Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma »» Chương II. Sự nhập thế theo tinh thần Đại thừa »»

Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma
»» Chương II. Sự nhập thế theo tinh thần Đại thừa

Donate

(Lượt xem: 5.896)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma - Chương II. Sự nhập thế theo tinh thần Đại thừa

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đức Phật vẫn thường dạy rằng: «Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác.» Nghĩa là: “Phật pháp ở ngay trong thế gian, sự giác ngộ chân lý không thể lìa ngoài thế gian này mà có được.” Cuộc đời vốn khổ đau tục lụy và chính từ chỗ khổ đau này mà con người tự vươn lên, từ đó chứng nhập vào con đường Bồ Tát đạo. Con đường Bồ Tát là con đường cứu khổ độ mê, con đường quên mình vì người. Nếu người còn đau khổ thì mình không nỡ an vui nơi cảnh giới Niết Bàn. Điều ấy có nghĩa là các vị Bồ Tát sẽ không nhập Niết Bàn khi chúng sanh chưa thành tựu sự giác ngộ.

Như vậy có thể còn lâu hơn nữa, cũng có thể là một triệu năm sau hay nhiều triệu năm sau nữa, các vị Bồ Tát ấy vẫn còn ở lại đây để an ủi, vỗ về cũng như thay thế cái khổ của nhân sinh. Và khi nào con người hết khổ đau tục lụy thì Bồ Tát mới vào cảnh giới an nhàn tự tại.

Đọc những sách về Tây Tạng, được biết rằng ngôi vị Đạt-lai Lạt-ma là ngôi vị tôn quý nhất, trong đời không gì bằng. Đây là một pháp bảo trong hàng các pháp bảo. Vì thế người dân Tây Tạng đã tôn trọng ngôi vị cao cả này theo truyền thống tái sanh. Vị Đạt-lai Lạt-ma là một người lo cho hơn 6 triệu dân Tây Tạng ngày nay. Ngài là một vị Thánh Tăng mà cũng vừa là một vị Quốc Vương của quốc gia Tây Tạng. Tại Tây Tạng ngày xưa cũng như cách tổ chức ngày nay tại Dharamsara ở Ấn Độ cũng giống nhau. Nghĩa là có 2 cơ quan đại diện cho Giáo Hội và cho dân chúng. Có Quốc Hội của cả hai và tại mỗi tỉnh, mỗi huyện, mỗi quận, mỗi xã đều có đại diện của Phật Giáo và đại diện của người dân. Đây là một thể chế dân chủ mà ít có nước nào trên thế giới có được. Đứng đầu cơ sở Pháp quyền là các vị Tăng Sĩ và đứng đầu cơ sở Thế quyền là những cư sĩ tại gia. Tất cả đều đặt dưới sự chăm sóc trực tiếp của Đức Đạt-lai Lạt-ma.

So với Giáo Hội La Mã thì cách tổ chức này cũng khác. Vì cương vị của Giáo Hoàng do các vị Hồng Y bỏ phiếu kín tín nhiệm và chức vụ Giáo Hoàng có tính cách vĩnh viễn cho đến khi chết mới tổ chức bầu lại. Nhưng Đức Giáo Hoàng chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đối với con chiên của Ngài, chứ không chi phối tình hình chính trị của Chính phủ Ý hay thế giới. Ở Tây Tạng thì ngược lại. Vị Đạt-lai Lạt-ma có khả năng vừa an bang tế thế vừa mang giáo lý giác ngộ giải thoát đến cho mọi người và mọi loài.

