Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Sức mạnh của hiện tại »» Bản chất đích thực của không gian và thời gian »»

Sức mạnh của hiện tại
»» Bản chất đích thực của không gian và thời gian

Donate

(Lượt xem: 18.504)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Sức mạnh của hiện tại - Bản chất đích thực của không gian và thời gian

Font chữ:


Bản chất đích thực của không gian và thời gian

Hãy xem xét điều này: Nếu chỉ có sự lặng im không thôi, với bạn, sự lặng im đó sẽ không tồn tại; bạn sẽ không biết được đó là cái gì. Chỉ khi có âm thanh, thì lặng im mới trở thành hiện thực. Tương tự như thế, nếu chỉ có không gian mà không có vật gì trong đó cả, thì không gian cũng không hiện hữu với bạn được. Hãy tưởng tượng ta là một điểm nhận thức trôi nổi trong không gian bao la – không có tinh tú, không có thiên hà, chỉ là sự trống không. Tự nhiên, lúc đó không gian không còn bao la nữa; không gian không còn tồn tại nữa, sẽ không có tốc độ, cũng không có sự chuyển động từ chỗ này đến chỗ kia. Để có được khoảng cách, và không gian, ta phải có ít nhất là 2 điểm để đối chiếu. Khi Nhất Thể trở thành lưỡng cực, rồi lưỡng cực trở thành tứ tượng,… trở thành “mười nghìn thứ”(8), như Lão Tử thường gọi thế giới hữu hình này, thì không gian lúc đó mới hiện hữu, mới trở thành bao la hơn. Cho nên đời sống và không gian, cả hai thứ đều đồng thời phát sinh ra.

Không có gì có thể tồn tại được nếu không có không gian, thế mà không gian chỉ là khoảng không, không có gì trong đó cả. Trước khi vũ trụ xuất hiện, trước khi có “big bang” (giả thuyết rằng có một vụ nổ lớn của vũ trụ để khai thiên lập địa), cũng không có không gian bao la chờ đợi để được lấp đầy. Không có không gian, cũng như không có gì cả. Chỉ có Vô Tướng – Nhất thể. Khi Nhất thể đã biểu hiện thành “mười nghìn thứ”, thì thình lình dường như có không gian và cũng “có” luôn nhiều thứ khác nữa. Nhưng không gian từ đâu đến? Có phải do Thượng Đế tạo ra để hình thành vũ trụ? Dĩ nhiên là không. Không gian có nghĩa là không có gì cả, cho nên không gian không bao giờ được tạo ra cả.

Bạn hãy nhìn lên bầu trời vào một đêm quang đãng. Hàng nghìn ngôi sao mà bạn thấy được bằng mắt cũng chỉ là một phần rất nhỏ của những gì đang hiện hữu. Với kính viễn vọng mạnh nhất, người ta đã phát hiện ra có hàng trăm tỉ thiên hà ở chung quanh ta; mỗi thiên hà lại là một vũ trụ riêng rẽ với hàng tỉ ngôi sao. Kinh sợ hơn nữa là sự vô tận của chính không gian, chiều sâu và sự tĩnh lặng làm nền cho mọi vẻ tráng lệ đó. Tương tự như thế, không có gì oai nghiêm và đáng kính nể hơn là sự bao la và vẻ tĩnh lặng vượt ngoài mọi cảm nhận của không gian. Tuy vậy không gian là cái gì? Chỉ là sự trống không, một khoảng trống lớn vô cùng, vô tận.

Những gì được thể hiện ra bên ngoài như là không gian trong vũ trụ được cảm nhận bằng lý trí và các giác quan của chúng ta chính là Vô Tướng đã được biểu hiện thành hình tướng. Đó là “hình hài” của Thượng Đế. Và điều kỳ diệu nhất: Cái tĩnh lặng và bao la tạo điều kiện cho vũ trụ “tồn tại” không phải chỉ hiện hữu trong không gian ở ngoài kia - mà sự tĩnh lặng và bao la đó cũng có mặt ở trong ta. Khi bạn hoàn toàn “hiện diện” một cách tuyệt đối, bạn sẽ đối diện với nó như là chiều không gian tĩnh lặng ở bên trong, hiện diện rất sâu sắc, nhưng không-một-thoáng-suy-tư nào của lý trí cả. Trong ta, sự tĩnh lặng và bao la ấy là về chiều sâu, chứ không phải chiều rộng. Khái niệm mở rộng về không gian rốt cuộc chỉ là một nhận thức sai lầm khi nói về độ sâu vô cùng – một thuộc tính của thực tại duy nhất vượt thoát mọi suy tư, lý luận.

