Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Sức mạnh của hiện tại »» Hãy mở lòng bao dung trước khi đi vào bên trong cơ thể »»

Sức mạnh của hiện tại
»» Hãy mở lòng bao dung trước khi đi vào bên trong cơ thể

Donate

(Lượt xem: 12.015)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Sức mạnh của hiện tại - Hãy mở lòng bao dung trước khi đi vào bên trong cơ thể

Font chữ:


Hãy mở lòng bao dung trước khi đi vào bên trong cơ thể

Tôi cảm thấy rất khó chịu khi cố hướng sự chú tâm vào bên trong cơ thể. Tôi có cảm giác khó chịu và buồn nôn. Vì vậy tôi không thể kinh nghiệm được những gì ông đang nói.

Những gì bạn đang cảm thấy chỉ là một cảm xúc chưa nguôi, còn rơi rớt lại mà bạn không nhận ra trước đây, cho đến khi bạn bắt đầu hướng một ít chú tâm vào cơ thể mình. Trừ khi bạn chú tâm vào những cảm xúc đó, nếu không, nó sẽ ngăn không cho bạn đi vào bên trong cơ thể, phần nội thân nằm ở một tầng sâu hơn, bên dưới những cảm xúc đó. Chỉ cần chú tâm thôi chứ bạn không cần phải khởi sự “suy nghĩ” về những cảm xúc ấy. Quan sát những cảm xúc đó trong im lặng, cảm nhận nó trọn vẹn, tức là thừa nhận và chấp nhận để cho nó được như thế. Có một số cảm xúc thông thường, bạn rất dễ nhận ra như giận dữ, sợ hãi, đau buồn... Một số khác thì bạn sẽ khó gọi cho đúng tên. Có thể vì chúng là những cảm xúc mơ hồ như khó chịu, nặng nề hay một cái gì đó dồn nén, nằm ở ranh giới giữa cảm xúc và sự kích động trong cơ thể. Dầu gì đi nữa thì vấn đề ở đây không phải là bạn có thể dán một nhãn hiệu nào đó cho cảm xúc, mà thực ra là bạn có khả năng để mang những cảm xúc đó vào trong ý thức của bạn được bao nhiêu. Sự chú tâm trong yên lặng, không phê phán, vào những cảm xúc tiêu cực đang có ở trong lòng chính là chìa khóa của sự chuyển hóa – và khi bạn có sự chú tâm hoàn toàn vào một cảm xúc, đó là khi bạn dễ dàng đi đến sự chấp nhận nỗi khổ ấy. Sự chú tâm của ta giống như một chùm ánh sáng – tức là năng lực tập trung của nhận thức để chuyển đổi mọi thứ từ vô minh thành ánh sáng, thành tự thân của nhận thức (12).

Trong một cơ thể hoạt động hoàn toàn, một cảm xúc có tuổi thọ rất ngắn. Nó giống như một gợn sóng trên bề mặt Hiện Hữu của ta. Tuy nhiên, khi ta không có mặt ở bên trong thì cảm xúc đó có thể lây lất nhiều ngày hay nhiều tuần, hay nhiều khi kết hợp với những cảm xúc khổ sở khác có tần số tương tự và trở thành khối khổ đau lớn ở trong ta. Những cảm xúc đó như một loại ký sinh trùng có thể sống ở trong bạn nhiều năm, ăn mòn sức lực bạn, đưa đến nhiều bệnh tật về thể xác, và làm cho đời bạn khốn khổ (xem chương 2).