Ở Việt Nam cũng có đôi chút khác biệt khi thi hành tinh thần Đại Thừa vào nếp sống của nhân sinh như Phật Giáo Tây Tạng đã và đang làm. Đối với Việt Nam, có 80% là Phật Tử. Trong quá khứ nhiều lần Phật Giáo đã là quốc giáo. Ví dụ như dưới thời triều Lý từ năm 1.010 đến 1.222. Triều Trần từ năm 1.222 đến năm 1.400. Trong 2 thời kỳ lịch sử này, Vua là Thiền Sư mà Thiền Sư cũng là Vua. Triều Trần có Vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để đi tu và được tôn xưng là Điều Ngự Giác Hoàng nơi Trúc Lâm Yên Tử. Tất cả các vị Vua và cũng là những Thiền Sư này đều áp dụng tinh thần Đại Thừa Bồ Tát đạo vào việc an dân trị nước, cho nên Việt Nam mới có hơn 400 năm độc lập, thái bình và tự chủ. Sau này khi Nho Giáo phát triển, Phật Giáo trở về con đường hoằng pháp lợi sanh của mình. Có nghĩa là Phật Giáo vẫn nằm trong lòng dân tộc, nhưng rời xa thế quyền. Bằng chứng là vào đầu cũng như giữa thế kỷ 20 này, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã tổ chức thành một hệ thống khác. Đó là Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo.

Viện Tăng Thống đứng đầu là Đức Tăng Thống, do Hội Đồng Viện Tăng Thống suy tôn lên và ngôi vị này không thay đổi cho đến khi vị đó viên tịch, nhưng ngược lại vị Tăng Thống chỉ có tính cách đại diện tinh thần cho Tăng Ni cũng như Phật Tử trong cả nước, chứ không có quyền hạn trực tiếp như Đức Đạt-lai Lạt-ma hay Đức Giáo Hoàng. Ngôi vị Tăng Thống của Phật Giáo Việt Nam có thể so sánh với chỗ đứng của Thiên Hoàng Nhật Bản trong cơ chế dân chủ hiện tại.

Riêng Viện Hóa Đạo thì vị Viện Trưởng phải là một Tăng Sĩ do Đại diện các Miền và Tỉnh bầu lên. Ngôi vị này chấm dứt theo nhiệm kỳ chứ không có tính cách vĩnh viễn. Cách tổ chức này giống như Thủ Tướng chế của Đức Quốc ngày nay. Tuy vị Viện Trưởng Viện Hóa Đạo chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đối với quần chúng Phật Tử, chứ không có ảnh hưởng với chính quyền, nhưng nếu chính quyền không đi đúng nguyện vọng của dân thì dân chúng sẽ nghe theo sự kêu gọi của vị Viện Trưởng Viện Hóa Đạo nhiều hơn là với chính quyền hiện tại.

Có nhiều người thấy tôn giáo quá phức tạp. Vì chính tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đường lối chính trị và ngoại giao của mỗi nước, nên đã có nhiều người nói rằng: «Không có Tôn Giáo vẫn tốt hơn.» Điều này có thể chứng minh trong quá khứ, vì các Giáo Hội Thiên Chúa hiện hữu trong các guồng máy chính quyền, nên đã gây ra không biết bao nhiêu vấn đề. Sau này Giáo Hội và Chính quyền tách rời nhau, hoạt động độc lập, nên tôn giáo không còn ảnh hưởng mạnh nơi thế quyền. Còn các xứ Cộng Sản cũ của Đông Âu, họ đã gạt phăng Tôn Giáo ra ngoài xã hội, những Tôn Giáo ấy tự tìm cách để tồn tại như tại Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc chẳng hạn và gần đây nhất là Việt Nam. Tại Việt Nam ngày nay vẫn còn Giáo Hội, nhưng đó chỉ là công cụ của chính quyền Cộng Sản mà thôi. Khi nào chính quyền còn cần, thì những vị lãnh đạo Tôn Giáo tại đây chỉ có bổn phận làm cánh tay nối dài cho Đảng và Nhà nước. Khi nào không cần nữa, họ sẽ xếp Giáo Hội này vào Viện Bảo Tàng.

So ra mỗi một tổ chức ở mỗi quốc gia có khác nhau, nhưng tựu chung đó là tinh thần phân thân của chư vị Bồ Tát. Vì chúng sanh đa dạng, nên Bồ Tát đa hạnh. Dùng những hạnh nguyện này để cứu đời và giúp đời. Đức Đạt-lai Lạt-ma đi đâu và làm gì, nhiều khi được ca tụng hết lời, nhưng Ngài vẫn mỉm cười bảo rằng: Tôi chỉ đơn thuần là một Tăng sĩ chứ không có gì khác. Nhiều người cho rằng Ngài là Phật, là Bồ Tát tái sanh, nhưng Ngài cũng công nhận là những gì liên quan đến tiền kiếp, Ngài chỉ nhớ khi còn nhỏ, chứ bây giờ thì Ngài không còn nhớ gì nhiều về tiền kiếp nữa. Có nhiều ký giả Âu Mỹ hỏi Ngài rằng: Sau Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 này, truyền thống tái sanh của Tây Tạng có còn nữa không? Ngài cũng chỉ mỉm cười và trả lời rằng: «Bây giờ tôi đang sống, chưa chết, làm sao mà biết được.»