Theo Einstein, không gian và thời gian không thể bị tách rời. Thật sự tôi không hiểu ông ấy muốn nói gì, nhưng tôi nghĩ Einstein cho thời gian là chiều thứ 4 của không gian. Ông ta gọi đó là “chuỗi không gian-thời gian”.

Đúng vậy. Những gì bạn cảm nhận như là không gian và thời gian rốt cuộc chỉ là ảo tưởng, nhưng chúng chứa đựng một sự thật cốt tủy. Chúng là hai thuộc tính căn bản của Thượng Đế, bất tận và miên viễn, được cảm nhận như hiện hữu ở bên ngoài bạn. Ở trong bạn, cả không và thời gian cũng có phần tương đương nội tại làm tiết lộ bản chất thực của chúng, cũng như bản chất của chính bạn. Trong khi không gian là cõi tĩnh lặng, không-có-những-suy-tưởng-miên-man và sâu lắng vô cùng thì phần tương đương nội tại của thời gian là sự hiện diện, là nhận thức về một thực tại vĩnh cửu. Bạn cần nhớ là ta không thể phân biệt cái gì là không gian, cái gì là thời gian. Khi bạn nhận ra rằng không gian và thời gian chính là biểu tượng của Vô Tướng – tức là sự hiện diện sáng tỏ, không-có-lý-trí-suy-tư – không gian và thời gian bên ngoài vẫn tiếp tục tồn tại đối với bạn, nhưng chúng trở thành không quan trọng đối với bạn nữa. Cuộc đời vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng cuộc đời không còn trói buộc ta nữa.

Vì lẽ đó, mục tiêu tối hậu của cuộc đời không nằm trong bản thân cuộc đời mà ở sự vượt thoát khỏi những vướng mắc của cuộc đời. Cũng như bạn không thể nhận thức được không gian nếu không có những vật thể ở trong đó, cuộc đời cũng cần thiết để giúp chúng ta nhận ra được Vô Tướng. Chắc là bạn đã từng nghe câu nói trong đạo Phật: “Nếu không có mê mờ, thì sẽ không có giác ngộ”. Chính nhờ có cuộc đời và tối hậu là nhờ có “bạn” mà Vô Tướng kinh nghiệm được chính nó. Bạn có mặt ở cuộc đời này là để làm cho mục tiêu cao cả của vũ trụ được hiển bày. Nên sự có mặt của bạn trong cuộc đời này vô cùng quan trọng!

Hãy đến với cái chết một cách có ý thức

Ngoài giấc ngủ không mơ như tôi đã nói, còn có một cánh cửa khác để đi vào Vô Tướng nữa, tuy bạn ít khi tự nguyện đi qua cánh cửa này. Đó là cánh cửa khi bạn đi vào Cõi Chết. Cánh cửa Vô Tướng sẽ mở ra rất ngắn ngủi lúc bạn đi vào cõi chết. Cho dù trong suốt cuộc đời mình, bạn đã bỏ lỡ tất cả các cơ hội để đạt được sự thức ngộ về tâm linh, thì cánh cửa Vô Tướng cuối cùng cũng sẽ mở ra cho bạn khi xác thân bạn chết đi(9).