Cho nên, bạn hãy chú tâm vào cảm nhận những cảm xúc tiêu cực, thử xem lý trí của bạn đang bám vào kiểu bất bình nào đó như là trách móc, tự thương xót hay căm ghét - chúng là thức ăn nuôi sống những cảm xúc tiêu cực đó. Nếu quả như thế, tức là bạn chưa thực sự tha thứ. Có thể bạn không tha thứ cho một người nào đó hoặc cho chính bạn, nhưng cũng có thể đó là một tình huống hay hoàn cảnh nào đó – ở quá khứ, hiện tại hay tương lai – mà lý trí của bạn không muốn chấp nhận. Vâng, có khi chúng ta oán ghét tương lai. Đây là lúc lý trí không chịu chấp nhận rằng tương lai là một điều không thể biết trước và nằm ngoài tầm kiểm soát của trí năng. Tha thứ là từ bỏ những lời kêu ca, phàn nàn và buông bỏ nỗi sầu khổ. Tha thứ sẽ đến một cách tự nhiên khi bạn nhận thức rằng sự phàn nàn không có mục đích nào ngoài việc củng cố cảm giác sai lầm về một bản ngã giả tạo ở trong mình. Tha thứ là không còn tạo ra sự chống đối với sự sống – để cho sự sống biểu hiện qua chính bạn. Nếu không, bạn sẽ phải khổ đau và chịu đựng, đó là khi bạn cố kềm hãm dòng sinh lực của sự sống, nhiều lúc đưa đến nhiều tật bệnh về thể xác.

Khi bạn thực sự tha thứ, bạn sẽ giành lại được sức mạnh của mình từ vòng kiềm tỏa của lý trí. Bản chất của lý trí là không thể tha thứ, cũng như cái bản ngã sai lầm do lý trí tạo ra, cái bản ngã không thể tồn tại nếu không có sự xung đột và mâu thuẫn liên tục ở trong bạn. Chỉ có “bạn” mới có thể tha thứ. Lúc đó bạn trở nên có mặt hơn, bạn đi vào cơ thể, bạn cảm nhận được nỗi an bình và tĩnh lặng đầy tinh lực phát sinh từ Hiện Hữu. Vì thế Chúa Jesus đã nói “Trước khi con vào đền thờ, hãy mở lòng tha thứ”.

Sự liên hệ giữa bạn với cõi vô tướng (13)



Quan hệ giữa sự hiện diện và cơ thể bên trong là gì?

Sự hiện diện là nhận thức rất thuần khiết – nhận thức đã tách ra khỏi lý trí, ra khỏi thế giới của hình tướng. Thân thể năng lượng bên trong của bạn là cây cầu nối kết bạn với Cõi Vô Tướng, và trong khía cạnh sâu xa nhất của nó, thân thể năng lượng vô hình tướng đó của bạn cũng chính là Cõi Vô Tướng: Suối Nguồn phát sinh ra khả năng nhận thức ở trong bạn, cũng như mặt trời là nơi phát ra ánh sáng. Khi bạn có nhận thức về cơ thể bên trong của mình chính là lúc Tâm–nhận thức nhớ lại nguồn cội của nó và trở về Nguồn.

Vô Tướng có giống với Hiện Hữu không?

Vâng. Từ “Vô Tướng” cố gắng diễn đạt, bằng cách nói ngược, cái mà không thể nói, nghĩ hay tưởng tượng ra được: Gọi Cái-Không-Thể-Nghĩ-Bàn đó là gì bằng cách nói lên những gì không phải là nó. Còn Hiện Hữu là một từ có ý nghĩa tích cực. Nhưng xin bạn đừng vướng mắc với hai từ ngữ này hay bắt đầu đặt niềm tin vào những từ đó. Chúng chỉ là những tấm bảng chỉ đường.

Ông nói rằng “sự có mặt ở trong tôi” chính là nhận thức khi đã được thu hồi từ sự kềm tỏa của trí năng. Ai làm công việc thu hồi này?

Chính bạn. Nhưng vì, về bản chất, bạn chính là nhận thức ở trong bạn, nên cũng có thể nói sự thu hồi đó chính là sự bừng tỉnh của nhận thức khỏi giấc mơ hình tướng. Như thế cũng không có nghĩa là hình hài, tướng trạng của bạn sẽ lập tức tan biến trong một vụ nổ bùng của ánh sáng. Bạn vẫn ở trong hình hài mình đang có, nhưng đã nhận thức được chiều sâu vô hình tướng và bất tử ở trong bạn.

Tôi phải thừa nhận rằng điều ông nói này nằm ngoài sự hiểu biết của trí năng tôi, tuy nhiên, ở một cấp độ sâu hơn, dường như tôi lại hiểu được những gì ông đang nói. Nó giống như là một cảm nhận nhiều hơn là một cái gì khác. Tôi có đang tự lừa dối mình?

