Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Kinh Phổ Môn »» PHẦN DỊCH NGHĨA »»
(Dao Tần, Tam Tạng Pháp Sư Cưu-ma-la-thập vâng chiếu dịch)
Lúc ấy, Bồ Tát Vô Tận Ý từ chỗ ngồi đứng dậy, vén tay áo bên vai mặt, quỳ xuống chắp tay cung kính bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà Bồ Tát Quán Thế Âm có danh hiệu ấy?”
Phật bảo Bồ Tát Vô Tận Ý rằng: “Thiện nam tử! Nếu có vô số trăm ngàn vạn ức chúng sanh đang chịu đựng các điều khổ não, hết lòng xưng danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, ngài liền lắng nghe theo âm thanh đó mà giải thoát cho hết thảy.
“Nếu có người trì niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, dù cho nhảy vào lửa dữ, lửa cũng không thiêu đốt được.
“Nếu bị trôi dạt theo dòng nước lớn, niệm danh hiệu ngài liền gặp chỗ nước cạn.
“Như có trăm ngàn vạn ức chúng sanh vì muốn tìm vàng bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, các thứ bảo vật... liền đi ra biển cả, bỗng có cơn bão lớn xô đẩy thuyền trôi dạt vào cõi quỷ la-sát. Trong số ấy chỉ cần có một người xưng danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm thì hết thảy mọi người liền được thoát khỏi nạn quỷ la-sát. Do nhân duyên như vậy, nên Bồ Tát Quán Thế Âm mới có danh hiệu ấy.
“Thiện nam tử! Nếu có người bị kẻ khác đánh hại, niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, những dao gậy của kẻ kia liền tự hư hoại, nhờ đó được giải thoát.
“Giả sử như trong cõi tam thiên đại thiên thế giới đầy dẫy những loài quỷ dữ Dạ-xoa, La-sát luôn muốn hại người. Nghe xưng danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm rồi, những loài quỷ ấy chẳng dám lấy mắt dữ nhìn người, huống hồ là làm hại?
“Nếu có người bị gông cùm xiềng xích, hoặc có tội, hoặc vô tội, khi xưng danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, gông cùm xiềng xích đều tự nhiên tan rã, liền được giải thoát.
“Giả sử như trong cõi Tam thiên đại thiên thế giới đầy dẫy những bọn giặc cướp. Có một thương chủ cùng những thương nhân khác mang các loại hàng hóa quý giá đi qua quãng đường nguy hiểm. Trong những người ấy, có một người nói rằng: ‘Các vị, xin đừng hoảng hốt. Chúng ta nên hết lòng mà xưng danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. Vị Bồ Tát này thường mang sự an ổn đến cho hết thảy chúng sanh. Nếu chúng ta xưng danh hiệu ngài, tất được thoát khỏi nạn giặc cướp.’ Những người buôn trong đoàn nghe như vậy rồi liền cùng nhau xưng niệm: Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Xưng danh hiệu Bồ Tát rồi, liền được giải thoát.
“Vô Tận Ý! Sức oai thần của Bồ Tát Quán Thế Âm mạnh mẽ như thế đó.
“Nếu có người mê đắm chuyện dâm dục, thường cung kính niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, liền bỏ được sự dâm dục.
“Nếu có người hay nóng giận, thường cung kính niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, liền bỏ được sự nóng giận.
“Nếu có người tâm tánh ngu si, thường cung kính niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, liền bỏ được sự ngu si.
“Vô Tận Ý! Bồ Tát Quán Thế Âm có sức oai thần như vậy, thường làm lợi ích. Vì vậy chúng sanh nên thường niệm tưởng danh hiệu của ngài.
“Nếu có người muốn sanh con trai, cúng dường lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm, liền sanh được con trai có trí huệ, phước đức. Nếu muốn sanh con gái, liền sanh con gái xinh đẹp, nết na, được người người yêu chuộng.
“Vô Tận Ý! Bồ Tát Quán Thế Âm có sức thần như vậy. Nếu có người cung kính lễ bái, được phước đức đúng thật như thế. Vì vậy hết thảy chúng sanh đều nên thọ trì danh hiệu ngài.