Có rất nhiều người suýt chết thuật lại rằng họ đã cảm nhận được hình ảnh của cánh cửa này như là một vầng ánh sáng chói lọi khi họ kinh nghiệm cận kề với cái chết. Nhiều người trong số này cũng nói đến một cảm giác thanh bình đầy ân sủng và sự an lành sâu sắc. Trong cuốn “Tử Thư của Tây Tạng”(10) điều này được mô tả như là “vẻ chiếu sáng huy hoàng của quang ảnh không màu sắc của cõi hư không” mà cũng theo sách ấy, đó chính là “bản chất chân thực của chính bạn”. Cánh cửa này chỉ mở trong phút chốc và rất có thể bạn sẽ bỏ lỡ nếu bạn chưa bao giờ tiếp xúc được với cõi Vô Tướng trong đời mình. Hầu hết mọi người mang theo quá nhiều chống đối còn sót lại, mang theo quá nhiều sợ hãi, quá nhiều vướng mắc với những kinh nghiệm về cảm giác; hoặc thường tự đồng hóa mình với thế giới hình tướng. Vì vậy khi họ nhìn thấy cánh cửa, họ sẽ quay lui vì sợ hãi và rồi đánh mất ý thức. Hầu hết những gì xảy ra sau đó thường là tự động và vượt ra ngoài chủ ý của bạn. Cuối cùng, bạn lại đi thêm một vòng sinh tử khác. Sự hiện diện của họ chưa đủ mạnh để đạt được nhận thức về bất sinh, bất diệt.

Vậy thì khi tôi đi qua cánh cửa này không có nghĩa là tôi sẽ bị hoại diệt?


Cũng như với các cổng khác, bản chất thực sự sáng tỏ của bạn sẽ luôn tồn tại nhưng cá tính tạm thời của bạn thì không. Trong bất luận trường hợp nào, những gì chân thật hay có giá trị trong cá tính của bạn chính là bản chất chân thật của bạn, những tính chất đó sẽ được chiếu sáng từ bên trong. Những tính chất này sẽ không bao giờ bị mất đi. Không có cái gì có giá trị, hoặc chân thật có thể bị mất đi cả.

Tiến gần đến cái chết, và bản thân cái chết, tức là sự giải thể của cơ thể, hình hài vật lý này, luôn là một cơ hội lớn để bạn có sự giác ngộ về tâm linh. Bi thảm thay, chúng ta thường bỏ lỡ những cơ hội này nhiều lần, vì chúng ta đang sống trong một nền văn hóa mà hầu như mọi người hoàn toàn không biết tí gì về cái chết, cũng như hoàn toàn không biết tí gì về những giá trị chân thực.

Thực ra, mọi cánh cửa Vô Tướng đều dẫn đến cái chết, cái chết của cái tôi nhỏ bé, sai lầm. Khi bạn đi qua đó, bạn sẽ thôi không còn sai lầm khi nhận rằng mình chỉ là những biểu hiện của hình tướng tâm lý, hay trí năng tạo ra. Lúc đó bạn sẽ nhận ra rằng cái chết chỉ là một ảo tưởng, cũng giống như sự đồng nhất mình với hình tướng cũng là ảo tưởng sai lầm. Khi cái chết xảy đến, đó chính là lúc bạn chấm dứt ảo tưởng sai lầm đó, thế thôi. Chừng nào bạn còn bám víu vào những ảo tưởng sai lầm ấy thì lúc đó bạn mới còn cảm thấy khổ đau.

Chú thích Chương 7:

1) Phương pháp chú ý đến hơi thở là một bài tập rất quan trọng được Đức Phật viết thành một cuốn kinh có tên là “kinh Quán Niệm Hơi Thở” do nhà xuất bản Lá Bối ấn hành.

2) Phương pháp quán tưởng: Một lối thiền tập dùng khả năng tưởng tượng, khả năng nhìn thấy của nhãn thức ngay cả khi ta đang nhắm mắt để hồi tưởng hay sáng tạo nên những hình ảnh trong tâm thức ta, giúp cho ta thiền tập.

3) Bản chất Thượng Đế: hay còn gọi là Phật Tánh. Điều này muốn ám chỉ rằng Phật Tánh ở trong tất cả mọi sự, mọi vật, ở khắp mọi nơi.