Tuy nhiên có một điều cũng cần lưu ý thêm là: Sau khi tìm cách thuyết phục thế giới ủng hộ để đi đến việc thương thuyết với Trung Cộng, ngài chỉ muốn vận động cho quốc gia Tây Tạng được hưởng quy chế là một quốc gia tự trị. Về quân sự, ngoại giao, Trung Quốc vẫn đóng vai trò chính, còn Ngài sẽ tùy thuận theo sự bầu cử tự do của dân tộc Tây Tạng, nếu xét thấy cần đến ngôi vị Đạt-lai Lạt-ma thì Ngài ở lại, nếu không cần thì thôi. Dĩ nhiên việc ấy thời gian sẽ trả lời trong mai hậu, nhưng chắc chắn một điều là nhân dân Tây Tạng vẫn còn ủng hộ Ngài. Bằng chứng là đúng 40 năm ở ngoại quốc, nhưng tiếng nói của Ngài vẫn còn vọng lại nơi quê hương và mặc dầu người dân Tây Tạng bị Trung Cộng đàn áp một cách tàn nhẫn, nhưng lúc nào hình ảnh của Đức Đạt-lai Lạt-ma cũng vẫn là hình ảnh tối thượng nhất của dân tộc Tây Tạng vậy.

Người chăn dân trị nước phải biết đặt quyền lợi của nn dân lên trên hết như người xưa đã nói: Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Điều ấy có nghĩa là: Dân là quý nhất, kế đó là đất nước, còn Vua chỉ nên xem nhẹ. Nếu vị lãnh đạo tinh thần của một dân tộc, hay các chính khách thủ lãnh các quốc gia trên thế giới ngày nay, ai cũng ứng dụng cách hành xử như thế thì chắc chắn thế giới sẽ hòa bình và nhân sinh sẽ an lạc. Chiến tranh và hận thù không còn có cơ hội để tồn tại trên thế gian này nữa.

Đối với Phật Giáo có hai con đường. Đó là con đường nhập thế và con đường xuất thế. Mỗi con đường đều phải trải qua nhiều sự tu học và hành trì khác nhau. Con đường nhập thế là con đường thõng tay vào chợ đời để cứu vớt chúng sanh còn đau khổ trầm luân trong sanh tử này. Con đường này Phật Giáo Tây Tạng đã chọn, qua sự hóa thân của Đức Đạt-lai Lạt-ma hay các vị Rinpoche. Phật Giáo Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam và Đại Hàn có một ít khác biệt với Tây Tạng, nhưng tựu chung vẫn là cứu nhân độ thế mà thôi. Sau đây là một câu chuyện thật 100% được sử sách Việt Nam ghi lại để chứng minh rằng có sự tái sanh và nhà Sư cũng có thể trở thành vua, mà vua cũng có thể là nhà Sư.

