Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Sức mạnh của hiện tại »» Chương 1: Bạn vốn không phải là những suy tư, cảm xúc tiêu cực »»

Sức mạnh của hiện tại
»» Chương 1: Bạn vốn không phải là những suy tư, cảm xúc tiêu cực

Donate

(Lượt xem: 15.406)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Sức mạnh của hiện tại - Chương 1: Bạn vốn không phải là những suy tư, cảm xúc tiêu cực

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Trở ngại lớn nhất để đi tới giác ngộ
Giác Ngộ là gì?


Có một ông lão ăn xin ngồi ở bên lề đường đã hơn ba mươi năm... Ngày nọ, có một người khách lạ đi qua, ông lão đưa tay chìa chiếc nón cũ ra và nói:
- Xin ông có chút tiền lẻ nào cho tôi?
Người khách đáp:
- Tôi chẳng có gì để cho ông, nhưng kìa, ông đang ngồi trên cái gì vậy?
Lão ăn xin trả lời:
- Đó chỉ là chiếc hòm cũ thôi, tôi đã lê lết với nó từ rất lâu rồi!
Người khách lại hỏi:
- Ông có bao giờ để mắt nhìn xem bên trong có thứ gì không?
Lão ăn xin hờ hững trả lời:
- Chưa bao giờ!
Rồi lão nói thêm:
- Nhưng mở ra để làm gì chứ, tôi đã biết nó chẳng có gì bên trong mà!
Ông khách vẫn khuyến khích:
- Nhưng bây giờ ông hãy thử mở xem nào.
Lúc đó, vì nể lời vị khách nên lão ăn xin miễn cưỡng đưa tay mở nắp chiếc hòm ra. Vừa nhìn vào trong - ông lão bỗng sửng sốt - không thể tin vào mắt mình: Bên trong chiếc hòm cũ kỹ ấy chứa đầy những thỏi vàng...

Tôi chính là người khách qua đường ấy, tôi không có gì để tặng bạn, chỉ khuyên bạn nên quay vào bên trong, không phải nhìn vào cái hòm gỗ như trong câu chuyện ngụ ngôn trên, mà bạn hãy nhìn vào một nơi còn gần hơn thế nữa: Nhìn vào trong chính mình.

Bạn có thể bất mãn thốt lên: “Nhưng tôi không phải là kẻ ăn xin ấy!”.

Thật ra, bất cứ ai dù có sản nghiệp đồ sộ đến đâu đi nữa, mà vẫn chưa nhận ra niềm vui của sự ung dung tự tại và niềm an lạc sâu thẳm không gì có thể lay động của bản thân thì người đó vẫn chỉ là một người hành khất trong cuộc đời này. Ngay cả khi những người đang sở hữu sự giàu có và thừa thãi về vật chất, họ vẫn luôn đi tìm những mảnh vụn của những lạc thú nhất thời, sự thỏa mãn của bản thân để muốn chứng minh cho mình một giá trị, một cảm giác khẳng định, ngay cả trong tình yêu nam nữ. Họ không hề biết rằng họ vốn đã và đang sở hữu một kho báu ở bên trong. Gia tài vô giá ấy còn to lớn và ý nghĩa hơn bất kỳ những gì mà thế giới này có thể mang đến cho họ.

Từ “Giác Ngộ” thường gợi lên trong ta ý tưởng về một thành tựu tâm linh nào đó có tính chất siêu phàm - và tự ngã của bạn cứ mong là bạn mãi nắm khư khư lấy cái điều sai lầm này. Nhưng thực ra, đó chỉ là một trạng thái cảm nhận sự đồng nhất của mình với sự an nhiên tự tại. Đó là một trạng thái liên hệ mật thiết với Cái-Mà-Ta-Không-Thể-Khái-Niệm, Nghĩ-Bàn được. Đó là Cái Một, Cái Duy-Nhất, Cái Đại Thể không bao giờ có thể bị hủy diệt, khi ta mới thoạt nghe như là một điều rất nghịch lý, vì nó vừa là bạn nhưng cũng vừa lớn lao hơn chính bạn. Đó là sự tìm ra bản chất chân thực nhất của bạn, điều này vượt lên trên mọi hình tướng và tên gọi. Khi ta đánh mất khả năng trực nhận sự liên hệ mật thiết này ở trong ta, thì ta dễ phát sinh ra một ảo tưởng rằng mình đã bị tách rời ra khỏi Đại Thể. Từ đó ta cảm thấy một cách có ý thức hay không có ý thức, rằng mình chỉ là một mảnh vụn của đời sống, cách biệt hoàn toàn với thế giới chung quanh. Cảm giác sợ hãi sẽ dấy lên trong ta, và sự tranh chấp giữa bên trong và bên ngoài ta trở thành một điều không thể tránh khỏi.