4) “Sắc tức thị Không, Không tức thị sắc”: Điều này có nghĩa là sự biểu hiện của mọi sự, mọi vật đều do những điều kiện khác mới có thể xảy ra được, chứ không phải vì biểu hiện đó có một tự tánh độc lập. Đó là giáo lý Tương Tức. Ví dụ, thân thể chúng ta không thể biểu hiện nếu không có những điều kiện sống rất mật thiết như không khí, nước uống, rau quả làm thức ăn cho ta. Không khí có là nhờ lá cây xanh ở khắp mọi nơi, nên sự sống của chúng ta gắn liền với sự sống của cỏ cây, muông thú, đất đá và môi trường chung quanh ta. Và câu kinh này cũng nêu ra một sự thực về sự vắng bóng một tự tánh độc lập – Vô Ngã – của mọi hiện tượng. Đây chính là bản chất của mọi hiện tượng. Thân thể ta sau khi chết sẽ bị mục rã và trở về với 4 yếu tố lớn - Tứ Đại: đất, nước, gió, lửa. Đó là trạng thái ẩn tàng của hiện tượng thân thể. Chúng ta biết rằng không có một cái gì từ có mà trở thành không, hay hoàn toàn bị mất đi, mà chỉ có sự biểu hiện khi nhân duyên đầy đủ, và ẩn tàng khi nhân duyên kết thúc.

5) Vô Ngã: Trống rỗng, không có một tự tánh, hay tính chất độc lập, riêng biệt với mọi sự, mọi vật khác chung quanh.

6) Thường xuyên sống trong nỗi sợ hãi: Vì không biết mặt mũi chân thật của mình là bất sinh, bất diệt nên chúng ta bám vào những biểu hiện tạm bợ của hình tướng như xác thân, sinh mệnh, tài sản, nghề nghiệp,.. của mình. Nhưng bản chất của những biểu hiện này là tạm thời và rất không bền, nên ta đâm ra lo sợ: sợ mất mát, sợ chết, sợ xác thân ta sẽ bị hoại diệt.

7) “A Course in Miracles”: một cuốn sách được viết trong thời gian gần đây. Cuốn sách này hướng dẫn những phương pháp thực tập mà bạn có thể làm được, thực tập này giúp bạn tạo ra những chuyển hóa sâu sắc cho chính mình. Sự chuyển hóa này nhiều khi quá kỳ diệu đến độ người ta có thể gọi đó là những phép lạ.

8) Khi Nhất Thể trở thành lưỡng cực, rồi lưỡng cực, trở thành tứ tượng,… trở thành “Mười nghìn thứ”: Ý nói khi Vô Tướng đã phân cực (từ một thành hai, hai thành ra bốn, bốn thành ra tám, … và trở thành “mười nghìn thứ”, tức Lão Tử muốn nói là khi Vô Tướng đã trở thành sự biểu hiện của toàn thể thế giới vật chất này.

9) Khi xác thân chết đi: Đó là khi ta trả lại cho cuộc đời tất cả những gì không phải là ta: Hình hài này, tài sản, công danh, sự nghiệp, … những thứ mà nhiều người đã đổ dồn hết sức lực và cuộc đời của họ để chăm sóc, lưu trữ… mà quên đi những gì chân thực và giá trị khác trong đời sống: Tình yêu gia đình, vợ chồng, tình bạn, lòng trắc ẩn, sự thong dong,…Kinh nghiệm mà chúng ta gọi là cái chết, theo “Tử Thư của Tây Tạng” chỉ là sự trở về Nguồn, trở về nhà, trở về với Vô Tướng của mỗi người trong chúng ta. Vô Tướng, sự sống bất sinh, bất diệt mới chính là bản chất chân thật của chúng ta. Nên khi bạn sinh ra làm một con người, đó là lúc Vô Tướng, từ trạng thái ẩn tàng đi sang trạng thái biểu hiện, biểu hiện qua sự riêng biệt của cá nhân bạn, để Vô Tướng có thể kinh nghiệm thế nào là riêng biệt, thế nào là cách biệt với Nguồn. Nên đến khi xác thân bạn chết đi, đó chỉ là lúc bạn sẽ trở về lại căn nhà của mình, với Vô Tướng, và bước sang trạng thái ẩn tàng.

10) “Tử Thư của Tây Tạng”: Một cuốn sách, được dịch sang tiếng Anh với tựa là “Tibetian Book of the Dead”, nói về những giai đoạn chuyển tiếp mà chúng ta sẽ trải qua khi đi vào cõi chết.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 31 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giọt mồ hôi thanh thản


Chớ quên mình là nước


Kinh Kim Cang


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.116.245 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (126 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...