Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Đạo Phật với Tuổi Trẻ »» Xem đối chiếu Anh Việt: SUY NGHĨ VỀ HƯỚNG GIÁO DỤC ĐẠO PHẬT CHO TUỔI TRẺ »»

Đạo Phật với Tuổi Trẻ
»» Xem đối chiếu Anh Việt: SUY NGHĨ VỀ HƯỚNG GIÁO DỤC ĐẠO PHẬT CHO TUỔI TRẺ

Donate

(Lượt xem: 2.735)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

SUY NGHĨ VỀ HƯỚNG GIÁO DỤC ĐẠO PHẬT CHO TUỔI TRẺ

Thoughts on the Approach to Buddhist Education for Young People





Phật giáo Việt nam đang chứng kiến những xáo trộn và khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Các mô hình tổ chức, những lễ tiết sinh hoạt, từ ma chay, cưới hỏi các thứ, được cố gắng rập khuôn theo mô hình phương Tây một cách vội vã, đã làm xói mòn phần nào truyền thống tâm linh của dân tộc. Thêm vào đó, dưới tác động của xã hội tiêu thụ, và sức ép của quyền lực chính trị làm nảy sinh những tâm trạng bệnh hoạn do quan điểm thế quyền và giáo quyền thiếu nền tảng giáo lý. Tình trạng đó, tất nhiên đã có những tác động tiêu cực lên đường hướng giáo dục thanh niên Phật tử Việt nam.
Translated by Nguyên Túc
Vietnamese Buddhism is currently witnessing turmoil and crises unprecedented in history. From organizational models to daily rituals, including funerals and weddings, there is a hasty attempt to mold after Western patterns, eroding some of our nation’s spiritual traditions. Additionally, the influence of consumer society and political power pressure has fostered unhealthy mindsets stemming from a lack of foundational teachings in worldly and religious authority figures. This situation has undoubtedly negatively impacted the education of Vietnamese Buddhist youth.
Ngày nay, nói đến tuổi trẻ Việt nam, có lẽ nên tượng hình như hai đường thẳng mà điểm hội tụ là một điểm trong xã hội tiêu thụ. Đó là hai bộ phận tuổi trẻ trong nước và ngoài nước. Tuy tất cả cùng được giáo dục theo mô hình giáo dục phương Tây, nhưng do khác biệt định chế xã hội dựa trên quyền lực chính trị chứ không phải do xu hướng phát triển tự nhiên. Đó là sự khác biệt giả tạo như vũng sình, không biết đâu là chỗ chắc thật để bám vào mà thoát thân.
Today, when we talk about Vietnamese youth, we should picture two straight lines converging at a point in a consumerist society. These are the youth within the country and those abroad. Although both are educated in a Western model, their societal differences are based on political power, not natural development trends. This artificial distinction is like being stuck in a quagmire, not knowing where to find solid ground.
Tuổi trẻ Việt Nam đang bị bật rễ, do đó có nguy cơ mất hướng, hay thực sự đã mất hướng. Tuổi trẻ của đạo Phật Việt nam cũng không ngoại lệ, và không dễ dàng vượt qua tình trạng mất hướng này. Ở đây tôi nói mất hướng là nhìn từ điểm đứng dân tộc. Tuổi trẻ ở nước ngoài chỉ cần quên, hay tạm thời quên, nguồn gốc Việt Nam của mình, thì hướng đi cho nhân cách được xác định ngay từ khi vừa bước chân vào cổng trường Đại học. Nói cách khác, tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại không phải hoàn toàn bị bật rễ, nhưng ở trong tình trạng di thực. Quýt phương Nam đem trồng trên đất phương Bắc có thể ngọt hơn, có thể chua hơn, và cũng có thể èo uột vì không hợp phong thổ. Tuổi trẻ trong nước là thân cây còn dính chặt với gốc rễ trên bản địa. Nhưng để sinh tồn, và muốn phát triển nhanh chóng, bị sức hút của sự thăng tiến tác động từ bên ngoài, nên có nguy cơ bật rễ. Đại bộ phận tuổi trẻ Việt Nam ngày nay biết rất ít về quá khứ ông cha mình, đã thương yêu nhau như thế nào, đã suy nghĩ như thế nào để bắt kịp những giá trị tâm linh phổ quát của nhân loại.
Vietnamese youth are being uprooted, thus at risk of losing or indeed have already lost their direction. Vietnamese Buddhist youth are no exception and find overcoming this state of lost direction challenging. Here, when I speak of losing direction, I view it from a national and ethnic perspective. Young Vietnamese abroad need only momentarily forget or set aside their Vietnamese origins to find their direction upon entering university. In other words, Vietnamese youth overseas are not entirely uprooted but are in a state of transplantation. For instance, if Southern tangerines are planted in the North, they may become sweeter or sourer or even fail to thrive due to unsuitable conditions. The youth in the country are like trees still firmly attached to their native roots. But to survive and develop quickly, influenced by external attractions, they risk being uprooted. Most young Vietnamese today know very little about their ancestors’ past, their love, their thoughts, and how they caught up with the universal spiritual values of humanity.
