Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa »» Chương IV: Nhà Vua Trần Nhân Tông »»

Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa
»» Chương IV: Nhà Vua Trần Nhân Tông

Donate

(Lượt xem: 4.934)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa - Chương IV: Nhà Vua Trần Nhân Tông

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Sau khi thắng hai trận đánh lịch sử với Nguyên Mông vào năm 1285 và 1288 Vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con mình là Trần Anh Tông để xuất gia tìm đạo. Thầy của ông là Tuệ Trung Thượng Sỹ Trần Tung, cũng là người cậu, anh của mẹ. Vì Tuệ Trung Thượng Sỹ và Thiên Cảm Hoàng hậu đều là em ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trần Nhân Tông gọi Trần Quốc Tuấn là cậu và cũng là bác vì Trần Quốc Tuấn là con của Trần Liễu, còn Nhân Tông là con của Vua Thánh Tông, cháu nội của Vua Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh). Nhân Tông lấy Khâm Từ Hoàng hậu, con của Hưng Đạo Vương, sinh ra Trần Anh Tông. Như vậy ông và Khâm Từ Hoàng hậu là bà con cô cậu lẫn chú bác, nên đây cũng là trường hợp hôn nhân cận huyết.

Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ niên hiệu Thiệu Long thứ 1 (nhằm 7 tháng 12 năm 1258. Ông là con trai trưởng của Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu Trần Thị Thiền. Theo mô tả của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Trần Khâm ngay từ khi sinh ra đã được tinh anh thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng, nên Vua cha và ông nội – Thái Thượng Hoàng Trần Thái Tông gọi ông là Kim Tiên Đồng Tử. Từ nhỏ ông đã được dạy rất kỹ về những hệ thống tư tưởng của Phật, Nho, Lão và rất am hiểu tường tận giáo lý nhà Phật. Ông cũng đạt được trình độ cao về các lãnh vực như quân sự, âm nhạc, lịch số học và thiên văn học.

Trong nhiều kinh điển khác nhau, Đức Phật cũng thường hay nói về phước đức của đời hiện tại hay nhiều đời trong quá khứ đã gieo trồng. Khi chiêm ngưỡng dung nhan của Đức Phật có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, chúng ta biết đến phước báu của Ngài đã gieo trồng từ bao đời nên mới được như vậy. Còn một bậc Chuyển Luân Thánh Vương khi sinh ra trong đời này cũng phải nhờ đến phước báu của bao đời trước đã gieo trồng, nên kiếp này mới làm được bậc nhân chủ, ngồi trên ngai vàng và đứng đầu trong thiên hạ. Khi Thái tử Tất Đạt Đa sinh ra ở Ấn Độ, có vị tiên tri là A Tư Đà tiên đoán rằng: “Nếu Thái tử ngày sau đi xuất gia, sẽ trở thành một vị Phật; một bậc giác ngộ, toàn trí toàn năng. Còn nếu Thái tử ở lại với đời, Ngài sẽ trở thành một bậc Chuyển Luân Thánh Vương trong thiên hạ.” Khi vua Tịnh Phạn nghe lời tiên đoán ấy ông không vui và chỉ muốn con mình trở thành Vua chứ không muốn con mình trở thành Phật. Vì vậy trong suốt tuổi thơ, Thái tử đã được Vua cha cho những vị Bà La Môn giỏi về toán số, chính trị, thơ văn, võ nghệ dạy cho, cốt làm sao Thái tử phải tập trung tư duy về cách nhìn của một vị vua thì Tịnh Phạn Vương mới an lòng. Nhưng càng lớn lên Thái tử tư duy nhiều hơn về mặt tâm linh, nhất là sau khi đi dạo chơi bốn cửa thành, đã tận mắt chứng kiến hết các cảnh sanh, già, bệnh, chết. Từ đó Thái tử càng suy tư hơn về cuộc đời vô thường đối với nhân thế.

Nếu xưa kia Thái tử Tất Đạt Đa không đi xuất gia tầm đạo, chỉ sống một cuộc đời êm đềm lặng lẽ nơi chốn hoàng cung rồi sinh con đẻ cái, rồi già, rồi chết… dẫu có minh quân hiền đức đến đâu đi chăng nữa, thì cuộc đời trị thế của Tất Đạt Đa cũng chỉ có giá trị trong cõi nước Ấn Độ mà thôi. Nhưng ở đây, Ngài đã xả bỏ tất cả để được tất cả. Chính nhờ công năng quả mãn và tìm ra giáo lý thượng thừa giúp cho chúng sanh thoát khổ ấy, mà con người vĩ đại kia ngày nay không phải chỉ tồn tại nơi Ấn Độ, mà cả năm châu bốn biển trên quả địa cầu này ai ai cũng nghe đến hồng danh của Đức Phật và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài.

Còn Thái tử Trần Khâm, con Vua Trần Thánh Tông được ông nội là Thái Thượng Hoàng Trần Thái Tông nhìn vào tướng đi, điệu đứng, nụ cười, cách cư xử v.v… đã đặt cho cái tên với 4 chữ là: “Kim Tiên Đồng Tử”. Kim là vàng, quý như vàng hay có làn da óng ánh như vàng. Tiên đây là cốt cách của tiên nhơn, người ở cõi trời giáng sinh vào ngôi vua, chứ không phải là một kẻ bình dân sinh được vào đây. Đồng Tử là đứa bé trai ngoan hiền, bụ bẫm. Trần Khâm không những chỉ được dạy về Nho học mà còn học cả Lão giáo cũng như Phật học nữa. Vậy thì đây chính là điều kiện cốt yếu để sau này ông thấu rõ lý vô thường mà đi xuất gia học đạo, nhất là sau 2 lần chiến thắng quân Nguyên Mông, có bao nhiêu kẻ bị tai bay họa gởi, nơi chiến trường các chiến sĩ đã chết không toàn thây. Lúc còn nhỏ học Phật là cái nhân và khi chứng kiến những cảnh khổ đau của nhân thế qua hai trận thư hùng ấy, Vua Trần Nhân Tông đã quyết chí xuất gia tầm đạo để sau này trở thành một vị Phật của Việt Nam. Đó là cái quả mà thôi.

Năm 1274, khi Trần Khâm 16 tuổi, ông được vua Trần Thánh Tông chỉ định làm Thái tử nối ngôi. Theo sách Thánh Đăng Ngữ Lục (một tác phẩm khuyết danh về sự nghiệp tu Phật của 5 vị vua đầu thời Trần, được viết vào khoảng thế kỷ 14) thì Trần Khâm đã nhiều lần từ chối ngôi Thái tử và thuyết phục Vua cha Trần Thánh Tông lập em lên thay, nhưng không được Vua cha chấp thuận. Thậm chí có lần định trốn lên núi Yên Tử để ẩn tu, khiến Vua Trần Thánh Tông phải sai quan quân đi tìm và thỉnh cầu ông về kinh đô. Trần Khâm đành chấp nhận ngôi Thái tử, nhưng ông vẫn duy trì nếp sống thanh tịnh trên tinh thần Phật giáo. Ông cũng dùng nhiều thời gian để đàm đạo với Thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ (tức Hưng Ninh Vương Trần Quốc Tung, anh họ của Trần Thánh Tông và là vai cậu của ông trong hoàng tộc) và tôn xưng vị này làm Thầy.

Khi xưa Trần Thái Tông, tức Trần Cảnh là ông nội của Trần Khâm, vì không chịu đựng nổi những việc do Trần Thủ Độ chủ trương nên cũng đã trốn vào núi Yên Tử để đi xuất gia, nhưng sau đó Quốc sư Phù Vân khuyên can cũng như những trận đòn tâm lý ép uổng Thái Tông của Trần Thủ Độ, nên ông phải về lại với triều đình. Còn Trần Khâm mới 16 tuổi, cái tuổi thanh niên còn căng đầy nhựa sống, ăn chưa no, lo chưa tới mà đã nghĩ đến chuyện ẩn tu, quả là một câu chuyện không phải tầm thường so với những người muốn cướp đoạt ngai vàng để làm của riêng cho mình trong bao thế kỷ xưa nay. Vậy Yên Tử là chốn như thế nào? Ta hãy nghe nhà thơ Chu Mạnh Trinh tả cảnh này như sau:

Bầu trời, cảnh Bụt

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi là đây có phải?
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình tan giấc mộng
Này suối Giải Oan, này đền cửa Võng
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh
Nhác trông lên, ai khéo vẽ hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
Chập chờn mấy lối uốn thang mây
Chừng giang sơn còn đợi ai đây
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt?
Lần tràng hạt niệm “Nam Mô Phật”
Cửa từ bi công đức biết là bao
Càng trông phong cảnh càng yêu!

Chu Mạnh Trinh một Tiến Sĩ, một nhà nho, một nhà thơ sinh ra và đi thi Tam trường cùng thời với cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến vào cuối thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ thứ 20. Ông thích thơ nên tìm đến thiên nhiên để ngoạn cảnh, trong đó có núi Yên Tử. Ngày nay nếu có ai đến Yên Tử để trẩy hội Chùa Hương, có lẽ không còn cảm nhận được cái thanh bình yên ả như thời của Chu Mạnh Trinh vào cuối thế kỷ thứ 19 nữa, lại càng không giống phong cảnh ở thế kỷ thứ 13 khi Quốc sư Phù Vân và sau này Vua Trần Nhân Tông tu tại Ngọa Vân Am này. Cho hay “Cảnh đấy người đây luống đoạn trường” như tâm sự của bà Huyện Thanh Quan khi nhìn thấy thành Thăng Long đổ nát vào thời Lê mạt Nguyễn sơ mà thôi. Cái may của Việt Nam và Ấn Độ là cả hai nước đã có một vị Vua và một Thái tử vì lợi ích cho dân tộc và chúng sinh mà quên đi hạnh phúc cá nhân.

Vua Trần Nhân Tông, sau khi nhường ngôi báu cho con là Trần Anh Tông, lên núi Yên Tử tu hạnh đầu đà và cuối đời trở thành Điều Ngự Giác Hoàng, và Ngài là vị Sơ Tổ của phái Thiền Việt Nam, đó là Trúc Lâm Thiền Phái, sau các phái Thiền từ Ấn Độ sang Trung Hoa rồi được truyền sang Việt Nam như: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường v.v… Đây là cái phúc của dân tộc Việt Nam đã có được một ông Vua biết hy sinh hạnh phúc cá nhân của mình để đi tìm cái chung cho dân tộc là vậy. Dĩ nhiên ông không thể so sánh với Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni của Ấn Độ được vì ông chỉ là một học trò hàng cháu chắt của Ngài từ Thiên Trúc đến Trung Hoa rồi Việt Nam qua cả mấy chục đời như vậy, nhưng ông là một ông Vua tuyệt vời trên tất cả những sự tuyệt vời khác.

Đến Yên Tử để thấy một rừng núi bạt ngàn, mênh mông với mây trời và cây núi, nên Chu Mạnh Trinh mới gọi là “Bầu trời cảnh Bụt”; còn Từ Hy Thái Hậu ở thế kỷ thứ 19 từ Trung Hoa sang Mã Lai du hành thì có 4 chữ ở chùa Cực Lạc tại Peanang là “Hải Thiên, Phật Địa”. Biển của trời tức là của Thiên tử, của vua; còn đất thì thuộc về Phật. Còn Việt Nam chúng ta có câu tục ngữ là “Phép vua thua lệ làng” cũng như: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” cũng đã nói lên được tất cả tính cách công lao như trời như biển ấy của Phật. Chu Mạnh Trinh lâu nay đã ao ước và bây giờ mới được đi. Còn kẻ viết sách này cũng chỉ biết Yên Tử qua hình ảnh, văn thơ… chứ chưa bao giờ đặt chân đến đó. Ước gì sẽ có một ngày, tôi đặt chân lại trên đất mẹ thân yêu để thăm đây đó từ Bắc chí Nam. Lúc đó mới thỏa chí tang bồng hồ thỉ. Thế giới có trên 200 quốc gia và tôi đã có cơ duyên đi đến, thăm viếng trên 73 nước; nghĩa là hơn một phần ba của thế giới, trong đó có quê hương đất nước của mình nhưng chưa được ngắm những cảnh như Chu Mạnh Trinh đã giới thiệu về núi Yên Tử qua bài thơ này. Những danh từ như: Rừng mai, khe Yến, suối Giải Oan, đền cửa Võng, hang Phật Tích, động Tuyết Quynh… quả là tuyệt vời với cảnh trí thiên nhiên đẹp như thế.

Tháng 8 năm 1299, Trần Nhân Tông lên núi Yên Tử tu khổ hạnh. Theo truyền thuyết, Vua Trần Anh Tông sợ cha cực khổ nên cho nhiều cung nữ đến Yên Tử chăm sóc, nhưng Trần Nhân Tông từ chối, bảo các cung nữ trở về. Một số cung nữ đã trầm mình xuống suối tự vẫn. Trần Nhân Tông thương tiếc, làm lễ cầu siêu, đặt tên suối là suối Giải Oan.

Ngày xưa ở Trung Hoa trong một số triều đại, khi vua chết, hoàng hậu và thứ phi phải ra lăng tẩm để sống ở đó, cư tang đúng 3 năm mới được trở về nhà. Có nhiều bà phi cũng nguyện chết theo vua. Còn Chiêm Thành có tục lệ là khi vua băng hà, chánh cung hoàng hậu tự nguyện thiêu thân cùng vua trên giàn hỏa. Đó là đạo vợ chồng chung thủy của ngày xưa. Bây giờ ít ai thấy được những tấm gương trung trinh tiết liệt như vậy.

Vua Trần Nhân Tông từ nhỏ đã được học giáo lý Đạo Phật từ Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung, là anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (ông ngoại của Vua Nhân Tông). Tuệ Trung Thượng Sĩ là một Thiền sư nhưng là một người có tài an bang tế thế.

Trong hai cuộc chiến thắng quân Nguyên Mông năm 1285 và 1288 qua Hội Nghị Bình Than và Hội Nghị Diên Hồng đều có sự tham gia đóng góp ý kiến của Tuệ Trung Thượng Sĩ cho Vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Tuy ông đang tu trên núi Yên Tử, nhưng khi quân Nguyên Mông đến, ông cũng đã “xếp áo nhà tu mặc chiến bào” để ra nghinh chiến với giặc. Khi giặc giã xong, ông trở về núi sống đời tĩnh lặng của mình, chỉ tiếc rằng trong lịch sử Việt Nam ít người viết sử chú tâm về điểm này, chỉ quẩn quanh bên danh tướng Trần Hưng Đạo, mà quên đi Trần Quốc Tung, chính là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Nếu không có Tuệ Trung Thượng Sĩ, nếu không có hình ảnh của Thượng Hoàng Trần Thái Tông cũng đã một lần thân chinh xuất gia tầm đạo, thì sự ra đi của Nhân Tông sau này nó mang một ý nghĩa khác chứ không phải là một sự truyền thừa có ý chỉ từ trước như vậy.

