Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở »» Hành hương và chiêm bái các thánh tích tại Sri Lanka »»

Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở
»» Hành hương và chiêm bái các thánh tích tại Sri Lanka

Donate

(Lượt xem: 3.143)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở - Hành hương và chiêm bái các thánh tích tại Sri Lanka

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Thật là một đại nhân duyên cho bản thân tôi khi có dịp tháp tùng cùng các phái đoàn đến từ Châu Âu để viếng thăm các thánh tích Phật giáo tại Sri Lanka (Tích Lan), một đất nước Phật giáo mà tôi hằng mong ước được đặt chân tới. Tại Sri Lanka có hai pháp bảo quan trọng được xem là quốc bảo, đó là cây bồ-đề và Xá-lợi răng Phật.

Đất nước Sri Lanka chỉ là một đảo quốc nhỏ nằm khiêm tốn gần bờ biển cực nam của Ấn Độ. Tuy là một quốc gia nhỏ bé, người dân sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp, nhưng điều làm chúng tôi hết sức ngạc nhiên là mọi thứ ở đây đều đắt đỏ, có thể nói giá cả ở đây cao hơn gấp hai lần so với giá cả tại Ấn Độ.

Trong những ngày đầu tại đảo quốc này, chúng tôi cùng quý Phật tử vô cùng vinh dự khi được tham dự buổi lễ trao giải thưởng danh dự cho nhị vị Hòa Thượng cùng với hai Phật tử đến từ nước Áo. Trước khi buổi lễ diễn ra, phái đoàn chúng tôi chuẩn bị lên đường để được tiếp kiến Tổng Thống Sri Lanka. Được Tổng Thống đón tiếp phái đoàn là một trong những vinh dự lớn cho chúng tôi trên đất nước này.

Từ khách sạn đến dinh Tổng Thống chỉ chừng hơn ba mươi cây số, chúng tôi được thông báo lên xe trước một tiếng rưỡi đồng hồ trước giờ tiếp kiến. Nhưng chỉ hơn ba mươi cây số mà xe chúng tôi cứ từ từ chen chúc chạy trên con đường quốc lộ nhỏ hẹp chật cứng xe cộ. Xe cứ chạy mãi, thậm chí còn lạc tới lạc lui, mất hai giờ đồng hồ xe mới đến nơi, để cuối cùng cả đoàn chúng tôi bị trễ giờ. Tổng Thống chờ mãi mà không thấy phái đoàn chúng tôi đến nên không thể gặp ngoài thời gian đã được sắp xếp. Nhìn quanh nhìn quẩn, tôi phát hiện ra không riêng gì phái đoàn chúng tôi đến trễ vì kẹt xe, mà có một nhóm Phật tử đến từ Áo cũng cùng chung số phận. Thôi chắc là chưa có duyên để gặp ông Tổng Thống Sri Lanka này. Thế là đành phải quay xe trở ra để kịp về tham dự buổi lễ nhận giải thưởng danh dự của nhị vị Hòa Thượng.

Buổi lễ diễn ra vô cùng trang trọng với sự tham dự của rất nhiều chư tăng Tích Lan cùng với sự có mặt của ông Thủ Tướng đại diện cho phía chính phủ, ông Chủ tịch đảng đối lập, và ông Vụ trưởng Vụ Phật giáo Sri Lanka. Việc trao giải thưởng danh dự của Chính phủ và Giáo hội Tăng-già nhằm công nhận và tuyên dương những người đã có công đóng góp cho sự truyền bá Phật pháp ở các nước phương Tây, trong đó có Hòa Thượng Viện chủ chùa Khánh Anh và Hòa Thượng Phương trượng chùa Viên Giác, hai vị đã sống và hoằng pháp gần bốn thập niên qua cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại nói chung và người dân bản địa nói riêng. Bên cạnh đó, những hình ảnh thật ấn tượng là lần lượt các ông Thủ Tướng, ông Chủ tịch đảng đối lập, và ông Vụ trưởng Vụ Phật giáo đều đến quỳ lạy nhị vị Hòa Thượng trước, rồi sau mới đến bục để phát biểu.