Câu chuyện này các thư tịch cổ của Việt Nam như Lĩnh Nam Chích Quái, Công Dư Tiệp Ký, Đại Nam Nhất Thống Chí đều có ghi chép lại. Chuyện kể về chùa Quang Minh cũng còn gọi là Chùa Bóng được xây cất vào đời nhà Trần, cuối thế kỷ 14. Đến năm 1578 triều đình nhà Hậu Lê là vua Lê Thế Tông (1573-1599) và phủ chúa Trịnh Tùng (1570-1623) đã cấp kinh phí để xây cất lại Chùa Bóng gần như mới hoàn toàn. Mãi cho đến cuối thế kỷ 19 Chùa Bóng vẫn là một chùa đẹp nhất nhì tại miền Bắc Việt Nam. Chùa đẹp không phải chỉ vì cảnh, như Đại Nam Nhất Thống Chí mô tả: «Chùa Quang Minh ở xã Hậu Bổng, huyện Gia Lộc, có ngàn cây xanh biếc, bốn mặt nước trong, xa xa phía trước có đường cái chạy qua và có dòng sông bao bọc, thật xứng đáng là thắng cảnh của Thiền Lâm», mà chùa đẹp còn là do câu chuyện liên quan đến vị Sư trụ trì của chùa này là Thiền Sư Huyền Chân (tức Ma Ha Sa Môn). Người ta tìm được sách viết về chùa Quang Minh trong ấy có ghi rõ như sau: Thiền Sư Huyền Chân người làng Hàm Nghi, xã Danh Hương (nay thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), thế danh là Đức. Sinh và mất năm nào không ghi rõ. Sách Công Dư Tiệp Ký của Tiến sĩ Vũ Phương Đề (1698 -? ) còn cho biết thêm rằng: Thiền Sư Huyền Chân còn có pháp hiệu khác gọi là Thiền Sư Bật Sô.

Sau thời gian tu hành nghiêm túc cả hành thiền lẫn tu theo pháp môn Tịnh Độ, một hôm Ngài Huyền Chân nằm mơ thấy Đức Phật A Di Đà đến báo cho Ngài biết rằng: «Ngươi dày công với Phật sự đã lâu, lòng từ bi của ngươi đã được Phật Tổ thấu hiểu. Vì thế, đến kiếp sau, ngươi sẽ được làm đại đế ở phương Bắc». Sau đó Thiền Sư tỉnh dậy, kể lại những điều mình đã thấy cho các đệ tử xuất gia và tại gia nghe và căn dặn đệ tử rằng: «Nếu sau này Thầy viên tịch, các con hãy lấy son viết lên vai Thầy mấy chữ: An Nam quốc, Quang Minh tự, Sa Việt tỳ khưu trước khi đem nhục thân của Thầy đi hỏa thiêu». Các vị đệ tử hiện diện lúc đó chăm chú lắng nghe và sau khi Thầy viên tịch đã thực hiện đúng như di chúc của Thầy dặn lúc còn sanh tiền.

Năm Hoằng Định thứ 6 (tức năm 1604) triều đình vua Lê Kỉnh Tông (1599-1629) và chúa Trịnh Tùng (1570-1623) có mở khoa thi Hội, lấy đỗ bảy vị Tiến Sĩ. Trong số Tiến Sĩ này có Nguyễn Tự Cường, người làng Tiền Liệt, huyện Vĩnh Lại, nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Ông sinh năm 1570, khi đỗ Tiến Sĩ ông mới 34 tuổi. Sau đó ra làm quan đến chức Lễ Bộ Hữu Thị Lang, tước Xuân Quận Công. Ông từng được cử đi sứ sang nhà Minh ở Trung Quốc và chuyện tái sanh của Thiền Sư Huyền Chân liên hệ đến chuyện đi sứ của ông. Khi ông sang Trung Quốc, lúc bấy giờ nhằm đời vua Minh Thần Tông (tức Chu Hủ Quân, sinh năm 1563, lên ngôi năm 1572, mất năm 1620, hưởng dương 57 tuổi) nhà Vua đã nói với vị Tiến sĩ Việt Nam rằng:

- Ngươi ở nước Nam. Vậy nhà ngươi có biết chùa Quang Minh ở đâu không?

Nguyễn Tự Cường đáp là không biết. Minh Thần Tông nhân đó mới nói với Nguyễn Tự Cường rằng:

Lúc mới sinh ra, trên vai ta đã có hàng chữ son, nói rõ kiếp trước của ta chính là vị Thiền Sư ở chùa Quang Minh. Nay ta muốn xóa dòng chữ ấy đi mà chưa biết phải làm thế nào.

Nguyễn Tự Cường thưa:

- Thần nghe nói nhà Phật có nước công đức để tẩy trần. Nếu bệ hạ là tái sanh của Thiền Sư trụ trì chùa Quang Minh thì phải lấy nước giếng của chùa Quang Minh rửa vết son ấy đi, mới có thể được.