Vào ngày 22 tháng 10 âm lịch năm Mậu Dần (tức ngày 8 tháng 11 năm 1278) Trần Khâm được Vua cha truyền ngôi, trở thành Vua Trần Nhân Tông. Ông tự xưng làm Hiếu Hoàng và lấy niên hiệu Thiệu Bảo vào mùa Xuân năm 1279. Thánh Tông lên làm Thái Thượng Hoàng và cùng trị vì với Nhân Tông cho đến khi mất năm 1290. Trong suốt thời kỳ trị vì của mình, Nhân Tông đã xử dụng hai niên hiệu là Thiệu Bảo (1279-1285) và Trùng Hưng (1285-1293). Ngày xưa khi vua lên ngôi hay xưng đế hiệu nhất nhất đều phải được các chiêm tinh gia, bốc sư, bói toán, xem ngày đoán mộng để chọn điều lành, cốt làm sao cho dân được yên, nước được thịnh. Có lẽ vì vậy mà Vua Nhân Tông đã thay đổi niên hiệu. Với niên hiệu Thiệu Bảo là giới thiệu những việc trân quý của bản thân mình và sau khi đại thắng quân Nguyên Mông lần thứ hai năm 1285 nhà Vua đã đổi niên hiệu lại là Trùng Hưng. Trùng có nghĩa là thêm cao, thêm dày hơn một lần nữa và Hưng chính là hưng long đế nghiệp. Điềm này đã ứng với việc đại thắng quân Nguyên Mông lần thứ ba vào năm 1288 vậy. Trước khi Vua Trần Nhân Tông xuất gia, ông đã xây dựng mối quan hệ tích cực với nước Chiêm Thành ở phía Nam. Tháng 12 năm 1282 nhà Vua đã gởi 20.000 quân cùng 500 chiến thuyền để hỗ trợ người Chiêm chận đánh quân Nguyên của Toa Đô tấn công vào đường biển. Nhưng trong các văn thư gởi cho nhà Nguyên, triều đình Nhân Tông một mực phủ nhận việc này. Đây chính là thủ thuật của chính trị trong khi ngoại giao, vì Nhân Tông hiểu rằng: Nếu Chiêm Thành mất vào tay nhà Nguyên thì Đại Việt trước sau gì cũng mất theo. Do vậy nếu có nói thật cho nhà Nguyên nghe là Nhân Tông đã giúp cho Chiêm Thành như thế, liệu có ích gì cho việc giữ gìn bờ cõi của Đại Việt về phương Nam cũng như phương Bắc chăng? Giúp cho Chiêm Thành quân lính và chiến thuyền để đối đầu với quân Nguyên phía Nam, thì Nhân Tông và các tướng tài của Nhà Trần có thời gian cũng như dồn hết sức lực để phản công vào mặt trận phía Bắc, đánh cho quân Nguyên Mông tơi tả mới thôi. Thế nhưng cũng như lần thắng trước vào năm 1258, chính quyền của Trần Nhân Tông đã học gương của Thái Tông, vẫn cho người sang triều cống nhà Nguyên, nhưng nhất quyết là không thần phục và khi xưng vương Đại Việt, các vua Nhà Trần không phải tấu trình việc này trước với Nguyên Mông. Ngay cả khi các vua Nguyên Mông cho lệnh sang chầu, các vua Nhà Trần của Đại Việt chỉ gởi cống sứ và phẩm vật đến biếu tặng, chứ chưa có một ông vua Trần nào, trước hay sau khi đăng quang, theo lời dụ dỗ của nhà Nguyên mà phải thân chinh qua triều kiến. Điều này đã làm cho Nguyên Thế Tổ bực dọc và có những cuộc tấn công Đại Việt sau này, ngoài mục đích chiếm thêm đất đai và mở rộng giang sơn Trung Quốc ra, họ còn muốn trị tội vua quan Đại Việt là bất kính đối với Thiên Triều. Giữa xưa và nay cách ngoại giao khác nhau quá nhiều.

Trước khi va chạm thực tế với quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285), vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông cho quan quân, tướng lãnh và triều đình họp tại một ngôi chùa, gọi đây là Hội Nghị Bình Than và lần thứ ba (1288) gọi là Hội Nghị Diên Hồng. Ngày xưa cũng như nay ngôi chùa đối với dân tộc Việt Nam rất là quan trọng trong lúc đất nước hưng thịnh cũng như suy vong. Ngày nay Chùa Quán Sứ còn tồn tại ở Hà Nội là một bằng chứng. Nếu có ai đó hỏi người dân Hà Nội là tại sao gọi là Chùa Quán Sứ thì ít có người biết. Quán có nghĩa là nơi ở và Sứ là sứ thần. Các sứ thần của Ai Lao, Cao Miên, Chiêm Thành, Trung Quốc trước khi vào chầu vua, họ đều phải đến kinh đô Thăng Long trước đó nhiều ngày và trong những ngày này các sứ thần phải tá túc tại chùa trước khi gặp vua để bệ kiến. Sau này nơi chốn rộng rãi hơn, trong triều ngoài nội đã có nơi nghinh tiếp các sứ thần, nên chỗ ở ấy đã biến thành chùa cho dân chúng tới lui lễ bái nguyện cầu do đó gọi là Chùa Quán Sứ.

Vua Gia Long khi bôn tẩu tránh quân Tây Sơn truy nã, cũng đã trốn ở chùa Ông Nồi, chùa Đại Giác ở miền Nam và sau khi về lại nước để trung hưng nhà Nguyễn từ năm 1792 đến 1802 Vua và triều thần đã nương náu nơi chùa Từ Ân và Khải Tường tại Sài Gòn Gia Định. Khi Vua Gia Long băng hà, năm 1819 Minh Mạng lên nối ngôi, ông Vua này được sinh ra tại chùa Khải Tường ở Gia Định trong những năm loạn lạc chiến chinh. Như vậy ngôi chùa đã giữ một vai trò quan trọng đối với lịch sử cũng như nhân dân, dân tộc Việt Nam từ thời lập quốc đến nay, nên chúng ta phải trân quý những giá trị vật thể này. Nào Chùa Lý Quốc Sư, Chùa Kiến Sơ, Việt Nam Quốc Tự v.v… đã nói lên đầy đủ tư cách của dân tộc Việt đã phụng thờ Tam Bảo qua hình ảnh của những ngôi chùa như thế nào rồi.

Ngày 24 tháng 6 năm 1285 Thánh Tông và Nhân Tông tiến đánh quân Toa Đô tại Tây Kết (Khoái Châu). Toa Đô bị chém chết tại trận. Quân của vua Trần đã bắt sống 50.000 quân Nguyên và tịch thu vô số khí giới. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, khi Nhân Tông thấy thủ cấp của Toa Đô đã nhận xét “Người làm tôi phải nên như thế này”, rồi cởi áo ngự phủ lên và sai người khâm liệm tử tế. Đây là hành động nhân từ của một bậc quân vương thấm nhuần giáo lý của nhà Phật. Câu “Người làm tôi phải như thế này” của Vua Nhân Tông có ý khen cho con người Toa Đô tuy đã chết, nhưng đã trung với vua Nguyên, nên mới bị hy sinh như vậy và hành động cởi áo ngự của mình đắp lên Toa Đô có nghĩa là: Chết thì không còn ta hay địch nữa. Nghĩa tử là nghĩa tận đã đúng với hành vi tử tế của Vua, lại còn cho người tẩn liệm nữa. Quả thật hành động của Vua Trần Nhân Tông xưa nay chưa có ai bằng được.

Cũng mùa Đông năm ấy lạnh cắt da, ông nhìn Công chúa Thiệu Trân con của mình và nói với các quan đứng hầu bên cạnh rằng: “Con ta sống trong chăn êm nệm ấm mà cái lạnh còn buốt da, hà huống gì là những tù nhân, vì họ không hiểu luật, nên mới sai phạm, các quan nên chu cấp thêm mùng mền và lương thực cho họ”. Đây là câu phán của một bậc quân vương có lòng độ lượng từ bi ít ai sánh kịp. Ông thương dân như con ruột của mình. Không may cho họ là vì không rành luật lệ của triều đình ban ra, nên họ đã phạm phải, cũng chỉ vì cái tội ít học, nghèo khó mới sinh ra như vậy. Nhân Tông rõ biết tất cả lòng dân, dầu cho là những người đang bị tù tội đi nữa. Cho nên dân rất thương và rất quý Ngài. Sau đó những mùa đói kém liên tục lại tiếp diễn, nhất là sau những lần chiến chinh loạn lạc với quân Nguyên Mông của năm 1285 và 1288. Ông đã cho quan ngự kho mở cửa và mang những lương thực còn dự trữ của triều đình ra để ban phát cho những người đói khổ. Từ đó về sau Nhà Trần luôn được người dân tin yêu và ủng hộ.

Trong những vị tướng tài giúp vua Thánh Tông và Nhân Tông trong hai trận chiến trên, ngoài Hưng Đạo Đại Vương ra còn có Tướng Phạm Ngũ Lão và Tướng Trần Bình Trọng cũng như Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung nữa. Trần Bình Trọng giữ đạo quân ở Thiên Mạc để chận đường rút của Toa Đô, nhưng tại đây vào năm 1258 ông đã bị quân giặc bắt, muốn ông đầu hàng, nhưng ông đã khẳng khái nói không, và câu “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” vẫn còn truyền lại cho đến ngày nay. Người ta truy tán công đức của ông qua bài thơ sau:

Trần Bình Trọng

Trần Bình Trọng anh hùng ngàn thu trước
Đem tấm thân bảy thước chống sơn hà
Mảng lo đền nợ nước trả thù nhà,
Trong tâm khảm nặng tình yêu tổ quốc,
Nhưng than ôi tài trai dầu thao lược,
Hùm thiêng kia khôn địch một bầy hồ
Vì sa cơ nên bị bắt cầm tù
Tan mộng đẹp, anh hùng đành thất thế!
Tướng giặc thấy người tài nên rất nể
Đem quan sang, chức trọng, dụ Ngài hàng.
Quân bay lầm! Dù đem cả ngai vàng,
Khó lay chuyển lòng ta thờ tổ quốc!
Đừng tưởng bả vinh hoa mà mua được
Lòng trung quân ái quốc của ta đâu.
Bắt được ta thôi chớ nói gì lâu
Cứ đem chém ta không hề than tiếc.
Hễ còn sống ta là dân nước Việt,
Chết thà đành làm quỉ nước non ta!
Ôi anh hùng tử, khí hùng nào tử
Soi gương trong sách sử để ngàn thu!
Á Nam Trần Tuấn Khải

Đó là cái dũng của một bậc làm tướng nơi trận địa. Nghe tin Trần Bình Trọng bị bắt và với dũng khí đã trả lời lại quân Nguyên như vậy, tuy Thánh Tông và Nhân Tông nghe đến xót xa không ít, nhưng hai vua cũng rất hài lòng và khi so sánh cái chết của Toa Đô đối với nhà Nguyên và việc bị bắt của Trần Bình Trọng nếu đem lên bàn cân để cân thì phải nói rằng: Tất cả đều trên cả tuyệt vời! Đây là bài học của nhân thế, mà ngày nay mọi người có thể soi chung.

Hai anh em Trần Quốc Tuấn và Trần Quốc Tung (Tuệ Trung Thượng Sĩ) đã mở nhiều cuộc tấn công lớn trên bờ sông Hồng và quét sạch cánh quân của Thoát Hoan khỏi đất nước Đại Việt. Ngày 9 tháng 7 năm 1285 hai vua ca khúc khải hoàn trở về Thăng Long. Đây là một chiến công hiển hách lần thứ hai và đến ngày 19 tháng 4 năm 1288 quân Nguyên đã bị đánh bật ra khỏi Đại Việt qua trận thủy chiến Bạch Đằng Giang mà muôn đời sử sách cũng còn ghi lại cho con cháu soi chung.

Nếu vua giỏi mà không có tướng tài thì cũng khó mang đến thắng lợi vẻ vang cho dân tộc. Nếu tướng mà không có quan quân ứng tiếp chầu hầu, lâm trận thì đó cũng là những bại tướng. Tuy chưa ra chiến trường mà đã thất bại ngay giữa ban ngày. Trong 3 cuộc chiến của Nguyên Mông trong những năm 1258, 1285, 1288 Nhà Trần đã có những dũng tướng phò vua giúp nước như:

- Trần Tự Khánh (Kiến Quốc Đại Vương) 1175–1223
- Tô Trung Từ (Đại Tướng Quân) ? – 1211
- Trần Thị Dung (Linh Từ Quốc Mẫu) ? – 1259
- Trần Thủ Độ (Thượng Phụ Thái Sư Trung Vũ Đại Vương) 1194 – 1264
- Trần Quốc Tuấn (Hưng Đạo Đại Vương) 1232 – 1300
- Trần Quang Khải (Chiêu Minh Vương) 1242 – 1294
- Trần Nhật Duật (Chiêu Văn Vương) 1255 – 1330
- Trần Bình Trọng (Bảo Nghĩa Vương) 1259 – 1285
- Phạm Ngũ Lão (Điện Súy Thượng Tướng Quân quan nội hầu) 1255 –1320
- Trần Quốc Toản (Hoài Văn Hầu) 1267–1285
- Trần Khánh Dư (Nhân Huệ Vương) ? – 1340

Những vị đã nêu danh bên trên là những tướng tài trong những triều vua đầu Trần, kể từ Thái Tông đến Thánh Tông, Nhân Tông và Anh Tông. Những vị này hoặc trực tiếp hay gián tiếp có công dẹp giặc Nguyên Mông trong 3 lần. Còn những vị sau đây cũng có công rất lớn với Nhà Trần, nhưng không liên hệ trực tiếp với 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông như bên trên. Đó là:

- Chu Văn An (Văn Trinh Công) 1292 – 1370
- Mạc Đĩnh Chi (Tả Bộc Xạ Hầu Tước) 1280 – 1346
- Đoàn Nhữ Hài (Tri Khu Mật Viện Sự) 1286 – 1335
- Trương Hán Siêu (Thái Phó) ? – 1354
- Trần Khắc Chân (Đại Tướng Quân), mưu trừ Hồ Quý Ly mà thất bại) 1370 – 1399.

Vua Trần Nhân Tông lên ngôi năm 1279 và ở ngôi được 14 năm cho đến năm 1293 thì lên làm Thái Thượng Hoàng và năm 1296 nhà Vua chính thức xuất gia ở chùa Chân Giáo. Như vậy từ cuối thế kỷ thứ 13 cho đến cuối thế kỷ thứ 14, cả hằng 100 năm như thế, nhưng không thấy có tướng tài nào xuất hiện. Chỉ có Đoàn Nhữ Hài và Trần Khắc Chân. Cả hai ông này đều không có những chiến công hiển hách đánh với Chiêm Thành hay Ai Lao, như những vị tiền nhiệm dưới thời Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông. Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu đều thuộc về những bậc văn tài xuất chúng của Đại Việt, chứ không phải là những võ tướng. Tuy vậy họ cũng đã đóng góp cho quê hương những công trạng to lớn mà lịch sử không bao giờ quên.

Đời Ngô Quyền chiến đấu với quân Nam Hán, hay Nhà Lý với quân Nhà Tống, sau khi thắng trận Bắc Phương, các vua chúa của Đại Việt trong những thế kỷ trước vẫn tiếp tục cho người sang triều cống các vua Trung Hoa để cố giữ lấy chữ Hòa và chữ Nhẫn. Thật ra kẻ thắng người bại, sau một trận thư hùng nẩy lửa giữa hai cánh quân, khi tàn cuộc và tiếng pháo trận chấm dứt, ấy là xong một trận đánh. Ai thua ai thắng đã rõ ràng, nhưng Đại Việt ta cũng vẫn thế dù đã chiến thắng Nguyên Mông, nhưng các vua chúa Nhà Trần vẫn phải cống lễ hằng năm. Nào vàng, nào bạc, nào ngà voi, sừng tê giác, quế, trầm hương và những món trân bảo của quê hương Đại Việt như lụa là gấm vóc đều phải hiến dâng, Nhà Vua đau lòng lắm, nhưng vì muốn giữ hòa khí chứ không phải vì thuần phục. Có lần Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi được cử làm sứ giả dẫn đoàn tùy tùng sang nhà Nguyên để triều cống ông đã được vua dặn rằng:

- Việc Đại Việt sang triều cống Nguyên triều vì lẽ muốn hai nước luôn giữ hòa khí an bình để dân hai nước an cư lập nghiệp và không gây chiến với nhau nữa. Chắc các Khanh hiểu ý ta?

- Muôn tâu Thánh thượng! Chúng hạ thần đã hiểu, nhưng nếu họ hỏi rằng: Tại sao Thánh thượng không đến chầu thì hạ thần phải trả lời sao đây?

