Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Từ mảnh đất tâm »» Đem Phật Pháp Đến Cho Giới Trẻ »»

Từ mảnh đất tâm
»» Đem Phật Pháp Đến Cho Giới Trẻ

Donate

(Lượt xem: 2.866)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Từ mảnh đất tâm - Đem Phật Pháp Đến Cho Giới Trẻ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Như chủ đề của cuộc hội thảo mà Ban Tổ Chức đã đề ra, mỗi chúng ta dù có mặt hay không có mặt trong hội trường này, nhưng với tư cách là người cư sĩ, là một Phật tử, thì đều quan tâm, thao thức và tự hỏi rằng mình có thể đóng góp được gì để đem giáo pháp mầu nhiệm của đức Phật đến với những người có duyên. Trong số những người có duyên đó, có lẽ thế hệ con cháu của chúng ta là đối tượng cần được chú ý đến nhất.

Vì sao? Trước hết, đó là trách nhiệm làm ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì trong gia đình đối với con cháu. Khi chúng ta là người thừa hưởng những lợi lạc vô giá của Phật Pháp trong đời sống hàng ngày thì điều tự nhiên là chúng ta có trách nhiệm phải chia xẻ gia tài qúy báu đó cho thế hệ con cháu chúng ta để chúng cũng có cơ duyên đem Phật Pháp làm đẹp, làm hạnh phúc và an lạc cho cuộc sống. Thứ nữa, với vai trò là người con Phật, đi theo dấu chân và hạnh nguyện tự giác, giác tha của đức Phật, chúng ta không thể bỏ qua việc đem Phật Pháp đến cho những ai có duyên trong đời mình mà con cháu là đối tượng gần gũi nhất. Sau cùng, khi chính bản thân chúng ta nhận thức rõ rằng Phật Pháp không những là diệu dược chữa lành bệnh khổ cho từng cá nhân con người mà còn là giải pháp hữu hiệu để xây dựng và phát triển cộng đồng xã hội, thì chúng ta không thể không góp phần vào việc đem Phật Pháp đến cho thế hệ con cháu chúng ta, vì thế hệ trẻ là tương lai của cộng đồng xã hội.

Nhưng, vấn đề được đặt ra là, làm thế nào để đem Phật Pháp đến cho giới trẻ tại hải ngoại? Từ vấn đề tổng quát trên dẫn chúng ta đến mấy vấn đề có tính chi tiết và thực tế cụ thể khác. Đó là, tâm thức và hoàn cảnh của giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại, những thuận nghịch duyên trong việc đem Phật Pháp đến cho giới trẻ, và phương cách đem Phật Pháp đến cho giới trẻ. Vì lẽ đó, có 3 vấn đề mà chúng tôi xin được trình bày chi tiết sau đây.

1- Tâm thức và hoàn cảnh của giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại:

Giới trẻ Việt Nam là thế hệ thứ 2 hay một rưỡi của cộng đồng người Việt tại hải ngoại, có nghĩa là thế hệ được sinh ra, hay được dưỡng dục để trưởng thành tại hải ngoại. Thế hệ không được sinh ra nhưng được nuôi dưỡng và lớn lên tại hải ngoại dù có một khoảng thời gian ngắn ngủi sống trong truyền thống văn hóa tại Việt Nam nhưng chất liệu của truyền thống văn hóa dân tộc ấy không đủ mạnh để thấm sâu trong huyết quản mà thay vào đó là một truyền thống văn hóa khác có sức mạnh chiếm ngự cuộc đời của tuổi trẻ. Thế hệ được sinh ra tại hải ngoại thì hoàn toàn sống trong truyền thống văn hóa khác với truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam cho nên, nếp suy nghĩ, cách sống và lý tưởng của thế hệ này hầu như hoàn toàn xa lìa nguồn cội văn hóa dân tộc.