Sau khi về nước, Tiến sĩ Nguyễn Tự Cường đã đem việc này tâu với triều đình. Triều đình đã lấy nước giếng của chùa Quang Minh tiến dâng cho vua Minh Thần Tông. Nhà vua dùng nước giếng ấy rửa, quả nhiên vết son ấy mất đi. Do vậy nhà vua đã tặng cho Nguyễn Tự Cường 300 lạng vàng, sau đó ông mang hết số vàng này về cúng để trùng tu chùa Quang Minh.

Điều này chứng tỏ Thiền Sư Huyền Chân trụ trì chùa Quang Minh ở Hải Dương đã tái sanh sang Trung Quốc làm vua đời nhà Minh, gọi là Minh Thần Tông.

Đứng về phương diện lịch sử điều này có thể tin được. Vì một vị đại khoa như Tiến sĩ Nguyễn Tự Cường không đơn thuần để phao vu một câu chuyện như thế. Có lẽ sau khi Nguyễn Tự Cường về lại nước Nam, ông ta tìm đến chùa Quang Minh để lấy nước giếng, chắc chắn rằng các đệ tử tại gia cũng như xuất gia đã nhắc lại lời di chúc của Thầy mình và chính nhà vua cũng đã biết rằng mình kiếp trước là người nước An Nam. Do 3 nguồn tin này sát nhập lại, chúng ta có thể nói rằng: Chuyện này không phải chuyện giả tưởng, mà là một chuyện thật lịch sử đã chứng minh.

Đứng về phương diện sử học của Trung Quốc, họ đã ghi lại việc này như thế nào thì chúng ta chưa rõ, nhưng nếu có ghi, họ cũng chỉ ghi sơ lược mà thôi. Vì lẽ người Trung Quốc luôn luôn muốn chứng tỏ rằng họ là một dân tộc trên các dân tộc khác, có nền văn hóa lâu dài hơn, chưa chắc gì họ đã đưa câu chuyện này vào sử của họ, nhưng ở Việt Nam ngày nay, quyển Quang Minh Tự Sự Tích và các sách Đại Nam Nhất Thống Chí, Lĩnh Nam Chích Quái và Công Dư Tiệp Ký đều có ghi lại rõ ràng. Chắc rằng không phải là việc mơ hồ vậy.

Đứng về phương diện luân hồi tái sanh trong giáo lý nhập thế của Đại Thừa, điều này chúng ta có thể tin tưởng được. Vì do sự thọ ký và sự bổ xứ của Phật như trong phẩm Thọ Ký của kinh Pháp Hoa, ở vào đời vị lai, ai sẽ thành Phật ở đâu, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cũng đã cho biết một cách rõ ràng qua trí huệ thiên nhãn của Ngài. Con người ở trong vũ trụ này chỉ là một tinh thể rất nhỏ, không có gì đáng kể, nhưng chính tinh thể đó đã tạo nên tam thiên đại thiên thế giới này và chính trong một hạt bụi có vô số thế giới đó, đã là đề tài tái sinh trong kinh Hoa Nghiêm hay đi chốn này chốn khác của Thiện Tài Đồng Tử khi tham vấn đạo. Thế giới này đối với chư Phật hay chư vị Bồ Tát cũng giống như một tế bào trong sợi tóc. Do vậy Đức Phật thường dùng đến số cát của sông Hằng để ví dụ là vậy.

Sau khi đọc câu chuyện tái sanh của Việt Nam như trên chúng ta thấy cũng không khác những sự tái sinh khác ở các nước theo Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là Phật Giáo Tây Tạng. Con đường tái sinh của các Đức Đạt-lai Lạt-ma cũng nằm trong ý nghĩa tinh thần của Bồ Tát Đạo mà thôi. Tinh thần ấy là tinh thần vì chúng sanh chứ không vì tự ngã. Vì tha nhân, chứ không vì mục đích riêng tư của cá thể. Đây có thể nói là con đường nhập thế của Đạo Phật.