Sau buổi lễ trao giải thưởng danh dự, chúng tôi bắt đầu hành trình viếng thăm và chiêm bái các ngôi chùa cổ và danh tiếng tại đất nước này. Đặc biệt là chúng tôi có cơ duyên đến gần hai bảo vật Xá-lợi răng Phật ở Kandy và cây bồ-đề ở Anuradhapura để đảnh lễ. Đó là nhờ có sự liên lạc và sắp xếp của Sư Seelawansa hướng dẫn phái đoàn và nhờ công đức của nhị vị Hòa Thượng.

Để được đến gần bảo tháp thờ Xá-lợi răng Phật là một điều không dễ chút nào, nhưng để tận mắt chiêm ngưỡng Xá-lợi lại càng khó hơn. Vì bảo tháp được khóa bởi bốn chìa khóa chia cho bốn vị cất giữ, đó là Tổng Thống, Thủ Tướng, Đức Tăng Thống và Sư Trụ Trì. Do vậy, chỉ những ngày lễ quan trọng, khi có mặt đầy đủ bốn vị này và bốn chiếc chìa khóa thì mọi người mới có cơ hội được chiêm bái Xá-lợi răng Phật.

Ở nơi tôn thờ Xá-lợi răng Phật, mỗi ngày có hàng ngàn Phật tử đến lễ bái, dâng hoa và phẩm vật cúng dường, nhưng chỉ được đứng bên ngoài lễ bái. Lòng thành kính đối với bảo vật này của người Phật tử nơi đây đã thật sự làm tôi cảm phục. Thấy họ lễ bái trong niềm hoan hỷ và thành kính làm cho tôi cảm nhận được niềm tin Tam Bảo sâu sắc của người dân nơi đây.

Trước khi đi vào làm lễ, mọi người phải ăn mặc nghiêm trang, phải bỏ giày dép từ xa, và chỉ hướng thẳng về phía tôn tượng và Xá-lợi để lễ lạy mà không được đứng quay lưng vào tượng Phật. Trong những lúc chụp hình, chúng tôi có lúc sơ ý quay lưng vào tượng Phật, những người bảo vệ liền chạy đến nhắc nhở. Những người già, trẻ em, và thanh niên nam nữ tay nâng những đóa sen tươi thắm và phẩm vật dâng lên cúng dường đức Phật. Chỉ toàn là hoa sen và phẩm vật như y và bình bát, chứ không có mùi khói đèn cầy và nhang trầm như truyền thống ở các nước Phật giáo Bắc tông. Họ đến đây lễ lạy, dâng hoa và phẩm vật lên cúng dường Xá-lợi răng Phật, nhưng không được tới gần để chiêm ngưỡng Xá-lợi.

Rời Kandy, chúng tôi khởi hành đến Anuradhapura để chiêm bái quốc bảo thứ hai của đất nước Tích Lan. Đây là một bảo vật sống và nguyên vẹn tồn tại qua hơn hai ngàn năm, đang được chăm sóc và bảo vệ một cách cẩn thận.

Cây bồ-đề tại Tích Lan này do Tỳ-kheo ni Sanghamitta, con gái của vua A-dục (304-232 BC) đem từ Ấn Độ sang và được trồng bởi chính vua Devanampiyatissa tại vườn Mahameghavana, nay là Anuradhapura, vào năm 249 trước Tây lịch. Từ đó đến nay, trải qua hơn hai ngàn năm, các triều đại và chư Tăng ở đây luôn bảo vệ và tôn thờ cội cây này như hình ảnh đức Phật đang còn tại thế.

Do vậy, cây bồ-đề tại Anuradhapura được xem là bảo vật quý giá nhất và cổ xưa nhất, đã duy trì mạch sống trong suốt hơn hai ngàn năm qua. Từ khi Tỳ-kheo ni Sanghamitta chiết nhánh từ cây bồ-đề tại nơi đức Phật giác ngộ mang sang Sri Lanka trồng, thì tại Ấn Độ, cây bồ-đề ở Bồ-đề Đạo Tràng đã nhiều lần bị chặt phá và quên lãng, thậm chí đã có lúc mất hẳn. Để khôi phục lại cây bồ-đề năm xưa, người ta lại chiết một nhánh cây bồ-đề ở Tích Lan mang về lại Ấn Độ trồng vào năm 1881.

