Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Hoa của mỗi người »» PHẦN II: HƯƠNG ĐẠO TÌNH ĐỜI »»

Hoa của mỗi người
»» PHẦN II: HƯƠNG ĐẠO TÌNH ĐỜI

Donate

(Lượt xem: 6.792)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Hoa của mỗi người - PHẦN II: HƯƠNG ĐẠO TÌNH ĐỜI

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

ĐI CHỢ TẾT

Từ ngày không có má, tôi phải đóng vai trò người thờ phụng ông bà, giỗ chạp lễ tết đầy đủ. Căn nhà nhỏ trong hẻm biến thành "nhà thờ" tấp nập con cháu. Cho nên, đi chợ tết là đi chợ cho cả mấy ngày tiệc tùng, cúng quảy, trang trí bày biện, làm sao có thể qua loa?

Tôi bắt đầu "đi chợ" từ ngày đưa ông táo về trời. Tranh thủ chen vào những lúc ngơi việc cơ quan, bởi nếu để cận ngày thì làm không kịp. Tôm, gà, cá, thịt pha sẵn để đầy ngăn đông tủ lạnh. Ngó sen, dưa chua làm mấy chục keo, phần tặng bạn bè, cơ quan, phần để dành cho nhà. Rồi gạo, nếp, đậu, đường, đồ la-ghim cũng chất đầy vô tủ. Tôi chợt nhận ra mình giống hệt má, dù chợ mùng 2 đã bán nhưng vẫn thích mua trước để tùm lum như vậy. Có lẽ thói quen này có từ hồi ở quê, nhà tuốt trong ngọn rạch, ra chợ rất xa, nên mọi thứ phải chuẩn bị sẵn. Bà ngoại lấy mấy cái rổ tre to đùng để bắp cải, cà rốt, khoai tây, củ sắn, đậu que, su hào... chen chúc, nhìn thật thích mắt. Bây giờ tôi cũng chất lổn ngổn trong cái rổ nhựa hoành tráng, ăn tới hạ nêu cũng chưa hết. Nhìn cái rổ mà nhớ ngoại, nhớ má...

Tôi đi chợ mà đầu óc cứ nghĩ tới má. Vô siêu thị thì còn đỡ, chứ đội nón lá xách giỏ xuống chợ là hình bóng má hiện lên. Chợ Long Kiểng, chợ Xóm Chiếu chỗ nào cũng có má đang khệ nệ với cái giỏ trên tay. Tôi mua mấy trái "cầu - dừa - đủ - xoài" cho má vui. Và dĩ nhiên không thể thiếu cây mai đón xuân, đặt trước bàn thờ cúng má. Năm nào tôi cũng mua một cây mai bonsai như thế, dù cây mai cũ đã nở hoa. Nó đã nặng lắm rồi, tôi để yên trên ban-công, không đem xuống nổi. Tôi còn cắm mấy lẵng hoa rực rỡ đặt khắp các bàn thờ, và rinh luôn mấy chậu hồng, cúc, ớt đỏ về trang trí, căn nhà cứ tưng bừng sắc hoa.

Nhớ hôm đi mua chậu hồng, người bán đòi 50 ngàn một cặp, tôi trả 40 ngàn, không bán. Chợt nghe giọng nói rất quen. Cái giọng Đồng Tháp trong trẻo, đôi khi biến thành "nhão nhoẹt", đặc biệt là vùng Sa Đéc-Nha Mân-Cái Tàu Hạ. Tôi hỏi người bán: "Anh ở tỉnh nào?" "Tôi ở Sa Đéc." "Trời, đồng hương đây nè." Hai bên cùng cười mừng rỡ. Thế là mua luôn cặp hồng không kỳ kèo nữa.

Sang hàng cúc kế bên, cũng nghe cái giọng trong veo ấy, hỏi liền "Người Sa Đéc phải hôn?" "Dạ." Cũng rinh luôn chậu cúc không cần trả giá. Mà trả gì nữa, 20 ngàn chỉ bằng tô hủ tiếu Sài Gòn, đã thấm biết bao công sức của người trồng hoa. Chiều 29 rồi mà hoa còn ê hề, chắc ngày mai lại quăng bỏ, tội nghiệp. Mình mua giùm người ta, có kỳ kèo 5, 10 ngàn cũng chẳng tới đâu. Tức cười nhất là có những người chạy sô gần chục triệu mỗi đêm, vậy mà nói rằng đợi đêm 30 đi lượm hoa cho đỡ tốn tiền!