“Vô Tận Ý! Nếu có người thọ trì danh hiệu các vị Bồ Tát nhiều như số cát sáu mươi hai ức sông Hằng, lại trọn đời dâng cúng các món ăn thức uống, quần áo, giường ghế, thuốc thang. Ý ông nghĩ sao? Người ấy được phước đức nhiều chăng?”
Vô Tận Ý thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Thật là nhiều lắm.”
Phật nói: “Lại nếu như có người khác thọ trì danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm, thậm chí chỉ một lần cúng dường lễ bái mà thôi. Phước đức của hai người ấy so ra chẳng khác gì nhau, trong trăm ngàn vạn ức kiếp đều chẳng thể cùng tận.
“Vô Tận Ý! Thọ trì danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm được sự lợi ích, phước đức không thể đo lường, không có giới hạn.”
Bồ Tát Vô Tận Ý bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Bồ Tát Quán Thế Âm đi khắp cõi thế giới Ta-bà này như thế nào? Vì chúng sanh mà thuyết pháp như thế nào? Sức phương tiện hóa hiện ra sao?”
Phật bảo Bồ Tát Vô Tận Ý: “Thiện nam tử! Nếu có những cõi nước mà chúng sanh nơi ấy phải dùng thân Phật mới độ thoát được, Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện ra thân Phật để thuyết pháp.
“Nếu phải dùng thân Phật Bích-chi mới độ thoát được, liền hiện ra thân Phật Bích-chi để thuyết pháp.
“Nếu phải dùng thân Thanh văn mới độ thoát được, liền hiện ra thân Thanh văn để thuyết pháp.
“Nếu phải dùng thân Phạm vương mới độ thoát được, liền hiện ra thân Phạm vương để thuyết pháp.
“Nếu phải dùng thân Đế-thích mới độ thoát được, liền hiện ra thân Đế-thích để thuyết pháp.
“Nếu phải dùng thân Tự tại thiên mới độ thoát được, liền hiện ra thân Tự tại thiên để thuyết pháp.
“Nếu phải dùng thân Đại tự tại thiên mới độ thoát được, liền hiện ra thân Đại tự tại thiên để thuyết pháp.
“Nếu phải dùng thân Thiên đại tướng quân mới độ thoát được, liền hiện ra thân Thiên đại tướng quân để thuyết pháp.
“Nếu phải dùng thân Tỳ-sa-môn mới độ thoát được, liền hiện ra thân Tỳ-sa-môn để thuyết pháp.
“Nếu phải dùng thân tiểu vương mới độ thoát được, liền hiện ra thân tiểu vương để thuyết pháp.
“Nếu phải dùng thân trưởng giả mới độ thoát được, liền hiện ra thân trưởng giả để thuyết pháp.
“Nếu phải dùng thân cư sĩ mới độ thoát được, liền hiện ra thân cư sĩ để thuyết pháp.
“Nếu phải dùng thân tể quan mới độ thoát được, liền hiện ra thân tể quan để thuyết pháp.
“Nếu phải dùng thân bà-la-môn mới độ thoát được, liền hiện ra thân bà-la-môn để thuyết pháp.
“Nếu phải dùng thân tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di mới độ thoát được, liền hiện ra thân tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di để thuyết pháp.
“Nếu phải dùng thân phụ nữ là trưởng giả, cư sĩ, tể quan, bà-la-môn mới độ thoát được, liền hiện ra những thân phụ nữ như vậy để thuyết pháp.
“Nếu phải dùng thân đồng nam, đồng nữ mới độ thoát được, liền hiện ra thân đồng nam, đồng nữ để thuyết pháp.
“Nếu phải dùng những thân trời, người, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lầu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già... mới độ thoát được, liền hiện ra những thân như vậy để thuyết pháp.
“Nếu phải dùng thân thần Chấp kim cang mới độ thoát được, liền hiện ra thân thần Chấp kim cang để thuyết pháp.