Tuổi trẻ của đạo Phật Việt Nam tuy có thể được tin tưởng là còn cố bám chặt lấy gốc rễ truyền thống để vươn lên, nhưng do sự thiếu trách nhiệm hoặc thiếu nhận thức về hướng đi thời đại của những người đang đứng trên cương vị giáo dục, vô tình chẳng khác nào bác sỹ không còn biết liệu pháp nào hay hơn là cho uống thuốc ngủ để người bịnh quên đi những nhức nhối của thời đại mà tuổi trẻ cần phải biết để chọn hướng đi tương lai cho đời mình. Mặt khác, do sức ép chính trị mà tuổi trẻ cần phải được tập hợp thành lực lượng tiền phong và hậu bị để bảo vệ chế độ, do đó việc giảng giải đạo Phật cho tuổi trẻ không được phép vượt qua các cổng chùa. Bên trong cổng chùa, tuổi trẻ chỉ được giảng dạy những ý nghĩa “vô thường” hay “vô ngã”, không như là quy luật vận động để tồn tại, phát triển và hủy diệt của thiên nhiên và xã hội, mà như là một bức tranh toàn xám của cuộc đời được tô trét bởi những người mà tuổi đời đã mệt mỏi với những thành công và thất bại đã làm thui chột ý chí.
The Vietnamese Buddhist Youth Family may still try to cling to traditional roots to grow. Still, due to irresponsible or unaware leadership, they are subjected to misdirection, similar to a doctor who, unsure of proper treatment, prescribes sleeping pills to make patients forget the era’s pains that the youth need to understand to choose their future life directions. Furthermore, due to political pressure, youth are required to assemble into vanguard and reserve forces to protect the regime, so Buddhist teachings for the youth are not allowed beyond temple gates. In the temples, teachings on impermanence and non-self are not presented as natural and societal movement laws but as a grey life canvas painted by those weary with age, successes, and failures.
Trong một xã hội hội mà các giá trị tâm linh truyền thống đang bị băng hoại, một số thanh niên tác quái tại các đô thị lớn dựa vào quyền lực chính trị của cha chú, hay tiền tài bất chính của bố mẹ; một số khác miệt mài học chỉ để làm thuê, làm những người nô lệ kiểu mới, trung thành với những ông chủ giàu sụ. Một số khác, cam chịu thân phận nghèo đói, thất học, cam chịu tất cả nhục nhã của một dân tộc nghèo nàn lạc hậu.
In a society where traditional spiritual values are being eroded, some youths in large cities rely on their parents’ political power or corrupt money to behave perversely; others study hard to become new loyal slaves to wealthy bosses. Others resign themselves to the fate of poverty, illiteracy, and the humiliation of a backward, impoverished nation.
Trong tình trạng đó, sự hiện diện của các đoàn sinh GĐPT, những đơn vị tập hợp các thanh niên biết tìm lẽ sống cho bản thân, thật sự là một thách thức xã hội, mà quyền lực chính trị cảm thấy như một đe doạ nếu không vận dụng được để phục vụ cho tham vọng đen tối, mà vì tham vọng ấy có khi sẵn sàng mãi quốc cầu vinh. Như thế thì, tất nhiên là ảo tưởng khi nói rằng, chúng ta chỉ tập họp tuổi trẻ để dạy đạo, không cần biết cái gì khác nữa. Nói thế chẳng khác nào lùa những con nai con vào một chỗ để cho cọp dữ dễ dàng thao túng.
In this context, the presence of groups like the Young Buddhist Association, units of youth seeking a purpose in life, becomes a societal challenge and a political threat if they cannot be manipulated to serve dark ambitions, ready to betray the country for personal glory. So, it’s almost a fantasy to say that we gather youth only to teach the Dharma and nothing else. It’s like herding fawns for tigers to manipulate easily.
Tất nhiên, đất nước cần tuổi trẻ để xây dựng. Đạo pháp cũng cần tuổi trẻ để thể hiện bản hoài tiếp vật lợi sinh của mình. Theo bản hoài đó, giáo dục đạo Phật cho tuổi trẻ không chỉ có mục đích chiêu dụ họ vào trong bốn vách tường nhà chùa để cách ly những phòng trà, hộp đêm, những môi trường cám dỗ, sa đọa. Tuy nhiên, cơ bản giáo dục đạo Phật vẫn phải là rèn luyện đạo đức, phát triển trình độ nhận thức tâm linh.
Of course, a country needs its youth for development. Buddhism also needs young people to continue its mission of helping all sentient beings. In this regard, Buddhist education for youth is not just about luring them into temple walls to isolate them from bars, nightclubs, and other tempting, decadent environments. However, fundamental Buddhist education must still be about cultivating morality and developing spiritual awareness.