Tôi rất thích cách định nghĩa đơn giản của Đức Phật về trạng thái Giác Ngộ. Đó là trạng thái đã “chấm dứt tất cả mọi mê muội” trong ta. Đâu có gì quá siêu phàm trong sự thực này, đúng không? Dĩ nhiên, nếu đó là một định nghĩa thì quả thực đó chưa phải là một định nghĩa toàn vẹn. Vì nó chỉ nói với bạn những gì ngược lại với trạng thái Giác Ngộ: Là Chấm Dứt Khổ Đau. Nhưng cái gì sẽ còn lại ở trong ta, khi ta đã dứt hết khổ đau? Đức Phật không nói. Sự im lặng của ngài giúp bạn tự tìm ra câu trả lời cho chính mình. Ngài dùng định nghĩa theo lối phủ định để giúp cho trí năng(1) của ta không thể nắm bắt nó, hay bám vào đó như là một điều gì để tin theo. Hoặc sai lầm hơn khi ta cho đó là một thành tựu của những bậc siêu phàm, một mục tiêu mà chúng ta khó có thể đạt tới được. Mặc dù Đức Phật đã báo trước rõ như thế, đa số người học đạo vẫn tin rằng Giác Ngộ là trạng thái chỉ dành riêng cho Đức Phật và một số người đặc biệt, mà không phải cho chính họ, những con người bình thường. Ít ra thì trong kiếp sống hiện tại, họ vẫn tin rằng họ không bao giờ có thể đạt tới trạng thái này.

§

Hỏi: Ông dùng hai chữ Hiện Hữu. Xin ông cho biết ông muốn nói về điều gì?

Sự Hiện Hữu là Đời Sống Duy Nhất, hiện tiền, vĩnh cửu, vượt lên trên tất cả mọi hình thái của đời sống thông thường - những gì vẫn còn chịu sự chi phối của quy luật sinh diệt. Tuy nhiên, Sự Hiện Hữu không những chỉ vượt lên hình sắc mà nó còn là tinh túy sâu thẳm và vô hình, không bao giờ có thể bị hủy hoại được. Nghĩa là bạn có thể tiếp xúc được với tinh túy ấy trong phút giây hiện tại như là một phần sâu thẳm của chính bạn, bản chất chân thực của bạn. Nhưng bạn đừng nhầm tưởng là sẽ nắm bắt được nó, nhất là nắm bắt bằng trí năng của mình. Bạn cũng đừng nên cố gắng để hiểu được điều đó, vì bạn chỉ có thể trực nhận được nó khi tâm thức của bạn thực sự lắng yên. Khi nào bạn thực sự hiện diện, và khi sự chú tâm của bạn tập trung tối đa như có thể “xuyên thủng” được phút giây hiện tại thì bạn có thể cảm nhận được Sự Hiện Hữu kỳ diệu này, một điều mà bạn sẽ không bao giờ hiểu được qua trí năng. Tìm lại được trực giác của mình về Sự Hiện Hữu và đi sâu vào trong trạng thái Cảm-Nhận-Bằng-Trực-Giác ấy tức là Giác Ngộ.

§

Khi ông nói đến Sự Hiện Hữu, có phải ông muốn nói đến Thượng Đế? Nếu thế thì tại sao ông lại không gọi thẳng đó là Thượng Đế?

Hai chữ Thượng Đế đã trở thành một từ ngữ rỗng tuếch, vô nghĩa, vì nó đã trải qua hàng ngàn năm bị lạm dụng. Thỉnh thoảng tôi cũng có sử dụng đấy, nhưng chỉ sử dụng những khi thật cần thiết. Nói đã bị lạm dụng - là tôi muốn nói đến những người mà chính họ chưa bao giờ trực nghiệm, chưa bao giờ hé thấy, hay được tiếp xúc với cõi linh thiêng, với sự rộng lớn của cái Vô Cùng đứng đằng sau ngôn từ này. Nhưng họ lại thường sử dụng từ ngữ Thượng Đế với một sự quả quyết chắc nịch như thể họ biết họ đang nói về điều gì. Hoặc có khi họ chống đối, tranh luận với người khác về hai chữ ấy, họ cũng hăng hái như thể họ biết họ đang chống báng một điều gì. Sự lạm dụng này đã đưa đến những niềm tin rất kỳ quặc, hoặc những đoan quyết sai lầm đầy tính chấp ngã(2) như: “Thượng Đế của tôi/chúng tôi mới thực sự là Thượng Đế chân chính, còn Thượng Đế của anh/các anh là không chân chính”, hoặc nói kiểu như Nietzsche - triết gia Đức, khi ông tuyên bố: “Thượng Đế đã chết!”.