Không có đâu. Cảm nhận sẽ giúp bạn đến gần với chân lý hơn là những suy nghĩ miên man, không-có-chủ-đích của mình. Những gì tôi đang nói cho bạn ở đây chỉ là những điều gì mà trong sâu thẳm, bạn đã biết rồi. Khi bạn đạt đến một mức độ nối kết sâu sắc với sự chân thật ở bên trong của bạn, bạn sẽ nhận ra ngay khi nghe một điều gì đến từ sự chân thật. Nếu chưa đến mức độ đó, việc luyện tập nhận thức sâu về cơ thể năng lượng ở bên trong của bạn sẽ mang lại chiều sâu nhận thức cần thiết cho bạn.

Làm chậm quá trình lão hóa


Nhận thức về cơ thể bên trong còn có những lợi ích khác về mặt thể chất. Một trong những ích lợi này là việc làm chậm lại đáng kể quá trình lão suy của cơ thể.

Trong khi cơ thể bên ngoài của bạn thường già nua và tàn lụi khá nhanh theo thời gian, cơ thể năng lượng vô hình bên trong của bạn vẫn không thay đổi mấy - ngoại trừ là bây giờ bạn cảm nhận được nó sâu sắc hơn và toàn vẹn hơn Nếu bạn đang ở độ tuổi 20, thì trường năng lượng bên trong cơ thể bạn cũng sẽ được cảm nhận giống như khi bạn đã đến độ tuổi 80. Cũng sẽ sống động, đầy năng lực như thế. Từ khi thay đổi trạng thái trước đây (thường hay bận tâm vào bên ngoài cơ thể và hay bị chi phối, kềm tỏa bởi trí năng,…) sang trạng thái mới (chú tâm vào bên trong cơ thể và có mặt trong phút giây hiện tại) cơ thể của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng, trong sáng và sống động hơn. Và vì có thêm nhận thức ở trong bạn về thân thể bên trong, nên cấu trúc phân tử trong cơ thể bớt dày đặc hơn. Có thêm nhận thức tức là có ít tham đắm về vật chất hơn.

Khi bạn đồng nhất mình với cơ thể năng lượng phi-thời-gian ở bên trong nhiều hơn là với cơ thể vật lý ở bên ngoài, khi sự có mặt thường xuyên ở trong bạn trở thành một lối nhận thức mới, rất bình thường, thì quá khứ và tương lai sẽ không còn làm bận tâm được bạn, lúc đó bạn không còn tích lũy thêm thời gian tâm lý(14) nữa vào trong những tế bào của cơ thể. Tích lũy thời gian chính là gánh nặng tâm lý của quá khứ và tương lai, nó sẽ cản trở nhiều đến khả năng tự làm mới của tế bào. Vì vậy nếu bạn an trú được ở bên trong cơ thể năng lượng của mình, thì quá trình lão suy của cơ thể bên ngoài của bạn sẽ được chậm lại nhiều lần, và ngay cả khi đang ở trong tuổi già, thì bản chất không-bị-chi-phối-bởi-thời-gian ở trong bạn sẽ chiếu rọi, tỏa ra bên ngoài, làm cho bạn không có dáng vẻ của một người già nua.

Ông có bằng chứng khoa học nào trong chuyện này không?

Bạn hãy thở và cảm nhận. Chính bạn sẽ là bằng chứng.

Gia tăng hệ thống miễn nhiễm


Một ích lợi khác về khía cạnh thể chất khi thực tập phương pháp này là hệ thống miễn nhiễm của bạn được làm mạnh lên rất nhiều. Điều này xảy ra khi bạn có mặt ở trong cơ thể, càng đưa ý thức vào bên trong cơ thể thì hệ miễn nhiễm ở trong bạn càng mạnh hơn. Giống như là tất cả các tế bào đều thức tỉnh và hoan lạc. Cơ thể bạn yêu thích sự quan tâm của bạn. Đây cũng là một cách bạn tự chữa lành cho mình với một tiềm năng rất cao. Hầu hết tật bệnh tật len lỏi vào khi ta không thực sự có mặt ở trong cơ thể. Nếu chủ nhân vắng nhà thì tất cả những gì ám muội sẽ xuất hiện và chiếm lĩnh chỗ cư trú đó. Khi bạn thường trú trong cơ thể của mình thì những người khách không được mời đó sẽ khó mà vào nhà bạn được.