- Này Trạng Nguyên! Ông là người đứng đầu trong nền văn học của nước nhà, lẽ nào không thể trả lời câu hỏi ấy của Nguyên triều?

- Muôn tâu! Nhưng tôn ý của Thánh thượng thì như thế nào?

- Từ xưa đã có câu “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư”.

- Thần đã hiểu. Xin phụng mạng.

Thế rồi ngày đi đêm nghỉ, ngày lại tháng qua, cuối cùng đoàn tùy tùng đã đến Vân Nam và quân biên phòng cho người báo về Trường An là Phái đoàn của Đại Việt triều cống đã đến biên cương và muốn đến bái kiến Thiên triều. Tất cả mọi việc đều trôi chảy, chỉ có vài điều xảy ra ngoài ý muốn mà Nguyên triều chẳng lấy gì làm vui.

- Tại sao Thánh Tông hay Nhân Tông không chầu?

- Muôn tâu! Nước một ngày không thể không vua, nên…

- Ai phong vương cho chúng?

- Muôn tâu! Đất nước của hạ thần đã rõ ràng từ thế kỷ thứ 9, sau khi quân Nam Hán đã rút khỏi Đại Việt.

- Nhưng Việt tộc cũng gốc từ Bách Việt mà ra?

-Thế nhưng các Việt khác không còn tồn tại nữa, chỉ còn có Lạc Việt và họ đã có văn hóa, ngôn ngữ, phong tục riêng, đâu có dính dấp gì với Thiên quốc?

- Ngươi bảo không dính dấp?

- Muôn tâu! Thưa vâng!

- Các ngươi vẫn dùng chữ của nhà Hán mà?

- Thế thì Nhật Bản, Triều Tiên cũng là người của nhà Hán?

- Khen thay cho Trạng Nguyên.

Mạc Đĩnh Chi luôn luôn ứng đáp những câu hỏi và sự thử thách do Thiên triều đặt ra một cách tài tình khiến cho Thiên Triều khâm phục. Cũng có lần trong thời gian sứ bộ lưu ở Yên Kinh có một công chúa nhà Nguyên chết, sứ thần Việt, Mạc Đĩnh Chi được cử đọc văn tế. Để thử tài sứ giả nước Việt, quan Bộ Lễ trao cho ông trang giấy chỉ có 4 chữ Nhất. Thật là một tình thế hết sức hiểm nghèo, nhưng rồi ông rất bình tĩnh ứng khẩu đọc:

Thanh thiên nhất đóa vân,
Hồng lô nhất điểm tuyết,
Thượng uyển nhất chi hoa,
Dao trì nhất phiến nguyệt.
Y! Vân tản, tuyết tan, hoa tàn, nguyệt khuyết!

Dịch nghĩa:

Một đám mây trên trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa đỏ
Một nhành hoa trong vườn thượng uyển
Một vầng trăng Dao trì
Ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!

Quả là tuyệt vời! Chỉ có một chữ nhất mà đã làm được một bài thơ Đường thuộc loại ngũ ngôn tứ tuyệt đầy ý nghĩa. Câu tự thán nếu phân tách ra thì giống như một bài thơ Haiku của Nhật Bản:

Ôi!
Mây tán
tuyết tan
hoa tàn
trăng khuyết.

Chỉ chừng ấy chữ và chừng ấy câu thôi, cũng đủ hàm ý là công chúa không còn nữa.

Nhờ Mạc Đĩnh Chi có tài trí ứng phó trôi chảy nhiều thử thách do Thiên Triều đưa ra nên nước Đại Việt được Thiên Triều nể vì và chính bản thân Mạc Đĩnh Chi cũng được phong làm “Lưỡng quốc Trạng Nguyên”.

Người đời sau ở thế kỷ thứ 20 muốn truy tán công đức của tiền nhân, cũng có 2 câu thơ, như sau:

文 如 超 适 無 前 暵
詩 到 從 綏 失 盛 唐

Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán
Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường

Thật là quá tuyệt vời!

Văn mà giống như Trương Hán Siêu và Cao Bá Quát thì trước đời nhà Hán không ai được như vậy.

Thơ thì cho đến như Tùng (Thiện Vương) và Tuy (Lý Vương) thì thời thịnh của nhà Đường cũng phải thua.

Quả thật ông cha ta, những người con của nước Đại Việt phải khí phách như vậy, chứ không phải là Trần Ích Tắc của nhà Trần và Lê Chiêu Thống đời Hậu Lê hay những người quỳ gối khom lưng, uốn lưỡi với Thiên triều của đời nay.

Vua Minh Mạng con Vua Gia Long có trên 100 người con và chia ra nhiều dòng phả hệ khác nhau, trong đó có Tùng Thiện Vương tức là Ưng Bình Thúc Giạ Thị và Tuy Lý Vương là 2 nhà thơ chữ Hán siêu đẳng của Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20. Sau này hậu duệ của những vị này là bà Tôn Nữ Hỷ Khương và Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải là những người chân tu thực học, thi phú, văn thơ trên cả tuyệt vời!

Việc thưởng phạt của Thánh Tông và Nhân Tông cho những người có công và có tội cũng rất công bình, như vào tháng 4 năm 1289, nghĩa là sau khi đại thắng quân Nguyên Mông lần thứ 3, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được thăng lên Đại Vương. Còn Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung, anh ruột Hưng Đạo Vương cũng có công cùng em tham gia 2 trận đánh vào năm 1285 và 1288 nhưng không thấy sử sách nhắc tới. Hoặc giả hai vua có phong chức tước, nhưng ông nghĩ rằng mình là người tu hành đâu có cần đến những hư danh giả huyễn đó làm gì, nên không nhận chăng? Trong khi cháu ông, con của Hưng Đạo Vương như Hưng Vũ Vương Quốc Nghiễn được phong là Khai Quốc Công; Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng nhận chức Tiết Độ Sứ; Nguyễn Khoái được phong tước Liệt Hầu và được cấp hẳn một hương làm thực ấp. Hai Vua cũng phong quan tước cho các Tù Trưởng người thiểu số có công như Lương Uất và Hà Tất Năng. Bên cạnh đó, Nội Minh tự Đỗ Hành là người đã bắt Ô Mã Nhi trong trận Bạch Đằng, nhưng chỉ được phong Quan Nội Hầu, vì không đem Ô Mã Nhi nộp cho Hoàng Đế đương triều mà nộp cho Thượng Hoàng Thánh Tông. Ở đây cũng có thể nhận dạng thêm được đại cuộc của các vua Nhà Trần thuở ấy. Tuy là những ông Vua cha đã nhường ngôi cho con lên làm Thái Thượng Hoàng và lui về ở Thiên Trường chứ không ở Thăng Long, nhưng quyền bính vẫn còn không nhiều thì ít lúc thời bình cũng như trong khi tao loạn, nên quan quân cũng khó xử sự trong những tình huống như vậy. Trong khi đó Đỗ Hành nghĩ rằng đem dâng kẻ địch bắt được cho Thái Thượng Hoàng Thánh Tông có lẽ được trả công to hơn, mà ở đây thì ngược lại.

Hưng Trí Vương Quốc Hiện con Hưng Đạo Vương cũng không được thăng chức, vì cố chận đánh tàn quân Nguyên ở biên giới, vì nhà Vua đã ra lệnh không truy kích. Có lẽ hai Vua cũng nghĩ rằng: “Đánh kẻ đến chứ ai lại đánh người thua” cho nên ông này không được phong tước là vậy. Điều này nó cũng chứng tỏ được lòng từ của hai Vua, khi mình đã toàn thắng đại cuộc rồi. Đối với những người từng đầu hàng quân Nguyên, quan lại thì bị xử tử hoặc bắt đi đày, còn quân dân thì được tha chết, nhưng phải chịu những loại hình phạt khổ sai như: “Chở gỗ đá, xây cung điện để chuộc tội”, hoặc phải làm lính hầu, nô tỳ cho Vương hầu và Tể tướng.

Đây là việc ân đền oán trả của người xưa. Trường hợp của Thúy Kiều ở triều nhà Minh bên Trung Hoa cũng như vậy. Sau khi về với Từ Hải, việc đầu tiên là ân cũ phải đền, trong đó có Sư Giác Duyên và Lão bà; oán phải trả như Khuyển Ưng, Khuyển Phệ, Bạc Bà, Bạc Hạnh đều bị bêu đầu; còn Hoạn Thư thì nửa công, nửa tội nên cuối cùng Kiều cũng tha cho. Chúng ta thấy việc ân thưởng của người xưa rất rõ ràng và minh bạch, không vì ở thế mạnh mà áp đảo người ở thế cô. Không phải có quyền bính muốn phong hàm tướng, tá cho ai cũng được. Đây cũng đúng với thuyết nhân quả của nhà Phật là “nhân nào quả nấy” vậy. Nhân không tốt thì cái quả liền sau đó trong đời này hay đời sau nữa, không thể nào tốt được. Nếu ai cũng đều biết được rằng cái nhân của đời này là cái quả của đời sau và cái quả của đời này là cái nhân của đời trước, thì không ai dám tạo ra những điều bất thiện cả.

Về guồng máy chính quyền Vua Trần Nhân Tông cũng giới hạn tối đa những người làm quan chức, vì sợ hao tốn tiền thuế má của dân, nên sau khi làm Thái Thượng Hoàng có lần ông đã bảo với Trần Anh Tông rằng: “Sao lại có một nước bé bằng bàn tay, mà phong quan tước nhiều như thế?” Vì lẽ Anh Tông bổ nhiệm quá nhiều quan chức. Đây là cái nhìn của một vị Bồ Tát tại gia vì chúng sanh, chứ không phải vì mình. Khi chúng sanh khổ thì mình phải ra sức gánh chịu cái khổ đó, cho đến khi nào chúng sanh hết khổ thì mình mới vui. Ví dụ như năm 1289 – 1290 nông nghiệp sản xuất bị đình trệ, vì sự chuyển biến thất thường của thời tiết thì Vua Nhân Tông chỉ thị phát chẩn thóc cho người dân và bãi bỏ thuế nhân đinh. Đây chính là những việc đi sát và đi vào lòng dân của Vua Trần Nhân Tông, nên khi nền công nghiệp và nông nghiệp phát triển mạnh sau những trận đói được vua quan tâm như vậy, họ đã giúp triều đình tu bổ, xây mới toàn bộ những cầu cống, đường sá và cung điện đã bị đốt phá trong chiến tranh. Đây mới chính là:

Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.

Nghĩa là:

Dân là quý, đất nước thứ nhì, vua lại là nhẹ.

Nếu nhà Vua biết hy sinh hạnh phúc riêng của mình cho đất nước và dân tộc thì dân suốt đời sẽ hỗ trợ trong những cung bậc của nhà Vua khi suy cũng như khi thịnh.

Sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông vào ngày 16 tháng 4 năm 1293 rồi lên làm Thái Thượng Hoàng, có nơi thì bảo rằng đến năm 1296 Nhân Tông mới đi xuất gia tại chùa Chân Giáo, nhưng có nơi lại bảo năm sau 1294 Thượng Hoàng xuất gia tu Phật tại hành cung Vũ Lâm (Ninh Bình) và Anh Tông truy tặng cho Vua cha là Hiếu Nghiêu Quang Thánh Thái Thượng Hoàng Đế. Dựa trên dữ liệu của “Thánh ngữ đăng lục”, Giáo sư Tiến sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát phỏng đoán rằng Nhân Tông đã nhận được tâm ấn từ Tuệ Trung Thượng Sĩ. Bên cạnh đó Nhân Tông vẫn tham gia cùng Anh Tông trị nước.

Tháng 8 năm 1294 quân Ai Lao xâm lăng Đại Việt lần thứ hai và Thượng Hoàng lại thân chinh đánh dẹp. Quân Việt do Nhân Tông chỉ huy đã đánh tan quân Ai Lao, đồng thời thu được nhiều tù binh và chiến lợi phẩm.

Năm 1295 vẫn chủ trì tiếp đón phái bộ Lý Trọng Tân – Tiêu Phương Nhai của nhà Nguyên và năm sau 1296 hai vua Nhà Trần đã sai Trần Khắc Dụng và Phạm Thảo qua Nguyên để thỉnh Đại Tạng Kinh về Đại Việt và được Nguyên Thánh Tông chấp nhận.

Khi người xuất gia làm lễ thế phát, Thầy Bổn Sư có đọc bài kệ rằng:

“Hủy hình thủ khí tiết
Cát ái từ sở thân
Xuất gia hoằng thánh đạo
Thệ độ nhứt thiết nhân”

Nghĩa:

“Thay hình, giữ chí khí
Cắt ái, bỏ người thân
Xuất gia làm việc Thánh
Nguyện độ hết mọi người”

Ý nghĩa của việc xuất gia có 3 phần. Đó là xuất thế tục gia, xuất phiền não gia và xuất tam giới gia. Cái nhà thế tục mà Vua Trần Nhân Tông đang ngự trị đó có cả hoàng hậu, công chúa, thái tử, thứ phi, bá quan văn võ v.v… thế mà Vua đã bỏ tất cả như Thái tử Tất Đạt Đa xưa kia tại Ấn Độ đã làm, thì quả là điều thế gian này hiếm có và khó gặp. Trong cái nhà ấy không biết bao nhiêu là não phiền, giận hờn, ân oán với nhau, thế nhưng Nhân Tông vì lòng từ bi mà đã vượt lên trên tất cả. Có lúc cạo đầu làm người Tăng sĩ tu hạnh đầu đà, nhưng khi giặc ngoài vào thì nhà Vua đã đổi áo nhà tu để khoác chiến bào lâm trận. Đây là hành động của những người xuất gia đặt tinh thần Dân tộc, Tổ quốc lên trên Tôn giáo hay lý tưởng của mình đang hành trì.

Cho đến cuối đời của Vua Trần Nhân Tông qua các việc trước tác, thiền định, dạy chúng v.v… nhất là lưu lại xá lợi sau khi trà tỳ, điều ấy chứng tỏ là nhà Vua đã ra khỏi 3 cõi xuống lên của Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Vua được người đời sau xưng tán là Giác Hoàng Điều Ngự hay Trúc Lâm Đại Sĩ. Giác Hoàng là bậc vua đã giác ngộ. Điều Ngự chính là Phật, là Thế Tôn. Cho nên có người gọi là Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng không ngoài ý nghĩa này. Trúc Lâm là rừng Trúc nơi núi Yên Tử. Am của Ngài tu gọi là Ngọa Vân Am (Am mây ngủ), nghĩa là mây bay la đà sát am tranh ấy. Sau này Huyền Trân Công chúa từ Chiêm Quốc trở lại thăm Vua cha và nàng cũng đã được Thượng Hoàng dạy đạo tại Ngọa Vân Am này. Đại sĩ là bậc Thầy thuộc 4 hạng trong đạo Phật, 4 hạng đó là: Hạ Sĩ tiếng dùng để gọi những người mới nhập Đạo; Trung Sĩ là những người đã tu lâu năm; Đại Sĩ là những bậc Thánh Tăng; và Thượng Sĩ là những người trong đời ít có ai sánh bằng.