Thật vậy, từ lâu danh từ Thượng Đế đã trở thành một khái niệm chết cứng. Phút giây hai chữ này được thốt ra, tự động trong ta đã có một hình ảnh do trí năng tạo nên, có thể bây giờ nó không còn là hình ảnh của một cụ già với chòm râu trắng xóa nữa, nhưng dù sao, nó vẫn còn là một biểu tượng của trí năng về một cái gì hay một người nào đó – thường là nam – hết sức thần bí ở bên ngoài bạn.

Không phải danh từ Thượng Đế hoặc Sự Hiện Hữu(3) hoặc bất kỳ một danh từ nào khác có thể xác định hay giải thích được một Thực Tại Không Thể Nghĩ Bàn đằng sau những ngôn từ ấy, do đó câu hỏi quan trọng cho ta là: Ngôn từ ấy sẽ trở thành chướng ngại hay là lối thoát để giúp cho ta thực nghiệm được một thực tại(4) mà nó muốn tỏ bày. Tuy nhiên, chúng ta nên đặt ra một câu hỏi khác là: ngôn từ ấy sẽ dẫn lối và vượt qua khỏi chính nó để chỉ cho bạn một Thực Tại Vượt Thoát(5), hay ngôn từ ấy tự nó sẽ trở thành một khái niệm trong đầu để bạn tin vào như một loại thần tượng của trí năng?

Hai chữ Hiện Hữu cũng giống như danh từ Thượng Đế, cũng chẳng giải thích được gì cả. Tuy nhiên, sự Hiện Hữu có lợi thế hơn vì nó vẫn là một khái niệm khoáng đạt. Nó chưa giảm thiểu cái Vô Hạn, cái Không Thể Nghĩ Bàn thành một thực thể hữu hạn. Tôi muốn dùng danh từ Hiện Hữu vì tôi biết danh từ này sẽ rất khó cho trí năng của bạn bám vào để từ đó tạo dựng nên một khái niệm trong tâm tưởng... Và cũng vì chưa ai dám tuyên bố, giành lấy chủ quyền tuyệt đối về ngôn từ này, nên sự Hiện Hữu chính là bản chất của bạn, và bạn có thể tiếp chạm được với nó như là một cảm xúc trực tiếp về sự hiện hữu của chính mình. Hãy trực nhận về Đại Thể (6), về cái “Tôi Nguyên Thủy”, cái “Tôi Đang Là (7)”… rất vô hạn, trước khi cái tôi ấy bị đóng khung trong sự nhỏ bé để trở thành hữu hạn, là cái này hay cái kia… Do đó từ chỗ sử dụng ngôn từ Hiện Hữu, ta chỉ cần bước một bước rất nhỏ là có thể kinh nghiệm được về Sự Hiện Hữu.

§

Trở ngại lớn nhất ngăn cản ta trải nghiệm được thực tại này là gì?