Không chỉ hệ miễn nhiễm trong cơ thể bạn được tăng cường, mà hệ miễn nhiễm tâm linh của bạn cũng được tăng cường theo. Điều này sẽ bảo vệ cho bạn khỏi rơi vào ảnh hưởng tiêu cực của các trường năng lượng cảm xúc– tinh thần tiêu cực của người khác. Trường năng lượng này thường lan nhiễm ra rất nhanh. Thường trú trong cơ thể bảo vệ bạn không những bằng cách dựng nên một tấm chắn, mà còn nâng cao tần số rung của toàn bộ trường năng lượng chung quanh bạn, để cho những gì rung động ở những tần số thấp hơn như nỗi sợ hãi, giận dữ, và buồn rầu,... giờ đây không còn ảnh hưởng đến bạn vì chúng chỉ tồn tại trong một trật tự riêng biệt của một thực tại khác. Nó không còn chen vào trường năng lượng của nhận thức ở trong bạn nữa. Nếu có, thì bạn cũng không cần phải chống lại năng lượng có tần số rung thấp đó vì nó chỉ đi băng qua bạn thôi. Xin bạn hãy đừng chấp nhận hay bài bác ngay những gì tôi đang nói. Mà hãy tự thử nghiệm cho chính mình điều này.

Bài tập 6.b: Thực tập Hơi Thở Có Ý Thức



Bạn có thể sử dụng một phương pháp thiền quán rất đơn giản nhưng có công năng rất mạnh giúp làm tăng hệ miễn dịch của mình. Phương pháp này không những rất hiệu quả đối với các triệu chứng đầu tiên của bệnh tật mà nó còn có tác dụng tốt với những căn bệnh đã có từ lâu, nếu bạn áp dụng thường xuyên và với sức tập trung mạnh mẽ. Đồng thời bài tập này cũng giúp bạn được miễn nhiễm những năng lượng tiêu cực khi có những xáo trộn xảy đến cho trường năng lượng của bạn. Tuy nhiên, điều này không thể thay thế cho cách tập luyện có mặt trong cơ thể từng-phút-từng-giây, nếu không thì hiệu quả của nó cũng chỉ là tạm thời. Ta hãy làm như sau:

Khi bạn có một vài phút thư giãn, đặc biệt là ban đêm trước khi bạn ngủ và nhất là vào buổi sáng trước khi bạn ra khỏi giường, hãy để cho nhận thức của mình “tràn ngập” thân thể mình. Hãy nhắm mắt lại. Nằm ngửa duỗi thẳng người. Trước hết bạn hãy chọn một phần nào đó trên cơ thể của bạn để giữ sự chú tâm của mình trong một thời gian như: tay, bàn chân, cánh tay, cẳng chân, bụng, ngực, đầu... Hãy cảm nhận năng lượng của sự sống trong những phần đó càng mạnh càng tốt. Với mỗi bộ phận, hãy duy trì sự chú tâm của bạn khoảng 15 giây. Xong hãy để sự chú tâm của bạn lan đi khắp cơ thể, như một ngọn sóng, trong vài lần, từ chân lên đầu và ngược lại. Động tác này mất khoảng chừng một phút. Sau đó, bạn cảm nhận toàn bộ cơ thể bên trong như là một trường năng lượng đơn thuần. Hãy giữ lấy cảm giác đó trong vài phút. Hãy có mặt cao độ trong suốt quá trình đó, và hãy có mặt trong mỗi tế bào trong người bạn. Nếu thỉnh thoảng lý trí bạn có đưa bạn ra khỏi sự chú tâm bên ngoài cơ thể hay bạn bị cuốn hút theo vài ý tưởng nào đó thì bạn cũng đừng quá quan tâm. Khi nào bạn nhận ra điều này, thì bạn hãy đưa sự chú tâm của mình trở về lại trong người mình.

