Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Từ mảnh đất tâm »» Mùa Xuân, Tuổi Trẻ và Đạo Phật »»

Từ mảnh đất tâm
»» Mùa Xuân, Tuổi Trẻ và Đạo Phật

Donate

(Lượt xem: 3.874)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Từ mảnh đất tâm - Mùa Xuân, Tuổi Trẻ và Đạo Phật

Font chữ:

Từ lâu lắm, chừng như trong tâm khảm và ước vọng của con người, mùa xuân bao giờ cũng hiện ra với dáng vẻ tươi vui, rực rỡ và sinh động, bởi vì nó là giai kỳ khởi đầu cho một vận hành dịch biến mới của vạn vật.

Trong vận hành tử sinh của đời người cũng vậy, tuổi trẻ là mùa xuân của cuộc đời, là giai đoạn khởi đầu của một đời sống mới. Cái khác biệt chính là trong vận đồ biến dịch tử sinh của con người, có nhân duyên thức tâm đóng vai trò then chốt trong việc tạo dựng chánh báo và y báo cho mỗi cá nhân. Từ đó, mùa xuân tuổi trẻ không hẳn đã thường trực biểu lộ ra trong sắc thái tươi vui, rực rỡ và sinh động mà lắm khi nhốm màu tan thương! Đây không phải là nhận định phát xuất từ cảm quan tiêu cực hay bi quan yếm thế như một số người thường nghĩ. Đây là nhận thức đúng bắt nguồn từ thực tại của đời sống. Có can đảm và như thật nhìn nhận thực tại, dù đó là thực tại bi thương hay thống khổ đến đâu, con người, trong đó có tuổi trẻ, mới có thể làm hiển sinh được cái dũng lực của trí tuệ siêu việt để hướng cuộc đời lên chiều thăng hoa và giải thoát. Đó chính là ý nghĩa vi diệu mà Thiền sư Mãn Giác đời Lý đã trao gởi trong hình ảnh sống động tuyệt vời của đóa mai nở muộn trước sân trong một đêm trường nào đó vào cuối xuân:

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Đừng nghĩ: Xuân tàn hoa rụng hết
Bên thềm, mai nở trắng… đêm qua.

(Thích Đức Nhuận dịch)

Một cành mai nở trọn vào những ngày cuối xuân là biểu tượng hy hữu nhưng không phải là điều bất khả. Nó là hình ảnh của khả tính nằm sâu trong mỗi hiện hữu mà nếu có đầy đủ thời tiết nhân duyên thì sẽ khai biểu ra như một thực thể khẳng định. Hiện tượng kỳ diệu đó cũng là thông điệp nhắc nhở cho chúng ta rằng, trong chốn khổ đau triền phược này vẫn tiềm ẩn khả tính ưu việt của sự an lạc, giải thoát và giác ngộ, giống như trong chốn ao tù bùn lầy kia vẫn có những đóa sen hương thơm và thanh khiết vươn lên. Hơn nữa, nó không còn là một thứ hiện tượng hãn hữu chỉ xảy ra vài lần hiếm quý mà nó là yếu tố ắt có để những thành tựu như vậy có mặt. Sen là phải được trồng, nuôi dưỡng và nở hoa từ trong chốn bùn lầy. Cũng vậy, sự giác ngộ và giải thoát không thể tìm kiếm đâu xa ngoài chốn khổ đau phiền lụy.

Tuổi trẻ là mùa xuân, cho nên tuổi trẻ đang nắm trong tay cái cơ hội quý giá nhất của đời người để làm hiển sinh những niềm vui chân thật, làm nở hoa những hy vọng vừa nẩy mầm, làm chói sáng giá trị đích thật của đời sống vừa mới nhô lên.

Giáo pháp của đức Phật là những tia sáng triêu dương chiếu rọi vào vùng tâm thức bị che lấp bởi đêm dày vô minh để nhờ đó chúng ta có thể thấy rõ được lộ trình chân thật hướng đến sự thăng hoa của đời sống và sự thành tựu mục đích cao cả của đời người.