Cũng giống như nơi tôn thờ Xá-lợi răng Phật, người Phật tử và du khách không được tới gần mà chỉ chiêm bái cây bồ-đề từ xa. Phật tử không được tận tay dâng hoa sen và các phẩm vật trực tiếp tới gốc cây, mà phải nhờ những người bảo vệ mang lên dâng giùm. Và ở đây, một lần nữa, đoàn chúng tôi vinh dự được đến tận gốc cây đảnh lễ và tụng một thời kinh. Trong khi phái đoàn chúng tôi đang lần lượt xếp hàng đi lên đảnh lễ cây bồ-đề, thì những người Phật tử Sri Lanka chỉ đứng nhìn theo. Có một anh thanh niên, đang bưng mâm hoa sen trên tay, vội vã chạy đến gần chỗ tôi và năn nỉ nhờ tôi dâng hoa sen cúng Phật. Tôi nhận lời ngay và rất hoan hỷ đem dâng hoa sen cúng Phật và cả tấm lòng thành kính của anh ấy.

Ngày nay, đến thăm và chiêm bái cội bồ-đề tại Anuradhapura, mọi người sẽ không khỏi ngạc nhiên và tự hỏi rằng, đã trải qua gần 2.300 năm mà tại sao cây Bồ Đề vẫn nhỏ và yếu ớt như vậy. Cây bồ-đề trông giống như một nhánh cây hơn là một thân cây. Thân chính không vươn thẳng lên cao mà chỉ nằm hơi chếch ngang và do vậy người ta phải dùng trụ để chống đỡ cho thân cây khỏi ngã. Và để chăm sóc cây, chính phủ đã cử một nhóm bác sĩ thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của cây. Từ bên ngoài nhìn vào, xung quanh gốc cây bồ-đề được bao bọc bởi những tường rào. Tuy đây là một vùng đất bằng phẳng, nhưng gốc cây lại nằm cao hơn mặt đất gần bốn mét. Do vậy, để đến được gốc cây, chúng tôi phải đi vòng và bước lên các bậc cấp.

Sự sùng kính Tam Bảo của người Phật tử Tích Lan có lẽ được thể hiện rõ nhất so với các nước Phật giáo khác. Tượng Phật được dựng khắp các nơi công cộng, ở ngã tư, hay bên lề đường để người dân lễ bái; cờ Phật giáo được treo trước nhà, quán xá và ngay cả cơ quan làm việc. Tuy nhiên, ở đây không còn hình bóng chư Tăng đi khất thực. Khi hỏi ra mới biết, từ khi thực dân Anh đến đô hộ, họ cấm chư Tăng không được đi khất thực, và cho tới nay truyền thống này vẫn chưa được khôi phục. Có lẽ đây là điều đáng tiếc nhất ở một quốc gia theo truyền thống Nam tông. Do không còn truyền thống ấy, nên Phật tử thường xuyên nấu các món ăn và mang đến các tu viện cúng dường chư Tăng.

Người Phật tử ở đây, bất kể là người giàu sang, kẻ nghèo hèn, và ngay cả các vị như Tổng Thống, Thủ Tướng v.v... khi gặp chư Tăng đều quỳ xuống đảnh lễ một cách tự nhiên. Tuy nhiên, điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là khi gặp chư Tăng Bắc tông, họ vẫn quỳ xuống đảnh lễ như các sư Nam tông. Thậm chí, có những lúc đang đi trên đường, hay trong lúc xe dừng lại nghỉ dọc đường, bất thình lình cũng có người cúi xuống làm lễ. Nhìn vào sự cung kính mà họ thể hiện, phải nói rằng, sự sùng kính chư Tăng của Phật tử Sri Lanka không phân biệt Bắc tông hay Nam tông, miễn đó là người xuất gia thì họ đều tôn kính đảnh lễ.

Việc người Phật tử tôn thờ và cung kính Pháp bảo cũng là điều tự nhiên và đáng để cho chúng ta học hỏi từ đất nước này. Điều này được thấy rõ nhất khi chúng ta đến các nhà sách. Kinh sách Phật học được trưng bày một nơi hoặc một tầng riêng biệt một cách sạch sẽ và trang trọng, và giá bán sách thì cực kỳ thấp so với tại Ấn Độ. Khi đến Trung tâm Văn hóa Phật giáo để tìm mua sách, chúng tôi được chỉ lên lầu một và cứ thế chúng tôi hướng thẳng đi lên lầu. Đến đây thì tôi bị chặn lại, người nhân viên cho biết, phải để giày dép dưới chân cầu thang, và khi nhìn xuống tôi mới thấy tấm bảng ghi “Xin quý vị để giày dép tại đây”.