“Vô Tận Ý! Bồ Tát Quán Thế Âm thành tựu những công đức như vậy, hóa hiện ra đủ loại hình tướng ở khắp các cõi nước mà độ thoát cho chúng sanh. Vì vậy nên các ông nên hết lòng mà cúng dường ngài. Bồ Tát Quán Thế Âm trong những lúc nguy cấp tai ương thường mang đến sự an ổn cho chúng sanh, nên cõi Ta-bà này xưng hiệu ngài là Thí Vô Úy.”
Bồ Tát Vô Tận Ý bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Nay con xin cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm.” Liền cởi xâu chuỗi bằng hạt châu anh lạc trị giá trăm ngàn lượng vàng mà dâng lên Bồ Tát Quán Thế Âm, thưa rằng: “Xin ngài nhận lấy món pháp thí trân bảo anh lạc này.”
Bấy giờ, Bồ Tát Quán Thế Âm từ chối chẳng nhận.
Bồ Tát Vô Tận Ý lại thưa rằng: “Xin ngài vì thương đến chúng tôi mà nhận lấy xâu chuỗi anh lạc này.”
Phật bảo Bồ Tát Quán Thế Âm: “Nên thương đến Bồ Tát Vô Tận Ý và Bốn chúng, cùng với các loài trời, người, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lầu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già mà thọ nhận chuỗi anh lạc ấy.”
Ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm vì lòng thương đến Bồ Tát Vô Tận Ý và Bốn chúng, cùng với hết thảy các loài trời, rồng, cho đến loài người, loài chẳng phải người... liền thọ nhận chuỗi anh lạc ấy, chia làm hai phần. Một phần cúng dường đức Phật Thích-ca Mâu-ni, một phần cúng dường tháp Phật Đa Bảo.
“Vô Tận Ý! Bồ Tát Quán Thế Âm có sức thần tự tại hóa hiện khắp cõi thế giới Ta-bà.”
Bấy giờ, Bồ Tát Vô Tận Ý đọc kệ thưa hỏi rằng:
“Đức Thế Tôn đủ đầy diệu tướng,
Con nay xin thưa hỏi đôi lần.
Có Bồ Tát tên Quán Thế Âm,
Nhân duyên gì xưng danh hiệu ấy?”
Đức Thế Tôn đủ đầy diệu tướng,
Kệ đáp rằng: “Ông hãy lắng nghe,
Bồ Tát Quán Thế Âm hạnh nguyện,
Cũng rộng sâu như biển, như trời.
Khéo hóa hiện nơi nơi, chốn chốn,
Trải bao đời dễ biết hết sao?
Vốn đã gặp muôn ngàn đức Phật,
Phát khởi lời nguyện lớn sạch trong.
Ta nay sẽ vì ông lược nói:
Dù nghe tên hay được thấy người,
Trong tâm niệm tưởng hoài không dứt,
Liền diệt đi khổ nạn muôn phần.
Hoặc có người khởi tâm hãm hại
Đem bỏ vào hầm lửa đốt thiêu.
Nhờ sức niệm Quán Âm cứu độ,
Hầm lửa kia liền hóa ao lành.
Hoặc trôi dạt giữa vùng biển cả,
Gặp quỷ, thần, rồng, cá khốn nguy.
Nhờ sức niệm Quán Âm cứu độ,
Sóng dữ kia chẳng thể hại mình.
Hoặc từ trên đỉnh núi Tu-di,
Bị kẻ ác đẩy xô rơi xuống.
Nhờ sức niệm Quán Âm cứu độ,
Như mặt trời vững giữa hư không.
Hoặc bị kẻ ác tâm rượt đuổi,
Trốn chạy vào tận núi Kim cang.
Nhờ sức niệm Quán Âm cứu độ,
Dù mảy lông chẳng tổn hại gì.
Hoặc gặp phải những phường giặc cướp,
Cầm gậy dao chỉ chực hại người.
Nhờ sức niệm Quán Âm cứu độ,
Giặc cướp kia liền khởi lòng lành.
Hoặc bị nạn vua quan hãm hại,
Chịu thọ hình sắp phải đầu rơi.