Trước hết, hãy nói về rèn luyện đạo đức. Ở đây hoàn toàn không có vấn đề nhồi nhét những tín điều đức lý. Nghĩa là, không nói với tuổi trẻ không được làm điều này, khhông được làm điều kia. Tuổi trẻ có thể làm bất cứ điều gì mà họ tự thấy thích ứng với thời đại. Nhưng không để cho tuổi trẻ bị lôi cuốn bởi những yếu tố độc hại của thời đại, không bị lệch hướng nhận thức bởi các phong trào thời thượng, do đó cần thiết lập một không gian an toàn và di động. Không gian an toàn đó là bồ-đề tâm. Tính di động, đó là vô trụ xứ của Bồ tát. Chúng ta cần nói thêm hai điểm này.
Cultivating Morality
First, let’s talk about cultivating morality. This doesn’t involve cramming moral doctrines. It means not telling young people what they can or cannot do. Youth will do whatever they find suitable for the era. However, it’s essential to prevent them from being drawn to the harmful elements of the period, avoiding misdirection by current trends. Therefore, it’s necessary to establish a safe and mobile space for them. This safe space is the Bodhi mind, and its mobility is a Bodhisattva’s ‘non-attached, un-pillared’ characteristic. We will discuss these two points further.
Lớn lên tại các đô thị phồn vinh, rồi bước vào xã hội với học vị cao, mức sống ổn định, một bộ phận tuổi trẻ ít khi trực tiếp sống với những đau khổ của các bạn trẻ khác ở những vùng đất tối tăm xa lạ. Thiếu đồng cảm về những khổ đau của đồng loại, do đó cũng thiếu luôn cả nhận thức về thực chất của sự sống, không thể hiểu hết tất cả ý nghĩa thiết cốt của khát vọng sinh tồn. Cho nên, đưa đạo Phật đến với tuổi trẻ, phải có nghĩa là đưa tuổi trẻ đến giáp mặt với thực tế của sinh tồn. Đó là làm phát khởi bồ đề tâm nơi tuổi trẻ: “Nơi nào hiểm nạn, tôi nguyện sẽ là cầu đò; nơi nào tối tăm, tôi nguyện sẽ là ngọn đuốc sáng.” Đây có thể là ước nguyện xa vời, thậm chí sáo rỗng đối với một số người. Nhưng đó chính là mặt đất kim cang để trên đó tuổi trẻ tự vạch hướng đi cho mình, tự quy định những giá trị sống thực cho chính đời mình.
Growing up in prosperous cities and entering society with high education and a stable life, part of the youth rarely directly experience the hardships of their peers in darker, unfamiliar regions. Lacking empathy for others’ suffering, they also need an understanding of life’s essence and the meaning of survival. Therefore, bringing Buddhism to the youth means getting them face-to-face with the reality of survival. This is to ignite the Bodhi mind in youth: “Where there is danger, I vow to be a bridge. Where there is darkness, I vow to be a torch.” This may seem like a far-fetched promise, even impractical to some. But it’s the solid ground on which young people can establish their life direction and define fundamental values for their lives.
Về tính di động, đó là tính mở rộng, không tự câu thúc vào trong một không gian xã hội chật hẹp, để có thể có tầm nhìn xa hơn, vượt ngoài thành kiến và truyền thống khép kín của xã hội mình đang sống. Nói cụ thể hơn, tuổi trẻ được giáo dục để luôn luôn trong tư thế sẵn sàng lên đường, đến bất cứ nơi nào trên trái đất này, nơi mà đau khổ được sống thực hơn, hạnh phúc được trắc nghiệm chân thực hơn. Trong một ý nghĩa khác, tính di động như vậy đồng nghĩa với tính phiêu lưu. Từ khi sống tại những đô thị được xem là ổn định, nhân loại đã dập tắt đi tính phiêu lưu nơi tuổi trẻ, nhưng khơi dậy tính du lịch nơi người lớn đi tìm những lạc thú mới để thay đổi khẩu vị thường nhật.
Mobility is about being open, not confined to narrow societal spaces so that young people can see beyond prejudices and closed traditions. More specifically, youth are educated to be always ready to embark. To go anywhere on earth where suffering is more natural, happiness is genuinely tested. In another sense, such mobility equates to adventure. Since living in stable cities, humanity has extinguished the adventurous spirit in youth but awakened the tourism spirit in adults looking for new pleasures to replace their daily monotony.