Tất nhiên, trong cái chung vẫn có cái riêng. Cái riêng chính là thế hệ trẻ vẫn còn được sống trong các gia đình mà ông bà, cha mẹ là những người còn giữ nguyên được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, từ ngôn ngữ, ăn uống đến các sinh hoạt văn hóa khác, nhờ vậy, đã có thể quân bình được phần nào tình trạng xa lìa nguồn cội của thế hệ trẻ Việt Nam tại hải ngoại. Nhưng, đó chỉ là lý thuyết. Trên thực tế, còn tùy thuộc vào ý thức, trách nhiệm, vai trò và nỗ lực tới đâu của thế hệ ông cha đối với con cháu của mình nữa.

Văn hóa khác mà thế hệ trẻ Việt Nam tại hải ngoại được nuôi dưỡng và trưởng thành là văn hóa Tây Phương. Đó là nền văn hóa cởi mở, khai phóng với những giá trị dựa trên nền tảng của nền văn minh khoa học kỹ thuật, thực dụng và kinh tế tài chánh lấy sự thành đạt qua bằng cấp học vị, qua công ăn việc làm, qua mức thu nhập tài chánh cá nhân và gia đình, qua đời sống hướng ngoại và hưởng thụ vật chất, qua tinh thần tự do, dân chủ và độc lập cá nhân, v.v… làm thước đo. Sống trong nền văn hóa như thế, thế hệ trẻ Việt Nam tại hải ngoại dễ dàng thoát ra khỏi nề nếp kỷ cương truyền thống của gia đình Việt Nam vốn lấy tinh thần gia trưởng, vâng lời, hiếu thuận, phục tùng làm thước đo. Đó chính là bối cảnh làm nền cho những dị biệt, xa cách, xung đột và bất an trong các gia đình người Việt nói riêng và các cộng đồng di dân tại hải ngoại nói chung.

Với tâm thức và hoàn cảnh của tuổi trẻ Việt Nam tại hải ngoại như vậy, việc đem Phật Pháp đến cho giới trẻ gặp những nghịch và thuận duyên nào?

2- Thuận, nghịch duyên trong việc đem Phật Pháp đến giới trẻ:

Có thể nói, nghịch duyên trong việc đem Phật Pháp đến cho giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại nhiều hơn thuận duyên. Vì sao?

Như đã trình bày ở trên, giới trẻ Việt Nam được sinh ra và lớn lên trong bối cảnh văn hóa khác với nền văn hóa truyền thống dân tộc cho nên, nếp suy nghĩ, cách sống cũng khác với thế hệ ông cha. Khoảng cách giữa hai thế hệ là một nan đề khó tránh khỏi, đặc biệt trong các gia đình của các cộng đồng di dân. Cộng thêm vào đó là yếu tố khác biệt về ngôn ngữ làm cho khoảng cách giữa hai thế hệ càng thêm rộng lớn. Thế hệ ông cha thường sử dụng ngôn ngữ truyền thống dân tộc mang theo trong sinh hoạt gia đình, trong khi thế hệ tuổi trẻ chỉ thông thạo thứ tiếng của đất nước mà chúng được giáo dục và trưởng thành. Học đường mà thế hệ trẻ được đào tạo đa phần chủ trương tách rời ảnh hưởng của tôn giáo và chỉ chú trọng vào việc truyền trao kiến thức chuyên môn thuộc các lãnh vực thế gian mà không đề cập đến nền giáo dục đạo đức, luân lý và tôn giáo truyền thống. Hơn nữa, tuổi trẻ là thành phần hiếu động, là giai kỳ xung lực cao độ của đời người, cho nên, đối với họ, việc đi tìm một chỗ nương tựa cho đời sống tâm linh trong các tôn giáo nói chung và Phật Giáo nói riêng vẫn chưa phải là nhu cầu thiết yếu. Chính vì vậy, đối với giới trẻ, chùa chiền là nơi dành riêng cho thế hệ ông cha lớn tuổi, cho những ông bà già gần đầt xa trời. Họ thật sự chưa thấy hấp lực nào để lôi cuốn vào các sinh hoạt của Phật Giáo.

Thuận duyên quý giá mà tuổi trẻ Việt Nam tại hải ngoại có cơ hội bắt gặp là càng ngày Phật Giáo càng ảnh hưởng sâu rộng vào xã hội Tây Phương trong giới trí thức, học giả, giáo sư, khoa học gia, v.v… Nhưng đó không là thuận duyên phổ biến trong đại đa số giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại.