Đó là khi ta tự đồng hóa mình với trí năng(8) – tức là những suy-tưởng-miên-man, những cảm giác sợ hãi, buồn bã, lo lắng v.v. không có chủ đích ở trong đầu mình – và ta thường đuổi bắt, hoặc chạy theo chúng; ta cả tin và dễ bị sai khiến bởi thứ trí năng này. Điều này làm cho khả năng tư-duy-có-chủ-đích của ta trở nên bị giam hãm, và bó buộc. Khi ta không còn khả năng dừng lại những suy nghĩ lung tung, những cảm giác lo lắng, bất an v.v. ở trong đầu, ấy là lúc ta đã mắc phải một chứng bệnh nghiêm trọng. Nhưng thường thì chúng ta không nhận ra được điều này bởi lẽ: Hầu như mọi người ai ai cũng điều mắc phải chứng bệnh trầm kha ấy. Do đó căn bệnh được xem như là một điều gì rất bình thường. Chứng suy nghĩ lung tung, ồn ào náo nhiệt này ở trong đầu của chúng ta, cản ngăn ta tìm ra được một chiều không gian yên tĩnh ở bên trong, một trạng thái tỉnh thức lặng lẽ, vắng bặt các ý tưởng quấy nhiễu. Đây là một trạng thái không bị tách rời với Sự Hiện Hữu ở trong ta. Những suy nghĩ miên man như thế thường tạo nên một ảo tưởng của trí năng về sự có mặt của một “cái tôi” tách biệt hoàn toàn với thế giới chung quanh, cái mà chúng ta thường gọi là tự ngã. Đó là một cảm nhận rất thực trong chiều sâu tâm thức rằng “Tôi là một thực thể riêng biệt”. Cái tôi giả tạo đó cảm thấy thường trực bị bủa giăng bởi những cảm giác bất an, sợ hãi và khổ đau.

Triết gia Decartes tin rằng ông đã tìm ra chân lý quan trọng nhất của loài người với câu khẳng định nổi tiếng: “Tôi tư duy, nghĩa là tôi tồn tại”. Thật ra câu nói này của ông hàm chứa một sai lầm rất căn bản: đó là khi ông đã đánh đồng tư duy, suy nghĩ với sự Hiện Hữu. Ông cho rằng mình chỉ là những suy-tưởng-không-có-chủ-đích-ấy ở trong mình. Cái phần suy tưởng, cảm xúc miên man, không thể dừng lại ấy trong ta (9), hầu như ai cũng có. Nó vận hành trong một sự tách biệt hiển nhiên với thế giới chung quanh. Con người hay suy tư ấy ở trong ta vận hành trong một thế giới của đảo điên, phức tạp, luôn luôn có sự bất đồng với người này hay người khác. Đó là một thế giới phản ảnh sự phân mảnh của tâm thức(10). Trái lại, Giác Ngộ là một trạng thái rất toàn vẹn, một trạng thái tĩnh lặng sâu sắc của tâm thức; đó là sự Hợp Nhất của ta với đời sống trong tất cả những biểu hiện của nó qua thế giới vật lý này, cũng như với Chân Ngã sâu kín nhất của bạn và cả với Vô Tướng - những khía cạnh Chưa Được Biểu Hiện của đời sống. Tất cả đều đồng nhất với Sự Hiện Hữu. Giác Ngộ không những chỉ là sự chấm dứt khổ đau và những bất đồng ở bên trong cũng như bên ngoài bạn, mà nó cũng là sự chấm dứt ách nô lệ đáng sợ của dòng thác suy tưởng không-kìm-hãm-được ở trong bạn. Đây mới thực sự là một giải thoát phi thường!

Khi tự cho mình chỉ là thứ trí năng, suy-tưởng-miên-man, không-có-chủ-đích, điều đó sẽ tự nhiên tạo nên trong ta một lăng kính đầy những khái niệm, tên gọi, hình ảnh, ngôn từ, những sự phê phán và định nghĩa… làm thành những chướng ngại bên trong chính ta, ngăn cản và không cho phép ta có được những quan hệ chân chính với những người khác. Niềm tin sai lạc vào loại trí năng ấy là chướng ngại giữa bạn và chính mình, giữa bạn với đồng loại, giữa bạn với thiên nhiên, và với Thượng Đế. Đó là một bức màn của những ý tưởng tạo nên một ảo giác cách biệt, một ảo giác cho rằng có ta và có một thế giới ngoài kia, không liên hệ gì đến ta cả(11). Và bạn sẽ quên rằng, sự thực là, bên dưới những hình thức vật lý riêng biệt kia, bạn Là Một Với Tất Cả. Khi nói “quên” là tôi muốn nói đến cảm giác của bạn khi không còn cảm nhận được Cái Một ấy như là một thực tại hiển nhiên ở trong bạn. Bạn có thể muốn tin rằng mình vẫn còn Là Một Với Tất Cả, nhưng bạn không còn khả năng cảm nhận trực tiếp điều ấy nữa như là một kinh nghiệm thực có. Khi có được một niềm tin như thế, ta sẽ cảm thấy yên ổn. Nhưng chỉ khi bạn kinh nghiệm trực tiếp được điều này thì bạn mới thực sự được giải thoát.