Hai Vua lại cho người sang Trung Hoa thỉnh Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán về Đại Việt nữa. Đây là một việc làm có ý nghĩa vô cùng của những bậc quân vương biết quy hướng về Tam Bảo. Thật ra trong thời thịnh Lý, thịnh Trần, Việt Nam chúng ta vẫn chưa sáng tạo được gì nhiều, ngoại trừ việc dựa vào Trung Quốc qua văn tự chữ nghĩa, học thuật và ngay cả điều hành quốc sự, thi cử v.v… Tất cả đều rập khuôn giống như Trung Quốc, chỉ có phát âm là Việt ngữ, nhưng khi viết phải dùng chữ Hán chứ không có chữ nào khác để thay thế. Tại Trung Quốc, Phật giáo đã có mặt trên 1.300 năm rồi, một số chư Tăng như Ngài Nghĩa Tịnh, Huyền Trang, Khuy Cơ đời nhà Đường đã cho phiên dịch trực tiếp từ tiếng Sanskrit sang chữ Hán, nên đời Đường đã dịch đủ cả kinh, luật và luận rồi. Sau đó đến đời nhà Tống, rồi nhà Nguyên. Mỗi thời kỳ, Đại Tạng Kinh đều được bổ sung và sửa đổi, nên giá trị văn học của Đại Tạng chữ Hán đã được định hình từ những thế kỷ của thịnh Đường như vậy. Riêng Việt Nam thì chinh chiến triền miên, nên sách vở, nhân tài, Tăng tài v.v… khó mà tập hợp thành một cơ ngơi thống nhất được, nên nhất nhất đều phải rập khuôn theo Trung Hoa. Từ thế kỷ thứ 13 chúng ta đã đọc Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán và mãi cho đến thế kỷ thứ 20 chúng ta vẫn phải đọc chữ Hán, chỉ khi vào cuối thế kỷ thứ 20, đầu thế kỷ thứ 21, có một bậc Danh Tăng thạc đức người Việt Nam du học tại Đài Loan từ năm 1967, đến năm 2016 chủ trương phiên dịch Đại Tạng này ra chữ Việt hoàn toàn và điều đó đã trở thành hiện thực ở đầu thế kỷ thứ 21 này.

Để triển khai phần này một cách chi tiết, nhân đây cũng xin giới thiệu cả Đại Tạng Nam Truyền được dịch từ tiếng Pali và Anh văn sang Việt ngữ từ năm 1964 đến nay, do Cố Hòa Thượng Tiến Sĩ Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn đề xướng và nay thì Đại Tạng Nam Truyền này đã có mặt khắp nơi trên thế giới gồm 3 tạng: Kinh, Luật, Luận với 13 quyển, tổng cộng gần 10.000 trang kinh sách, đó là:

Trường Bộ Kinh 1 quyển
Trung Bộ Kinh 2 quyển
Tương Ưng Bộ Kinh 2 quyển
Tăng Chi Bộ Kinh 2 quyển
Tiểu Bộ Kinh 6 quyển

Tất cả 7 quyển đầu đều do chính tay của Cố Hòa Thượng Tiến Sĩ Thích Minh Châu, Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh phiên dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt và độ chính xác hầu như không còn nghi ngờ gì nữa, vì Ngài giỏi cả Hán văn, Pháp văn và Anh văn, lại du học ở Tích Lan và tốt nghiệp văn bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Nalanda ở Ấn Độ, nên đọc qua những bản văn trên của Ngài dịch, chúng ta có thể cảm nhận được điều này. Công đức thật là bất khả tư nghì.

Sáu quyển còn lại của Tiểu Bộ Kinh đã được nữ cư sĩ Giáo Sư Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch thẳng từ Anh văn sang tiếng Việt. Đây cũng là những tài liệu tiêu chuẩn khi nghiên cứu về tiền thân của Đức Phật cũng như những Đệ tử của Ngài. Như vậy chỉ trong vòng cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 này chúng ta đã có một bộ Đại Tạng Kinh Nam Truyền hoàn toàn bằng Việt ngữ, mà bao đời nay bao nhiêu người cưu mang, nay mới thành tựu được. Lại nữa chư Tăng Ni và các vị Cư Sĩ đã cất công đọc vào băng tất cả Kinh tạng Nikaya này và chính tôi đã nghe mỗi ngày 24 tiếng đồng hồ, suốt cả một tháng trời mới xong gần 10.000 trang kinh ấy. Dĩ nhiên là khi ngủ không nghe nhưng máy vẫn chạy, cho nên phải nghe đi nghe lại nhiều lần như thế mới thâm nhập được.

Sau khi Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời tại Việt Nam từ năm 1964 các Ngài trong Hội Đồng Lưỡng Viện - Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo đã bắt đầu chủ trương cho phiên dịch Đại Tạng Bắc Truyền bằng Hán văn sang Việt ngữ. Đây là một công trình cần phải có nhiều người mới thực hiện được. Bước đầu là những bộ kinh lớn như: Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Niết Bàn, Địa Tạng, Di Đà, Đại Bảo Tích v.v… đã được Cố Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch ra Việt ngữ từ lâu và Phật tử cũng như chư Tăng Ni trong các chùa lâu nay vẫn hành trì, sẽ sung vào phần Kinh Tạng. Ngoài ra Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm đã dịch bộ kinh Đại Bát Nhã 600 quyển. Hòa Thượng Thiền Tâm đã dịch những kinh văn liên quan về Tịnh Độ. Cố Hòa Thượng Viên Đức đã dịch những kinh văn bên Mật Tông ra tiếng Việt. Hòa Thượng Hành Trụ, Hòa Thượng Đổng Minh, Hòa Thượng Phước Sơn đã dịch Luận Tạng. Ngoài ra các bộ sớ giảng cũng như Luận Tạng đã có một số quý vị Pháp Sư dịch thuật rồi. Nhưng mãi cho tới năm 1994 thì việc này mới trở thành hiện thực.

Năm 1967 Cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh đã được Bộ Giáo Dục quốc gia Đài Loan cấp học bổng qua đó học chương trình Cao Học và Tiến Sĩ, sau nhiều năm tu học ở Đài Loan, Ngài đã tốt nghiệp học vị Tiến Sĩ và làm giáo sư tại Đại Học Sư Phạm Đài Bắc trong nhiều năm. Đến năm 1994 Hòa Thượng trở về nước gặp các vị Trưởng Lão trong nước mong muốn thực hiện tiếp tục công việc phiên dịch Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taishō Shinshū Daizōkyō) qua Việt ngữ. Bộ này gồm 100 tập, mỗi tập dày độ 1.000 trang trở lên, có chia 3 bậc thượng, trung, hạ trong mỗi trang, chữ nhỏ li ti. Nếu dịch mỗi trang chữ Hán trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ra tiếng Việt thì phải trở thành 4 đến 5 trang đánh máy khổ A4. Thuở bấy giờ Tăng Ni sinh học trong các Phật Học Viện không ít và chư vị này cũng không đủ phương tiện tài chánh để lo cho việc học hành, nên Hòa Thượng đã nhờ các Tăng Ni sinh trong các lớp Hán Nôm hay Hán Văn dịch ra Việt ngữ và Hòa Thượng trả khuyến khích cho mỗi trang chữ Hán là 10 đến 15 USD để giúp đỡ về công dịch thuật ấy. Ngoại trừ những bản kinh căn bản bên trên đã được các bậc Tôn túc dịch từ xa xưa, nay chỉ cần giảo chánh lại và cho vào Đại Tạng Kinh tiếng Việt, mà Ngài Tịnh Hạnh lấy tên là Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh. Ngay từ khi Ngài còn hiện tiền, đợt đầu tiên in được 69 quyển, đợt thứ 2 in từ quyển thứ 70 đến quyển 93, đợt thứ 3 in từ quyển 94 đến quyển 187. Tất cả những quyển này được in ấn lúc Ngài còn khỏe cho đến khi Ngài lâm bịnh và xả báo thân vào năm 2016 vừa qua, hưởng thọ trên 80 tuổi. Bây giờ còn lại từ bộ 188 đến bộ cuối 203 sẽ được các Đệ tử xuất gia cũng như tại gia ở Đài Loan in ấn và gởi đến các nơi để cúng dường.

Việc đại sự này ngày xưa phải tốn hằng thế kỷ. Bây giờ chỉ trong 20 đến 30 năm chúng ta đã có một Đại Tạng Kinh tiếng Việt Bắc Truyền có độ dày mỗi quyển trên dưới 1.000 trang. Nếu tính tổng cộng lại cũng không dưới 250.000 trang kinh sách. Nếu ai đó dành thời gian mỗi ngày đọc 200 trang như thế trong mỗi năm 365 ngày không ngừng nghỉ, thì phải cần đến 15 năm liên tục như vậy mới trì tụng bộ Đại Tạng Kinh này xong. Cá nhân tôi cũng được một phước duyên là trước đây trong những mùa An Cư Kiết Hạ tại chùa Viên Giác Hannover, tôi dành 5 mùa An Cư, mỗi năm 3 tháng như thế để dịch xong quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn, nếu in hết, ngoại trừ Đại Trí Độ Luận và Đại Thừa Khởi Tín Luận, thì phần dịch của tôi cũng đến 5.000 trang A4 đánh máy. Công việc này phải kiên trì hằng ngày, hằng tháng, hằng năm mới có thể thành tựu được. Nếu mỗi ngày cứ đứng lên ngồi xuống nhiều lần và di chuyển đi đây đi đó, thì không mong gì có được những dịch phẩm như ý. Có lẽ nhờ phước báu dịch Đại Tạng Kinh này mà chỉ trong một đời sống ngắn ngủi này, cá nhân tôi đã được đảnh lễ, trì tụng, nghe băng của hai Đại Tạng cả Bắc lẫn Nam Truyền như thế này. Đúng là một phước báu vô ngần. Nếu không có nơi Tam Bảo để nương tựa thì làm sao cá nhân tôi có những hạnh duyên và cơ hội tốt như vậy được. Phước báu này con xin dâng tất cả lên mười phương chư Phật chứng minh và gia hộ.

Nếu nhìn lại quá khứ từ xa xưa đến nay, Việt Nam chúng ta đã trải qua nhiều triều đại huy hoàng như Lý Trần hay hưng thịnh như nhà Nguyễn, và trong hàng trăm năm đó chúng ta vẫn có những bậc Danh Tăng thạc đức, nhưng để làm một việc đại sự là in ấn phát hành Đại Tạng Kinh ngay cả bằng chữ Hán vẫn chưa kham nổi, đừng nói chi là tiếng Việt. Còn bây giờ bắt đầu chỉ một cá nhân Cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh đề xướng, chư Tôn Đức và Tăng Ni ở trong cũng như ngoài nước trợ duyên vào, nay thì mọi việc đã thành tựu. Việt Nam Phật giáo ngàn đời sau vẫn còn ghi ân Hòa Thượng và những bậc Đại Tăng đã làm nên lịch sử phiên dịch này. Nếu những chiến công hiển hách triệt phá quân Nguyên Mông của vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông là lịch lãm trong đường gươm chiến đấu thành công, thì gia tài Pháp Bảo Đại Tạng Kinh tiếng Việt này còn cao cả, giá trị hơn nghìn lần sự chiến thắng kia. Nếu không phải vậy thì Vua Trần Nhân Tông tại sao phải đi xuất gia làm gì cho nhọc công, tốn sức, mà nên ở lại ngai vàng cũng như cung điện và cung phi mỹ nữ để hưởng những sự phú quý vinh hoa về vật chất vẫn hơn? Dĩ nhiên phải có những điều cao thượng hơn cả ngai vàng nên Ngài mới xuất gia học và hành đạo.

Vào tháng 10 năm 1299, Nhân Tông rời núi Yên Tử (Quảng Ninh) lấy Pháp danh là Hương Vân Đại Đầu Đà và tu theo “Thập nhị đầu đà” (mười hai điều khổ hạnh). Ông còn có đạo hiệu là Trúc Lâm Đại Đầu Đà hay Trúc Lâm Đại Sĩ và Giác Hoàng Điều Ngự. Từ khi Đức Phật còn hiện thế, Ngài Ma Ha Ca Diếp là Tổ sư của hạnh tu khổ hạnh này. Ngài thường ngồi hay ngủ tại các nghĩa địa, đêm về thường quán đến các tử thi hay xác chết (bạch cốt) để hiểu rõ lý vô thường mà Đức Phật đã dạy cho các đệ tử nghe hằng ngày. Đến cuối đời già yếu, Đức Phật và các vị Đại Đệ tử như Ngài Xá Lợi Phất và Ngài Mục Kiền Liên khuyên Ngài là ban đêm nên về Tịnh Xá để tịnh tu thiền tọa, nhưng một mực Ngài nhất quyết là không. Ngài giữ hạnh đầu đà như thế cho đến cuối đời. Đây có lẽ là quan điểm của Ngài, cho nên trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất tại động Thất Diệp, sau khi Đức Phật nhập diệt 100 ngày, thì Ngài chỉ triệu tập 500 vị Đệ tử A La Hán có cùng quan điểm tu khổ hạnh và Thiền định như Ngài mới được tham dự, và theo Ngài Thánh Nghiêm, Tiến Sĩ Phật giáo Nhật Bản cho rằng: Chính vì thế mà những vị chứng A La Hán có khuynh hướng Đại Thừa trong kỳ kết tập Kinh Điển lần thứ nhất này vắng mặt, chỉ đến lần thứ 2 và thứ 3 cách đó cả 100, 200 năm sau khuynh hướng Đại Thừa mới được phát biểu trong những lần kết tập về sau này.

Từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 13 tại Đại Việt chủ yếu được cấu tạo bởi những dòng Thiền lớn như: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường. Điều Ngự đã hợp nhất các dòng Thiền này vào Trúc Lâm. Đây được xem là một Tông Phái thống nhất đầu tiên của Đạo Phật tại Việt Nam. Thiền phái Trúc Lâm vừa tiếp thu nền tảng Phật giáo Ấn Độ, Trung Hoa, vừa sử dụng văn hóa Việt Nam và khuyến khích Phật tử cống hiến cho xã hội trên nền tảng Từ Bi – Trí Tuệ của Phật giáo. Bản thân của Điều Ngự không phải chỉ ở yên nơi Yên Tử, mà còn tổ chức nhiều buổi thuyết pháp cho Tăng chúng ở các chùa như Phổ Minh ở Thiên Trường, Sùng Nghiêm tại Chí Linh, Vĩnh Nghiêm ở Lạng Sơn và Báo Ân – Siêu Loại, nay thuộc Gia Lâm – Hà Nội. Ông xây dựng nhiều tự viện và đi giáo hóa khắp nơi trong nước từ thôn quê đến thành thị. Trên cương vị là Thượng Hoàng Thiền Sư, ông đã dạy dân bài trừ các tập tục mê tín, dị đoan và tu dưỡng đức hạnh theo giáo pháp Thập Thiện. Ông cũng khuyên bảo Anh Tông từ bỏ rượu chè, đồng thời đóng góp ý kiến cho các quốc sách của nhà Vua.

Một điều đặc biệt của những Tông phái Thiền ở Việt Nam là vừa ngồi thiền vừa lấy hạnh đầu đà hay giới làm căn bản. Vừa ngồi thiền vừa niệm Phật như tâm Thiền Lâm Tế về sau này. Điều này chỉ ở Việt Nam mới có, còn các nước như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên thì Thiền chỉ chuyên Thiền mà thôi. Nếu có tụng kinh thì chỉ là Kinh Bát Nhã, còn tông Tịnh Độ chỉ niệm Phật và tụng kinh A Di Đà chứ không tụng những bản kinh văn khác. Trong khi đó Phật giáo Việt Nam lại không phải vậy, kinh cũng tụng, thần chú cũng đọc, Thiền vẫn ngồi và Phật vẫn niệm. Đây là một tổ chức Phật giáo tổng hợp của các Tông Phái. Cho nên ta thấy rằng Giáo Chủ của Thiền Phái Trúc Lâm mà Ngài có dạy Thiền cho dân chúng là chính đâu, vì lẽ căn cơ của dân chúng không đủ để tiếp nhận tâm Thiền này, nên Ngài đã chỉ dạy Thập Thiện, tức là 10 giới căn bản của người tại gia, gồm có: 3 giới thuộc về Thân là không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm; Miệng có 4 giới là không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời thêu dệt và không nói lời hung ác; Ý có 3 giới đó là không tham, không sân và không si. Nếu một dân tộc mà giữ tròn 10 điều lành này thì dân tộc đó rất hạnh phúc, giống như dân chúng nước Bhutan trong hiện tại. Còn ngược lại với các điều trên là Thập Ác.

Ở đây giới không có nghĩa là trừng phạt mà là một sự bảo hộ cho mỗi người. Chính nhờ việc giữ Giới mà ta sinh Định và từ Định sẽ phát Huệ. Thượng Hoàng với hình thức là Tăng nhơn, đi đến đâu cũng bình dị, nên gần gũi dân chúng. Đây là cơ hội để thăm dân, để tiếp nhận những lời thật mà khi ngồi trên ngai vàng với áo mão, long bào nơi chốn hoàng cung ít ai dám gần gũi để thố lộ. Cũng như thế, Đức Phật không nhất thiết phải đi khất thực hằng ngày, nhưng chính bản thân Ngài mong được gần gũi dân chúng, tạo cho dân chúng có cơ hội học căn bản về thân khẩu ý cũng như ý nghĩa của sự bố thí được phước báu như thế nào, nên Ngài mới thực hành hạnh khất thực như vậy. Trong khi bố thí nếu:

Người bố thí thanh tịnh, kẻ nhận của bố thí cũng thanh tịnh.
Người bố thí không thanh tịnh, kẻ nhận bố thí thanh tịnh.
Người bố thí thanh tịnh, kẻ nhận bố thí không thanh tịnh.
Cả người nhận bố thí và người bố thí đều không thanh tịnh.

Ba phần đầu đều có phước báu khác nhau nhứt định, chỉ có phần sau cùng là cả người cho và kẻ nhận đều không tạo ra một phước báu nào cả.

Đức Phật nguyên là một Đông cung Thái tử quyền quý cao sang mà Ngài còn từ bỏ tất cả để đi đến từng xóm làng để khất thực, chắc hẳn không vì sự nghèo đói, mà chỉ vì lòng từ bi muốn cho tất cả chúng sanh được trồng vào mảnh đất tâm linh những điều lương thiện. Điều Ngự Giác Hoàng cũng giống như thế, Ngài từ bỏ vương vị lên làm Thái Thượng Hoàng từ năm 1293, sau hai lần đại thắng quân Nguyên Mông vào năm 1285 và 1288. Đây cũng là hạnh Đầu Đà mà Ngài muốn thực hiện. Đi đến đâu Ngài khuyên dân thực hành chánh tín, quy y Tam Bảo để được lợi mình và lợi người, bài trừ những sự tin càn, hiểu sai giáo lý của nhà Phật. Thái Thượng Hoàng chỉ làm một số động tác như thế thôi cũng đủ làm cho nhân dân quy ngưỡng muôn đời rồi. Thiền tuy trực tiếp không dạy cho dân chúng nhưng qua thân giáo, khẩu giáo và ý giáo này của Thượng Hoàng đã làm cho dân chúng phải khâm tuân và không trái với ý chỉ. Chắc rằng Thiền học và Thiền tập, Ngài đã dạy cho Pháp Loa, cho Huyền Quang khi tham học với Ngài. Hai vị này kế nghiệp làm Tổ thứ hai và thứ 3 của Trúc Lâm, nên người đời sau gọi là Trúc Lâm Tam Tổ.

Tháng 3 năm 1301, Giác Hoàng Điều Ngự du hóa đến Bố Chính - một vùng đất địa đầu phía Nam của Đại Việt và cho dựng am Trì Kiến. Từ Bố Chính, ông sang Chiêm Thành và ở lại đây 9 tháng. Bài của Trần Quang Chỉ trong tranh Trúc Lâm Đại Sĩ xuất sơn đồ, đã mô tả về chuyến đi này rằng: Có lúc Ngài viễn du hóa độ cho các nước lân bang, phía Nam đến tận Chiêm Thành, đã từng khất thực ở trong thành. Vua nước Chiêm Thành biết được điều đó, hết sức kính trọng thỉnh mời, dâng cúng trai lễ, sắp sẵn thuyền bè nghi trượng, thân hành tiễn Ngài về nước.

Địa lý, Mê Linh và Bố Chính vẫn còn là những địa đầu ở Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay. Sau khi Anh Tông gả Huyền Trân Công chúa về đó thì Đại Việt mới có thêm châu Ô và châu Lý. Hai châu này là đất Thuận Hóa và một phần của Quảng Nam Đà Nẵng bên đèo Hải Vân ngày nay. Vì lẽ Mỹ Sơn gần Trà Kiệu hiện nay vốn là Kinh đô cũ của Chiêm Thành vào những thế kỷ thứ 3 thứ 4, có rất nhiều cung điện và chùa tháp, nên Chế Mân lấy ranh giới ở phần này để làm sính lễ cưới Huyền Trân Công chúa, con Vua Trần Nhân Tông, em Vua Anh Tông về làm vợ của mình. Thuở ấy Kinh đô chính thức của Chiêm Thành là Đồ Bàn, nay thuộc Bình Định. Ngày ấy xa xưa lắm rồi, ngày đi đêm nghỉ và chắc là Thượng Hoàng không đi ngựa, vì đang vận trên mình chiếc áo nhà tu, đầu cạo nhẵn, hai tay bưng bình bát đi khất thực hằng ngày để thể hiện hạnh đầu đà của mình đồng thời tạo cơ hội gần gũi dân chúng. Đó là ý chỉ của Thượng Hoàng, cho nên kiệu cáng hay xe ngựa của quan dân trên đường đi đến nước Chiêm, chắc chắn sẽ bị Thượng Hoàng từ chối. Từ Bố Chính đến Mỹ Sơn chắc đi bộ đường trường cũng hết một tháng, rồi từ Mỹ Sơn đi đến Kinh đô Đồ Bàn cũng phải hơn một tháng nữa và ở lại đó đến 9 tháng sau khi gặp Chế Mân. Lúc ấy không biết là Thượng Hoàng có cần người thông dịch đi theo hầu, hay Ngài nói chuyện với Chế Mân và triều đình Chiêm Thành bằng Chiêm ngữ? Hoặc giả Chế Mân biết Hán văn và cả hai bậc quân vương đều dùng bút đàm để nói chuyện với nhau? Dĩ nhiên là tốn thời giờ lắm! Nếu không thân tình và không hiểu nhau thì ở chi đến 9 tháng? Chắc rằng cảnh sắc của Chiêm Thành phải đặc biệt lắm, nên Chế Mân mới cùng Thượng Hoàng đi thăm viếng hết xứ sở của Chiêm Bang. Lúc ấy chắc hẳn phải đi đến Nha Trang, Phan Rang, Phan Rí? Ngày nay khi gọi tên những địa phương này, ta vẫn còn mường tượng tiếng Chiêm Thành vẫn còn sót lại đâu đây?

Đến đâu Thượng Hoàng cũng đều đi khất thực, ai cho gì ăn nấy, không bận bịu như ở chốn hoàng cung phải sắm sửa nào cao lương mỹ vị, nào hải yến, cao sâm… Tất cả đều tự do, tự tại, tiêu diêu, phiêu bồng để ngắm cảnh non nước trời mây. Không biết là Thượng Hoàng có làm bài thơ nào để lại trong thời gian 9 tháng ở tại Chiêm Quốc không? Hay chỉ trà đàm, bút đàm cũng như tham dự những lễ nghi của dân chúng? Ngày xưa và nay khác nhau nhiều quá. Bây giờ cái gì cũng ghi lại thành lời, viết thành sách để đời sau nếu ai đó có muốn tìm lại điều gì thì dễ dàng tra cứu, còn ngày xưa ngay cả các vị Đại Thiền Sư, các Ngài đến đi như chim trời, cá nước và chẳng để lại vết tích gì, cho nên người đời sau muốn tìm lại dấu chim Di xưa kia, thì thật không phải là điều đơn giản.

Khi thâm tình đã thấm sâu, thì những câu chuyện chính mới trải lòng ra và vì quá cảm mến Chế Mân nên Thượng Hoàng đã hứa gả Huyền Trân Công chúa cho, lúc ấy Công chúa còn nhỏ lắm. Điều này Vua Anh Tông cũng chưa biết và chính Huyền Trân Công chúa lại càng chẳng hiểu gì cả khi nghe được tin này. Tại sao lại thế? Nhưng lúc đó, một lời hứa của những bậc quân vương không thể một sớm một chiều mà thay đổi được. Việc xin dâng châu Ô và châu Lý để làm sính lễ cưới Huyền Trân sau này là do phái bộ của Chế Mân cũng như hảo ý của Chế Mân, hay sự sắp xếp áp đặt của Anh Tông thì không rõ, nhưng với tâm từ bi của Thượng Hoàng lúc ấy có lẽ Ngài không bao giờ đề nghị đến việc này. Vì đó không phải là mục đích chính của chuyến đi này.

Sau cuộc vân du Chiêm Thành, Điều Ngự về lại phủ Thiên Trường vào tháng 1 âm lịch năm 1303 để mở hội Vô Lượng Pháp ở chùa Phổ Minh, bố thí vàng bạc, tiền lụa để chẩn cấp cho dân nghèo trong nước và giảng kinh giới thí (Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư). Điều Ngự đã được Vua Chiêm là Chế Mân trọng đãi, tiếp đón và đưa tiễn về Đại Việt bằng thuyền buồm. Từ Đồ Bàn ở Bình Định đi đến Thăng Long nếu không có gió Đông Bắc thổi, thì cũng cần nhiều tháng mới đến. Đó là chưa kể những cơn giông bão bất thường trên biển cả mênh mông kia mang lại. Khi ở Champa chắc chắn Điều Ngự đã tiếp xúc với các truyền thống văn hóa Phật giáo khác nhau như: Bà La Môn, Hồi Giáo, Phật giáo Nam Truyền và Phật giáo Bắc Truyền. Vì Chiêm Thành thuở ấy có biên giới phía Nam, không xa nước Phù Nam là mấy, mà nước Phù Nam như trong Đại Tạng Kinh Bắc Truyền bằng Hán văn, thỉnh thoảng ta vẫn thấy những vị Tăng sĩ Ấn Độ đến đây và dịch kinh viết sách để lại cho đến ngày nay. Lại cũng có nơi gọi là Lâm Ấp. Lâm Ấp thuộc vùng đất miền Trung của Việt Nam bây giờ. Đời Tần gọi là nước Lâm Ấp, qua đời Hán gọi là huyện Tương Lâm, đến đời Hậu Hán thì độc lập hẳn từ Trung Hoa. Từ đời Đường trở về sau, người ta thường gọi là Champa. Lâm Ấp có nhiều trầm và đóng vai trò mậu dịch trung gian giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Từ khoảng năm 758 cho đến những năm 850, nước Lâm Ấp đổi thành Hoàn Vương, một cái tên mới rất đỗi xa lạ (Phan Rang ngày nay), nằm về phía Nam; sau những năm 850 Hoàn Vương lại đổi thành Chiêm Thành. Vì những bia mộ sau thế kỷ thứ 4 thường được viết bằng chữ Sanskrit, nên chúng ta có thể phỏng đoán tiếng Lâm Ấp bắt đầu được Ấn hóa từ lúc đó.

Phật Triết là một người được sinh ra tại đây và năm 736 Ngài đã sang Nhật Bản với vị Cao Tăng người Ấn Độ là Bồ Đề Tiên Na (Bodhisena) 704-760, Ngài Phật Triết đã sang Ấn Độ (bằng cách gì chưa rõ) có thể đi bằng thuyền từ Phan Rang đến Bombay hay Calcutta chăng? Hay đi bộ qua Cao Miên rồi Miến Điện và cuối cùng thì đến đất nước Ấn Độ? Ngài nhận Bồ Đề Tiên Na làm Thầy, học Phật Pháp và thông mật chú. Giữa năm Khai Nguyên, Ngài cùng với Bồ Đề Tiên Na qua nước Trung Hoa (thời Đường), rồi cùng sang Nhật Bản. Đó là năm Thiên Bình (Tempei) thứ 8, tức năm 736. Ngài ngụ tại chùa Đại An (Daian) và được các quan rất sùng kính. Đời Thiên Bình Thắng Bửu (Tempyò Shôhô) thứ 4, tức năm 752 lúc đó có lễ khai nhãn cúng dường Đại Phật Tỳ Lô Giá Na bằng đồng tại chùa Đông Đại (Todaiji) ở Nara, Ngài thừa lệnh cùng Bồ Đề Tiên Na dự pháp hội và nghe tấu vũ nhạc. Ngài được tôn làm tổ sư của các điệu múa Bồ Đề, Bạt Đầu và nhạc Lâm Ấp, những điệu múa và âm nhạc ấy là do công phu của Ngài cả. Không biết Ngài mất khi nào và tại đâu, hưởng thọ bao nhiêu tuổi? Ngài đã viết sách Tất Đàm (Thành Tựu Cát Tường), Chương Thứ Nhất. Tiểu truyện của Ngài có đăng ở Todaiji Yòroku dai 2, Wamei ruijushò dai 4, Genkyò Yakusho dai 15.

Như vậy có thể nói Ngài Phật Triết người nước Lâm Ấp, sau này là Chiêm Thành, bây giờ là Việt Nam sinh lúc nào và mất lúc nào không ai rõ, nhưng chúng ta biết chắc một điều là Ngài phải nhỏ hơn Thầy mình là Ngài Bồ Đề Tiên Na người Ấn Độ (704-760). Có thể Ngài sinh sau Thầy mình chừng 5 đến 10 năm và mất sau Thầy một thời gian ngắn. Cũng có thể nói Ngài là người đầu tiên sang Ấn Độ từ Lâm Ấp sau thời của Ngài Huyền Trang chăng? Thuở ấy Phật giáo rất thịnh hành và Đại Học Nalanda có khi lên đến 10.000 Tăng Sĩ lưu trú và tu tập học hỏi tại đó. Tại Ấn Độ Ngài học tiếng Phạn và khi cùng Thầy mình về lại Lâm Ấp, Ngài cùng Thầy đã truyền lại Phạn Chú cho chư Tăng tại đó. Tại Lâm Ấp Ngài cũng đã học những điệu múa và nhã nhạc hoàng cung, nên sau khi đến Nhật, mới có cơ hội dạy lại cho những tăng nhân và cung nữ tại chùa Đông Đại (Todaiji) ở Nara vào thời điểm trước và sau năm 752.

Như vậy ta có thể nói rằng: Khi Điều Ngự Trần Nhân Tông đến thăm Champa vào thế kỷ 13, nghĩa là cách thời của Ngài Phật Triết đến 600 năm, nên Phật giáo, đặc biệt là những nghi lễ liên quan đến chú thuật đã được truyền bá rộng rãi trong dân gian nước Chiêm Thành lúc bấy giờ rồi. Khi Điều Ngự được vua Chiêm Thành là Chế Mân mời đi thăm các chùa viện tại Chiêm quốc, thấy họ đã làm được nhiều việc cho dân chúng như bố thí cho người nghèo và mở những Pháp Hội để cho dân chúng đến lễ bái nguyện cầu. Pháp Hội ở đây có thể hiểu là những Đàn Tràng Thủy Lục, chư Tăng tụng kinh siêu độ cho những người quá vãng và cũng là nơi bố thí Pháp bởi những vị giảng sư nổi tiếng được thỉnh mời. Ngay cả Điều Ngự cũng được thỉnh thăng tòa thuyết pháp, Ngài kể lại những chuyện mắt thấy tai nghe tại Chiêm Thành qua 9 tháng vân du và cư trú tại đây, đồng thời lồng những lời dạy của Đức Phật vào những câu chuyện đời thường mà Điều Ngự đã gặp khi đi khất thực đó đây, để cho dân chúng dễ thu thập; trong đó có Thập Thiện giới v.v… Điều này cũng giống như Ngài Thạch Liêm Thích Đại Sáng vậy, nghĩa là sau khi thăm Đại Việt hay nói đúng hơn là xứ Đàng Trong vào giữa thế kỷ thứ 17, Ngài về lại Trung Hoa viết nên tập “Hải Ngoại Ký Sự” bằng Hán văn rất bổ ích cho những ai muốn nghiên cứu về phong tục, tập quán, tôn giáo của xứ Đàng Trong vào thời các Chúa Nguyễn trị vì. Nếu không có chuyến đi đầu của Ngài gặp Chúa Nguyễn Phúc Chu, thì cũng sẽ không có việc nhà chùa cho thỉnh mời Ngài Nguyên Thiều, cùng 10 vị Đại Sư đến Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 17, để truyền giới cho chư Tăng Ni cũng như vua chúa tại các chùa Thập Tháp ở Bình Định, Di Đà ở Hội An hay ở kinh đô Huế. Chính ở Giới đàn vào cuối thế kỷ thứ 17 này tại Phú Xuân, Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thọ Bồ Tát giới tại gia với Đạo hiệu là Thiên Tùng Đạo Nhân.

Ngày xưa Việt Nam chúng ta theo chế độ Quân chủ, nông nghiệp vốn là nghề chính, vua chúa, quan lại sống nhờ vào thuế thân, thuế đất đai và thuế nông, lâm, hải sản. Chế độ vua chúa gọi là chế độ “phong kiến” bao hàm ý “phong tước và kiến địa”, nghĩa là nhà vua có quyền hành trên tất cả, phong chức tước cho các quan và lấy hương điền, hương thổ cấp cho từng vị quan theo từng chức vụ và dựa vào đó để đánh thuế dân qua các nông, hải, lâm sản thu được. Năm nào được mùa thì cất vào kho và khi đói kém theo lệnh của vua phải mang ra cấp phát lại cho dân nghèo, nếu không thì dễ bị nổi loạn. Nếu ông vua đạo đức, ông vua có thọ Bồ Tát giới tức là giới vì người chứ không phải cho mình, thì việc cho đi của cải để thể hiện tấm lòng từ bi, vốn cũng là chuyện bình thường nơi cửa Phật. Chỉ có những ông vua và quan lại tham nhũng, không thương dân, ngay cả khi dân bị đói khổ, tất cả đều chỉ muốn vơ vét vào túi tham của mình cho đầy, thì dân sẽ không nể vì, mà còn tạo nên nội loạn nữa. Có lẽ vì thế mà Điều Ngự vào năm 1304 khi đến kinh đô Thăng Long đã tiến hành lễ thọ giới Bồ Tát cho Vua Trần Anh Tông cùng các vương hầu, quan lại trong triều đình. Việc này đối với các triều đình Nhà Trần ngày xưa không phải hiếm, vì Vua cha đã là một Thiền sư, phải thọ giới Tỳ Kheo, mà giới Tỳ Kheo vốn thuộc Thanh Văn thừa, nên tất cả những vị xuất gia sau khi thọ giới Tỳ Kheo theo truyền thống Tứ Phần Luật, đều phải thọ Bồ Tát giới xuất gia gồm 10 giới trọng và 48 giới nhẹ. Đây gọi là Đạo Tục Thông Hành giới. Từ đó việc thể hiện lòng từ mới dễ dàng, và khi truyền giới cho Vua Anh Tông có lẽ các Thiền sư bậc Thầy của Điều Ngự đã cho Anh Tông thọ 10 giới trọng và 48 giới nhẹ. Sau này có một số các vị Đại Sư căn cứ theo Ưu Bà Tắc Giới Kinh mà cho các Đệ tử tại gia thọ 6 giới trọng và 28 giới nhẹ. Nhưng theo Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật dạy rằng: “Là Bồ Tát, không thể thiếu lòng từ bi đối với chúng sanh, nên cuối cùng cần phải giữ cho đủ những giới trọng này”.

Thiền Phái Trúc Lâm khởi nguyên từ các vị như:

- Đạo Viên, Thông Thiền, Nhật Thiền, Tức Lự
- Chí Nhàn, Ứng Thuận, Tiêu Dao
- Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Thái Tông
- Trần Nhân Tông, Thạch Kim

Chắc hẳn Điều Ngự đã cho thỉnh những vị Đại Sư còn sống thời ấy như Tuệ Trung Thượng Sĩ, Thạch Kim và ngay cả Ngài nữa, ngồi chứng minh trong đàn tràng Bồ Tát giới này. Nếu đứng về phương diện huyết thống thì Tuệ Trung Thượng Sĩ là Thầy và cũng là cậu của Vua Trần Nhân Tông (Điều Ngự Giác Hoàng). Và Nhân Tông là thân phụ của Anh Tông, nên Vua Anh Tông thọ Bồ Tát giới tại gia theo sự khuyến thỉnh của Thân phụ mình cũng là điều hữu lý thôi.

Đến năm 1304 khi đang hoằng hóa tại huyện Nam Sách (Hải Dương), Điều Ngự đã gặp và thâu nhận Pháp Loa (Đồng Kiên Cương 1284-1330) làm đệ tử xuất gia của mình. Sau đó Ngài đào tạo cho Pháp Loa trở thành người kế thừa Trúc Lâm Thiền Phái. Lễ truyền đăng cho Pháp Loa được cử hành tại chùa Báo Ân Siêu Loại và được tường thuật qua sách Tam Tổ Thực Lục như sau:

“Ngày Mồng Một tháng Giêng năm Mậu Thân, Hưng Long năm thứ 16 (1308) Sư vâng lệnh làm Trụ Trì nối dòng pháp ở Cam Lộ đường, chùa Siêu Loại. Để khai đường và làm lễ trao truyền, Vua cho đặt bài vị của liệt Tổ, tấu đại nhạc, đốt hương thơm. Điều Ngự dẫn Sư lên lễ Tổ đường xong. Sau khi ăn cháo, sai tấu nhạc, đánh trống pháp, tập hợp đại chúng lên Pháp đường. Bấy giờ Anh Tông xa giá đến chùa. Sau khi đặt ngôi chủ khách xong, Vua Anh Tông vì là đại thí chủ của Phật Pháp, đứng vào ngôi khách ở Pháp đường, Thượng Tể sắp bá quan ở dưới sân. Điều Ngự lên tòa thuyết pháp. Giảng xong, bèn đi xuống đỡ Sư lên tòa. Điều Ngự đứng đối diện chắp tay hỏi han. Sư đáp lễ xong, nhận Pháp y mặc vào. Điều Ngự bèn bước sang một bên, ngồi trên giường khúc lục, nghe Sư thuyết pháp. Đem chùa Siêu Loại của sơn môn Yên Tử sai Sư kế thế trụ trì làm đời thứ hai của dòng phái Trúc Lâm. Lại đem ngoại thư kinh sử 100 hộp và Đại Tạng 20 hộp nhỏ chép bằng máu chích ra, để mở rộng việc học nội và ngoại điển” (theo Tam Tổ thực lục).

Như vậy chúng ta thấy Điều Ngự thật là phước báu vô cùng. Lần thứ nhất Ngài đã truyền ngôi cho con mình là Anh Tông, lên ngôi Thái Thượng Hoàng vào năm 1293, sau đó mấy năm thì xuất gia tu học, không màng đến danh lợi gì cả. Cuối cùng là Sáng Tổ của Trúc Lâm và đã có người truyền thừa, kế pháp để giáo pháp ấy mãi lưu truyền đến ngày nay. Lần truyền thừa ngôi vị Tổ thứ 2 của Trúc Lâm thật là trang trọng như chúng ta vừa đọc bên trên. Bên Sơn Môn chùa Siêu Loại thì có chư Đại Pháp Sư và các vị Đại cư sĩ hộ đạo. Bên triều đình có cả Hoàng đế đương triều Trần Anh Tông cũng xa giá cùng bá quan văn võ đến đây để tham dự lễ truyền trao tâm ấn này. Đó là Y áo cà sa, là Kinh điển, là Phật pháp là nguồn Thiền. Lần đầu Vua Trần Nhân Tông truyền ngôi cho Anh Tông là ngai vàng là triều đình và bá quan văn võ. Lần này Điều Ngự truyền cho Pháp Loa là tâm Thiền là pháp phục của cửa không. Thượng Hoàng lúc đó chắc là an lạc lắm, vì ngôi báu lâu nay đã có người thừa kế và chùa viện thuộc Sơn Môn Yên Tử cũng có người để mà truyền thừa. Niềm vui của Điều Ngự bây giờ thật không có niềm an lạc nào có thể so sánh được.

Ngày xưa khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền tâm ấn cho Ngài Ma Ha Ca Diếp chỉ bằng một cái mỉm cười, khi Ngài Ca Diếp thấy Đức Phật đưa lên một cành hoa sen và từ hình ảnh ấy, Phật giáo đã hiện hữu suốt hơn 2.500 năm đây đó, chưa bao giờ có sự gián đoạn cả. Sau này tùy theo mỗi Tông Phái mà có cách truyền thừa khác nhau, nhưng đại loại là khi Thầy truyền cho trò, người học trò ấy phải hội đủ những điều mà người Thầy mong muốn. Cho nên trong Thiền môn cũng có câu là:

“Đệ tử tầm Sư dị, Sư tầm Đệ tử nan”

Nghĩa:

Trò tìm Thầy dễ, Thầy tìm trò thật khó.

Vì sao vậy? Vì đã là Thầy thì phải hội đủ nhiều điều kiện mới được làm Thầy, cho nên là Đệ tử tìm ra một vị Thầy để nương thân, không phải là việc khó. Chỉ khi nào trong cả trăm, cả ngàn người Đệ tử, vị Thầy thấy chỉ có một vị xứng đáng, lựa chọn ra để truyền thừa mạng mạch của Phật pháp, nên đây gọi là khó.

Bây giờ ở Việt Nam đa phần việc truyền thừa cũng có nhiều cách khác như: Khi còn sống, vị Thầy không còn làm Trụ Trì một ngôi chùa lớn, một Tổ Đình liền trở về ngôi Viện Chủ, giống như một chức vụ đã về hưu. Ở Trung Hoa thì gọi là Phương Trượng và vị Đệ tử được chỉ định lên kế thế Trụ Trì với sự giám sát, giúp đỡ tinh thần của vị Thầy Viện Chủ này. Riêng phần tôi, vào năm 2003, sau 25 năm làm Trụ Trì và sáng lập chùa Viên Giác tại Đức Quốc, tôi đã trở về ngôi Phương Trượng và giao quyền Trụ Trì lại cho Thầy Thích Hạnh Tấn là Đệ nhất Trụ Trì Viên Giác tự cho đến năm 2008. Lễ truyền thừa gồm có Y áo và một bản Kinh Kim Cang làm Pháp Bảo với sự chứng minh của các bậc Trưởng Lão trong Giáo Hội, của Môn Phong Pháp Phái Lâm Tế Chúc Thánh trong cũng như ngoài nước và của những tử đệ xuất gia và tại gia. Đến năm 2008 Thầy Hạnh Tấn truyền chức Trụ Trì lại cho Thầy Hạnh Giới làm Đệ nhị Trụ Trì Viên Giác với Pháp Y và Pháp Bảo cũ của lần đầu. Năm nay 2017 sau gần 10 năm Thầy Hạnh Giới làm Trụ Trì, Thầy Hạnh Bổn sẽ được truyền thừa làm Trụ Trì đời thứ 3 của Viên Giác tự tại Hannover, Đức Quốc. Tôi trở thành sáng lập Trụ Trì và sẽ là người Tăng Sĩ đầu tiên có mặt cũng như xiển dương Phật Pháp tại xứ Đức này từ năm 1977 đến 2017, đúng 40 năm như vậy và cũng được hân hạnh là chứng minh cho cả 3 đời truyền thừa Trụ Trì tiếp theo sau đó khi tôi còn sinh tiền. Năm 2015 khi chúng tôi ghé Waldbröl để thăm Thiền sư Nhất Hạnh tại Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu, Ngài cũng đã tuyên dương trước đại chúng hôm đó về việc này và ngôi chùa Viên Giác tại Hannover được thành lập từ năm 1977, nay trở thành ngôi Tổ Đình của Phật giáo Việt Nam tại xứ Đức và cho tất cả những ngôi chùa Việt Nam khác được thành lập tại đây sau năm 1978.

Sự truyền thừa nó mang một dấu ấn khó quên đối với người Đệ tử, và người xuất gia ấy lúc nào cũng phải tâm tâm niệm niệm lo giữ gìn cũng như phát triển nền đạo, để Phật Pháp còn tồn tại mãi trên thế gian này.

Sau Pháp Loa là Hương Sơn, Pháp Cổ.

- Huyền Quang, Cảnh Huy, Quế Đường

- Chuyết Chuyết, Chân Nguyên, Liễu Quán, Hương Hải

Đệ Tam Tổ Trúc Lâm cũng là một vị Sư đặc biệt. Ngài tên thật là Lý Đạo Tái, Pháp hiệu là Huyền Quang. Lúc nhỏ Ngài theo Nho học, thi đỗ Tiến sĩ và sau một thời gian làm quan, lại từ bỏ chốn quan trường mà học Phật.

Khi Ngài còn là một Nho sinh, hàn vi, thiếu thốn, nhưng có ai ngó ngàng gì đến đâu. Mãi đến khi đỗ Trạng Nguyên, ngày vinh quy bái Tổ, thì cả nghìn mối tơ duyên không biết từ đâu mà xuất hiện, nay mối này, mai mối khác. Bữa nay người đẹp này được giới thiệu, mai mỹ nữ kia đến diện kiến, thưa trình v.v… rồi Ngài thấy không vui ở chốn quan trường. Đó chỉ là chỗ “tranh bá đồ vương” nên đã khoác áo nhà tu và sau này được Pháp Loa truyền tâm ấn, trở thành Đệ Tam Tổ của môn phong này. Cho nên người đời thuở ấy đã có hai câu thơ để diễn tả tâm trạng của những người đỗ đạt:

“Khó khăn thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên”

Ở Việt Nam vào giữa thế kỷ thứ 20 và đầu thế kỷ thứ 21 này, Thiền sư Thanh Từ, vốn xuất thân từ Phật Học Đường Lưỡng Xuyên, học trò của Cố Hòa Thượng Thiện Hoa, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất từ năm 1966 đến năm 1973. Ngài Thiện Hoa là Đệ tử của Cố Hòa Thượng Thích Khánh Anh, chuyên tu về Pháp môn Tịnh Độ và xuất thân từ môn phái Chúc Thánh ở Quảng Ngãi, sau truyền vào Trà Ôn, nhưng đến đời Ngài Thanh Từ thì Ngài chọn Thiền Trúc Lâm Yên Tử để nối dòng Thiền này. Trên thực tế dòng Thiền này đến đời Ngài Hương Hải, thời Trịnh Nguyễn phân tranh không còn tồn tại nữa. Vì lẽ Thiền Tông này đa phần dành cho người có tư duy cao và những bậc vua chúa quan lại, nên khó phổ cập vào quần chúng, do đó đã thất truyền. Bây giờ Hòa Thượng Thanh Từ khôi phục lại cũng là điều quý hiếm, nhưng nếu đứng về dòng kệ Lâm Tế Chúc Thánh thì Ngài sẽ có pháp danh là chữ Thị đứng đầu và nối dòng pháp đời thứ 42 từ Ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền và Đệ tử của Ngài lẽ ra phải cho Pháp danh là chữ Đồng để đến Pháp tự sẽ đặt là Thông, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh truyền thừa đời thứ 43. Trong tương lai nếu Ngài viên tịch thì thuộc dòng thứ mấy của Yên Tử? Vì lẽ trong hiện tại Ngài xây dựng rất nhiều chùa Trúc Lâm tại Đà Lạt, Yên Tử và một số chùa thuộc miền Bắc Việt Nam. Điều ấy hẳn tốt, nhưng chúng ta cần nên phân định lại xuất xứ của mỗi vị đệ tử ngày sau dễ truy tầm.

Trong cuốn “Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài” (xuất bản năm 1995 của tác giả Nguyễn Hiền Đức nhận định rằng: “Trúc Lâm muốn rằng Vua Anh Tông và các đại thần trong triều đình phải chánh thức tôn kính Pháp Loa như bậc Thầy, giống như tôn kính Trúc Lâm vậy. Ngoài ra, Trúc Lâm cũng muốn cho biết rằng: Từ Vua, triều thần cho đến tất cả chư Tăng Ni, Phật tử cả nước phải công nhận Pháp Loa là vị Tổ thứ hai, thay thế cho Trúc Lâm lãnh đạo Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất từ thời Trần, tức lãnh đạo phái Thiền Trúc Lâm do Trúc Lâm Đầu Đà khai sáng.” Còn sách Trần Nhân Tông toàn tập xuất bản năm 2006 của Giáo sư Tiến sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát còn có nhận xét rằng việc ban tặng “Ngoại thư kinh sử” cho Pháp Loa chứng tỏ Điều Ngự yêu cầu Đệ tử phải biết kết hợp lý tưởng Bồ Tát của Phật pháp với lý tưởng trượng phu của thế gian. Thật ra cả 2 nhận xét của hai sử gia Phật giáo này không sai. Tuy nhiên theo tôi, cái uy quyền tinh thần sẵn có nơi Điều Ngự trao thẳng cho một người có năng lực nội tại như Pháp Loa là điều phải thể hiện nơi chốn công cộng có cả bá quan văn võ triều thần cũng như Phật tử như thế, để chứng tỏ uy đức của một bậc quân vương và cái nhiệm mầu của lẽ đạo để mọi người khi tiếp nhận một giáo chỉ nào từ Pháp Loa sau này sẽ không cần phải phân vân gì cả.

Tháng 12 năm 1308, Điều Ngự Trần Nhân Tông viên tịch trên đỉnh Ngọa Vân của Yên Tử sơn. Về ngày mất của Điều Ngự, sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép rằng Ngài thị tịch vào ngày 3 tháng 11 năm Mậu Thân (nhằm ngày 16.12.1308); trong khi Thánh Đăng ngữ lục viết là ngày 1 tháng 11 âm lịch (tức ngày 14 tháng 12). Trong Thánh Đăng ngữ lục đã tường thuật về cuộc đối thoại cuối cùng giữa Điều Ngự với Thị giả Bảo Sát như sau:

“Ngày mồng 1 tháng 11, nửa đêm sao trời sáng tỏ, Điều Ngự hỏi: Hiện giờ là giờ gì?

Bảo Sát thưa: Giờ Tý

Điều Ngự đưa tay mở cánh cửa sổ nhìn ra bảo: Chính là giờ ta đi!

Bảo Sát hỏi: Tôn Đức đi đâu?

Điều Ngự đáp:

Tất cả pháp chẳng sanh
Tất cả pháp chẳng diệt
Nếu hay hiểu như thế
Chư Phật thường hiện tiền
Nào có đến đi gì?

Bảo Sát thưa:

- Chỉ như khi chẳng sanh chẳng diệt thì như thế nào?

Điều Ngự liền vả vào miệng Bảo Sát, bảo:

- Chớ nói mớ!

Nói xong Ngài nằm theo thế sư tử lặng lẽ mà tịch.

Qua đêm thứ hai, Bảo Sát vâng theo lời di chúc, làm lễ hỏa táng ngay nơi am Ngài ở, có mùi hương lạ xông lên thoảng ra xa, nhạc trời trên không, mây năm sắc che trên giàn hỏa.

Ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế, một hôm Ngài Asista (A Thuyết Thị) chậm rãi đi khất thực trong thành. Lúc ấy Ngài Xá Lợi Phất còn tu theo ngoại đạo, thấy vị Thầy này sao mà an nhiên tự tại quá, nên mới cất tiếng hỏi rằng:

-Thầy tu theo pháp môn gì? Và Thầy của Ngài là ai vậy?

-Thầy ta là Đức Cồ Đàm Gautama, đã chứng thành Phật quả, hiệu là Phật Thích Ca, dòng dõi Vua Tịnh Phạn ở nước Ca Tỳ La Vệ và Thầy ta đã dạy cho ta pháp duyên sanh.

-Thế nào là duyên sanh?

- Nghĩa là:

“Tất cả các pháp đều do nhân duyên sanh
Tất cả các pháp đều do nhân duyên diệt
Tự tánh của các pháp vốn là không”.

Sau khi nghe xong 3 câu kệ này, Ngài Xá Lợi Phất đã nhập vào quả Dự Lưu, một trong 4 Thánh Quả và tiếp tục hỏi pháp Ngài A Thuyết Thị, nhưng Ngài A Thuyết Thị viện dẫn pháp học của mình còn kém nên khuyên Ngài Xá Lợi Phất trực tiếp đến gặp Đức Phật để thưa trình. Sau này Ngài Xá Lợi Phất đến trước Đức Phật xin quy y không phải duy nhất chỉ một mình, mà còn cả Ngài Mục Kiền Liên và mấy trăm đệ tử của họ nữa.

Thuyết Duyên Sanh chỉ do Đức Phật lặp lại lời chư Phật dạy trong quá khứ, chứ không phải của Ngài lập nên. Đó là: Cái này sanh nên cái khác sanh. Cái này diệt nên cái khác diệt. Nếu cái này không có thì cái kia sẽ không có và tự tánh của Vạn Pháp là không sanh, không diệt, không còn, không mất, không đến, không đi v.v… Bây giờ sau mấy ngàn năm thì Điều Ngự Giác Hoàng cũng chỉ nói ngần ấy việc, chứ chẳng nói gì khác. Pháp ấy là tất cả mọi hiện tượng, kể cả có hình và không hình tướng. Tất cả những pháp ấy thật ra chúng không đến, không đi, không còn, không mất. Sở dĩ đến, đi, còn, mất là do con người chứ không phải do Pháp. Ví dụ như người ngồi trong phòng đi ra bên ngoài phải qua một cánh cửa thì bảo rằng: Đi ra và ngược lại một người từ ngoài đi vô bên trong thì gọi là đi vào. Vào, ra là hai động tác khác nhau, nhưng cánh cửa là một vật, một pháp, nó bị động, nó không vào mà cũng chẳng ra gì cả. Nếu có, chẳng qua là do sự chấp trước của con người, chứ tự thể của nó không có. Vì tự thể của mỗi pháp vốn là không, nhưng nhờ duyên nên nó thành tựu và nhờ duyên nên chúng tan hợp, đến đi. Nếu ai đó trụ vào chỗ tan, hợp, đến, đi đó, nghĩa là người ấy chưa liễu đạo. Cho đến khi nào sự đến đi kia chỉ là một trò lừa bịp của nhãn quan của tâm thức mà người hành đạo nhận thấy được qua tánh của mình, thì lúc ấy gọi là liễu đạo hay đạt đạo.

Phật thì luôn hiện hữu, còn chúng sanh thì hay thay đổi. Lúc làm người, lúc làm thú, lúc làm chư Thiên, chư tiên, lúc ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh… thường là vô định và không tự làm chủ mình. Khi ở cảnh giới nào thì nhìn Phật theo cái thị giác của cảnh giới ấy. Còn Phật thì tuyệt nhiên không thay đổi: Không đến, không đi, không còn, không mất, không tăng, không giảm, không một mà chẳng phải khác một. Như vậy thì chỉ chỗ chẳng sanh, chẳng diệt mà làm gì? Điều Ngự giờ cuối trong đời mà còn tỉnh táo lấy tay vả vào miệng Thị giả Bảo Sát và bảo là đừng mớ ngủ. Vậy thì kẻ chưa hiểu đạo, có mắt cũng như mờ. Kẻ đã liễu đạo rồi thì dù ở cảnh giới nào cũng thấy mình luôn được an tịnh giải thoát. Do vậy giữa chứng đạo và chưa chứng đạo khác nhau là như thế.

Ngày thứ tư Tôn giả Phổ Tuệ (Pháp Loa) từ núi Yên Tử vội vã đến, dùng nước thơm rưới lên giàn hỏa làm lễ. Xong, Pháp Loa thu lấy ngọc xá lợi, được xá lợi năm màu hơn 500 hạt lớn, còn hạt nhỏ cỡ hạt lúa, hạt cải thì nhiều vô số kể. Vua Anh Tông, Quốc Phụ Thượng Tể cùng đình thần đem thuyền rồng đến lễ bái dưới chân núi, gào khóc vang trời, sau đó đón ngọc cốt và xá lợi xuống thuyền rồng đưa về kinh. Từ triều đình đến thôn quê đều rất mực thương tiếc.

Bên trên chúng ta cũng đã rõ, khi Bảo Sát vâng mệnh làm lễ hỏa táng ngay nơi am Ngài ở thì có mùi hương lạ xông lên, lại thoảng bay ra xa và nhạc trời trên không chúc tụng, mây năm sắc che trên giàn hỏa. Đây là những điềm lành của những người khi sinh ra cũng như lúc mất đi. Nhớ lại khi xưa mới sinh ra, Ông nội Thái Tông và Phụ hoàng Thánh Tông nhìn thân hình ông sáng sủa mà đặt cho tên là Kim Tiên Đồng Tử, nay khi mất đi lại được nhạc trời chúc tụng và mây 5 màu vần vũ bay che trên hư không cũng như mùi thơm thoảng bay ra từ nơi giàn hỏa, sau khi thiêu xong lại có vô số xá lợi nữa. Việc này ngày xưa Thế Tôn đã từng có và hiện tượng ấy đã được nhắc nhở lại trong sách vở rất nhiều là xá lợi có nhiều loại và nhiều màu sắc khác nhau.

Loại lớn hơn đầu đũa, loại trung bình như hạt gạo và loại nhỏ nhất như hạt mè. Xá Lợi của Đức Phật một phần tự di chuyển về lăng cung, một phần các Vua Trời đến xin mang về và phần còn lại chia ra làm 8 phần để vua các xứ trong Ấn Độ mang về nơi của mình thờ phụng và cung chiêm Xá Lợi. Đây là kết quả của sự tu hành trong mấy mươi năm của Đức Phật cũng như các Đệ tử của Ngài. Ngày nay Vua Nhân Tông tức Điều Ngự Giác Hoàng, đã lìa ngôi báu đi xuất gia sau hai trận chiến thắng Nguyên Mông vào năm 1285 và 1288 và chính thức tu học từ năm 1296 đến năm 1308. Trong 12 năm đó nhà Vua quyết tâm đoạn tận những thứ như không chấp thủ, không chấp ái và không chấp ngã, nên Niết Bàn an lạc đã đến với Ngài; khi chết lại còn lưu xá lợi và người đời sau muốn tôn vinh Ngài nên gọi là Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng không sai lời dạy của Đức Phật. Bởi lẽ sau 45 năm thuyết pháp độ sanh, Đức Thích Ca Mâu Ni đã dạy cho tất cả chúng sanh phương pháp tu học để thành Phật và thành Tổ, nên Phật và Tổ hiện thân bằng nhiều hình thức khác nhau, xuất hiện trong cõi Ta Bà này cũng như những cõi khác.

Xá Lợi của Điều Ngự được Anh Tông chia ra làm ba phần: Một phần được tôn thờ trong Bảo tháp Huệ Quang (Yên Tử), ngày nay nếu ai lên Yên Tử Sơn vẫn còn cơ hội để đảnh lễ mộ tháp của Đức Điều Ngự; một phần được chôn cất chung với lăng tẩm của Thái Tông và Thánh Tông ở Quy Đức (Phủ Long Hưng), và phần còn lại được lưu giữ tại Chùa Phổ Minh (Thiên Trường), nơi mà các Thái Thượng Hoàng hay lui về ở đó sau khi truyền ngôi cho con mình. Chùa Phổ Minh hay tháp Phổ Minh bây giờ vẫn còn, mặc dù không được tốt đẹp như xưa, vì ít người chăm sóc, nhưng tất cả cũng đều đã trải qua một thời kỳ vàng son rực rỡ của một đấng Quân vương như thế. Trên đây là 3 nơi mà lúc sinh thời Đức Điều Ngự đã từng gắn bó, lưu dấu.

Vua Anh Tông còn cho đắp hai pho tượng Điều Ngự bằng vàng để thờ ở chùa Vân Yên (Yên Tử) và chùa Báo Ân (Siêu Loại). Vàng tượng trưng cho vật quý giá, hiếm có, bền vững qua năm tháng và thời gian. Thân Phật cũng phát ra 2 lần hào quang trong sáng là sau khi thành đạo dưới cội Bồ Đề ở thành Gaya và lúc Đức Phật nhập Niết Bàn, nên từ xưa đến nay chúng ta đi đến bất cứ chùa nào thuộc các nước Phật giáo trên thế giới đều thờ hình tượng của Ngài có màu vàng hay bằng vàng thật, để nói lên sự tôn kính của các đệ tử đời sau đối với giáo pháp của Ngài như vậy. Ở đây Anh Tông vì là vua, đồng thời là con ruột, lấy của kho xuất ra mấy ngàn lượng vàng đúc 2 tượng của Giác Hoàng để thờ ở hai chùa nói bên trên cũng không sai tinh thần Bồ Tát hạnh của Anh Tông đã thọ Bồ Tát giới vào năm 1304 là mấy. Triều đình dâng Điều Ngự miếu hiệu là Nhân Tông và Thụy hiệu là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế. Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu từng bốn chữ một của Thụy hiệu bằng Hán văn này để tỏ tường hơn về một bậc minh quân, hiền đức như vậy.

Pháp Thiên Sùng Đạo có nghĩa là giáo pháp ấy, cao tận thiên cung cũng được sùng bái đạo mầu kia; Ứng Thế Hóa Dân là một bậc quân vương ra đời, xuất hiện nơi cõi phàm trần này để hóa độ nhân dân khắp nơi trong thiên hạ; Long Từ Hiển Hiệu có nghĩa là lòng từ bi cao cả thịnh hưng được biểu hiện ra ở mọi chốn và mọi nơi. Hãy nhớ lại việc vua đem ngự bào của mình đắp lên thủ cấp của Toa Đô thì đủ rõ; Thánh Văn Thần Võ là văn chương chữ nghĩa của Ngài như bậc Thánh và võ nghệ của Ngài giống như một vị Thần. Điều này cũng phải thôi. Vì lẽ hai trận đánh thắng quân Nguyên Mông cũng đã nói lên được thần trí và mưu lược của Ngài như thế nào rồi; Nguyên Minh Duệ Hiếu là vị vua đó sáng suốt, hiền từ, hiếu thuận; Hoàng Đế là ngôi vị của một đấng quân vương. Đây có thể là do Pháp Loa truy phong lẫn triều đình bá quan văn võ hội ý, nên mới có được một Thụy hiệu mang đầy đủ ý nghĩa của việc nhập thế cũng như xuất thế của Đức Điều Ngự Giác Hoàng như vậy.

Thông thường các bậc Chơn Tăng ra đi không ghi lại dấu vết, nên người đời sau muốn truy tìm những vết tích ấy phải dựa vào những hành tung và tác phẩm của người xưa để lại. Từ đó mới cảm nhận được tấm lòng của một kẻ đã xuất hiện nơi đời. Huống gì ở đây Vua Trần Nhân Tông xuất hiện tại Đại Việt vào một thời điểm không thiếu những Tiến Sĩ văn học và những nhà tướng đại tài, nên vua tôi đã nhiều lần có cơ hội đàm đạo văn chương chữ nghĩa với nhau, nhờ vậy mà người đời sau đã viết thành những tác phẩm nhằm tưởng niệm một bậc Thầy vĩ đại đã ra đi. Có những sách tự mình viết, mà cũng có những sách vở do người đời sau sưu tầm, nghiên cứu và ghi lại. Trong đó có:

-Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ Lục (Ngữ lục về trùng độc thiết chủy trong rừng Thiền). Đây có thể là những câu nói của các Thiền sư Trung Hoa hay Việt Nam trước thời của Nhân Tông, mà cũng có thể là những lời dạy của chính ông khi thuyết pháp hay dạy chúng, nên gọi là ngữ lục.

-Tăng Già Toái Sự (chuyện vụn vặt của Sư Tăng). Những chuyện ấy là những chuyện gì? Chắc chắn không đi ra ngoài 250 giới như: Bốn tội Ba La Di, 13 tội tăng tàn, 2 pháp bất định, 30 tội xả đọa, 90 tội đọa, 4 pháp hướng bỉ hối, 100 pháp chúng học và 7 pháp diệt tránh. Thời của Vua Thái Tông hay Thánh Tông cũng phải căn cứ vào những giới luật của Phật chế cho người xuất gia mà tu hành, nhưng trong đó có một số giới thuộc phần oai nghi như 100 pháp chúng học hay 30 xả đọa nói về y áo v.v… thì quê hương Đại Việt chúng ta theo Phật giáo Đại Thừa nên cũng có những giới luật không phù hợp với chư Tăng chăng? Hoặc giả những chuyện bình thường khi sinh sống trong chùa như hái rau, gánh nước, bửa củi v.v… cũng là những toái sự?

- Thạch Thất Mị Ngữ (Lời nói mê trong nhà đá). Thông thường những vị Sư tu Thiền lâu năm muốn mình nhập thất nơi hang động để thiền tọa. Có thể là 10 ngày, 20 ngày hay một tháng, nhẫn đến một năm, hai năm, ba năm v.v… và trong khi thiền tọa như thế những lời nói phát xuất lúc hôn trầm, tâm không định tĩnh, nên gọi là mị ngữ.

- Đại Hương Hải Ấn Thi Tập (Tập thơ ấn chứng của biển lớn nước thơm). Đây là sự tập hợp lại những bài thơ của Điều Ngự lúc đi vân du nơi Chiêm Thành hay khi ở trên Yên Tử hoặc Thiên Trường. Sau này các đệ tử gom lại để xuất bản, nhằm ghi lại những văn bản của Thầy mình. Thơ thời này đa phần làm theo lối 8 câu, mỗi câu 7 chữ hay 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Người đời thường gọi là thơ Đường. Vì những âm, vận ấy phải theo niêm luật hẳn hoi của 2 câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận và 2 câu kết. Luật thơ rất gò bó, nhưng ý thơ rất dồi dào.

- Trần Nhân Tông thi tập (Tập thơ Trần Nhân Tông). Trong này chắc chắn là những bài thơ được làm khi Nhân Tông còn là Thái tử, hay khi chiến thắng quân Nguyên Mông, hoặc lúc ngao du sơn thủy khi chưa đi xuất gia đầu Phật.

- Trung Hưng Thực Lục (2 quyển). Chép việc chống quân Nguyên xâm lược. Sau lần đầu thắng trận vào năm 1285, Trần Nhân Tông và quan quân thứ dân đều vui mừng khôn xiết, chính ông đã đặt bút ghi lại những sự kiện của chiến trường, nơi ông thân chinh cầm quân hay lúc thua trận chạy tơi tả để trốn mặt quân thù. Tiếp đến năm 1288 một lần nữa ông và quân Đại Việt đại thắng quân Nguyên Mông tại sông Bạch Đằng sau thời gian Hội Nghị Diên Hồng là “nên Hòa hay nên Chiến”. Cuối cùng mọi người đều thừa thắng xông lên qua sự điều binh khiển tướng của tướng tài Trần Hưng Đạo và Trần Quốc Tung (Tuệ Trung Thượng Sĩ). Chính hai Vua Thánh Tông và Nhân Tông đã chứng kiến cảnh Toa Đô bị giết, các tướng sĩ quy hàng và cả 50.000 quân Nguyên đều bị bắt sống. Có lẽ vua cũng đã ghi lại những việc truy phong cho những khai quốc công thần và có lẽ ông cũng đã thuật lại hình ảnh của những người làm tôi mọi cho giặc và bây giờ kẻ được thăng quan, người bị giáng chức, bị đày đi rừng thiêng nước độc hay vào tù ra khám nơi chốn biên thùy.

Nhưng rất tiếc là tất cả những tác phẩm trên đều thất lạc. Lý do vì sao cũng dễ hiểu thôi. Vì lẽ khi quân nhà Minh sang xâm chiếm nước Đại Việt chúng ta vào đầu thế kỷ 15 họ đem tất cả những sách vở có được trong thời Lý, thời Trần trong suốt 400 năm lịch sử ấy về tận Kim Lăng bên Trung Quốc để thiêu rụi. Vì họ không muốn thấy những thành tích vẻ vang của vua tôi Nhà Lý phá Tống bình Chiêm hay vua tôi Nhà Trần đại thắng quân Nguyên Mông đến 3 lần vào những năm 1258, 1285 và 1288, nên những gì được ghi lại bằng chữ viết đều bị đốt hết. Do vậy mà ngày nay chúng ta chỉ còn lại những tên gọi qua khẩu truyền trong dân gian về những tác phẩm ấy mà thôi. Đây thật là một điều trớ trêu của lịch sử. Không phải chỉ riêng Đại Việt của chúng ta thuở ấy, mà hầu như tất cả những nước nào bị thua trận hay bị làm thuộc địa của một nước lớn, thì việc xâm thực văn hóa bản địa là nhiệm vụ của những người đi chiếm lãnh lúc bây giờ. Ngày nay chỉ còn sót lại 32 bài thơ, kệ chép trong Thánh Đăng Ngữ Lục, Thiền Tông bản hạnh, An Nam chí lược, Nam Ông mộng lục, Việt âm thi tập và Toàn Việt thi lục, cộng thêm 3 đoạn phiến trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và An Nam chí lược. Theo đánh giá trong Thơ văn Lý Trần (tập 2 quyển thượng) do Nguyễn Huệ Chi, Trần Thị Băng Thanh, Đỗ Văn Hỷ và Trần Tú Châu biên soạn, thì thơ Trần Nhân Tông mang tính chất “kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan triết học và cảm quan thế sự, có tinh thần lạc quan, yêu đời, tấm lòng vị tha của một nhân cách cỡ lớn và sự rung động tinh tế, lòng yêu tự do thích thanh thản của một nhà nghệ sĩ”. Sự nhận xét như vậy cũng không sai chút nào khi chúng ta điểm qua 3 bài thơ tiêu biểu dưới đây. Một bài tả về phong cảnh của một sáng sớm mùa Xuân, một bài thơ tả phủ Thiên Trường và một bài phú về Cư Trần Lạc Đạo.

Xuân Hiểu

Thụy khởi khải song phi
Bất tri Xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi.

Buổi sớm mùa Xuân

Ngủ dậy ngỏ song mây
Xuân về vẫn chửa hay
Song song đôi bướm trắng
Phất phới sấn hoa bay.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Thức dậy vào một buổi sáng, mở khung cửa sổ, nhìn thấy bướm lượn vờn hoa… Những hình ảnh ấy báo hiệu sự hiện hữu của mùa Xuân, nhưng tự bao giờ tác giả đã chẳng hay. Phải chăng tác giả đã có sự an lạc bình yên nội tại, nên quên đi tất cả những cảnh vật chung quanh mình, dù cho đó là mùa Xuân, một trong những mùa đẹp nhất của đất trời. Nhưng nếu tư duy sâu sắc hơn cho bài thơ của một vị chân tu, có lẽ chúng ta sẽ thấy hình ảnh mở cửa, nhận biết mùa Xuân đến, đôi bướm phơi phới bay, tìm đến đóa hoa, dường như có hàm ý diễn đạt về hành trình của một đời tu qua các từ “mở cửa”, “nhận biết”, “bay tìm” “đóa hoa”. Hoa chính là tâm Phật.

Đến bài thứ hai thuộc loại tả chân về sự vật, loại Đường thi thất ngôn, bát cú như sau:

Thiên Trường Phủ

Lục ám hồng hi bội tịch liêu
Tể vân thôn vũ thổ hoa tiêu.
Trai đường giảng hậu Tăng quy viện,
Giang quán canh sơ nguyệt thượng kiều.
Tam thập thiên cung hoành dạ tháp,
Bát thiên hương sát động xuân triều.
Phổ Minh phong cảnh hồn như tạc,
Phảng phất canh tường nhập mộng Nghiêu.

Phủ Thiên Trường

Lục rậm, hồng thưa cảnh quạnh hiu,
Mây quang, mưa tạnh đất tan rêu.
Phòng trai gián đoạn, Sư về viện,
Cầu bến canh đầu, bóng nguyệt treo.
Ba chục cung tiên, giường ngủ đặt,
Tám nghìn bóng tháp, nước triều reo.
Phổ Minh phong cảnh, chùa như cũ,
Trong giấc mơ màng Thuấn thấy Nghiêu.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Dịch giả vừa giỏi Hán văn, vừa giỏi cách gieo vận của thơ Đường và giỏi về tứ thơ cả Đời lẫn Đạo. Đây cũng xứng là một bậc Thi Sư trong văn học Việt Nam của chúng ta. Bài thơ này có lẽ Nhân Tông làm khi đã xuất gia và không còn ở Phủ Thiên Trường như lúc mới lên làm Thái Thượng Hoàng. Bây giờ trở lại chốn xưa thì thấy cảnh trí đìu hiu, cỏ cây hoa lá, người, vật v.v… đều thay đổi quá nhiều, khiến cho Điều Ngự phải giật mình và sau đó tĩnh tọa làm một bài thơ đầy ý vị như vậy. Kể từ thời Thái Tông, rồi Thánh Tông và ngay cả Nhân Tông, nơi Phủ Thiên Trường này là chốn ẩn cư của bậc Thái Thượng Hoàng sau khi nhường ngôi cho Thái tử và sau này Anh Tông cũng dùng nơi đây để điều hành việc nước sau khi đã thành Thái Thượng Hoàng.

Lục rậm có thể là cây lục, mà cũng có thể là màu xanh của cây cỏ mọc chung quanh Phủ Thiên Trường bây giờ không còn như xưa nữa, ngay cả những cây hồng ngày xưa khi Thượng Hoàng còn cư ngụ nơi đây đã cho ra nhiều quả rất ngon ngọt, nhưng bây giờ trông lại chỉ thấy lác đác còn lại mấy cây. Ngay như cây cỏ vô tình mà chúng cũng cảm nhận được cái cảnh chia ly khi vắng chủ như vậy. Mây bay lảng đảng trên trời cao, nhưng cũng có lúc tạo thành mưa, làm cho đất thấm ướt và rong rêu cũng phải bị tan vỡ theo. Những gian phòng dùng để nấu nướng, ăn uống bây giờ không còn ai ở đây nữa, tất cả trống vắng hoang sơ, bởi vì các Sư và ngay cả Nhân Tông cũng đã về núi Yên Tử rồi, nên nhìn đâu cũng chỉ thấy cảnh vắng lặng. Những tháp canh chung quanh Phủ Thiên Trường vào những lúc canh một, canh hai cho đến canh năm của mỗi ngày do người giữ cửa trông coi, bây giờ cũng chỉ thấy ánh trăng dọi vào nơi đó một cách lạnh lẽo hoang vu, chứ bóng người thì không còn nữa. Ngày còn làm Thái Thượng Hoàng, Vua Trần Nhân Tông khi ở Phủ Thiên Trường này có đến 30 cung phi mỹ nữ, Hoàng hậu theo hầu, mà nay nơi giường ngủ ấy vắng tanh không một bóng người. Đúng là thời oanh liệt nay còn đâu! Tám nghìn bóng tháp là ý nói cho số nhiều chùa viện nằm cạnh Phủ Thiên Trường, cũng như chùa Phổ Minh, vì lẽ nơi nào có vua chúa ngự thì những cung bậc khác cũng sẽ được phụ họa theo bên cạnh. Bây giờ Đức Vua không còn ngự ở đây nữa nên chùa miếu, phong cảnh đâu đây cũng chỉ giống như nước thủy triều mỗi ngày lên xuống hai lần mà thôi. Chùa Phổ Minh, ngày xưa là chỗ để cho Thái Thượng Hoàng, Thái Hậu và cung tần mỹ nữ đi lễ Phật nguyện cầu vào những ngày sóc, vọng; ngày nay phong cảnh tuy không thay đổi mấy, nhưng sự trang nghiêm tráng lệ không còn như ngày xưa cũ nữa. Khi thăm chùa Phổ Minh và Phủ Thiên Trường về lại núi Yên Tử, Điều Ngự Giác Hoàng thấy tâm mình rỗng rang, nhẹ nhõm an lành, như sống trong đời thanh bình thịnh trị của Vua Nghiêu, Vua Thuấn thời xa xưa bên Trung Quốc vậy.

Bài thứ 3 là một bài thơ tiêu biểu cho tâm hạnh thoát tục của Điều Ngự Giác Hoàng như sau:

Cư Trần Lạc Đạo

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.

Ở đời vui đạo

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền.
Có báu trong nhà thôi tìm kiếm,
Vô tâm đối cảnh hỏi chi Thiền.

(Lê Mạnh Thát dịch)

Đây có lẽ là bài thơ liễu đạo hay nhất trong thơ văn của Trần Nhân Tông. Bởi vì khi còn làm vua, ông nhìn sự vật khác, khi đánh giặc tâm ông thay đổi theo thế trận, lòng dân. Khi thắng trận Nguyên Mông tâm ông thấy hưng phấn, khi về làm Thái Thượng Hoàng tâm ông lại cũng có sự đổi thay, mãi cho đến khi ông xuất gia rồi thì ông mới rõ hai chữ Sắc Không, nên không bận lòng chi với những đổi thay, thay đổi của cuộc đời.

Do vậy việc an bần lạc đạo phải tùy theo nhân duyên và hoàn cảnh chung quanh mình, người xuất gia phải dùng cái tâm không đối đãi để ngắm nhìn sự vật, nên gọi là tùy duyên. Việc tốt đến mình cũng không vui, việc xấu qua mình cũng chẳng buồn, vì lẽ buồn vui chỉ là những hiện tượng chứ không phải là bản chất chơn thật của sự việc. Tâm mình phải làm chủ mình, chính mình phải làm chủ ngoại cảnh chứ không phải ngoại cảnh làm chủ mình. Làm việc cần làm, làm đúng lúc và không trái với qui luật tự nhiên, cũng giống như chuyện khi đói thì cứ ăn, khi mệt thì đi ngủ. Người tu Phật phải biết rằng: Ai ai cũng có Phật trong nội tâm mình. Nếu rõ biết bên trong, thì bên ngoài tự nhiên mình sẽ rõ. Không nên lo chạy vạy tìm cầu sự giác ngộ bên ngoài, trong khi đó tự sâu thẳm của tâm hồn mình đang có một Đức Phật ngự trị mà không nhận ra. Đây mới chính là điều đáng nói và đáng trách. Thiền có nghĩa là như như bất động. Tâm ấy đối trước cảnh, dầu cho thế nào đi chăng nữa thì ta và người, tâm và vật không hai. Nó không trong mà cũng chẳng bên ngoài. Đến đây thì tâm ta thư thái, tự do tự tại phiêu bồng nơi cảnh giới sắc không này và đạt đến chỗ vô ngã chân thật của Niết Bàn vắng lặng.

Qua bài thơ Cư Trần Lạc Đạo này ta thấy Đức Điều Ngự đã vẹn đường tu, chứng thành Thánh quả không còn vướng bận bất cứ một sự trói buộc nào trên con đường tìm sự giác ngộ giải thoát của Ngài. Và với tâm rỗng không ấy, Ngài đã trao truyền cho Pháp Loa làm Đệ nhị Tổ của Trúc Lâm, từ đó Thiền phái này phát triển mãi cho đến thế kỷ 16, 17. Nay ở thế kỷ 20, 21 này Hòa Thượng Thích Thanh Từ đã xiển dương lại Thiền Phái này tại Việt Nam cũng như hải ngoại và mong rằng với tâm nguyện này Ngài sẽ được thành tựu, và một lần nữa ngọn lửa tam muội của Điều Ngự Giác Hoàng sẽ được cháy sáng khắp nơi nơi.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 16 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Quy nguyên trực chỉ


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Sống thiền


Vầng sáng từ phương Đông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.174.204 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (129 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...