Để hơi thở đưa bạn vào bên trong cơ thể bạn



Nhiều lúc, lý trí của tôi quá bận rộn. Vì bị cuốn hút theo một quán tính của suy tư mà tôi cảm thấy không thể thu hồi lại sự chú tâm của mình ra khỏi những suy tưởng đó để trở về, cảm nhận cơ thể bên trong của tôi. Điều này xảy ra khi tôi rơi vào những khuôn mẫu phản ứng lo lắng, bất an, tiêu cực (15) ở trong tôi. Ông có cách nào không?

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó khăn khi muốn tiếp xúc với phần cơ thể bên trong, điều dễ dàng nhất là bạn hãy tập trung vào hơi thở trước. Hơi thở có ý thức(16), là một phương pháp thiền quán giúp bạn an tĩnh tâm thần rất mạnh mẽ, sẽ giúp bạn dần dần liên lạc lại với cơ thể bạn. Theo dõi hơi thở với sự chú tâm của mình khi bạn đang thở vào, hay đang thở ra. Bạn hãy thở vào, và cảm nhận bụng mình đang phồng lên và xẹp xuống qua từng hơi thở vào, ra. Nếu bạn cảm thấy dễ hình dung một cái gì đó thì nhắm mắt lại và thấy mình như đang được bao quanh bởi ánh sáng hay đang chìm trong một chất phát sáng – một biển nhận thức bao la. Sau đó bạn thở vào và thâu hết luồng sáng đó vào người mình. Hãy cảm nhận là chất phát sáng đó đang tràn ngập cơ thể bạn và làm cho cơ thể bạn cũng phát sáng. Rồi bạn để sự chú tâm của mình nhiều hơn vào những cảm xúc ở bên trong. Bây giờ bạn đã ở trong cơ thể của mình. Hãy nhớ đừng bị vướng mắc với bất cứ hình ảnh nào mà bạn nhìn thấy.

Hãy sử dụng trí năng của bạn một cách sáng tạo


Nếu bạn cần sử dụng trí năng cho một mục đích đặc thù nào đó, hãy dùng nó để liên kết với cơ thể bên trong của bạn. Chỉ khi nào bạn có thể nhận thức mà không vướng chút suy tư nào, lúc đó bạn mới có thể dùng lý trí của mình một cách sáng tạo và cách dễ nhất để thực hiện điều đó là đi vào bên trong cơ thể của mình. Khi nào bạn cần có một câu trả lời, một giải pháp hay một ý tưởng sáng tạo, bạn hãy dừng lại hết mọi suy tư trong chốc lát và tập trung sự chú tâm của mình vào trường năng lượng bên trong cơ thể bạn. Hãy chú tâm đến sự tĩnh lặng ở bên trong. Khi bắt đầu suy nghĩ trở lại, những suy tư ấy sẽ tươi trẻ và đầy sáng tạo. Trong bất cứ hoạt động suy tư nào, bạn hãy tạo một thói quen dao động một vài phút giữa suy tư và yên tĩnh, lắng nghe sự tĩnh lặng của bạn ở bên trong. Chúng ta có thể nói là: Đừng chỉ suy tư với cái đầu, hãy suy tư với toàn bộ cơ thể của mình.

Nghệ thuật lắng nghe


Khi lắng nghe người khác, bạn đừng chỉ lắng nghe với lý trí, mà hãy nghe với toàn bộ cơ thể của mình. Khi lắng nghe, hãy cảm nhận trường năng lượng của cơ thể năng lượng bên trong bạn. Điều đó giúp bạn tách sự chú tâm ra khỏi những suy nghĩ và tạo ra một khoảng không gian yên tĩnh, giúp bạn lắng nghe thực sự mà không bị trí năng quấy rầy. Lúc đó, bạn đang cho người kia không gian – không gian để thể hiện. Đó là một món quà quý giá nhất bạn có thể cho người đó. Hầu hết mọi người thường không biết cách lắng nghe, vì những suy tư ở trong đầu họ thường chiếm hết sự chú tâm của họ. Họ chú ý vào những suy tư đó hơn là những gì người kia đang nói, và không chú tâm tí nào đến một điều quả thực rất quan trọng là: Sự Có Mặt của người kia, bên dưới những ngôn từ và suy tư. Dĩ nhiên là bạn không thể cảm nhận được sự Hiện Hữu của người khác, ngoại trừ qua sự Hiện Hữu ở trong chính bạn. Đây chính là bước khởi đầu của quá trình nhận thức về cái Một, Cái Duy Nhất(17), tức cũng là tình yêu. Ở cấp độ sâu nhất của Hiện Hữu, bạn là một với tất cả.