Khi thói quen suy-tưởng-miên-man, không-thể-dừng-lại-được đã trở thành một chứng bệnh của bạn, thì đó là biểu hiện của sự mất quân bình ở bên trong. Ví dụ, bạn sẽ không có vấn đề gì về sức khỏe cả khi tế bào trong cơ thể bạn phân chia và tăng trưởng bình thường, nhưng khi quá trình phân chia ấy phát triển quá mức thì cơ thể bạn sẽ có nguy cơ phát sinh bệnh tật.

Trí năng của ta thông thường là một công cụ tuyệt hảo nếu ta sử dụng nó một cách đúng đắn. Khi sử dụng sai thì nó sẽ trở thành một nguy cơ. Nói chính xác hơn, vấn đề không phải là bạn có sử dụng trí năng của bạn hay không, mà thực sự là bạn đã bị trí năng của bạn sai khiến ra sao. Đây chính là căn bệnh nguy kịch nhất của con người. Vì bạn cứ tin chắc rằng mình chỉ là trí năng, là những suy nghĩ miên man, những cảm giác lo sợ, bất an này. Đây quả là một sai lầm căn bản. Công cụ ấy đã chiếm lĩnh lấy bạn mất rồi.

Tôi không đồng ý. Quả thực là tôi thường suy nghĩ không có chủ đích như nhiều người khác, nhưng tôi vẫn có thể chọn lựa những lúc cần, tôi sẽ dùng đầu óc để nghĩ đến hoặc hoàn tất một công việc gì, và tôi vẫn thường làm như thế.

Không phải vì bạn có thể giải được những ô chữ phức tạp hay chế tạo được bom nguyên tử là bạn tưởng mình đã sử dụng được trí năng của bản thân. Giống như con chó thì thích gặm xương, còn đầu óc của ta thì thích nhai gặm một vấn đề, thử thách nào đó, và đây là lý do trí năng bạn thích chơi trò chơi đố ô chữ và chế tạo bom nguyên tử. Còn chính bạn thì bạn chẳng thiết gì đến hai thứ đó cả. Tôi xin hỏi: “Bạn có thể ngừng được, bất kỳ lúc nào bạn muốn, những suy nghĩ miên-man, không-chủ-đích ở trong đầu không? Nói một cách khác, bạn đã tìm thấy cái nút để “tắt” những thứ suy nghĩ ấy chưa?”

Ông muốn nói, khi tôi cần tôi có thể tắt nút, dừng lại tất cả mọi suy tư?(12) Không, tôi chưa làm được điều này, họa chăng thì chỉ được trong một chốc lát.

Vậy thì trí năng của bạn đang sử dụng bạn mất rồi. Vì bạn không có ý thức khi cho rằng mình chỉ là những suy tư, ý nghĩ bận rộn ở trong đầu mình nên không biết mình đã trở thành nô lệ cho những suy tư, những ý nghĩ không có chủ đích đó… Do đó bạn đã bị trí năng của bạn quản chế, mà hầu như bạn đã không hay biết gì cả, trái lại bạn còn sai lầm khi cho rằng cái thực thể đang-cai-quản-mình-đó là mình! Tự do chỉ thực sự có mặt khi nào mình nhận thức được rằng mình đâu phải là sự ám ảnh đó – những suy-tư, cảm-xúc-không-có-chủ-đích. Biết được điều này sẽ giúp bạn bắt đầu quan sát những suy tư, cảm xúc đó ở trong bạn. Giây phút bạn bắt đầu quan sát ấy chính là lúc bạn thực sự tiếp xúc lại được với một chiều tâm thức cao hơn. Từ đó bạn nhận ra rằng có một chiều không gian đầy thông thái, và rộng lớn ở trong bạn, vượt lên trên những suy tưởng mông lung, những tình cảm vụn vặt, không chủ đích, vì những suy tưởng ấy chỉ là một phần rất nhỏ của chiều không gian đó. Bạn cũng nhận thức rằng tất cả những gì đáng quý – cái đẹp, lòng xót thương, sự sáng tạo, niềm vui, sự tĩnh lặng ở bên trong – đã đến từ chiều không gian này, mà không phải đến từ trí năng và những suy tưởng miên man… trong đầu bạn. Đó là lúc bạn bắt đầu tỉnh thức.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 31 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật Giáo Yếu Lược


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Đừng đánh mất tình yêu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 52.15.81.204 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...