深般若波羅蜜多時。照見五蘊皆空。度一切苦厄。
舍利子。色不異空。空不異色。色即是空。空即是色。受想行識亦復如是。
舍利子。是諸法空相。不生不滅。不垢不淨不增不減。是故空中。無色。無受想行識。無眼耳鼻舌身意。無色聲香味觸法。無眼界。乃至無意識界。無無明。亦無無明盡。乃至無老死。亦無老死盡。無苦集滅道。無智亦無得。
以無所得故。菩提薩埵。依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅槃。三世諸佛。依般若波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提。
故知般若波羅蜜多。是大神咒。是大明咒是無上咒。是無等等咒。能除一切苦。真實不虛。
故說般若波羅蜜多咒即說咒曰。
揭帝,揭帝,般羅揭帝,般羅僧揭帝,菩提僧莎訶。
Dịch âm Hán Việt
Bát-nhã ba-la-mật-đa Tâm kinh
Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách.
Xá-lợi tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thụ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Xá-lợi tử! Thị chư pháp không tướng bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh, diệc vô vô minh tận; nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố; viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-Bồ-đề.
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư. Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, Bồ-đề tát-bà-ha.
4. Bản Hán dịch của ngài Cưu-ma-la-thập
摩訶般若波羅蜜大明呪經
觀世音菩薩,行深般若波羅蜜時,照見五陰空,度一切苦厄。
舍利弗!色空故無惱壞相,受空故無受相,想空故無知相,行空故無作相,識空故無覺相。
何以故?舍利弗!非色異空,非空異色。色即是空,空即是色。受想行識亦如是。
舍利弗!是諸法空相,不生不滅,不垢不淨,不增不減。是空法,非過去、非未來、非現在。
是故空中無色,無受、想、行、識,無眼、耳、鼻、舌、身、意,無色、聲、香、味、觸、法,無眼界乃至無意識界,無無明亦無無明盡,乃至無老死無老死盡,無苦、集、滅、道,無智亦無得。以無所得故,菩薩依般若波羅蜜故,心無罣礙。無罣礙故,無有恐怖,離一切顛倒夢想苦惱,究竟涅槃。三世諸佛依般若波羅蜜故,得阿耨多羅三藐三菩提。
故知般若波羅蜜是大明呪,無上明呪,無等等明呪,能除一切苦,真實不虛。故說般若波羅蜜呪。即說呪曰:
竭帝竭帝波羅竭帝波羅僧竭帝菩提僧莎呵
摩訶般若波羅蜜大明呪經
Dịch âm Hán Việt
Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật Đại minh chú kinh
Quán Thế Âm Bồ Tát, hành thâm Bát-nhã ba-la-mật thời, chiếu kiến ngũ ấm không, độ nhất thiết khổ ách. Xá-lợi-phất! Sắc không cố vô não hoại tướng, thọ không cố vô thọ tướng, tưởng không cố vô tri tướng, hành không cố vô tác tướng, thức không cố vô giác tướng.
Hà dĩ cố? Xá-lợi-phất! Phi sắc dị không, phi không dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc như thị.
Xá-lợi-phất! Thị chư pháp không tướng, bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị không pháp, phi quá khứ, phi vị lai, phi hiện tại. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc vô vô minh tận; nãi chí vô lão tử vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Tát y Bát-nhã ba-la-mật cố, tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, ly nhất thiết điên đảo mộng tưởng khổ não, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã ba-la-mật cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.
Cố tri Bát-nhã ba-la-mật thị đại minh chú, vô thượng minh chú, vô đẳng đẳng minh chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư. Cố thuyết Bát-nhã ba-la-mật chú, tức thuyết chú viết:
Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật Đại minh chú kinh
5. Bản Việt dịch của Hòa thượng Thích Trí Thủ
Bồ tát Quán tự tại khi hành Bát nhã ba la mật đa sâu xa soi thấy năm uẩn đều không, vượt qua mọi khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.
Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên, trong không, không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh cũng không vô minh hết; cho đến không già chết, cũng không già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí cũng không đắc.
Bởi không sở đắc, Bồ tát nương Bát nhã ba la mật đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo niết bàn. Chư Phật ba đời nương Bát nhã ba la mật đa nên chứng a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Nên biết Bát nhã ba la mật đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật vì không dối.
Nên nói chú Bát nhã ba la mật đa, nên nói chú rằng: Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha.
6. Bản Việt dịch của Quảng Minh
Bồ-tát Quán Tự Tại khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật sâu xa, soi thấy năm uẩn đều Không, vượt mọi khổ ách.
Xá-lợi Tử! Sắc chẳng khác Không. Không chẳng khác sắc. Sắc tức là Không, Không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, cũng lại như vậy.
Xá-lợi Tử! Tướng Không của các pháp ấy không sinh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt. Thế nên, trong Không không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến không ý thức giới; không vô minh và không sự diệt tận của vô minh; cho đến không lão tử và không sự diệt tận của lão tử; không khổ, tập, diệt, đạo; không quán trí và không thủ đắc.
Vì không thủ đắc nên Bồ-tát y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa thì tâm không bị chướng ngại; không bị chướng ngại thì không có khiếp sợ, xa lìa mọi điên đảo mộng tưởng, được cứu cánh Niết-bàn. Chư Phật trong ba đời y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa thì được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Nên biết Bát-nhã ba-la-mật-đa là thần chú vĩ đại, là chú rất sáng chói, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ được mọi khổ não, chân thật không hư dối, nên được gọi là chú Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Nên thuyết chú rằng: Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, bồ-đề, tăng sa-ha.
7. Bản Việt dịch của Nguyễn Minh Tiến
Bồ Tát Quán Tự Tại khi hành trì pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thấy rõ năm uẩn đều là không, nhờ đó vượt qua hết thảy mọi khổ ách.
Này Xá-lợi tử! Sắc [uẩn] chẳng khác với Không, Không cũng chẳng khác với sắc [uẩn]. Sắc [uẩn] chính là Không, Không cũng chính là sắc [uẩn]. Đối với [các uẩn khác như] thọ, tưởng, hành và thức cũng đều như thế.
Này Xá-lợi tử! Vì thế nên tướng Không của các pháp vốn không sanh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt.
Cũng vì thế nên trong tánh Không chẳng có sắc [uẩn], chẳng có thọ [uẩn], tưởng [uẩn], hành [uẩn], thức [uẩn]; chẳng có [các giác quan như] mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; chẳng có [các đối tượng để giác quan nhận biết như] hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, sự xúc chạm, các pháp; chẳng có các phạm trù [tiếp xúc giữa] mắt [với hình sắc] cho đến phạm trù [tiếp xúc giữa] ý thức [với các pháp]; chẳng có [cả Mười hai nhân duyên như từ] vô minh và sự chấm dứt của vô minh cho đến già chết và sự chấm dứt của già chết; chẳng có [cả Bốn chân đế như] khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, sự chấm dứt khổ đau và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau; chẳng có trí tuệ cũng chẳng có sự chứng đắc.
Do [nhận thức được rằng] không có sự chứng đắc nên Bồ Tát y theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa và đạt đến tâm thức thông suốt không còn chướng ngại; nhờ tâm thức không chướng ngại nên không có sự sợ sệt hoảng hốt, xa lìa những mộng ảo suy tưởng trái ngược với sự thật, rốt ráo đạt đến Niết-bàn.
Chư Phật trong ba đời [quá khứ, hiện tại và vị lai] đều y theo pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Vì thế biết rằng [thần chú lưu xuất từ pháp môn] Bát-nhã ba-la-mật-đa là thần chú quan trọng nhất, là thần chú sáng suốt nhất, là thần chú cao trổi nhất, là thần chú không gì so sánh được, có khả năng dứt trừ hết thảy mọi khổ não, chân thật không hư dối.