Tôi thường mua hoa hồng không chỉ vì lòng yêu hoa mà còn vì kỷ niệm thời con gái. Hồi làm việc ở báo Văn Nghệ Đồng Tháp, trụ sở tại Sa Đéc, tôi hay vô vườn hồng nổi tiếng của bác Tư Tôn. Được đắm mình trong thế giới cỏ hoa thơm ngát, trong lành, thấy lòng an nhiên thanh tịnh. Nhưng khổ nỗi, đồng lương lúc ấy quá nghèo, không mua nổi hoa, tôi đành lén lén ngắt mấy cành giấu trong vạt áo, đem về cắm vô ly nước để trên bàn viết. Hồi ấy mình cũng là... hoa tặc! Nhưng còn biết xấu hổ. Và bây giờ thì mua hoa để trả món nợ ân tình.

Nói cái chuyện "mua đồ mắc" thì nhỏ cháu của tôi đã "bình bầu" cho tôi rồi. Chợ tết cái gì cũng tăng giá, và có những cú tức anh ách cho người mua. Thí dụ, ngày 28 tôi mua cà chua 16 ngàn 1 ký, sáng 30 nghe thằng nhỏ cỡ tuổi thằng Rani con mình rao 8 ngàn 1 ký, tôi khoái quá nhào vô lựa thêm. Xế xế trưa, lại nghe nó hét to 4 ngàn 1 ký. Trời ơi... Nhưng rồi mỉm cười, thôi, coi như tiền thưởng cuối năm cho người ta. Thằng nhỏ như con mình, mà nó phải cực khổ bán buôn, so với con mình được ăn học sung sướng, thấy thương nó. Mình làm việc cơ quan, được thưởng cả chục triệu, còn người buôn gánh bán bưng đâu có ai thưởng, coi như thị trường phải "điều tiết" cho họ. Mình so đo chi vài ngàn, vài chục ngàn, thậm chí mua nhiều thứ thì tính ra cũng bị đội lên vài trăm ngàn. Cứ xem như quà của mình tặng họ. Nghe nói cuối cùng vẫn còn rất nhiều hàng tồn lại không bán được, cũng tội nghiệp.

Nhưng lại tội nghiệp cho những công nhân, nhà giáo, lương thưởng ít ỏi làm sao mua đồ ăn tết. Hạnh phúc là cái chăn hẹp, người này kín thì người kia hở. Người bán thay vì đừng nâng giá thì sẽ bán hết hàng, không bị tồn đọng, mà người mua cũng đủ sức ăn tết. Sao mà cuộc sống cứ lòng vòng, rốt cuộc người ta khổ và làm người khác khổ! Trong cái chợ tết tưng bừng kia vẫn thấp thoáng nhiều cảnh đời không thắm sắc xuân.

Về ngang chỗ bà cụ bán muỗng đũa, lại sà vào mua giúp, dù nhà đã đầy đủ hết rồi. Bà cụ hơn 70 tuổi, bé choắt, lưng còng, không còn răng cỏ chi hết. Bà trải tấm nylon sát con hẻm, bày ra mấy thứ lặt vặt như đồ nhắc nồi, cước chùi nồi, vá, sạn... thấy thương thương. Tôi mua mấy chục ngàn, bà vui lắm. Không biết ngày nào bà "khai trương" mình sẽ mua lần nữa cho bà lấy hên. Nhớ bà cụ bán bánh tét, chỉ mấy tháng không đi ngang con đường đó mà bà đã "biến mất", không biết bây giờ còn sống hay không. Những bà cụ già như ngoại của mình, phải dãi nắng dầm mưa, tội quá!

Về tới nhà, thấy một chị cỡ tuổi mình đứng ngay cửa mời mua phong bao lì xì. Giá 2 ngàn rưỡi. Trả 2 ngàn. Lắc đầu, "tôi lời có 500 đồng thôi cô". Ừ, thì lấy, đưa 4 ngàn, thôi chị khỏi thối. Bà chị ngỡ ngàng. Mới đòi bớt 500 đồng mà bây giờ cho luôn 1 ngàn rưỡi! Đi xe ôm cũng vậy, trả cho đúng giá mới thôi, nhưng lát sau nghe người ta nói chuyện biết hiền lành nhân hậu, thế là thêm tiền, và dặn vói theo "chúc anh cứ giữ được tấm lòng như thế".

Đi chợ, đôi khi quên chuyện tính toán, mà cứ lẩn thẩn nghĩ ngợi, cứ nhìn vào cuộc đời, nhìn vào gương mặt từng người hơn là nhìn giá, nhìn hàng. Có những gương mặt rất tội, làm sao tôi nỡ kỳ kèo? Có những niềm vui lớn hơn số tiền tôi phải bỏ ra, tại sao tôi lại tiếc? Chợ còn là chợ đời, tính làm sao cho xuể!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 7 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở


Giọt mồ hôi thanh thản


Hạnh phúc khắp quanh ta


Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.250.19 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...