Trên bình diện nhận thức, giáo pháp của đức Phật khai thị cho chúng ta thấy rằng, do tập khí vô minh huân tập từ vô lượng kiếp, cho nên chúng ta lúc nào, ngay dù là trong khoảnh khắc của sát na, cũng thấy các pháp là thật có, có tự tánh, có tự ngã, trong đó có cái ngã của tập hợp ngũ uẩn mà chúng ta đang mang. Từ căn bản của nhận thức hữu ngã này, chúng ta tạo lập cái nhìn nhị biên phân biệt và chia cắt thực tại ra làm hai mảnh: chủ và khách, bỉ và thử, nhân và ngã, v.v... Dưới quan kiến hữu ngã, chúng ta không thể nào bước sâu vào, nhập thể vào được trong cội nguồn uyên nguyên của vạn pháp, mà chỉ có thể đứng ở bên ngoài để ngắm xem, để phê phán. Thí dụ, khi chúng ta đang nghe một người bạn trình bày về một điều gì đó, với tập khí vô minh hữu ngã, chúng ta rất hiếm khi có thể bình tâm, thanh thản để nghe trọn vẹn câu chuyện mà không khởi lên bất cứ một ý niệm mang theo nó nội dung của định kiến, thiên kiến, chủ kiến, lập trường, thái độ, cảm quan, hay cả những hậu cảnh tâm thức đã được dựng lập từ trước. Đó chính là tình trạng góp phần làm cho chúng ta khó có thể nhận thức đúng như thật những sự kiện mà mình tiếp xử trong cuộc sống thường ngày. Nó cũng chính là nhân duyên dẫn đến sự thiếu hiểu biết, sự ngộ nhận, sự thiên vị, sự cố chấp, sự bất hòa, sự đấu tranh mà chúng ta đang chứng kiến mỗi ngày, mỗi giờ trong đời sống. Thêm một thí dụ khác, như đóa mai nở trước sân trong một đêm nào đó vào cuối xuân của Thiền sư Mãn Giác đã nói ở trên, có bao giờ trong đời sống bận rộn, tất bật, bôn ba chạy theo cái ăn cái mặc, chạy theo giờ giấc sinh hoạt học đường: bài bở, thi cử, bằng cấp học vị, chúng ta biết dừng lại vào một buổi sớm tinh sương trong khí trời lành lạnh của mùa xuân để ngắm nhìn trong trạng thái đơn sơ, mộc mạc và thuần khiết của tâm thức, của nhãn quan mình, vào nụ hoa mai, để cảm nhận bằng trực giác sự vi diệu và nhiệm mầu của nó?

Nhận thức hữu ngã như vậy chỉ là cái nhìn bề ngoài, cái thấy ở hình thức tổng thể chứ chưa phải là sự quán chiếu vào chiều sâu bên trong, vào chính nội thể của pháp. Thực ra nội thể bên trong của pháp không là gì cả ngoại trừ là một tập hợp của các duyên, các điều kiện. Quả thực như thế, giáo pháp duyên khởi mà đức Phật đã khai thị cho chúng ta biết rằng không một pháp nào hiện hữu độc lập bởi chính nó như là nguyên nhân đơn độc, mà tất cả đều có mặt trong mối tương quan, tương duyên với nhau. Một ý niệm cũng không thể chỉ là một tự hữu đơn nhất mà phải có các duyên như là sự có mặt của tâm, của dòng ý thức khởi động, của căn, của cảnh, của xúc, v.v... Rộng hơn nữa là bình diện vũ trụ, giáo pháp của đức Phật mở ra cho chúng ta hiện tượng giới tồn tại trong mối tương quan, tương duyên bao la vô tận không có ngằn mé. Thế giới mà chúng ta đang sống chỉ là một điểm nhỏ trong dải thiên hà chứa hàng triệu triệu tinh tú, và trong vũ trụ mênh mông còn có vô lượng vô số những dải thiên hà như vậy. Nhiều vì tinh tú mà tia sáng rọi đến thế giới chúng ta phải mất hàng tỷ năm ánh sáng, có khi chúng ta nhìn thấy ánh sánh thì vì tinh tú ấy đã hoại diệt từ bao giờ rồi. Dù là rộng lớn bao la như thế, sự tồn tại của vũ trụ vẫn không ra ngoài mối tương quan duyên khởi. Sự sinh khởi và hoại diệt của một hạt bụi, một vi trần, dù mắt phàm không thể nhận biết, vẫn có mối liên quan chặt chẽ với toàn thể vũ trụ. Nhờ những phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ngành vật lý không gian, đã giúp cho con người ngày càng nhận thức ra được mối quan hệ duyên khởi gắn bó của vũ trụ. Cũng qua đó, con người ý thức được những tác động hỗ tương trong vũ trụ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ các sinh vật trong đó. Mối quan tâm đối với vấn đề an toàn môi sinh, bảo vệ môi trường sinh thái của thế giới đang càng lúc càng trở nên cần thiết, là bằng chứng rõ nhất mà chúng ta có thể nhận biết được.

Từ quan kiến về vũ trụ duyên khởi như vậy, con người đã bắt đầu ý thức sâu sắc và thực tiễn hơn về mối tương quan tương duyên trong sinh hoạt của thế giới mà mình đang sống. Những nỗ lực mà con người đã và đang thực hiện trong các lãnh vực: văn hóa, giáo dục, kinh tế thương mại, giao tế, định chế chính trị, tôn giáo, v.v... cho chúng ta thấy rằng, thế giới đang ngày càng xích lại gần nhau hơn, có quan hệ thường trực và gắn bó hơn, thể hiện trách nhiệm và hiểu biết qua cảm thông, đối thoại, hỗ tương nhau nhiều hơn. Ngày nay, nhân loại đã nhận thức được một cách cụ thể rằng không một quốc gia nào, không một hình thái sinh hoạt nào trên thế giới này có thể tồn tại và phát triển được nếu tách rời ra khỏi mối tương quan tương duyên với cộng đồng thế giới. Trong ý nghĩa này, con người cũng hiểu biết chân xác hơn rằng muốn cải thiện và phát triển một quốc gia, người ta không thể không quan tâm đến việc cải thiện và phát triển toàn thể thế giới, bởi vì nếu phần còn lại của thế giới không được cải thiện và phát triển thì không một quốc gia nào có thể thực hiện thành công sự cải thiện và phát triển mang tính khu biệt và độc lập của mình. Chính nhận định đó đã dẫn đến sự hình thành những chương trình và kế hoạch được gọi là toàn cầu hóa mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay.

Nhìn vào sinh hoạt của xã hội nhân sinh, giáo pháp duyên sinh của đạo Phật chỉ bày cho chúng ta điều gì? Giáo pháp duyên khởi mà đức Phật dạy đã vén mở ý nghĩa thâm sâu của thân phận người. Theo đó, sự có mặt của chúng ta là sự hội tụ của những nhân duyên mà do chính chúng ta đã tác tạo. Tương tự như vậy, sự tác tạo hành nghiệp trong đời sống hiện tại của chúng ta sẽ là những nhân tố tựu thành cho cuộc sống tương lai. Có điều lý thú mà chúng ta không thể bỏ qua hoặc xem thường, đó là yếu tố quyết định của sự hình thành và hoại diệt của nhân duyên không phải do bất cứ một ai khác mà là do chính chúng ta định đoạt. Điều này có nghĩa rằng, chúng ta chính là người nắm quyền quyết định lấy vận mệnh khổ đau và an lạc của mình. Gầy dựng nhân duyên hành nghiệp thiện, chúng ta sẽ chiêu cảm kết quả của đời sống an lạc. Ngược lại, tác tạo nhân duyên hành nghiệp ác, chúng ta sẽ nhận chịu hậu quả của đời sống khổ đau. Cũng qua giáo pháp duyên khởi của đức Phật, cho chúng ta hiểu rằng, sự khổ đau và an lạc của người này có mối tương quan tương duyên bất khả phân với sự khổ đau và an lạc của những người khác và ngược lại. Vì vậy, tâm thức chỉ mưu cầu an lạc cho cá nhân mà không quan tâm đến sự khổ đau và an lạc của tha nhân là điều không những không thể thực hiện được mà còn tiềm ẩn trong nó động lực phản tác dụng.

