Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Nhân quả báo ứng hiện đời »» CHA MẸ LÀ PHẬT »»

Nhân quả báo ứng hiện đời
»» CHA MẸ LÀ PHẬT

Donate

(Lượt xem: 7.035)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Nhân quả báo ứng hiện đời - CHA MẸ LÀ PHẬT

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Dương Phủ người huyện Thái Hòa, tỉnh An Huy, do căn lành đã trồng sâu nên tiên sinh sớm thể hội cuộc đời vô thường, sớm còn tối mất, công danh như bọt nước ngoài khơi, liền lập chí xuất gia sống đời tỉnh thức. Nghe nói đạo hạnh của Đại sư Vô Tế ở Tứ Xuyên hết sức cao thâm, vì muốn thân cận minh sư liền từ biệt song thân đến Tứ Xuyên tìm thầy cầu đạo. Vừa mới vào địa phận tỉnh Tứ Xuyên, tiên sinh may mắn gặp một vị hòa thượng đã gần 70 tuổi. Tiên sinh cung kính đảnh lễ lão hòa thượng. Lão hòa thượng từ tường hỏi:

– Con từ đâu đến đây, đến Tứ Xuyên có việc gì không?

Dương tiên sinh cung kính chắp tay đáp:

– A-di-đà Phật! Kính bạch thầy, con ở tỉnh An Huy, muốn đến Tứ Xuyên tham học với Đại sư Vô Tế.

– Con muốn gặp Đại sư Vô Tế, như thế không bằng thấy Phật.

– A-di-đà Phật! Kính bạch thầy, đương nhiên con rất muốn gặp Phật, nhưng quả thật con không biết Phật ở đâu, thỉnh lão hòa thượng từ bi chỉ bảo?

– Vậy con hãy lập tức trở về nhà, nếu gặp người nào trên thân khoác cái chăn bông, chân mang dép ngược, người ấy chính là Phật.

Dương Phủ nghe lão hòa thượng nói thế, hết sức vui mừng, tin nhận không chút nghi ngờ. Ngay lập tức tiên sinh cáo biệt lão hòa thượng, lên đường về quê. Trèo núi vượt đèo hơn cả tháng trời mới về đến nhà. Lúc đến nhà, mặt trời đã xuống núi từ lâu, các ngọn đèn trong xóm cũng dần dần thưa thớt, ông gõ cửa gọi mẹ:

– Mẹ ơi! Con vừa về, mẹ ra mở cửa cho con.

Người mẹ nghe tiếng đứa con trai của mình gọi thì mừng vui khôn tả xiết. Tuy ông bà đồng ý cho con xuất gia học đạo, nhưng trong lòng bà vẫn luôn nhớ nhung khôn nguôi, lúc nào cũng dõi theo từng bước chân của con. Vì thế, vừa nghe tiếng con thì bà vui mừng luýnh quýnh, lật đật ngồi dậy bước vội xuống giường, không kịp mặc áo, kéo đại cái chăn bông khoác lên người, líu quýu mang dép ngược, vội vội vàng vàng chạy ra mở cửa đón con...

Dương Phủ nhìn thấy mẹ khoác chăn bông, chân mang dép ngược chạy ra, tức thời nhớ lời hòa thượng và nhận hiểu được ngay ý nghĩa: cha mẹ chính là Phật sống trong nhà.

Từ đó về sau, ông hết lòng hiếu thuận, phụng dưỡng song thân. Về phương diện vật chất, ông luôn cố gắng cung dưỡng đầy đủ; còn về phương diện tinh thần, ông luôn tự mình làm nhiều việc tốt để cha mẹ vui lòng.

Dương Phủ hưởng thọ đến 80 tuổi, lúc sắp lâm chung vẫn an nhiên tự tại, đọc bốn câu kệ trong kinh Kim Cang rồi an tường ra đi.


(trích Đức Dục Cổ Giám)

LÒNG HIẾU CẢM ĐỘNG MÃNH HỔ

Dư Nhất Bằng người huyện Ngân, tỉnh Triết Giang. Bình sinh tiên sinh hết sức hiếu thuận với cha mẹ, do cảnh nhà nghèo khổ túng thiếu nên phải tạm xa cha mẹ đi nơi khác mưu sinh, đến một thôn trang ở Hải Tân dạy học.

Một buổi tối, tiên sinh nằm mộng thấy chuyện lạ, giựt mình tỉnh giấc nói với người chủ nhà:

– E rằng cha tôi ở quê bị bệnh nặng, tôi xin phép được về nhà thăm cha gấp.

Trên đường về nhà đi ngang qua một ngọn núi vắng, bỗng gặp một con hổ rất lớn. Do tâm chí thành muốn được về thăm cha nên tuy đối diện với nguy hiểm như thế mà Dư Nhất Bằng vẫn bình tĩnh không chút sợ hãi, thầm cầu nguyện trong lòng một cách hết sức thành khẩn: “Phụ thân ta bị bệnh nặng, phải gấp rút trở về hầu hạ chăm sóc; xin lão hổ thương tình, không nên cản trở bước đường của ta.”

Thật kỳ lạ, dường như con hổ đó hiểu được nỗi lòng của tiên sinh, nó tỏ ra hết sức cảm động, quay đầu bỏ đi.

Dư Nhất Bằng về đến nhà, phụ thân của ông trước đó đã bị hôn mê bất tỉnh, không còn biết gì cả. Lạ thay, vừa lúc ông về đến liền tươi tỉnh trở lại, nói:

– Con yêu của cha! Trên đường con trở về có gặp hổ không?

Dư Nhất Bằng lấy làm lạ, hỏi lại:

– Quả là con có gặp hổ, nhưng làm sao cha biết được?

Người cha nói:

– Lúc nãy cha bị người ta bắt đưa xuống minh phủ, nghe hai người mặc áo lụa đào nói chuyện, mới biết được thọ mạng của cha đã hết. Song do lòng hiếu thuận của con nên khiến cho mãnh hổ cũng cảm động bỏ đi, mà cha đây cũng được sống thêm một giáp nữa.

Sau đó, bệnh tình của phụ thân ông quả nhiên thuyên giảm, rồi sống đúng một giáp nữa mới lìa trần.


(trích Đức Dục Cổ Giám)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Đừng đánh mất tình yêu


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.44.156 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...