Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Nhân quả báo ứng hiện đời »» LÝ SĨ KHIÊM THÍCH BỐ THÍ »»

Nhân quả báo ứng hiện đời
»» LÝ SĨ KHIÊM THÍCH BỐ THÍ

Donate

(Lượt xem: 5.991)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Nhân quả báo ứng hiện đời - LÝ SĨ KHIÊM THÍCH BỐ THÍ

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Vào đời Tùy có vị cư sĩ tên Lý Sĩ Khiêm, từ nhỏ đã hết sức hiếu thuận. Ông mồ côi cha từ bé, rồi sau khi mẫu thân theo cha về thế giới bên kia thì ông buồn thương thọ tang thủ hiếu trọn ba năm. Kỳ hạn thọ tang vừa xong liền sửa sang ngôi nhà đang ở thành một ngôi chùa, và từ đó lập chí nguyện không tiếp tục làm quan nữa. Cả đời ông không hề nhấm môi dù chỉ một giọt rượu, không ăn thịt cá, hành vi lúc nào cũng đoan chính, khẩu nghiệp hết sức thanh tịnh, từ xưa đến nay chưa từng nói ra lời nào có liên quan đến sự giết hại.

Tiên sinh được kế thừa gia sản kếch xù do cha mẹ để lại nhưng sự sinh hoạt, chi tiêu hằng ngày lại tiết kiệm, dè sẻn hơn cả người nghèo. Ông mặc y phục thô cũ, ăn cơm rau đạm bạc, lúc nào cũng xem việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói là nhiệm vụ quan trọng nhất.

Nếu trong thôn xóm có gia đình nào khó khăn, chẳng hạn như người chết không có quan tài, tiên sinh liền bố thí quan tài. Anh em cãi nhau vì phân chia tài sản không đồng đều, ông tự lấy tiền nhà thêm vào cho đủ chia để không ai thấy thiệt thòi. Cũng không ít trường hợp khi đó cả hai anh em đều cảm động và xấu hổ, tự thay đổi tâm tánh không còn tranh chấp mà biết nhường nhịn lẫn nhau, yêu thương và tha thứ cho nhau, nhờ đó mà cả hai đều trở thành người tốt.

Một hôm, tiên sinh phát hiện có người đang cắt trộm lúa trong ruộng của mình. Ông chẳng những không hô hoán để bắt tên trộm, ngược lại chỉ lặng lẽ bỏ tránh đi nơi khác. Mọi người trong gia đình thấy khó hiểu trước hành động của tiên sinh liền theo hỏi, ông giải thích:

– Con người không ai không có sĩ diện, nào ai thích làm kẻ trộm? Nhưng bởi thiên tai hoạn họa, nghèo đói bức bách nên mới bất đắc dĩ rơi vào đường xấu. Do đó chúng ta nên khoan dung tha thứ cho anh ta đi!

Không lâu sau, người cắt trộm lúa biết được tấm lòng nhân từ của tiên sinh, cảm động sâu sắc liền phát tâm hối cải, từ đó thề với lòng thà chết đói chứ không làm kẻ trộm nữa. Quả thật, nhờ đó mà anh trở thành người tốt.

Một năm nọ, mất mùa đói kém, rất nhiều người rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau, gia đình đói khát. Lý tiên sinh liền mở kho xuất hơn ngàn bao tạ lúa để cứu giúp dân chúng. Đến năm sau, mùa màng lại tiếp tục thất bát, những người mượn nợ năm trước đều không đủ khả năng trả nợ, cùng kéo đến nhà Lý tiên sinh xin khất nợ. Lý tiên sinh chẳng những không một lời làm khó mà còn nấu cơm thết đãi, sau đó đem tất cả giấy nợ ra đốt sạch và nói mọi người một cách hết sức từ ái:

– Ngũ cốc trong nhà tôi được chứa trữ vốn là để cứu tế, giúp đỡ mọi người khi hoạn nạn, tuyệt đối không có ý đầu cơ để thừa nước đục thả câu. Hiện tại nợ nần của các vị đã hết, vậy mọi người hãy yên tâm làm ăn đừng nên lo lắng nữa!

Mấy năm sau, lại tiếp tục gặp năm mất mùa rất nặng nề, Lý tiên sinh đem hết tất cả gia sản ra để tổ chức việc bố thí lương thực với qui mô lớn, cứu sống hơn vạn người đang đứng trước cái chết vì đói thiếu.

Mùa xuân năm sau, Lý tiên sinh lại tiếp tục bố thí một số lượng rất lớn hạt giống để giúp nông dân trồng tỉa vụ mùa mới.

Có người thấy việc làm của tiên sinh như thế, liền nói:

– Lý tiên sinh! Ông đã cứu sống được rất nhiều người, quả thật âm đức không nhỏ!

Ông cười xòa đáp:

– Ý nghĩa của âm đức cũng giống như việc bị ù tai, chỉ bản thân mình biết, người khác không nghe biết được. Hiện tại những việc tôi đã làm, anh đều biết cả, như vậy sao có thể gọi là âm đức được chứ?

Sau đó, con cháu của Lý tiên sinh đều làm ăn phát đạt, mọi người cho rằng đây là quả báo tích đức của tiên sinh. Nhưng lúc đó lại có người không tin đạo lý nhân quả, đưa ra lập luận rằng chẳng có sách vở thánh hiền nào ghi chép về nhân quả cả. Lý tiên sinh ôn tồn nói:

– Ông sai rồi, đức Khổng Tử tán thán Kinh Dịch, mà trong Kinh Dịch có nói: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương.” (Nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui; nhà tích chứa điều bất thiện ắt sẽ gặp tai ương). Như vậy có thể thấy trong sách Nho cũng nói đến đạo lý nhân quả, sao bảo là không?

Người đó hiểu ra, rất thán phục sở học của tiên sinh, lại thưa hỏi về chỗ khác biệt giữa Tam giáo. Lý tiên sinh giải thích:

– Phật giáo giống như mặt trời, Đạo giáo giống như ánh trăng, Nho giáo giống như những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời.

Người ấy nghe được những lý luận cao thâm của Lý tiên sinh bỗng chốc liền khởi tâm hoan hỉ, tin phục.

Vào năm 66 tuổi, Lý tiên sinh thuận theo lẽ vô thường, an nhiên xả bỏ xác thân. Người người nghe tin đều đau buồn khóc than thảm thiết. Người đến tham dự lễ tang và tiễn đưa linh cữu có đến hơn hàng vạn.

Một đời của Lý Sĩ Khiêm được nuôi dưỡng trong giáo lý giải thoát của Phật-đà, thấm nhuần Phật pháp, cho nên đối với gia đình hết lòng hiếu thuận song thân, làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ, tình thương; còn đối với xã hội cũng thực hành hạnh nguyện lợi tha rộng lớn, cứu độ chúng sinh chẳng khác hàng Bồ Tát. Ông đã mang toàn bộ tài sản của mình ra để thực hành hạnh bố thí, song trong lòng không khởi chút ý niệm tham cầu danh thơm tiếng tốt hay kể lể công lao. Hành động này có thể nói là những người bình thường không dễ gì làm được. Tấm gương cuộc đời của Lý tiên sinh có thể nói là: “Sống được mọi người kính mến, lúc chết được mọi người thương xót.”


(trích Tùy Sử – truyện Lý Sĩ Khiêm)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giải thích Kinh Địa Tạng


Vầng sáng từ phương Đông


Thắp ngọn đuốc hồng


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.136.26.156 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...