Đến đây, vấn nạn được đặt ra là, trong hoàn cảnh như thế, làm sao để mang Phật Pháp đến với trẻ?

3- Vài đề nghị đem Phật Pháp đến với giới trẻ:

Có điều xin thưa ngay rằng, đây chỉ là một vài đề nghị để góp phần vào công tác hoằng pháp trong giới trẻ. Và sau đây là một số đề nghị.

a- Nắm bắt cơ hội ngay tức khắc, không chờ đợi:

Câu hỏi được nêu ra là: cơ hội là lúc nào? Có thể trả lời một cách không đắn đo rằng đó là ngay bây giờ. Thời điểm “ngay bây giờ” được nói đến ở đây không phải là hạn kỳ thời gian mà là động thái khởi sự. Do đó, thời điểm “ngay bây giờ” có thể không giống nhau giữa người này với người nọ. Với đôi vợ chồng mới lấy nhau, đó là những suy nghĩ và dự tính về việc sinh con và cách giáo dục con ngay từ khi mới bắt đầu mang thai, để làm sao đem niềm tin Phật Pháp truyền từ người mẹ sang bào thai trong thời gian 9 tháng 10 ngày. Đối với các bậc cha mẹ có con còn non dại, đó là thực hiện ngay tức thì việc đem Phật Pháp dạy dỗ con bằng trái tim, bằng tấm lòng, bằng trí tuệ, bằng lời nói, và bằng hành động cụ thể.

b- Thân giáo:

Khi chúng ta muốn giới thiệu loại thuốc trị bệnh nào cho người khác thì điều trước tiên là bản thân mình phải là con bệnh từng được chữa lành bởi loại thuốc đó. Cũng tương tự như vậy, khi chúng ta muốn đem Phật Pháp đến cho con cháu của mình thì trước hết mình phải là người thực hành Phật Pháp có hiệu quả, có lợi lạc mà con cháu chúng ta có thể trông thấy. Chẳng hạn, chúng ta không thể khuyên con cháu đi chùa, học Phật, thực hành Phật Pháp, trong khi chính bản thân mình không đi chùa, không học Phật, không hành trì Phật Pháp trong đời sống hàng ngày. Thêm một thí dụ khác, con cháu chúng ta sẽ không có niềm tin vào Phật Pháp qua sự giới thiệu của chúng ta nếu bản thân chúng ta vẫn còn đầy dẫy tham, sân, si trong đời sống hàng ngày sau bao nhiêu năm đi chùa tụng kinh, nghe pháp, làm công quả, v.v…

c- Tạo cơ duyên:

Ngay từ lúc con cháu còn nhỏ, các bậc cha mẹ nên cố gắng tranh thủ từng cơ hội để dẫn con em đến chùa lễ Phật, dự các buổi lễ tại các chùa, hay các buổi lễ Phật Giáo được tổ chức nơi công cộng để cho con em có ấn tượng hay có thể ươm mầm hạt giống Phật Pháp trong tâm ngay từ lúc còn tấm bé. Đừng nghĩ rằng những cơ hội đó, những hình ảnh đó rồi sẽ tiêu mất đi. Không đâu! Chúng sẽ còn mãi trong tâm thức, trong tiềm thức của các em đến trọn cả đời. Ở nhà, nếu có bàn thờ Phật thì nên dạy con cháu thường xuyên thắp hương lễ Phật để hình ảnh đức Phật in sâu vào tâm thức của chúng. Khi con em đến tuổi đi học, các bậc cha mẹ nên dành thì giờ đưa con em tham gia sinh hoạt trong các tổ chức tuổi trẻ Phật Giáo như Gia Đình Phật Tử, thanh thiếu niên Phật tử, hay các đoàn thể Phật tử sinh hoạt tại các chùa. Cha mẹ thường xuyên khuyến khích và khen thưởng cho con em trong việc đọc sách Phật Pháp bằng tiếng Việt hay tiếng Anh vào những lúc chúng rãnh rỗi, hay vào mùa nghỉ hè, v.v… Trong đời sống sinh hoạt gia đình hằng ngày, các bậc ông bà, cha mẹ nên tranh thủ từng công việc để có thể dạy con một vài điều hữu ích từ trong những lời dạy của đức Phật.