Giáo pháp duyên khởi ấy còn mở ra tầm nhìn đối với thân phận thực tế của chúng ta. Sự có mặt của chúng ta trong cuộc đời này là do nhiều tác duyên mà trong đó chúng ta không thể không nói đến một cách trân trọng vai trò quan yếu của cha mẹ. Cha mẹ là duyên để tựu thành sự có mặt của chúng ta và cũng là duyên trưởng dưỡng cho chúng ta nên người. Môi trường sinh hoạt của gia đình là một trong những điều kiện then chốt giúp cho chúng ta trở thành người thành đạt và hữu dụng. Những tác duyên trong đời sống gia đình về cách cư xử lẫn nhau, về lòng thương yêu quý trọng nhau, về đức hiếu thảo đối với các bậc sinh thành và thuận hòa đối với anh em thân thuộc, về nề nếp luân thường đạo đức, tính ngay thật, nhẫn nại, tính hy sinh và phụng sự tha nhân, về sự khuyến khích và gương mẫu trong việc chăm chỉ học hành, về nếp sống chứa đựng tinh thần văn hóa cao, phẩm hạnh trong sáng, về sự thực nghiệm đời sống tâm linh thuần khiết, v.v…, tất cả những tác duyên ấy đều góp phần trọng đại cho một con người trưởng thành hoàn bị và hướng đời mình đến mục đích cao cả hơn.

Đặc biệt đối với tuổi trẻ, một nền giáo dục thành tựu là yếu tố duyên sinh cơ bản để tạo dựng tất cả những gì tốt đẹp mà con người mong muốn. Ngày nay, khi nói đến một nền giáo dục thành tựu người ta không đổ hết trách nhiệm lên cơ cấu điều hành giáo dục học đường mà thường đề cập đến nhiều tác duyên khác như là: bản thân của người học sinh, đời sống gia đình, môi trường xã hội, nền tảng của truyền thống văn hóa giáo dục của đất nước, các chính sách của nhà nước liên quan đến giáo dục, mức phát triển kinh tế và thị trường lao động, hệ thống điều hành giáo dục học đường trong đó bao gồm: phẩm chất chuyên nghiệp của giáo sư, đường hướng giáo dục, nội dung chương trình giảng dạy, sách vở tài liệu giảng dạy, cách thức điều hành học đường, mối liên hệ giữa nhà trường, phụ huynh và học sinh. Vì thế, một nền giáo dục thành tựu là biết cách vận dụng tính tương quan duyên khởi của nhiều điều kiện khả thi đến mức toàn vẹn. Nền giáo dục thành tựu không phải chỉ biết áp đặt những quy luật học đường và những công thức của kiến thức chuyên môn một cách khô cứng, giáo điều và cục bộ lên học sinh. Nền giáo dục ấy phải biết khôn khéo khai mở tâm trí của học sinh mà trong đó tinh thần khai phóng, sáng tạo và vượt thoát là những động lực chủ yếu giúp cho tuổi trẻ vươn lên. Chính vì vậy, giáo dục tức là nuôi lớn tuổi trẻ bằng phương thức dạy dỗ, chuyển hóa và nâng cao cả về thể dục, đức dục và trí dục. Thiếu giáo dục, tuổi trẻ sẽ không thể trưởng thành, giống như thiếu điều kiện thời tiết nhân duyên thì đóa mai không thể nở trọn.

Xuân mà thiếu vắng những cành mai vàng rực rỡ thì dường như xuân không có hương sắc. Cũng vậy, tuổi trẻ lớn lên cho dù có thành đạt bao nhiêu danh vọng, địa vị và tiền tài mà không thể làm nở được những đóa mai hương sắc thanh khiết trong tâm hồn và trí tuệ, không thể vén bày được khung trời xuân quang đãng cho đời mình thì chừng như sự hiện hữu ấy thiếu đi ý nghĩa và mục đích cao cả.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về Nghiệp


Công đức phóng sinh


Những tâm tình cô đơn


Phật Giáo Yếu Lược

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.140.198.3 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (126 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...