Nhờ sức niệm Quán Âm cứu độ,
Đao kiếm liền tự hủy hoại ngay.
Hoặc chịu những oan khiên tù ngục,
Phải gông cùm xiềng xích tay chân.
Nhờ sức niệm Quán Âm cứu độ,
Liền tự nhiên được thoát ngục tù.
Hoặc bị những tà ma chú thuật,
Thuốc độc dùng làm hại đến thân.
Nhờ sức niệm Quán Âm cứu độ,
Tai ách kia trả lại cho người.
Hoặc gặp phải nạn tai la-sát,
Với quỷ thần, rồng độc hiểm nguy.
Nhờ sức niệm Quán Âm cứu độ,
Hết thảy đều chẳng hại đến thân.
Hoặc bị hại bởi loài thú dữ,
Lấy vuốt, nanh đe dọa khiếp hồn.
Nhờ sức niệm Quán Âm cứu độ,
Thú dữ kia liền phải chạy xa.
Hoặc có những rắn, trăn, rết dữ,
Khí độc phun như lửa khói xông.
Nhờ sức niệm Quán Âm cứu độ,
Theo âm thanh liền tự phản hồi.
Hoặc gặp lúc gió giông sấm dậy,
Mưa ngập trời nước lũ trào dâng.
Nhờ sức niệm Quán Âm cứu độ,
Ngay tức thời hết thảy tiêu tan.
Chúng sanh gặp biết bao khổ nạn,
Bao hiểm nguy rình rập quanh mình.
Sức thần của Quán Âm diệu trí,
Thường cứu nguy bạt khổ thế gian.
Đầy đủ sức thần thông biến hóa,
Lại rộng tu phương tiện trí minh.
Gần xa khắp mười phương cõi nước,
Chẳng nơi nào ngài chẳng hiện thân.
Các đường dữ súc sanh, ngạ quỷ,
Hoặc là nơi địa ngục khốn cùng.
Chịu những khổ sanh, già, bệnh, chết,
Quán Âm liền cứu vớt dần cho.
Chỗ niệm tưởng sạch trong, chân thật,
Trí huệ thêm rộng lớn bao la,
Lòng lân mẫn xót thương tất cả,
Khiến chúng nhân thường lễ bái ngài.
Hào quang ngài sáng trong thanh tịnh,
Như mặt trời phá sạch tối tăm.
Thường trừđược nạn tai gió lửa,
Chiếu soi cùng chốn chốn thế gian.
Thể lòng bi rền như sấm động,
Diệu ý từ mây lớn chở che.
Đổ mưa Pháp cam lồ khắp cõi,
Dập tắt liền phiền não lửa kia.
Tranh giành nhau đến trước cửa quan,
Hoặc giữa chốn trận tiền run rẩy.
Nhờ sức niệm Quán Âm cứu độ,
Hết thảy điều oán hận lùi xa.
Tiếng vi diệu, nghe lời cầu cứu,
Tiếng cõi trời, như sóng biển dâng.
Vượt xa những âm thanh thế tục,
Nên người người hãy nhớ niệm xưng.
Khi niệm tưởng chớ sanh nghi ngại,
Quán Thế Âm bậc thánh trong lành.
Giữa những chốn nguy nan, ách nạn,
Thường vì người cứu độ chở che.
Đã thành tựu đủđầy công đức,
Dùng mắt lành quán sát chúng sanh.
Phước tích tụ vô biên như biển,
Khắp trời người nên lễ lạy chung.”
Bấy giờ, Bồ Tát Trì Địa từ chỗ ngồi liền đứng dậy, bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Nếu có chúng sanh nào được nghe phẩm kinh nói về sức thần thông tự tại hóa hiện khắp mọi nhà của Bồ Tát Quán Thế Âm này, nên biết rằng chỗ công đức của người ấy thật không phải ít.”
Khi Phật thuyết phẩm kinh Phổ Môn này rồi, trong chúng hội có tám vạn bốn ngàn chúng sanh đều phát tâm vô thượng Bồ-đề cầu quả vị Phật.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.187.60 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập