Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa »» Lời dẫn nhập »»

Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa
»» Lời dẫn nhập

Donate

(Lượt xem: 12.736)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa - Lời dẫn nhập

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Xin vô vàn niệm ân tất cả những ai đã quan tâm đến tác phẩm này trong nhiều năm tháng qua, khi tôi có dịp giới thiệu với quý vị ở đâu đó qua những buổi giảng, hay những câu chuyện bên lề một cuộc hội thoại nào đó. Tuy nhiên vẫn có một số vị muốn biết vì sao tôi viết tác phẩm phóng tác lịch sử tiểu thuyết này. Dĩ nhiên là không nói ra, khi xem sách hay xem tuồng cải lương do soạn giả Giác Đạo Dương Kinh Thành ở Việt Nam chuyển thể từ sách này thì độc giả sẽ hiểu nhiều hơn. Nhưng có nhiều vị xem giùm tôi trước khi in ấn đều cho rằng nên có lời dẫn nhập để tác phẩm hoàn chỉnh hơn. Đây là lý do tôi viết những dòng này.

Đứng về phương diện lịch sử dân tộc và lịch sử Phật Giáo Việt Nam, chúng ta nên học và nên có cái nhìn tổng quát qua từng thời đại, cũng không nên chỉ nhìn từ phương diện Quốc Gia mà quên đi phương diện Đạo Pháp. Vì lẽ thuở bấy giờ cả Nhà Lý và Nhà Trần đã trải qua gần 400 năm của lịch sử Đại Việt (1010-1225 và 1226 -1400), hầu như các bậc quân vương không nhiều thì ít đều có gắn bó với cửa chùa trước khi lên làm vua như Lý Công Uẩn, hay sau khi làm vua rồi tìm cách bỏ ngôi báu để xuất gia tìm Đạo như vua Lý Huệ Tông, Trần Cảnh, Trần Nhân Tông v.v… Như vậy, làm vua cũng là họ, Phật Tử cũng là họ và thiền sư cũng là họ. Đây cũng là sự biểu hiện lý nhân duyên sinh trong Kinh Hoa Nghiêm: “Trùng trùng duyên khởi, trùng trùng biến hiện”, vì cái này sanh nên cái khác cũng sanh và cái này diệt thì cái khác cũng diệt. Trong nguyên lý duyên sanh này, mọi sự vật không có còn hay mất mà chỉ là một sự thay đổi, chuyển biến. Dĩ nhiên, không phải vì tôi là một tăng sĩ nên xây dựng cái nhìn về những triều đại này phải là Phật Giáo tất cả, nhưng sự thật chính Phật Giáo đã làm nền tảng cho hầu hết những thành tựu tốt đẹp của cả hai triều đại này, cho dù bên cạnh đó họ cũng phạm vào nhiều điểm xấu xa. Tuy vậy, lịch sử vẫn là lịch sử. Chúng ta không có quyền bẻ cong ngòi bút để viết theo những thói thị phi thường tình… Dĩ nhiên, nếu tôi có viết cho tốt hơn về một Triều Lý hay Triều Trần, cũng không vì thế mà các vị vua hay hoàng tộc của họ tốt hơn và dẫu cho những sử gia nào đó không thích Phật Giáo và cứ chê bai điều này điều nọ thì cũng không vì thế mà triều đại xấu đi. Ở đây tôi chỉ mong một điều là hãy hiểu đúng lịch sử của từng giai đoạn như vậy.