Hầu hết quan hệ con người chỉ đơn thuần là sự tương tác giữa lý trí với nhau, mà không phải là hai con người đang giao tiếp, đang hòa nhập với nhau. Không có mối quan hệ nào có thể phát triển được theo chiều hướng đó, và đó cũng là lý do tại sao trong quan hệ giữa người với người có quá nhiều xung đột. Khi đời bạn còn bị khống chế bởi lý trí thì xung đột, mâu thuẫn và rắc rối là điều không thể tránh khỏi. Khi liên kết được với cơ thể bên trong của mình tạo ra một chiều không gian-không-có-lý-trí-kềm-tỏa, thì quan hệ của bạn với người khác mới được đơm hoa, kết trái trong không gian đó.

Chú thích Chương 6:



1) Cơ Thể Năng Lượng: Là thân thể bên trong ta làm bằng nhiều lớp năng lượng vi tế của vũ trụ. Những người nhạy cảm có thể nhìn thấy mầu sắc hay cảm được thân thể năng lượng này. Nhân điện là liệu pháp tác động vào những thân năng lượng này.

2) Chân Ngã: Cái ‘Tôi' chân thật, thâm sâu nhất của mình. Ta chính là Hiện Hữu, là tất cả những gì đang biểu hiện một cách sống động từng giây, từng phút trong phút giây này. Chân ngã của ta không có giới hạn, và vô hình nên trí năng của ta không thể nào khái niệm được.

3) An Trú trong cơ thể mình: hay có mặt, giữ tâm ý trong cơ thể mình, biết được thân thể mình đang có đó, có mặt với những gì đang xảy ra ở trong cơ thể của mình.

4) Chủ thể và đối tượng: Trong thiền quán danh từ chủ thể là người quan sát, người đặt sự chú tâm vào một cái gì đó. Đối tượng là vật hay đề tài mà ta đang quan sát, đang đặt sự chú tâm của mình vào. Ví dụ bạn đang nhìn một bông hoa, thì bông hoa đang trở thành là đối tượng của bạn. Khi Eckhart Tolle nói trong Hiện Hữu, chủ thể và đối tượng trở thành một, đồng nhất, hòa vào với nhau, không còn sự phân biệt giữa người quan sát và đối tượng đang được quan sát nữa.

5) Vượt lên trên Tên Gọi và Hình Tướng: Hiện Hữu là cái ta chỉ có thể cảm nhận trực tiếp qua sự có mặt của mình, mà không thể qua suy nghĩ, hoặc tư duy. Vì Hiện Hữu vượt lên trên những gì chúng ta có thể khái niệm, đặt tên được, hoặc những gì có hình thể, hay tướng mạo để ta có thể diễn tả hoặc khái niệm được.

6) Cái tôi biệt lập: là ấn tượng ở trong ta, có vẻ rất thật, nhưng sai lầm rằng có một bản ngã, một cá thể, một con người… ở trong ta, biệt lập, không dính dáng gì đến thế giới chung quanh, ta phải tự lo liệu chuyện sinh kế, sống còn…

7) Chữ mật ong không phải là mật ong: Vì chữ mật ong chỉ giúp cho ta một khái niệm về mật ong thôi, đâu thể thay thế cho mật ong thực sự hay kinh nghiệm vị ngọt khi ta bỏ mật ong vào lưỡi. Cũng như tấm bản đồ giúp ta có một khái niệm về một lãnh thổ, nhưng tấm bản đồ (chỉ là một mảnh giấy có nhiều ghi chú) không phải là tự thân lãnh thổ ấy.

8) Nhất thể: Cảm nhận hợp nhất với vạn vật, đất trời, muông thú… tất cả.

9) Ăn chay: Một thực tập vì lòng xót thương mạng sống của thú vật, chim muông, hoặc để giữ gìn sức khỏe hay có được sự quân bình năng lượng ở trong người.

10) Hành hạ thân xác: Một lối thực tập thiếu từ bi bằng cách tự hành hạ mình, như dùng roi quất vào lưng mình hay mang dây gai ở trong người để thân thể luôn cảm thấy bị đau đớn.

11) Phản ứng lý trí - tình cảm tiêu cực đã bị điều kiện hóa được nảy sinh: Cách chúng ta cư xử, suy nghĩ theo một thói quen, một khuôn mẫu nhất định, bó buộc, không thể làm khác đi được. Một trong những khuôn mẫu cư xử từ quá khứ là từ những cách cư xử của cha, mẹ hoặc những người thân trong gia đình cư xử với nhau,… Ví dụ: Khuynh hướng bạo động, tự hủy mình hoặc bạo động với người khác khi phải đối diện với nỗi khổ đau quá lớn ở trong ta.

12) Sự chú tâm của ta là định lực, như là tia sáng được hội tụ, tập trung lại khi đi qua một chiếc kính lúp, cho nên có sức mạnh soi thủng những vô minh, khổ đau dày đặc ở trong tâm thức của chúng ta. Ví dụ khi ta có một nỗi khổ ở trong lòng, chỉ cần ta yên lặng, đặt hết sự chú tâm của mình vào cảm xúc tiêu cực đó mà không có thái độ phản ứng, hay phán xét,… thì một lúc sau, tự nhiên những khổ đau, vô minh đó sẽ được chuyển hóa, trở thành niềm an lạc, trở thành nhiên liệu của ý thức. Một người vừa chuyển hóa được một mối khổ lớn thì nhận thức của người đó càng được thắp sáng hơn.

13) Cõi Vô Tướng: Cõi chưa biểu hiện, nhưng tràn đầy tinh lực. Cõi Vô Tướng là cái nôi, là Cội Nguồn của tất cả những gì đang được biểu hiện, trong đó có thế giới vật lý mà chúng ta đang sống.

14) Thời gian tâm lý: đó là quá khứ và tương lai. Quá khứ là những gì đã qua, nhưng dư âm vẫn còn vang vọng lại trong lòng chúng ta, thường là vì chúng ta vẫn chưa hoàn tất với quá khứ, có những niềm đau, nỗi khổ trong quá khứ mà chúng ta vẫn còn trốn chạy, không muốn cảm nhận,… nên quá khứ vẫn còn đó. Không biết rằng, ta chỉ cần yên lặng, ý thức, đối diện, quan sát mà không phê phán, những cảm xúc khổ đau, khó chịu đó khi chúng trở về ở trong lòng ta, ta sẽ hóa giải được ngay tức khắc những khổ đau này. Nếu cần khóc, ta cứ khóc tự nhiên để rũ bỏ những khổ đau này. Hoặc trong khi tâm ta đang ở trong trạng thái thiếu hiểu biết, có khi chúng ta vẫn còn tưởng rằng quá khứ đang xảy ra, nên ta vẫn luôn bị ám ảnh, và bị quá khứ chi phối đời sống hiện tại của chúng ta. Tương lai là những gì chưa xảy ra nhưng, vì không ý thức, ta cứ để những suy tư, lo lắng về tương lai ở trong ta chi phối đời sống của chúng ta trong phút giây hiện tại.

15) Khuôn mẫu phản ứng lo lắng, bất an: Trong ta có những phần rất lo lắng, ưu tư cho sự sống còn, muốn có một bảo đảm về vật chất, tinh thần,… trong tương lai. Nên khi những khuôn mẫu phản ứng lo lắng, bất an này trong ta bị kích thích, ta trở nên nóng nảy, bồn chồn như một người đang ngồi trên lửa. Chúng ta có thể sống an nhiên, tự tại trong phút giây này, không muốn phí công lo nghĩ, sợ hãi những gì chưa xảy đến vì tương lai là điều luôn nằm ngoài vòng kiểm soát của chúng ta.

16) Hơi thở có ý thức là một thực tập sâu sắc nhất trong Thiền Tập giúp bạn có mặt với chính mình và với những gì xảy ra chung quanh bạn.

17) Cái Duy Nhất: Cái Một, Cái Tất Cả, là Đời Sống, nơi mọi thứ trở thành hợp nhất trong sự toàn vẹn, vĩnh cửu, hiện tiền.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 31 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


San sẻ yêu thương


Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.136.18.192 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...