Còn con đường thứ hai là con đường xuất thế. Con đường ấy như thế nào? Con đường ấy đã trải dài trong các kinh tạng Pali, thiết tưởng ở đây không cần lặp lại nhiều. Tuy nhiên để hiểu rõ về tinh thần này, xin triển khai ở một vài phương diện. Các vị A La Hán thường sau khi chứng được quả vô sanh, không còn sợ hiểm nguy với luân hồi sanh tử nữa, nhưng các vị này nhìn thấy cuộc đời quá khổ đau tục lụy, các vị không muốn tiếp tục con đường gian nan ấy, nên đã an vui thị tịch với cảnh giới Niết Bàn, nên con đường này chúng ta có thể gọi là con đường xuất thế của Đạo Phật. Con đường này mới nhìn như ích kỷ, nhưng tựu chung sự tu học, mỗi người phải tự nỗ lực để thành tựu. Không thể có ai đó tu thế cho mình và chứng đắc thế cho mình được. Chỉ có một điều là các vị A La Hán cũng đã dùng tâm từ bi mà nhiếp hóa nhân sinh, nhưng vì nguyện lực cứu độ không quan trọng bằng thể nhập tự tánh chơn như để chứng thành Phật quả, nên chúng sanh vẫn còn lặn hụp trong biển khổ của sanh tử luân hồi. Do vì chưa tự giác ngộ được chính căn cơ của mình.

Như vậy đến với Đạo Phật, người Phật Tử có thể chọn một trong hai con đường để hành trì hay ngay cả đến việc tái sanh. Bình thường nếu tâm thức chúng ta còn mờ mịt với vô minh, thì chúng ta chẳng biết sanh vào đâu và từ nơi nào đến. Nhưng khi tâm đã tĩnh, trí huệ đã triển khai, thì sự đến đi, tới lui chỉ là phương tiện của một kiếp nhân sinh để hóa độ, chứ không còn là những chướng duyên, nghịch cảnh trong cuộc sống tu hành của mình nữa.

Đức Đạt-lai Lạt-ma ngày nay đã hiện diện khắp năm châu bốn bể. Trên đài truyền hình, radio, báo chí, hay nơi cung điện, dinh thự Tổng Thống, Thủ Tướng v.v... nhưng đến đâu Ngài cũng chỉ tỏ vẻ từ bi và đơn thuần của một người Tăng sĩ. Ngài quan niệm rằng cuộc sống của mỗi chúng sanh đều giống như một ly nước nghiệp đầy vẩn đục. Có người có màu đậm, có người có màu nhạt. Tu học theo giáo lý của Phật Giáo, dù cho là Nam Tông, Bắc Tông hay Mật Giáo đi chăng nữa, đều chỉ có một giá trị duy nhất là gạn lọc tâm mình để cho ly nước ấy ngày càng trong hơn. Mỗi một buổi tọa thiền, mỗi một lạy sám hối, mỗi một lời sám hối, mỗi một cành hoa cúng Phật v.v... là một công đức để gội nhuần tâm thức của mỗi chúng sanh. Điều ấy chúng ta có thể làm trong đời này hay đời kế tiếp. Miễn sao ly nước nghiệp ấy chỉ toàn một màu trắng trong, không còn một chút bợn nhơ, dầu cho đó là một vi tế nghiệp đi nữa cũng không còn. Lúc ấy chân như Phật tánh lại hiển hiện và trở lại Ta Bà để hóa độ chúng sanh. Lúc ấy ở Ta Bà dầu cho có bao nhiêu chướng duyên triền phược đi chăng nữa, chính nơi đây là Tịnh Độ của chư Phật và Bồ Tát. Vì đối với các bậc đã giác ngộ rồi thì cảnh nào cũng là cảnh giải thoát. Chỉ có chúng sanh còn mang tâm chấp trước, phân biệt bỉ thử v.v... nên mới mãi mãi bị trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi mà thôi.

Cuộc sống nào rồi cũng phải kết thúc, chỉ có tâm niệm cứu độ của Bồ Tát là luôn luôn còn mãi với thời gian. Mong rằng tinh thần nhập thế cứu đời này của Phật Giáo vẫn luôn tồn tại với thế gian.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 9 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.151.112 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (126 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...