Đã có nhiều tiểu thuyết và kể cả truyền hình trong hiện tại thêu dệt rồi phóng đại mối tình của Thượng Tướng Trần Khắc Chung và Huyền Trân Công Chúa khi được Vua Trần Anh Tông cử sang Chiêm Thành để rước em gái vua về lại quê hương Thăng Long của Đại Việt. Nhưng không ngờ vào mùa Hạ năm 1306 ấy có lẽ giông bão nhiều hay gió nồm chưa thổi, nên đoàn thuyền của Huyền Trân Công Chúa đi từ cửa biển Thị Nại ở Quy Nhơn về đến Thăng Long mà phải mất hơn 10 tháng trời, tạo ra những nghi ngờ khiến cho những người làm tuồng tích có dịp thêm mắm dặm muối vào để cho câu chuyện được hấp dẫn hơn. Nhưng với tôi cách lập luận như thế chưa vững và tôi vì những lý do sau đây mà tạo nên quyển tiểu thuyết “Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa” nhằm trả lại những gì của sự thật phải là sự thật, chứ không thể là những sự phán xét, nghi ngờ qua những sự suy đoán phàm tình.

Nhưng ảnh hưởng và uy tín của Trần Khắc Chung đối với Đạo Phật cũng như đối với triều đình nhà Trần không phải là ít. Lúc 6 tuổi Trần Khắc Chung đã được gia đình gởi vào chùa Huyền Giác ở núi Chí Linh để nhờ Sư Trụ Trì ở đó dạy dỗ. Khi lớn lên ông tu Thiền và cũng đã viết lời bạt cho tập “Tuệ Trung Thượng Sĩ” do nhà Sư Pháp Loa biên tập và Vua Trần Nhân Tông hiệu đính. Nếu chỉ nhìn ở phương diện này không thôi thì Trần Khắc Chung nhất định phải là người có đạo đức tuyệt hảo và Phật học thâm hậu.

Với đời thường thì Ông là người khoa bảng, đỗ Bảng Nhãn năm thứ ba đời Trần Thánh Tông. Ông cũng đã giữ nhiều chức vụ khác nhau và quan trọng trong 4 triều đại (Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông và Trần Hiến Tông). Ông cũng là người trực tiếp giảng dạy, đào tạo cho 12 vị Tiến Sĩ ở làng Gốm, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, được gọi là làng Quan Tử. Sau này dân làng thờ Trần Khắc Chung như một vị Thành Hoàng.

Sách này chia ra làm hai phần. Phần trước thuộc về cuối triều Lý, đầu triều Trần và phần sau chỉ riêng nói về nhân duyên của Huyền Trân Công Chúa cũng như mối tơ vương làm sao nên nổi ấy. Nếu quý vị nào nôn nóng muốn đọc thì cũng có thể xem phần sau trước và phần trước đọc sau, không sao cả. Tuy nhiên, cả hai phần trong 13 chương sách này đều có bố cục và sự liên hệ mật thiết với nhau. Sở dĩ tác giả phải viết vậy, vì lẽ nếu không có tích thì sẽ không diễn thành tuồng được; cho nên nguồn gốc của sự kiện vẫn là những điều cốt yếu mà người đọc sách cũng cần phải tham khảo thêm mới trở thành hữu ích. Nếu không có Lý Chiêu Hoàng thì triều Trần cũng khó cướp được ngôi vua qua mưu toan của Trần Thủ Độ. Nếu không có Trần Thái Tông thì cũng không có Khóa Hư Lục để lại cho đời và nếu không có Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông thì cũng sẽ không có câu chuyện Huyền Trân Công Chúa và hai châu Ô, Lý. Ngoài ra còn có sự kiện ra đi tỵ nạn của Hoàng Tử Lý Long Tường, khiến cho chương ”trông vời cố quốc” làm nhiều người tỵ nạn ngày nay phải thương cảm đến nghiệp dĩ của mình nhiều hơn và các chương khác về Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng không thể thiếu được trong quyển sách này.

Kính mong quý độc giả “được ý quên lời“ thì tác phẩm “phóng tác lịch sử tiểu thuyết” này sẽ giúp quý vị có một cái nhìn tương đối khách quan hơn về Huyền Trân Công Chúa của một thời xa xưa đã đi vào lịch sử Dân Tộc và Đạo Phật Việt Nam.

Viết xong vào một sáng mùa Xuân năm 2018.


« Sách này có 16 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


San sẻ yêu thương


Nghệ thuật chết


Lược sử Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.163.95 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...