d- Thực hành mở tâm và lắng nghe:

Hố ngăn cách giữa hai thế hệ già trẻ có thể được nối kết lại gần nhau nếu chúng ta biết khéo léo bắt nhịp cầu cảm thông và hiểu biết. Nhịp cầu đó chính là thái độ cởi mở tâm thức và bình thản lắng nghe. Mở tâm để nhìn nhận thực tế là chúng ta đang sống trong xã hội cởi mở, văn minh, tự do, dân chủ, và bình đẳng, cho nên, chúng ta phải mở rộng lòng ra để tiếp nhận nền văn hóa mới, học hỏi những gì mình chưa biết từ xã hội và từ con người, ngay cả với con cháu chúng ta nữa. Bình thản lắng nghe để có thể hiểu biết một cách tường tận từng sự kiện xảy ra chung quanh mình, và những suy nghĩ, cảm nghĩ và ước muốn của thế hệ con cháu chúng ta, mà không áp đặt định kiến của chúng ta lên đó. Điều này thực ra là chuyện mà người cư sĩ Phật tử phải thực hành hàng ngày trong đời sống qua lời dạy của đức Phật, chứ không phải là chuyện xa lạ hay cần phải cố gắng quá sức của mình.

e- Hoằng pháp từ những người thân:

Hoằng pháp là hạnh nguyện lớn không phải làm một đời là xong. Cho nên, chư Phật và Bồ Tát phát đại nguyện thệ độ chúng sinh trong vô lượng vô số kiếp. Chẳng hạn như ngài Địa Tạng đã phát nguyện: “Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật. Chúng sinh độ tận, phương chứng bồ đề,” (Khi nào địa ngục trống rỗng thì mới thành Phật. Nguyện độ hết chúng sinh mới chứng đạo quả giác ngộ viên mãn). Với người cư sĩ Phật từ bình thường, chúng ta hãy bắt đầu hạnh nguyện góp phần hoằng pháp từ những người thân trong gia đình, trong thân tộc, vì đấy là những người chúng ta có thiện duyên gần gũi nhất, và có nhiều cơ hội nhất để đem Phật Pháp đến với họ, đặc biệt là thế hệ con cháu chúng ta. Chỉ cần mỗi cư sĩ Phật tử phát nguyện và làm được như thế thì đã góp phần không nhỏ trong công cuộc hoằng pháp tại hải ngoại. Chúng ta hãy hình dung rằng, nếu mỗi bậc cha mẹ mà nỗ lực đem Phật Pháp đến được cho con em của mình thực sự thì số lượng trẻ em trong các gia đình Phật Giáo sẽ nhiều biết bao nhiêu, và tương lai của Phật Giáo tại hải ngoại sẽ tươi sáng biết chứng nào. Vì thế, xin hãy bắt đầu từ khởi điểm gần và dễ nhất, nhưng thật ra cũng không dễ chút nào cả đâu, với những người thân, với con cháu của chúng ta.

Kính thưa chư liệt vị,

Những gì trình bày trên đây chì là gợi ý. Mong rằng từ những gợi ý nhỏ nhất này sẽ góp phần gợi hứng thêm cho nhiều suy tư, sáng kiến, và hành động cụ thể và hữu ích đối với cuộc hội thảo mang chủ đề “Sự Đóng Góp của Người Cư Sĩ Trong Công Cuộc Hoằng Pháp Tại Hải Ngoại” hôm nay.

Cầu nguyện hội thảo được thành tựu viên mãn và hồi hướng công đức đến pháp giới chúng sinh đồng thành Phật đạo.

Trân trọng kính cám ơn và kính chào chư liệt vị.

(Bài Tham Luận tại cuộc hội thảo chủ đề “Sự Đóng Góp Của Người Cư Sĩ Trong Công Cuộc Hoằng Pháp Tại Hải Ngoại” do Hội Phật Học Đuốc Tuệ tổ chức tại Trung Tâm Sangha, Thành Phố Huntington Beach, California, Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 12 năm 2011)



    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Chắp tay lạy người


Vua Là Phật, Phật Là Vua

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.184.236 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (126 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...