Người Phật tử Tích Lan luôn luôn tự hào về Pháp bảo Phật giáo, vì họ đang sở hữu một kho tàng kinh sách quý giá và cổ xưa nhất của Phật giáo được viết bằng cổ ngữ Pāli trên lá bối. Tuy đây là một quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam tông, nhưng hầu hết chư Tăng Tích Lan không những giỏi Pāli mà còn giỏi cổ ngữ Sanskrit, và hiểu sâu cả tư tưởng Phật giáo Đại thừa. Ta có thể tìm thấy nhiều sách liên quan tới tư tưởng và triết học Phật giáo Đại thừa do các Sư Tích Lan viết, và họ cũng đang giảng dạy tại các trường Đại học nổi tiếng trên thế giới. Do vậy, khi đến các nhà sách, chúng ta có thể tìm thấy tất cả các sách của nhiều truyền thống Phật giáo, nhiều bộ từ điển bách khoa Phật học mà bất cứ ai nghiên cứu Phật học đều không thể bỏ qua.

Hôm nay là ngày cuối cùng, chỉ còn quý thầy đến từ Ấn Độ lưu lại và chiều tối nay là ra phi trường về lại New Delhi, trong khi đó tất cả chư Tăng và Phật tử khác đã trở về bổn quốc. Sáng sớm mở cửa phòng khách sạn, tôi chợt thấy Sư Seelawansa đang nói chuyện với nhân viên khách sạn ở dưới phòng tiếp tân. Tôi đi xuống chào Sư và cùng Sư ăn sáng. Sau đó Sư hỏi tôi có muốn cùng Sư đi đến một vài nơi mà Sư phải làm một vài công việc ở đó, vì Sư biết rằng hôm nay tôi chẳng làm gì và chẳng đi đâu. Tôi gật đầu và cũng nghĩ trong đầu rằng, ngày cuối cùng không làm gì, đi công việc cùng Sư, nhân tiện ghé nhà sách của Trung tâm Văn Hóa Phật giáo Sri Lanka tìm mua thêm vài cuốn sách.

Khi xe đang chạy trên đường, tôi thấy hôm nay sao đường trống vắng chứ không giống như mọi ngày trước, các cửa tiệm đều đóng cửa, chỉ lưa thưa vài chiếc xe đang chạy trên đường. Tôi bèn hỏi Sư hôm nay là ngày gì mà sao phố phường vắng ngắt vậy. Sư nói hôm nay là ngày rằm nên các công sở, trường học, chợ búa đều phải đóng cửa, vì đây là quy định của chính phủ và cũng là truyền thống được áp dụng rất lâu ở đây rồi. Vào ngày rằm trăng tròn, nếu là Phật tử thì đến chùa tụng kinh, nghe pháp, còn tín đồ các tôn giáo khác thì nghỉ lễ trong ngày này. Hơn nữa, trong ngày rằm chính phủ ra lệnh cấm không cho các hàng quán và nhà hàng bán thịt, và không được phục vụ các loại bia rượu. Thế là dự tính mua thêm vài cuốn sách của tôi không thể thực hiện được, vì hôm nay các nhà sách cũng phải đóng cửa nghỉ.

Tôi và Sư được ông Vụ trưởng Vụ Phật giáo đón tiếp tại nhà riêng đúng theo nghi lễ của người Phật tử đón tiếp chư Tăng khi đến nhà thọ trai. Trên ghế mà tôi và Sư đang ngồi có trải một tấm vải trắng để tránh ngồi trực tiếp lên ghế. Đó là truyền thống và cũng là cách người Phật tử cung kính chư Tăng ở đây. Ông bà đảnh lễ chúng tôi trước và sau đó gọi tất cả con cháu ra lần lượt đảnh lễ. Sau một hồi nói chuyện thân mật, chúng tôi được cung thỉnh thọ trai. Mới đầu tôi nghĩ ông bà ấy sẽ ăn trưa cùng chúng tôi, vì họ đã sắp đặt rất nhiều thức ăn trên bàn. Nhưng không, ông bà ấy thay phiên nhau tiếp các món ăn vào bát của chúng tôi và chỉ ngồi bên hầu chuyện. Trong lúc đó, ông bà nói về những công việc từ thiện của mình với Sư và có ý đưa chúng tôi đến thăm những cơ sở đó.