Do đó tuyên thuyết thần chú Bát-nhã ba-la-mật-đa như thế này: Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, bồ-đề, tát-bà-ha.
8. Bản dịch Anh ngữ của Edward Conze
Om homage to the perfection of wisdom the lovely, the holy!
Avalokita, the holy lord and bodhisattva, was moving in the deep course of the wisdom which has gone beyond.
He looked down from on high, he beheld but five heaps, and he saw that in their own-being they were empty.
Here, o Sariputra, Form is emptiness and the very emptiness is form; Emptiness does not differ from form, form does not differ from emptiness, whatever is emptiness, that is form. The same is true of feelings, perceptions, impulses, and consciousness.
Here, o Sariputra, all dharmas are marked with emptiness; They are not produced or stopped, not defiled or immaculate, not deficient or complete.
Therefore, o sariputra, in emptiness there is no form nor feeling, nor perception, nor impulse, nor consciousness; no eye, ear, nose, tongue, body, mind; no forms, sounds, smells, tastes, touchables or objects of mind; no sight-organ element, and so forth, until we come to: No mind-consciousness element; there is no ignorance, no extinction of ignorance, and so forth, until we come to: there is no decay and death, no extinction of decay and death. There is no suffering, no origination, no stopping, no path. There is no cognition, no attainment and no non-attainment.
Therefore, o sariputra, it is because of his non-attainmentness that a bodhisattva, through having relied on the perfection of wisdom, dwells without thought-coverings. In the absence of thought-coverings he has not been made to tremble, he has overcome what can upset, and in the end he attains to nirvana.
All those who appear as buddhas in the three periods of time fully awake to the utmost, right and perfect enlightenment because they have relied on the perfection of wisdom.
Therefore one should know the prajnaparamita as the great spell, the spell of great knowledge, the utmost spell, the unequalled spell, allayer of all suffering, in truth -- for what could go wrong? By the prajnaparamita has this spell been delivered. It runs like this:
Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha.
(Gone, gone, gone beyond, gone altogether beyond, o what an awakening, all-hail!)
9. Bản dịch Anh ngữ của Rulu
As Avalokiteśvara Bodhisattva went deep into prajñā-pāramitā, he saw in his illumination the emptiness of the five aggregates, [the realization of] which delivers one from all suffering and tribulations.
“Śāriputra, form is no different from emptiness; emptiness is no different from form. In effect, form is emptiness and emptiness is form. The same is true for sensory reception, perception, mental processing, and consciousness. Śāriputra, dharmas, with empty appearances, have neither birth nor death, neither impurity nor purity, neither increase nor decrease.
“Therefore, in emptiness there is no form, nor sensory reception, perception, mental processing, or consciousness; no eye, ear, nose, tongue, body, or mental faculty, nor sights, sounds, scents, flavors, tactile sensations, or mental objects; no spheres, from eye sphere to mental consciousness sphere. There is neither ignorance nor ending of ignorance, neither old age and death nor ending of old age and death. There is no suffering, accumulation [of afflictions], cessation [of suffering], or the path. There is neither wisdom-knowledge nor attainment because there is nothing to attain.
“Bodhisattvas, because they rely on prajñā-pāramitā, have no hindrances in their minds. Without hindrance, they have no fear. Staying far from inverted dreaming and thinking, they will ultimately attain nirvāṇa. Buddhas of the past, present, and future, because they rely on prajñā-pāramitā, all attain anuttara-samyak-saṁbodhi.
“Hence, we know that the Prajñā-Pāramitā [Mantra] is the great spiritual mantra, the great illumination mantra, the unsurpassed mantra, the unequaled mantra, which can remove all suffering. It is true, not false. Hence the Prajñā-Pāramitā Mantra is pronounced. Then the mantra goes:
Gate gate pāragate pāra-saṁgate bodhi svāhā”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.113.189 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập