Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Cảm tạ xứ Đức »» Lời vào sách »»

Cảm tạ xứ Đức
»» Lời vào sách

Donate

(Lượt xem: 9.029)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Cảm tạ xứ Đức - Lời vào sách

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: “Cảm Tạ Xứ Đức”. Trong mùa an cư kiết hạ này tôi cố gắng hoàn thành tác phẩm để sau đó còn cho dịch ra tiếng Đức, nhằm cho người Đức cũng có thể xem và hiểu nhiều hơn về một dân tộc ở rất xa hơn nửa vòng trái đất, nhưng tại quê hương này đã cưu mang họ hơn 25 năm nay trong bàn tay từ ái đón nhận những người tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam đến tạm dung, sinh sống tại xứ Đức này.

Tôi không biết có ai đã viết một tác phẩm như thế để tạ ơn nước Đức chưa, nhưng riêng tôi có bổn phận phải viết một tác phẩm như thế nhằm để cảm ơn chính quyền và nhân dân Đức đã đón nhận mình cũng như người tỵ nạn Việt Nam trong suốt 25 năm qua và cho tới hôm nay vẫn còn tiếp tục đón nhận dưới nhiều hình thức khác nhau như: tỵ nạn chính trị, đoàn tụ gia đình, kết hôn hoặc những trường hợp nhân đạo khác.

Tôi đến Đức vào ngày 22 tháng 4 năm 1977. Tính đến tháng 4 năm 2002 là đúng 25 năm, nghĩa là một phần tư thế kỷ. Trong một phần tư thế kỷ đó, cá nhân tôi và người tỵ nạn Việt Nam đã làm gì được cho mình, cho quê hương đất nước này và sẽ còn ở lại đây bao lâu? Hoặc giả phải làm gì khi quê mẹ cần đến v.v...? Đây là những câu hỏi mà phần trả lời dĩ nhiên là có nhiều lối giải thích khác nhau, nhưng tất cả cũng chỉ với một tấm lòng là: Cảm tạ xứ Đức.

Chúng tôi là những người Việt Nam mà cũng là những người Phật Tử, do đó tứ trọng ân, tức bốn ân nặng trong đời không được phép quên. Đó là ơn quốc gia nơi mình sinh sống. Thứ hai là công ơn sanh thành dưỡng dục của mẹ cha. Kế đến là ơn Thầy Tổ dạy bảo cho mình trở nên người hữu dụng cho Đời cho Đạo và ơn thứ tư là ơn xã hội đã giúp đỡ mình thành người. Đứng từ tư tưởng này, người Phật Tử Việt Nam dầu sống bất cứ nơi đâu, hay ở bất cứ chốn nào trên quả địa cầu này cũng đều phải có bổn phận cả, chứ không phải chỉ có bổn phận riêng đối với nước Đức này mà thôi.

Từ những năm đầu của thế kỷ nhất đến thứ 13 người Việt Nam chúng tôi chỉ biết có người Trung Quốc. Sau đó có dịp tiếp xúc với người Mông Cổ, người Nhật. Rồi đến thế kỷ 16 các nhà truyền giáo Âu Châu đã đến Việt Nam, mà có lẽ trong ấy không có người Đức. Đến thế kỷ 19, 20 người Pháp đã đô hộ nước Việt Nam gần 100 năm, nên người Việt Nam đa phần biết về nước Pháp nhiều hơn, chứ ít đề cập đến nước Đức. Ảnh hưởng của Pháp tại Việt Nam cho đến năm 1975 vẫn còn nhiều hơn, mặc dầu người Mỹ cũng đã có mặt tại quê hương chúng tôi từ sau năm 1954, nghĩa là sau ngày 20 tháng 7 năm ấy đất nước Việt Nam bị chia đôi tại sông Bến Hải qua Hiệp Định Genève. Miền Nam Việt Nam theo chính thể Cộng Hòa và Miền Bắc theo chế độ Cộng Sản. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, người Cộng Sản miền Bắc đã thôn tính miền Nam Việt Nam. Do vậy đã có hơn 2 triệu người ra đi tìm tự do từ đó đến nay và con số này cho đến hôm nay vẫn còn tiếp tục.

Nước Đức cũng bị chia đôi như thế, nhưng quý vị đã thống nhất trong hòa bình vào năm 1989. Tuy số người chết khi bức tường ô nhục Bá Linh đã ngự trị giữa hai lãnh thổ Đông và Tây Đức, nhưng không nhiều như những người Việt Nam bị chết chìm trong biển Đông, trên rừng sâu của Thái Lan, Cam Bốt, Lào, Trung Quốc khi họ ra đi tìm tự do, mà những người chết không được thống kê chính xác ấy có thể lên đến hơn 500.000 người.

Trước năm 1954 có lẽ rất ít người Việt Nam ở Đức. Nếu có, chỉ là những người Việt Nam đi lính cho Pháp và sang ở Đức trong thời gian Đệ nhị thế chiến (1939-1945) mà thôi. Trong thời gian từ năm 1964 đến năm 1975 đã có ít nhất là 2.000 sinh viên Việt Nam đến từ miền Nam du học tại Tây Đức, đồng thời phía bên Đông Đức số sinh viên từ miền Bắc Việt Nam đến du học cũng không phải ít. Tôi không biết được rõ ràng ai là người đầu tiên đến Tây Đức này và Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa thiết lập tại Bonn vào năm tháng nào cũng không rõ, nhưng nếu có được một sử liệu rõ ràng thì con số người Việt Nam ở Đức cũng như học hành của thập niên 50 và 60 chắc không hơn 100 người. Cho đến giữa thập niên 70, con số sinh viên Việt Nam tại Tây Đức đã hơn 2.000 người và kể từ sau năm 1975 đến nay (2002) con số thay đổi trên dưới 100.000 người đang định cư, hội nhập, lập gia đình, học hành tại xứ này. Do vậy có nhiều vấn đề để phải đề cập đến. Ví dụ như người Việt Nam hiểu về nước Đức như thế nào? Văn hóa ngôn ngữ của họ ra sao? Trước khi đi tỵ nạn có ai chọn cho mình là sẽ đến Đức không?

Riêng tôi cũng đến Đức, nhưng không phải bằng con đường đi tỵ nạn chính trị, mà là tỵ nạn với lý do Tôn Giáo tại Việt Nam bị đàn áp và cũng không phải ra đi khỏi Việt Nam sau năm 1975 mà là đi du học vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 để đến Nhật Bản. Như vậy, tôi cũng đã chẳng có nhân duyên đối với quê hương sinh ra mình suốt hơn 30 năm qua, mà ngày ra đi, lên phi cơ tại phi trường Tân Sơn Nhất - Sài Gòn tôi đã chẳng nghĩ rằng phải lưu lạc đến Âu Châu và đặc biệt tại xứ Đức này từ năm 1977 đến nay vậy.

Không biết người Đức chạy trốn chế độ độc tài của Hitler sau Đệ nhị thế chiến để đến Mỹ, Canada, Úc Châu hay một xứ xa xôi của Nam Mỹ nào đó có ai nghĩ rằng: Tại sao mình phải bỏ nước ra đi và đến định cư ở những xứ ấy, có nghĩ rằng một ngày nào đó mình phải trở về lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình không? Hay vấn đề ngôn ngữ, phong tục, tập quán, điều kiện sinh sống của xứ sở tại đã làm cho họ rất khó khăn khi tái hội nhập lại với xứ sở của mình? Đây là một câu hỏi mà chỉ có những người Đức định cư tại ngoại quốc mới có thể trả lời được, chứ người Đức lâu nay sinh sống tại xứ Đức này thì không có kinh nghiệm bằng.

Sau khi nước Đức chia đôi, một phần lớn người Đức sinh sống tại Đông Âu như Nga Sô, Tiệp Khắc, Ba Lan v.v... và ngay cả người Đức bên Đông Đức cũng muốn về phía Tây Đức để sinh sống. Người ta tìm về quê hương ấy, vì lẽ Tây Đức có tự do hơn những xứ Cộng Sản Đông Âu lúc bấy giờ. Cũng vậy, sau 1954 có một triệu người từ miền Bắc Việt Nam di cư vào miền Nam Việt Nam, chứ hầu như không có người miền Nam nào di cư ra miền Bắc để sinh sống, ngoại trừ những tù binh hoặc lính tráng. Tại Đức cũng thế, rất nhiều người Đức từ phía Đông sang phía Tây để tỵ nạn lập nghiệp, chứ có rất ít những người Đức từ phía Tây sang phía Đông để tỵ nạn khi chế độ Cộng Sản Đông Đức trước năm 1989 còn tồn tại.

Còn những người Đức ra đi khỏi nước Đức từ năm 1945 cho đến nay có bao nhiêu người trở lại để sinh sống tại quê hương này thì tôi không rõ, nhưng đa phần những người Đức mà tôi có dịp gặp họ tại Mỹ, Canada hay Úc thì họ đã chọn những nơi đó làm quê hương, chứ họ không trở lại Đức để sinh sống nữa. Vì lẽ những quốc gia ấy có tương lai cho con cái họ hơn và dĩ nhiên là giàu có, tự do phát triển hơn nước Đức trong hiện tại, mặc dầu đối với Âu Châu này nước Đức đang là một cường quốc về kỹ nghệ sản xuất nhiều ngành nghề. Tại sao như vậy? Đây là một câu hỏi mà ở những chương sau chúng tôi sẽ phân tích rõ ràng hơn. Khi nói về người Đức, chúng tôi lại có cơ hội để so sánh với hoàn cảnh của người tỵ nạn Việt Nam đã ở trên quê hương này hơn 25 năm rồi, để thấy ra điểm tương đồng và điểm dị biệt, để từ đó chúng ta có cái nhìn hiểu biết, thông cảm nhau hơn. Nếu không, người Việt Nam sẽ nhìn người Đức dưới dạng khác và người Đức cũng không thể hiểu người Việt Nam là gì cả. Nếu có cũng chỉ là những câu hỏi xã giao thôi chứ không đi sâu vào nội dung của câu chuyện được.

Nhiều người Nhật, nhất là những người đàn bà khi bước chân ra khỏi Nhật, họ ở định cư tại Mỹ hay Âu Châu. Vì nhiều lý do khác nhau, nhưng lý do quan trọng có thể là họ đi tìm cái tự do và bình đẳng trong quan hệ nam nữ mà ở quê hương họ không có. Nếu là người Nhật, mà chấp nhận ở Nhật, có nghĩa là họ chịu theo truyền thống, chứ không sửa đổi, thì đối với những người này họ không có mục đích đi xa, cũng như không ít một số người Đức cũng có quan niệm như vậy. Cho nên họ nhìn những người ngoại quốc sống trên quê hương này với những sự phê phán không nương tay mà họ không biết rằng ngày nay tất cả hoàn cầu của chúng ta đều đập chung một nhịp thở của môi sinh, chứ không còn cảnh ai khôn thì sống, ai dại thì phải chết.

Hai mươi lăm năm qua chúng tôi đã bước đi những bước chân dài ngắn khác nhau trên quê hương này, chúng tôi phải biết cảm ơn quốc gia này đã cho chúng tôi những đặc ân ấy. Chúng tôi hít thở được không khí tự do ở xứ Đức này, chúng tôi phải biết cảm ơn chính phủ cũng như nhân dân Đức đã mở rộng vòng tay đón nhận những người tỵ nạn Việt Nam đến từ Á Châu không có cùng một huyết thống, một ngôn ngữ, một tập quán, một màu da, mà chỉ đã có chung một mục đích là tìm cầu 2 chữ tự do mà thôi. Chúng tôi có được một đời sống yên ổn tại nơi đây phải cảm ơn xã hội Đức này đã cưu mang cho chúng tôi từ người già đến người trẻ có một cuộc sống ổn định, không vất vả với miếng cơm manh áo như tại quê hương mình. Đồng thời chúng tôi phải cảm ơn sự giáo dục của nước Đức. Từ đó đến nay suốt hơn 25 năm qua con em của người Việt Nam đã học tại các trường Trung Học, Đại Học, trường dạy nghề v.v... đã ra trường và đang đóng góp trí tuệ, dĩ nhiên là chỉ phần nhỏ thôi, so với số người trí thức tại đây, nhưng điều ấy đã nói lên được ý nghĩa «ăn quả nhớ kẻ trồng cây», «uống nước nhớ nguồn» là vậy. Tục ngữ Việt Nam đã nói lên được vấn đề ơn nghĩa này. Hận thù nên bỏ qua, nhưng nhơn nghĩa phải đáp đền. Do vậy khi ăn được trái cây ngon, phải biết rằng nhờ có người trồng cây, bón phân, tưới nước mới có được kết quả đó. Nước ta uống được hôm nay đâu phải tự nhiên mà có, phải có sự bắt đầu từ non cao, từ công lao của những người đào giếng. Cũng như thế, cái tự do mà xứ Đức đã có được của ngày hôm nay phải qua bao nhiêu đời Thủ Tướng Adenauer, Willy Brant v.v... hiệp lực với nhân dân Đức mới có được, chứ đâu phải một sớm một chiều mà dân Đức phá thủng được bức tường để bỏ phiếu bằng chân qua xứ tự do này. Quý vị khác chúng tôi là từ xứ áp bức sang xứ tự do, còn chúng tôi thống nhất mà cộng sản đã cưỡng bức tự do, cho nên người Việt Nam chúng tôi đã ra đi tìm tự do từ năm 1975 cho đến nay hơn 2 triệu người, sống rải rác khắp nơi trên thế giới. Phải nói một câu dễ hiểu là nếu không có chế độ cộng sản trên quê hương Việt Nam thì người Việt Nam đã không bỏ nước ra đi. Họ phải ở lại sinh sống trên quê hương họ, như người Đức không thể chịu đựng chế độ độc tài Nazis nên đã phải rời quê hương thế thôi. Nếu không có chế độ ấy, họ đã ở lại quê hương này rồi.

Đặc biệt trong quyển sách này tôi sẽ dành riêng một chương để nói về sự liên hệ với Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Liên Bang Đức từ năm 1979 đến nay, nhằm cảm ơn sự trợ giúp to lớn của chính quyền Liên Bang cho vấn đề hội nhập của người tỵ nạn Việt Nam tại Đức, đồng thời chính phủ cũng đã hỗ trợ cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất - Chi Bộ Đức Quốc, cũng như Hội Phật Tử Việt Nan Tỵ Nạn tại đây từ đó liên tục cho đến bây giờ (2002) và hy vọng vẫn còn tiếp tục nhiều năm tới nữa.

Vào ngày 2 tháng 4 năm 1978, Niệm Phật Đường Viên Giác được thành lập tại thành phố Hannover và ngày 2 tháng 4 năm 1988 chúng tôi đã làm lễ kỷ niệm 10 năm tại chùa Viên Giác ở đường Eichelkampstr. có mời cả khách Việt và Đức tham dự. Lẽ ra ngày 2 tháng 4 năm 2003 chúng tôi sẽ làm lễ kỷ niệm 25 năm chùa Viên Giác tại đường Karlsruherstr. này, nhưng sẽ để trễ hơn 2 tháng, lễ ấy sẽ cử hành vào cuối tháng 6 năm 2003, nhằm kỷ niệm Chùa và Báo Viên Giác tròn 25 tuổi. Trong sách này tôi cũng sẽ dành một chương để nói về sự trưởng thành của Chùa cũng như Báo Viên Giác sau 10 năm, rồi 25 năm, nhằm cảm ơn sự giúp đỡ của chính quyền Đức đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại Đức nói riêng và Người Tỵ Nạn Việt Nam nói chung tại đây.

Con người có thói quen là hay quên cái cũ và cố tìm tòi cái mới để học hỏi. Thế nhưng nếu không có cái cũ thì cái mới sẽ không xuất hiện và chẳng tồn tại. Do vậy mà viết thành một quyển sách để tri ân là bổn phận của những người đã đi qua, nhằm giao phó cho thế hệ tương lai một trách nhiệm, mà trách nhiệm tương lai ấy chắc chắn phải cần đến nền móng của quá khứ mà hình thành.

Thông thường thì người lớn tuổi học cái mới rất khó nhớ, mà những gì thuộc về quá khứ thì chúng liên tục hiện về. Trong khi đó giới trẻ thì ngược lại, những gì mới thì họ đua đòi, học hỏi, thích hợp nhanh. Còn những gì thuộc về quá khứ thì họ ít quan tâm đến. Tuy nhiên đến một lúc nào đó họ cũng phải già, phải chết, lúc ấy họ cũng sẽ làm những nhiệm vụ như bậc đàn anh của họ đã làm và thế hệ này cũng sẽ lui về quá khứ. Vì thế tôi thường hay nói: mỗi một thế hệ của chúng ta cũng chỉ có thể làm được một nhịp cầu nối từ quá khứ đến hiện tại mà thôi, chứ tuyệt nhiên nhịp cầu của quá khứ đó không thể bắc thẳng đến tương lai được. Nếu cố bắc, sẽ hụt hẫng ngay. Vì lẽ những tư lương của quá khứ không thể trang trải hết cho hiện tại và cả tương lai được.

Từng năm rồi từng năm, mỗi năm như thế có một kỷ niệm khác nhau. Vì thời gian và sự kiện khác biệt nhau. Ví dụ như năm 2002 tôi viết quyển sách này để tạ ơn nước Đức, vì lẽ tôi đã đến đây đúng 25 năm (22.4.1977 - 22.4.2002) và sang năm 2003 sẽ kỷ niệm 25 năm thành lập Chùa và Báo Viên Giác, vì lẽ Chùa Viên Giác được thành lập ngày 2 tháng 4 năm 1978, đến ngày 2.4.2003 là 25 năm và Báo Viên Giác số 1 (bộ cũ) ra ngày 1 tháng 1 năm 1979 và đến cuối năm 2003 cũng đúng 25 năm, nên chúng tôi đã chọn kỷ niệm 25 năm của 2 sự kiện quan trọng này vào cuối tháng 6 năm 2003. Rồi năm 1978, Hội Sinh Viên và Kiều Bào Phật Tử Việt Nam tại Đức được thành lập, sau đó là Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Đức thành lập vào năm 1979. Tất cả những sự kiện ấy sẽ hòa chung cùng một nhịp để hân hoan đón mừng thành quả và sự tồn tại của những sự kiện trong suốt 25 năm qua.

Mỗi năm chùa Viên Giác tại Hannover đều có an cư kiết hạ 3 tháng, kể từ sau lễ Phật Đản đến lễ Vu Lan. Đây là cơ hội để chư Tăng Ni thúc liễm thân tâm, tu hành giới đức, nhằm củng cố nội tâm và duy trì sự truyền thừa mạng mạch của chư Phật và chư Tổ suốt mấy ngàn năm qua. Ngày nay tuy ở ngoại quốc, nhưng Tăng Ni hành trì được như thế không phải là điều dễ, vì hoàn cảnh chung quanh tại Âu Mỹ rất phức tạp. Tuy nhiên, Tăng Ni phải khắc phục để có được những cơ hội tu học miên mật này. Mỗi ngày trong 90 ngày ấy, mỗi người đều có từ 4 tiếng đến 6 tiếng đồng hồ hành trì nơi Phật điện như tụng kinh, lễ Phật, ngồi thiền, kinh hành, niệm Phật, trì chú v.v... Ngoài ra có nhiều vị còn dậy sớm hơn để tu riêng cho chính mình. Đó là những thời khóa công cộng. Ngoài ra mỗi ngày còn phải học một tiếng rưỡi đồng hồ cũng như làm việc từ 3 đến 4 tiếng nữa. Như thế cả ngày 24 tiếng đồng hồ, chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ đã sử dụng hơn 12 tiếng cho việc tu học rồi. Điều ấy rất đáng trân quý và mong rằng mãi cho đến các thế hệ mai sau đều luôn luôn tiếp tục được những việc truyền thừa như thế.

Kể từ cuối năm 1995 Đại chúng chùa Viên Giác đã bắt đầu lạy kinh Đại Bát Niết Bàn. Mỗi chữ mỗi lạy và cho đến nay (2002) đã lạy được 500 trang sách chữ nhỏ li ti. Cứ mỗi đêm như thế lạy chừng 300 lạy. Có đêm nhiều hơn, có đêm ít hơn, do theo nhịp điệu của người đánh khánh nhanh hay chậm. Như vậy trung bình 500 trang sách là 100.000 lạy. Nếu lạy hết bộ kinh này có lẽ cũng trên 400.000 lạy, có nghĩa là 400.000 chữ trong kinh. Bộ kinh Pháp Hoa hơn 70.000 chữ, chúng tôi cũng đã lạy mỗi chữ kinh mỗi lạy trong vòng hơn 5 năm và Vạn Phật kinh cũng như Tam Thiên Phật kinh cũng thế. Kể từ năm 1984 đến nay, chùa Viên Giác tại Hannover trong 3 tháng an cư kiết hạ đều hành trì như thế. Đây là công phu tu hành miên mật của Tăng Ni và Phật Tử. Nếu không làm gì cả, để thời gian trôi qua rồi cũng luống công vô tích sự. Nếu cố gắng mỗi đêm chỉ lạy 1 trang kinh và 90 đêm của một năm hay 540 đêm của 6 năm. Đúng ra phải lạy gần 200.000 lạy mới phải, nhưng còn phải lo cho những cuối tuần Thọ Bát Quan Trai hoặc những khóa tu khác nữa, nên chỉ còn lại quá bán của 540 ngày ấy, để thực hiện 100.000 lạy, quả là điều vi diệu vô cùng.

Có nhiều người bảo tại sao Phật sự tại chùa Viên Giác phát triển mạnh mẽ như thế? Câu trả lời rất đơn giản. Vì ở đây có nhiều người dụng công, nhiều người tu học, nhiều người hành trì Phật Pháp nên chư Thiên và chư vị Bồ Tát cũng như chư Phật gia hộ sai khiến nhắc nhở mọi người nên hướng về đó để hộ trì. Chỉ đơn giản thế thôi. Chùa Viên Giác sẽ chẳng hưng thịnh nữa khi chư Tăng Ni chểnh mảng việc tu học và nghiêm trì giới luật thì điều ấy xảy ra ngược lại những gì đã thành tựu như xưa nay.

Mỗi ngày tôi có được một số thời giờ rảnh sau lúc tụng kinh công phu khuya buổi sáng, nên tôi đã chắp bút tạo thành những tác phẩm lâu nay. Nếu không có những mùa an cư như thế, khó mà thực hiện được. Thời kinh Lăng Nghiêm vào mỗi buổi sáng rất quan trọng. Do vậy kể từ khi xuất gia học đạo (1964) đến nay gần 40 năm tôi đã chưa bỏ một buổi tụng nào, ngoại trừ những khi bịnh hoạn, nhưng suốt gần 40 năm qua số ngày bịnh chưa ra khỏi 10 ngón tay. Nếu đi Phật sự nơi đâu, tôi cũng cố gắng hành trì, nếu trái giờ giấc, hoặc tại tư gia không có bàn thờ Phật thì đó là điều ngoài ý muốn. Thần chú Thủ Lăng Nghiêm rất quan trọng, nếu người tu nào chểnh mảng ắt sẽ không chiến thắng được chính mình khi ma chướng ập đến.

Tại chùa Viên Giác hiện tại có hơn 20 Tăng Ni đang tu học và hơn 10 người làm công quả, 4 người làm việc văn phòng, có như thế công việc mới chạy được. Tôi chịu ơn tất cả mọi người. Vì nếu không có chúng Tăng, tôi sẽ không có nơi để gởi gắm lòng mình mà thực hiện hạnh từ bi. Nếu không có Phật Tử công quả hộ trì, tôi sẽ không có cơ hội để trang trải sự lợi tha ở nhiều khía cạnh. Tất cả những ơn đức ấy đều nằm trong ơn chúng sanh và ơn xã hội. Ngay cả như tác phẩm này được thành tựu là do mọi bàn tay, mọi khối óc tạo thành, trong ấy có sự tài trợ về tài chánh của Bộ Nội Vụ Đức, đặc biệt là cơ quan truyền thông và văn hóa đã hỗ trợ để tác phẩm thứ 34 này của tôi được thành tựu. Rồi đánh máy, trang trí, sửa bài, dịch sang tiếng Đức v.v... tất cả đều là những công việc cần phải có nhiều thời gian cũng như thiện chí. Nếu không có những trợ duyên ấy, chắc chắn tác phẩm này cũng chẳng hoàn thành.

Xin chắp tay cảm tạ thâm ân của chính phủ Đức, của nhân dân Đức, của những người Phật Tử Việt Nam tại Đức đã hỗ trợ cho tôi, cho chùa Viên Giác và Báo Viên Giác trong suốt 25 năm qua. Nếu không có những trợ duyên này, tôi kể như kẻ ra khơi không có phương tiện.

Xin cảm tạ thâm ân đó.

THÍCH NHƯ ĐIỂN


« Sách này có 10 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.135.226 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...