Tại những cơ sở này, ông bà đang nuôi và chăm sóc các em gái vị thành niên đang mang thai và trẻ mồ côi. Họ chỉ nhận nuôi và chăm sóc những em gái từ mười hai đến mười tám tuổi đang mang thai do sự lầm lỡ, thiếu hiểu biết, hay bị hiếp dâm. Thấy cơ sở từ thiện này không để bảng hiệu và cũng không thấy người vào viếng thăm. Tôi bèn hỏi, cơ sở từ thiện tổ chức tốt như thế này, việc làm vô cùng có ý nghĩa, tại sao không treo bảng trước cơ sở để các nhà hảo tâm biết mà ủng hộ, và sao không giới thiệu cho phái đoàn của nhị vị Hòa Thượng và Phật tử tới thăm để ủng hộ một chút tịnh tài. Sư Seelawansa nói rằng, vì còn rất nhiều trường hợp các em đang trong thời gian chờ đợi tòa án điều tra xét xử, để giữ an toàn, bảo vệ các em trước những đối tượng đã từng hãm hiếp các em, và hơn nữa, để tránh việc các em phải cảm thấy xấu hổ với mọi người, nên ở đây không cho người lạ vào. Tất nhiên, tôi cũng được biết thêm rằng, có nhiều em đã phải bỏ học nửa chừng, có những em bị gia đình gởi vào đây để tránh tai tiếng với làng xóm. Cuộc sống và tương lai của các em mờ mịt, nên cơ sở tổ chức luôn các lớp dạy nghề để các em sau này có thể tìm việc làm kiếm sống.

Sư và tôi ngồi trên ghế, còn các em thì ngồi dưới nền nhà. Sư giảng một thời pháp ngắn và sau đó là cùng với các em tụng kinh. Trong lúc đó, tôi thật sự mới có cơ hội quan sát và nhìn rõ hơn những bà mẹ trẻ vị thành niên này. Thật sự ngỡ ngàng khi chứng kiến những em còn rất bé, tuổi đời chỉ mới hơn mười hai tuổi mà đã mang thai và chuẩn bị làm mẹ. Hay có những em đang bồng bế con mình trên tay mà tôi cứ ngỡ đang bồng em của chúng. Thật cảm động tấm lòng từ bi và nhân hậu của ông bà Vụ trưởng Vụ Phật giáo, và Sư Seelawansa cũng đã không ngại dành thời gian và sức khỏe của mình để đến thăm và thuyết pháp cho các em.



Trong hơn mười ngày thăm viếng và chiêm bái các thánh tích Phật giáo tại Tích Lan, thật sự mà nói, để tìm hiểu và cảm nhận được hết những nét đẹp về truyền thống văn hóa và cuộc sống của người dân nơi đây là điều không thể. Tuy nhiên, qua chuyến đi vẫn có rất nhiều điều được cảm nhận. Sẽ có những người cảm động trước hoàn cảnh trẻ em mất tất cả cha mẹ và bà con, phải sống xa nhà sau thảm họa sóng thần; sẽ có những nét đẹp về đất nước, con người, văn hóa và tôn giáo trên đất nước này còn lưu dấu mãi trong tâm khảm những người trong phái đoàn. Bên cạnh đó, cũng sẽ còn nhớ mãi những món ăn nồng mùi gia vị hay béo ngầy ngậy vì nước cốt dừa, hay những chuyến xe di chuyển chậm chạp trên những con đường quốc lộ nhỏ hẹp v.v...

Lại có những hình ảnh tưởng chừng như đơn giản nhưng để lại nhiều kỷ niệm sâu sắc, như hình ảnh Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác thả gàu múc nước trong giếng bên hiên nhà, để nhớ và khơi dậy những kỷ niệm mà đã hơn bốn mươi năm qua Hòa Thượng mới có dịp gặp lại; hay những dĩa rau muống luộc đơn giản mà chan chứa tình quê; rồi nào là những trái mít, những trái dừa tươi, những trái bắp luộc, những quả sầu riêng... cũng để lại những kỷ niệm khó phai và gợi nhớ về những làng quê Việt Nam xa xôi yêu dấu.

New Dehli, tháng 8 năm 2011


    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giọt mồ hôi thanh thản


Chắp tay lạy người


Đường Không Biên Giới


Gọi nắng xuân về

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.37.198 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...