Tinh thần vô trụ xứ tất nhiên có nhiều điểm khác biệt. Vô trụ xứ nói: “Không trụ sinh tử, không trụ Niết-bàn.” Đó là tinh thần khai phóng, không bị buộc chặt vào bất cứ giá trị truyền thống nào. Tuổi trẻ cần được học hỏi để sống với tinh thần khai phóng và bao dung, để tự mình định giá chuẩn xác giá trị các nền văn minh nhân loại, tự mình chọn hướng đi thích hợp trong dòng phát triển hài hoà của tất cả các nền văn minh nhân loại, tuy khác biệt tín ngưỡng, khác biệt tập quán tư duy, khác biệt cả phong thái sinh hoạt thường nhật.
The ‘non-attached’ spirit of a bodhisattva differs significantly. It means not being anchored in the cycle of birth and death (samsara) nor fixated on nirvana. It’s a spirit of liberation, not tied to any tradition or value. Young people need to learn to live with this open-mindedness and generosity, to accurately evaluate the value of world civilizations, and choose their path within the harmonious development of all human societies despite differences in religion, beliefs, traditions, perspectives, opinions, and even daily life habits.
Về sự phát triển trình độ nhận thức tâm linh nơi tuổi trẻ, ở đây chúng ta nói đến sự học tập thông qua Kinh điển truyền thống. Tam tạng Thánh điển là kho tàng kiến thức bao la. Dựa trên những lời dạy căn bản của đức Phật về giá trị của sự sống, bản chất của đau khổ và hạnh phúc, trên đó nhiều quy luật về thiên nhiên, về xã hội, về tâm lý, ngôn ngữ, của con người lần lượt được phát hiện qua nhiều thời đại, trong nhiều khu vực địa lý có truyền thống lịch sử khác nhau.
Developing Spiritual Awareness
We speak of learning through traditional Buddhist scriptures on developing spiritual awareness in youth. The Three Baskets (Tripitaka) of Buddhist teachings are an immense treasure trove of knowledge. Based on the Buddha’s fundamental teachings about life’s value and the nature of suffering and happiness, many laws related to nature, society, psychology, linguistics, and humanity were discovered over various epochs and geographical regions with different historical and traditional backgrounds.
Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng, trong toàn bộ lịch sử các nền văn minh nhân loại, đang tồn tại hay đã biến mất, không một học thuyết nào mà không từng bị nhận thức của người đời sau vượt qua. Có học thuyết bị vượt qua và bị đào thải luôn. Có học thuyết bị vượt qua, rồi được phục hoạt. Nhưng có rất ít học thuyết được phục hoạt mà bản chất không bị biến dạng. Biến dạng cho đến mức nếu so sánh với quá khứ, nó như là quái thai. Giáo lý của Phật khẳng định quy luật vô thường, nên vấn đề là khế lý và khế cơ, chứ không phải là vấn đề bị hay không bị vượt qua và đào thải.
However, we also know that in the history of world civilizations, existing or extinct, no doctrine has not been surpassed by later generations. Some doctrines were surpassed and permanently discarded. Others were surpassed and then revived. But very few principles were revived without being distorted, some so severely that if compared to the past, they would appear monstrous. The Buddha’s teachings affirm the law of impermanence, so the issue is about suitability to truth and individual understanding, not about being surpassed or discarded.
Tuổi trẻ học Phật không có mục đích trở thành nhà nghiên cứu Phật học, mà học Phật là tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy, linh hoạt, để có thể nhìn thẳng vào bản chất sự sống. Cho nên, sự học Phật pháp không hề cản trở sự học thế gian pháp; kiến thức Phật học không xung đột với kiến thức thế tục. Duy chỉ có điều khác biệt, là học Phật khởi đi từ thực trạng đau khổ của nhân sinh để nhận thức đâu là hạnh phúc chân thật. Bi và trí là đôi cánh chắc thật sẽ nâng đỡ tuổi trẻ bay liệng vào suốt không gian vô tận của đời sống.
Young people studying Buddhism should not aim to become Buddhist scholars but practice and live the teachings themselves, using their sharp and flexible thinking to assess life’s nature directly. Thus, studying Dharma should not hinder worldly learning; Buddhist knowledge should not conflict with secular knowledge. The only difference is that learning Dharma starts with understanding human suffering to recognize genuine happiness. Compassion and wisdom are the solid wings that will carry young individuals through the limitless spaces of life.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 4 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Thiếu Thất lục môn


Phật giáo và Con người


Sống thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.116.96 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (141 lượt xem) - Hoa Kỳ (6 lượt xem) - ... ...